1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
HUỲNH TRUNG PHÚC
NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN CÁC TIÊU CHUẨN
CHO MẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ IPTV
CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
MÃ SỐ: 60.52.70
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
HÀ NỘI - 2010
2
Luận văn được hoàn thành tại:
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG ỨNG HUYỀN
Phảnbiện 1:
……………………………………………………
……………………………………………………
Phảnbiện 2:
……………………………………………………
……………………………………………………
Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tại
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
3
MỞ ĐẦU
Ngày nay, truyền hình dựa trên giao thức Internet IPTV đang
phát triển mạnh mẽ và tiến tới vị trí chủ chốt trong công nghiệp
truyền hình thu phí, đó cũng là dịch vụ thu hút được sự chú ý của rất
nhiều các công ty viễn thông trên thế giới. IPTV có thể cung cấp cả
tín hiệu truyền hình, Video song song với các dịch vụ đa phương tiện
khác trên cùng một kết nối Internet. Cụ thể, IPTV sử dụng một kết
nối băng rộng và một hệ thống mạng phân phối các chương trình
truyền hình sử dụng giao thức IP.
Tuy nhiên do công nghệ IPTV còn mới mẽ, các tổ chức trên
thế giới nhất là ITU chưa đưa ra bộ tiêu chuẩn cho công nghệ IPTV.
Trong khi đó ở Việt Nam có nhiều nhà cung cấp dịch vụ IPTV có thể
được triển khai trên nhiều mạng truy nhập khác nhau. Do vậy cần
phải có các tiêu chuẩn cho hệ thống IPTV phù hợp với các mạng
Viễn thông hiện nay của Việt Nam. Xuất phát từ ý tưởng đó, luận
văn sẽ nghiên cứu các tiêu chuẩn tín hiệu cho hệ thống IPTV. Đồng
thời đề xuất tiêu chuẩn áp dụng cho hệ thống IPTV theo xu hướng
thống nhất các tiêu chuẩn trên thế giới.
Đề tài “Nghiên cứu và lựa chọn các tiêu chuẩn cho mạng cung
cấp dịch vụ IPTV”. Nội dung của báo cáo được trình bày trong 3
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV
Chương 2: Các tiêu chuẩn của hệ thống IPTV và đề xuất tiêu
chuẩn cho hệ thống IPTV ở Việt Nam.
Chương 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp triển khai IPTV tại
Thành phố Đà Nẵng
4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP
DỊCH VỤ IPTV
1.1. TỔNG QUAN VỀ IPTV
1.1.1. Khái niệm IPTV
IPTV được IEC định nghĩa là hệ thống được sử dụng để phân
phối các dịch vụ truyền hình số tới người dùng đã đang kí thuê bao
với hệ thống. Việc phân phối tín hiệu truyền hình được thực hiện
bằng giao thức IP qua kết nối băng rộng thường trong mạng được
quản trị nhiều hơn so với mạng Internet công cộng để đảm bảo chất
lượng dịch vụ.
1.1.2. Các đặc trưng của dịch vụ IPTV
- Hỗ trợ truyền hình tương tác
- Dịch thời gian
- Tính cá nhân
- Yêu cầu băng thông thấp
1.2. MÔ HÌNH KIẾN TRÚC HỆ THỐNG CUNG CẤP DỊCH
VỤ IPTV
1.2.1. Mô hình mạng IPTV
Mô hình hệ thống IPTV end to end như trên hình 1.1
Hình 1.1: Mô hình hệ thống IPTV end to end
5
+ Trung tâm dữ liệu IPTV
+ Mạng truy cập băng thông rộng
+ Thiết bị khách hàng IPTVCD
+ Mạng gia đình
1.2.2. Cấu trúc chức năng cho dịch vụ IPTV
Hình 1.2: Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV
- Hệ thống cung cấp nguồn dữ liệu
- Hệ thống Headend
- Hệ thống Middleware
- Hệ thống phân phối nội dung
- Hệ thống quản lý bản quyền (DRM)
- Mạng truy nhập
- Set-top-Box (STB)
- Hệ thống quản lý mạng và tính cước
1.2.3. Các hình thức phân phối IPTV
Hiện nay có ba phương thức dùng để phân phối nội dung
IPTV qua mạng IP đó là: Unicast, Broadcast, Multicast.
