Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã ở huyện văn lâm, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ THU HƯƠNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
Ở HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đào Thị Thu Hương

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình
giảng dạy, hướng dẫn tơi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Đình Thao, thầy là
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ
trong q trình nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người
thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đào Thị Thu Hương

ii

download by :


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, hình, biểu đồ .................................................................................... ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.5.

Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................4

2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách cấp xã .......................................................4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản ngân sách cấp xã .......................................................4

2.1.2.

Một số đặc điểm của ngân sách xã ...................................................................5

2.1.3.

Chức năng của ngân sách xã ............................................................................6

2.1.4.

Tổ chức hệ thống và phân cấp quản lý ngân sách xã.........................................6

2.1.5.

Chu trình quản lý ngân sách xã ........................................................................9

2.1.6.

Nội dung nghiên cứu về quản lý ngân sách xã ................................................12

2.1.7.


Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSX ........................................... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã .................................................27

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã tại một số địa phương ở nước ta. .......27

iii

download by :


2.2.2.

Bài học kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã ở huyện văn Lâm, tỉnh
Hưng yên ....................................................................................................... 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................31
3.1.

Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ........31

3.1.1.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ......................................................................31

3.1.2.


Điều kiện kinh tế- xã hội của huyện ...............................................................33

3.1.3.

Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế của huyện ....................37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 39

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận..................................................................................... 39

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 40

3.2.3.

Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................40

3.2.4.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................41

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................ 41


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................43
4.1

Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã ở huyện văn lâm, tỉnh Hưng n .........43

4.1.1.

Thực trạng cơng tác lập dự tốn ngân sách cấp xã. ......................................... 43

4.1.2.

Thực trạng công tác thực hiện ngân sách xã. ..................................................49

4.1.3.

Thực trạng cơng tác quyết tốn ngân sách xã. ................................................67

4.1.4.

Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát, xử lý, vi phạm ngân sách xã.............. 70

4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Văn Lâm .............................................................................................73

4.2.1.

Hạn chế và nguyên nhân của các chính sách giải pháp quản lý ngân sách

cấp xã trong thời gian qua .............................................................................. 73

4.2.2.

Chính sách của Nhà nước...............................................................................76

4.2.3.

Năng lực và trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ trong quản lý thu
chi ngân sách xã............................................................................................. 77

4.2.4.

Đối tượng liên quan đến việc hưởng ngân sách xã ......................................... 83

4.3.

Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã ở
huyện Văn Lâm, tinh Hưng Yên ....................................................................84

4.3.1.

Hoàn thiện bộ máy quản lý ngân sách cấp xã ................................................. 84

4.3.2.

Nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách xã ............................................. 85

4.3.3.


Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. .................... 85

iv

download by :


4.3.4.

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngân sách. ............................ 86

4.3.5.

Các giải pháp liên quan đến nguồn thu, nhiệm vụ chi ..................................... 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 93
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 93

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................93

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 95
Phụ lục ...................................................................................................................... 97

v

download by :



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CN – TS

Chăn nuôi – Thủy sản

CN – XD

Cộng nghiệp – Xây dựng

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

KTNN

Kinh tế nơng nghiệp

NN


Nơng nghiệp

NH

Ngân hàng

TD

Tín dụng

TM – DV

Thương mại – Dịch vụ

TT

Trồng trọt

THCS

Trung học cơ sở

Tr.đ

Triệu đồng

UBND

Ủy ban nhân dân


VAT

Giá trị gia tăng

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Danh mục các loại báo cáo quyết toán NSX ................................................ 40

Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng mẫu điều tra ................................................................... 41
Bảng 4.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ điều tra về công tác ban hành chế
độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức quản lý ngân sách xã ........................... 44
Bảng 4.2. Dự toán thu ngân sách xã theo nội dung trên địa bàn huyện Văn Lâm
(2013- 2015) ................................................................................................. 45
Bảng 4.3. Đánh giá về công tác lập dự toán thu ngân sách xã ....................................... 46
Bảng 4.4. Tổng hợp dự toán chi NSX trên địa bàn huyện Văn lâm giai đoạn
2013 - 2015................................................................................................... 47
Bảng 4.5. Thực trạng cơng tác lập dự tốn chi ngân sách cấp xã tại huyện
Văn Lâm ...................................................................................................... 48
Bảng 4.6. Tình hình thu NSX trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2013-2015........... 50
Bảng 4.7. Các khoản thu NSX được hưởng 100% giai đoạn 2013-2015 ...................... 50
Bảng 4.8. Chi tiết khoản mục thu từ quỹ đất cơng ích, đất cơng trên địa bàn huyện
Văn Lâm giai đoạn 2013-2015 ..................................................................... 52
Bảng 4.9. Tổng hợp tình hình thu ngân sách xã của một số xã trên địa bàn huyện
Văn Lâm năm 2015 ...................................................................................... 53

