Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ NGỌC LAN

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN NGÂN SƠN,
TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ NGỌC LAN

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN NGÂN SƠN,
TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành: 8.62.01.18

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐÀO THANH VÂN

THÁI NGUYÊN - 2019



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Ngọc Lan


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám
hiệu, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các Thầy, Cô giáo trường Đại học
Nông lâm - Đại học Thái Nguyên, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Đào Thanh Vân. Người
đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND huyện, Ban chỉ đạo thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện, Ban quản lý xây
dựng nông thôn mới ở các xã Vân Tùng, Thuần Mang, Trung Hòa, cùng cán bộ
liên quan và người dân trong các xã đã tiếp nhận và nhiệt tình giúp cung cấp các
thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng

nghiệp đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, song khó tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của
Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Ngọc Lan


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ............................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................. viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................ x
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 2
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................... 3
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI........................................ 4
1.1.

Cơ sở lý luận của đề tài....................................................................... 4


1.1.1. Khái niệm nông thôn, xây dựng nông thôn mới ................................. 4
1.1.2. Nguồn lực xây dựng nông thôn mới ................................................... 4
1.1.3. Huy động nguồn lực ........................................................................... 5
1.1.4. Tiêu chí và nội dung xây dựng nông thôn mới ................................... 5
1.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................... 8

1.2.1. Kết quả triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm
của ban Bí thư BCH Trung ương Đảng và xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2011 - 2015 và năm 2016, 2017 ......................................... 8
1.3.

Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ............. 16

1.3.1. Kinh nghiệm huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở Hàn
Quốc .................................................................................................. 16
1.3.2. Kinh nghiệm huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại một
số tỉnh trong nước ............................................................................. 18
1.4.

Đánh giá chung ................................................................................. 19

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 20
2.1.

Đặc điểm địa bàn .............................................................................. 20



iv
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 20
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................. 22
2.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 25

2.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 25

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 25
2.3.2. Phương pháp phân tích, đánh giá và xử lý ....................................... 28
2.4.

Các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 29

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực tài chính............................................... 29
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về nguồn vật lực (đất đai).......................................... 29
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực ..................................................... 29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 29
3.1.

Thực trạng huy động, sử dụng nguồn lực xây dựng Nông thôn mới của
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn .......................................................... 29

3.1.1. Thực trạng xây dựng Nông thôn mới huyện Ngân Sơn ...................... 29
3.1.2. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới của huyện Ngân
Sơn, tỉnh Bắc Kạn .............................................................................. 36
3.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới tại huyện Ngân Sơn ........................................................... 60

3.2.1. Ảnh hưởng từ việc chỉ đạo, điều hành và năng lực Ban quản lý chương
trình xây dựng nông thôn mới cấp xã ............................................... 60
3.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng .................................. 63
3.3.

Các giải pháp tăng cường huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực
trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Ngân Sơn thời gian tới .... 68

3.3.1. Giải pháp huy động, sử dụng về nguồn lực tài chính ....................... 68
3.3.2. Giải pháp huy động nguồn lực từ nhân dân ....................................... 69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 71
1. Kết luận ................................................................................................... 71
2. Khuyến nghị ............................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 74
PHỤ LỤC ................................................................................................... 75


v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung

Chú giải

BCĐ

: Ban chỉ đạo


BCH

: Ban chấp hành

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HTX

: Hợp tác xã

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

NTM

: Nông thôn mới

PTNT

: Phát triển nông thôn

QĐ/TTg

: Quyết định Thủ tướng

TB&XH


: Thương binh và xã hội

UBND

: Ủy ban nhân dân


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1.

Nguồn vốn huy động thực hiện chương trình năm 2017 ....... 12

Bảng 2.1.

Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2017 huyện Ngân
Sơn.......................................................................................... 21

Bảng 2.2.

Thu thập số liệu thứ cấp ......................................................... 26

Bảng 3.1.

Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại huyện
Ngân Sơn đến năm 2017 ........................................................ 33

Bảng 3.2.


Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Ngân Sơn (năm 2017 so với năm
2015) ....................................................................................... 34

Bảng 3.3.

Quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện xây dựng NTM .... 36

Bảng 3.4.

Kế hoạch tài chính cho việc thực hiện chương trình xây dựng
NTM giai đoạn 2015 - 2017 của huyện Ngân Sơn ................ 37

Bảng 3.5.

Tỷ lệ kế hoạch tài chính thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới huyện Ngân Sơn giai đoạn 2015 - 2017 ................. 39

Bảng 3.6.

So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch huy động vốn cho xây
dựng nông thôn mới ở huyện Ngân Sơn giai đoạn 2015 2017 ........................................................................................ 42

Bảng 3.7.

Đánh giá việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM tại huyện
Ngân Sơn thời gian qua .......................................................... 43

Bảng 3.8.

Đánh giá kết quả huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước

cho xây dựng NTM huyện Ngân Sơn .................................... 44

Bảng 3.9.

Kết quả huy động vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp thực hiện xây
dựng NTM giai đoạn 2015 - 2017 ......................................... 46

Bảng 3.10. Kết quả huy động vốn ngân sách trực tiếp và dân góp thực hiện
xây dựng cơ sở hạ tầng NTM huyện Ngân Sơn giai đoạn 2015
- 2017 ..................................................................................... 47
Bảng 3.11. Kết quả huy động vốn đối ứng của nhân dân cho xây dựng cơ sở
hạ tầng thuộc chương trình NTM ở 3 xã, giai đoạn 2015 - 2017 49
Bảng 3.12. Tính trung bình bê tông hóa đường giao thông 3 xã nghiên cứu
giai đoạn 2015 - 2017............................................................. 50


vii
Bảng 3.13. Kết quả huy động vốn ngân sách trực tiếp và dân góp thực hiện
mô hình, hỗ trợ phát triển sản xuất xây dựng NTM huyện Ngân
Sơn, giai đoạn 2015 - 2017 .................................................... 51
Bảng 3.14.

Đánh giá kết quả huy động nguồn lực từ sức dân cho xây dựng
NTM............................................................................................................ 53

Bảng 3.15. Tổng hợp ngân sách trực tiếp (phần vốn sự nghiệp) cho tuyên
truyền, quản lý xây dựng NTM huyện Ngân Sơn, giai đoạn 2015
- 2017 ..................................................................................... 54
Bảng 3.16. Kết quả sử dụng vốn ngân sách trực tiếp cho xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2015 -2017 .............................................. 55

Bảng 3.17.

Đánh giá kết quả sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM tại huyện
Ngân Sơn........................................................................................... 56

Bảng 3.18. Đánh giá kế hoạch và kết quả huy động nguồn lực đất đaicho
xây dựng NTM huyện giai đoạn 2015 -2017 ......................... 57
Bảng 3.19. Đánh giá kết quả huy động nguồn nhân lực từ các tổ chức đoàn
thể cho xây dựng NTM .......................................................... 59
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của chỉ đạo, điều hành và năng lực ban quản lý
chương trình xây dựng NTM ............................................... 63
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng đến huy động và
sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới .................. 65
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thu nhập người dân đến kết quả huy động vốn
cho xây dựng nông thôn mới ................................................. 66


viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 3.1.

Cơ cấu kế hoạch tài chính xây dựng nông thôn mới năm 2015 2017...................................................................................................... 38