6
1.2.4. Các vấn đề kỹ thuật và công nghệ cho IPTV
- Vấn đề xử lý nội dung
- VoD và Video server
- Các hệ thống hỗ trợ hoạt động
1.3. CÁC DỊCH VỤ VÀ ỨNG DỤNG IPTV
1.3.1. Truyền hình quảng bá kỹ thuật số
Chức năng của truyền hình quảng bá thông thường, truyền
hình cáp và vệ tinh là cung cấp tất cả các kênh đồng thời tới nhà
thuê bao. Tuy nhiên, IPTV chỉ phân phối các kênh mà khách hàng
muốn xem và nó có khả năng cung cấp không giới hạn số kênh này.
1.3.2. Video theo yêu cầu VoD
VoD là dịch vụ cung cấp các chương trình truyền hình dựa
trên các yêu cầu của thuê bao.
1.3.3. Quảng cáo có địa chỉ
Thông tin, tin nhắn đặc biệt hoặc nội dung đa phương tiện giữa
thiết bị và khách hàng dựa trên địa chỉ của họ gọi là quảng cáo có địa
chỉ.
1.4. SỬ DỤNG HẠ TẦNG MẠNG VIỄN THÔNG ĐỂ TỔ
CHỨC MẠNG IPTV
1.4.1. Các loại mạng truy nhập băng rộng dùng triển khai dịch
vụ IPTV
- Mạng truy cập cáp quang
- Mạng DSL
- Mạng cáp truyền hình HFC
- Mạng Internet
1.4.2. Các công nghệ mạng lõi IPTV
Có 2 loại công nghệ truyền dẫn mạng lõi chính được sử dụng
làm hạ tầng mạng IPTV là: IP trên MPLS và Metro Ethernet.
7
Mã hóa và
nén Video
Giải mã
giãn và
nén Video
Giải mã và
giãn Video
Giải mã và
giãn Video
Mã hóa và
nén Audio
Mã hóa và
nén Data
Video
Video
Data
Data
Audio
Audio
MUX
DE -
MUX
Chuyển mã
(mã chập,
mã xoắn)
Mã hóa
kênh
Điều
chế phát
Giải
mã
kênh
Giải mã
Thu
Chương 2
CÁC TIÊU CHUẨN CỦA HỆ THỐNG IPTV VÀ LỰA CHỌN
TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG IPTV Ở VIỆT NAM
2.1. LÝ DO XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHUẨN CHO DỊCH VỤ
IPTV
- Chuẩn nén Video của ITU-T
- Chuẩn nén Video của MPEG
- Một số yêu cầu đối với cơ chế mã hóa video
- Lý do xây dựng các tiêu chuẩn cho dịch vụ IPTV
2.2. MÃ HÓA VÀ GIẢI MÃ TÍN HIỆU VIDEO VÀ AUDIO
2.2.1. Sơ đồ khối tổng quát của một hệ thống truyền hình số.
Hình 2.2: Quá trình mã hóa và giải mã tín hiệu truyền hình
8
Quá trình mã hóa tín hiệu video và audio trong truyền hình số
thực chất là quá trình nén tín hiệu ở thiết bị phát, giải mã tín hiệu
video và audio là quá trình giải nén được thực hiện ở thiết bị thu
2.2.2. Nén tín hiệu video
Nén ảnh thực chất là quá trình sử dụng các phép biến đổi để
loại bỏ đi các sự dư thừa và loại bỏ tính có nhớ của nguồn dữ liệu,
tạo ra nguồn dữ liệu mới có lượng thông tin nhỏ hơn, đồng thời sử
dụng các dạng mã hoá có khả năng tận dụng xác suất xuất hiện của
các mẫu sao cho số lượng bít sử dụng để mã hoá một lượng thông tin
nhất định là nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
2.2.2.1. Nén video bằng phương pháp điều xung mã vi sai
Nguyên lý cơ bản của nó là: Chỉ truyền tải tín hiệu vi sai giữa
mẫu đã cho và trị dự báo được tạo ra từ các mẫu trước đó.