Bảng 4.10. Các khoản thu NSX được hưởng theo tỷ lệ % giai đoạn 2013-2015 ............. 54
Bảng 4.11. Đánh giá cán bộ quản lý về công tác thực hiện quản lý thu Ngân sách xã
trên địa bàn huyện Văn Lâm ......................................................................... 55
Bảng 4.12. Chi và cơ cấu các khoản chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm ........... 57
Bảng 4.13. Tổng hợp tình hình chi ngân sách xã của một số xã trên địa bàn huyện
Văn Lâm năm 2015 ...................................................................................... 58
Bảng 4.14. Tình hình hồn thành dự tốn các khoản chi thường xuyên ngân sách xã..... 63
Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả điều tra cán bộ quản lý ngân sách cấp xã về thực hiện
quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn lâm................................... 64
Bảng 4.16. Sự quan tâm của người dân và cán bộ đối với ngân sách xã ......................... 66
Bảng 4.17. Tổng hợp kết quả điều tra cơng tác quyết tốn NSX trên địa bàn huyện
Văn Lâm ....................................................................................................... 68
Bảng 4.18. Tổng hợp cân đối quyết toán ngân sách xã ................................................... 69

vii

download by :


Bảng 4.19. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thu khiếu nại, tố cáo, đề nghị
có liên qua đến quản lý NSX tại huyện Văn Lâm ......................................... 71
Bảng 4.20. Bảng đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan thanh
toán, đơn vị dự toán ...................................................................................... 75
Bảng 4.21. Tổng hợp trình độ của cán bộ quản lý ngân sách cấp xã ............................... 77
Bảng 4.22. Đánh giá về cán bộ làm công tác quản lý thu ngân sách cấp xã .................... 80
Bảng 4.23. Đánh giá của đối tượng nộp thuế về việc gặp phải khó khăn và những
hỗ trợ nhận được từ cơ quan quản lý............................................................. 80

viii


download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ hệ thống ngân sách xã ........................................................................ 7

Sơ đồ 4.1.

Tổ chức bộ máy quản lý thu ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện
Văn Lâm .................................................................................................... 82

Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Văn Lâm ........................................................... 31

Biểu đồ 4.1. Chi và cơ cấu các khoản chi thường xuyên ngân sách xã ........................... 60
Biểu đồ 4.2. Chất lượng lập dự toán ngân sách nhà nước huyện Văn Lâm ..................... 74
Biểu đồ 4.3. Đánh giá của đối tượng nộp ngân sách xã về hiệu quả công tác hỗ trợ
người nộp thuế và công tác giải quyết khiếu nại cho người nộp thuế ......... 79
Biểu đồ 4.4. Đánh giá về ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng nộp ngân
sách cấp xã trên địa bàn huyện Văn Lâm ................................................... 84

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN


Tên tác giả: Đào Thị Thu Hương
Tên đề tài: Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã ở huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thời gian qua, cùng với những đổi thay của đất nước, xây dựng nông thôn mới,
tài chính ngân sách cấp xã đã có nhiều biến đổi tích cực, tạo nguồn thu ngày càng lớn
hơn, đáp ứng nhu cầu chi phong phú và đa dạng. Nguồn tài chính ngân sách cấp xã đã
khơng ngừng tăng lên, ngồi các khoản thu thường xuyên, tài chính ngân sách cấp xã đã
tích cực khai thác và huy động các nguồn thu khác để phục vụ cho yêu cầu xây dựng
các cơng trình phúc lợi xã hội tại địa phương. Về phía Nhà nước, trong những năm qua
tài chính ngân sách nhà nước đã tích cục hỗ trợ cho tài chính ngân sách cấp xã để cùng
với nguồn thu do cấp xã trực tiếp thu cân đối chi thường xuyên và chi đầu tư trên địa
bàn. Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ trong việc đầu tư cơ sở hạ
tầng nông thôn, thực hiện các biện pháp phúc lợi xã hội, chăm lo các gia đình chính
sách tài chính ngân sách cấp xã cũng đã bộc lộ những yếu kém và hạn chế nhất định.
Hạn chế trong quản lý ngân sách do chưa tổ chức khai thác tiềm năng sẵn có, cịn bng
lỏng quản lý các nguồn thu được giao, để thất thu lớn. Hạn chế trong cơng tác lập, chấp
hành, quyết tốn tài chính ngân sách dẫn đến việc quản lý ngân sách cấp xã bị bng
lỏng, thất thốt và lãng phí. Xuất phát từ tình hình đó thì vấn đề tìm biện pháp nhằm
hồn thiện từng bước công tác quản lý ngân sách ở cấp cơ sở mang một ý nghĩa vô cùng
quan trọng.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
ngân sách cấp xã; (2) Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên trong thời gian qua; (3) Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý NS

