Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quan kho bạc nhà nước huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.75 KB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THỦY

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH
NGHỆ AN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên


cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thủy

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Tài nguyên & Môi trường, Khoa Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức kho bạc Nhà nước
huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thủy

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình, sơ đồ, biểu đồ ..................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4

2.1.1.

Cơ sở lý luận về chi thường xuyên ngân sách Nhà nước................................... 4


2.1.2.

Nội dung đánh giá cơng tác kiểm sốt chi theo khoản mục chi ngân sách
nhà nước ........................................................................................................ 13

2.1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm sốt chi ngân sách nhà nước ............ 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 20

2.2.1.

Một số kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước ở một số địa phương .................................................. 20

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 27

3.1.1.

Khái quát tình hình cơ bản của huyện Quỳ Châu ............................................ 27

3.1.2.


Khái quát về Kho bạc Nhà nước huyện Quỳ Châu ......................................... 33

iii

download by :


3.2.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................ 36

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 36

3.2.2.

Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu ........................................... 38

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 40
4.1.

Kết quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước huyện Quỳ Châu ............................................................................ 40

4.1.1.


Cơ sở pháp lý về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua
Kho bạc Nhà nước huyện Quỳ Châu .............................................................. 40

4.1.2.

Khái quát kết quả thu, chi ngân sách Nhà nước huyện Quỳ Châu ................... 41

4.1.3.

Kết quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước .............................. 42

4.2.

Đánh giá thực trạng cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên ngân sách Nhà
nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Quỳ Châu................................................. 48

4.2.1.

Đánh giá cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên ngân sách nhà nước so
với dự toán .................................................................................................... 48

4.2.2.

Đánh giá quy trình, thủ tục trong kiểm sốt chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước ....................................................................................................... 51

4.2.3.

Đánh giá phương thức kiếm sốt chi .............................................................. 58


4.2.4.

Đánh giá chung về cơng tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà
nước tại kho bạc huyện Quỳ Châu ................................................................. 63

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên
ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Quỳ Châu ......................... 65

4.3.1.

Các nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách ........................................................ 65

4.3.2.

Các nhân tố thuộc về hệ thống tổ chức, bộ máy thực hiện kiểm soát chi
ngân sách nhà nước........................................................................................ 66

4.3.3.

Các nhân tố thuộc về đối tượng thụ hưởng ..................................................... 68

4.3.4.

Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý chi thường xuyên .................. 72

4.4.


Định hướng và giải pháp tăng cường cơng tác kiểm sốt chi thường
xun ngân sách Nhà nước qua Kho Bạc Nhà nước Quỳ Châu....................... 73

4.4.1.

Mục tiêu và định hướng tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách
Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước .................................................................. 73

4.4.2.

Một số giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Quỳ Châu .......................................... 75

iv

download by :


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 85
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 85

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 86

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 88
Phụ lục ...................................................................................................................... 90


v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KSC

Kiểm soát chi

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Ủy ban nhân dân


vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Kết quả thu chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyên
Quỳ Châu giai đoạn 2015 - 2018............................................................. 41

Bảng 4.2.

Kết quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho
bạc Nhà nước huyện Quỳ Châu giai đoạn 2015-2018 ............................... 42

Bảng 4.3.

Kết quả kiểm soát chi các khoản thanh toán cá nhân ................................ 44

Bảng 4.4.

Kết quả kiểm sốt chi các khoản chun mơn nghiệp vụ .......................... 45

Bảng 4.5.

Kết quả kiểm soát số chi so với dự toán được giao tại Kho bạc Nhà
nước Quỳ Châu qua các năm 2015 - 2018 ................................................ 48

Bảng 4.6.


Tình hình bổ sung dự tốn chi thường xun tại Kho bạc Nhà nước
huyện Quỳ Châu ...................................................................................... 49

Bảng 4.7.

Tình hình điều chỉnh dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2015 - 2018 ............ 50

Bảng 4.8.