+ Xử lý giải tương hỗ trong kỹ thuật DPCM
+ Kỹ thuật tạo dự báo
Trong kỹ thuật nén điều xung mã vi sai DPCM, quá trình giải
tương hỗ được thực hiện bằng một bộ lọc có đáp ứng đầu ra là hiệu
số giữa các mẫu điểm liên tiếp đầu vào và một giá trị dự báo của mẫu
điểm đó tạo được dựa trên giá trị các mẫu lân cận theo một qui luật
nhất định.
+ Sai số dự báo (Prediction error)
Sai số dự báo chỉ là sự chênh lệch giữa giá trị dự báo và giá trị thực.
+ Khái niệm bù chuyển động (motion compensation) và vecto
chuyển động
Trong dòng tín hiệu Video thông thường, các khung liền nhau
thường giống nhau. Do vậy trong dự báo Interframe một chiều tức là
lấy khung liền trước làm ảnh dự báo cho khung liền sau, giá trị dự
9
báo rất gần giá trị ảnh thực tế dẫn tới sai số dự báo nhỏ, tốc độ dòng
bit dữ liệu nhỏ.
Khi có chuyển động, ảnh dự báo không phải là ảnh kề trước đó
mà là ảnh có bù chuyển động. Giá trị sai số dự báo:
P = khung trước đó - khung hiện hành + vecto chuyển động
* Hệ thống DPCM có bù chuyển động
Hình 2.4: Mã hóa/ Giải mã DPCM
2.2.2.2. Nén Video bằng phương pháp mã hoá chuyển đổi
+ Xử lý giải tương hỗ trong kỹ thuật TC
Phép biến đổi phù hợp nhất cho nén tín hiệu Video là phép
biến đổi cosin rời rạc (Discrete Cosine Transform- DCT). Thay vì
lượng tử hoá và mã hóa trực tiếp biên độ điểm ảnh, người ta sẽ lượng
tử hoá và mã hoá các hệ số DCT.
10
+ Biến đổi Cosin rời rạc (Discrete cosine transform-DCT)
Bản thân DCT không nén dữ liệu, không làm giảm tốc độ bít.
Bởi vậy, để nén dữ liệu người ta phải lượng tử hoá các hệ số DCT
theo một bảng trọng số nhất định sao cho số các hệ số khác 0 ứng với
lượng thông tin trong một khối là nhỏ nhất. Đồng thời, các hệ số
DCT cũng được quét theo một cách đặc biệt để số hệ số 0 đi liền
nhau nhiều nhất nhằm giảm số bít cần dùng cho mã hoá hệ số DCT.
+ Lượng tử hóa các hệ số DCT
Qúa trình lượng tử hoá và mã hoá các hệ số DCT chính là các
quá trình làm giảm tốc độ bít.
+ Quét các hệ số DCT
Dòng số là dòng truyền tải các bit nối tiếp theo thời gian. Do
vậy cần một quá trình sắp xếp các hệ số DCT đã lượng tử trong ma
trận hai chiều thành dãy một chiều nối tiếp nhau. Quá trình đó gọi là
quét hệ số DCT.
Có hai dạng thức quét cho số hệ số “0” đó là quét zig-zag và
quét luân phiên (alternate).
Hình 2.6: Quét các hệ số DCT
11
+ Mã hóa các hệ số DCT
Việc mã hoá được qui định bởi các bảng mã. ứng với mẫu đầu
vào đối chiếu theo bảng mã sẽ cho từ mã đầu ra tương ứng.
- Bảng 2.1: Giá trị hệ số AC và phân hạng
- Bảng 2.2: Mã hóa Huffman cho hệ số DC
- Bảng 2.3: Bảng mã Huffman cho hệ số AC
Hình vẽ 2.7 minh họa quá trình quét và mã hoá một khối các hệ số
DCT:
+ Hệ thống nén bằng phương pháp mã hóa chuyển đổi
12
Hình 2.8: Nén ảnh theo công nghệ mã hóa chuyển đổi
2.2.2.3. Sự kết hợp các phương pháp nén
Có thể hiểu một cách đơn giản, kết hợp các phương pháp nén
là tạo ra một quá trình nén nhiều bậc nhằm đạt được hiệu suất nén
cao. Tiêu chuẩn nén phổ biến hiện nay là MPEG, sử dụng kết hợp
hai phương pháp nén: Điều xung mã vi sai và mã hoá chuyển đổi.