ix


x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1.Mục đích
- Đánh giá thực trạng huy động, sử dụng nguồn lực trong xây dựng nông
thôn mới tại huyện Ngân Sơn.
- Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực trong
xây dựng nông thôn mới ở huyện Ngân Sơn
- Đề xuất một số giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn
mới tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn thời gian tới.
2.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập từ các Quyết định, Nghị quyết, báo cáo…
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Qua điều tra, phỏng vấn tại 3 xã Vân Tùng, Thuần
mang, Trung Hòa với tổng 120 phiếu (trong đó 18 phiếu cán bộ các phòng ban
ngành chuyên môn, đoàn thể và Ban chỉ đạo cấp huyện; 102 phiếu là Ban chỉ đạo,
cán bộ đoàn thể, hộ dân 3 xã).
- Phương pháp phân tích và xử lý: Gồm phương pháp thống kê kinh tế,
phương pháp giám sát đánh giá có sự tham gia, phương pháp tổng hợp tài liệu
(thông tin sau khi thu thập được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel).
3. Kết quả nghiên cứu
- Đánh giá được kết quả huy động nguồn lực về vốn, đất đai, lao động so với
kế hoạch đề ra. Tính được trung bình, độ lệch chuẩn, độ biến động một số vấn đề liên
quan đến ngân sách trực tiếp cho xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
-Xác định những ảnh hưởng; điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
trong xây dựng nông thôn mới của huyện Ngân Sơn, giai đoạn 2015 - 2017.
- Đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới huyện
Ngân Sơn thời gian tới.
4. Kết luận
Luận văn phản ánh thực trạng xây dựng nông thôn mới huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn, đánh giá phân tích được kết quả đạt được trong huy động nguồn lực
và những ảnh hưởng, cơ hội thách thức việc thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới tại huyện Ngân Sơn. Từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình,

góp phần cho huyện thấy được một số bất cập, hạn chế việc huy động nguồn lực
xây dựng nông thôn mới những năm qua.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an
ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường
sinh thái của đất nước. Xác định được vai trò, vị trí quan trọng của nông nghiệp,
nông dân, nông thôn; Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá
X đã ban hành Nghị Quyết 26-NQ/TW, ngày 05/08/2008 về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn (BCH TW khóa X, 2008).
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới Chính phủ đã ban hành nhiều Quyết định, văn
bản để triển khai, tổ chức thực hiện. Sau 5 năm thực hiện,Thủ tướng chính phủ
ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 về phê duyệt Chương trình
mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, với mục
tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu
kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật
tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao”. Có thể nói, thực hiện chương trình nông thôn nước ta có nhiều chuyển
biến tích cực về các mặt như: Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích
cực, hạ tầng kinh tế được quan tâm nâng cấp và xây mới; Chính quyền cơ sở từng
bước được kiện toàn; Nhiều chính sách xã hội được Nhà nước quan tâm thực hiện;
Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân nông thôn ngày càng được cải thiện

góp phần ổn định chính trị; Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.
Ngân Sơn là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, là huyện nghèo mới
được Chính phủ công nhận bổ sung là huyện 30a năm 2018. Huyện có tổng diện
tích tự nhiên là 64.588 ha; dân số 30.705 người/7.323 hộ, trong đó có 23.827 người
(chiếm 77,6%) dân số sống ở nông thôn; huyện có 174 thôn bản với 6 dân tộc cùng


2
sinh sống. Trong những năm qua, huyện Ngân Sơn đã có nhiều biện pháp, giải
pháp trong tổ chức triển khai, thực hiện chương trình nông thôn mới ở 10/10 xã
của huyện và đã đạt bình quân 8,1 tiêu chí. Mục tiêu đến năm 2020 huyện Ngân
Sơn, tỉnh Bắc Kạn thực hiện hoàn thành 03 xã/10 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới
(UBND huyện Ngân Sơn, 2017).
Tuy nhiên, thực tế trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn
mới tại địa phương còn có nhiều khó khăn, thách thức như: Địa hình chia cắt mạnh,
dân cư thưa thớt, trình độ dân trí không đồng đều; nền kinh tế địa phương chậm
phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; tổ chức thực hiện nông thôn mới ở cơ sở thời
gian đầu còn lúng túng, huy động mọi nguồn lực để thực hiện còn ít, đầu tư còn
dàn trải nên hiệu quả chưa cao; một số nội dung, tiêu chí không cần huy động từ
nguồn từ nguồn ngân sách nhưng chưa đạt... Tính đến năm 2017 chưa có xã nào
trên địa bàn huyện đạt chuẩn trong xây dựng Nông thôn mới (UBND huyện, 2017).
Để hiểu rõ hơn về thực hiện huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới ở huyện ở huyện Ngân Sơn đã được triển khai như thế nào? Nguồn lực được
huy động từ đâu, sử dụng nguồn lực huy động được như thế nào? Việc huy động
các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
Cần có giải pháp gì góp phần nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực cho xây
dựng nông thôn mới ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn thời gian tới. Với ý nghĩa
lý luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài“Huy động nguồn lực trong xây dựng
Nông thôn mới tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn" để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá thực trạng huy động, sử dụng nguồn lực trong xây dựng nông thôn
mới tại huyện Ngân Sơn.
- Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện Ngân Sơn
- Đề xuất một số giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn
mới tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