Kết quả đánh giá ý kiến của khách hàng về dự toán và quy chế chi
tiêu nội bộ................................................................................................ 50

Bảng 4.9.

Kết quả thực hiện kiểm soát điều kiện chi trả thanh toán đối với các
khoản chi thanh toán cá nhân ................................................................... 53

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện kiểm soát điều kiện chi trả thanh toán đối với các
khoản chi chuyên môn nghiệp vụ ............................................................. 55
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện kiểm soát điều kiện chi trả thanh toán đối với các
khoản chi mua sắm sửa chữa tài sản cố định ............................................ 55
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện kiểm soát điều kiện chi trả thanh toán đối với các
khoản chi khác ......................................................................................... 56
Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá về quy trình, thủ tục kiểm sốt chi .................................. 57
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá ý kiến của khách hàng về việc hoàn thiện chứng từ .......... 58
Bảng 4.15. Kết quả đánh giá ý kiến của khách hàng về lập hồ sơ chứng từ thanh
toán ......................................................................................................... 58
Bảng 4.16. Kết quả thanh toán cá nhân qua tài khoản ................................................ 60
Bảng 4.17. Ý kiến đánh giá về phương thức kiểm soát chi ......................................... 62

Bảng 4.18. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên của Kho
bạc Nhà nước huyện Quỳ Châu................................................................ 64
Bảng 4.19. Bảng chi tiết kết quả số tiền từ chối thanh toán do các yếu tố khác
nhau tại Kho bạc Nhà nước huyện Quỳ Châu ........................................... 64

vii

download by :


Bảng 4.20. Kết quả đánh giá ý kiến của khách hàng về trình độ năng lực của
cán bộ kiểm sốt chi ................................................................................ 67
Bảng 4.21. Kết quả đánh giá ý kiến của cán bộ Kho bạc Nhà nước về cơ sở vật
chất kỹ thuật tại Kho bạc Nhà nước huyện Quỳ Châu .............................. 68
Bảng 4.22. Kết quả đánh giá ý kiến của cán bộ kiểm soát chi về ý thức chấp
hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và tính chủ động của khách
hàng......................................................................................................... 70
Bảng 4.23. Kết quả đánh giá ý kiến của khách hàng về tạm ứng chi ngân sách
Nhà nước ................................................................................................. 71
Bảng 4.24. Kết quả đánh giá ý kiến của cán bộ kiểm sốt chi về trình độ năng
lực của kế tốn các đơn vị, những hồ sơ khó kiểm soát ............................ 71

viii

download by :


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1.


Bản đồ hành chính huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An ................................. 27

Sơ đồ 4.1.

Bộ máy, tổ chức của Kho bạc Nhà nước huyện Quỳ Châu....................... 35

Sơ đồ 4.1.

Quy trình kiểm sốt chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Quỳ
Châu ....................................................................................................... 52

Biểu đồ 4.1. Kết quả kiểm soát chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định qua các
năm 2015 - 2018 ..................................................................................... 46
Biểu đồ 4.2. Kết quả KSC nhóm chi khác qua các năm 2015 - 2018 ........................... 47

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
qua kho bạc nhà nước huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu

- Góp phần hệ thống hố các vấn đề lý luận liên quan đến cơng tác kiểm sốt chi
thường xuyên NSNN.
- Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN
huyện Quỳ Châu.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại KBNN huyện Quỳ Châu.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường cơng tác kiểm sốt chi
thường xun NSNN tại KBNN huyện Quỳ Châu trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin
về nhân lực cán bộ công chức và các số liệu liên quan đến công tác quản lý Ngân sách
Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Quỳ Châu. Tác giả cũng đã thu thập số liệu sơ
cấp thông qua việc điều tra phỏng vấn cán bộ kho bạc nhà nước huyện Quỳ Châu và cán
bộ phụ trách kế tốn các đơn vị giao dịch.
Thơng tin thu thập được sắp xếp và thống kê theo các tiêu thức khác nhau, sử
dụng các phương pháp phân tổ, phân nhóm với sự đánh giá kết quả qua tiện ích của
phần mềm Excel. Tác giả cũng sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê so
sánh để đưa ra các phân tích, đánh giá liên quan.
Kết quả nghiên cứu và giải pháp
Tác giá đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động kiểm sốt
chi thường xun NSNN như đặc điểm, vai trị, nội dung đánh giá và các nhân tố ảnh
hưởng đến q trình kiểm sốt chi thường xun NSNN. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra
các cơ sở thực tiễn và một số kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
Kho bạc Nhà nước ở một số địa phương.

