Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 114 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN HỊA

HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ MIỀN NÚI
HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Ngọc Hướng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày…..tháng….năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hòa

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc Thầy giáo TS Lê Ngọc Hướng và các thày cô giáo trong bộ mơn đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều thời gian, góp ý trong các lần thẩm định và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phịng Nơng nghiệp
huyện Lạng Giang; UBND huyện Lạng Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Hòa

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ....................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ........................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu ..........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ...............................................................................................2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận...................................................................................................4

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................4

2.1.2.


Vai trò của huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại
các xã miền núi ............................................................................................. 10

2.1.3.

Nguyên tắc huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại
các xã miền núi ............................................................................................. 11

2.1.4.

Nội dung của huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
tại các xã miền núi ........................................................................................ 12

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực trong xây dựng nông
thôn mới tại các xã miền núi ......................................................................... 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 16

iii

download by :


2.2.1.

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về huy động nguồn lực

cho xây dựng nông thôn mới ......................................................................... 16

2.2.2.

Kinh nghiệm của một số nước về hoạt động huy động nguồn lực cho
xây dựng nông thôn mới ............................................................................... 17

2.2.3.

Kinh nghiệm về huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại
một số địa phương ........................................................................................21

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm cho huyện Lạng Giang .................................................24

2.3.

Một số nghiên cứu liên quan ......................................................................... 25

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ...................................27

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.........................................................................................27

3.1.2.


Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 35

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận ....................................................................................35

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..............................................................35

3.2.3.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 36

3.2.4.

Phương pháp phân tích.................................................................................. 37

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................... 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 39
4.1.


Thực trạng huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại
các xã miền núi huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ......................................39

4.1.1.

Tình hình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang ...............39

4.1.2.

Thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các
xã miền núi huyện Lạng Giang...................................................................... 45

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực trong xây dựng nông
thôn mới tại các xã miền núi Huyện Lạng giang, tỉnh Bắc Giang...................70

4.2.1.

Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách huy động nguồn lực ................................ 70

4.2.2.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã .................................................... 73

4.2.3.

Năng lực quản lý, trình độ chun mơn của các cán bộ cơ sở ........................ 74

4.2.4.


Trình độ học vấn - nhận thức của người dân.................................................. 75

4.2.5.

Cơ chế giải ngân, tính minh bạch, dân chủ, cơng khai trong xây dựng
nông thôn mới ...............................................................................................78

iv

download by :


4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường huy động nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc
Giang ............................................................................................................ 79

4.3.1.

Định hướng ................................................................................................... 79

4.3.2.

Các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực trong xây dựng nông
nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang ...................................79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 87
5.1.


Kết luận ........................................................................................................ 87

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 88

5.2.1.

Đối với nhà nước .......................................................................................... 88

5.2.2.

Đối với tỉnh Bắc Giang ................................................................................. 88

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 89
Phụ lục ..................................................................................................................... 92

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BCĐ


Ban chỉ đạo

BCH

Ban chấp hành

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn

BXD

Bộ Xây dựng

CC

Cơ cấu

CP

Chính Phủ

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐVT

Đơn vị tính


GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH

Kế hoạch

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

LĐNT

Lao động nông thôn

MTQG

Mục tiêu Quốc gia

NQ

Nghị quyết

NTM


Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn



Quyết Định

SL

Số lượng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TH

Thực hiện

Tr.đ

Triệu đồng

TT

Thông tư


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TW

Trung Ương

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Lạng Giang qua 3 năm ........30

Bảng 3.2.

Thống kê diện tích đất đai của huyện Lạng Giang năm 2016 .................. 31

Bảng 3.3.

Tình hình dân số lao động huyện Lạng Giang qua 3 năm ........................ 33


Bảng 3.4.

Thông tin về các đối tượng thu thập thông tin ......................................... 36

Bảng 4.1.

Kết quả thực hiện tiêu chí nơng thơn mới trên địa bàn huyện
Lạng Giang............................................................................................. 45

Bảng 4.2.

Quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng
nơng thơn mới ........................................................................................ 46

Bảng 4.3.

Kế hoạch tài chính cho việc thực hiện Chương trình xây dựng nơng
thơn mới năm 2011 – 2016 huyện Lạng Giang........................................46

Bảng 4.4.

Nhu cầu về nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới tại các xã
nghiên cứu đến năm 2016 .......................................................................47

Bảng 4.5.

Kế hoạch tài chính cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới tại các xã nghiên cứu .......................................................................48

Bảng 4.6.


Đánh giá của người dân về hiệu quả trong tuyên truyền huy động
nguồn lực tài chính .................................................................................51

Bảng 4.7.

