Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 71 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HẢI NINH

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO
DỊCH BỆNH TRONG NUÔI TƠM TẠI HUYỆN TIÊN N,
TỈNH QUẢNG NINH

Ngành:

Ni trồng thủy sản

Mã số:

8620301

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Trần Đình Luân
2. PGS.TS. Kim Văn Vạn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải Ninh

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Kim Văn Vạn và TS.Trần Đình Luân đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa
Thủy sản - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Tổng cục Thủy sản đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Ủy ban nhân dân huyện Tiên
Yên, các tổ chức, cá nhân và các hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Đông Hải và xã Hải Lạng;
NCS. Trần Văn Tam - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu trong luận văn nay.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải Ninh

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii
Thesis abstract.................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu đề tài .................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Tổng quan nghiên cứu về quản lý rủi ro ............................................................. 4

2.1.1.

Khái niệm rủi ro .................................................................................................. 4


2.1.2.

Quản lý rủi ro trong nông nghiệp ....................................................................... 5

2.1.3.

Phân loại rủi ro và vai trò của nghiên cứu rủi ro .............................................. 10

2.1.4.

Thực tiễn về quản lý rủi ro trong nông nghiệp ................................................. 11

2.2.

Hiện trạng về nuôi và dịch bệnh trên tôm ở Việt Nam ..................................... 13

2.2.1.

Hiện trạng nuôi tôm ở Việt Nam giai đoạn 2010 -2018 ................................... 13

2.2.2.

Hiện trạng về dịch bệnh trên tôm nuôi ở Việt Nam ......................................... 14

2.2.3.

Hiện trạng về quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản .................... 16

Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 23
3.1.


Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 23

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 23

3.1.2.

Điều kiện khí hậu .............................................................................................. 23

iii

download by :


3.1.3.

Điều kiện thủy văn ............................................................................................ 24

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 25

3.2.1.

Thời gian thực hiện luận văn ............................................................................ 25

3.2.2.


Thời gian thu thập số liệu ................................................................................. 25

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 26

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26

3.4.1.

Phương pháp nghiên cứu kế thừa tài liệu ......................................................... 26

3.4.2.

Phương pháp điều tra cơ sở nuôi ...................................................................... 27

3.4.4.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 28

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 29
4.1.

Hiện trạng ni tơm và tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện Tiên Yên ...... 29

4.1.1.

Hiện trạng phát triển nuôi tôm ở huyện Tiên Yên ............................................ 29


4.1.2.

Hiện trạng về rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm ................................................. 34

4.2.

Hiện trạng về quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn
huyện Tiên Yên ................................................................................................ 38

4.2.1.

Hiện trạng quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm của cơ sở nuôi ................. 38

4.2.2.

Hiện trạng quản lý nhà nước về rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm..................... 42

4.2.3.

Nguyên nhân xảy ra dịch bệnh ......................................................................... 44

4.3.

Giải pháp giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm
trên địa bàn huyện Tiên Yên............................................................................. 45

4.3.1.

Giải pháp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh đối với các cơ sở nuôi tôm................... 45


4.3.2.

Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước .................................................... 49

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 52
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 52

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 53

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 54
Phụ lục .......................................................................................................................... 57

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BH

Bảo hiểm


BHNN

Bảo hiểm nông nghiệp

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐVTS

Động vật thủy sản

ĐVT

Đơn vị tính

DN

Doanh nghiệp

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

NTTS


Ni trồng thủy sản

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NXB

Nhà xuất bản

RNM

Rừng ngập mặn

RR

Rủi ro

QL

Quản lý

QLRR

Quản lý rủi ro

TCTS

Tổng cục Thủy sản


TCT

Tôm thẻ chân trắng

UBND

Ủy ban nhân dân

VASEP

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Viêt Nam

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các công cụ và chiến lược quản lý rủi ro trong nông nghiệp ........................ 6
Bảng 2.2. Ma trận đo lường rủi ro .................................................................................. 8
Bảng 2.3. Hiện trạng phát triển nuôi tôm Việt Nam giai đoạn 2010-2018 .................. 14
Bảng 2.4. Hiện trạng diện tích tơm bị thiệt hại và dịch bệnh trên tôm nuôi ở Việt
Nam giai đoạn 2013-2018 ............................................................................ 14
Bảng 2.5. Phạm vi của bảo hiểm trong nông nghiệp .................................................... 19
Bảng 3.1. Số hộ điều tra tại 02 xã Hải Lạng và xã Đông Hải huyện Tiên Yên ........... 27
Bảng 4.1. Hiện trạng nuôi tôm huyện Tiên Yên giai đoạn 2015-2018 ........................ 29
Bảng 4.2. Diện tích nuôi tôm huyện Tiên Yên giai đoạn 2015-2018........................... 31
Bảng 4.3.


Hiện trạng số lượng lao động tham gia nuôi tôm trên địa bàn huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 31

Bảng 4.4. Trình độ và kinh nghiệm của người lao động ni tôm trên địa bàn
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ............................................................... 32
Bảng 4.5. Quy mơ diện tích đất ni tơm trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh .................................................................................................. 32
Bảng 4.6. Hiện trạng diện tích/ao ni tơm huyện Tiên n, tỉnh Quảng Ninh .......... 33
Bảng 4.7. Ao chứa và xử lý nước thải trong nuôi tôm trên đ

ịa bàn huyện Tiên

Yên, tỉnh Quảng Ninh .................................................................................. 33
Bảng 4.8. Hiện trạng về diện tích tơm ni bị bệnh trên địa bàn huyện Tiên Yên
giai đoạn 2015-2018 .................................................................................... 34
Bảng 4.9. Tình hình thiệt hai do dịch bệnh theo đối tượng nuôi và phương thức
nuôi trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2015-2018 .............................. 34
Bảng 4.10. Tỷ lệ rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên
trong giai đoạn 2015-2018 ........................................................................... 37
Bảng 4.11. Kết quả điều tra tình hình cải tạo ao nuôi tôm ............................................. 38
Bảng 4.12. Kết quả điều tra tình hình lấy nước và xử lý nước vào ao trước khi
nuôi tôm ....................................................................................................... 39
Bảng 4.13. Kết quả điều tra về việc chọn và thả tôm giống ........................................... 40
Bảng 4.14. Kết quả điều tra về việc sử dụng thức ăn trong nuôi tôm ............................ 41
Bảng 4.15. Kết quả điều tra về việc quản lý ao nuôi tôm .............................................. 41

vi

download by :



