Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của lợn hương nuôi tại xã bình yên huyện thạch thất thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.54 KB, 73 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN HƯƠNG NI
TẠI XÃ BÌNH N – HUYỆN THẠCH THẤT – TP
HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

8 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Hoàng Thịnh

download by :


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

iii

download by :


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Hùng Cường

i

download by :

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Hồng Thịnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa chăn nuôi, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND Xã Bình Yên, Huyện Thạch Thất, Thành Phố

Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Hùng Cường

ii

download by :

năm 2018


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình ........................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract .............................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài...................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 3
2.1.

Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của lợn ................................................. 3

2.1.1.

Tuổi thành thục về tính và các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về
tính ................................................................................................................ 3

2.1.2.

Chu kỳ động dục ............................................................................................ 7

2.1.3.


Quá trình phát triển của lợn ở giai đoạn trong thai và giai đoạn bú sữa ........... 9

2.2.

Khả năng sản xuất của lợn nái ...................................................................... 11

2.2.1.

Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái ................................................... 11

2.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái .......................... 13

2.3.

Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng của lợn .......................................... 17

2.3.1.

Khả năng sinh trưởng ................................................................................... 17

2.3.2.

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn ...................................... 18

2.3.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn .............................. 19


2.4.

Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt và chất lượng thịt lợn .......................... 21

2.5.

Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ................................................... 23

2.5.1.

Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước .............................................................. 23

2.5.2.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước .............................................................. 24

iii

download by :


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 30
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 30

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 30


3.1.2.

Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 30

3.2.

Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 30

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 30

3.3.1.

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm ngoại hình của lợn Hương ..................... 30

3.3.2.

Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn Hương ......................... 30

3.3.3.

Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn Hương .................... 33

3.3.4.

Phương pháp đánh giá năng suất và chất lượng thịt của lợn Hương .............. 34

3.4.


Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 36

Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................... 37
4.1.

Đặc điểm ngoại hình của lợn Hương ............................................................. 37

4.1.1.

Nguồn gốc và phân bố ................................................................................. 37

4.1.2.

Đặc điểm ngoại hình .................................................................................... 37

4.2.

Khả năng sinh sản của lợn Hương ................................................................ 38

4.2.1.

Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn Hương .................................................... 38

4.2.2.

Khả năng sinh sản của lợn Hương qua các lứa đẻ ......................................... 42

4.2.3.


Khả năng sinh sản của lợn Hương qua các lứa đẻ ......................................... 46

4.3.

Sinh trưởng và đánh giá năng suất thịt của lợn Hương.................................. 49

4.3.1.

Sinh trưởng của lợn Hương .......................................................................... 49

4.3.2.

Năng suất thịt của lợn Hương ....................................................................... 49

4.3.3.

Chất lượng thịt của lợn Hương ..................................................................... 51

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 54
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 54

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 54

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 55

iv


download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CP

Protein thô

ĐD

Động dục

DFD

Thịt sẫm, rắn chắc và khô

KCLĐ

Khoảng cách lứa đẻ

KL

Khối lượng

ME


Năng lượng trao đổi

PG

Phối giống

pH

Độ pH

PSE

Thịt nhợt nhạt, mềm và rỉ dịch

SS

Sơ sinh

SSS

Sơ sinh sống



Thức ăn

TCVN

Tiêu chuẩn việt nam


TL

Tỷ lệ

TLNS

Tỷ lệ nuôi sống

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

VCK

Vật chất khô

XC

Xuất chuồng

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần giá trị dinh dưỡng cho đàn lợn Hương sinh sản .........................31
Bảng 3.2. Khẩu phần ăn cho đàn lợn Hương sinh sản ..................................................31
Bảng 3.3. Thành phần giá trị dinh dưỡng cho đàn lợn Hương thương phẩm .................33

Bảng 3.4. Khẩu phần ăn cho đàn lợn Hương thương phẩm ..........................................33
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Hương ...........................................39
Bảng 4.2. Năng suất sinh sản của lợn nái Hương .........................................................42
Bảng 4.3. Khả năng sinh sản của lợn Hương qua các lứa đẻ.........................................48
Bảng 4.4. Tăng khối lượng lợn Hương nuôi thịt (kg) ...................................................49
Bảng 4.5. Năng suất thân thịt của lợn Hương ...............................................................50
Bảng 4.6. Chất lượng thịt của lợn Hương (n=6) ...........................................................51

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Lợn Hương ...................................................................................................38
Hình 4.2. Lợn nái Hương ni con ...............................................................................38
Hình 4.3. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai
sữa/ổ qua các lứa đẻ......................................................................................47
Hình 4.4. Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/ổ, khối
lượng cai sữa/con qua các lứa đẻ ..................................................................47
Hình 4.5. Thân thịt xẻ lợn Hương .................................................................................49

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tóm tắt cơ chế điều hồ chu kỳ tính của lợn cái ............................................ 8

vii

download by :



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Hùng Cường
Tên Luận văn: Khả năng sản xuất của lợn Hương nuôi tại Xã Bình Yên, Huyện Thạch
Thất, Thành Phố Hà Nội.
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 8.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn Hương.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Hương.
- Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của lợn Hương.
Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung 1: Đánh giá năng suất sinh sản của lợn Hương
Đối tượng nghiên cứu: Tổng 30 nái nhân thuần với 150 ổ đẻ từ lứa 1 đến lứa 5
được nuôi tại Xã Bình Yên, Huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thâ ̣p, kế thừa số liệu các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lơ ̣n nái Hương
từ năm 2015 đế n tháng 09/2016.
- Theo dõi, ghi chép số liệu các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Hương
từ tháng 09/2016 đế n tháng 9/2018.
Nội dung 2: Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Hương.
Đối tượng nghiên cứu: Tổng 60 lợn thịt (30 lợn đực thiến và 30 cái)
Phương pháp nghiên cứu :
-

