Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỒNG ANH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC THI CHÍNH SÁCH
NGƯỜI CĨ CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH BA,
TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340401

PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày…. tháng ... năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Anh

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ làng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào
tạo, Bộ môn kế hoạch và đầu tư, Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, cơng chức Phịng Lao
động thương binh và xã hội huyện Thanh Ba đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày…. Tháng ... năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Hồng Anh

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình, sơ đồ ...................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách người có cơng ở nước ta ........ 4
2.1.

Cơ sở lý luận về thực thi chính sách đối với người có cơng ............................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 4

2.1.2.


Đặc điểm, vai trị và mục đích của thực thi chính sách đối với người có cơng ....... 11

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu thực thi chính sách người có cơng ................................. 13

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách người có cơng ........................... 23

2.2.

Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách người có cơng ...................................... 25

2.2.1.

Kinh nghiệm thực thi chính sách người có cơng ở một số địa phương của
tỉnh Phú Thọ...................................................................................................... 25

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Thanh Ba ............................................. 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 29

3.1.1.


Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................. 29

3.1.2.

Nguồn lực về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba .......................... 32

iii

download by :


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 37

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ..................................................................... 37

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................. 37

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 38

3.2.4.

Phương pháp xử lý phân tích số liệu................................................................. 39


3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 42
4.1.

Giải pháp thực thi chính sách người có cơng ở huyện Thanh Ba giai đoạn
2015-2017 ......................................................................................................... 42

4.1.1.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đối với người có cơng trên
địa bàn huyện Thanh Ba ................................................................................... 42

4.1.2.

Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách đối với người
có cơng trên địa bàn huyện Thanh Ba............................................................... 45

4.1.3.

Kết quả triển khai thực thi chính sách người có cơng trên địa bàn huyện
Thanh Ba ........................................................................................................... 47

4.1.4.

Thực trạng thực thi chính sách người có cơng qua khảo sát các hộ điều tra .... 57


4.1.5.

Đánh giá chung kết quả thực thi các chế độ ưu đãi người có cơng trên địa
bàn huyện huyện Thanh Ba .............................................................................. 65

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách đối với người có cơng
trên địa bàn huyện Thanh Ba ............................................................................ 68

4.2.1.

Chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước ................................... 68

4.2.2.

Phân cấp phân quyền trong tổ chức thực thi chính sách ................................... 69

4.2.3.

Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các hoạt
động thực thi chính sách đối với người có công .............................................. 72

4.2.4.

Năng lực của tổ chức, cán bộ thực thi chính sách............................................. 75

4.2.5.

Sự tham gia và ủng hộ của đối tượng người có cơng ....................................... 77


4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường thực thi chính sách đối với người có
cơng trên địa bàn huyện Thanh Ba ................................................................... 78

4.3.1.

Định hướng tăng cường thực thi chính sách đối với người có công huyện
Thanh Ba ........................................................................................................... 78

4.3.2.

Giải pháp tăng cường thực thi chính sách đối với người có cơng huyện
Thanh Ba ........................................................................................................... 79

iv

download by :


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 84
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 84

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 85


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 87
Phụ lục... ......................................................................................................................... 91

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Ba ....................................... 33

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017 ...... 34

Bảng 3.3.

Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Ba qua 3 năm (2015-2017) ....... 35

Bảng 3.4.

Số lượng mẫu dự kiến điều tra .................................................................. 39

Bảng 4.1.

Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền................................................. 45

Bảng 4.2.


Đội ngũ cán bộ LĐTBXH huyện Thanh Ba năm 2017 ............................ 48

Bảng 4.3.

Qui mô, cơ cấu người có cơng ở huyện Thanh Ba ................................... 49

Bảng 4.4.

Tình hình chi trả trợ cấp hàng năm ........................................................... 50

Bảng 4.5.

Tình hình chi trả chế độ hàng tháng cho người có công năm 2017 .......... 51

Bảng 4.6.

Tổng hợp số lượng người có cơng điều dưỡng năm 2016, 2017 .............. 53

Bảng 4.7.

Bảng tổng hợp xây nhà tình nghĩa ............................................................ 53

Bảng 4.8.

Tổng hợp kết quả vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa ................................... 56

Bảng 4.9.

