Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức khối văn phòng thống kê ở huyện sơn động, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.1 KB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VIỆT DŨNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG CHỨC
KHỐI VĂN PHỊNG - THỐNG KÊ
Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8643410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Cao Thịnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ luận văn
hoặc cơng trình khoa học nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Dũng

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình, chu đáo của các thầy, cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, đồng nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tới:
Q thầy, cơ Bộ mơn Kinh tế Nơng nghiệp & Chính sách, Khoa Kinh tế và PTNT;
Ban quản lý đào tạo cũng như các thầy cô Học viện nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy,
giúp đỡ tôi trong q trình học tập và làm luận văn.
Các phịng thuộc UBND Sơn Động, Phòng Thống kê, các phòng Ban trong
huyện và UBND các xã tôi chọn điểm nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi
trong q trình thu thập số liệu tại địa phương.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Cao Thịnh đã tận tình
chỉ dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng nghiệp, bạn bè đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khích lệ, đồng thời có những ý kiến đóng
góp q báu trong q trình thực hiện đề tài để tơi hồn thành luận văn thạc sĩ chun
ngành quản lý kinh tế này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Dũng

download by :



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Danh mục hộp ................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ......................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng công chức khối văn phòng thống kê ............................................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Cơng chức và cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ....................................... 4

2.1.2.

Chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ......................................... 10

2.1.3.


Nội dung nghiên cứu chất lượng cơng chức Khối Văn phịng - Thống kê ....... 13

2.1.4.

Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê ..... 24

2.2.

Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng cơng chức khối văn phịng
thống kê ............................................................................................................ 27

2.2.1.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới ........................................................... 27

2.2.2.

Kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương ở Việt Nam ............................. 30

download by :


2.2.3.

Những bài học rút ra vận dụng cho huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trong
việc nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức Văn phịng - Thống kê.................. 34

2.2.4.

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ...................................... 36


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 39
3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện sơn động, tỉnh Bắc Giang.............. 39

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 39

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 39

3.1.3.

Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến cơng chức khối Văn phịng Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang .................................................. 41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42

3.2.1.

Cách tiếp cận .................................................................................................... 42

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 43


3.2.3.

Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ................................................................ 44

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 44

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 45

3.3.1.

Các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng công chức ............................................. 45

3.3.2.

Chỉ tiêu đánh giá các hoạt động nâng cao chất lượng công chức ..................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 47
4.1.

Thực trạng chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng cơng chức khối
văn phịng - thống kê ở huyện sơn động, tỉnh Bắc Giang ............................... 47

4.1.1.

Thực trạng chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ........................ 47


4.1.2.

Các hoạt động nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống
kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang ............................................................. 62

4.2.

Nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cơng chức khối văn phịng thống kê ở huyện .............................................................................................. 75

4.2.1.

Chế độ, chính sách đối với cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ................. 75

4.2.2.

Mơi trường và điều kiện làm việc của cơng chức khối Văn phịng Thống kê ........................................................................................................... 78

4.2.3.

Nhận thức của công chức khối Văn phòng - Thống kê .................................... 79

4.2.4.

Thị trường lao động, việc làm ......................................................................... 80

4.2.5.

Văn hóa và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ....................... 80

download by :



4.3.

Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cơng chức khối
văn phịng - thống kê ở huyện sơn động, tỉnh Bắc Giang ................................ 81

4.3.1.

Quan điểm về nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống
kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang ............................................................. 81

4.3.2.

Định hướng nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê
những năm tiếp theo ......................................................................................... 82

4.3.3.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang .................................................. 84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 96
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 96

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 98


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 99
Phụ lục ........................................................................................................................ 101

