Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC TRONG KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM
ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Mẫu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và
hình ảnh trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình khoa học nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Dương

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngồi sự nỗ lực cố gắng của
bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của các thầy, cơ giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn
tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Ninh, UBND
huyện Tiên Du, trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên du đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng với lòng biết ơn sâu sắc nhất xin dành cho gia đình, bạn bè đã giúp đỡ
rất nhiều về vật chất và tinh thần để tơi hồn thành được chương trình học tập cũng như
nghiên cứu đề tài.

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Dương


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh mục các bảng .................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ........................................................................................... viii
Danh mục hộp ........................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn .............................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan ..............................................................................4

2.1.2.

Đặc điểm của QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV ...........................10


2.1.3.

Vai trò của QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV ............................... 13

2.1.4.

Nội dung công tác QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV....................14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản
phẩm ĐV ....................................................................................................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 22

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV trên thế giới ................22

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV ở trong nước ............... 23

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về QLNN trong kiểm dịch ĐV và SPĐV ...................... 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................30

3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 30

iii

download by :


3.1.1.

Đặc điểm về tự nhiên ..................................................................................... 30

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Tiên Du ...................................................32

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.............. 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41

3.2.1.

Chọn địa điểm nghiên cứu .............................................................................41

3.2.2.


Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................41

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 44
4.1.

Thực trạng hoạt động kiểm dịch tại huyện tiên du tỉnh Bắc Ninh ................... 44

4.1.1.

Khái quát về tình hình chăn ni gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện
Tiên Du ......................................................................................................... 44

4.1.2.

Khái quát về tình hình dịch bệnh tại địa bàn huyện Tiên Du...........................45

4.1.3.

Khái quát về tình hình giết mổ ĐV và sản phẩm ĐV ...................................... 47

4.1.4.

Khái quát về hệ thống tổ chức QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm
ĐV trên địa bàn huyện Tiên Du .....................................................................51


4.2.

Đánh giá công tác qlnn trong kiểm dịch đv và spđv trên địa bàn huyện
Tiên Du ......................................................................................................... 55

4.2.1.

Đánh giá về tình hình ban hành các văn bản................................................... 55

4.2.2.

Đánh giá về tình hình cơng tác tun truyền...................................................58

4.2.3.

Đánh giá về tình hình công tác quy hoạch điểm giết mổ gia súc gia cầm ........ 61

4.2.4.

Đánh giá về tình hình hoạt động kiểm dịch tại các chốt trên địa bàn............... 64

4.2.5.

Đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra giám sát các cơ sở SXKD ....................65

4.2.6.

Kết quả kiểm dịch dộng vật và sản phẩm động vật huyện Tiên Du
2014 – 2016 .................................................................................................. 66


4.3.

Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến công tác qlnn trong kiểm dịch đv & sản
phẩm ĐV ....................................................................................................... 68

4.3.1.

Trang thiết bị phục vụ kiểm dịch.................................................................... 68

4.3.2.

Đội ngũ cán bộ kiểm dịch ..............................................................................69

4.3.3.

Chính sách ..................................................................................................... 72

4.3.4.

Nhận thức của người dân ...............................................................................73

4.3.5.

Đánh giá chung ..............................................................................................75

iv

download by :



4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác qlnn trong kiểm dịch
ĐV và sản phẩm ĐV ...................................................................................... 77

4.4.1.

Mục tiêu ........................................................................................................ 77

4.4.2.

Định hướng.................................................................................................... 77

4.4.3.

Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật
và sản phẩm động vật..................................................................................... 77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 89
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 89

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................90

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 91
Phụ lục ...................................................................................................................... 94


v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BNN & PTNT

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

BQ

Bình qn

CC

Cơ cấu

DT

Diện tích

ĐV

Động vất


HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học cơng nghệ

LMLM

Lở mồm long móng

NS

Năng suất



Quyết định

QLNN

Quản lý nhà nước

SL


Sản lượng

SL

Số lượng

SPĐV

Sản phẩm động vật

SXKD

Sản xuất kinh doanh

UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WHO

Liên hiệp quốc

vi

download by :