cấp xã trên địa bàn huyện Văn Lâm trong thời gian tới.
Nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo về sử dụng
ngân sách tại các xã của huyện Văn Lâm, các văn bản chính sách của nhà nước, các báo
cáo nghiên cứu khoa học về quản lý ngân sách cấp xã…Bên cạnh đó nghiên cứu tiến
hành khảo sát các chủ tài khoản, các kế toán, thủ quỹ và người thụ hưởng ngân sách cấp
xã trên điạ bàn 10 xã, 01 thị trấn của huyện Văn Lâm. Nghiên cứu sử dụng các phương

x

download by :


pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, phướng pháp chuyên gia để phân tích thực trạng
quản lý ngân sách cấp xã cũng như đề ra các giải pháp để tăng cường công tác quản lý
ngân sách cấp xã tại huyện Văn Lâm.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã Trong những
năm qua địa bàn huyện Văn Lâm cho thấy: Có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được
kết quả nhất định: Bộ máy quản lý thu chi ngân sách cấp xã từng bước được hoàn thiện
gắn liền với việc nâng cao chất lượng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn; cơng tác
lập, chấp hành, quyết tốn ngân sách cấp xã ngày càng nâng cao góp phần vào tăng
trưởng kinh tế, thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo
điều kiện cho giáo dục, y tế, văn hoá, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho nhiệm
vụ xây dựng NTM và giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội đạt được tiến bộ đáng kể.
Tuy nhiên, quá trình quản lý thu chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Văn Lâm vẫn
còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục: Cơng tác lập dự tốn ngân sách cấp xã chưa
sát với tình hình thực tế; chất lượng chấp hành, tổ chức thực hiện thu chưa đạt hiệu quả
cao; trình độ đội ngũ cán bộ tham gia quản lý ngân sách cấp xã cịn nhiều hạn chế…
Ngồi ra nghiên cứu cũng đi sâu phân tích một số yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Văn Lâm như: cơ chế chính sách của
nhà nước, sự phát triển của kinh tế- xã hội, năng lực và trình độ chun mơn của đội

ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý ngân sách cấp xã, công nghệ thông tin phục vụ cho
việc quản lý ngân sách cấp xã, ý thức chấp hành pháp luật, sự phối hợp giữa các cơ
quan có liên quan trong việc quản lý thu ngân sách cấp xã.
Để ngân sách xã của huyện Văn Lâm trong thời gian tới được tốt hơn cần thực
hiện một số giải pháp sau: Tăng cường vai trị của đảng và chính quyền các cấp; hồn
thiện cơ chế phân cấp; xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp; hồn
thiện quy trình quản lý ngân sách đối với cấp xã; phát triển các nguồn thu; quản lý ngân
sách theo đầu ra; tăng cường phối hợp các cơ quan cùng quản lý ngân sách xã; nâng cao
trình độ cán bộ quản lý.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Dao Thi Thu Huong
Thesis title: “Solutions to strengthen commune budget management in Van Lam
district, Hung Yen province”.
Major: Economics Management

Code: 60.34.04.10

University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
In recent years, with the changes of the country, the construction of new rural
areas, commune finance and budgets have seen many positive changes, generating more
and more income, meeting the demand for abundant and abundant expenditure.
Commune budget funds have been constantly increasing. Apart from regular revenues,
commune budgetary finance and budgets have actively exploited and mobilized other
sources of income to meet the requirements of construction of welfare facilities. Social

benefit locally. On the national side, in recent years, the state budget finance has
provided support for commune budget and finance, together with the revenue from the
commune level which directly collected regular expenditures and investment in the area.
. In addition to the encouraging results of rural infrastructure investment, the
implementation of social welfare measures, the care of families with fiscal and fiscal
policies at the commune level have also revealed Weak and limited. Limitations in
budget management due to unorganized exploitation of available resources, and loose
management of the revenue assigned to large losses. Restrictions in the preparation,
execution and finalization of budget and budget led to the management of communal
budgets are loosened, lost and waste. Starting from that situation, the problem of finding
measures to complete step by step the management of budget at the grassroots level is
very important.
Research objectives (1) systematize theoretical and practical basis of commune
budget management; (2) Assess the current status of budget management and analysis
of factors affecting commune budget management in Van Lam district, Hung Yen
province in recent years; (3) Propose some solutions to strengthen commune budget
management in Van Lam district in the coming time.
The study uses secondary data collected from the reports on budget use in the
communes of Van Lam district, government policy documents, and scientific research
reports on budget management. In addition, the study carried out the survey of account
holders, accountants, treasurers and beneficiaries of communal budgets in 11 communes
and townships of Van Lam district. The study uses statistical methods for describing,

xii

download by :


comparing statistics and expert methods to analyze the situation of commune budget
management as well as proposing solutions to strengthen the management of commune