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQLDA

Ban quản lý dự án

GCN

Giấy chứng nhận

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH

Kế hoạch

KTKT

Kinh tế kỹ thuật


MTTQ

Mặt trận tổ quốc

PTNT

Phát triển nông thôn

QHSDCB

Quy hoạch sử dụng cán bộ

QLCB

Quản lý Cán bộ

QLNN

Quản lý nhà nước

QSD

Quyền sử dụng

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TBCN


Tư bản chủ nghĩa

TK

Thống kê

UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu giới tính đội ngũ cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2017 ............................ 48
Bảng 4.2. Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2017 ............................ 48
Bảng 4.3. Cơ cấu công chức theo thâm niên công tác chun mơn khối Văn
phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang từ năm 20152017.............................................................................................................. 49
Bảng 4.4. Cơ cấu theo thành phần dân tộc của đội ngũ cơng chức khối Văn
phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (2015 - 2017) ......... 50
Bảng 4.5. Trình độ đào tạo của đội ngũ cơng chức khối Văn phòng - Thống kê ở
huyện Sơn Động năm 2015 - 2017 .............................................................. 51
Bảng 4.6. Đánh giá năng lực công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện

Sơn Động năm 2017 .................................................................................... 54
Bảng 4.7. Thực trạng năng lực lập kế hoạch của cán bộ cơng chức khối Văn
phịng - Thống kê huyện Sơn Động năm 2017 ............................................ 56
Bảng 4.8. Năng lực phối hợp thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cơng chức khối Văn
phịng - Thống kê huyện Sơn Động ............................................................. 58
Bảng 4.9. Đánh giá về năng lực xử lý, giải quyết tình huống của cơng chức khối
Văn phịng - Thống kê ................................................................................. 59
Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về chất lượng cơng chức khối Văn phịng Thống kê ...................................................................................................... 61
Bảng 4.11. Tầm quan trọng của các kỹ năng đối với cơng chức khối Văn phịng Thống kê huyện Sơn Động .......................................................................... 68
Bảng 4.12. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cơng chức Văn phịng - Thống kê
cấp xã của huyện Sơn Động năm 2017 ........................................................ 69
Bảng 4.13. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức khối Văn phòng - Thống kê ở
huyện Sơn Động giai đoạn 2015 - 2017 ...................................................... 70
Bảng 4.14. Kết quả đào tạo lý luận chính trị của đội ngũ cơng chức khối Văn
phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động .......................................................... 71

download by :


Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả đánh giá công chức khối Văn phòng - Thống kê ở
huyện Sơn Động........................................................................................... 74
Bảng 4.16. Nhận xét và đánh giá của cán bộ huyện chính sách đối với cơng chức
khối Văn phịng - Thống kê ......................................................................... 77
Bảng 4.17. Nhận xét và đánh giá về điều kiện làm việc của cơng chức khối Văn
phịng - Thống kê ......................................................................................... 78

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Số lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê huyện Sơn Động
giai đoạn 2015-2017 .................................................................................. 47
Biểu đồ 4.2. Kết quả phân loại sức khỏe cơng chức khối Văn phịng -Thống kê
huyện Sơn Động năm 2017 ....................................................................... 50
Biểu đồ 4.3. Số lượng công chức khối Văn phịng -Thống kê huyện Sơn Động
theo chun mơn đào tạo năm 2017 .......................................................... 52
Biểu đồ 4.4. Đánh giá chất lượng sắp xếp, bố trí cơng việc của cơng chức .................. 66

download by :


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến về phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống của cán bộ công
chức cấp xã huyện Sơn Động ...................................................................... 53

Hộp 4.2.

Ý kiến về năng lực của cơng chức khối Văn phịng - Thống kê.................. 55

Hộp 4.3.

Nhiệm vụ đặc thù tuy nhiên công chức rất cố gắng..................................... 57

Hộp 4.4.

Cơng chức Văn phịng-Thống kê đáp ứng được yêu cầu về hiểu biết
pháp luật....................................................................................................... 62


download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Việt Dũng
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã ngành: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Tên luận văn: Nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng, thực trạng chất lượng
cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, từ đó đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Phỏng vấn 23 công chức khối Văn phòng - Thống kê cấp xã (23 xã) để điều tra
thu thập thực trạng chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng cơng chức khối
Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.Phỏng vấn 10 cán bộ lãnh
đạo UBND, Đảng ủy. Phỏng vấn ngẫu nhiên cá nhân (người dân) đã và đang sử dụng
dịch vụ công do công chức xã thực hiện (trong năm 2017): 80 người dân (10 người 8
xã) về nội dung liên quan đến công tác, chất lượng phục vụ, văn hóa giao tiếp… của
cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Kết quả nghiên cứu
Nhìn chung đội ngũ cơng chức khối Văn phịng - Thống kê cấp xã ỏ huyện Sơn
Động có ý thức trách nhiệm với công vụ, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu, nhất là
trong mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp và Nhân dân. Tuy nhiên, khi nhìn nhận