x

download by :



KBNN huyện Quỳ Châu đang kiểm soát các khoản chi thường xun NSNN
theo 4 nhóm bao gồm: chi thanh tốn cá nhân; chi thanh toán hàng hoá, dịch vụ; chi
mua sắm tài sản; và chi thanh toán khác. Trong giai đoạn 2015 – 2018, nhóm chi thanh
tốn cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi thường xuyên NSNN và tăng dần từ
năm 2015 đến 2018 trong khi nhóm chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định giảm dần qua
các năm. Đáng chú ý là nhóm chi khác lại có dấu hiệu tăng lên qua các năm điều khiến
Kho bạc rất khó kiểm sốt. Qua khảo sát ý kiến của cán bộ kho bạc và khách hàng cho
thấy quy trình và thủ tục kiểm sốt chi NSNN qua KBNN Quỳ Châu cơ bản đã có sự
hợp lý (trên 60% ý kiến khảo sát). Tuy nhiên, thủ tục kiểm sốt chi NSNN đối với một
số khoản mục vẫn cịn phức tạp, chưa hợp lý và đôi khi là rườm rà.
Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm
sốt chi NSNN thường xuyên qua KBNN huyện Quỳ Châu. Tác giả đã hệ thống và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng theo 4 nhóm bao gồm: các nhân tố thuộc về cơ chế, chính
sách; các nhân tố thuộc về hệ thống tổ chức, bộ máy thực hiện kiểm soát chi ngân sách
nhà nước; các nhân tố thuộc về đối tượng thụ hưởng; và cơ chế phối hợp giữa các đơn
vị trong quản lý chi thường xuyên.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích những yếu tố ảnh hưởng, tác giả đã
đưa ra các định hướng nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua KBNN Quỳ Châu. Các định hướng này bao gồm: thống nhất trong công tác chỉ đạo,
điều hành NSNN từ Trung ương đến địa phương; hồn thiện phương thức cấp phát
NSNN theo dự tốn; cải tiến quy trình cấp phát, thanh tốn; bảo đảm sử dụng tiết kiệm
và có hiệu quả tiền của của Nhà nước. Dựa trên các định hướng đã được xác định, các
giảm pháp cụ thể và chi tiết hơn cũng đã được đề xuất và trình bày cụ thể.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Thi Thuy
Thesis title: Solutions to improve monitoring state recurrent expenditure of State
Treasury in Quy Chau district, Nghe An province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To contribute into systematizing theoretical basis related to monitoring state
recurrent expenditure.
- To assess the status of monitoring state recurrent expenditure of State Treasury
in Quy Chau district.
- To analyze the factors affecting state recurrent expenditure of State Treasury in
Quy Chau district.
- To propose orientations and solutions to improve state recurrent expenditure of
State Treasury in Quy Chau district in the future.
Materials and Methods
The study applied the method of collecting secondary data to select information
on human resources and qualification of officials and data related to the management
process of the State Treasury in Quy Chau district. The author also collected primary data
through the interviews with officials of State Treasury in Quy Chau district and officials
in charge of accounting units.
The collected information is sorted and statistically classified according to
different criteria, using methods of clustering and grouping with the result evaluation
supported by Excel. The author used descriptive statistics and comparative statistics
methods to provide relevant analysis and evaluation.
Main findings and conclusions
The author systematized the theoretical issues related to the monitoring state
recurrent expenditure such as characteristics, function, evaluation content and factors