3
3.1. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu sự huy động 03 nguồn lực bao gồm: Tài chính (vốn), nguồn
vật lực (đất đai), nguồn nhân lực (công lao động) trong xây dựng Nông thôn mới.
3.2. Phạm vi
- Phạm vi về không gian: Tại 03/10 xã tham gia xây dựng nông thôn mới của
huyện Ngân Sơn.
- Phạm vi về thời gian: Nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
được lấy từ năm 2015 đến năm 2017.
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Những đóng góp mới
Đề tài sử dụng các hàm tính trên bảng Microsoft Excel để biết được mức
bình quân, độ lệch chuẩn, độ biến động huy động nguồn lực của các xã. Đồng thời
tìm ra các yếu tố ảnh hưởng, cơ hội, thách thức đến huy động nguồn lực xây nông
thôn mới những năm qua ở huyện Ngân Sơn.
4.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học:
Đề tài sẽ đưa ra được những cơ sở lý luận về việc huy động nguồn lực trong
xây dựng nông thôn mới. Từ đó khuyến nghị được các cơ sở khoa học để lựa chọn
những giải pháp hiệu quả trong việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông
thôn mới.

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp
theo về phát triển nông thôn mới tại huyện nói riêng và các huyện miền núi phía
Bắc nói chung.
*Ý nghĩa thực tiễn:
Những nghiên cứu mới của đề tài góp phần giúp các xã tại huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn có thêm giải pháp phù hợp để huy động nguồn lực tốt hơn cho xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ngân Sơn.


4
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm nông thôn, xây dựng nông thôn mới
- Nông thôn: Là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã (Bộ Nông
nghiệp và PTNT, 2010).
- Xây dựng nông thôn mới: Là để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp; gắn
phát triển nông nghiệp nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng,
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc
phòng và an ninh, trật tự được giữ vững (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016).
1.1.2. Nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Nguồn lực xây dựng nông thôn mới bao gồm:
* Nguồn nhân lực (nguồn lực con người): Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực
là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người
cho sự phát triển.
* Nguồn tài lực (nguồn lực tài chính) là toàn bộ quá trình huy động và sử
dụng vốn được thể hiện dưới hình thức giá trị. Mọi hoạt động đều cần phải có một

nguồn lực tài chính nhất định để thực hiện các mục tiêu của hoạt động đó (Dẫn
theo Phạm Văn Toàn, 2015).
Nguồn tài lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới được chia thành 4 phần:
Ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 30% (gồm cả vốn trực tiếp 24% và vốn lồng ghép
06%), vốn tín dụng khoảng 45%, vốn doanh nghiệp bên ngoài đầu tư khoảng 15%,
huy động nguồn vốn trong nhân dân khoảng 10% (Chính phủ, 2016).
* Nguồn vật lực (nguồn lực vật chất)
Nguồn lực vật chất gồm có tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất đai, tài
nguyên rừng, tài nguyên nước...)(Dẫn theo Phạm Văn Toàn, 2015).