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hải Ninh
Tên luận văn: Hiện trạng và giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm tại
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 8620301
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Ni tơm có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tại
các địa phương ven biển Việt Nam. Xuất khẩu tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của
ngành Thủy sản Việt Nam. Tôm (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) được xác định là đối
tượng nuôi chủ lực ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Nghề nuôi tôm trên địa bàn
huyện Tiên Yên trong giai đoạn 2015-2018 đã đạt được những thành quả nhất định:
diện tích, sản lượng, năng suất đều tăng, tuy nhiên kết quả mang lại không ổn định.
Hiện nay, nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện đang phải đối mặt với khơng ít thách thức,
khó khăn liên quan đến rủi ro dịch bệnh. Để đảm bảo nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện
Tiên Yên phát triển ổn định và bền vững thì cần có những nghiên cứu đánh giá hiện
trạng rủi ro dịch bệnh và quản lý rủi ro dịch bệnh trong ni tơm trên địa bàn huyện
Tiên n, từ đó đề xuất một số giải pháp giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro dịch bệnh
trong nuôi tôm.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu, thu thập các tài liệu thứ cấp thơng qua các báo
cáo, thơng kế, tạp chí, đánh giá của các cơ quan chuyên môn, kết hợp với các phương
pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập các tài liệu sơ cấp, phỏng vấn 120 hộ nuôi tôm.
Sau khi phân tích, xử lý số liệu. Chúng tơi thu được một số kết quả:
Nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã góp
phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến năm 2018: Diện tích ni
tơm đã tăng lên 1.215 ha, sản lượng đạt 1.130 tấn, năng suất đạt trung bình 0,93 tấn/ha.
Tuy nhiên, nghề ni tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên thường xuyên gặp về rủi ro dịch
bệnh. Rui ro dịch bệnh đã xảy ra ở cả tôm sú và tôm chân trắng và xảy rả ở tất cả các
hình thức ni. Một số rủi ro dịch bệnh thừng gặp như: bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh

đầu vàng (YHV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV), hội
chứng chết sớm/bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/ AHPND); một số các bệnh liên
quan đến vi khuẩn và môi trường…. Tuy theo từng loại bệnh mà gây ra các mức độ
thiệt hại khác nhau, trong đó bệnh đốm trắng gây ra tỷ lệ thiệt hai cao nhất.
Dựa trên những phân tích hiện trạng về hiện trạng rủi ro dịch bệnh và quản lý rủi ro
dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp
phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro về dịch bệnh trong nuôi tôm như sau:

vii

download by :


(i) Đối với các cơ sở nuôi tôm cần thực hiện các giải pháp: Đầu tư cơ sở hạ tầng
theo đúng quy trình kỹ thuật ni tơm; nâng cao kiến thức về cơng tác phịng, chống
dịch bệnh; áp dụng quy trình ni tơm tiên tiến, thiết bị cơng nghệ cao vào sản xuất;
thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh tổng hợp; thực hiện đúng các quy định
của cơ quan nhà nước về phòng, chống dịch bệnh; tham gia bảo hiểm rủi ro dịch bệnh.
(ii) Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Xây dựng quy hoạch và quản lý theo đúng
quy hoạch; ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nuôi tôm tập trung, bao gồm: Hệ
thống cấp thốt nước, đường giao thơng, hệ thống điện, hệ thống xử lý nước thải cho
các vùng nuôi tôm;.... đảm bảo an toàn dịch bệnh; tập trung nghiên cứu khoa học cơng
nghệ, cải tiến các quy trình ni tơm theo hướng thân thiện với môi trường và giảm
thiểu rủi ro do dịch bệnh; xây dựng, ban hành và hướng dẫn các cơ sở ni về các cơng
tác phịng, chống dịch bệnh; thực hiện các chính sách hỗ trợ phịng, chống dịch bệnh,
khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi tôm ở địa phương và thực thi
chính sách bảo hiểm; tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh.

viii


download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Hai Ninh
Thesis title: Current situation and solutions for disease risk management in shrimp
farming in Tien Yen district, Quang Ninh province.
Major: Aquaculture
Code: 8620301
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Shrimp farming plays an important role in socio-economic development,
especially in coastal areas of Vietnam. Shrimp exportation is the key products of
Vietnam's seafood industry. Shrimp (including tiger shrimp and white leg shrimp) have
been identified as the main cultured species in Tien Yen district, Quang Ninh province.
Shrimp farming in Tien Yen district in the period of 2015-2018 has achieved certain
results: the area, production and productivity have increased. However, the achievement
has been unstable. Currently, shrimp farming in Tien Yen is facing many challenges and
difficulties related to disease outbreaks. To ensure the stable and sustainable development
of shrimp farming in Tien Yen district, it is necessary to assess the current status of
disease risks and disease risk management in shrimp farming in Tien Yen district and give
the solutions to mitigate the losses due to disease outbreaks in shrimp farming.
Shrimp farming in Tien Yen district creating high economic efficiency and has
contributed positively to the socio-economic development of the locality. By 2018: The
shrimp farming area has increased to 1,215 ha, total production has reached 1,130 tons,
the average yield is 0.93 tons / ha. However, shrimp farming in Tien Yen district often
faces with disease outbeaks. There are several diseases occurred in both tiger shrimp
and white shrimp such as white spot disease (WSSV), yellow head disease (YHV),
infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus (IHHNV), early death
syndrome (EMS/ AHPND). In addition, several diseases related to bacteria and
environment also occurred. Depending on the disease, the economic losses are differed,

in which white spot disease causes the highest rate of damage.
Using research methods, collecting secondary documents through reports,
statistics, journals, assessments of specialized agencies accompany with the results of
field surveys, collecting data and interview 120 shrimp households. Data analysis was
conducted and we obtained the results as below:
Based on the current situation of disease risk and disease risk management in
shrimp farming in Tien Yen district. We suggest several solutions to prevent, and
minimize economic losses due to outbreaks.