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai huyện Tiên Du từ năm 2014
đến 2016................................................................................................... 33
Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 - 2016 .....................................34
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động huyện Tiên Du giai đoạn 2014 - 2016 .......... 37
Bảng 3.4. Bảng thu thập số liệu có sẵn ...................................................................... 41
Bảng 3.2. Phân loại mẫu điều tra ............................................................................... 42
Bảng 4.1. Tình hình chăn ni gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện ...........................45
Bảng 4.2. Các cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện Tiên Du...........................................47
Bảng 4.3. Số lượng và sự phân bố cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện
Tiên Du .....................................................................................................49
Bảng 4.4. Các văn bản chính sách liên quan tới KDĐV và SPĐV ............................. 57
Bảng 4.5. Kết quả tuyên truyền vận động giai đoạn (2014 - 2016) .............................58
Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền vận động ................................... 60
Bảng 4.7. Quy hoạch mới các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tập
trung trên địa bàn huyện Tiên Du năm 2016 ..............................................62
Bảng 4.8. Ý kiến đánh giá về quy hoạch các điểm giết mổ ........................................ 63
Bảng 4.9. Kết quả lập chốt kiểm dịch ........................................................................ 64
Bảng 4.10. Mức độ vi phạm về vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ ..............................65
Bảng 4.11. Tình hình chấp hành quy định của các cơ sở giết mổ .................................66
Bảng 4.12. Kết quả công tác kiểm dịch giai đoạn 2014 - 2016.....................................67
Bảng 4.13. Tình hình trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nước trong cơng tác kiểm
dịch động vật.............................................................................................69
Bảng 4.14. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý................................................... 70
Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về chất lượng cán bộ quản lý nước trong công
tác kiểm dịch động vật............................................................................... 71
Bảng 4.16 Nhận định về mức độ ảnh hưởng của các văn bản chính sách......................72
Bảng 4.17. Nhận thức của người dân về mức độ ảnh hưởng của kiểm dịch động
vật không đúng quy định ........................................................................... 74


vii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Bản đồ huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh ....................................................... 30
Sơ đồ 4.1: Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý kiểm dịch ............................................52
Biểu đồ 4.1. Kiến thức chung về quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm đối với vấn
đề kiểm dịch động vật và sản phẩm động................................................... 74

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Kinh nghiệm trong công tác kiểm dịch động vật ............................................72

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đình Dương
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch
động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác kiểm dịch động vật
và sản phẩm động vật, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện Tiên
Du - tỉnh bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập và xử
lý số liệu, phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, phương pháp phân tích thơng tin. Số
liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng cách điều tra phỏng vấn 60 hộ (30 chủ sơ sở giết
mổ gia súc, gia cầm và 30 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm); 04 cán bộ cấp xã, thơn (Chủ
tịch UBND, cán bộ thú y, y tế, đồn thể, cán bộ thôn); 02 cán bộ cấp huyện (lãnh đạo
Phịng kinh tế huyện, Trạm Chăn ni và thú y huyện. Số liệu thứ cấp được thu thập từ
các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sau khi được tác giả thu thập về sẽ được tổng hợp và
phân tích để phân tích thực trạng cơng tác QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV
trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả chính và kết luận
Thực trạng cơng tác quy hoạch điểm giết mổ gia súc gia cầm có đến 36,67% số
ý kiến cho biết là các điểm quy hoạch giết mổ là tương đối phù hợp, còn lại là 63,33%
họ cho rằng điểm quy hoạch chưa phù hợp. Khi được hỏi ở một số cán bộ quản lý thì
cho thấy 100% số người đều trả lời điểm quy hoạch là rất phù hợp, tuy nhiên khi được
hỏi về tình hình thực hiện đã có tới 80 % cho rằng việc thực hiện là rất chậm.
Trong quá trình duy trì hoạt động kiểm dịch tại các chốt kiểm dịch liên ngành
cịn nhiều khó khăn về điều kiện làm việc, địa bàn rộng, mạng lưới giao thơng phát triển
có nhiều đường ngang ngõ tắt. Các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động
vật cố tình chốn tránh khơng đi qua các tuyến có chốt kiểm dịch. Bên cạnh đó là những
khó khăn trong phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trong quá trình hoạt động kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật.

ix


download by :


Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y cho thấy 6/8 cơ sở được kiểm
tra bị vị phạm chiếm 75%. các cơ sở này đã được nhắc nhở và sử lý nghiêm túc. Vì vậy
trong thời gian tới huyện cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp hậu kiểm và hỗ
trợ giải quyết triệt để các khó khăn, vướng mắc, giúp các cơ sở khắc phục được những
vi phạm hiện nay.
Về phương tiện vận chuyển: Tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn huyện Tiên Du
nhìn chung tăng dần, cụ thể là từ 5.463 lượt ô tô năm 2014 lên 9.865 lượt ô tô năm
2016; từ 52 lượt xe máy năm 2014 xuống 43 lượt năm 2016.
Về số lượng gia súc gia cầm được kiểm dịch: Số trâu bò được kiểm dịch tăng từ
1.784 con năm 2014 lên 2.212 con năm 2016. Số lợn được kiểm dịch năm 2014 là
97.872 con, năm 2015 là 113.992 con, năm 2016 là 122.864 con.
Về số lượng sản phẩm động vật được kiểm dịch: Số lượng trứng tăng từ
58.983.850 quả năm 2014 lên 78.542.740 quả năm 2016. Số gia cầm đã giết mổ tăng từ
203.020 con năm 2014 lên 386.490 con năm 2016. Số sản phẩm động vật khác tăng từ
48.634 kg năm 2014 lên 71.531 kg năm 2016.
Nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản
phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên Du tác giả luận văn tiến hành đề xuất một số giải
pháp: Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý, giải pháp về quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc
gia cầm tập trung, giải pháp về chính sách, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực công tác
kiểm dịch, giải pháp về công nghệ, giải pháp về tun truyền vận động, Giải pháp về
hành chính.
Cơng tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả nhất định, tuy
nhiên vẫn cịn nhiều mặt hạn như cơng tác thanh tra, kiểm tra còn lỏng lẻo, mức xử phạt
còn thấp, nhân lực và vật lực chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn... Để đạt được hiệu
quả như mong muốn, Nhà nước cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ, nâng cao mức phạt

và phổ biến thông tin kịp thời cho người dân hơn nữa.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Name of author: Nguyen Dinh Duong
Name of thesis: Solutions to enhance state management on animal and animal
product quarantine in Tien Du district - Bac Ninh province.
Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15

Training Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes
On the basis of assessing the state management on the animal and animal
products quarantine, proposing solutions to improve the state management on the
animal and animal product quarantine in Tien Du district - Bac Ninh province.
Research methods
There are some research methods that are used when researching: data collection
and processing, data synthesis and processing, and information analysis. Primary data is
collected by interviewing 60 households (30 cattle and poultry slaughterers and 30
cattle and poultry producers); 04 commune and village officials (People's Committee
Chairpersons, veterinarians, public health , organizations, village cadres); 02 district
officials (Leaders of District economic department, Department of district breeding and
veterinary services). Secondary data is collected from books, journals, newspapers,
reports of departments, websites ..., which relate to research content of the topic. The
data collected by the author will be synthesized and analyzed to analyze the state

management on the animal and animal product quarantines in Tien Du district, Bac
Ninh province.
Main results and conclusions
About slaughterhouse planning, 36.67% of the respondents indicated that this
was relatively appropriate and 63.33% of them thought that it was inappropriate.
Reviewing the some managers, 100% of them said that the planning point was very
appropriate, but when asked about the implementation status, 80% said that it was
very slow.
In the process of maintaining quarantine activities at the quarantine checkpoints,
there are still many difficulties in working conditions, wide areas, and transport network
development with many crossings. The vehicles carrying animals and animal products
deliberately avoid passing through quarantine checkpoints. Besides, there are

xi

download by :


difficulties coordinating among forces in the process of animal and animal product
quarantine.
Results of inspection and supervision of veterinary hygiene have showed that
6/8 of facilities were found guilty accounted for 75%. They have been prompted and
treated seriously. Therefore, in the coming time, the district should continue to
implement drastically post-inspection methods and support to solve all difficulties and
obstacles to help them make good the current violations.
Means of transport: Overall, at quarantine check-points in Tien Du district, the
vehicles increased gradually from 5,463 cars in 2014 to 9,865 ones in 2016; and
dropped from 52 motorbikes in 2014 to 43 ones in 2016.
Number of quarantined cattle and poultry: The number of quarantined buffaloes
and oxen increased from 1,784 in 2014 to 2,212 in 2016. The number of quarantined