Kinh phí tặng quà đối tượng chính sách nhân dịp kỷ niệm ngày

Thương binh – Liệt sỹ 27/7/2017 ............................................................. 56

Bảng 4.10.

Thực hiện các chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng ............. 58

Bảng 4.11.

Tổng hợp đối tượng thương binh, bệnh binh ............................................ 59

Bảng 4.12.

Tình hình thực hiện các chế độ ưu đãi đối với Thương bệnh binh ........... 59

Bảng 4.13.

Tổng hợp đối tượng thân nhân liệt sĩ ........................................................ 60

Bảng 4.14.

Tình hình thực hiện các chế độ ưu đãi đối vơi thân nhân liệt sĩ ............... 61

Bảng 4.15.

Tổng hợp đối tượng người HĐKC bị nhiễm chất độc hóa học và con
đẻ người HĐKC vị nhiễm chất độc hóa học ............................................. 62

Bảng 4.16.

Tình hình thực hiện các chế độ ưu đãi đối với người HĐKC và con

đẻ bị nhiễm CĐHH ................................................................................... 62

Bảng 4.17.

Tình trạng sức khỏe người có cơng .......................................................... 63

Bảng 4.18.

Nguồn thu nhập khác của người có cơng với cách mạng tại huyện
Thanh Ba ................................................................................................... 64

Bảng 4.19.

Vấn đề việc làm của người có cơng .......................................................... 64

Bảng 4.20.

Hồn cảnh gia đình người có cơng ........................................................... 65

Bảng 4.21.

Đánh giá của cán bộ LĐTBXH về sự phù hợp của các chính sách
khi thực thi chính sách người có cơng thời gian gần đây ......................... 68

vi

download by :


Bảng 4.22.


Tổng hợp tình hình kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực thi chính
sách người có cơng giai đoạn 2010 - 2017 ............................................... 74

Bảng 4.23.

Đánh giá năng lực cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội qua cán
bộ đánh giá cán bộ cùng cấp ..................................................................... 76

Bảng 4.24.

Đánh giá của đối tượng NCC về năng lực cán bộ thực thi chính sách
người có cơng ........................................................................................... 76

vii

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHYT

Bảo hiểm y tế

CĐHH


Chất độc hóa học

HĐCM

Hoạt động cách mạng

HĐKC

Hoạt động kháng chiến

HĐND

Hội đồng nhân dân

LĐTBXH

Lao động thương binh và Xã hội

NCC

Người có cơng

UBND

Ủy ban nhân dân

UĐXH

Ưu đãi xã hội


viii

download by :


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình:
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ ................................. 30

Sơ đồ:
Sơ đồ 4.1.

Phân cấp trong xây dựng và thực hiện chính sách NCC........................... 69

Sơ đồ 4.2.

Cơ cấu bộ máy tổ chức thực thi chính sách Người có cơng ..................... 70

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hồng Anh
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có cơng trên địa bàn
huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Mã số: 8340401


Ngành: Quản lý kinh tế
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cở sở đánh giá thực trạng thực thi chính sách
người có cơng trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ thời gian qua đề xuất giải
pháp nhằm tăng cường thực thi chính sách đối với người có cơng của huyện trong
thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào thực trạng thực thi chính sách người có
cơng trên địa bàn huyện Thanh Ba, 05 điểm nghiên cứu được lựa chọn gồm: Xã Yển
Khê, Thị trấn Thanh Ba, xã Đông Thành, xã Mạn Lạn và xã Lương Lỗ. Các số liệu
thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin sẵn có như: Niên giám thống kê các
cấp, báo cáo kết quả thực hiện các giải pháp thực thi chính sách người có cơng
huyện Thanh Ba, báo cáo khoa học, tạp chí chun ngành,... đã được cơng bố. Các
số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
đối với các đối tượng là người có cơng, cán bộ, cơng chức, cán bộ quản lý tại địa
phương. Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ thống kê
nhằm làm rõ thực trạng thực hiện các giải pháp thực thi chính sách người có cơng
trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận về thực thi chính sách người có cơng (các
khái niệm, đặc điểm, vai trị, mục đích, nội dung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng),
nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở
đó, nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm trong thực hiện các giải pháp thực thi
chính sách người có cơng trên địa bàn huyện Thanh Ba.
Trong giai đoạn 2015 -2017, chính quyền địa phương và các tổ chức trên địa bàn
huyện Thanh Ba đã có nhiều cố gắng trong thực hiện các giải pháp thực thi chính sách
người có cơng như giải pháp tuyên truyền, phổ biến chính sách, xây dựng kế hoạch triển
khai thực thi chính sách, huy động vận động ủng hộ quỹ Đền ơn đáp nghĩa, huy động sự