Theo dõi ghi chép các số liệu về chỉ tiêu tăng khối lượng của lợn Hương từ
lúc cai sữa cho đến khi kết thúc thí nghiệm


Nội dung 3: Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của lợn Hương.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành giết mổ 6 cá thể bao gồm 3 đực và
3 cái.
Phương pháp nghiên cứu :
Tiến hành mổ khảo sát trên 6 con lợn thịt (3 đực thiến và 3 cái) lúc 8,56 tháng
tuổi theo quy trình giết mổ gia súc, gia cầm của Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Thiện
(1997).

viii

download by :


Kết quả chính và kết luận
* Năng suất sinh sản của lợn nái Hương
- Lợn Hương có tuổi đẻ lứa đầu muộn, 283,3 ngày
- Khoảng cách lứa đẻ là 154 ngày.
- Khả năng sinh sản của lợn Hương đạt tương đối cao. Số con sơ sinh sống lần
lượt tương ứng đạt 8,59 con/ổ; số con cai sữa đạt 7,77 con; khối lượng cai sữa đạt 3,79
kg/con. Qua các lứa đẻ, năng suất sinh sản của lợn Hương đạt được ổn định ở các lứa
đẻ.
* Khả năng tăng khối lượng của lợn Hương đạt trung bình. Lợn Hương có khối
lượng giết thịt lúc 8 tháng tuổi đạt 40,3 kg. Tăng khối lượng bình quân từ sau cai sữa
đến 8 tháng tuổi đạt 167,92 g/ngày.
*Năng suất và chất lượng thịt của lợn Hương
- Lợn Hương lúc 8 tháng tuổi có tỷ lệ thịt xẻ là 46,5%.
- Chất lượng thịt lợn Hương đạt tiêu chuẩn của thịt lợn bình thường. Thịt lợn Hương
có giá trị pH45 và pH24 lần lượt là 6,26 và 5,67. Tỷ lệ mất nước bảo quản sau 24h là 2,69%;
các giá trị về màu sắc như L* là 46,18; a* là 13,95 và b* là 6,64.


ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Hung Cuong
Thesis title: Evaluation of the productive performance of Huong pig breeding at Binh Yen
commute Thach That district – Ha noi.
Major: Animal science

Code: 8.62.01.05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To evaluate the reproductive performance of Huong sows.
- To evaluation of the growth capacity of Huong pig.
- Evaluation of yield and quality of pork meat of Huong pig.
Materials and Methods
Contents 1: Evaluation of the reproductive performance of Huong sows.
Research subject: Total of 30 sows with 150 litter from the 1st parities to the 5th
parities breeding at Binh Yen commute - Thach That district – Ha noi.
Research Methods
- Collect and inheritance data about indicators reproductive performance of sows
Huong sows from 2015 to 9/2016.
- Track and record data about indicators reproductive performance of Huong
sows from 9/2016 to 9/2018.
Contents 2: To evaluation of the growth capacity of Huong pig.
Research subjects: Total of 60 pigs

Research Methods
- Track and record data about the weight increase index of the pigs from the weaning
until the end of the experiment.
Content 3: Evaluation of yield and quality of Huong pork meat.
Research subjects: The study was conducted slaughter of 6 pig individuals
Research Methods
6 slaughtered pigs were slaughtered at 8.56 months according to Nguyen Hai
Quan and Nguyen Thien (1997).
Main findings and conclusions
• The reproductive performance of the Huong sows

x

download by :


+ Age of the first farrow of the Huong sows were 283,3 days.
+ The distance between the two parities of Huong sows were 154 days.
+ The number of piglets neonatal surviving/litter of Huong sows were 8,59
piglets.
+ The number of piglets weaned /litter of Huong sows were 97,77 piglets.
+ Weight of piglets weaned/litter of Huong sows were 3,79 kg.
- The reproductive performance of the Huong sows have indicators about
number of piglets/nest including number of piglets neonatal/nest, number of piglets
neonatal surviving/nest, number of piglets to feed/nest and number of piglets
weaned/litter through parities from the 1st parities to the 6th parities stable from parities
1 to 5.
* The weight gain of pigs
The weigh gain of Huong pig were reach 40.3 kg at 8 months of age.
The average weight daily gain from weaning to 8 months of age was 167.92 g/d.