ix

download by :


(i) For shrimp farms, it is necessary to apply the following solutions: Investing in
infrastructure in accordance with the technical process of shrimp farming; improve
knowledge about disease prevention; apply advanced shrimp farming process, high-tech
equipments; implementation of integrated disease prevention and control solutions;
strictly comply with the regulations of the state agencies on disease prevention;
participate in disease risk insurance.
(ii) For state management agencies: formulating the plans and manage plans
appropriately; prioritize investment in building infrastructure of intensive shrimp
farming areas, including: water supply and drainage systems, roads, electric systems,
wastewater treatment systems for ; ensure safety disease outbreak; focusing on scientific
and technological research, improving shrimp farming processes in an environmental
friendly manner and minimizing risks caused by diseases; formulating, issuing and
guiding for the farms in establishing disease prevention procedure; implement policies
to support disease prevention, effective handle with consequence of the disease
outbreaks and restore local shrimp farming and enforce insurance policies; strengthen
the state management of disease prevention and control.


x

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời gian qua, nghề nuôi tôm đã phát triển nhanh chóng và trở thành
ngành kinh tế quan trọng, tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu ngư
dân ven biển ở Việt nam. Hiện nay, nghề nuôi tôm có vai trị quan trọng đối với
phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tại các địa phương ven biển Việt Nam. Xuất
khẩu (XK) tôm Việt Nam luôn là mặt hàng XK chính, là sản phẩm XK chủ lực của
ngành Thủy sản Việt Nam. Theo báo cáo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy
sản Viêt Nam (VASEP), năm 2018 tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt
8,801 tỷ USD, trong đó giá trị XK tơm đạt 3,554 tỷ USD (chiếm 40,38% tổng giá
trị XKTS Việt Nam).
Tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương có tiềm năng và lợi thế
phát triển nuôi tôm. Tôm (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) được xác định là đối
tượng nuôi chủ lực ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Ninh. Theo Quyết định số
4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc
phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030, đã xác định huyện Tiên Yên (gồm các xã: Đông Ngũ,
Đông Hải, Hải Lạng và Đông Rui) là một trong những vùng tập trung phát triển
nuôi tôm của tỉnh Quảng Ninh.
Nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói chung và nghề ni tơm nói triêng
trên địa bàn huyện Tiên Yên trong giai đoạn 2015-2018 qua đã đạt được
những kết quả nhật định: Năm 2015, tổng diện tích ni tơm là 1.155 ha, sản
lượng tơm ni đạt 372 tấn, năng suất ni tơm trung bình đạt 0,32 tấn/ha;
đến năm 2018, tổng diện tích ni tơm đạt 1.215 ha, sản lượng tôm nuôi là:

1.130 tấn, năng suất nuôi tôm đạt 0,93 tấn/ha. Kết quả phát triển nuôi tôm trên
địa bàn huyện Tiên Yên trong giai đoạn 2015-2018 cho thấy: Diện tích, sản
lượng và năng suất ni tơm đều tăng, tuy nhiên q trình phát triển khơng ổn
định. Một trong những nguyên nhận dẫn đến quán trình phát triển nuôi tôm
trong thời gian qua không ổn định là do dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Trong
giai đoạn 2015-2018: Dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên
diễn biến phức tạp, các năm đều xuất hiện dịch bệnh, đã ảnh hưởng đến năng
suất và sản lượng nuôi tôm.

1

download by :


Hiện nay, nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên n hiện nay đang phải
đối mặt với khơng ít thách thức, khó khăn liên quan tới rủi ro dịch bệnh. Do đó,
để đảm bảo nghề ni tơm trên địa bàn huyện Tiên Yên phát triển ổn định và bền
vững thì cần có những giải pháp phù hợp để quản lý rủi ro (QLRR) dịch bệnh
trong nuôi tôm.
Với lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Hiện trạng và giải pháp quản lý
rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”, nội
dung đề tài này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng dịch bệnh và các biện
pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong ni tơm hiện nay, trên cơ sở đó để xuất các
giải pháp nhằm giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm
trên địa bàn huyện Tiên Yên; đảm bảo cho nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện
Tiên Yên phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng rủi ro dịch bệnh và quản lý rủi ro dịch bệnh trong
nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên, từ đó đề xuất một số giải pháp giảm thiểu

những thiệt hại do rủi ro dịch bệnh trong ni tơm, góp phần phát triển nghề ni
tơm trên địa bàn huyện Tiên Yên ổn định và bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng phát triển nghề ni tơm và tình hình dịch bệnh
trong ni tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên trong thời gian qua.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm trên
địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro dịch bệnh trong
nuôi tôm huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý dịch
bệnh trong nuôi tôm (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) trên địa bàn huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh.
Đối tượng khảo sát của đề tài là người dân, các cơ sở nuôi tôm và cán bộ
quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

2

download by :


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Tìm hiểu về rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm và các biện pháp quản lý rủi ro
dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
- Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Điều tra, khảo sát phỏng vấn các hộ nuôi tôm trên địa bàn 02 xã (xã Hải
Lạng và xã Đông Hải) huyện Tiên Yên.