tham gia của các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ cùng nhà nước chăm lo cho người có

x

download by :


cơng. Từ việc phân tích thực trạng thực thi giải pháp thực thi chính sách trên địa bàn
huyện Thanh Ba cho thấy về cơ bản đời sống vật chất, tinh thần của người có cơng và
gia đình người có cơng với cách mạng được đảm bảo bằng hoặc cao hơn mức sống
trung bình khu dân cư. Tuy nhiên trên địa bàn huyện vẫn còn một số người chưa được
hưởng chế độ chính sách, một số người có cơng hưởng sai chính sách, cơng tác thực thi
chính sách người có cơng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính
sách đối với người có cơng ở huyện Thanh Ba như chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước; phân cấp phân quyền; tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo; năng lực của tổ chức, cán bộ thực thi chính sách; sự tham gia, ủng hộ của đối tượng
người có cơng.
Một số giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường thực thi chính sách người có
cơng trên địa bàn huyện Thanh Ba thời gian tới như sau: Tăng cường tuyên truyền, nhận
thức trong thực hiện chính sách người có cơng: Tăng cường nguồn lực tài chính, nâng
cao chất lượng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan
liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương; Đổi mới cơng tác quản lý, nâng cao vai
trị trách nhiệm. Tăng cường khai thác cơ sở dữ liệu, ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ và quản lý đối tượng nhằm nâng cao chất lượng
thực thi chính sách ưu đãi đối với người có cơng tên địa bàn huyện ngày càng tốt hơn.

xi

download by :



THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Hong Anh
Title: Solutions towards improving implementation of policies to accredited people in
Thanh Ba district, Phu Tho province.
Major: Economic Management

Code: 8340401

Organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objective: From the basis of situation of implementing policies for
accredited people in Thanh Ba district in previous years propose solutions towards
improving implementation of policies to accredited people in Thanh Ba district, Phu
Tho province.
Research method: Due to the situation of implementing policies for accredited
people in Thanh Ba district, 05 research locations were selected: Yen Khe, Thanh Ba,
Man Lan, Luong Lo. The secondary data are collected from different sources such as
newspapers, magazines, public reports... related to the research contents. The primary
data are collected from semi-structure questionnaires, structure questionnaires, PRA to
accredited people, local officers in surveyed area. Descriptive and comparative analysis
were employed to indicate the contemporary solutions of implementing policies for
accredited people in Thanh Ba, Phu Tho.
Research outcome and conclusion:
The study represents the theoretical and practical basis about policies for accredited
people (definitions, characteristic, roles, purpose, content and influencing factor),
experiences from other districts in Phu Tho province. From that, the study concluded some
lessons in implementing policies to accredited people in Thanh Ba district.
In the period 2015-2017, local authority and other organizations in Thanh Ba has
tried to undertake solutions towards improving implementation of policies to accredited

people in Thanh Ba district, Phu Tho province such as propagandizing policies,
establishing and undertaking plans, mobilizing the donation fund for accredited people,
mobilizing the involvement of organizations, individuals participating into helping
government in term of taking care of both physical and mental conditions for accredited
people as well as accredited people's family. However, some accredited people have
received no or inappropriate regimes, policies, activities of implementing policies still
occurred many limitations.

xii

download by :


The influencing factors to implementation of policies to accredited people in
Thanh Ba district, Phu Tho province are orientation and policies of government,
authority hierarchy, activities of inspection, resolving of complaints, capacity of
officers, the involvement and support of accredited people.
Some solutions towards improving implementation of policies to accredited
people in Thanh Ba district, Phu Tho province are: improving propagandizing,
awareness in implementing policies for accredited people: Enhance finance resource,
improve the quality of movement "Den on dap nghia", improve the collaboration
between functional organizations and local authorities, reform the activities of
management, enhance roles and responsibility, improve data and technology
exploitation, apply technology in term of seeking martyr's bones and manage accredited
people towards improving the quality of implementing policies to accredited people in
Thanh Ba district better.