* Meat yield and quality of Huong pigs
- The carcass and lean meat percentage of Huong pig at 8 months of age was
74,75% and 46.54% respectively.
- The pH of pork meat are: 6.26 and 5.67 at pH45 and pH24, respectively.
- The water loss of preservation after 24 hours is 2.69%;
- The color values of meat: L * is 46.18; a * is 13.95 and b * is 6.64.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi lợn là một tập quán lâu đời của người nơng dân Việt Nam và
chiếm một vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp. Trong những năm gần
đây, phong trào ni lợn bản địa phát triển mạnh theo hình thức gia trại, trang
trại ở nhiều địa phương, đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân, góp phần
ổn định đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Việt Nam là đất nước
có đa dạng sinh học cao, trong đó có nguồn gen các giống lợn bản địa rất phong
phú và có nhiều giống lợn bản địa như lợn Mường Khương ở Lào Cai, lợn Hung
và Lũng Pù ở Hà Giang, lợn Đen ở vùng Tây Bắc, lợn Hương, Hạ Lang và Táp
Ná ở Cao Bằng, lợn Mẹo ở vùng Tây Nghệ An, lợn Vân Pa ở Quảng Trị, lợn Sóc
Tây Ngun, lợn đen Bình Thuận, lợn Ba Xuyên ở Nam Bộ.v.v. Các giống lợn
này được bà con các dân tộc miền núi khắp các vùng từ Móng Cái (Quảng Ninh)
qua dãy Trường Sơn đến các tỉnh Tây Nguyên lưu giữ và chăn nuôi ở qui mô nhỏ
với phương thức thả rơng. Trong số này thì hầu hết các giống lợn bản địa đều đã
được nghiên cứu, đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật, khả năng sản xuất. Tuy nhiên
vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá sâu về khả năng sản xuất của lợn Hương.
Lợn Hương là một trong những nguồn gen thuộc danh sách 26 nguồn gen

lợn bản địa ở nước ta đã được công bố và là nguồn vật chất di truyền qúy có ở
Việt Nam đã được phát hiện và bảo tồn từ năm 2008 thông qua dự án điều tra
phát hiện nhanh các nguồn gen vật ni cịn tiềm ẩn tại Việt Nam. Lợn Hương
chủ yếu tập trung tại huyện vùng núi Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang thuộc Tỉnh
cao Bằng Việt Nam. Lợn Hương có đặc điểm lơng, da màu trắng, ở phần đầu và
phần mơng (gốc lưng đi) có màu đen, vị trí tiếp giáp vùng lơng trắng và lơng
đen có một vệt đen mờ (màu da). Lợn có đặc điểm khác hẳn với các giống lợn
nội Việt Nam như: đầu to vừa phải, tai nhỏ và dựng, mặt thẳng, mõm dài, có vệt
trắng chạy từ giữa trán xuống mõm, bụng thon gọn và không sệ, lưng tương đối
thẳng và không võng, có 8 – 12 vú, khả năng sinh sản và ni con tốt, mỗi lứa đẻ
có thể đạt 10 con/lứa.
Theo người dân địa phương lợn Hương có đặc điểm ngoại hình đặc trưng,
tầm vóc khơng to, khả năng sinh sản tốt, có khả năng ni con khéo nên được
người chăn nuôi không chỉ trong vùng mà các tỉnh lân cận chọn tạo phối giống

1

download by :


với lợn ngoại để tạo ra con lai F1 theo hướng tỷ lệ nạc cao. Để nghiên cứu một
cách bài bản, chi tiết các chỉ tiêu kỹ thuật của giống lợn này thì chưa có tác giả
nào đi sâu nghiên cứu. Do đó, việc tiến hành đề tài “Khả năng sản xuất của lợn
Hương ni tại Xã Bình n, Huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội” là thực
sự cần thiết và có giá trị về mặt khoa học, có ý nghĩa thực tiễn phục vụ sản xuất.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá được khả năng sinh sản của lợn Hương;
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của lợn Hương;
- Đánh giá được năng suất và chất lượng thịt của lợn Hương.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

* Ý nghĩa khoa học
Đề tài là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về
khả năng sinh sản, sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của lợn Hương ở
Việt Nam.
Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ công tác nghiên
cứu khoa học, giảng dạy và thực tế sản xuất chăn nuôi.
* Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần vào sự đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển nguồn gen lợn
Hương tại Việt Nam.
Làm phong phú nguồn thực phẩm đặc sản cho người tiêu dùng, tạo thêm
một nguồn gen vật nuôi mới phục vụ phát triển chăn nuôi, tạo công ăn việc làm
và tăng thu nhập cho người nơng dân, góp phần vào phát triển nơng nghiệp bền
vững ở nước ta.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá được chi tiết khả năng sinh sản, sinh trưởng, năng suất và chất
lượng thịt của lợn Hương.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN
2.1.1. Tuổi thành thục về tính và các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục
về tính
- Tuổi thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là thời gian từ khi sơ sinh cho đến khi lợn cái hậu bị
có biểu hiện động dục đầu tiên. Tùy theo giống, tuổi động dục lần đầu có khác nhau,
lợn cái thường thành thục về tính từ 6 - 8 tháng tuổi. Các giống lợn nội ở Việt Nam