2.2.3. Nén tín hiệu Audio
Phương pháp mã hoá nguồn được sử dụng để loại bỏ đi sự dư
thừa trong tín hiệu audio khi giá trị vi sai mẫu- mẫu xấp xỉ gần giá trị
0, còn che lấp dựa trên mô hình tâm lý thính giác của con người có
13
tác dụng loại bỏ các mẫu không có giá trị cảm nhận các mẫu không
nghe thấy.
Có hai phương pháp nén cơ bản, đó là:
- Mã hoá dự báo miền thời gian: sử dụng mã hoá vi sai mã hoá các
giá trị chêch lệch giữa các mẫu liên tiếp nhau để loại bỏ sự dư thừa
thông tin nhằm thu được dòng bít tốc độ thấp.
- Mã hoá chuyển đổi miền tần số: Công nghệ này sử dụng các khối
mẫu PCM tuyến tính biến đổi từ miền thời gian thành một số nhất
định các băng tần trong miền tần số.
Hình 2.11: Bộ mã hóa tín hiệu audio
2.3. TIÊU CHUẨN CHO TÍN HIỆU VIDEO
Hiện nay có các chuẩn nén phổ biến là Motion JPEG
(MJPEG), Wavelet, H.261/ H.263/ H.263+/ H.263++ và MPEG-1/
MPEG-2/ MPEG-4. Nhìn chung, có 02 nhóm tiêu chuẩn chủ yếu là
nhóm 1 gồm định dạng nén MJPEG và Wavelet và nhóm 2 gồm các
định dạng chuẩn còn lại.
2.3.1. Chuẩn nén MJPEG và Wavelet
14
Trọng tâm của các nghiên cứu về nén ảnh là giảm bớt một số
bit để biểu diễn ảnh bằng việc loại bỏ dư thừa trong miền không gian
và miền tần số càng nhiều càng tốt. Các chuẩn nén MJPEG và
Wavelet đều tuân theo nguyên tắc tìm ra các phần tử dư thừa miền
không gian.
2.3.2. Chuẩn nén MPEG-x và H.26x
2.3.3. Chuẩn nén MPEG-2
MPEG-2 bao gồm các phần chính sau:
- MPEG-2 Video part (Part 2): tương tự MPEG-1, nhưng chỉ hỗ trợ
video xen kẽ là khuôn dạng được sử dụng cho các hệ thống truyền
hình quảng bá.
- MPEG-2 Audio part (Part 3): cải tiến chức năng âm thanh của
MPEG-1 bằng cách cho phép mã hóa các chương trình âm thanh với
nhiều hơn hai kênh. Part 3 cũng cũng tương thích với chuẩn trước,
cho phép các bộ giải mã âm thanh MPEG-1 giải mã các thành phần
âm thanh nổi (stereo).
MPEG-2 được dùng để mã hóa hình ảnh động và âm thanh và
để tạo ra ba kiểu khung số liệu (intra frame, forward predictive frame
và bidirectional pridicted frame) có thể được sắp xếp theo một trật tự
cụ thể gọi là cấu trúc nhóm các hình ảnh GOP.
2.3.4. Chuẩn nén MPEG-4
Chuẩn MPEG-4 cung cấp các phân bộ trong kết cấu logic và
năng lực giải mã từng dòng bit riêng rẽ. Mỗi profile là một phân bộ
xác định trên toàn bit stream ví dụ: một độ phân giải của video sẽ xác
định một số tiêu chí bắt buộc cho tham số của bức ảnh như kích
thước ảnh, số lượng bit,
Mỗi bit stream hiển thị trong định dạng nén MPEG-4 cung cấp
một mô tả mang tính phân tầng về hình ảnh hiển thị. Từng lớp dữ
15
liệu được đưa vào luồng bit bởi những mật mã đặc biệt gọi là mật mã
khởi nguồn.