budgets. In Van Lam district.
Study and evaluate the status of commune budget management Over the past
years, Van Lam district has shown a number of positive changes and achieved certain
results: the commune budget revenue and expenditure management apparatus Each step
is completed in association with improving the quality of commune budget management
in the area; The work of making, implementing and finalizing the communal budget has
been increasingly enhanced, contributing to economic growth, implementing the
economic restructuring process in a positive way, creating conditions for education,
Culture, socio-economic infrastructure serving the task of building new rural areas and
solving the problems of social pressing achieved remarkable progress. However, the
process of managing commune budget revenues and expenditures in Van Lam district
still has many shortcomings and limitations that need to be overcome: The budget
estimation at communal level is not close to the actual situation; Quality of execution,
organization of revenue collection is not high efficiency; The level of staff involved in
commune budget management is still limited.
In addition, the study also analyzes a number of factors that have a considerable
impact on the commune budget management in Van Lam district such as the state
policy mechanism, the socio-economic development The capacity and professional
qualifications of the staff in the commune budget management apparatus, information
technology in service of commune budget management, the sense of law observance,
the coordination among the Relevant agencies in the management of commune budget
revenues.
In order to make the commune budget of Van Lam district better in the coming
time, it is necessary to implement the following measures: Strengthening the role of the
party and authorities at all levels; Perfect the decentralization mechanism; Building a
system of norms and standards of expenditure; Completing the budget management
process for the commune; Development of revenue sources; Budget management by
output; Strengthen the coordination of agencies jointly manage commune budgets;
Improve managerial qualifications.


xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân sách Nhà nước (NSNN) với ý nghĩa là nội lực tài chính để phát triển
đất nước trong những năm qua. Do đó quản lý NSNN nói chung và quản lý tài
chính NSNN trên địa bàn xã nói riêng là một yếu tố khách quan q trình phát
triển đất nước.
Trong cơng cuộc đổi mới đất nước, xã là đơn vị hành chính cơ sở có tầm
trọng đặc biệt, đó khơng chỉ là một đơn vị hành chính về mặt Nhà nước mà cịn
là “ngơi nhà chung” của cộng đồng dân cư. Đặc trưng của cấp xã là cấp cơ sở
gần dân nhất , chính quyền cấp xã là cầu nối giữa cộng đồng dân cư trong xã với
cơ quan Nhà nước cấp trên. Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã rất rộng, giải
quyết toàn bộ các mối quan hệ và lợi ích trực tiếp giữa Nhà nước với nhân dân
bằng pháp luật. Ngân sách cấp xã phải là công cụ thực sự và phương tiện vật chất
bằng tiền tương xứng để thực hiện nhiệm vụ đó.
Thời gian qua, cùng với những đổi thay của đất nước, xây dựng nông thôn
mới, tài chính ngân sách cấp xã đã có nhiều biến đổi tích cực, tạo nguồn thu ngày
càng lớn hơn, đáp ứng nhu cầu chi phong phú và đa dạng. Nguồn tài chính ngân
sách cấp xã đã khơng ngừng tăng lên, ngồi các khoản thu thường xuyên, tài
chính ngân sách cấp xã đã tích cực khai thác và huy động các nguồn thu khác để
phục vụ cho yêu cầu xây dựng các cơng trình phúc lợi xã hội tại địa phương. Về
phía Nhà nước, trong những năm qua tài chính ngân sách nhà nước đã tích cục hỗ
trợ cho tài chính ngân sách cấp xã để cùng với nguồn thu do cấp xã trực tiếp thu
cân đối chi thường xuyên và chi đầu tư trên địa bàn.
Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ trong việc đầu tư cơ
sở hạ tầng nông thôn, thực hiện các biện pháp phúc lợi xã hội, chăm lo các gia

đình chính sách tài chính ngân sách cấp xã cũng đã bộc lộ những yếu kém và hạn
chế nhất định. Hạn chế trong quản lý ngân sách do chưa tổ chức khai thác tiềm
năng sẵn có, cịn bng lỏng quản lý các nguồn thu được giao, để thất thu lớn.
Hạn chế trong công tác lập, chấp hành, quyết tốn tài chính ngân sách dẫn đến
việc quản lý ngân sách cấp xã bị buông lỏng, thất thốt và lãng phí. Xuất phát từ
tình hình đó thì vấn đề tìm biện pháp nhằm hồn thiện từng bước công tác quản
lý ngân sách ở cấp cơ sở mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

1

download by :


Từ yêu cầu thực tiễn và những lý do trên tôi đã lựa chọn và tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã ở huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” nhằm mục đích đưa ra một số giải pháp dựa trên
khoa học và thực tiễn góp phần giải quyết các vấn đề tồn tại và nâng cao chất
lượng quản lý ngân sách xã tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng yên.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách cấp xã ở huyện Văn Lâm, từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách cấp xã ở Văn Lâm
trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên trong thời gian qua;
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý NS cấp xã trên địa
bàn huyện Văn Lâm trong thời gian tới.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng áp dụng quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Văn Lâm như
thế nào?
- Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Văn Lâm?
- Đâu là giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Văn Lâm trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã ở huyện
Văn Lâm;
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cán bộ quản lý, chủ tài khoản và
kế toán ngân sách cấp xã tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên;
- Đối tượng điều tra là các cán bộ quản lý, chủ tài khoản và kế toán ngân
sách cấp xã tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên;

2

download by :


Đề tài thực hiện nghiên cứu, đánh giá công tác quản lý ngân sách xã gồm
lập dự toán, chấp hành dự toán (hoạt động thu, chi NSX), quyết toán NSX, công
tác kiểm tra NSX và ảnh hướng đến đời sống kinh tế - xã hội địa phương.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung. Công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng yên.
* Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở phịng Tài chính –
Kế hoạch huyện Văn Lâm, 10 xã, 01 thị trấn trên địa bàn Huyện Văn Lâm ,tỉnh
Hưng yên.