pigs was 97,872 in 2014; 113,992 in 2015 and 122,864 in 2016.
Number of quarantined animal products: The number of eggs increased from
58,983,850 in 2014 to 78,542,740 in 2016. The number of slaughtered birds increased
from 203,020 in 2014 to 386,490 in 2016. Other animal products increased from 48,634
kilos in 2014 to 71,531 kilos in 2016.
In order to improve the state management on the animal and animal product
quarantine in Tien Du district, the author of the thesis has proposed a number of
solutions: perfecting the legal system, planning the cattle and poultry slaughterhouses,
policy solutions, investment attraction, improving capacity of quarantine, technology
solutions, propaganda and campaign solutions, and administrative solutions.
The state management on the animal and animal product quarantine in Tien Du
district, Bac Ninh province has achieved certain results, but there are still many
shortcomings such as lack of inspection, light fine, manpower and material resources
have not met the practical needs ... For the desired results, the State should control more
tightly, raise the fine level and timely disseminate information to the people.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế, mở rộng hợp tác
với nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Hội nhập đưa đến cho đất nước ta
những cơ hội phát triển về mọi mặt của xã hội bao gồm kinh tế, văn hóa - xã hội, y
tế, giáo dục, nhưng cũng mang lại những mâu thuẫn trong cạnh tranh thương mại
giữa các vùng địa lý. Những mâu thuẫn này ngày một gay gắt hơn khi giao lưu buôn
bán giữa các quốc gia, các vùng miền, địa phương ngày một phát triển. Công tác
kiểm dịch, kiểm sốt giết mổ, vận chuyển, bn bán, tiêu thụ động vật và sản phẩm

động vật càng quan trọng và cấp thiết.
Chất lượng thực phẩm có nguồn gốc động vật đã và đang được các cơ quan
quản lý, các cơ quan chức năng thực hiện tốt hơn. Đã có sự quan tâm, quản lý, giám
sát, thực hiện theo các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và
nhà nước đề ra ngày một tốt hơn, chặt chẽ hơn. Bên cạnh việc quản lý theo các
ngành dọc như thú y, quản lý thị trường, y tế, mơi trường… thì các ngành cịn có sự
phối hợp liên ngành trong việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở
Việt Nam, theo tài liệu của Cục an toàn thực phẩm Bộ Y tế, số lượng các vụ ngộ
độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc biệt là
các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Số liệu mới nhất từ Tổng cục
Thống kê năm 2014, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 98 vụ ngộ độc thực phẩm làm
4.600 người bị ngộ độc, trong đó 16 người tử vong. Đồng thời một số bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm đã phát triển và lan rộng trên tồn cầu, kèm theo đó cơ cấu các
bệnh gây dịch nguy hiểm cho người trên thế giới có nhiều thay đổi (Bộ Y tế, 2014).
Bắc Ninh có đường cao tốc Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn
đây là điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa xã hội giao lưu với bên ngoài Bắc
Ninh, nằm trong vùng đồng bằng sơng Hồng có nhiều di tích lịch sử và văn hóa,
khu du lịch, danh lăng thắng cảnh và các khu cơng nghiệp. Bắc Ninh là một trong
những địa phương có số lượng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước: đàn trâu bò
khoảng 160.000 con, đàn lợn 1,4 triệu con và trên 18,2 triệu con gia cầm nhưng
cũng chỉ tự cung cấp được 60 - 65%, nhu cầu của thị trường, còn lại phải nhập từ
các tỉnh khác và một phần nhập khẩu trong điều kiện việc kiểm soát vận chuyển
động vật, sản phẩm động vật còn nhiều hạn chế. Việc giết mổ gia súc, gia cầm chủ
yếu nhỏ lẻ trong khu dân cư không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và an toàn thực

1

download by :



phẩm, gây khó khăn trong cơng tác kiểm sốt về vệ sinh an toàn thực phẩm (UBND
tỉnh Bắc Ninh, 2014).
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện Tiên Du phát triển
mạnh cả về số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm, tập trung nhằm phục vụ
nhu cầu thực phẩm an toàn ngày càng cao của thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện
nay trên địa bàn huyện Tiên Du, việc giết mổ gia súc gia cầm vẫn diễn ra ở các
điểm giết mổ nhỏ lẻ, phân tán một cách tự phát với cách thức thủ công, không qua
kiểm dịch động vật giết mổ nên chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ
lây nhiễm các dịch bệnh từ động vật sang người là rất cao và gây ô nhiễm môi
trường nhất là trong các khu dân cư tập trung .
Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng đối với sức khoẻ con người và
nguồn nhân lực đất nước. Khi đời sống nhân dân được nâng cao về mọi mặt như
hiện nay thì người dân quan tâm hơn đến chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm,
trong đó có thực phẩm có nguồn gốc động vật. Vì vậy, vệ sinh an tồn thực phẩm
nói chung và vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật nói riêng là một trong
những vấn đề đang được xã hội đi sâu tìm hiểu, cập nhật, đánh giá thường xun.
Vì đó là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Xuất phát từ tình hình trên chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Giải pháp
tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm
động vật trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và
sản phẩm động vật, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện Tiên
Du - tỉnh bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong
kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật.

Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý
nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện Tiên
Du - tỉnh Bắc Ninh.

2

download by :


Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong
kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh
Bắc Ninh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong kiểm dịch
động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh; đối
tượng khảo sát là các cán bộ quản lý nhà nước, các cơ sở và chủ cơ sở giết mổ gia
súc, các chăn nuôi gia súc, gia cầm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật
và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Tiên Du - Tỉnh
Bắc Ninh.
Phạm vi thời gian: Các dữ liệu, số liệu được thu thập trước và trong thời
gian đề tài tiến hành (2014 - 2016). Các giải pháp được sử dụng trong các năm
tiếp theo.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài đã làm rõ được một số cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề cơ bản
về QLNN trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật như: Đặc điểm của
QLNN trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật; Vai trò của QLNN trong

kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
QLNN trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật...
Phân tích thực trạng cơng tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và
sản phẩm động vật trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm
động vật trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm
dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh như:
Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý; giải pháp về quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc gia
cầm tập trung; giải pháp về chính sách, thu hút đầu tư; nâng cao năng lực công tác
kiểm dịch; giải pháp về công nghệ; giải pháp về tuyên truyền vận động ….

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật
Theo luật thú y số 79/2015/QH13 do Quốc hội nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015 quy
định tại điều 3 thì:
* Động vật: Bao gồm hai loại là động vật trên cạn và động vật thủy sản
- Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát,
ong tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn.
- Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư,
động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.
* Sản phẩm động vật: Là các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐV, bao gồm:

- Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong
chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và
các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn.
- Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế
biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc
từ động vật thủy sản.
* Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật:
Là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát,
ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
Kiểm dịch động vật (KDĐV), sản phẩm động vật là nhiệm vụ không thể
thiếu trong cơng tác thú y. Thơng qua hoạt động này có thể kiểm soát được nguồn
gốc động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm (VSATTP) cho người tiêu dùng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, ngăn chặn
sự lây lan dịch bệnh đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững. Những hoạt động trong
cơng tác kiểm dịch động vật, kiểm sốt giết mổ (KSGM), kiểm tra vệ sinh thú y cụ
thể như sau:
* Công tác kiểm dịch động vật
Chi cục Chăn nuôi và thú y ban hành các văn bản chỉ đạo công tác kiểm

4

download by :


dịch, kiểm sốt giết mổ tới Trạm Chăn ni và thú y. Đồng thời, phân công các
kiểm dịch viên thường xuyên thực hiện công tác kiểm dịch động vật đưa vào giết
mổ tại cơ sở giết mổ xuất khẩu và tại trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trước khi
vận chuyển đi tiêu thụ.
* Cơng tác kiểm sốt giết mổ
Việc giết mổ gia súc, gia cầm chủ yếu thực hiện ở những điểm giết mổ nhỏ

lẻ, chưa có sự quản lý của chính quyền địa phương và sự giám sát của cơ quan thú
y. Việc giết mổ động vật không rõ nguồn gốc, động vật ốm không rõ nguyên nhân
tại các điểm giết mổ nhỏ lẻ chưa được kiểm soát là nguyên nhân làm phát sinh và
lây lan những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh Cúm gia cầm,Tai xanh ở lợn,
bệnh Lở mồm long móng ở trâu bị, lợn,...
Để tăng cường hơn nữa công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, Chi
cục Thú y cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng tác dụng của việc kiểm sốt
cơng tác giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. Chú trọng việc đào tạo,
tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn. Cán bộ làm công tác KDĐV, KSGM phải
không ngừng nâng cao ý thức trách nhiêm, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp, để làm tốt công tác này.
* Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật: Bao gồm vi sinh vật, sinh
trùng, trứng và ấu trùng của ký sinh trùng gây bệnh cho động vật, gây hại cho sức
khỏe con người.
2.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về kinh tế
Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc
độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối
tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực
khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày
càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Theo quan điểm của Các Mác: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều
cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá
nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ
cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập
của cơ thể đó. Một nhạc cơng tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có
nhạc trưởng” (Đỗ Hoàng Toàn, 2008).