affecting the process of controlling state budget recurrent expenditures. In addition, the
author also provided practical basis and some experiences on monitoring state recurrent
expenditure in State Treasuries of some localities.
State Treasury in Quy Chau district is monitoring state recurrent expenditure by 4

xii

download by :


groups including: payment for individuals; payment for goods and services; asset and
properties purchase; and other expenditures. In the period of 2015-2018, the group of
payment for individuals accounted for the largest proportion of the total state recurrent
budget and gradually increased from 2015 to 2018, meanwhile the expenditure for group
of procurement and repair assets and properties gradually decreased over the years. It is
notable that the group of other expenditures escalated over the years which is very
difficult for monitoring and controlling. According to the surveys with State Treasury’s
staffs and customers, the process and procedure of monitoring state expenditure in State
Treasury of Quy Chau ditrict have basically been reasonable (over 60% of respondents).
However, the control procedure for some items are still complicated, irrational and
cumbersome.
The study showed that there are many factors affecting the monitoring of state
recurrent expenditure of State Treasury in Quy Chau district. The author systemized and
analyzed the influencing factors into 4 groups namely: factors of mechanism and policies;
factors of organizational system to state budget; factors of beneficiaries; and coordination
mechanism among units of managing recurrent expenditures.
On the basis of assessing the situation and analyzing the influencing factors, the
author proposed orientations to strengthen monitoring of state recurrent expenditure of
State Treasury in Quy Chau district. They are unification in the management and
administration of the state budget from the central to local levels; completing the state

budget allocation method according to estimates; improving the allocation and payment
process; ensuring the economical and effective utilization of the state budget. According
to the identified orientations, more specific and detailed solutions have been proposed and
presented in the study.

xiii

download by :


download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chi thường xuyên NSNN là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn và có vai trị vị
trí quan trọng.Trong những năm qua, chi thường xuyên đã đóng góp quyết định
vào việc duy trì sự hoạt động của bộ máy Nhà nước, ổn định chính trị, nâng cao
đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh, Tổ quốc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã
hội, tăng tích lũy tài chính quốc gia (Sơng trà, 2013).
Tuy nhiên, trong thời gian qua bên cạnh những mặt tích cực vẫn cịn
những hạn chế, yếu kém như: nhiều khoản chi ngân sách sử dụng chưa hiệu quả,
còn mang tính phơ trương dẫn đến lãng phí, cịn nhiều hiện tượng tiêu cực dẫn
đến thất thoát trong chi tiêu ngân sách đã gây bức xúc trong xã hội ảnh hưởng
đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước đặc
biệt quan tâm đưa ra nhiều biện pháp chỉ đạo nhằm hạn chế và ngăn ngừa tiêu
cực trong chi tiêu ngân sách (Hoàng Thọ, 2014).
Bên cạnh đó, việc ra đời Luật Ngân sách nhà nước (Số 83/2015/QH13, ngày
25/6/2015), Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Số 44/2013/QH13, ngày
26/11/2013)…đã tác động mạnh đến nội dung cơng tác quản lý, kiểm sốt chi Ngân

sách nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách nhà nước.
Trong điều kiện hiện nay khi nguồn thu ngân sách không đủ để trang trải
nhu cầu chi tiêu ngân sách, để sử dụng có hiệu quả các khoản chi thường xuyên
NSNN thì việc phát huy và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát chi NSNN
của cơ quan Kho bạc Nhà nước là vô cùng cần thiết và cấp bách. Thơng qua cơng
tác kiểm sốt chi KBNN kịp thời ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, lãng phí,
hạn chế thất thoát tiền, tài sản nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc
sử dụng vốn ngân sách nhà nước, đảm bảo mọi khoản chi ngân sách đúng chế độ,
tiết kiệm và hiệu quả, tăng tích lũy tài chính quốc gia.
Quỳ Châu là một huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An, Việt Nam với diện tích
1.056,67 km2; dân số 54.236 người, trong đó dân tộc Thái chiếm 80% dân số.Quỳ
Châu nằm trong vùng kinh tế Phủ Quỳ, trung tâm của miền Tây Bắc Nghệ An. Tổng
chi ngân sách của huyện trong năm 2018 là khá lớn, đạt 1.118,9 tỷ đồng, trong đó
chi ngân sách cấp huyện là 434,5 tỷ, chi ngân sách cấp xã là 79,6 tỷ đồng (Chi Cục
Thống kê Nghệ An, 2018). Chính vì vậy cơng tác kiếm sốt chi ngân sách nói