1.3.2.3. Phạm vi thời gian
- Thời gian thu thập số liệu thứ cấp về hiện trạng phát triển ni tơm, tình
hình dịch bệnh, các biện pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa
bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (2015-2018)
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra thu thập thông tin của các
hộ/trạng trại nuôi tôm, cán bộ quản lý NTTS địa phương tại thời điểm năm 2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài đã tổng hợp, phân tích đánh giá được hiện trạng ni tơm về tình
hình dịch bệnh trong nuôi tôm; đề tài đã chỉ ra rủi ro dịch bệnh xảy ra ở cả tôm
sú và tôm thẻ chân trắng và xảy ra ở tất cả các hình thức ni từ quảng canh cải
tiến, đến ni thâm canh và bán thâm canh; đề tài cũng đã chỉ ra một số bệnh
thường gặp trong nuôi tôm bao gồm các bệnh như: bệnh đốm trắng (WSSV),
bệnh đầu vàng (YHV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô
(IHHNV), hội chứng chết sơm (EMS), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND);
một số các bệnh liên quan đến vi khuẩn và môi trường,... vác các yếu tố ảnh
hưởng đến việc quản lý rủi ro dịch bệnh trong ni tơm. Trên cơ sở đó, đề tài đã
đề xuất được một số giải pháp quản lý rui ro dịch bệnh từ phía các hộ ni tơm
và từ phía các cơ quan quản nhà nước nhằm giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro
dịch bệnh trong nuôi tôm huyện Tiên n, góp phần đảm bảo cho nghề ni tơm
của địa phương phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
2.1.1. Khái niệm rủi ro
Cho đến nay thì vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro (RR), những

trường phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau về
rủi ro. Những định nghĩa này được đưa ra rất đa dạng, phong phú, nhưng tóm lại
có thể chia ra làm 2 trường phái lớn đó là trường phái truyền thống và trường
phái trung hoà (Bui Thị Minh Nguyệt, 2004).
- Theo trường phái truyền thống, cho rằng: Rủi ro là những thiệt hại, mất
mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều
khơng chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
- Theo trường phái trung hóa, cho rằng:
Rủi ro là sự bất trắc có thể lường được. Rủi ro là sự bất trắc có liên quan
đến xuất hiện những biến cố khơng mong đợi (Đồn Thị Hồng Vân, 2002).
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện
trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người ta khơng thể dự
đốn được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất ổn định.
Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được
hoặc mất khơng thể đốn trước được.
Như vậy, theo phái trung hóa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi
ro xảy ra do nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên, một khi rủi ro
xảy ra thì thiệt hại là khó tránh khỏi. Khi rủi ro xảy ra thường gây cho con người
những khó khăn trong cuộc sống như mất mát, giảm thu nhập, phá hoại tài sản,
làm ngừng trệ sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội nói chung (Bùi
Thị Minh Nguyệt, 2004).
Trong nghiên cứu của chúng tơi chủ yếu là nhìn nhận rủi ro dịch bệnh theo
trường phái truyền thống, bởi vì với nơng hộ thì họ quan niệm rủi ro dịch bệnh
tức là sự không may, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của họ.
Như vậy, theo trường phái truyền thống: “Rủi ro dịch bệnh là những
thiệt hại, mất mát, nguy hiểm do dịch bệnh gây ra ngồi tầm kiểm sốt của
con người”.

4


download by :


2.1.2. Quản lý rủi ro trong nông nghiệp
Quản lý rủi ro là một khái niệm mới đưa vào sử dụng trong những năm gần
đây. Trước hết cần phân biệt khái niệm quản lý rủi ro và khắc phục rủi ro. Qủa lý
rủi ro đề cập đến việc điều chỉnh trong sản xuất và sử dụng nguồn nhân lực trước
khi xảy ra các biến cố về sản xuất, tức là trước khi rủi ro xảy ra. Quản lý rủi ro
không chỉ bao hàm ý chống lại rủi ro mà còn bao hàm cả ý về lập kế hoạch nhằm
thích ứng với rủi ro (Bùi Thị Minh Nguyệt, 2004).
2.1.2.1. Quan niệm về quản lý rủi ro trong nơng nghiệp
Theo Trần Đình Thao (2010 và 2013), quản lý rủi ro là một quá trình hoạch
định ra những kế hoạch, những phương pháp và các hành động nhằm phân tích,
đánh giá, xử lý và theo dõi rủi ro với mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu rủi ro cũng
như thiệt hại do rủi ro gây ra nhằm đạt được lợi nhuận như mong muốn.
Đoàn Thị Hồng Vân (2013) cho rằng: Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận
rủi ro một cách khoa học, tồn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng,
kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát và ảnh hưởng bất
lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành cơng. Rõ
ràng, quan niệm này được hình thành theo tiếp cận “quản lý” và “rủi ro”.
Theo Đỗ Kim Chung (2014), những nỗ lực để nhận diện và quản lý các vấn
đề mang tính nội bộ và các mối đe dọa từ bên ngồi mà những điều đó có thể ảnh
hưởng tới khả năng thành công của công việc được gọi là quản lý rủi ro.
Theo Nguyễn Minh Thu và Trần Đình Thao (2016), quản lý rủi ro trong
nơng nghiệp là lựa chọn giữa các lựa chọn thay thế để giảm sự xuất hiện của rủi
ro, giảm thiểu những tác động của rủi ro trong nông nghiệp để làm thay đổi phúc
lợi của nông trại. Quản lý rủi ro trong ni tơm ven biển hướng tới giảm chi phí
do rủi ro gây ra để hạn chế tới mức tối đa có thể đối với những ảnh hưởng tiêu
cực từ các rủi ro đến kết quả, hiệu quả nuôi và hướng tới phát triển bền vững
nuôi tôm ven biển. Quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển là những nỗ lực để

nhận diện và quản lý các vấn đề bên trong và bên ngồi của các nơng trại ni
tơm ven biển mà những vấn đề đó sẽ có thể ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả
nuôi tôm của nông trại nói riêng và sự thành cơng hay thất bại của nơng trại đó
nói chung.
2.1.2.2. Chiến lược quản lý rủi ro trong nông nghiệp
Theo Đỗ Kim Chung (2014), nguyên tắc quản lý rủi ro trong nông nghiệp