một cách khách quan, thực tế rằng vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ cơng chức cịn
thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, ý thức tổ chức kỷ luật kém, né tránh, thiếu bản lĩnh
đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực. Chính vì vậy việc kiểm
tra và giám sát đội ngũ công chức khối Văn phịng - Thống kê giữ vị trí quan trọng
trong cơng tác cán bộ của UBND huyện Sơn Động nói chung và UBND các xã trong
huyện nói riêng trong thời gian qua.
Qua phân tích thực trạng năng lực cơng chức khối Văn phòng - Thống kê trên
địa bàn huyện Sơn Động qua các tiêu chí: số lượng, cơ cấu; chất lượng (thể lực sức
khỏe; trình độ chun mơn, năng lực kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm hoạt động, các
kiến thức kinh tế - xã hội, kết quả và hiệu quả công việc) trong giai đoạn 2015-2017,
cho thấy đội ngũ công chức khối Văn phòng - Thống kê trên địa bàn huyện Sơn Động

download by :


đã có xu hướng gia tăng về số lượng số cơng chức; cơ cấu về giới có sự chênh lệch nhỏ
giữa nam và nữ; độ tuổi công chức khá trẻ; tỷ lệ công chức là người dân tộc thiểu số
chiếm khá lớn trên 50%; 100% đều tốt nghiệp THPT và trên 70% có trình độ chun
mơn đại học trở lên và đào tạo ở nhiều chuyên ngành khác nhau; hầu hết cơng chức có
bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên vẫn cịn
một bộ phận cơng chức có một số hạn chế như: trình độ và năng lực chưa ngang tầm với
yêu cầu nhiệm vụ, số lượng cơng chức có bằng cấp chun mơn nhiều nhưng khơng có
sự tương ứng giữa văn bằng với chức danh và với yêu cầu của thực tế.
Không thể phủ nhận tác dụng của việc đánh giá hàng năm đối với đội ngũ cơng
chức khối Văn phịng - Thống kê cấp xã, nhưng tính cả nể, thành tích, đánh giá xếp loại
cuối năm ít dựa trên kết quả, hiệu quả công vụ đã làm cho các con số đánh giá cơng
chức khơng mang tính thực chất và chúng ta khơng thể lấy thành tích này để thay thế
cho việc đánh giá mức độ hồn thành cơng việc, mức độ đảm nhận công việc của công
chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động.
Lãnh đạo huyện Sơn Động, chính quyền các xã cần tập trung vào thực hiện một

số nhóm giải pháp để nâng cao năng lực cơng chức khối Văn phịng - Thống kê, như:
Nâng cao chất lượng tuyển dụng, bố trí sử dụng cơng chức; Đẩy mạnh công tác quy
hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng công chức; Tăng cường làm tốt công tác đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng; Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát
đối với cơng chức khối Văn phịng - Thống kê; Đổi mới việc đánh giá cơng chức khối
Văn phịng - Thống kê và một số giải pháp phụ trợ khác (Hoàn thiện chế độ đãi ngộ với
cơng chức khối Văn phịng - Thống kê; Có chính sách thu hút và giữ chân những công
chức giỏi; Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác
cho cơng chức khối Văn phịng - Thống kê; Xây dựng mơi trường làm việc và văn hóa
tổ chức tại UBND các xã)…

download by :


THESIS ABSTRACT
Name of student: Nguyen Viet Dung
Major: Economics Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Thesis title: Improve the quality of civil servants of the officer - the statistics staff in
Son Dong district, Bac Giang province.
General objective
On the basis of clarifying the issues of quality and reality of quality of officer
and statistical staff in Son Dong district, then propose solutions to improve the quality
of the officer and the statistical staff in Son Dong district, Bac Giang province in the
coming time.
Research Methods
Interviews with 23 people who are civil servants of the officer and the statistics staff