1

download by :


chung, kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước huyện Quỳ
Châu đóng vai trị hết sức quan trọng. Mặc dù vậy tại KBNN huyện Quỳ Châu, vẫn
còn tồn tại các khoản chi chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chi không đúng
quy chế chi tiêu nội bộ, nhiều khoản chi chưa đủ hồ sơ chứng từ thanh toán theo quy
định, sai mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký với Kho bạc…tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro có
khả năng gây lãng phí, thất thốt tiền, tài sản nhà nước; quy trình, thủ tục nghiệp vụ
cịn phức tạp chưa tạo thuận lợi cho khách hàng. Công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN huyện Quỳ Châu trong những năm qua được thực hiện
như thế nào, những yếu tố nào có ảnh hưởng đến cơng tác kiểm soát chi thường

xuyên NSNN qua KBNN huyện Quỳ Châu, và làm thế nào để tăng cường kiểm soát
chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Quỳ Châu trong thời gian tới là những
câu hỏi đang được đặt ra. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải
pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến
KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Quỳ Châu, đề tài đề xuất những
giải pháp nhằm tăng cường cơng tác kiểm sốt chi thường xun NSNN tại
KBNN huyện Quỳ Châu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố các vấn đề lý luận liên quan đến công tác KSC
thường xuyên NSNN.
- Đánh giá thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN
huyện Quỳ Châu.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyên
NSNN tại KBNN huyện Quỳ Châu.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường công tác KSC
thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Quỳ Châu trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận có liên quan đến chế

2

download by :


độ, cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và thực tiễn tại

KBNN huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác
KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Quỳ Châu.
- Về không gian: Công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện
Quỳ Châu sẽ lấy số liệu thực tế công tác KSC tại KBNN huyện Quỳ Châu.
- Về thời gian:
Thời gian nghiên cứu: Số liệu được sử dụng cho phân tích các vấn đề liên
quan đến công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Quỳ Châu được
thu thập từ năm 2015- 2018, dữ liệu khảo sát được thu thập năm 2018 và đề xuất
giải pháp trong những năm tiếp theo.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 05/2018 đến tháng 05/2019.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến cơng
tác kiểm sốt chi thường xun NSNN qua KBNN bao gồm các khái niệm về
NSNN, chi thường xuyên NSNN, kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN, các công cụ, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN thường xuyên
qua KBNN huyện Quỳ Châu. KBNN huyện Quỳ Châu đang kiểm soát các khoản
chi thường xuyên NSNN theo 4 nhóm bao gồm: chi thanh tốn cá nhân; chi thanh
tốn hàng hóa, dịch vụ; chi mua sắm tài sản; và chi thanh toán khác. Kết quả
khảo sát ý kiến của cán bộ kho bạc và khách hàng cho thấy quy trình và thủ tục
kiểm sốt chi NSNN qua KBNN Quỳ Châu cơ bản đã có sự hợp lý (trên 60% ý
kiến khảo sát). Tuy nhiên, thủ tục kiểm soát chi NSNN đối với một số khoản mục
vẫn cịn phức tạp, chưa hợp lý và đơi khi là rườm rà. Kết quả nghiên cứu đề tài
cho thấy có 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kiếm sốt chi NSNN thường xuyên
qua KBNN huyện Quỳ Châu và đề xuất các giải pháp cụ thể để tăng cường kiểm