5

download by :


tập trung vào: Phịng ngừa tốt hơn là đối phó với rủi ro; Nỗ lực giảm thiểu tác
động xấu, biến nguy cơ thành thời cơ; ra quyết định QLRR theo từng cấp độ phù
hợp từ vi mô đến vĩ mô (hộ, cộng đồng, vùng, quốc gia); lồng ghép quản lý rủi ro
sản xuất, thị trường, tài chính… vào kế hoạch hoạt động của các bộ phận trong
nông trại; không chấp nhận những rủi ro không cần thiết; chấp nhận rủi ro khi lợi
ích lớn hơn chi phí. Từ đó, chiến lược QLRR trong nông nghiệp được xác định.
Chiến lược QLRR luôn đi cùng với các công cụ. OECD (2009) đã hệ thống
3 chiến lược QLRR cơ bản của Newbery bao gồm: (i) Chia sẻ rủi ro (risk
sharing), (ii) Tập trung rồi phân tán rủi ro (risk pooling) và (iii) Đa dạng hóa rủi
ro (diversification). Tuy nhiên, khi vận dụng chiến lược QLRR của Newbery cần
quan tâm tới tính tương quan của rủi ro và phạm vi xảy ra rủi ro. Từ đó, OECD
cho rằng: Hai cơng cụ chủ yếu của thị trường để QLRR trong nông nghiệp là thị
trường tương lai để giải quyết các rủi ro về giá và thị trường bảo hiểm để giải
quyết phần lớn các rủi ro sản xuất. Bên cạnh đó, vẫn có những rủi ro khó có thể
đảm bảo bằng cơ chế thị trường. Vì thế, cần phải phân chia rủi ro để quản lý
riêng. OECD đã hình thành chiến lược QLRR trong nơng nghiệp (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Các công cụ và chiến lƣợc quản lý rủi ro trong nơng nghiệp
Chiến

lƣợc

Cơ chế phi
chính thống
Nơng trại, cộng đồng

Cơ chế chính thống
Thị trƣờng điều tiết

Giảm nhẹ
tác động
của rủi ro
(Risk
Mitigatio
n)

Giảm rủi ro (Risk Reduce)

Lựa chọn công nghệ sản Đào tạo về quản lý rủi
xuất thích hợp
ro

Đa dạng hóa sản xuất:
+ Đa dạng hóa, xen
canh gối vụ

Hợp đồng
Chuỗi sản phẩm
Chia ra nhiều lần bán


Chính phủ can
thiệp
Chính sách vĩ mơ
hướng tới phịng
tránh rủi ro
Hệ thống khuyến
nơng, khuyến ngư
Cung cấp đầu vào
chất lượng
Chương trình phịng
tránh thảm họa
Chương trình phịng
dịch bệnh
Xây dựng cơ sở hạ
tầng
Thay đổi về thuế
Ngăn chặn dịch
bệnh lây lan

6

download by :


Khắc phục rủi ro
(Risk Coping)

Chiến
lƣợc


Cơ chế phi
chính thống
Nơng trại, cộng đồng
+ Phân tán sản xuất
+ Chun mơn hóa kết
hợp phát triển tổng
hợp
Hợp tác sản xuất:
+ Chia sẻ các trang thiết
bị đầu vào, nguồn
nước...
+ Thiết lập nhóm hỗ trợ
tự phát
Đa dạng hóa nguồn thu
Tích lũy, tiết kiệm và
dữ trữ:
+ Cắt giảm tiêu dùng

Cơ chế chính thống
Thị trƣờng điều tiết

Chính phủ can
thiệp

Bảo hiểm
Đa dạng cơng cụ tài
chính Việc làm phi
nơng nghiệp

Chương trình ngăn

ngừa định kỳ

Vay tín dụng
Bán tài sản tài chính
Thu nhập phi nông
nghiệp

Cứu trợ xã
hội Dãn nợ,
khoanh nợ
Nới lỏng các quy
định về sản phẩm
Chương trình hỗ trợ
nơng nghiệp

+ Dừng hoạt động không
quan trọng
Bán tài sản
Di cư
Cứu trợ trong cộng đồng

Nguồn: OECD (2009)

Như vậy, chiến lược quản lý rủi ro khi vận dụng sang nuôi tôm ven biển
cần: (i) Giảm rủi ro hướng tới phòng tránh rủi ro hay giảm tần suất xuất hiện của
rủi ro bằng các cơng cụ mang tính chất ngăn ngừa rủi ro như kỹ thuật ni,
chương trình khuyến ngư, kiểm soát đầu vào;… (ii) Giảm nhẹ tác động của rủi ro
hướng tới đa dạng hóa sản xuất, hợp tác, tương hỗ, bảo hiểm… để chuyển giao
rủi ro hay làm giảm bớt tác động xấu khi rủi ro xảy ra; (iii) Khắc phục rủi ro khi
rủi ro đã xảy ra để hướng tới sớm phục hồi.

2.1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro
Theo Bùi Thị Minh Nguyệt (2004), quản lý rủi ro gồm các nội dung chính
như sau: Nhận dạng, phân tích, đo lượng rủi ro; kiểm sốt, phịng ngừa rủi ro; tài
trợ khi rủi ro khi xuất hiện.
a. Nhận dạng, phân tích, đo lường rủi ro
Nhận dạng rủi ro: là q trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro

7

download by :


trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hoạt động nhận dạng rủi ro bao gồm
các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu nhằm thống kê tất cả các rủi ro,
không chỉ những rủi ro đã xảy ra, mà cịn dự báo được những rủi ro mới có thể
xuất hiện, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm sốt, giảm thiểu rủi ro thích
hợp. Để nhận dạng rủi ro phải lập bảng liệt kê tất cả các dạng các rủi ro đã, đang
và sẽ có thể xuất hiện. Có thể sử dụng phương pháp lập bảng hỏi nghiên cứu về
rủi ro và tiến hành điều tra. Câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Gặp phải các
loại rủi ro nào? Tổn thất bao nhiêu? Số lần xuất hiện và thời gian xuất hiện?
Những biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro? Kết quả đạt được? Những rủi ro
chưa xảy ra và có thể xuất hiện? Lý do? Những ý kiến đánh giá về đề xuất về
QLRR (Bùi Thị Minh Nguyệt, 2004).
Phân tích rủi ro: Nhận dạng được các rủi ro và lập bảng liệt kê các rủi ro có
thể đến, đây là bước khởi đầu của công tác quản lý rủi ro. Bước tiếp theo là phải
tiến hành phân tích rủi ro, phải xác định được nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ
sở đó mới có thể tìm ra các giải pháp phịng ngừa. Đây là công việc rất phức tạp
bởi mỗi loại rủi ro thường do nhiều nguyên nhân (Bùi Thị Minh Nguyệt, 2004).
Đo lường rủi ro: Là công việc xác định tần suất xuất hiện rủi ro trong một
khoảng thời gian xác định và xác định mức độ nghiêm trong của rủi ro. Trên cơ

sở đó có thể lập ma trận đo lường rủi ro (Bùi Thị Minh Nguyệt, 2004).
Bảng 2.2. Ma trận đo lƣờng rủi ro
Tần suất xuất hiện
Mức độ nghiêm trọng
Cao
Thấp