Kế hoạch và kết quả huy động nguồn vốn ngân sách cho xây dựng
nông thôn mới cho các xã nghiên cứu ..................................................... 53

Bảng 4.8.

Kết quả huy động vốn ngân sách thực hiện các mơ hình phát triển
sản xuất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới ............................. 54

Bảng 4.9.

Thực trạng người dân xã n Mỹ về tham gia mơ hình phát triển
sản xuất .................................................................................................. 55

Bảng 4.10.

Đánh giá của người dân về kết quả huy động nguồn lực từ ngân
sách Nhà nước cho xây dựng nông thôn mới........................................... 56

Bảng 4.11.

Đánh giá của cán bộ về kết quả huy động nguồn lực từ ngân sách
Nhà nước cho xây dựng nông thôn mới .................................................. 57

Bảng 4.12.


So sánh kế hoạch và kết quả thực hiện huy động vốn của dân cho
xây dựng nông thôn mới ở các xã nghiên cứu ......................................... 57

Bảng 4.13.

Đánh giá của người dân về kế hoạch huy động vốn của dân cho xây
dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang .................... 58

vii

download by :


Bảng 4.14.

Đánh giá của cán bộ về kế hoạch huy động vốn của dân cho xây
dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang .................... 58

Bảng 4.15.

Đánh giá về huy động vốn của dân cho xây dựng nông thôn mới
tại các xã miền núi huyện Lạng Giang .................................................... 59

Bảng 4.16.

Đánh giá của cán bộ về huy động vốn của dân cho xây dựng nông
thôn mới tại các xã miền núi, huyện Lạng Giang ....................................59

Bảng 4.17.


Đánh giá của cán bộ về khó khăn trong huy động vốn của dân cho
xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang ............. 60

Bảng 4.18.

Đánh giá của người dân về tình hình quản lý và sử dụng vốn của dân
cho xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang ...........60

Bảng 4.19.

Kết quả huy động vốn ngân sách thực hiện chương trình xây dựng
nơng thơn mới giai đoạn 2011 – 2016 của huyện Lạng Giang ................. 61

Bảng 4.20.

Kết quả huy động nguồn lực đất đai cho xây dựng nông thôn mới
so với kế hoạch đề ra tại các xã điều tra .................................................. 62

Bảng 4.21.

Đánh giá của người dân về tình hình tuyên truyền tham gia huy
động đất đai cho xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi ................64

Bảng 4.22.

Đánh giá của người dân về tình hình sử dụng đất đã huy động được
trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang ........ 64

Bảng 4.23.


Tình hình huy động nguồn nhân lực phục vụ cho xây dựng nông
thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang .....................................65

Bảng 4.24.

Đánh giá của người dân về tình hình tuyên truyền tham gia đóng
góp cơng lao động cho xây dựng nơng thơn mới .....................................66

Bảng 4.25.

Đánh giá của người dân về tình hình sử dụng công lao động của
người dân trong xây dựng nông thôn mới ............................................... 67

Bảng 4.26.

Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực từ người dân tại các xã
nghiên cứu đến năm 2016 .......................................................................68

Bảng 4.27.

Ý kiến của người dân về cơ chế huy động nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang .................... 71

Bảng 4.28.

Trình độ văn hóa của các hộ tại tại địa bàn nghiên cứu ........................... 75

Bảng 4.29.


Tỷ lệ người dân tham gia họp bàn lập kế hoạch ......................................77

viii

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Kết quả huy động nguồn lực đất đai cho xây dựng nông thôn mới
so với kế hoạch đề ra tại huyện Lạng Giang (2011 – 2016) ......................63

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Văn Hịa
2. Tên luận văn: “Huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã
miền núi huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”.
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
5. Kết quả nghiên cứu chính
Đời sống của người dân nơng thơn cịn nhiều khó khăn; nhận thức nhiều người
cịn cho rằng xây dựng nơng thơn mới là dự án do nhà nước đầu tư xây dựng nên cịn có
tâm lí trơng chờ, ỷ lại. Chính vì vậy trong thời gian tới bên cạnh việc đào tạo nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền

chủ trương đường lối của Đảng, để mọi người dân đều nhận thức rằng: "Xây dựng nông
thôn mới là công việc thường xun của mỗi người, mỗi nhà, mỗi thơn xóm và từng địa
phương; tất cả cùng chung sức dưới sự lãnh đạo của Đảng..." nhằm thực hiện thành
công xây dựng nông thôn mới. Thực tiễn cũng cho thấy, xã hội tiến bộ bao giờ cũng chú
ý tới việc thu hẹp khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triển lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiện sinh hoạt ở nơng
thơn, làm cho thành thị và nơng thơn xích lại gần nhau. Chính vì vậy, bên cạnh phải đẩy
mạnh cơng tác nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn q trình xây dựng nơng thơn mới,
chúng ta cần học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực về phát
triển nông thôn tiên tiến hiện đại. Để xây dựng hoàn thiện hệ thống các quan điểm lí
luận về phát triển nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn làm cơ sở khoa học cho thực
tiễn. Xây dựng nông thôn nước ta trở nên văn minh, tiên tiến hiện đại nhưng vẫn mang
đậm bản sắc văn hóa và nét đẹp truyền thống của nông thôn Việt Nam.
Để xây dựng nơng thơn mới đạt tiến độ trên tồn huyện Lạng Giang, vấn đề
huy động các nguồn lực ở các xã miền núi là rất quan trọng. Tuy nhiên, thời gian
qua việc huy động này cịn có những hạn chế nhất định. Để góp phần thực hiện tốt
hơn Chương trình xây dựng nơng thơn mới, Tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Huy
động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang".
Để đạt được những nội dung chính đề tài có mục tiêu chính là Trên cơ sở đánh
giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp tăng cường huy động các
nguồn lực trong xây dựng nông thôn ở các xã Miền núi huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc

x

download by :


Giang trong thời gian tới. Các lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài được hệ thống
hóa như: Nông thôn; Phát triển nông thôn; Nông thôn mới; Nguồn lực; huy động nguồn

lực; Vai trò của huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới. Đề tài sử dụng các
phương pháp phân tích như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tổ thống
kê, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia.
Qua nghiên cứu và phân tích về thực trang huy động nguồn lực trong xây dựng
NTM huyện Lạng Giang cho thấy: UBND huyện, BCĐ xây dựng nơng thơn mới huyện
chỉ đạo phịng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với UBND các xã tham mưu tổ chức lựa chọn
đơn vị tư vấn quy hoạch; phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức khảo sát, lấy ý kiến đóng
góp của cán bộ và nhân dân trong xã, ý kiến đóng góp của các cơ quan chun mơn của
huyện. Hiện nay, tồn huyện có 23/23 xã, thị trấn đã hồn thành cơng tác quy hoạch,
trong đó 01 xã đã có quy hoạch chung, 02 xã thực hiện quy hoạch năm 2010, 13 xã thực
hiện năm 2011, 7 xã thực hiện quy hoạch năm 2012 (đạt 100% các xã xây dựng nông
thôn mới). Tổng số vốn hỗ trợ cho công tác xây dựng Đồ án quy hoạch của các xã 3.250
triệu đồng. Tổng số kinh phí thực hiện trong hai năm là 38.360,31 triệu đồng, trong đó
kinh phí hỗ trợ 14.882,28 triệu đồng (kinh phí Trung ương, tỉnh 12.100 triệu đồng, kinh
phí ngân sách huyện 2.700 triệu đồng), kinh phí đối ứng các xã và nhân dân đóng góp
21.860 triệu đồng. Xã đạt 19 tiêu chí: 5 xã, đạt 21,74%; Xã đạt 10 - 12 tiêu chí: 6 xã, đạt
26,09%; Xã đạt 2 - 9 tiêu chí: 12 xã, đạt 52,17%. Nghiên cứu cho thấy trong 90 hộ điều
tra có 41 hộ tham gia vào đóng góp tài chính cho cơng cuộc xây dựng nơng thơn mới
chiếm 45,55% tổng số hộ điều tra. Đối với thình thức tun truyền có 27 hộ biết thơng
qua đài phát thanh chiếm 30% tổng số hộ điều tra, có 47 hộ biết thơng qua họp thơn
bản, có 16 hộ biết thơng qua người thân. Đánh giá hiệu quả tuyên truyền có 55,55% số
hộ được điều tra đánh giá hình thức tuyên truyền hiệu quả, có 31,11% đánh giá trung
bình, có tới 13,33% số hộ điều tra đánh giá hình thức tuyên truyền khơng hiệu quả. Với
tổng kinh phí thực hiện là 46.672,591 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách là 34.482 triệu
đồng tại 5 xã điểm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu cho
thấy đánh giá của người dân về nguồn vốn huy động từ ngân sách cho thấy có 94,44%
số hộ được điều tra đánh giá nguồn vốn còn thấp so với nhu cầu thực tế. Nguồn vốn
phân bổ chậm có tới 37,78% số hộ đánh giá. Định mức hỗ trợ cịn thấp có tới 51,11% số
hộ được điều tra cho ý kiến đánh giá. Qua số liệu cho thấy trên toàn địa bàn huyện Lạng
Giang theo kế hoạch đến hết năm 2016 toàn huyện dự kiến huy động 24.560 m2 đất

phục vụ cho xây dựng các cơng trình nơng thơn mới, qua 5 năm thực hiện cho thấy có
21.050m2 được huy động từ người dân chiếm 85,70% kế hoạch đề ra. Qua phân tích
thực trạng đề tài cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến huy động nguồn lực
cho xây dựng NTM như: Cơ chế chính sách huy động nguồn lực, điều kiện tự nhiên

xi

download by :