như lợn Ỉ, Móng Cái, tuổi thành thục về tính sớm hơn từ 120 - 150 ngày tuổi
(Hồng Tồn Thắng và Cao Văn, 2006): lợn Ỉ 120 - 135 ngày, lợn Móng Cái 130 140 ngày. Ở lợn nội có tuổi động dục sớm nên cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục rồi
mới phối giống (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 1996); (Nguyễn Thiện, 1998).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính
+ Các yếu tố về di truyền
Giống khác nhau thì sự thành thục về tính dục cũng khác nhau. Sự thành
thục về tính của gia súc nhỏ sớm hơn gia súc lớn. Lơ ̣n thuộc các giống khác nhau
thì sự thành thục về tính cũng khác nhau. Sự thành thục về tính ở các giống lơ ̣n
có tầm vóc, khối lượng nhỏ thường sớm hơn các giớ ng lơ ̣n có tầm vóc, khối
lượng lớn. Sự thành thục về tính ở lợn cái được định nghĩa là thời điểm rụng
trứng lần đầu tiên và xảy ra lúc 3 - 4 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục
sớm (các giống lợn nội và một số giống lợn Trung Quốc) và 6 - 7 tháng tuổi đối
với hầu hết các giống lợn phổ biến ở các nước phát triển (Rothschild and
Bidanel, 1998). Giống lợn Meishan có tuổi thành thục về tính sớm, năng suất
sinh sản cao và chức năng làm mẹ tốt. So với giống lợn Large White, lợn
Meishan đạt tuổi thành thục về tính sớm hơn khoảng 100 ngày và có số con đẻ ra
nhiều hơn từ 2,4 - 5,2 con trên ổ (DesprésP et al., 1992).
Đánh giá ảnh hưởng của lai giống đối với năng suất sinh sản, nhiều tác giả
cho biết nhờ có ưu thế lai cao mà lai giống có thể cải thiện năng suất sinh sản của
lợn. Các lợn nái lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 ngày), tỉ lệ thụ thai
cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng nhiề u hơn (0,5 trứng), số con sơ sinh/ổ cao hơn
(0,6 - 0,7 con) và số con cai sữa/ổ (0,8 con) nhiều hơn so với lơ ̣n nái thuần

3

download by :


chủng. Tỉ lệ nuôi sống lợn con ở các lơ ̣n nái lai cao hơn (5%), khối lượng sơ
sinh/ổ (1kg), khối lượng 21 ngày/ổ (4,2 kg) cao hơn so với lơ ̣n nái giống thuần

(Gunsett and Robison, 1990). Ngoài ra, năng suất sinh sản của lợn nái cũng chịu
ảnh hưởng của cận huyết. Theo Johnson (1990), hệ số cận huyết ở lợn nái tăng
thêm 10% thì số con đẻ ra sẽ giảm khoảng 0,29 con/ổ.
Theo Phạm Hữu Doanh và cs. (1995) thì tuổi thành thục sinh dục ở lợn lai
muộn hơn lợn cái nội thuần chủng (Ỉ, Móng Cái, Rừng...) thường ở tháng thứ 4,
thứ 5 (120 - 150 ngày tuổi). Lợn F1 thường động dục lần đầu ở 6 tháng tuổi và
lợn ngoại 6 - 8 tháng tuổi.
+ Các yếu tố ngoại cảnh
Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất rõ ràng
và có ý nghĩa đến năng suất sinh sản của lợn nái. Chế độ nuôi dưỡng, bệnh tật,
phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ, thời gian chiếu sáng... đều có ảnh
hưởng tới các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái.
+ Chế độ nuôi dưỡng
Chế độ nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính dục.
Những lợn được chăm sóc ni dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính dục sớm
hơn những lợn được ni dưỡng trong điều kiện kém. Nguyễn Tấn Anh (1998)
cho biết, để duy trì năng suất sinh sản cao thì nhu cầu dinh dưỡng đối với lợn cái
hậu bị cần lưu ý đến cách thức nuôi dưỡng. Cho ăn tự do đến khi đạt khối lượng
80 - 90 kg, sau đó cho ăn hạn chế đến lúc phối giống (chu kỳ động dục thứ 2
hoặc thứ 3) là 2 kg/ngày (khẩu phần 14% protein thô). Điều chỉnh mức ăn để
khối lượng đạt 120 - 140 kg ở chu kỳ động dục thứ 3 và được phối giống. Trước
khi phối giống 14 ngày cho ăn chế độ kích dục, tăng lượng thức ăn từ 1,0 - 2,5
kg, có bổ sung khống và sinh tố thì sẽ giúp cho lợn nái ăn được nhiều hơn và
tăng số trứng rụng từ 2,0 - 2,1 trứng/lợn nái.
Lợn cái hậu bị phát triển từ 40 - 80 kg ở độ tuổi từ 4 - 6 tháng với khẩu
phần thích hợp sẽ bộc lộ đến mức tối đa tiềm năng di truyền về tốc độ sinh trưởng
và tích lũy mỡ. Sau khi đạt khối lượng 80 kg mà sự thành thục về tính dục khơng
bị chậm trễ, có thể khống chế mức tăng khối lượng bằng cách mỗi ngày cho lợn
nái hậu bị ăn 2 kg/con/ngày với loại thức ăn hỗn hợp có giá trị 2900 Kcal ME/kg
thức ăn và 14% protein thô. Việc khống chế năng lựơng và protein chẳng những

tiết kiệm chi phí thức ăn mà cịn tránh được tăng khối lượng khơng cần thiết.