Cao

Thấp

I
II

III
IV
Nguồn: Bùi Thị Minh Nguyệt (2004)

- Ô I: Tập trung những rủi ro các mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất
hiện cũng cao;
- Ô II: Tập trung những rủi ro các mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất
hiện thấp;
- Ô III: Tập trung những rủi ro các mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất
xuất hiện cao;
- Ô IV: Tập trung những rủi ro các mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất
xuất hiện cũng thấp.

8

download by :



- Để đánh giá mức độ nghiêm trong của rủi ro người ta sử dụng 02 tiêu chí:
Mức độ tổn thất nghiêm trọng và tần suất xuất hiện, trong đó tổn thất nghiêm
trọng đóng vai trị quyết định. Vì vậy, sau khi đo lường, phân loại các loại rủi ro,
sẽ tập trung quản lý những rủi ro thuộc nhóm I, sau đó theo thứ tự ưu tiến đến
nhóm II và nhóm III và cuối cùng là nhóm IV (Bùi Thị Minh Nguyệt, 2004).
b. Kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro
Theo Bùi Thị Minh Nguyệt (2004), kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các
biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các hành động,… để ngăn ngừa né trách
hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến.
Kiểm sốt rủi ro bao gồm các biện pháp sau:
- Các biện pháp né tránh rủi ro: là các biện pháp né tránh những hoạt động
hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể có. Đây là biện
pháp sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Né tránh rủi ro có thể chỉ với những
rủi ro có thể né trách được. Nhưng trong cuộc sống có rất nhiều rủi ro bất ngờ
khơng thể né trách được.
- Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro: là sử dụng các biện pháp giảm thiểu số
lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm thiểu mức độ thiệt hại rủi ro mang lại. Các
biện pháp giảm thiểu tổn thất là những biện pháp cứu vớt những tài sản còn lại,
xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro, lập quỹ dự phòng, phân
tán rủi ro, chuyển giao rủi ro.
c. Tài trợ khi rủi ro
Có 02 biện pháp tài trợ rủi ro là khắc phục rủi ro và chuyển giao rủi ro:
+ Biện pháp khắc phục rủi ro: Đây là hình thức mà người gặp phải tổn thất
phải tự khắc phục rủi ro đã xảy ra hay tự chấp nhận khoản tổn thất đó. Có rất
nhiều hình thức khác nhau trong biện pháp chấp nhận rủi ro, tuy nhiên có thể
chia làm 02 nhóm: Chấp nhận rủi ro chủ động và chấp nhận rủi ro thụ động.
Trong chấp nhận rủi ro thụ động, người ta gặp tổn thất khơng có chuẩn bị trước
và phải vay mượn để khắc phục hậu quả do tổn thất. Đối với chấp nhận rủi ro chủ

động, người ta lập ra quỹ dự phòng rủi ro, quỹ này chỉ để sử dụng bù đắp tổn thất
do rủi ro gây ra (Phạm Minh Thu, 2015).
+ Chuyển giao rủi ro: Bảo hiểm là một trong nhưng phương thức chuyển
giao rủi ro. Hoạt động bảo hiểm hoạt động trên ngun tắc số đơng bù số ít. Bảo
hiểm có tác dụng giúp cho người tham gia ổn định tài chính, khắc phục lại sản

9

download by :


xuất khi rủi ro xảy ra (Phạm Minh Thu, 2015).
2.1.3. Phân loại rủi ro và vai trò của nghiên cứu rủi ro
2.1.3.1. Phân loại rủi ro theo nguồn hình thành
Có nhiều rủi ro và khơng chắc chắn có thể áp dụng vào quyết định quản lý
sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các tác giả nghiên cứu về rủi ro trong nông nghiệp
phân loại rủi ro trong nông nghiệp thành các nhóm theo nguồn hình thành
(Chavas, 2004, Hazell et al., 1986 và Hardaker et al., 1997) bao gồm:
Rủi ro trong sản xuất: Rủi ro sản xuất xảy ra do việc không đốn trước
được tình hình thời tiết cũng như những bất định trong sản xuất nông nghiệp như
sâu hại, dịch bệnh và nhiều yếu tố khơng dự đốn trước được khác... Trong
NTTS nói chung và nơi tơm nói riêng, dịch bệnh là yếu tố rủi ro lớn nhất của rủi
ro sản xuất.
Rủi ro về giá cả hay rủi ro về thị trường: Rủi ro về thị trường xảy ra do
người nuôi không biết trước được giá mua đầu vào như cám công nghiệp và giá
bán đầu ra như giá bán thương phẩm. Trong khi đó nơng dân lại phải quyết định
sử dụng bao nhiêu đầu vào và sản xuất ra bao nhiêu sản phẩm. Đặc biệt thị
trường ngày càng trở lên cạnh tranh gay gắt hơn do ngày càng có người tham gia
thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời yêu cầu của người tiêu dùng
ngày càng cao. Do đó, vấn đề giá cả và rủi ro thị trường ngày càng quan trọng

theo thời gian.
Rủi ro thể chế hay rủi ro chính sách: Rủi ro này xảy ra bởi vì Chính phủ
cũng là một nguồn rủi ro của nơng dân. Những thay đổi về luật pháp, chính
sách chẳng hạn như luật xử lý chất thải trong NTTS, luật thuế,... đều có ảnh
hưởng đến nơng dân. Rủi ro thể chế cũng bao hàm rủi ro trong các mối quan hệ
liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị.
Rủi ro tài chính và rủi ro tín dụng: Rủi ro về mặt tài chính liên quan đến sự
an tồn hoặc mất an tồn về mặt tài chính của hộ nơng dân. An tồn tài chính của
hộ thể hiện ở khả năng sử dụng vốn vay để tạo ra lợi nhuận và khả năng thanh toán
tiền vay... Nếu tỷ lệ vốn vay trong tổng vốn sản xuất càng cao thì rủi ro càng lớn.
Ngoài ra, tăng lãi suất vốn vay cũng dẫn đến khả năng tăng rủi ro về mặt tài chính.
2.1.3.2. Phân loại rủi ro theo mức độ ảnh hưởng của rủi ro
Theo Trần Đình Thao (2010), rủi ro có thể phân loại theo mức độ ảnh