KT-XH của xã; trình độ học vấn, nhận thức của người dân về vai trị của mình trong xâ
dựng NTM, sự tham gia của người dân trong hoạt động huy động nguồn lực; năng lực
quản lý, trình độ chun mơn của cán bộ cơ sở; tính minh bạch dân của cơng khai trong
xây dựng NTM.
Từ thực trạng cũng như tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực
cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lạng Giang, đề tài đưa ra những giải pháp chủ
yếu nhằm tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng NTM, đó là: Giải pháp thu hút
và giản ngân từ ngân sách nhà nước; giải pháp tiếp tục tăng cường huy động nguồn lực
từ sức dân, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở; giải pháp về đẩy mạnh
sự tham gia góp sức của các tổ chức xã hội, các cơng ty tư nhân và các đồn thể trong
xây dựng NTM; giải pháp huy động nguồn lực từ các chương trình phối hợp lồng ghép
ở nơng thơn; giải pháp đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực; giải pháp huy
động vốn từ các nhà hảo tâm, tổ chức phi chính phủ, các cán bộ cơng nhân viên chức.

xii

download by :


THESIS ABSTRACT

1. Author name: Nguyen Van Hoa
2. Thesis title: "Mobilize resources in new rural construction in mountainous
communes of Lang Giang district, Bac Giang province".
3. Specialization: Economic management

Code: 60 34 04 10

4. Training facility: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
5. The main results
The life of rural people is still difficult; Many people perceive that the new rural
construction is a state-built project, so there is psychological expectation. Therefore, in
the coming time, besides training and improving the quality of our staff, we need to step
up the education and propaganda of the Party's policies so that all people are aware that
" Building a new countryside is a regular job for every person, every household, every
village and every locality, all under the leadership of the Party ... "to successfully build
a new countryside. . The practice also shows that progressive societies always pay close
attention to narrowing the development gap between urban and rural areas, developing
productive forces, producing relations and social relations, improving Living conditions
in the countryside, making towns and villages closer together. Therefore, in addition to
promoting the theoretical research, summarizing the practical process of building new
rural areas, we need to learn the experience of countries around the world and in the
area of rural development. Modern advanced. To build the perfect system of theoretical
views on agricultural development, farmers and rural areas as a scientific basis for
reality. To build our countryside into a civilized and modern yet deep-rooted cultural
identity and traditional beauty of rural Vietnam.
In order to build a new rural area in Lang Giang district, the mobilization of
resources in mountainous communes is very important. However, the mobilization time
has certain limitations. In order to contribute to better implementation of the new Rural
Development Program, I chose to study the topic "Mobilizing resources in new rural
construction in mountainous communes of Lang Giang district, Bac Giang province".

To achieve the main content of the main target is Based on the assessment of
current situation and factors affecting, propose solutions to mobilize resources in rural
construction in mountainous communes. Lang Giang district, Bac Giang province in the
coming time. Theories and practices related to the subject are systematized as: Rural;
Rural development; New countryside; Power; Resource mobilization; The role of
resource mobilization in new rural construction. The subjects used analytical methods

xiii

download by :


such as descriptive statistics method, statistical disaggregation method, comparative
method, expert method.
The research and analysis of resource mobilization in Lang Giang's new rural
development revealed that the district People's Committee, the steering committee for
the new rural district, directed the Economic-Infrastructure Coordination Unit The
People's Committees of communes advise the selection of planning consultancy units;
Coordinate with the consultant organization to organize the survey, collect opinions of
officials and people in the commune, and contribute opinions of the district specialized
agencies. At present, the whole district has 23/23 communes and towns have completed
the planning, in which 01 commune has a general planning, 02 communes to implement
the planning in 2010, 13 communes in 2011, 7 communes It is planned for 2012
(reaching 100% of the communes building new countryside). Total capital to support
the construction of the planning of the commune's 3,250 million. Total expenditure for
the two years is VND 38,360.31 million, of which VND 14,882.28 million will be
provided to support the central budget, VND 12,100 million from the central budget and
VND 2,700 million from the central budget. Reciprocating the communes and people
contributed 21,860 million. The commune has 19 criteria: 5 communes, reaching
21.74%; Communes reach 10 - 12 criteria: 6 communes, reaching 26.09%; Communes