Phạm vi thời gian: Thời gian từ năm 2013 đến năm 2015.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý
ngân sách cấp xã. Đồng thời đã làm rõ được các nội dung, các bước trong đánh
giá, phân tích cơng tác quản lý ngân sách cấp xã. Bên cạnh đó đề tài cũng đã
tổng kết được các kinh nghiệm trong công tác quản lý ngân sách cấp xã trong
và ngoài nước;
Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã của
huyện Văn Lâm trong giai đoạn 2013 – 2015. Qua đó cũng đã phân tích được các
yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Văn Lâm. Đây
là nguồn tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về công tác quản lý ngân sách
cấp xã.
Nghiên cứu cũng đã đưa ra được 5 nhóm giải pháp cơ bản, mang tính thực
tiễn cao để tăng cường công tác quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Văn Lâm.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ngân sách cấp xã
Xét về nguồn gốc thì Ngân sách nhà nước và ngân sách xã nói riêng thì sự
xuất hiện và tồn tại của nhà nước là nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ đã tạo ra
những điều kiện cần và đủ cho Ngân sách nhà nước ra đời và tồn tại.
Ngân sách xã là một bộ phận trong hệ thống NSNN nên ngân sách xã
cũng mang những đặc trung chung:
Về bản chất, ngân sách xã là một hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà

nước với chủ thể khác, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng
quỹ tiền tệ của chính quyền nhà nước cấp xã để thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý.
Về hình thức, quá trình vận động của quỹ ngân sách xã cũng được nhìn
nhận trên 2 giác độ: quá trình huy động nguồn thu; và qua trình phân phối, sử
dụng ngân sách xã (gọi là chi) (Bộ Tài chính, 2003).
Ngân sách xã (NSX) là cấp cuối cùng trong phân cấp quản lý ngân sách
Nhà nước (NSNN). NSX bao gồm toàn bộ các khoản thu, nhiệm vụ chi được quy
định trong dự toán một năm do Hội đồng nhân dân (HĐND) xã quyết định và giao
cho Ủy ban nhân dân (UBND) xã thực hiện nhằm đảm bảo các chức năng nhiệm
vụ của chính quyền xã. NSX có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người
dân, đặc biệt đối với người dân nông thôn. Là một đơn vị hành chính Nhà nước
cấp cơ sở, chính quyền cấp xã trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước
với nhân dân dựa trên các quy định của pháp luật (Kim Thị Dung, 2010).
Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế nhà nước với chủ thể khác,
phát sinh trong quá trình sử dụng quỹ tiền tệ nhằm phục vụ các chức năng nhiệm
vụ trong khuôn khổ được phân công, phân cấp quản lý (Bộ Tài chính, 2003).
Ngân sách xã là một bộ phận của hệ thống ngân sách nhà nước. Các khoản
thu, chi của ngân sách xã là những khoản thu, chi của Ngân sách nhà nước giao
cho Uỷ ban nhân dân xã xây dựng, tổ chức quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết
định và giám sát thực hiện theo nhiệm vụ quyền hạn của Luật Ngân sách nhà
nước quy định. Là một bộ phận trong hệ thống ngân sách nhà nước nên ngân
sách xã cũng mang những đặc trưng chung của ngân sách đó là: về bản chất ngân

4

download by :


sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác, phát

sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền
nhà nước xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
chính quyền nhà nước cấp cơ sở (Chính phủ, 2003).
Các khoản thu NS xã bao gồm: Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các
khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức
và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi NS xã bao gồm: Các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh, bảo đảm các hoạt động của bộ máy xã, và các khoản chi
khác theo quy định của pháp luật .
2.1.2. Một số đặc điểm của ngân sách xã
NS xã có một số đặc điểm chung như sau :
Thứ nhất: NS xã là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính Quốc gia.
NS xã bao gồm những mối quan hệ Tài chính nhất định trong tổng thể các quan
hệ Tài chính Quốc gia.
Thứ hai: Các quan hệ Tài chính thuộc NS xã gồm những đặc điểm:
- Các hoạt động thu, chi của NS xã ln gắn chặt với quyền lực về kinh tế,
chính trị của Nhà nước, nó được thể hiện bằng thể chế, bằng luật định và những
công cụ hành chinh (Lê Văn Ái và Bùi Tiến Hanh, 2010).
- NS xã luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, luôn chưa đùng lợi ích chung,
lợi ích cơng cộng. Tồn bộ các hoạt động thu, chi của NS xã chứa đùng bao hàm
các nội dung về kinh tế, xã hội và chứa đựng tổng thể các mặt lợi ích của các
đối tượng liên quan. Các mối quan hệ lợi ích đó ln được hài hịa và đảm bảo
cơng bằng giữa các đối tượng. Nhưng vấn đề lợi ích của Quốc gia, lợi ích của
tập thể vẫn phải được đặt lên hàng đầu, nó thực hiện việc chi phối tất cả các mặt
lợi ích khác (Lê Văn Ái và Bùi Tiến Hanh, 2010).
- NS xã cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét riêng của
NSNN là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước được chia thành nhiều quỹ
nhất, có tác động riêng và được dùng cho những mục đích đã định trước (Lê
Văn Ái và Bùi Tiến Hanh, 2010).
- Hoạt động thu, chi của NS xã được thực hiện theo ngun tắc khơng

hồn trả trực tiếp là chủ yếu.

5

download by :


2.1.3. Chức năng của ngân sách xã
NS xã có một vai trị rất quan trọng trong tồn bộ hoạt động kinh tế - xã
hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Chức năng, vai trò của NS
xã luôn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và nó tuỳ thuộc vào từng
thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau mà có những biểu hiện khác nhau và ln thể
hiện ba chức năng chính.
- Chức năng thứ nhất là chức năng phân phối: Đây là công cụ chủ yếu phân
bổ trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn Tài chính của Quốc gia; Cung cấp các phương
tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến
địa phương, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững trật tự an toàn xã hội, đảm bảo phát
triển đời sống kinh tế - xã hội của đất nước (Nguyễn Ngọc Hiến, 2005).
- Chức năng thứ hai là chức năng điều tiết: Đây là công cụ điều chỉnh vĩ
mô nền kinh tế xã hội. Là cơng cụ Tài chính quan trọng để quản lý điều chỉnh các
hoạt động kinh tế xã hội của đất nước; định hướng phát triển nền kinh tế, sản
xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập nhằm
đem lại sự công bằng và thực hiện việc giải quyết những vấn đề, những mâu
thuẫn nảy sinh trong xã hội (Nguyễn Ngọc Hiến, 2005).
- Chức năng thứ ba là chức năng kiểm tra: Xuất phát từ mối quan hệ mật
thiết của NSNN với các khâu trong hệ thống Tài chính Quốc gia, xuất phát từ lợi
ích chung, NSNN kiểm tra các hoạt động Tài chính trong việc làm nghĩa vụ nộp
thuế, các khoản phải nộp, việc sử dụng các nguồn Tài chính Nhà nước, sử dụng
các tài sản Quốc gia và việc thực hiện luật pháp, chính sách về ngân sách cũng
như các pháp luật, chính sách có liên quan khác. Kiểm tra của NS xã gắn chặt với

quyền lực của hệ thống hành chính Nhà nước; nó là một loại kiểm tra đơn
phương theo hệ thống thứ bậc cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính Nhà
nước các cấp về nghĩa vụ phải thực hiện đối với ngân sách cũng như việc sử
dụng vốn, kinh phí, tài sản của Nhà nước. Như vậy, kiểm tra của NS xã đối với
hoạt động tài chính khác là một mặt trong hoạt động quản lý và kiểm tra của Nhà
nước, có tác động sâu sắc tới các hoạt động tài chính khác và có vai trị quan
trọng góp phần xây dựng một xã hội cơng bằng, văn minh, dân chủ (Nguyễn
Ngọc Hiến, 2005).
2.1.4. Tổ chức hệ thống và phân cấp quản lý ngân sách xã
2.1.4.1. Tổ chức hệ thống ngân sách xã
* Hệ thống NS xã: là tổng thể các cấp NS gắn bó hữu cơ với nhau trong

6

download by :


quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách.
* Nguyên tắc tổ chức hệ thống NS xã:
- Nguyên tắc thống nhất và tập trung dân chủ.Hệ thống NS xã được xây
dựng căn cứ vào Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối với nước ta, theo quy định của Hiến pháp, Việt Nam là một quốc gia
thống nhất do Quốc hội phê chuẩn dự tốn và quyết tốn NS xã; Chính Phủ thống
nhất quản lý NS xã; Nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước ta là nguyên tắc tập
trung dân chủ (Đặng Văn Du và Hoàng Thị Thuý Nguyệt, 2012).
- Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp giữa cấp ngân sách với chính quyền
Nhà nước; Nguyên tắc này xuất phát từ u cầu đảm bảo nguồn Tài chính cho
việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền Nhà nước.
* Điều kiện hình thành một cấp ngân sách:
- Có một cấp chính quyền trên một vùng lãnh thổ xác định thực hiện nhiệm

vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Khả năng nguồn thu trên vùng lãnh thổ mà cấp chính quyền đó quản lý có
thể đáp ứng phần lớn các nhu cầu chi tiêu của chính quyền.
Đối với đất nước Việt Nam hiện nay, hệ thống chính quyền được phân
thành bốn cấp. Vì vậy ứng với mỗi cấp chính quyền thì có một cấp ngân sách
tương ứng do đó hệ thống NS xã của ta gồm các cấp được thể hiện trên sơ đồ hệ
thống ngân sách xã.