xiii

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh gian khổ, để lại những hậu
quả để lại là quá lớn. Chúng không chỉ tàn phá nặng nề nền kinh tế của nước ta,
mà còn để lại những thương tật, những mất mát mà bao người con ưu tú của dân
tộc phải mang trên mình suốt phần đời cịn lại, nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh
đời sống của những người có cơng. Đó là những nỗi đau khơng gì có thể bù đắp
hết. Ngày ngày, chúng ta vẫn chứng kiến biết bao người có cơng cịn phải vật vã
đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Bởi vậy, kế thừa và phát huy đạo
lý, truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”,
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm ưu đãi đặc biệt đến những
người có cơng với cách mạng.
Hiện nay, cả nước có hơn 8,8 triệu đối tượng người có cơng với cách
mạng, chiếm 10% dân số. Trong đó có hơn 1,4 triệu người có cơng đang hưởng
trợ cấp ưu đãi hàng tháng; có gần 1,2 triệu liệt sĩ; trên 117.300 Bà Mẹ được Nhà
nước phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh
hùng”; gần 800.000 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh;
hơn 312.000 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; gần 1,9
triệu người có cơng giúp đỡ cách mạng; hơn 4 triệu người hoạt động kháng chiến
giải phóng dân tộc được tặng huân chương, huy chương kháng chiến. Ngồi ra,
cả nước cịn thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi với hàng vạn thanh niên xung phong.
Hơn 1,4 triệu người có thành tích tham gia kháng chiến được hưởng chế độ trợ
cấp một lần (Long Đỉnh và Thành Thật, 2016).
Trong chiến tranh, nhân dân huyện Thanh Ba đã cùng với nhân dân cả
nước vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc. Hịa bình lập lại,
người dân Thanh Ba đồn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, ra sức xây dựng
quê hương giàu đẹp.
Thời gian qua, việc thực thi chính sách người có cơng trên địa bàn

huyện Thanh Ba đã có những bước phát triển đáng kể, khẳng định được vai
trò quan trọng trong việc quan tâm, chăm lo mọi mặt đời sống vật chất và tinh
thần đối với các thương bệnh binh và gia đình của họ bằng nhiều việc làm thiết

1

download by :


thực. Do vậy, đời sống của nhiều gia đình người có cơng đã phần nào được ổn
định và cải thiện. Tuy vậy, cơng tác tổ chức thực thi chính sách cịn nhiều hạn chế,
việc chăm sóc, giúp đỡ mới chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của
họ mà chưa thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng khác, công tác tổ chức triển khai
thực thi một số chính sách hỗ trợ mới cịn chưa kịp thời, cơng tác tun truyền,
phổ biến về mục đích, nội dung, u cầu của chính sách khơng đầy đủ, rõ ràng và
kịp thời đến các đối tượng liên, cán bộ quản lý, thực thi chính sách người có cơng
ở một số xã trên địa bàn huyện còn chưa nắm chắc hết các chế độ, chính sách ưu
đãi người có cơng do đó cơng tác tổ chức thực thi chính sách người có cơng cịn
chưa đảm bảo. Qua tổng rà sốt thực thi chính sách ưu đãi người có cơng trong
02 năm 2014 -2015 cho thấy vẫn còn một số người chưa được hưởng chế độ
chính sách ưu đãi người có cơng, một số người còn chưa được hưởng đầy đủ chế
độ ưu đãi và vẫn có người hưởng sau chế độ ưu đãi. Trên địa bàn huyện Thanh
Ba vẫn còn nhiều người tham gia hoạt động kháng chiến chưa được hưởng chính
sách, số người hưởng sai chế độ mà họ được hưởng. Xuất phát từ thực tế trên
đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường thực thi
chính sách người có cơng trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cở sở đánh giá thực trạng thực thi chính sách người có cơng trên địa
bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017, đề xuất giải pháp

nhằm tăng cường thực thi chính sách đối với người có cơng của huyện đến năm
2020 và những năm tiếp theo
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách
đối với người có cơng;
- Đánh giá thực trạng thực thi chính sách người có cơng trên địa bàn
huyện Thanh Ba giai đoạn 2015 -2017;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đối với người có
cơng trên địa bàn huyện Thanh Ba;
- Đề xuất giải pháp tăng cường thực thi chính sách đối với người có cơng
trên địa bàn huyện Thanh Ba đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