4

download by :


Sau khi phối giống cần chuyển chế độ ăn hạn chế và thay bằng mức năng
lượng trung bình. Cịn nếu tiếp tục cho ăn ở mức năng lượng cao ở giai đoạn chửa
đầu sẽ làm cho tỷ lệ phôi chết cao và làm giảm số lợn con sinh ra trong một ổ.
+ Ảnh hưởng của mùa vụ và thời gian chiếu sáng tới tuổi động dục
Koketsu et al. (1997) khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng chương
trình General Linear Model của SAS cho thấy nái đẻ vào mùa hè và mùa xuân có
thời gian từ cai sữa đến phối có chửa lứa tiếp theo là dài nhất, trong đó nái đẻ vào
mùa hè có khối lượng cai sữa/lứa thấp hơn nái đẻ vào mùa xuân. Lorvelec et al.
(1998) nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sinh sản của lợn nái
Large White đã đưa ra kết luận số con sơ sinh/lứa của lợn nái đẻ ra trong mùa
khô, mát cao hơn 25% so với mùa lạnh, ẩm ướt. Vázquez et al. (1998) nghiên
cứu trên 524 lứa đẻ từ năm 1987 - 1989 của 171 lợn nái đã nhận thấy yếu tố mùa
vụ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến 4 tính trạng: số con sơ sinh/lứa, số con sơ
sinh sống/lứa, khối lượng toàn ổ ở các thời điểm 21 và 56 ngày tuổi. Đặng Vũ
Bình (1999) phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến các tính trạng năng suất sinh
sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại đã kết luận yếu tố mùa vụ ảnh hưởng đến
hầu hết các tính trạng (trừ tính trạng số con 35 ngày tuổi, khối lượng tồn ổ giai
đoạn sơ sinh và 21 ngày tuổi). Khối lượng tồn ổ sơ sinh ở mùa đơng cao hơn
mùa thu (P < 0,01). Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008); Phạm Thị Kim Dung và
Trần Thị Minh Hoàng (2009), cũng cho biế t yếu tố mùa vụ ảnh hưởng đến tất cả
các tính trạng sinh sản mà các tác giả đã nghiên cứu.
Ngồi ra sự thành thục về tính dục bị chậm là do nhiệt độ. Nếu nhiệt độ quá
thấp cũng sẽ ảnh hưởng tới phát dục. Vì vậy cần có những biện pháp chống nóng,

chống lạnh cho lợn. Cịn đối với thời gian chiếu sáng nó được xem như là một phần
của ảnh hưởng mùa vụ. Mùa đơng thì thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn so
với các mùa khác trong năm. Thời gian chiếu sáng trong ngày là 12 giờ bằng ánh
sáng tự nhiên hay nhân tạo sẽ làm cho lợn cái hậu bị động dục sớm hơn so với
những lợn có thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn.
+ Ảnh hưởng của việc nuôi nhốt đến tính phát dục
Mật độ ni nhốt ảnh hưởng đến sự thành thục về tính dục. Những lợn cái
hậu bị ni nhốt đơng trên một đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ
làm chậm tuổi động dục. Tuy nhiên, việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị tách biệt đàn
trong thời kỳ phát triển cũng làm chậm sự thành thục về tính. Như vậy, đối với

5

download by :


lợn cái hậu bị nếu được ni theo nhóm ở mật độ thích hợp sẽ khơng ảnh hưởng
đến sự phát triển tính dục.
Mặt khác, điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất của lợn và tuổi động dục lần đầu. Tiểu khí hậu chuồng ni được hình thành
do nhiều tác nhân: khí hậu vùng, kiểu chuồng, hướng chuồng, độ thơng thống,
khả năng thốt nước, hàm lượng khí NH3, CO2, H2S... Sự trao đổi khí và lượng
phân trong chuồng quyết định đến tiểu khí hậu chuồng ni.
Thí nghiệm được tiến hành ở Úc cho thấy hàm lượng amoniac (NH3) cao sẽ
làm chậm thời gian động dục lần đầu là 25 - 30 ngày (Hughes and Tilton, 1996).
+ Ảnh hưởng của con đực
Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính dục
của lợn cái hậu bị. Người ta làm thí nghiệm thấy rằng nếu cách ly lợn cái hậu bị
(ngoài 5 tháng tuổi) khỏi lợn đực sẽ dẫn đến làm chậm sự thành thục về tính dục
so với những cái hậu bị cùng lứa tuổi được tiếp xúc với lợn đực. Tuy nhiên, việc

định thời gian tiếp xúc với lợn đực tuổi lợn cái hậu bị lúc bắt đầu cho tiếp xúc
hoặc tuổi đực giống cho tiếp xúc với lợn cái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vấn
đề này cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng trong một nhóm nhỏ
của đàn nái hậu bị chỉ cần cho lợn đực tiếp xúc 10 - 15 phút/ngày, ý kiến khác lại
cho rằng nếu cho tiếp xúc hạn chế với lợn đực thì động dục lần đầu chậm hơn so
với lợn nái được tiếp xúc hàng ngày.
Theo Hughes and Tilton (1996) nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với lợn đực
2 lần/ngày với thời gian 15 - 20 phút/lần thì kết quả 83% lợn nái (ngồi 90kg thể
trọng) động dục lúc 165 ngày tuổi.
Theo Hughes (1982) những lợn đực dưới 10 tháng tuổi khơng có tác
dụng trong việc kích thích phát dục, bởi vì những lợn đực cịn non này chưa
tiết ra lượng feramon đó là thành phần cần thiết của "hiệu ứng đực giống".
Tác dụng "hiệu ứng đực giống" khi tiếp xúc với con cái hậu bị thì kích thích
con đực có thể tách ra thành các kích thích thành phần để tạo ra tín hiệu nào đó là
tín hiệu đặc biệt mà nó đưa ra để kích thích sự thành thục của con cái.
"Hiệu ứng đực giống" được thực hiện thông qua feromon trong nước bọt
của con đực (3∝ andiosterol) được truyền trực tiếp cho con cái qua đường miệng.
Tuy nhiên những nghiên cứu sau đã cho thấy nếu chỉ có feromon mà khơng có