5


download by :


Tức theo Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái
thống nhất của tồn bộ q trình sản xuất. Ở đây, Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý
từ góc độ mục đích của quản lý.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản
lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và
đúng với ý trí của người quản lý.
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã
hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản
lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo
cách nào cịn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau
cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Theo Các Mác: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực
hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH
và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Đỗ Hoàng Toàn, 2008).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước
được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể
xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước,
từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
- Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước

theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các
văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối
tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước.
Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ
quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể quần chúng và
nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức

6

download by :


năng của nhà nước theo quy định của pháp luật (Đỗ Hoàng Toàn, 2008).
Quản lý nhà nước về kinh tế: Là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền
của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh
tế trong và ngồi nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển
kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
Theo nghĩa rộng: quản lý Nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua cả
ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước.
Theo nghĩa hẹp: quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có
tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành
pháp (Đỗ Hoàng Toàn, 2008).
2.1.1.3. Khái niệm QLNN trong kiểm dịch ĐV & sản phẩm ĐV
Quản lý nhà nước có nhiều ngành lĩnh vực quản lý khác nhau, trong đó có quản
lý nhà nước đối với hoạt động kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật. Khái niệm
này chưa được định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, việc làm rõ các khái niệm ở phần trên
cùng với một số văn bản có đề cập đến quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm dịch
động vật và sản phẩm động vật ta có thể đưa ra những đặc trưng cơ bản về quản lý nhà
nước đối với hoạt động kiểm dịch như sau:
Quản lý nhà nước trong kiểm dịch ĐV & sản phẩm ĐV: là quá trình nhà nước sử

dụng quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh
trong hoạt động này nhằm đảm bảo cho hoạt động kiểm dịch diễn ra theo đúng quy
định của pháp luật, và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của nó.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm dịch là một quá trình từ việc xây
dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến kiểm
dịch tuyên truyền, phổ biến, chế độ, chính sách pháp luật về kiểm dịch; tổ chức thực
hiện chiến lược, chế độ, chính sách về kiểm dịch y tế đến việc tổ chức bộ máy thực
hiện cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động của chương
trình kiểm dịch.
2.1.1.4. Khái niệm và vai trị chăn nuôi gia súc, gia cầm
a. Khái niệm
Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các lồi động vật có hai chân, có lơng vũ,
thuộc nhóm động vật có cánh được con người ni giữ, nhân giống nhằm mục đích
sản xuất trứng, lấy thịt hay lơng vũ. Những lồi gia cầm điển hình gồm gà, vịt, ngan,
ngỗng. Các lồi gia cầm có khả năng bơi, ưa thích sống trong mơi trường nước

7

download by :


thường được gọi là thủy cầm. Gia cầm bao gồm các loài chim khác bị giết để lấy
thịt, chẳng hạn như: chim bồ câu, chim cút hoặc dùng là vật cảnh, giải trí như gà lơi
hay gà chọi.
Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vú được thuần
hóa và ni vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm, chất xơ hoặc lao
động. Việc chăn nuôi gia súc là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp
(Quốc Hội, 2004).
b. Vai trị của chăn ni gia súc, gia cầm
Chăn ni gia súc, gia cầm đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc phát