(23 communes) to investigate the status of quality and activities of the improving quality of
civil servants in the district office in Son Dong district Bac Giang. Interviewed 10 leaders of
the People's Committee, Party Committee. Individual interviews (people) have been using
public services carried out by commune officials (in 2017): 80 people (10 people in 8
communes) on content related to work, quality service, culture, and communication ... of
the officer and the statistical staff in Son Dong district, Bac Giang province.
Research results
In general, the staff of the office and statistical office at commune level of Son
Dong district have a sense of responsibility with their duties and professional ethics to
meet the requirements, especially in relations with their superiors, colleagues...
However, the fact remains that a large number of civil servants lack the training, selftraining, sense of disciplined organization, avoidance, lack of struggle with bureaucracy,
corruption, negativity. Therefore, the inspection and supervision of civil servants of the
Office - Statistics Division has played an important role in the staffing of the People 's
Committee of Son Dong district.
Based on the analysis of the real status of civil servants of the office and
statistical division in Son Dong district through the criteria: quantity and structure;
quality (physical fitness, professional qualifications, skills, professional skills,
operational experience, socio-economic knowledge, results, and performance) during
2015-2017. It shows that the staff of the office and statistical office in Son Dong district

download by :


tended to increase the number of civil servants; gender structure has a small difference
between men and women; relatively young civil servants; the proportion of civil
servants being ethnic minorities accounts for over 50%; 100% graduated from high
school and more than 70% have university degree or higher and training in many
specialties. Most of the civil servants have strong political skills, knowledge and
practical experience. However, there are still some civil servants who have some
limitations such as qualifications and capacity are not up to the requirements of the task,

the number of professional staff has many but no correspondence between the degree
and title and with the requirements of reality.
Leaders of communes in Son Dong district should focus on theimplementation
of a number of solutions to improve the capacity of public servants in the Office of
Statistics such as: improving the quality of recruiting and employing civil servants; To
step up the work of planning and plans on raising the quality of public employees;
Strengthening the training and upgrading of knowledge and skills; To well perform the
inspection and supervision work for officials of the Office of Statistics; Renovation of
the evaluation of civil servants of the Officer - The Statistics staff and some other
auxiliary solutions.

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cơng chức trong bất kỳ thời đại nào cũng luôn luôn có vị trí rất quan trọng
trong bộ máy chính quyền Nhà nước. Cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở
nước ta là nhóm cơng chức đặc thù có vai trị rất quan trọng trong hoạt động của
bộ máy chính quyền cấp xã hiện nay.
Huyện Sơn Động là một huyện miền núi, gắn với địa bàn sinh sống của
các dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Bắc Giang. Huyện hiện có 23 xã, thị trấn. Trong
những năm qua, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo thực
hiện, bám sát Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình tổng thể
cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và các cơ chế chính sách
theo quy định trong đó tập trung vào xây dựng đội ngũ cơng chức nói chung và
cơng chức khối Văn phịng - Thống kê nói riêng. Vì vậy, đến thời điểm hiện nay
chất lượng đội ngũ cơng chức khối Văn phịng - Thống kê đã có nhiều chuyển
biến tích cực. Cơng chức khối Văn phòng - Thống kê đã từng bước được chuẩn
hóa, chất lượng thực thi cơng vụ nâng lên đạt được kết quả tốt.

Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, đội ngũ cơng chức
khối Văn phịng - Thống kê trên địa bàn huyện vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế thể
hiện trên nhiều khía cạnh: Trình độ học vấn, chun mơn, trình độ quản lý nhà
nước, lý luận chính trị, sức khỏe; tác phong kỷ luật… ở một bộ phận công chức
chưa đạt yêu cầu theo quy định…
Nhằm luận giải, đánh giá một cách khoa học về thực trạng chất lượng
cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động để từ đó trả lời các câu
hỏi nghiên cứu như: (i) Cơ sở lý thuyết nào để nghiên cứu nâng cao chất lượng
công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện? (ii) Thực trạng chất lượng và
các hoạt động nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê ở
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang những năm qua như thế nào? (iii) Các nhân tố
ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê ở
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang những năm qua là gì? (iv) Giải pháp nào để tiếp
tục nâng cao chất lượng khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang?... Từ đó góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính
quyền trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã chọn đề tài

download by :


“Nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng, thực trạng chất
lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, từ đó đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về chất

lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê;
- Đánh giá thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng cơng chức khối
Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang;
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng chức khối Văn phịng Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cơng chức
khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn
phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Trong đó chủ thể quản lý
là chính quyền huyện, xã và đối tượng quản lý là công chức khối Văn phòng Thống kê cấp xã thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tập trung vào các nội dung chất lượng cơng chức khối Văn
phịng - Thống kê; các hoạt động nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng
- Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Đi sâu nghiên cứu nâng cao chất
lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở cấp xã trong huyện.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng cơng chức khối Văn phịng - Thống
kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2017; đề xuất một số giải
pháp những năm tiếp theo.

download by :


Về không gian: Luận văn nghiên cứu công chức khối Văn phòng - Thống
kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài có ý nghĩa về mặt lý luận và học thuật là góp phần hệ thống hóa
một số vấn đề về chất lượng và nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng Thống kê nói chung thể hiện: Làm sáng tỏ một số khái niệm: công chức, chất
lượng công chức, nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê;
đặc điểm, nội dung nghiên cứu và những yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất

lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê.
Về phương diện thực tiễn: Đề tài đã nghiên cứu tình hình thực tiễn và kinh
nghiệm về nâng cao chất lượng công chức cấp xã của một số nước trên thế giới
và ở Việt Nam vận dụng vào địa bàn huyện Sơn Động. Đi sâu đánh giá thực
trạng chất lượng, nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê trên
địa bàn huyện Sơn Động qua các chỉ tiêu nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng
đến nâng cao chất lương cơng chức khối Văn phịng - Thống kê tại huyện Sơn
Động. Từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi phù hợp với điều kiện thực
tế trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang những năm tiếp theo góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sơn Động đạt kết quả cao trong
thời gian tới.

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
CƠNG CHỨC KHỐI VĂN PHỊNG - THỐNG KÊ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Công chức và công chức khối Văn phịng - Thống kê
2.1.1.1. Một số khái niệm
- Cơng chức:
“Cơng chức” là một cụm từ thường được nhắc tới trong bộ máy hành
chính nhà nước ở các cấp từ trung ương đến cơ sở, đó là mắt khâu khơng thể
thiếu được trong bộ máy của nền hành chính quốc gia, nó gắn liền với sự hình
thành phát triển của Nhà nước và khơng ngừng được hồn thiện, bổ sung qua các
thời kỳ khác nhau (Nguyễn Thị Ban Mai, 2015).
Trong nền hành chính nước ta cơng chức ln được Đảng, Nhà nước quan
tâm trong suốt quá trình xây dựng và phát triển Nhà nước. Lần đầu tiên trong Sắc
lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hịa
ban hành tại Điều 1, ghi rõ: “Cơng dân Việt Nam được chính quyền nhân dân

tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở
nước ngồi, đều là cơng chức theo quy chế này, trừ trường hợp riêng biệt do
Chính Phủ qui định”.
Đến năm 1991 trong Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991, tại Điều 1
tiếp tục xác định rõ công chức là: “Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ
nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước, ở trung
ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước đã được xếp vào một ngạch,
hưởng lương do ngân sách Nhà nước cấp”. Trên cơ sở Nghị định này đến năm
1998, Pháp lệnh công chức được ban hành và sửa đổi bổ sung một số điểm và
tiếp đến các năm 2000, 2003 tại Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003
và Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính Phủ một lần nữa
khẳng định rõ “Công chức là công dân Việt nam, trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách Nhà nước được qui định tại điểm b, c, e và h. Nội dung Pháp lệnh
công chức tại khoản 1 Điều 1 được cụ thể hóa như sau: “Những người được
tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Những người được