Các đối tượng MPEG-4
- Lớp đối tượng video (VOL)
- Mặt phẳng đối tượng video (VOP)
2.3.5. Chuẩn nén H.264/MPEG-4 Part 10/AVC
+ Giới thiệu về chuẩn nén H.264/MPEG-4 Part 10/AVC
+ Một số tính năng quan trọng của H.264/MPEG-4 Part 10
- Bù chuyển động đa hình
- Bù chuyển động block: Cấu trúc cặp macroblock, cho phép các
macroblock kích thước 16x16 so với 16x8 ở MPEG-2.
- Độ chính xác bù chuyển động lên đến 1/4 pixel, cho phép thể hiện
chính xác các dịch chuyển của vùng chuyển động.
- Đánh số khung
- Đếm thứ tự
- Các profile của H264
+ Yêu cầu về băng thông của các chuẩn nén
Bảng 2.4: So sánh hoạt động của chuẩn nén
Độ nét tiêu
chuẩn
Độ nét cao Ứng dụng
MPEG-1 Lên đến 1,5
Mbps
- Video on
Internet, MP3
MPEG-2 4 - 5 Mbps 18 - 20
Mbps
Digital TV,
DVD
MPEG-4 Part
10 H.264
2 - 4 Mbps 8 - 10 Mbps Multi video
Có thể thấy được từ bảng so sánh ở trên, kỹ thuật mã hóa
H.264 rất hiệu quả ở dải băng thông thấp. Chất lượng video của
16
chuẩn H.264 tại băng thông 1,5 Mbps tốt hơn so với chuẩn MPEG-2
ở băng thông 3 Mbps. Sử dụng chuẩn nén H.264 có thể tiết kiệm
được hơn một nửa băng thông.
2.4. TIÊU CHUẨN CHO TÍN HIỆU AUDIO
Đặc tính kỹ thuật cơ bản của tiêu chuẩn nén audio MPEG-1 và
MPEG-2 được trình bày tóm tắt trong Bảng 2.5
Bảng 2.5: Đặc tính kỹ thuật chuẩn nén audio MPEG-1 và MPEG-2
MPEG-1 MPEG-2
Độ phân giải
đầu vào
16 bit 16 bit, có thể lên đến 24
bit
Tần số lấy mẫu 48 KHz - 44,132
KHz
48 KHz – 44,312 KHz ;
24 KHz – 22,0516 KHz
Tốc độ bit Tự do có thể lên
đến 448 Kbps
Tự do có thể lên đến 256
Kbps
Số lượng kênh 2 kênh với các
mode : mono,
stereo, dual, joint
stereo
6 kênh : left, right,
center, left surround,
right surround và LFE
Tính tương hợp
Thuận và ngược
Khả năng co
giãn
Các kênh left, right có
thể giải mã độc lập nhau
* Tiêu chuẩn AC-3
Bộ nén audio sốAC-3 có thể mã hóa từ các kênh 1 đến kênh
5,1. Sau khi qua bộ mã hóa AC3 thành dòng số liệu có tốc độ 384
Kbit/s
2.5. CÁC GIAO THỨC TRÊN MẠNG TRUYỀN TẢI IP
2.5.1. Giao thức cho dịch vụ multicast
- Giao thức IGMP
17
- Giao thức PIM
2.5.2. Giao thức cho dịch vụ unicast
Giao thức được sử dụng cho dịch vụ unicast là RTSP.
2.5.3. Giao thức cho dịch vụ VoIP
Giao thức được sử dụng cho dịch vụ VOIP là giao thức SIP.