Ngân sách
Trung uơng

Ngân sách Nhà nước

Ngân sách tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương
Ngân sách
địa phương

Ngân sách huyện, quận, thị
xã thành phố thuộc tỉnh
Ngân sách xã phường

Sơ đồ 3.1. sơ đồ hệ thống ngân sách xã
Nguồn: Phòng TC-KH huyện, (2016)

7

download by :



2.1.4.2. Phân cấp quản lý ngân sách xã
* Phân cấp quản lý NS: là sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các
cấp chính quyền trong việc quản lý, điều hành nhiệm vụ của NS (Đặng Văn Du
và Hoàng Thị Thuý Nguyệt, 2012).
* Yêu cầu của phân cấp quản lý NS:
- Đảm bảo tính thống nhất của NS, nguồn thu và nhiệm vụ chi cho mỗi
cấp chính quyền được ổn định theo luật định.
- Phân cấp quản lý NS phải phù hợp với phân cấp các lĩnh vực khác của
Nhà nước, xác định rõ mối quan hệ giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp
dưới, quan hệ giữa trung ương và địa phương.
- Nội dung của phân cấp quản lý NS phải phù hợp với Hiến pháp và luật
pháp quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính
quyền, đảm bảo mỗi cấp ngân sách có các nguồn thu, nhiệm vụ chi, quyền và
trách nhiệm về ngân sách tương xứng.
- Quốc hội là cơ quan quyết định dự toán NS, phân bổ NS xã, phê chuẩn
quyết toán NS xã; HĐND các cấp được chủ động quyết định dự toán ngân sách
xã, quyết định phân bổ dự tốn ngân sách địa phương (Bộ tài chính, 2003).
Nội dung phân cấp quản lý NS xã:
Đây chính là việc giải quyết các mối quan hệ về quyền lực, quan hệ vật
chất giữa các cấp chính quyền trong quá trình quản lý và sử dụng NS bao gồm
các nội dung sau:
- Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc
ban hành các chính sách, chế độ thu, chi và chế độ quản lý NS xã.
- Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ chi,
nguồn thu và cân đối NS xã.
- Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình NS xã.
* Nguyên tắc phân cấp quản lý NS xã:
- Phân cấp Ngân sách phải được tiến hành đồng bộ với phân cấp kinh tế và
tổ chức bộ máy hành chính.
- Đảm bảo thể hiện vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và vị trí độc

lập của ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất.

8

download by :


- Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp ngân sách.
Trong hoạt động quản lý ngân sách, phân cấp quản lý ngân sách là tất
yếu khách quan bắt nguồn từ sự phân cấp kinh tế và hệ thống tổ chức hành
chính Nhà nước. Để đạt được hiệu quả địi hỏi phải có sự phân cấp quản lý
ngân sách, phân cấp quản lý ngân sách không chỉ giới hạn ở việc phân, giao
nhiệm vụ thu, chi mà phải bao quát tất cả các lĩnh vực của hoạt động ngân sách
ở từng cấp và phải thực hiện trên những nguyên tắc nhất định (Đặng Văn Du và
Hoàng Thị Thuý Nguyệt, 2012).
Đối với nước ta hiện nay, thực hiện phân cấp quản lý theo các cấp NS từ
ngân sách Trung ương đến ngân sách xã, thành phố trực thuộc trung Ương (gọi
chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp xã); ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là
ngân sách cấp xã).
Trong hệ thống NS ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, chi phối
trong hệ thống NS xã, ngân sách trung ương thực hiện nhiệm vụ chi quan trọng,
có tính chất điều chỉnh vĩ mơ nền kinh tế, đảm bảo chi cho an ninh, Quốc phòng
và các chương trình mục tiêu Quốc gia, phát triển tồn diện nền kinh tế - xã hội
và thực hiện chức năng hỗ trợ cho ngân sách xã, phường.
Ngân sách tỉnh có nhiệm vụ chủ đạo khai thác nguồn thu tại chỗ, tận dụng
tăng thu những nguồn thu được phân cấp, đồng thời sắp xếp lại các khoản chi,
chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội trên phạm vi
tỉnh quản lý, ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới.
Ngân sách xã là cấp ngân sách trung gian có nhiệm vụ thu, chi theo luật

ngân sách đồng thời là cấp dự toán thực hiện quản lý, cấp phát theo chức năng
nhiệm vụ được phân cấp (Bộ tài chính, 2003).
Ngân sách cấp xã là cấp Ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, vừa là
đơn vị dự toán đặc biệt với tư cách thụ hưởng NSNN. Nó đóng vai trò quan trọng
trong việc bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước
cấp cơ sở.
2.1.5. Chu trình quản lý ngân sách xã
2.1.5.1. Cơng tác quản lý ngân sách xã
Đối với các nước xã là bảng dự toán thu, chi bằng tiền của Nhà nước trong