download by :


tuyển, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc được giao giữ một công vụ
thường xuyên trong các cơ quan Nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện,
những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên
làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân
mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; những người
được tuyển dụng, giao giữ chức danh chuyên môn, nhiệm vụ thuộc UBND cấp
xã” (Chính phủ, 2007).
Luật cán bộ, cơng chức năm 2008 ra đời, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010
đã bổ sung, đổi mới khá rõ ràng. Đến đây khái niệm công chức được làm rõ hơn.
Tại Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 qui định: “Công chức là công dân

Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phịng; trong
cơ quan, đơn vị thuộc cơng an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi
chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật”.
- Công chức cấp xã:
Luật cán bộ, công chức 2008 quy định công chức cấp xã (xã phường, thị
trấn) là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước. Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã), gồm có các chức
danh sau: Trưởng cơng an (nơi chưa bố trí lực lượng cơng an chính quy); Chỉ huy
trưởng Qn sự; Văn phịng - thống kê; Địa chính - xây dựng; Tài chính - kế
tốn; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội. Luật cán bộ, cơng chức cũng phân định
công chức cấp xã với cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức
vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy,
người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.

download by :


Tóm lại, có thể hiểu: Cơng chức xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn
sau đây gọi chung là cấp xã) làm công tác chuyên môn thuộc biên chế
của Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân

cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân
công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
- Công chức khối Văn phòng - Thống kê.
Trong hệ thống các cơ quan hành chính (4 cấp) thì Cơng chức khối Văn
phịng - Thống kê được dùng để chỉ một loại hình công chức đặc thù của cấp xã
(Quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số
92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số
lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức ở xã, phường, thị trấn
và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã). Như vậy có thể khẳng
định cơng chức khối Văn phịng - Thống kê là cơng chức cấp xã, gồm những
người nằm trong bộ máy quản lý hành chính và là một trong các chức danh
chun mơn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã trực tiếp quản lý.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn cơng chức khối Văn phịng - Thống kê
Đã là công dân Việt Nam khi được tuyển chọn vào cơng chức đều phải có
đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo qui định chung của Chính phủ. Đó là những u
cầu tất yếu để đảm bảo cho cơng chức đó đáp ứng với công viên chuyên môn
được phân công. Tiêu chuẩn công chức bao gồm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn
riêng (Chính phủ, 2007).
Tiêu chuẩn cơng chức cấp xã nói chung và khối Văn phịng - Thống kê
nói riêng được quy định chi tiết tại 2 văn bản: (i) Nghị định số 112/2011/NĐ-CP
ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn; (ii)
Thông tư số 06/2012/TT-BNV, ngày 30/10/2012 Hướng dẫn về chức trách, tiêu
chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
- Tiêu chuẩn chung:
1) Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
2) Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu
quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
3) Có trình độ văn hóa và trình độ chun mơn, nghiệp vụ phù hợp yêu


download by :


cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm
vụ được giao;
4) Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên
địa bàn cơng tác (Chính phủ, 2007).
- Tiêu chuẩn cụ thể:
+ Độ tuổi: Từ 18 tuổi trở lên;
+ Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp phổ thơng;
+ Trình độ chun mơn: Tốt nghiệp trung cấp chun nghiệp trở lên của ngành
đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm;
+ Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phịng trình độ A trở lên;
+ Tiếng dân tộc thiểu số: Ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc
thiểu số trong hoạt động công vụ phải hiểu biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số
phù hợp với địa bàn cơng tác đó nếu khi tuyển dụng chưa biết tiếng dân tộc thiểu
số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp
với địa bàn công tác được phân công;
+ Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản
lý hành chính Nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương
trình đối với chức danh cơng chức cấp xã đảm nhiệm.
- Ngồi các tiêu chí trên, người dự tuyển phải đạt tiêu chuẩn cụ thể tương
ứng với chức danh công tác. Quy định cụ thể với cơng chức Văn phịng - Thống
kê như sau:
+ Độ tuổi không quá 35 khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông với khu vực đồng bằng và đô
thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên với khu vực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận
chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên
+ Chuyên môn nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng có tŕnh độ trung cấp văn