6

download by :


mặt của lợn đực thì tác dụng kích thích cũng tương đối thấp. "Hiệu ứng đực
giống" tốt nhất khi lợn cái hậu bị khoảng 160 ngày tuổi và lợn đực ít nhất là 10
tháng tuổi, việc nhốt lợn cái hậu bị cạnh chuồng đực giống và cho chúng tiếp xúc
trực tiếp trong 1 khoảng thời gian ngắn mỗi ngày sẽ tạo ra đáp ứng tốt nhất ở lợn
cái hậu bị. Thêm vào đó, đực giống cần cho phối giống đều đặn vì điều đó sẽ làm
cho cả lượng feromon và tính hăng tăng lên.

Như vậy, việc sử dụng đực giống cho tiếp xúc trực tiếp với cái hậu bị là
cách tốt nhất cho việc thành thục tính dục ở lợn cái hậu bị nhưng cũng cần chú ý
đến yếu tố ngoại cảnh làm giảm tác dụng của việc tiếp xúc giữa đực giống và con
cái hậu bị.
2.1.2. Chu kỳ động dục
Cơ chế động dục: Khi lợn nái hậu bị bắt đầu thành thục về tính cơ thể con
cái đặc biệt là cơ quan sinh dục có sự biến đổi kèm theo sự rụng trứng. Cứ sau
một thời gian nhất định cơ thể có sự thay đổi nhất là cơ quan sinh dục như âm hộ,
âm đạo, tử cung xung huyết, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động, trứng
thành thục, chín và rụng. Niêm dịch trong đường sinh dục phân tiết, con cái có
phản xạ tính dục. Sự thay đổi này có tính chất chu kỳ gọi là chu kỳ động dục hay
chu kỳ tính. Nói cách khác chu kỳ động dục là sự lặp lại của các lần động dục có
tính chu kỳ. Thời gian một chu kỳ tính là từ lần rụng trứng trước đến lần rụng
trứng sau. Chu kỳ tính của lợn trung bình là 21 ngày (dao động từ 17 - 28 ngày).
Trong quá trình động dục các nhân tố ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ,
thức ăn, mùi con đực,... tác động vào vùng dưới đồi (hypothalamus) giải phóng
ra các yếu tố tác động lên thùy trước tuyến yên, làm tuyến này tổng hợp và tiết ra
FSH (Folliculo Stimulin Hormone), LH (Lutein Stimulin Hormone) tác động lên
tuyến sinh dục.
FSH (Folliculine Stimuline Hormone) kích thích sự phát triển của trứng
và tiết kích tố Estrogen.
Cịn LH (Lutein Hormone) kích thích q trình thải trứng và hình thành thể
vàng.
FSH và LH ln có một tỷ lệ ổn định, FSH tiết ra trước và LH tiết ra sau
khi bao nỗn chín nó sẽ tiết ra hormone Estrogen làm hàm lượng Estrogen trong
máu tăng lên 64mg% đến 112 mg%, gây kích thích tồn thân và biểu hiện động
dục. Sau khi trứng rụng tại đó mạch quản và sắc tố vàng phát triển hình thành thể

7


download by :


vàng và thể vàng tiết ra progesteron giúp cho quá trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử
ở sừng tử cung, ức chế sự sinh ra FSH, LH của tuyến yên do đó ức chế q trình
phát triển bao nỗn, từ đó con cái khơng động dục, hormone này được coi như
hormone bảo vệ sự mang thai. Khi trứng rụng không được thụ tinh thì thể vàng ở
ngày thứ 15 đến 17 sẽ bị tiêu biến, quá trình này là do hoạt động của prolactin
sừng tử cung và tiếp tục một chu kỳ mới.
Vỏ não
Hypothalamus

+

GRHH
+

Thuỳ trước tuyến yên
PL

Estrogen

Buồng trứng
Thể vàng

Trứng rụng

Tuyến sữa

FSH


LH

Progesteron

Sừng tử
CUcccung

Protagladine

Sơ đồ 2.1. Tóm tắt cơ chế điều hồ chu kỳ tính của lợn cái
Ghi chú:
GRH: Gonadotropine Release Hormone;
PL: Prolactin;
LH: Lutein Hormone;
FSH: Folliculine Stimuline Hormone.

- Các giai đoạn của chu kỳ động dục (được chia làm 4 giai đoạn)
Giai đoạn trước động dục (Pooestrus)
Là thời kỳ đầu của chu kỳ sinh dục, buồng trứng phát triển to hơn bình
thường, hệ thống sinh dục xung huyết, niêm dịch cổ tử cung tiết ra, kích thích cổ