5
1.1.3. Huy động nguồn lực
1.1.3.1. Khái niệm huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới là quá trình huy động các
yếu tố cần thiết dựa trên mục tiêu để phục vụ cho chương trình xây dựng nông
thôn mới (Dẫn theo Phạm Văn Toàn, 2015).
1.1.3.2. Phương pháp huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
- Huy động nguồn nhân lực: Trong xây dựng nông thôn mới, nguồn nhân lực
chủ yếu được huy động bằng việc đóng góp sức lao động của người dân thông qua
các tổ chức đoàn thể ở địa phương như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh
niên...
- Huy động nguồn vật lực trong xây dựng nông thôn mới: Chủ yếu là những
đóng góp về đất đai, nguồn lực này được huy động trực tiếp từ nông dân thông
qua các hình thức tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về vai
trò của xây dựng nông thôn mới, về những giá trị đóng góp của người dân trong
xây dựng các công trình giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và các công
trình mở rộng kênh mương nội đồng.
- Huy động nguồn lực tài chính: Một phần tài chính cho xây dựng nông thôn
mới được Nhà nước phân bổ, phần còn lại được huy động từ sức dân, từ sự đầu tư

vốn của các doanh nghiệp và vốn từ các chương trình, dự án lồng ghép đang đầu tư
cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn (Dẫn theo Phạm Văn Toàn, 2015).
1.1.4. Tiêu chí và nội dung xây dựng nông thôn mới
Qua nghiên cứu hệ thống văn bản pháp lý cho thấy: Hiện nay, cả nước đang
thực hiện theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2016 - 2020; Quyết định 1980/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn
2016 - 2020 (trừ một số nội dung thuộc tiêu chí 2,3, 6, 7, 8 được giao UBND các
tỉnh quy định phù hợp với quy hoạch và điều kiện thực tế). Trên cơ sở đó, được
đề cập về 19 tiêu chí và nội dung xây dựng nông thôn mới của như sau:


6
*Quy hoạch
- Tiêu chí 1: Quy hoạch
Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và công bố công khai đúng
thời hạn. Ban hành quy định quản lý quy định chung xây dựng xã và tổ chức thực
hiện theo quy hoạch.
*Hạ tầng kinh tế - xã hội
- Tiêu chí 2: Giao thông
Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc
bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Đường trục thôn, bản, ấp
và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện
quanh năm. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Đường trục
chính nội đồng đảm bảo chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm.
-Tiêu chí 3: Thủy lợi
Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt
từ 80% trở lên. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định
về phòng chống thiên tai tại chỗ.

- Tiêu chí 4: Điện
Hệ thống điện đạt chuẩn. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các
nguồn.
- Tiêu chí 5: Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có
cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia.
- Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt
văn hóa, thể thao của toàn xã. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em
và người cao tuổi theo quy định. Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh
hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.
- Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa.


7
- Tiêu chí 8: Thông tin và truyền thông
Xã có điểm phục vụ bưu chính. Xã có dịch vụ internet. Xã có đài truyền
thanh và hệ thống lao đến các thôn. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý, điều hành.
- Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
Nhà tạm, dột nát. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định.
* Kinh tế và tổ chức sản xuất
- Tiêu chí 10: Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020.
(Trung du miền núi phía Bắc: 36 triệu đồng/ người)
- Tiêu chí 11: Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 (Trung du miền núi phía Bắc:
Từ 12% trở xuống)
- Tiêu chí 12: Lao động có việc làm

Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham
gia lao động .
- Tiêu chí 13: Tổ chức sản xuất
Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm
2012. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo
bền vững.
* Văn hóa - xã hội - môi trường
- Tiêu chí 14: Giáo dục và đào tạo
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung
học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp).Tỷ lệ lao động
có việc làm qua đào tạo.
- Tiêu chí 15: Y tế
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; Tỷ
lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi).