meet 2 to 9 criteria: 12 communes, reaching 52.17%. The study found that in the
surveyed households, 41 households participated in financial contributions to the
construction of new rural areas, accounting for 45.55% of the total surveyed
households. As for the propaganda mode, there are 27 households who know about
radio broadcasting, which account for 30% of the total number of households, 47
households know through village meetings, 16 through their relatives. Evaluating the
effectiveness of propaganda, 55.55% of the surveyed households evaluated the effective
propaganda, 31.11% of the respondents rated it on average, 13.33% of the surveyed
households evaluated the propaganda form. Ineffective transmission. With a total
budget of VND46,672,591 million, of which the budget is 34,482 million VND in five
pilot communes implementing the new rural development program. The study shows
that people's assessment of budget mobilized funds shows that 94.44% of households
surveyed assessed the capital source is low compared with the actual needs. Slowly
allocated funds accounted for 37.78% of households. The support level is low, up to
51.11% of households surveyed for comments. According to the data, it is estimated
that in the whole area of Lang Giang district, by the end of 2016, the whole district is
expected to mobilize 24,560 m2 of land for the construction of new rural constructions.
Over the five years of implementation, there are 21,050 m2 Mobilized from the people
accounted for 85.70% of the plan. Based on the analysis of the real situation, the project

xiv

download by :


also pointed out the factors influencing the mobilization of resources for new rural
construction such as policy mechanism to mobilize resources, socio-economic
conditions of the commune; Education level, awareness of people about their role in
new rural development, people's participation in resource mobilization; Management
capacity, professional qualifications of grassroots cadres; Transparency of publicity in

new rural construction.
From the current situation as well as to find out factors influencing the
mobilization of resources for new rural construction in Lang Giang district, the topic
presents the main solutions to increase mobilization of resources for agricultural
construction. The new village, which is: Solutions to attract and simplify the state
budget; The solution will continue to increase the mobilization of resources from the
people, strengthen the training and fostering of grassroots cadres; A solution for
promoting the participation of social organizations, private companies and mass
organizations in the construction of new rural areas; Solutions to mobilize resources
from integrated rural programs; Solution to diversify forms of resource mobilization;
Solutions to mobilize capital from donors, non-governmental organizations, officials
and employees.

xv

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận lớn dân cư chủ yếu
làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông
nghiệp với khoảng 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp
nông thôn đã, đang và sẽ cịn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trị quyết định đối
với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng
nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, cơng bằng, văn minh, có cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát
triển ngày càng hiện đại”. Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia
về xây dựng nông thôn mới là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông

thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và mơi trường sinh
thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ.
Lạng Giang là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Giang, có đường Quốc lộ 1A
tuyến Hà Nội- Lạng Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng, nơi giao lưu buôn
bán sầm uất hiện nay, là vị trí thuận lợi khi thực hiện chiến lược 2 hành lang, 1
vành đai kinh tế của Chính phủ trong việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc, Quốc
lộ 31, các tuyến đường sắt: Hà Nội- Lạng Sơn, Kép - Quảng Ninh chạy qua và hệ
2 thống các tuyến đường tỉnh, đường huyện đan xen nhau, mạng lưới giao thơng
thơng suốt. Với vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa, tiếp thu văn
minh tiến bộ trong thời kỳ đổi mới của đất nước; Lạng Giang được xác định là
một trong 4 vùng trọng điểm phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Giang. Đặc
biệt từ nay đến năm 2020, huyện Lạng Giang phấn đấu xây dựng huyện đạt
chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới. Tuy nhiên, q
trình xây dựng nơng thơn mới cịn bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế, như vấn đề
quy hoạch nông thôn mới là một vấn đề mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực và
phải mang tính chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ còn nhiều
hạn chế về năng lực, nên trong q trình triển khai cịn nhiều lúng túng. Đặc biệt
chúng ta cịn gặp nhiều khó khăn về huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới do đặc điểm địa lý, các hộ dân sinh sống không tập trung mà sống dải rác
cách xa nhau. Đời sống của người dân nơng thơn huyện Lạng Giang cịn nhiều
khó khăn; nhận thức nhiều người cịn cho rằng xây dựng nông thôn mới là dự án