8

download by :


tử cung hé mở, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động. Giai đoạn này con vật
chưa có tính hưng phấn cao, bao nỗn phát triển và chín, trứng được tách ra, sừng
tử cung sung huyết rõ, niêm dịch đường sinh dục chảy ra nhiều con vật bắt đầu

xuất hiện tính dục. Thời kỳ này kéo dài 1 – 2 ngày.
Giai đoạn động dục (Oestrus)
Gồm 3 thời kỳ kế tiếp nhau: Hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực. Giai
đoạn này thường kéo dài 2 - 3 ngày. Tính hưng phấn sinh dục thể hiện mạnh mẽ,
nhất là hàm lượng oestrogen tiết ra cao nhất. Biểu hiện bên ngoài của giai đoạn
này là âm hộ sưng to, niêm mạc xung huyết, niêm dịch trong suốt từ âm đạo chảy
ra nhiều, con vật phá chuồng, đứng ngẩn ngơ, nhảy lên lưng con khác hoặc để
con khác nhảy lên, xuất hiện tư thế chờ phối. Sau khi trứng rụng được thụ tinh
lợn cái chuyển sang thời kỳ mang thai, nếu không được thụ tinh thì chuyển sang
giai đoạn sau động dục.
Giai đoạn sau động dục (Postoestrus)
Sau khi kết thúc động dục, các hormone FSH, LH trở lại trạng thái bình
thường, oestrogen trong máu không tăng, buồng trứng xuất hiện thể vàng, thể
vàng tiết ra progesteron ức chế động dục, con vật dần dần trở lại ổn định. Giai
đoạn này thường kéo dài 2 - 3 ngày.
Giai đoạn yên tĩnh (Dioestrus)
Là giai đoạn dài nhất thường bắt đầu từ ngày thứ 4 khi trứng rụng. Giai
đoạn này con vật thích yên tĩnh để khôi phục lại trạng thái sinh lý chuẩn bị cho
chu kỳ động dục tiếp theo.
2.1.3. Quá trình phát triển của lợn ở giai đoạn trong thai và giai đoạn bú sữa
- Quá trình phát triển của lợn ở trong thai
Quá trình phát triển của lợn ở giai đoạn trong thai được tính từ khi trứng
được thụ tinh cho đến khi lợn con được sinh ra. Giai đoạn trong thai thường kéo
dài trung bình 114 ngày. Giai đoạn này được chia làm ba thời kì: thời kì phơi
thai, thời kì tiền thai và thời kì bào thai .
+ Thời kì phơi thai: được tính từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 22 của quá
trình mang thai. Sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn
trứng, tại đây diễn ra sự thụ tinh. Trứng được thụ tinh hình thành hợp tử, 1 đến 3
ngày sau khi thụ tinh hợp tử di chuyển về hai bên sừng tử cung và làm tổ tại đó.


9

download by :


Đây là thời kì phơi phát dục mạnh nhất và chất dinh dưỡng được cung cấp từ
nỗn hồng, đó chính là hình thức tự dưỡng.
Sau 5 - 6 ngày mầm thai và túi phơi được hình thành, ngày thứ 7 - 8 màng
ối hình thành có tác dụng bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai. Sau 10
ngày hình thành màng đệm, màng này có nhiều lơng nhung, có tác dụng chuyển
chất dinh dưỡng cho thai. Sau 12 ngày màng niệu được hình thành, thai lấy chất
dinh dưỡng từ cơ thể mẹ bằng cách thẩm thấu. Cuối thời kì này các khí quan đầu
tiên được hình thành, nhau thai chưa phát triển, phôi bám vào thành tử cung chưa
chắc chắn và chỉ nặng 1-2 gam.
+ Thời kì tiền thai: thời kì này kéo dài từ ngày thứ 23 đến ngày thứ 39. Đặc
điểm của thời kì này là phơi thai phát triển mạnh dần, bắt đầu hình thành nhau
thai, mối liên hệ giữa phôi thai và tử cung chắc chắn hơn, ít xảy ra hiện tượng
xảy thai. Các khí quan hình thành rõ rệt. Cuối thời kì này khối lượng thai đạt 6 7g.
+ Thời kì bào thai: thời kì này kéo dài từ ngày thứ 39 đến khi đẻ. Ở thời kì
này, thai phát triển mạnh nhất là 30 ngày trước khi đẻ. Khối lượng bào thai tăng
lên ở tháng cuối cùng trước khi đẻ có thể chiếm 2/3 hoặc 3/4 so với toàn bộ khối
lượng bào thai.
Trong thực tế để thuận tiện cho áp dụng kỹ thuật ni dưỡng chăm sóc,
người ta chia giai đoạn chửa của lợn nái thành hai thời kỳ, chửa kỳ I: từ ngày
có chửa thứ 1 đến ngày thứ 84; chửa kỳ II: từ ngày chửa thứ 85 trở đi.
Cần chú ý việc ni dưỡng chăm sóc lợn nái chửa kỳ II, cần cung cấp thức
ăn có chất lượng tốt, khẩu phần cần được chia nhỏ để tránh sự chèn ép, gây ảnh
hưởng bất lợi cho thai.
-Quá trình phát triển của lợn ở giai đoạn bú sữa
Giai đoạn này nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ sữa mẹ, quá trình trao

đổi chất diễn ra mạnh và khối lượng cơ thể tăng nhanh.
Theo Trương Lăng (1993) khối lượng cơ thể lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần
lúc sơ sinh. Các cơ quan tiêu hố phát triển, tăng về kích thước và hồn thiện dần
về chức năng. Dung tích dạ dày sau 10 ngày tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh; sau 20
ngày tăng lên 8 lần và khi trưởng thành đạt 3,5 - 4 lít. Chiều dài ruột non sau 20
ngày tăng 3 lần, ruột già tăng 1,5 lần so với lúc sơ sinh.