10

download by :


hưởng của rủi ro, cụ thể bao gồm:
- Rủi ro cá nhân là rủi ro chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân nào đó;
- Rủi ro cộng đồng là rủi ro ảnh hưởng đến cả cộng đồng.
2.1.3.3. Phân loại rủi ro theo mức độ xuất hiện của rủi ro
Cũng theo Trần Đình Thao (2010), rủi ro cịn có thể được phân loại dựa vào
mức độ xuất hiện của rủi ro:
- Rủi ro riêng rẽ là rủi ro chỉ xuất hiện 1 loại ở một thời gian nhất định;
- Rủi ro dây chuyền là khi rủi ro này xuất hiện thường kéo theo những loại
rủi ro khác;
- Rủi ro kết hợp là nhiều loại rủi ro khác nhau cùng xuất hiện kết hợp.
Như vậy, trong thực tế có nhiều cách phân loại rủi ro khác nhau nhưng

trong nghiên cứu đề tài này sử dụng cách phân chia rủi ro theo nguồn hình thành
và tập trung chủ yếu vào loại rủi ro sản xuất. Trong rủi ro sản xuất chọn nghiên
cứu rủi ro dịch bệnh.
2.1.4. Thực tiễn về quản lý rủi ro trong nông nghiệp
Theo báo cáo phát triển thế giới 2000-2001 của Worldbank (2001), cơ chế
QLRR của người sản xuất chia ra làm hai cơ chế: cơ chế phi chính thức (informal
mechanism) và chính thức (formal mechanism) bao gồm các chiến lược trước và
sau khi rủi ro xảy ra (ex ante & ex post strategies).
- Cơ chế QLRR phi chính thức (informal mechanism): Cơ chế QLRR phi
chính thức đề cập tới các chiến lược QLRR trước khi rủi ro xảy ra trên vùng ni
trồng của hộ gia đình, được đặc trưng bởi việc đa dạng hóa sản xuất trong nơng
nghiệp. Đa dạng đối tượng nuôi trồng, sử dụng các loại giống có khả năng chống
chịu sâu bệnh, chịu được nóng hạn hay mưa lũ, thích ứng được khi rủi ro xảy ra.
Bên cạnh đó, việc đa canh, đa con, luân canh trong sản xuất để đa dạng hóa
nguồn thu. Nếu có rủi ro xảy ra, nguồn thu không bị giảm sút lớn do thiệt hại đối
tượng này đã có đối tượng khác dự phịng. Các hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp
đa dạng hóa nguồn thu nhập nhằm giảm ảnh hưởng của các cú sốc trong tương
lai đến một trong các nguồn thu đó.
Theo Walker and Ryan (1990), phần lớn các hộ gia đình ở vùng nơng thơn
Ấn Độ được khảo sát bởi ICRISAT đều có thu nhập từ ít nhất hai nguồn khác
nhau. Những nông dân khi hết mùa vụ (off-farm) có thể bn bán hoặc làm đồ

11

download by :


thủ cơng mỹ nghệ. Bên cạnh đó, biện pháp chia sẻ rủi ro mùa vụ thông qua việc
cho thuê đất và thuê lao động cũng được cho là phương pháp hữu hiệu để giảm
rủi ro giữa các cá nhân, từ đó giảm thiệt hại. Khi rủi ro xảy ra, người dân cần bán

những tài sản dự trữ, vật hoặc phân bổ lại nguồn lực lao động cho những hoạt
động kinh tế ngồi sản xuất nơng nghiệp để làm cơ sở phục hồi những mất mát từ
rủi ro thiên tai.
- Cơ chế QLRR chính thức (formal mechanism): Chính phủ đóng vai trò
quan trọng trong QLRR cả trước và sau khi rủi ro xảy ra. Trong đó, cán bộ
khuyến nơng thực hiện cơng tác tập huấn cho người dân về các tình huống có thể
xảy ra. Khi rủi ro xảy ra là việc làm rất cần thiết để người dân có thể lường trước
các tình huống xấu nhất và để có chiến lược ứng phó. Bên cạnh đó, chính phủ
cũng giúp củng cố cơ sở hạ tầng như đê điều, các hệ thống thủy lợi,.. để giúp
thốt nước khi có bão, lũ đồng thời giảm rủi ro về dịch bệnh, đồng thời thơng qua
các chương trình xã hội, đặc biệt là trợ cấp tiền mặt kịp thời cho người dân khi
thiên tai xảy ra.
Trên thực tế ở các nước đang phát triển, nơng thơn, nơng nghiệp và nơng dân
có xu hướng đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong khi thu nhập, mức độ thay thế và
sở hữu tài sản thấp (World Bank, 2001). Hạn chế về tài sản, cơ hội đa dạng hóa thu
nhập, khả năng tiếp cận bảo hiểm, thị trường tín dụng, cùng với thiếu hụt của thị
trường và nguồn lực của chính phủ tham gia quản lý rủi ro trong nông nghiệp nên
nông dân thường sử dụng cơ chế phi chính thống để quản lý rủi ro.
Cùng với chiến lược mang tính tự vệ của nơng trại để khắc phục rủi ro, chiến
lược giảm nhẹ tác động của rủi ro dựa vào thị trường chủ yếu thông qua chuyển
giao rủi ro đang nhận được sự quan tâm trên thế giới (World Bank, 2000 và 2001).
Các quốc gia phát triển đã tiến hành bảo hiểm toàn bộ hoặc một số rủi ro trong
nông nghiệp. Thiên tai, thảm họa và dịch bệnh trong giai đoạn vừa qua diễn biến
phức tạp và xảy ra liên tiếp đã làm tăng nhu cầu bảo hiểm nơng nghiệp trên tồn
thế giới. Về lý thuyết, bảo hiểm là công cụ quan trọng của thị trường để giảm nhẹ
tác động của rủi ro trong sản xuất nơng nghiệp; Cịn thực tế như thế nào?
Bảo hiểm nơng nghiệp là một cơ chế QLRR chính thức khác được sử dụng
ở nhiều quốc gia. Theo FAO (2011), để QLRR hiệu quả và giảm thiểu bớt thiệt
hại do rủi ro gây ra, bảo hiểm nơng nghiệp chi phí thấp ngày càng được xem là
cơ chế cho việc cung cấp sự bảo đảm cho người dân đang hàng ngày đối mặt với