soát chi NSNN thường xuyên qua KBNN huyện Quỳ Châu trong thời gian tới.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Cơ sở lý luận về chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
2.1.1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước
Thuật ngữ "ngân sách nhà nước" có từ lâu và ngày nay được dùng phổ biến
trong đời sống kinh tế - xã hội và được diễn đạt dưới nhiều góc độ khác nhau. “Ngân
sách nhà nước: là tồn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (Quốc
hội, 2013).
Trong thực tế nhìn bề ngồi, hoạt động NSNN là hoạt động thu chi tài
chính của Nhà nước. Hoạt động đó đa dạng, phong phú, được tiến hành hầu hết
trên các lĩnh vực, tác động đến mọi chủ thể kinh tế - xã hội. Tuy đa dạng, phong
phú như vậy, nhưng chúng có những đặc điểm chung là gắn với quyền lực kinh
tế - chính trị của Nhà nước và hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước (Đỗ
Văn Tính, 2017).
Các hoạt động thu chi của NSNN luôn luôn gắn chặt với quyền lực kinh
tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ
nhất định. Đằng sau những hoạt động thu chi tài chính đó chứa đựng nội dung
kinh tế - xã hội nhất định và chứa đựng các quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích
nhất định. Trong các quan hệ lợi ích đó, lợi ích quốc gia, lợi ích chung bao giờ
cũng được đặt lên hàng đầu và chi phối các mặt lợi ích khác trong thu, chi
ngân sách Nhà nước (Đỗ Văn Tính, 2017).

Q trình thực hiện các chỉ tiêu thu, chi NSNN nhằm hình thành quỹ tiền
tệ tập trung của Nhà nước và là quá trình phân phối và phối lại giá trị tổng sản
phẩm xã hội phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên
các lĩnh vực, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Như vậy, chúng ta thấy rằng thu, chi của NSNN hồn tồn khơng giống
bất kỳ một hình thức thu chi của một loại quỹ nào. Thu của NSNN phần lớn đều
mang tính chất bắt buộc, cịn các khoản chi của NSNN lại mang tính chất khơng
hồn lại. Đây là đặc trưng nổi bật của NSNN trong bất cứ một Nhà nước nào.

4

download by :


Xuất phát từ quyền lực của Nhà nước và các nhu cầu về tài chính để thực hiện
chức năng quản lý và điều hành của Nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội. Do
nhu cầu chi tiêu của mình, Nhà nước đã sử dụng quyền lực thơng qua hệ thống
pháp luật tài chính buộc mọi pháp nhân và thể nhân phải đóng góp một phần thu
nhập của mình cho NSNN, tức là các chủ thể kinh tế thực hiện nghĩa vụ của mình
với Nhà nước. Sự bắt buộc đó là hồn tồn khách quan, vì lợi ích của tồn xã hội
chứ khơng phải phục vụ cho lợi ích riêng của Nhà nước.
Sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước chính là yếu tố quyết định tính chất
hoạt động của NSNN, nói lên bản chất của NSNN. Mọi hoạt động của NSNN đều
nhằm vào việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính, nó phản ánh hệ thống
các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh do Nhà
nước tạo lập thơng qua NSNN (Quốc hội, 2013). Đó là mối quan hệ kinh tế giữa
phần nộp vào NSNN và phần để lại cho các chủ thể kinh tế trong xã hội. Phần nộp
vào ngân sách sẽ tiếp tục được phân phối lại nhằm thực hiện các chức năng của
Nhà nước và phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Với quyền lực tối cao của mình, Nhà nước có thể sử dụng các cơng cụ sẵn có