2.6. TIÊU CHUẨN CHO MẠNG TRUY NHẬP
2.6.1. Công nghệ mạng truy nhập xDSL
Với công nghệ nén hiện nay, cả DSL hoặc ADSL đều có thể
cung cấp dịch vụ IPTV. VDSL có khả năng cung cấp băng thông lớn
hơn cho thuê bao lên tới 50 Mbps đường download, băng thông của
các loại XDSL được thể hiện ở bảng 2.6
Bảng 2.6: Các dạng chuẩn của ADSL
Common name Downstream rate Upstream rate
ADSL 8 Mbps 1.0 Mbps
ADSL 12 Mbps 1.3 Mbps
ADSL over POTS 12 Mbps 1.3 Mbps
ADSL over POTS 12 Mbps 1.8 Mbps
ADSL.Lite (G.Lite) 4 Mbps 0.5 Mbps
ADSL2 12 Mbps 1.0 Mbps
ADSL2 12 Mbps 3.5 Mbps
RE-ADSL2 5 Mbps 0.8 Mbps
ADSL2+ 24 Mbps 1.0 Mbps
RE-ADSL2+ 24 Mbps 1.0 Mbps
ADSL2+M 24 Mbps 3.5 Mbps
18
Hình 2.15: Sơ đồ triển khai IPTV trên ADSL
2.6.2. Công nghệ mạng truy nhập FTTx
FTTx được phân thành các loại chính như sau:
- FTTH - Fiber To The Home: Cáp quang đến tận nhà
- FTTB - Fiber To The Building: Cáp quang đến tòa nhà
- FTTC - Fiber To The Curb: Cáp quang đến vỉa hè
- FTTN - Fiber To The Node: Cáp quang tới tổng đài trung
- Hình 2.16: Công nghệ mạng truy nhập FTTx
2.7. CÁC TIÊU CHUẨN KHUYẾN NGHỊ TRÊN THẾ GIỚI
Hiện tại ITU đã và đang xúc tiến để tiến gần đến việc chuẩn
hóa IPTV. Ngoài ITU, một số tổ chức như DVB (Digital Video
Broadcasting), ETSI (European Telecommunications Standards
Insstitute), TV-Anytime Forum, ATSC (Advanced Television
Standards Committee), ARIB (Association of Radio Industries and
Businesses) cũng đang nghiên cứu các tiêu chuẩn về băng rộng liên
quan đến IP.
+ Các kỹ thuật được chuẩn hóa đối với IPTV:
- Các chức năng kết cuối bộ thu
19
- Mã hóa đa phương tiện
- Thông tin dịch vụ
- Siêu dữ liệu
- Điều khiển truy nhập và đặc điểm kỹ thuật của bộ thu
- Kênh truyền thông
- Mã hóa và truyền dẫn
- Bảo vệ nội dung
- Bảng 2.7: Một số khuyến nghị dự thảo của ITU về IPTV
2.8. ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÁC TIÊU CHUẨN CHO HỆ
THỐNG IPTV VIỆT NAM
2.8.1. So sánh chuẩn nén MPEG-4/H264 AVC với các chuẩn nén
khác
Chuẩn nén H.264/AVC giảm một nửa băng thông cần thiết để
phân phối video số chất lượng DVB đầy màn hình đến khách hàng,
và giảm yêu cầu băng thông truyền dẫn truyền hình số chất lượng
chuẩn (SDTV) xuống 700 kbps (kb/s).
2.8.2. Lựa chọn tiêu chuẩn tín hiệu cho hệ thống IPTV ở Việt
Nam
Như đã so sánh ở trên chuẩn nén MPEG-4 hoặc H.264/AVC
có nhiều ưu điểm hơn về băng thông, nó phù hợp với môi trường
truyền dẫn tín hiệu IP và mạng truy nhập. Nhất là nó phù hợp với
việc cung cấp dịch vụ IPTV kể cả kênh SDTV và HDTV.
Do vậy để cung cấp dịch vụ IPTV chất lượng cao như kênh
HDTV nên dùng chuẩn nén tín hiệu MPEG-4 hoặc H.264/AVC.
Tuy nhiên để tiết kiệm băng thông thì các kênh truyền hình
thông thường như SDTV nên dùng chuẩn nén MPEG-2.
20
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI
IPTV TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. ĐÁNH GIÁ HẠ TẦNG MẠNG VIỄN THÔNG ĐÀ NẴNG
VÀ KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI TÍN HIỆU IPTV.
3.1.1. Mạng MANE và mô hình triển khai dịch vụ IPTV tại
thành phố Đà Nẵng
Hình 3.1: Mạng MANE TP Đà Nẵng
Như vậy mạng MANE của VNPT Đà Nẵng gồm có 4 vòng Ring
3.1.2. Sơ đồ kết nối thuê bao MyTV tại Viễn thông Đà Nẵng
Hình 3.2: Mô hình kết nối thuê bao MyTV tại Viễn thông Đà Nẵng
- Hệ thống máy chủ nội dung của dịch vụ MyTV được kết nối trên
Core VN do đó chỉ có những IP-DSLAM đã đấu chuyển sang MAN-
E mới triển khai được dịch vụ MyTV.