2

download by :


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực
thi chính sách đối với người có cơng.
• Đối tượng khảo sát:
Cơ quan thực thi chính sách đối với người có trên địa bàn huyện gồm cán
bộ, cơng chức cấp huyện và cán bộ chính sách các xã, thị trấn, khu dân cư.
Người có cơng, thân nhân người có cơng được hưởng chế độ chính sách
ưu đãi người có cơng trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Doanh nghiệp tham gia hỗ trợ thực thi chính sách đối với người có cơng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Thực trạng thực thi chính sách đối với người có

cơng trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ thời gian qua và giải pháp tăng
cường thực thi chính sách này tại địa phương thời gian tới.
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại huyện Thanh Ba, tỉnh
Phú Thọ.
- Về thời gian nghiên cứu:
Số liệu thứ cấp: Thu thập trong 3 năm 2015 - 2017
Số liệu sơ cấp: Điều tra và thu thập trong năm 2017
Giải pháp đề xuất đến năm 2020 và những năm tiếp theo
Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan
đến thực trạng thực thi chính sách người có cơng trên địa bàn huyện Thanh Ba,
tỉnh Phú Thọ:
- Thực trạng thực thi chính sách người có cơng trên địa bàn huyện Thanh
Ba trong thời gian qua như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách người có cơng
trên địa bàn huyện Thanh Ba?
- Cần đề xuất những giải pháp gì để tăng cường thực thi các chính sách
người có cơng trên địa bàn huyện Thanh Ba trong thời gian tới?

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH
SÁCH NGƯỜI CĨ CƠNG Ở NƯỚC TA
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI
CĨ CƠNG
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1. Khái niệm chính sách, thực thi chính sách
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được
thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo
sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ
nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một
hệ thống xã hội”. Theo tác giả thì khái niệm “hệ thống xã hội” được hiểu theo
một ý nghĩa khái quát. Đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một
doanh nghiệp, một nhà trường.
Chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các
công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế-xã hội nhằm
giải quyết vấn đề nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định
Chính sách là một q trình hành động có mục đích mà một cá nhân
hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề.
Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc phương hướng dẫn
dắt hành động mà chính phủ lựa chọn trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực
Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ nhằm điều khiển nền
kinh tế xã hội hướng tới mục tiên nhất định, từng bước tháo gỡ những khó khăn
trong thực tiễn, bảo đảo sự vận hành của nền kinh tế xã hội thơng qua các văn
bản chính sách.
Thực thi chính sách là q trình biến các chính sách thành những kết quả
trên thực tế thơng qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước nhằm
hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra.
2.1.1.2. Khái niệm chính sách xã hội
Chính sách xã hội là những nguyên lý cơ bản dẫn dắt hành động của chính
phủ nhằm can thiệp vào lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, dinh dưỡng, dân số,
việc làm, bảo hiểm xã hội và phát triển xã hội nhằm mục tiêu cuối cùng là tăng
an sinh xã hội.

4


download by :


Chính sách xã hội có nhiều cách nhìn và cách tiếp cận khác nhau. Theo tác
giả Bùi Đình Thanh “Chính sách xã hội là cụ thể hóa và thể chế hóa bằng pháp
luật những chủ trương, biện pháp để giải quyết các vấn đề xã hội dựa trên những
tư tưởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất chế độ xã
hội - chính trị, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung
và của từng nhóm xã hội nói riêng nhằm mục đích cao nhất là thỏa mãn những
nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân”.
Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản
Việt Nam (12/1986) đã khẳng định: Chính sách xã hội đúng đắn và hạnh phúc
con người là động lực to lớn phát huy mọi tiền năng sáng tạo của nhân dân trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chính sách xã hội đảm bảo và không ngừng
nâng cao đời sống vật chất cho mọi thành viên trong xã hội
Qua đó ta có thể thấy, Chính sách xã hội là sự thể hiện quan điểm chủ
trương của chủ thể quản lý, mà cao nhất là Nhà nước nhằm tác động vào các
quan hệ xã hội, giải quyết những vấn đề xã hội, góp phần thực hiện cơng bằng xã
hội, tiến bộ và phát triển con người. Đối tượng của CSXH là con người.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay thì: Chính sách là tổng thể các tư
tưởng, giải pháp và công cụ mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên các đối
tượng và khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định của hệ
thống theo định hướng mục tiêu tổng thể.
2.1.1.3. Khái niệm về thực thi chính sách
Thực thi chính sách là tồn bộ q trình chuyển hóa ý chí của chủ thể
trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được mục
tiêu định hướng của nhà nước. Đây là giai đoạn thực thi các mục tiêu của chính
sách trên thực tế. Nói cách khác, đây là giai đoạn vận dụng những giải pháp định
trước để đạt được các mục tiêu chính sách. Trong giai đoạn chính sách được biến
thành kết quả thực tế. Chính sách này bao gồm các hoạt động triển khai, phối hợp