8
- Tiêu chí 16: Văn hóa
Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định.
- Tiêu chí 17: Môi trường và an toàn thực phẩm.
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định. Tỷ
lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định
và bảo vệ môi trường. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.
Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch. Chất thải rắn trên địa bàn và
nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý
theo quy định. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh
và đảm bảo 3 sạch. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh
môi trường. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ
các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

* Hệ thống chính trị
- Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị
cơ sở theo quy định. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững
mạnh”. Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên. Xã đạt chuẩn tiếp
cận pháp luật theo quy định. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia
đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia
đình và đời sống xã hội.
- Tiêu chí 19: Quốc phòng và An ninh
Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các
chỉ tiêu quốc phòng. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo
bình yên: Không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội
phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm
liên tục so với những năm trước)(Chính phủ, 2016).
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Kết quả triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm của


9
ban Bí thư BCH Trung ương Đảng và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011
- 2015 và năm 2016, 2017
1.2.1.1. Thí điểm xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm của ban Bí thư BCH
Trung ương Đảng
Bí thư, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã thực hiện thí điểm xây dựng
NTM thời kỳ CNH - HĐH do Ban bí thư chỉ đạo thực hiện tại 11 xã điểm trong 3
năm (2009-2011)… Trên cơ sở đó tổng kết rút kinh nghiệm về nội dung, cơ chế,
chính sách nhằm thúc đẩy nhanh, đảm bảo tính nhân rộng của mô hình khi thực
hiện chương trình MTQG trên phạm vi cả nước.
Để huy động các nguồn lực cho hoạt động thí điểm tại 11 xã điểm, Bộ Tài
chính đã có Thông tư số 174/2009/TT-BTC ngày 08 tháng 09 năm 2009 hướng

dẫn cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn tại 11 xã điểm.
Cơ chế huy động vốn thực hiện trên nguyên tắc huy động tối đa nguồn lực
của địa phương; huy động sức dân (nhân lực, vật lực) đóng góp tự nguyện, tích
cực để xây dựng làng quê của mình (với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng
làm); huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp. Điểm đáng lưu ý trong cơ chế hỗ trợ
vốn ngân sách nhà nước cho xây dựng NTM là:
Các đối tượng (dự án) ngân sách trung ương hỗ trợ 100% gồm: chi phí cho
công tác quy hoạch; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; kinh
phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ xã, thôn, cán bộ
HTX và chủ trang trại. Các đối tượng còn lại, căn cứ trên cơ sở điều kiện kinh tế
xã hội, cũng như điều kiện tự nhiên của từng vùng, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ
một phần từ nguồn bổ sung có mục tiêu để thực hiện Đề án; phần còn lại do ngân
sách địa phương hỗ trợ, doanh nghiệp đầu tư, nhân dân đóng góp và huy động từ
cộng đồng.
Mức hỗ trợ cho từng đối tượng (dự án) cụ thể do UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương quy định, đảm bảo nguyên tắc số tiền hỗ trợ từ ngân sách
trung ương tối đa không quá 70% tổng chi phí thực hiện của từng đối tượng của
Đề án.


10
Như vậy, trong Chương trình thí điểm xây dựng NTM của Ban bí thư, ngân
sách Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí cho các công trình hạ tầng cấp xã đường
giao thông, và 02 hoạt động (công tác quy hoạch, công tác đào tạo kiến thức NTM
cho cán bộ). Các nội dung khác trong Đề án NTM của mỗi xã, nguyên tắc hỗ trợ
từ ngân sách trung ương tối đa không quá 70%. Phần còn lại (30%) các địa phương
huy động nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp,… Trong thông tư không nêu rõ
30% này có thể quy từ việc hiến đất làm công trình hay công lao động hay tiền
mặt (Bộ Nông nghiệp &PTNT, 2016).
1.2.1.2. Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 và năm 2016, 2017