3.1.3. Sơ đồ kết nối thuê bao SonghanTV tại Viễn thông Đà Nẵng
Hình 3.3: Mô hình kết nối thuê bao MyTV tại Viễn thông Đà Nẵng
Máy chủ nội dung SonghanTV được đấu nối trực tiếp vào
CoreSwitch L3 của hệ thống IP-DSLAM nên có thể triển khai ngay
dịch vụ SonghanTV
3.1.4. Sơ đồ đấu nối giữa VTC Headend và mạng MANE của
VNPT Đà Nẵng
Hình 3.4: Sơ đồ đấu nối giữa VTC Headend và MANE Đà Nẵng
3.1.5. Quá trình triển khai
Xây dựng cấu hình như sau:
* Kết nối giữa VTC Router và PE
21
* Kết nối từ PE đến thuê bao ADSL2+ sử dụng dịch vụ IPTV
* Tại PE trong mạng MAN kết nối với IP_DSLAM
3.2. ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC, TIÊU CHUẨN CUNG CẤP DỊCH
VỤ IPTV TẠI THÀNH PHỐ ĐẦ NẴNG
3.2.1. Phân tích và đánh giá tình hình triển khai dịch vụ IPTV.
Hiện nay IPTV là dịch vụ mới nên còn chưa phát triển được
như CATV .
* Phân tích nguyên nhân:
+ Về mặt khách hàng:
+ Về mặt kỹ thuật:
+ Chọn chuẩn mã hóa:
+ Về thiết bị đầu cuối:
3.2.2. Một số đề xuất để triển khai có hiệu quả mạng cung cấp
dịch vụ IPTV
- Phân loại ưu tiên lưu lượng IPTV
- Để tận dụng triệt để mạng cáp đồng thì cần phải qui hoạch lại mạng
cho hợp lý và đồng thời nâng cao chất lượng mạng
- Cần sớm xây dựng lộ trình triển khai mạng IPTV NGN và đưa thiết
bị IP STB vào sử dụng.
22
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Với các nội dung đã trình bày, luận văn đã giới thiệu tổng
quan về dịch vụ IPTV. Đồng thời cũng nghiên cứu những vấn đề chủ
yếu của việc mã hoá và giải mã Video, Audio. Sau khi so sánh các
chuẩn nén tín hiệu đã lựa chọn tiêu chuẩn cho tín hiệu IPTV là
MPEG-4 H264/AVC để đề xuất áp dụng cho tiêu chuẩn IPTV.
Việc đầu tư và phát triển dịch vụ IPTV là công việc cần thiết
đối với mạng băng rộng của Viễn thông Đà Nẵng, có thể tận dụng
được cơ sở hạ tầng và cũng đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ
của khách hàng, vừa nâng cao năng lực quản lý, giảm chi phí đầu tư
và phù hợp với xu thế phát triển công nghệ trên thế giới. Tuy nhiên
trong quá trình triển khai cụ thể cần có tính toán chi tiết về cấu hình
thiết bị để việc lựa chọn thiết bị và đề xuất đầu tư cho mạng mới một
cách hiệu quả nhất.
Mặc dù đã hết sức cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến các tiêu chuẩn của dịch vụ IPTV để ứng dụng cho hệ
thống cung cấp dịch vụ IPTV tại Việt Nam, nhưng do thời gian có
hạn và phạm vi nghiên cứu về công nghệ là rất rộng, nên luận văn
chưa thể đi sâu chi tiết vào các nội dung liên quan.
Hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tính toán và thiết kế hệ thống HEADEND để đảm bảo số
lượng và chủng loại kênh theo yêu cầu.
- Tính toán việc phân bổ tần số cho các kênh IPTV để tránh
trường hợp xuyên nhiễu giữa các kênh để cung cấp có hiệu quả và
chất lượng tín hiệu truyền hình IPTV.
- Để đảm bảo chất lượng truyền hình tốt thì cần phải tiếp tục
nghiên cứu vấn đề Qos