để bắt buộc mỗi thành viên trong xã hội cung cấp cho mình các nguồn lực tài chính
cần thiết. Song cơ sở tạo lập các nguồn lực tài chính xuất phát từ sản xuất, mà chủ
thể của sản xuất chính là các thành viên trong xã hội. Mọi thành viên đều có lợi ích
kinh tế và đấu tranh bảo vệ lợi ích kinh tế đó, nghĩa là thơng qua quyền lực của
mình, Nhà nước sử dụng các cơng cụ, chính sách giải quyết hài hồ giữa lợi ích Nhà
nước và lợi ích của các thành viên trong xã hội. Do vậy muốn có NSNN đúng đắn,
lành mạnh thì phải tôn trọng và vận dụng các quy luật kinh tế một cách khách quan,
phải dựa trên cơ sở đảm bảo hài hồ lợi ích của Nhà nước và lợi ích cho các thành
viên trong xã hội. Một NSNN lớn mạnh phải đảm bảo sự cân đối trên cơ sở khuyến
khích phát triển sản xuất kinh doanh, bao quát hết toàn bộ các nguồn thu, nuôi
dưỡng nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi ngày càng tăng (Đỗ Văn Tính, 2017).
Như vậy bản chất của NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà
nước và các thành viên trong xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy
động và sử dụng các nguồn lực tài chính, nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng
quản lý và điều hành nền kinh tế, xã hội của Nhà nước.
Ngân sách nhà nước có tính niên hạn với niên độ hay năm tài khoá thường
là một năm. Ở nước ta hiện nay, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và
kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. NSNN được quản lý thống nhất

5

download by :


theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân cơng, phân cấp
quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Trong đó, Quốc hội là cơ quan cao nhất
có quyền quyết định dự tốn và phê chuẩn quyết tốn NSNN.
2.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trị của chi thường xuyên ngân sách nhà nước
a. Khái niệm
Chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN để

đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước
về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công cộng khác mà Nhà nước
vẫn phải cung ứng. Hay nói cách khác, chi thường xuyên là là nhiệm vụ chi của
ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực
hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh (Quốc hội, 2013).
b. Đặc điểm
Chi thường xuyên NSNN có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Một là, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên từ NSNN đều mang
tính ổn định và có tính chu kỳ trong một khoảng thời gian hàng tháng, hàng
quý, hàng năm.
Hai là, các khoản chi thường xuyên phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng. Hầu
hết các khoản chi thường xuyên nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành
chính, hoạt động sự nghiệp, về an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội và các hoạt
động xã hội khác do Nhà nước tổ chức. Các hoạt động này hầu như không trực tiếp
tạo ra của cải vật chất. Tuy nhiên, những khoản chi thường xuyên có tác dụng quan
trọng đối với phát triển kinh tế vì nó tạo ra một mơi trường kinh tế ổn định, nâng cao
chất lượng lao động thông qua các khoản chi cho giáo dục - đào tạo.
Ba là, phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN gắn liền với cơ cấu tổ
chức bộ máy nhà nước và việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội
của Nhà nước trong từng thời kỳ. Bởi lẽ, phần lớn các khoản chi thường xuyên
nhằm duy trì bảo đảm hoạt động bình thường, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà
nước. Hơn nữa, những quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã
hội của Nhà nước cũng ảnh hưởng trục tiếp đến việc định hướng, phạm vi và
mức độ chi thường xuyên NSNN (Quốc hội, 2013).

6

download by :



c. Vai trị
Chi thường xun NSNN có vai trị rất quan trọng. Vai trị đó thể hiện trên
các mặt cụ thể như sau:
Thứ nhất, chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các
chức năng của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, là một trong những nhân tố
có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước.
Thứ hai, chi thường xuyên là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn
định và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện
các chính sách xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Thứ ba, thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điều
chỉnh thị trường để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước.
Thứ tư, chi thường xun là cơng cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phịng,
an ninh. Thơng qua chi thường xun, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội,
đảm bảo ổn định, an tồn xã hội và an ninh, quốc phịng (Quốc hội, 2013).
2.1.1.3. Phân loại chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
Nội dung chi thường xuyên NSNN được phân biệt theo lĩnh vực chi, đối
tượng chi và tính chất chi tiêu (Quốc hội, 2013). Cụ thể như sau:
Theo lĩnh vực chi trả, chi thường xuyên NSNN bao gồm 12 nội dung chi
theo luật định:
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hố thơng
tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã
hội khác.
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế.
- Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động
Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt

Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.
- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước.
- Phần chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án
nhà nước.