9

download by :


khoảng thời gian nhất định, nó thường được xác định cho một năm. đối với Nước
ta, thời gian nhất định này được gọi là năm NS và năm NS trùng với năm dương
lịch tính từ ngày 01/01 đến 31/12 của năm. Tuy các nước có mốc tính năm NS
khác nhau, song thơng thường đều tính 12 tháng .
Để thực hiện được năm ngân sách, bao giờ cũng được bắt đầu từ khâu lập
dự tốn, sau đó tiến hành thực hiện dự tốn, sau khi dự tốn được thực hiện hồn
thành, để đánh giá được việc dự toán phải tiến hành một khâu gọi là quyết toán
ngân sách. Việc tiến hành thực hiện ba khâu này trong năm ngân sách khi năm
ngân sách kết thúc thì lại tiếp tục bắt đầu năm ngân sách mới, vì vậy hoạt động
của ngân sách có tính chu kỳ lặp đi lặp lại và hình thành nên chu trình liên tục
của NS xã.
Như vậy: Chu trình quản lý NS xã là quá trình quản lý thực hiện các khâu
lập, chấp hành và quyết toán ngân sách của một chu trình ngân sách (Tào Hữu
Phùng và Nguyễn Đình Tùng, 1993).
2.1.5.2 Nội dung chủ yếu của chu trình quản lý NS xã

Nội dung quản lý ngân sách xã được quy định cụ thể tại Luật NSNN 2002;
Nghị định 60/2003/NĐ- CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 59/2003/TT- BTC ngày
23/06/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Ngị định số 60/2003/NĐ- CP
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 60/2003/TTBTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và
hoạt động tài chính khác của xã phường, thị trấn.
a. Lập ngân sách xã
Lập ngân sách xã thực chất là xây dựng dự toán các khoản thu, chi của ngân
sách trong một năm ngân sách, lập ngân sách là cơng việc khởi đầu trong q
trình hình thành ngân sách.
* Yêu cầu lập NS xã.
Theo Điều 31, Nghị định 60/2003/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật NSNN yêu cầu đối với lập dự toán ngân sách hàng năm.
- Bảo đảm xây dựng dự toán thu, chi NS xã dựa trên hệ thống chế độ,
chính sách và tiêu chuẩn định mức đúng đắn phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã
hội đang vận động.

10

download by :


- Bảo đảm xây dựng dự toán thu, chi NSNN tiến hành đúng với trình tự và
thời gian quy định.
- Xây dựng dự toán thu, chi NSNN bảo đảm mối quan hệ đúng đắn giữa
kế hoạch hiện vật và kế hoạch giá trị trong bối cảnh cung cầu giá cả ln
biến động.
* Căn cứ lập dự tốn ngân sách xã.
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 60/2003/NĐ – CP ngày 06/06/2003
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN về việc dự toán ngân sách

được lập dựa trên căn cứ cụ thể.
- Phương hướng, chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng của Nhà nước.
- Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước
trong năm.
- Hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu - chi của
NS xã.
Ngoài ra, việc lập dự toán NS xã phải căn cứ vào kết quả phân tích việc
thực hiện dự tốn ngân sách trong thời gian trước để bổ sung những kinh nghiệm
cần thiết cho việc lập dự toán kỳ kế hoạch.
b. Chấp hành ngân sách xã
Chấp hành NS xã là việc thực hiện dự tốn NS xã đã được phê chuẩn.
Nội dung chính q trình chấp hành NS xã: đây là quá trình tổ chức thực
hiện thu NS xã và bố trí cấp phát kinh phí của NS xã cho các nhu cầu đã được
phê chuẩn. Sau khi dự toán NS xã được phê duyệt, năm NSNN bắt đầu thì dự
tốn NS xã bắt đầu được thực hiện. Việc thực hiện dự tốn chính là việc tổ chức
thực hiện thu ngân sách và chi ngân sách cho các nhu cầu đã được duyệt trong dự
tốn (Tào Hữu Phùng và Nguyễn Đình Tùng, 1993).
c. Quyết toán ngân sách xã
Quyết toán NS xã là giai đoạn tổng kết đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động
NS xã sau một năm ngân sách, đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NS
xã. Thơng qua quyết tốn NS xã sẽ cho thấy được tồn bộ kết quả toàn diện về
hoạt động kinh tế - xã hội của Nhà nước, hoạt động ngân sách với tư cách là công
cụ vĩ mô của nhà nước trong thời gian qua. Do đó quyết tốn NS xã cần phải

11

download by :



×