thực thi, kiểm tra đơn đốc và hiệu chỉnh chính sách cùng các biện pháp tổ chức
thực thi để chính sách phát huy tác dụng trong chính sách. Tuy nhiên giai đoạn
này thường chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan làm ảnh
hưởng đến kết quả thực thi, trong đó việc tổ chức thực thi và duy trì chính sách là
yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm sự thành cơng của chính sách.

5

download by :


2.1.1.4. Khái niệm về ưu đãi xã hội
Ưu đãi xã hội được hiểu là sự đãi ngộ của Nhà nước, của cộng đồng và
toàn xã hội về đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với những người có cơng
và gia đình họ.
Ưu đãi xã hội nhằm ghi nhận và tri ân những cá nhân hay tập thể có cống
hiến đặc biệt cho cộng đồng và xã hội. Nhằm đảm bảo công bằng xã hội, tái
sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, giữ gìn truyền thống
của dân tộc, ăn quả nhớ người trồng cây, đảm bảo ổn định cho thể chế chính
trị của Nhà nước. Có chính sách thích hợp, mọi người mới có thể an tâm về
gia đình của mình và sãn sàng hy sinh cho sự nghiệp đất nước.
Ưu đãi xã hội hướng đến hai đối tượng chính: Là những người có
cống hiến đặc biệt cho công cuộc bảo vệ tổ quốc và những người có cống
hiến đặc biệt trong q trình xây dựng đất nước.
Là một bộ phận của hệ thống an sinh xã hội, ưu đãi xã hội có vai trị hết sức
quan trọng trên mọi bình diện của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội và
pháp lý. Nó thể hiện thái độ, tình cảm của đất nước, của dân tộc, của thế hệ con
cháu đối với những người đã cống hiến hy sinh cho đất nước.
2.1.1.5. Khái niệm người có cơng với cách mạng
Người có cơng với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với

cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội; Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH 13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội Người có cơng là những người đã có thành tích trong cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người có cơng cách mạng theo Pháp lệnh bao gồm:
a. Người có cơng với cách mạng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của “Pháp lệnh Ưu đãi người có công
với cách mạng” số: 26/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội; Được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1, Điều 1
của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng thì người có cơng với
cách mạng bao gồm:
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

6

download by :


Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước
Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.
Liệt sĩ.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Bệnh binh.
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm

nghĩa vụ quốc tế.
Người có cơng giúp đỡ cách mạng.
b. Thân nhân của những người có cơng cách mạng quy định tại khoản 1 Điều 1
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với
cách mạng số: 26/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội thì thân nhân của những người có cơng với cách mạng gồm:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người
được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cơng nhận đã tham gia tổ chức cách mạng
trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (Quy định tại khoản 1 Điều 9 Mục 1 chương II
của Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng số: 26/2005/PL-UBTVQH
11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được sửa đổi bổ sung theo
quy định tại Khoản 4 Điều 1 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng)
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước
Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền cơng nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc
thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng
khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 (Quy định tại khoản 1 Điều 10 Mục 2 chương
II của Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng số: 26/2005/PL-UBTVQH
11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được sửa đổi bổ sung theo