thư, lưu trữ hoặc trung cấp hành chính, trung cấp luật trở lên. Với công chức
đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn về một trong các ngành chuyên môn trên, nếu mới được tuyển dụng
lần đầu phải có trình độ trung cấp của một trong ba ngành chuyên môn trên. Sau
khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa

download by :


qua trong bồi dưỡng cấp hành chính) ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng
được kỹ thuật tin học phục vụ công tác chuyên môn.
2.1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơng chức khối Văn phịng - Thống kê
Cơng chức Văn phịng - Thống kê tham mưu giúp UBND tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Cơng chức Văn phịng - Thống kê
có nhiệm vụ bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau trong hoạt động quản lý Nhà
nước, với hai công tác chủ đạo là cơng tác “Văn phịng” và cơng tác “Thống kê”
(Chính phủ, 2007).
Theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn cơng tác Văn phịng Thống kê hiện nay, cơng chức khối Văn phịng - Thống kê có các nhiệm vụ,
quyền hạn chủ yếu sau:
+ Giúp UBND cấp xã xây dựng chương trình cơng tác, lịch làm việc và
theo dõi thực hiện chương trình, lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình
kinh tế - xã hội, tham mưu giúp UBND cấp xã trong việc chỉ đạo thực hiện;
+ Cơng chức khối Văn phịng - Thống kê giúp UBND cấp xã tổ chức công
tác thông tin và xử lý thơng tin; phản ánh thường xun, kịp thời, chính xác tình
hình các mặt cơng tác của địa phương. Cơng tác thông tin phải phục vụ đắc lực
cho sự quản lý, chỉ đạo của UBND và việc giám sát của HĐND cấp xã. Công tác
bảo đảm thông tin của văn phòng tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Tổng
hợp tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng, tình hình
mọi mặt biến động của địa phương. Trên cơ sở quản lý thông tin, cơng chức Văn
phịng - Thống kê làm báo cáo tổng hợp kinh tế - xã hội của địa phương trình

lãnh đạo UBND cấp xã ký, ban hành;
+ Giúp UBND cấp xã dự thảo và trình cấp có thẩm quyền, làm báo cáo
gửi lên cấp trên. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ cơng chức khối Văn phịng - Thống
kê của UBND chủ động xây dựng chương trình, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký,
ban hành. Sau khi chương trình cơng tác được ban hành, văn phịng có trách
nhiệm giúp Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện.
Ngồi chương trình cơng tác nhiệm kỳ, tháng, q, năm, văn phịng cịn
có trách nhiệm xây dựng lịch công tác tuần của Ủy ban, tổ chức cuộc họp giao
ban hàng tuần của Chủ tịch và Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã.
+ Giúp HĐND tổ chức kỳ họp, giúp UBND cấp xã tổ chức tiếp dân, tiếp
khách, nhận đơn khiếu nại của Nhân dân chuyển đến HĐND và UBND cấp xã

download by :


hoặc lên cấp trên có thẩm quyền giải quyết (Nguyễn Kim Diện, 2007).
+ Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ, biểu
báo cáo thống kê; theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ, công chức
Công tác văn thư lưu trữ của UBND cấp xã bao gồm: Quản lý và giải quyết văn
bản đi; quản lý và giải quyết văn bản đến; quản lý và sử dụng con dấu; lập hồ sơ
và nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan Ủy ban; thu thập, bảo quản an toàn và tổ chức
sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban theo
pháp luật (Nguyễn Kim Diện, 2007).
+ Giúp UBND cấp xã về công tác thi đua khen thưởng. Căn cứ vào văn
bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên, công chức khối Văn phịng Thống kê có trách nhiệm giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện công tác thi đua
khen thưởng trong cơ quan Ủy ban và trong địa phương; tổ chức hội nghị tổng
kết, rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến; làm thủ tục đề nghị Ủy ban khen
thưởng theo thẩm quyền hoặc Ủy ban đề nghị lên cấp trên khen thưởng những
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
+ Giúp HĐND và UBND cấp xã thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử đại