10

download by :


Chức năng của bộ máy tiêu hố chưa được hồn chỉnh nhất là ở 3 - 4 tuần
đầu. Nguyên nhân do thiếu HCl, nên men pepsinogen khơng được hoạt hố thành
pepsin, nên ở giai đoạn này lợn con tiêu hoá rất kém, đặc biệt là các thức ăn
ngoài sữa, lợn con chỉ tiêu hoá tốt được sữa nhờ men capepxin và tripxin hỗ trợ.
HCl trong dạ dày có chức năng diệt khuẩn, do trong dạ dày bị thiếu, nên giai
đoạn này lợn con dễ mắc bệnh ỉa chảy và ỉa phân trắng.
Chỉ sau 4 tuần men pepsin mới có hoạt tính mạnh, cịn các men amilase,
maltase trong 2 - 4 tuần hoạt tính yếu, nên lợn con tiêu hố tinh bột rất kém đặc
biệt là tinh bột sống. Chính vì vậy trong công nghệ sản xuất thức ăn cho lợn hiện
nay, thành phần tinh bột cần được làm chín bằng phương pháp ép đùn.
Trong giai đoạn này phản xạ thần kinh và thể dịch của lợn con còn yếu,
khả năng phân tiết dịch vị chậm, hoạt tính của dịch vị và khả năng kháng khuẩn
còn kém nên cần phải chú ý tới vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại. Lợn con
khi sinh ra thường bị thiếu sắt do sữa me bị thiếu, vì thế cần phải bổ sung bằng
cách tiêm sắt dưới dạng Dextran Fe ở ngày tuổi thứ 3 và ngày tuổi thứ 10.
2.2. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI
2.2.1. Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái
Hiện nay người ta thường dùng nhóm chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của lợn

nái:
+ Tuổi động dục lần đầu: là thời gian tính từ khi sinh cho đến khi lợn cái
hậu bị động dục lần đầu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: tuổi động dục lần đầu của
lợn Landrace là 208 - 209 ngày, của Yorkshire là 203 - 208 ngày.
+ Tuổi phối giống lần đầu: thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta
bỏ qua khơng phối vì thời điểm này tuy lợn đã thành thục về tính nhưng chưa
thành thục về thể vóc và số trứng rụng lần đầu thường ít, nên thường cho phối
vào lần thứ 2 - 3. Tuổi phối giống lần đầu thích hợp: với lợn nội 6,5 - 8 tháng
tuổi, lợn ngoại là 8 - 8,5 tháng tuổi.
+ Tuổi đẻ lứa đầu: Tuổi đẻ lứa đầu là tuổi mà lợn cái hậu bị đẻ lứa thứ
nhất, chính là tuổi phối giống có kết quả cộng với thời gian mang thai. Tuổi đẻ
lứa đầu của gia súc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi phối giống lần đầu, kết
quả phối giống, thời gian mang thai và từng giống lợn khác nhau. Đối với lợn nái
nội tuổi đẻ lứa đầu thường sớm hơn so với lợn ngoại do tuổi thành thục về tính
dục ngắn hơn.

11

download by :


+ Thời gian chờ phối: là thời gian động dục trở lại sau cai sữa và phối
giống có kết quả, thời gian chờ phối phụ thuộc vào giống lợn, thể trạng, điều kiện
dinh dưỡng và thời gian cai sữa lợn con.
+ Khoảng cách lứa đẻ: Là thời gian hình thành một chu kỳ sinh sản bao
gồm: Thời gian chửa + thời gian nuôi con + thời gian chờ phối. Chỉ tiêu này thể
hiện hiệu suất sinh sản ở lợn. Khoảng cách lứa đẻ càng ngắn sẽ làm tăng số lứa
đẻ/nái/năm. Vì vậy trong chăn ni người ta ln tìm mọi phương pháp để rút
ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ bằng cách: rút ngắn thời gian cai sữa, chế độ
chăm sóc ni dưỡng hợp lý để lợn nái sau khi cai sữa lợn con nhanh động dục

trở lại.
365
Số lứa đẻ/nái/năm =
Khoảng cách lứa đẻ
+ Tỷ lệ thụ thai: tỷ lệ thụ thai phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm phối giống.
Trong điều kiện bình thường tỷ lệ thụ thai đạt 90 – 100% nếu số trứng rụng ở mức
bình thường (Heideler et al., 1981). Thụ tinh nhân tạo sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai
khoảng 10% so với phối giống trực tiếp. Chế độ dinh dưỡng tốt, hợp lý trong giai
đoạn cai sữa tới phối giống sẽ nâng cao tỷ lệ thụ thai.
- Nhóm chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái
+ Số con sơ sinh/ổ: là tổng số con đẻ ra trên một lứa gồm cả số con sống
và số con chết. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng mang thai, mức độ sai con của
giống.
+ Số con sơ sinh sống/ổ: là số con sơ sinh sống đến 24 giờ kể từ khi lợn
mẹ đẻ xong con cuối cùng, chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi thai của lợn mẹ
và sức sống của bào thai.
+ Tỷ lệ sơ sinh sống: tỷ lệ sơ sinh sống được tính như sau:
Số con sơ sinh sống đến 24 giờ
Tỷ lệ sơ sinh sống (%) =

x 100
Số con đẻ ra

+ Số con để nuôi/ổ:
Số con để nuôi/ổ = số con sống đến 24h – (số con loại thải ± số con nuôi ghép)
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số lượng núm vú của lợn mẹ, tình trạng sức
khoẻ và yêu cầu của thực tế. Người ta thường để lại nuôi 10 – 12 con.

12


download by :


×