7

download by :


quy định tại Khoản 5 Điều 1 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng).
- Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân

dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các
trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; trực tiếp đấu
tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; hoạt động cách mạng,
hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết
đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; làm nghĩa vụ
quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy
hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà
nước và nhân dân; do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phịng, an
ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; Khi đang trực tiếp
làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;
trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phịng,
an ninh có tính chất nguy hiểm; thương binh hoặc người hưởng chính sách như
thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này chết vì
vết thương tái phát; người mất tin, mất tích trong các trường hợp quy định (Quy
định tại khoản 1 Điều 11 Mục 3 chương II của Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng
với cách mạng số: 26/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, được sửa đổi bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 1
Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng).
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hay có thể
hiểu bà mẹ Việt Nam anh hùng là người đã sinh ra và nuôi dưỡng những đưa con
liệt sĩ. Theo quy định Pháp lệnh số 05/2012 “Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước
Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những người: Có 2 con
trở lên là liệt sĩ; chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh suy giảm khả
năng lao động từ 81% trở lên; chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ; Có 1 con là
liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ; Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương
binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (Quy định tại khoản 1 Điều 1 của
Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy
định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”).


8

download by :


- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Thương binh
là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ
21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận
thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau
đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; bị địch bắt, tra tấn vẫn
không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; làm
nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc
cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu
tài sản của Nhà nước và nhân dân; làm nhiệm vụ quốc phịng an ninh ở địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khi đang trực tiếp làm
nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao; trực
tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phịng, an
ninh có tính chất nguy hiểm.
- Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân
nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở
lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan
có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”
(Quy định tại khoản 1 Điều 19 Mục 6 chương II của Pháp lệnh Ưu đãi người có
cơng với cách mạng số: 26/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, được sửa đổi bổ sung theo quy định tại Khoản 12 Điều 1
Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng).
- Bệnh binh là qn nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả
năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có

thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường hợp
sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Hoạt động liên tục ở địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ mười lăm tháng trở lên;
Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ
mười lăm tháng nhưng đã có đủ mười năm trở lên công tác trong Quân đội nhân
dân, Công an nhân dân; Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân
đủ mười lăm năm nhưng khơng đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; Làm nghĩa vụ
quốc tế; Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;
Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm
quyền giao.

9

download by :


Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả
năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công
nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.
Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh khi thực hiện nhiệm
vụ thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều
này đã xuất ngũ về gia đình, nay bị rối loạn tâm thần có liên quan đến bệnh cũ
làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. (Quy định tại Điều 23 Mục 7
chương II của Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng số: 26/2005/PLUBTVQH 11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được sửa đổi bổ
sung theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày
16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng).
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được
cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến
đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân

đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học và do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một
trong các trường hợp sau đây: Mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21%
trở lên; Vô sinh; Sinh con dị dạng, dị tật." (Quy định tại khoản 1 Điều 26 Mục 8
chương II của Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng số: 26/2005/PLUBTVQH 11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được sửa đổi bổ
sung theo quy định tại Khoản 18 Điều 1 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày
16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với
cách mạng).
- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,
đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cơng nhận trong thời
gian bị tù, đày khơng khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không
làm tay sai cho địch" (Quy định tại Điều 28 Mục 9 chương II của Pháp lệnh Ưu
đãi người có cơng với cách mạng số: 26/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 29/6/2005
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 31 của Pháp
lệnh ưu đãi người có cơng cách mạng (về trợ cấp, bảo hiểm) là người tham gia
kháng chiến được Nhà nước tặng “Huân chương kháng chiến”, “Huy chương
kháng chiến”. (Quy định tại Điều 28 Mục 9 chương II của Pháp lệnh Ưu đãi

10

download by :


người có cơng với cách mạng số: 26/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 29/6/2005 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Người có cơng giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách
mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương
"Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có cơng với nước"; người trong gia đình được
tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi cơng" hoặc Bằng "Có công với nước" trước

cách mạng tháng Tám năm 1945; người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc
Huy chương kháng chiến; người trong gia đình được tặng Huân chương kháng
chiến hoặc Huy chương kháng chiến... (Quy định tại Điều 32 Mục 11 chương II
của Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng số: 26/2005/PL-UBTVQH
11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
2.1.2. Đặc điểm, vai trò và mục đích của thực thi chính sách đối với người có cơng
2.1.2.1. Đối tượng thực thi chính sách người có cơng
a. Những người được hưởng chính sách người có cơng
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước
Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;
- Liệt sĩ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế;
- Người có cơng giúp đỡ cách mạng;
- Thân nhân của những người có cơng cách mạng.
b. Đối tượng thực thi chế độ chính sách đối với người có cơng
- Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Thanh Ba;
- Cán bộ Lao động thương binh xã hội của các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện Thanh Ba.

11


download by :


×