1

download by :


do nhà nước đầu tư xây dựng nên cịn có tâm lí trơng chờ, ỷ lại. Chính vì vậy
trong thời gian tới bên cạnh việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền chủ trương đường lối

của Đảng, để mọi người dân đều nhận thức rằng xây dựng nông thôn mới là công
việc thường xuyên của mỗi người, mỗi nhà, mỗi thơn xóm và từng địa phương;
tất cả cùng chung sức dưới sự lãnh đạo của Đảng... nhằm thực hiện thành công
xây dựng nông thôn mới.
Thực tiễn cũng cho thấy, xã hội tiến bộ bao giờ cũng chú ý tới việc thu hẹp
khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triển lực lượng sản
xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiện sinh hoạt ở nông
thôn, làm cho thành thị và nơng thơn xích lại gần nhau. Chính vì vậy, bên cạnh
phải đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn q trình xây dựng
nơng thôn mới, chúng ta cần học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới và
trong khu vực về phát triển nông thôn tiên tiến hiện đại. Để xây dựng hồn thiện hệ
thống các quan điểm lí luận về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn làm
cơ sở khoa học cho thực tiễn. Xây dựng nông thôn nước ta trở nên văn minh, tiên
tiến hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa và nét đẹp truyền thống của
nông thôn Việt Nam.
Để xây dựng nông thôn mới đạt tiến độ trên toàn huyện Lạng Giang, vấn đề
huy động các nguồn lực ở các xã miền núi là rất quan trọng. Tuy nhiên, thời gian
qua việc huy động này cịn có những hạn chế nhất định. Để góp phần thực hiện
tốt hơn Chương trình xây dựng nơng thơn mới, Tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
"Huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất các giải
pháp tăng cường huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn ở các xã
Miền núi huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực trong
xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi.


2

download by :


- Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn
lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang giai
đoạn 2011- 2016.
- Đề xuất giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực trong xây dựng
nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2017 - 2020.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Kết quả xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi huyện Lạng Giang?
- Các nguồn lực chủ yếu trong xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi
huyện Lạng Giang?
- Thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tạị các xã miền
núi huyện Lạng Giang?
- Những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng nông thôn mới?
- Những giải pháp nào cần đề xuất nhằm tăng cường huy động nguồn lực
trong xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi huyện Lạng Giang?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.
Đối tượng khảo sát: các xã miền núi xây dựng nông thôn mới và các hoạt
động liên quan đến việc huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đánh giá thực trạng trong xây dựng nơng thơn mới, phân
tích các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực trong
xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang.
- Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu tại các xã miền núi huyện

Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong xây dựng nông thôn mới tại các
xã miền núi huyện Lạng Giang qua các năm 2014 - 2016, kết quả tăng cường huy
động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã huyện Lạng Giang của
năm 2016. Từ đó đưa ra giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang giai đoạn 2017 - 2020.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm nông thôn
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn, một môi trường sống của
người dân, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường (MT)
mà ở đó sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Hiện nay trên thế giới vẫn
chưa có định nghĩa chuẩn xác về nơng thơn, cịn nhiều quan tâm khác nhau. Có
quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng
(CSHT), có quan điểm lại cho rằng nên dựa vào trình độ tiếp cận thị trường, phát
triển hàng hóa, cũng có ý kiến cho rằng dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng
dân cư trong vùng để xác định (Mai Thanh Cúc và cs., 2015).
Các khái niệm về nông thơn chỉ mang tính chất tương đối, có thể thay đổi
theo thời gian. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay chúng ta có thể hiểu: “Nơng
thơn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nơng dân. Tập hợp
dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội và mơi trường
trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”
(Mai Thanh Cúc và cs., 2005).

2.1.1.2. Khái niệm Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn (PTNT) là một phạm trù rộng được nhận thức với
nhiều quan điểm khác nhau. Ở Việt Nam thuật ngữ phát triển nông thôn được
đề cập đến từ lâu và nó có sự thay đổi về nhận thức qua các thời kì khác nhau.
Tuy nhiên nhìn dưới góc độ quản lý, chúng ta vẫn chưa có sự tổng hợp lý luận về
hệ thống về thuật ngữ này. World Bank (1957) đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển
nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã
hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo vùng nơng thơn. Nó giúp người
nghèo trong những người dân sống ở các vùng NT được hưởng lợi ích từ sự phát
triển” (Mai Thanh Cúc và cs., 2015).
Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp các chiến lược phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của Chính phủ, thuật ngữ ngày có thể hiểu: “Phát triển nơng
thơn là một q trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, văn hóa,
xã hội, mơi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông

4

download by :


thơn. Q trình này trước hết là do chính người dân nơng thơn và có sự hỗ trợ
tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác” (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
2.1.1.3. Nông thôn mới
a. Khái niệm
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp,
dịch vụ); có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao (Mai Thanh
Cúc và cs., 2005).
Theo Nghị Quyết số 26-NQ/TW xây dựng nơng thơn mới là sự nghiệp

cách mạng của tồn Đảng, tồn dân, của cả hệ thống chính trị. Nơng thôn mới
không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới là một chương trình
cụ thể hóa Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn.
Đây là chương trình mục tiêu quốc gia mang tính tồn diện, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực phát triển lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn, hướng đến
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” (Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, 2008).
b. Nội dung xây dựng nông thôn mới
Dựa vào 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại Quyết
định số 419/QĐ – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình
mục tiêu xây dựng quốc gia xây dựng NTM được thực hiện nguyên tắc:
Thứ nhất, phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư địa
phương là chính, Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các chính sách, có
thể hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do người
dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Thứ hai, xây
dựng NTM trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương
trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa
bàn nơng thơn. Có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết, có cơ chế,
chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động
đóng góp của các tầng lớp dân cư. Thứ ba, thực hiện Chương trình NTM phải
gắn với kế hoạch phát triển KT – XH của địa phương, có quy hoạch và cơ chế

5

download by :


đảm bảo thực hiện các quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch

xây dựng NTM. Thứ tư, công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực,
tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các
cơng trình, dự án của Chương trình xây dựng NTM; thực hiện dân chủ cơ sở
trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá. Thứ năm,
xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; cấp ủy
Đảng, chính quyền đóng vai trị chỉ đạo, điều hành q trình xây dựng kế hoạch,
đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị,
xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trị chủ thể (Thủ tướng
Chính phủ, 2009).
Xây dựng nơng thôn mới gồm 11 nội dung cơ bản hướng đến mục tiêu đạt
được 19 tiêu chí xây dựng NTM theo bộ tiêu chí quốc gia, cụ thể như sau:
* Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất; quy
hoạch phát triển hạ tầng KT-XH, môi trường; phát triển các khu dân cư mới và
chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã theo Thơng tư số 09/2010/TTBXD, ngày 04/8/2010 và Sổ tay hướng dẫn lập quy hoạch nông thôn mới của Bộ
Xây dựng (Thủ tướng Chính phủ, 2009). Yêu cầu: Đạt tiêu chí số 01 của Bộ tiêu
chí quốc gia về NTM.
* Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
- Về giao thơng: Hồn thiện đường liên xã, thơn bằng nhựa hóa hoặc bê
tơng hóa theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp VI được quy định trong TCVN 40542005; hồn thiện đường trục thơn, xóm được cứng hóa; xây dựng đường ngõ,
xóm sạch và khơng lầy lội vào mùa mưa; xây dựng đường trục chính nội đồng
theo tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 4454/1987 của Bộ xây dựng (Thủ tướng Chính
phủ, 2009).
- Hồn thiện hệ thống các cơng trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh
hoạt và sản xuất trên địa bàn đáp ứng Quy trình kỹ thuật điện nơng thơn năm
2006 (QĐKT - ĐNT-2006).
- Hồn thiện hệ thống các cơng trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn
hóa thể thao trên địa bàn: Xây dựng, hồn thiện trung tâm văn hóa, thể thao xã
đảm bảo theo Quy chuẩn trung tâm văn hóa, thể thao xã của Bộ văn hóa, thể thao
và Du lịch; xây dựng, hồn thiện nhà văn hóa và khu thể thao thôn.


6

download by :


- Về bưu điện: Xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thơng (đại lý bưu
điện hoặc ki ốt, bưu cục hoặc điểm bưu điện – văn hóa, thùng thư cơng cộng,
điểm truy nhập dịch vụ bưu chính, viễn thơng...) với diện tích tối thiểu 150m2;
xây dựng điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet ở thơn (Thủ tướng Chính
phủ, 2009).
- Hoàn chỉnh trụ sở xã: Trụ sở xã xây dựng ở nơi trung tâm, thuận tiện đối
nội, đối ngoại, diện tích khn viên tối thiểu 1.000m2, diện tích sử dụng của trụ
sở đối với khu vực đồng bằng, trung du tối thiểu 500m2, khu vực miền núi hải
đảo tối thiểu 400m2; mật độ xây dựng dưới 50%, mật độ cây xanh trên 30% (Thủ
tướng Chính phủ, 2009).
- Nhà ở nơng thơn: Chỉnh trang các khu dân cư hiện có; xóa nhà tạm, dột
nát, xây dựng, hồn thành nhà ở nông thôn đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng (Thủ
tướng Chính phủ, 2009). Yêu cầu: Đạt các tiêu chí 2,3,4,5,6,7,8,9 trong Bộ tiêu
chí quốc gia NTM.
* Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển sản xuất hàng
hóa, có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường công tác khuyến nông; ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nơng nghiệp. Cơ giới hóa nơng nghiệp, bảo
tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản
phẩm”. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), đưa công
nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu LĐNT
(Thủ tướng Chính phủ, 2009). Yêu cầu: đạt tiêu chí 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc
gia NTM.
* Giảm nghèo và an sinh xã hội

Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo
Nghị quyết 30a của Chính Phủ; tiếp tục triển khai Chương trình MTQG về giảm
nghèo; thực hiện an sinh xã hội (Thủ tướng Chính phủ, 2009). Yêu cầu: Đạt tiêu
chí 11 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
* Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở NT
Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ; thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nơng thơn (Thủ tướng
Chính phủ, 2009). u cầu: Đạt tiêu chí 13 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM.