triển đất nước, ổn định an sinh xã hội. Chăn ni đã gắn bó với đời sống lồi người
từ rất sớm, loài người ngay từ thời nguyên thủy cũng đã biết bắt gà rừng về nuôi
như thú vui, sau đó dần dần ni dưỡng chúng để lấy trứng và thịt làm thực phẩm.
Hơn thế, từ chăn nuôi con người nguyên thủy mới bắt đầu bước vào kỷ nguyên văn
minh, hòa nhập với cuộc sống hiện đại như ngày nay. Với vai trò cung cấp thực
phẩm chủ yếu cho gần 90 triệu người và trở thành mặt hàng xuất khẩu trọng tâm
của nước ta, chăn nuôi gia súc gia cầm đang có nhiều cơ hội và đóng góp lớn cho
nền kinh tế quốc dân.
Chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt, trứng, sữa)
cho đời sống con người.
Khi kinh tế càng phát triển, mức độ sống con người cần được nâng cao.
Trong điều kiện lao động của nền kinh tế và trình độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố
cao địi hỏi cường độ lao động và lao động trí óc ngày càng cao thì nhu cầu thực
phẩm từ sản phẩm động vật sẽ càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hằng ngày của
người dân. Chăn ni sẽ đáp ứng được u cầu đó.
Sản phẩm chăn ni đều là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng
protein cao và giá trị sinh vật học của protein cao hơn các thức ăn có nguồn gốc
thực vật. Vì vậy, thực phẩm từ chăn ni ln là các sản phẩm quý trong dinh
dưỡng con người.
+ Chăn nuôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. Các
ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng nguyên liệu từ
chăn nuôi. Thịt, sữa là sản phẩm đầu vào của các q tình cơng nghiệp chế biến thịt,
sữa, da, lông là nguyên liệu cho quá trình chế biến, sản xuất da dày, chăn đệm, sản
phẩm thời trang. Các loại mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ sữa và trứng,

8

download by :



nhung (từ hươu). Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, thức
ăn cho gia súc,...
+ Chăn nuôi là nguồn cung cấp sức kéo, là nguồn cung cấp phân bón cho
trồng trọt, thức ăn cho ni trồng thuỷ sản.
+ Chăn ni là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền
vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Chăn ni Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong thời kỳ tới, do:
Xu thế của chăn nuôi thế giới sẽ phát triển mạnh về khu vực Châu Á, Thái
Bình Dương, theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO, 1945)
chăn nuôi đang hướng tới năm 2020 như một cuộc cách mạng về thực phẩm
trong mối phát triển tương quan về mức thu nhập, môi trường, gia tăng dân số và
y tế cộng đồng.
Sản xuất chăn ni đang có xu hướng chuyển dịch từ các nước phát triển sang
các nước đang phát triển, từ phương Tây sang các nước Châu Á, Thái Bình Dương.
Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi
lớn nhất, sự thay đổi về chăn nuôi ở khu vực này có ảnh hưởng quyết định đến
“cuộc cách mạng” về chăn ni trên tồn cầu.
Thị trường và định hướng chăn ni khu vực Châu Á, Thái Bình Dương
trùng hợp với chăn nuôi Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa của con người ngày
càng tăng nhanh ở các nước đang phát triển, chẳng hạn giai đoạn 2009 - 2014 tăng
trưởng về nhu cầu thực phẩm ở khu vực này tăng khoảng 7-8%/năm.
Phát triển chăn nuôi giúp nhiều quốc gia đang phát triển thực hiện chính sách
xố đói giảm nghèo. Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường và sức khoẻ
cộng đồng. Riêng đối với Việt Nam thị trường các sản phẩm chăn ni cịn rất
nhiều tiềm năng, nhu cầu thực phẩm và nguyên liệu cho công nghệp chế biến trong
nước tăng mạnh, bình quân thời kỳ 2007-2020 tăng khoảng trên 8%/năm. Bên cạnh
đó là nhu cầu về thực phẩm của các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc tăng cao sẽ có
nhiều cơ hội mở rộng thị trường chăn nuôi Việt Nam.
Mặt khác, trong tương lai không xa để cân bằng cán cân thương mại, khi
Việt Nam phải nhập siêu nhiều sản phẩm cơng nghiệp thì thị trường xuất khẩu nơng

sản, trong đó có sản phẩm chăn ni sẽ có nhiều cơ hội nếu chúng ta đáp ứng đựơc
các yêu cầu về hàng rào kỹ thuật.

9

download by :