* Giai đoạn năm 2011- 2015: Trong 5 năm, cả nước đã huy động được
khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình. Trong đó, ngân sách nhà nước
(bao gồm các chương trình, dự án khác) 266.785 tỷ đồng (31,34%), tín dụng
434.950 tỷ đồng (51%), doanh nghiệp 42.198 tỷ đồng (4,9%), người dân và cộng
đồng đóng góp 107.447 tỷ đồng (12,62%).
- Giao thông nông thôn: Cả nước đã xây dựng mới được 47.436 km đường
giao thông các loại đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT, tăng 10.251 km so
với cả giai đoạn 2001 - 2010; cải tạo sửa chữa 103.394 km đường, xây dựng mới
và cải tạo sửa chữa 26.997 cầu. Có 38,9% số xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông
nông thôn.
- Thủy lợi: Cả nước có 64,6% số xã đạt tiêu chí về thủy lợi. Số kênh mương
do xã quản lý đã kiên cố hóa được trên 50.246 km kênh mương các loại; xây dựng,
tu bổ, sửa chữa, nâng cấp được hơn 28.765 công trình thủy lợi gồm bờ bao, cống,
trạm bơm phục vụ tưới tiêu và 6.070 km đê bao, bờ bao chống lũ trong phạm vi
xã quản lý.
- Điện nông thôn: Đến nay, cả nước có 7.359 xã (82,2%) đạt tiêu chí số 4 về
điện nông thôn.
- Trường học: Đã có 42,6% số xã đạt tiêu chí số 5 về trường học. Chính sách
hỗ trợ học phí cho con em đồng bào dân tộc, miền núi; chính sách cho vay vốn để
học tập được điều chỉnh, tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên từ các vùng nông
thôn.


11
- Cơ sở vật chất văn hóa: Cả nước hiện có 4.998 xã có Trung tâm văn hóa thể thao, trong đó khoảng 30% đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch; 54.391/118.034 thôn, bản, ấp (46%) có nhà văn hóa, trong đó đã đạt
chuẩn là 47%. Đến nay đã có khoảng 34,9% số xã đạt tiêu chí số 6 về cơ sở vật
chất văn hóa.
- Chợ nông thôn: Có 5.177 xã (61,6%) đạt tiêu chí số 7 về chợ nông thôn.
Nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn nông

thôn, một số địa phương đã có cơ chế ngân sách hỗ trợ một phần vốn (20-30%).
- Hệ thống trạm y tế: Đến nay đã có 68,2% số xã đạt tiêu chí số 15 về y tế.
Hầu hết các xã đã có trạm y tế; Tại một số địa phương, trạm y tế xã đã có cán bộ
y học dân tộc, cán bộ dược trình độ từ dược tá trở lên. Đối với y tế dưới cấp xã
(thôn, ấp), khoảng 90% ấp, cụm dân cư có cán bộ y tế.
- Bưu điện và hạ tầng công nghệ thông tin nông thôn: Có 93,1% số xã đạt tiêu
chí số 8 về Bưu điện. Internet tốc độ cao đã đến được hầu hết các điểm bưu điện văn
hóa xã, khoảng 55% số xã có điểm truy cập Internet công cộng, vùng phủ sóng 3G
đã đạt trên 80% dân số; tỷ lệ xã có điện thoại công cộng là 97%.
- Tổ chức sản xuất: Nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi trong chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp, mô hình tổ, đội sản xuất trong khai thác
thủy sản... đã được thiết lập và hoạt động có hiệu quả. Công tác đào tạo nghề cho
lao động nông thôn bước đầu phát huy hiệu quả. Đến hết năm 2015 đã có khoảng
2,42 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề, trong đó khoảng 1,02 triệu người học
nghề nông nghiệp và 1,4 triệu người học nghề phi nông nghiệp. Khoảng 60.000
hộ nghèo có người tham gia học nghề có việc làm đã thoát nghèo và gần 100.000
hộ có người tham gia học nghề và có việc làm với thu nhập cao hơn mức bình
quân tại địa phương (trở thành hộ khá).
-Về phát triển giáo dục: Công tác giáo dục các cấp ở cơ sở tiếp tục được chú
trọng. Đến nay đã có 5.943 xã (78,9%) đạt tiêu chí số 14 về giáo dục.
Có 66,7% số xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa và khoản 40,8 triệu lượt người
tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ


12
ở nông thôn (các tỉnh đồng bằng có 27% người dân thường xuyên luyện tập thể
dục, thể thao; ở miền núi là 11%).
-Về cảnh quan và môi trường nông thôn: Đã xây dựng được hơn 1.000 công
trình nức sạch tập trung, 500 bãi thu gom rác thải, 1.200 cống rãnh thoát nước thải
vệ sinh.