12

download by :


rủi ro này nhằm giảm bớt sự ảnh hưởng. Hệ thống bảo hiểm nông nghiệp được
thực hiện tại một loạt các quốc gia trên thế giới.
Châu Á chiếm 86% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của thế giới (Silva
& Davy, 2012), với năm quốc gia nuôi tôm lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hoạt
động bảo hiểm nông nghiệp ở khu vực này còn nhiều hạn chế.
Trung Quốc - nước nuôi tôm lớn nhất thế giới - đang nỗ lực cải thiện bảo
hiểm nơng nghiệp bằng chính sách trợ cấp phí bảo hiểm cho nơng dân. Tuy
nhiên, tỷ lệ bảo hiểm nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc chỉ đạt 5%.
Trong khi ở châu Âu, tỷ lệ bảo hiểm cho nuôi trồng thủy sản ở các quốc gia
như Na Uy đạt gần 100% đã góp phần phát triển bền vững thủy sản (Hương Trà,
2014). Rõ ràng, bảo hiểm nông nghiệp là một cơng cụ tài chính hướng tới quản lý
rủi ro, đặc biệt đối với ngành có tính bất ổn cao như nuôi tôm ven biển.
Tại Na Uy, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Hàn Quốc… doanh nghiệp bảo hiểm đã
chủ động khuyến khích nơng dân áp dụng các quy chuẩn thực hành tốt về an tồn
sinh học, mơi trường trong sản xuất để giảm thiểu rủi ro và phát triển nông
nghiệp bền vững. Theo kinh nghiệm của Cơ quan bảo hiểm nông nghiệp Tây Ban
Nha (ENESA), hợp tác công tư có vai trị quan trọng trong triển khai bảo hiểm
nơng nghiệp thành công. Tây Ban Nha tập trung hỗ trợ: phí bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm.
2.2. HIỆN TRẠNG VỀ NUÔI VÀ DỊCH BỆNH TRÊN TÔM Ở VIỆT NAM
2.2.1. Hiện trạng nuôi tôm ở Việt Nam giai đoạn 2010 -2018
Ngành tôm Việt Nam đã phát triển mạnh và có đó góp quan trọng trong
ngành thuỷ sản nói riêng và kinh tế đất nước trong nhiều năm qua; cải thiện bộ
mặt kinh tế khu vực ven biển, tạo công ăn việc làm, ổn định xã hội. Thực tiễn đã

chứng minh, nghề ni tơm là nhân tố đóng vai trị chính trong phát triển ngành
thủy sản Việt Nam; tơm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong
nhóm hàng thủy sản của Việt Nam. Theo các báo cáo của Hiệp hội chế biến và
xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong giai đoạn 2010-2018, sản xuất và xuất khẩu
tơm Việt Nam đã có bước đột phá khá thành công, ghi dấu ấn đậm nét vào lịch sử
phát triển ngành thủy sản Việt Nam với mức tăng trưởng cao cả diện tích – năng
suất – sản lượng – kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2018, tổng diện tích ni tôm
nước lợ đạt 736.000 ha, sản lượng đạt 762.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu
đạt 3,863 tỷ USD (chiếm 40,38% tổng giá trị XKTS Việt Nam).

13

download by :


Bảng 2.3. Hiện trạng phát triển nuôi tôm Việt Nam giai đoạn 2010-2018
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Tổng diện tích
(ha)
639.115

653.003
655.156
664.783
673.768
681.254
694.645
721.100
736.000

Tổng sản lƣợng
(tấn)

Tổng giá trị XK
tơm (1000USD)

469.893
473.375
487.960
520.020
565.118
603.111
657.282
683.400
762.000

2.108.266
2.396.097
2.222.362
3.114.360
3.952.910

2.952.372
3.150.390
3.863.000
3.554.000
Nguồn: VASEP (2019)

2.2.2. Hiện trạng về dịch bệnh trên tôm nuôi ở Việt Nam
Trong thời gian gần đây, chất lượng mơi trường vùng ni có chiều
hướng suy giảm, dịch bệnh trên tơm nước lợ có chiều hướng gia tăng và diễn
biến phức tạp. Một số bệnh phổ biến gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm như:
đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV), hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu
mô (IHHNV), hoại tử cơ (IMNV), hội chứng chết sơm (EMS), bệnh hoại tử gan
tụy cấp tính (AHPND)…. Đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm của Việt
Nam. Tình hình diện tích tơm bị thiệt hai và diện tích tơm bị bệnh ở Việt Nam
trong giai đoạn 2013-2018 cụ thể tại Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Hiện trạng diện tích tôm bị thiệt hại và dịch bệnh trên tôm nuôi ở
Việt Nam giai đoạn 2013-2018
Tổng cộng
Năm

Diện tích ni bị thiệt hại
(ha)

Diện tích bệnh
(ha)

Tỷ lệ bệnh
(%)

2013

2015
2017
2018

29.500
53.927
39.229
37.407

18.875
17.705
13.064
13.219

63,98
32,83
33,30
35,34
Nguồn: Cục Thú y (2019)

Theo báo cáo Cục Thú Y (2019): Tổng diện tích tơm ni bị thiệt hại là
37.407 ha, trong đó diện tích tơm bị thiệt hại do bệnh là 13.219 ha (chiếm

14

download by :


×