Phát triển chăn nuôi là chủ trương được hầu hết các địa phương ưu tiên đầu
tư; chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ giảm dần, chăn nuôi trang trại và cơng nghiệp có
xu thế phát triển nhanh. Điều kiện tự nhiên và mơi trường sinh thái của Việt Nam
khơng hồn tồn thuận lợi nhưng khơng phải là yếu tố hạn chế đến phát triển, chăn
nuôi, nhất là chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Tiềm năng về lao động lớn và
nguồn nguyên liệu trong nước thuộc nhóm các nước khá, nếu biết tận dụng chúng ta
hồn tồn có thể tự túc được phần lớn ngun liệu cho cơng nghiệp hóa ngành chăn
nuôi...(Tô Xuân Dần và cs.,, 2013).
2.1.1.5. Khái niệm hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
Theo Điều 3 Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT về quy định điều kiện vệ
sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn, pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat động
giết mổ gia súc - gia cầm thì việc giết mổ gia súc, gia cầm theo pháp luật được thực
hiện tại cơ sở giết mổ cố định, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động và
phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Trong các cơ sở
giết mổ phải phân chia thành từng khu riêng như: Khu nuôi nhốt động vật trước khi
giết mổ, khu giết mổ, khu bẩn, khu sạch. Khu sạch là nơi diễn ra hoạt động rửa, kiểm
tra thân thịt, đóng dấu kiểm sốt giết mổ, làm lạnh, pha lóc, đóng gói. Khu bẩn là nơi
nuôi nhốt động vât chờ giết mổ, tắm, gây chống, nhúng nước nóng, cạo lơng, lấy và
làm sạch phủ tạng. Tất cả quy trình này đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn về giết mổ
gia súc, gia cầm do pháp luật quy định (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010).
Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm là một quy trình khép kín. Trong quy
trình đó con người sử dụng những dụng cụ chuyên dùng cho hoạt động giết mổ

gia súc, gia cầm, tác động đến động vật được giết mổ. Kết quả của quy trình trên
tạo ra sản phẩm thịt gia súc, gia cầm an toàn phục vụ cho nhu cầu của con người.
Trong quá trình tạo ra sản phẩm thịt động vật, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật vê an tồn thực phẩm (Bộ Nơng
nghiệp và PTNT, 2010).
2.1.2. Đặc điểm của QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV
* Thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là chủ hàng) khi vận chuyển sản
phẩm động vật với số lượng lớn ra khỏi tỉnh phải đăng kiểm dịch với Chi cục Chăn
nuôi và thú y (trực tiếp đăng ký tại các Trạm Chăn nuôi và thú y huyện, thành phố
(đã được Chi cục ủy quyền).

10

download by :


Bước 2: Kiểm dịch viên sau khi thực hiện việc kiểm dịch nếu sản phẩm động
vật đủ tiêu chuẩn theo quy định sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận
chuyển ra khỏi huyện.
Bước 3: Chủ hàng đem hồ sơ kiểm dịch đến nộp tại phòng Quản lý dịch bệnh
– Chi cục Chăn nuôi và thú y, để được đổi giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm
động vật vận chuyển ra ngồi tỉnh và nộp lệ phí theo quy định. Chủ hàng nhận:
Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngồi tỉnh; biên lai
thu phí, lệ phí; biên bản niêm phong chì phương tiện vận chuyển; giấy chứng nhận
tiêm phòng .
- Thời gian tiếp nhận đăng ký và kiểm dịch: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
(Sáng 7h30 – 11h30; Chiều 13h30 – 15h). Riêng các ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, thực
hiện kiểm dịch và đổi giấy vào buổi chiều từ 13h30 – 17h.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại văn phòng Chi cục Chăn nuôi và thú y .
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển theo mẫu quy định.
+ Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y sản phẩm động
vật (nếu có).
+ Các giấy tở khác liên quan (nếu có).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: Trong phạm vi 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ
sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Chăn nuôi và thú y.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Chăn nuôi và thú y.
+ Cơ quan phối hợp: Trạm Chăn nuôi và thú y các huyện, thành phố.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi huyện
(mẫu 1).
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh
(mẫu 13).

11

download by :


+ Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh
(mẫu 15,15a).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
- Căn cứ pháp lý của TTHC:
-Pháp lệnh số 18/2004/PL-UBTVQH 11, có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2004.

- Nghị định số 33/2005/ NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y, có hiệu lực sau 15 ngày đăng
công báo và Nghị định số 119/2008/ NĐ-CP,ngày 28/11/2008 của Chính phủ Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của
Chính phủ.
- Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN, ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật; Danh
mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.
- Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN, ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Ban hành Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng
thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
- Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN, ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động
vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện và miễn kiểm dịch.
- Quyết định sô 15/2006/QĐ-BNN, ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Ban hành Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động
vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.
- Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN, ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc Sửa đổi, bổ sung Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch
động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định
số 86/2005/QĐ-BNN, ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thông tư số 11/2009/TT-BNN, ngày 04/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình, thủ tục kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BNN, ngày 08/3/2006.
- Thông tư số 30/2009/TT-BNN, ngày 04/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông

12


download by :


×