7

download by :


- Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội.
- Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội.
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp.
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
Theo đối tượng chi trả, chi thường xuyên NSNN bao gồm các nội dung
chủ yếu sau:
- Các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính - sự nghiệp như,
tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh, học bổng cho học
sinh và sinh viên.
- Các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ tại các cơ quan nhà nước như, văn
phòng phẩm, sách, báo, dịch vụ viễn thông và thông tin, điện, nước, cơng tác phí,
chi phí hội nghị.
- Các khoản chi hỗ trợ và bổ sung nhằm thực hiện các chính sách xã hội
hay thực hiện điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước.
- Các khoản chi trả lãi tiền vay trong và ngồi nước.
- Các khoản chi khác.
Theo tính chất của từng khoản chi, nội dung chi thường xuyên NSNN bao
gồm các khoản như sau:
- Chi thanh toán cá nhân, là các khoản chi liên quan trực tiếp đến con

người như, chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, chi học bổng, sinh hoạt phí
của học sinh, sinh viên, chi đóng bảo hiểm xã hội cho người hưởng lương từ
NSNN, chi tiền thưởng, phúc lợi tập thể.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn, là các khoản chi đảm bảo hoạt động thường
xuyên của đơn vị thụ hưởng NSNN như, chi mua văn phịng phẩm, chi trả dịch vụ
cơng cộng, chi mua hàng hố vật tư, cơng cụ dụng cụ dùng trong cơng tác chuyên
môn của từng ngành, chi bảo hộ lao động, trang phục, đồng phục và các khoản khác.
- Chi mua sắm, sửa chữa, chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện
làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản khác.
- Chi khác gồm các khoản chi phí chung của mỗi đơn vị nhằm duy trì sự
hoạt động, quản lý điều hành của mỗi đơn vị đó như thơng tin, tun truyền, chi
tiếp khách.

8

download by :


2.1.1.4. Nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho
bạc Nhà nước
KBNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà
nước được giao theo quy định của pháp luật, thực hiện việc huy động vốn cho
NSNN, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành cơng trái, trái phiếu (Chính
phủ, 2003).
Thực hiệnvà cụ thể hóa các chức năng trên, Chính phủ, Bộ Tài chính quy
định nhiệm vụ của KBNN bao gồm những nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng và
nhiệm vụ quản lý nội ngành gồm 5 nhiệm vụ, quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài
chính khác của Nhà nước, tổ chức hạch tốn kế tốn NSNN và các quỹ tài chính
khác của Nhà nước, thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn, tổ chức huy

động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, quản lý, cấp phát, cho vay với các
chương trình mục tiêu của Chính phủ.
Nhiệm vụ thứ nhất là quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác của
Nhà nước. KBNN có trách nhiệm quản lý toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước,
kể cả tiền vay, tiền trên tài khoản của NSNN các cấp. Với các quỹ tài chính khác
của Nhà nước, KBNN các cấp được giao nhiệm vụ quản lý, kiểm soát các quỹ dự
trự tài chính của Trung ương, của các cấp chính quyền địa phương, quỹ ngoại tệ
tập trung của Nhà nước và một số quỹ tài chính Nhà nước khác. Đồng thời quản
lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân
gửi lại KBNN, quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nhiệm vụ thứ hai là tổ chức hạch toán kế tốn NSNN và các quỹ tài
chính khác của Nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN và các quỹ
tài chính Nhà nước, KBNN các cấp tổ chức thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn
NSNN, kế toán các quỹ và tài sản do Nhà nước giao. Trên cơ sở các số kiệu kế
toán, định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài
chính cùng cấp và cơ quan Nhà nước có liên quan quy định.
Nhiệm vụ thứ ba là thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn,
KBNN thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn như một ngân hàng.
Nhiệm vụ thứ tư là tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát
triển. Đó là các việc huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư bảo đảm bù đắp
thiếu hụt ngân sách và đáp ứng nhu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước.

9

download by :


×