Tuy vậy, vệ sinh môi trường vẫn đang là vấn đề bức xúc của xã hội, tiêu chí
môi trường đang là tiêu chí đạt thấp nhất, có khoảng 44% số xã đạt tiêu chí số 17
về Môi trường.
- Xây dựng tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh, trật tự xã
hội:
Trong xây dựng nông thôn mới, nhiều tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn đã
thực sự đóng vai trò là hạt nhân trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ. Công tác
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn được quan tâm. Đã có 72,4%
số xã đạt tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị - xã hội.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thường xuyên nắm
bắt kịp thời tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân; làm tốt công tác bảo vệ
an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. (Bộ Nông nghiệp
&PTNT, 2016).
* Năm 2016: Năm 2016, cả nước huy động được khoảng 332.475 tỷ đồng,
trong đó: ngân sách Trung ương là 7.374 tỷ đồng (2,2%), ngân sách địa phương
23.193 tỷ đồng (7%) và các nguồn vốn huy động khác (Lồng ghép từ chương trình,
dự án khác: 4,7%, tín dụng: 78,3%, từ doanh nghiệp: 3,1%, người dân đóng góp:
4,7%).
Cả nước đã có 2.235 (25,07%) xã đạt chuẩn nông thôn mới (Hoàn thành mục
tiêu có 25% số xã đạt chuẩn năn 2016); còn 261 xã dưới 5 tiêu chí (3,36%). Số
tiêu chí đạt chuẩn bình quân của cả nước là 13,45 tiêu chí/xã. (Bộ Nông
nghiệp&PTNT, 2016).
*Năm 2017:
Bảng 1.1. Nguồn vốn huy động thực hiện chương trình năm 2017


13
STT

Vốn thực hiện chương trình


Đơn vị tính

Giá trị

Tỷ lệ%

Vốn ngân sách trực tiếp

Tỷ đồng

-Ngân sách Trung ương

Tỷ đồng

8,000

3,0

-Ngân sách địa phương

Tỷ đồng

33,887

12,6

02

Vốn lồng ghép các chương trình


Tỷ đồng

38,076

14,1

03

Vốn tín dụng

Tỷ đồng

158,420

58,8

04

Vốn doanh nghiệp

Tỷ đồng

12,218

4,5

Tỷ đồng

18,959


7,0

Tỷ đồng

269,561

01

05

Huy động đóng góp của nhân dân
và cộng đồng

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện
chương trình

(Bộ Nông nghiệp &PTNT, 2017)
Qua bảng biểu 1 cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình
đạt khoảng 269.561 tỷ đồng.
* Tính đến hết năm 2017, cả nước có 3.289 xã (36,84%) được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới, tăng 220 xã (2,47%) so với cuối năm 2017 và tăng 929 xã
(10,4%) so với cuối năm 2016.
- Bình quân cả nước đạt 14,25 tiêu chí/xã, tăng 0,07 tiêu chí so với cuối năm
2017, tăng 0,78 tiêu chí so với cuối năm 2016.
- Còn 121 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 136 xã so với cuối năm 2016:
* Huyện đạt chuẩn nông thôn mới: Có 49 đơn vị cấp huyện thuộc 26 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương được thủ tướng chính phủ công nhận đạt chuẩn
xây dựng nông thôn mới.
* Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Giao thông nông thôn, trong hơn 07

năm vừa qua đã hoàn thành một khối lượng hơn gấp 5 lần của giai đoạn 20012010, có 99,4% tổng số xã trên cả nước có đường ô tô đến trung tâm xã, đặc biệt
ở những địa bàn vùng núi cao, hệ thống đường giao thông được bê tông hóa đã cơ
bản đáp ứng nhu cầu cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa cho người dân,
nhất là ở những khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mạng lưới điện


×