7

download by :


* Phát triển giáo dục, đào tạo
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo:
Đạt và duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học, chống mù chữ. Phổ cập giáo
dục trung học. Nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục
học trung học phổ thông và đẩy mạnh đào tạo nghề (Thủ tướng Chính phủ,
2009). Yêu cầu: Đạt tiêu chí 5, 14 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
* Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế (theo Quyết
định 108/2007/QĐ-TTg, ngày 17/7/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ) đồng thời
nâng cao tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế (Thủ tướng Chính
phủ, 2009). Yêu cầu: Đạt tiêu chí 5 và 15 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
* Xây dựng đời sống văn hóa, thơng tin và truyền thơng
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa. Phấn đấu
xã có trên 70% số thơn đạt chuẩn “Làng văn hóa” theo Quyết định
62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006; thực hiện thông tin và truyền thông nông
thôn (Thủ tướng Chính phủ, 2009). Yêu cầu: Đạt tiêu chí 6 và 16 trong Bộ tiêu

chí quốc gia NTM.
* Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư,
trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; Thực hiện các yêu
cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường trên địa bàn xã. Xây dựng, cải tạo, nâng
cấp hệ thống tiêu thốt nước trong thơn xóm. Xây dựng các điểm thu gom, xử lý
rác thải đạt yêu cầu chung theo TCVN 6696-2000. Yêu cầu: Đạt tiêu chí 17 trong
Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
* Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị - xã hội
trên địa bàn
Thành lập, duy trì đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị; đảm bảo có đầy
đủ các tổ chức này ở các thôn, bản. Thu hút cán bộ trẻ về công tác tại xã.Xây
dựng ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các
tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng NTM. Yêu cầu:
Đạt tiêu chí 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM.

8

download by :


* Giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn
Ban hành, thực hiện nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phịng
chống các tệ nạn xã hội. Đảm bảo cho lực lượng an ninh xã, thơn, xóm hồn
thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây
dựng NTM (Thủ tướng Chính phủ, 2009). Yêu cầu: Đạt tiêu chí số 19 trong Bộ
tiêu chí quốc gia NTM.
2.1.1.4. Khái niệm nguồn lực và huy động nguồn lực trong xây dựng nông
thôn mới tại các xã miền núi
a. Nguồn lực

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ
thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị
trường,... ở cả trong nước và nước ngồi có thể được khai thác nhằm phục vụ cho
việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Về mặt kinh tế học “yếu tố nguồn lực của sản xuất là phạm trù kinh tế
dùng để chỉ những nguồn tài nguyên tự nhiên, kinh tế và xã hội đã, đang và sẽ
được sử dụng cho hoạt động kinh tế để tạo ra của cải vật chất hay dịch vụ đáp
ứng yêu cầu xã hội nhất định” (Vũ Đình Thắng, 2006).
Trong nơng nghiệp, nguồn lực có thể tồn tại dưới hình thái giá trị cũng có
thể tồn tại dưới hình thái vật chất, bao gồm: Đất đai, máy móc, thiết bị, kho tàng,
nguyên vật liệu, giống cây trồng, vật ni, phân bón, sức lao động… Nguồn lực
khơng phải là bất biến. Nó có thể thay đổi theo không gian và thời gian, tùy
thuộc vào từng hoạt động của con người.
b. Huy động nguồn lực
Để thực hiện Chương trình xây dựng NTM cần huy động rất nhiều nguồn
lực: vốn, ngày công lao động, đất đai, nguyên vật liệu…đầu tư cho xây dựng các
hạng mục theo chuẩn của bộ tiêu chí quốc gia. Huy động nguồn lực trong xây
dựng NTM có thể hiểu đó là dùng biện pháp tác động vào các cá nhân, đoàn thể,
tổ chức kinh tế - xã hội nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò của
nguồn lực trong xây dựng NTM để từ đó mọi người tự nguyện tham gia đóng
góp cơng, của, vật tư, hiến đất,… để phục vụ cho quá trình xây dựng NTM (Vũ
Đình Thắng, 2006).

9

download by :


×