biểu HĐND và UBND theo quy định của pháp luật và công tác được giao.
(Nguyễn Kim Diện, 2007).
2.1.1.4. Đặc trưng của cơng chức khối Văn phịng - Thống kê
Cơng chức khối Văn phòng - Thống kê đều là một bộ phận rất quan trọng
trong bộ máy chính quyền của UBND cấp xã, đơn vị cuối cùng trong hệ thống
hành chính quốc gia trực tiếp gắn bó với dân, mọi chủ trương đường lối của
Đảng, Nhà nước có trở thành hiện thực hay không đều phụ thuộc vào khả năng tổ
chức, triển khai và thực thi của UBND cấp xã, mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý và cơng chức trong đó có cơng chức khối Văn phòng - Thống
kê. Đây là đặc điểm quan trọng nhất chi phối đến hoạt động của cơng chức nói
chung, cơng chức Văn phịng - Thống kê nói riêng (Nguyễn Đức Ân, 1994)
Cơng chức khối Văn phịng - Thống kê là lực lượng hoạt động chuyên
môn tương đối độc lập được phân cơng theo chức trách, nhiệm vụ mang tính
chun mơn sâu nên rất cần đến các phẩm chất kiên trì, bền bỉ, năng động, nhạy
bén và kỹ năng xử lý cơng việc chính xác để vừa đáp ứng u cầu nhiệm vụ
thường xuyên vừa làm tốt chức năng tham mưu, quản lý cho UBND cấp xã
(Nguyễn Kim Diện, 2007).

download by :


Việc thực thi cơng vụ của cơng chức nói chung, cơng chức Văn phịng Thống kê nói riêng địi hỏi phải tuân thủ các quy định của pháp luật, của ngành
nghề và các quy định của UBND cấp xã nơi trực tiếp quản lý, điều hành công
việc hàng ngày. Đặc biệt là chức năng, nhiệm vụ thuộc chuyên môn của mình về
cơng tác văn phịng và thống kê. Mặt khác để làm tốt chức năng tham mưu cho
UBND về lĩnh vực chun mơn của mình cơng chức khối Văn phịng - Thống kê
phải luôn bám sát địa bàn hoạt động gần dân, sát dân, sát cơng việc nắm chắc
tình hình, phản ánh kịp thời chính xác cho UBND cấp xã đồng thời cùng với các
bộ phận khác xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đường lối chủ trương chính
sách có hiệu quả ở địa phương và làm tốt chức năng quản lý Nhà nước theo chức

trách được phân công (Nguyễn Đức Ân, 1994).
Đặc thù hoạt động của công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện
Sơn Động thường gặp phải khó khăn trong việc đi cơ sở nắm tình hình, việc tiếp
xúc với dân khơng thuần nhất và thuận lợi như các xã đồng bằng do đặc điểm
dân cư và các dân tộc đan xen khác nhau, nhất là về mặt tâm lý, tập quán, nhận
thức..v..v. nên đòi hỏi phải có sự nỗ lực cao trong q trình thực thi cơng vụ.
Hầu hết cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động đều là
người địa phương nên có am hiểu, gắn bó mật thiết với người dân.
Trình độ chun mơn, năng lực của đội ngũ cơng chức khối Văn phịng Thống kê ở huyện Sơn Động chưa đồng đều, mặt bằng chung còn thấp, chủ yếu
vẫn là trình độ trung cấp.
Từ những đặc trưng trên của cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở
huyện Sơn Động đặt ra việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cơng chức này. Hơn nữa
cần có sự quan tâm, sâu sát của các cấp chính quyền địa phương hơn nữa để có
thể phát huy chất lượng của cơng chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang.
2.1.2. Chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê
2.1.2.1. Khái niệm chất lượng
Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu thị ra bên
ngồi các thuộc tính, các tính chất vốn có của sự vật. Quan niệm chung nhất về
“chất lượng” là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc
(Bộ Nội vụ, 2012).

download by :


×