ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
ĐÀO THỊ HOA
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC
CẤP PHƢỜNG QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
ĐÀO THỊ HOA
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC
CẤP PHƢỜNG QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƢƠNG NGỌC THANH
XÁC NHẬN CỦA
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao chất lượng công chức cấp
phường quận Long Biên, thành phố Hà Nội” là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Dƣơng Ngọc Thanh.
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo và nguồn trích dẫn có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày ……. tháng…… năm 2016
Tác giả
Đào Thị Hoa
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại Trƣờng Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã đƣợc các thầy cô giáo và cán bộ,
nhân viên nhà trƣờng giúp đỡ rất nhiệt tình. Với những kiến thức đã đƣợc học
tại trƣờng và theo mong muốn nghiên cứu, cùng với tình hình thực tiễn đặt ra,
tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng công chức cấp phường quận
Long Biên, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới nhà trƣờng, các thầy cô giáo
trong Khoa Kinh tế chính trị và đặc biệt là TS. Dƣơng Ngọc Thanh, ngƣời
trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Do các giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, chắc chắn luận
văn cịn có những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn,
góp ý, của thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày……. tháng …… năm 2016
Tác giả
Đào Thị Hoa
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... I
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... II
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................III
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC CẤP PHƢỜNG.....5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .................................5
1.2. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lƣợng công chức cấp phƣờng ........................8
1.2.1.Khái niệm Công chức, công chức cấp phường và chất lượng công chức cấp
phường ....................................................................................................................8
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng cơng chức cấp phường ..........16
1.2.4. Nội dung nâng cao chất lƣợng công chức cấp phƣờng...............................19
1.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng công chức cấp phƣờng .........22
1.3. Kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng công chức cấp phƣờng ......................29
1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh ..................................................29
1.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng .....................................................29
1.3.3. Bài học cho quận Long Biên trong nâng cao chất lượng công chức cấp
phường ..................................................................................................................31
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................33
2.1. phƣơng pháp luận chung ................................................................................33
2.2. Các phƣơnng pháp cụ thể ..............................................................................34
2.2. 1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, thống kê .................................................34
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, so sánh ................................................34
2.2.3. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát ...................................................................35
2.2.4. Các phƣơng pháp khác................................................................................35
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC CẤP
PHƢỜNG QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................37
3.1. Khái quát về đội ngũ công chức cấp phƣờng của quận Long Biên ...............37
3.1.1. Số lượng công chức phường theo giới tính.................................................37
3.1.2. Cơ cấu cơng chức phường theo độ tuổi ......................................................38
3.1.3. Chất lượng cơng chức phường theo trình độ đào tạo và theo ngạch .........39
3.1.4. Chất lượng công chức phường theo trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà
nước, ngoại ngữ và tin học. ..................................................................................42
3.1.5. Chất lượng công chức phường theo kỹ năng công việc..............................44
3.1.6. Chất lượng công chức phường theo phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác
phong lề lối làm việc .............................................................................................46
3.1.7. Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ ............................................47
3.2. Thực trạng nâng cao chất lƣợng công chức cấp phƣờng ở quận Long
Biên .......................................................................................................................47
3.2.1. Hoạt động nâng cao thể lực ........................................................................47
3.2.2. Hoạt động nâng cao trí lực .........................................................................49
3.2.3. Hoạt động nâng cao tâm lực.......................................................................53
3.3. Đánh giá chung về thực trạng nâng cao chất lƣợng công chức cấp phƣờng
quận Long Biên .....................................................................................................55
3.3.1. Những kết quả đạt được ..............................................................................55
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế ................................................................................56
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................58
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
CÔNG CHỨC CẤP PHƢỜNG, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....60
4.1. Quan điểm đề xuất và giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức cấp
phƣờng, quận Long Biên ......................................................................................60
4.1.1. Quan điểm đề xuất và mục tiêu nâng cao chất lượng công chức cấp
phường ..................................................................................................................60
4.1.1.2. Mục tiêu ...................................................................................................63
4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng công chức cấp phƣờng quận Long Biên
,
thành phố Hà Nội ..................................................................................................64
4.2.1. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao thể lực đội ngũ công chức cấp phường
...............................................................................................................................64
4.2.2. Đổi mới quy trình, chế độ tuyển dụng công chức phải trên cơ sở cạnh
tranh thực sự .........................................................................................................65
4.2.3. Đổi mới quy trình, phương thức, nội dung đánh giá công chức ................66
4.2.4. Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng nhằm nhằm nâng cao năng lực đội
ngũ công chức cấp phường ...................................................................................70
4.2.5. Đổi mới việc sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiê ̣m công chức ..........................73
4.2.6. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, rèn luyện ý thức kỷ luật, đạo đức
công vụ cho công chức..........................................................................................73
KẾT LUẬN ...............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................76
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
1
CBCCVC
Cán bộ công chức, viên chức
2
CNH, HĐH
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố
3
CTQG
Chính trị quốc gia
4
GPMB
Giải phóng mặt bằng
5
HCNN
Hành chính nhà nƣớc
6
HĐND
Hội đồng nhân dân
7
LLLĐ
Lực lƣợng lao động
8
Nxb
Nhà xuất bản
9
QLHCNN
Quản lý hành chính nhà nƣớc
10
QLNN
Quản lý nhà nƣớc
11
TTLLCT
Trung cấp lý luận chính trị
12
UBMTTQ
Ủy ban mặt trận Tổ quốc
13
UBND
Ủy ban nhân dân
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
Trình độ đào tạo của cơng chức phƣờng
1
Bảng 3.1
2
Bảng 3.2 Cơ cấu ngạch công chức phƣờng quận Long Biên
3
Bảng 3.3
4
Bảng 3.4
5
Bảng 3.5
7
Bảng 3.6
8
Bảng 3.7
9
Bảng 3.8
quận Long Biên
Kết quả lấy ý kiến đánh giá công chức phƣờng quận
Long Biên
Trình độ lý luận chính trị đội ngũ cơng chức
phƣờng quận Long Biên
Trình độ quản lý nhà nƣớc của đội ngũ công chức
phƣờng quận Long Biên
Kết quả khám sức khỏe định kỳ của đội ngũ công chức
cấp phƣờng, quận Long Biên từ năm 2012 – 2015
Đánh giá sự quan tâm của phƣờng đến nâng cao thể
lực của công chức cấp phƣờng.
Bảng điều tra mức độ hài lòng của cán bộ công
chức phƣờng quận Long Biên.
ii
Trang
39
40
41
43
43
48
49
52
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
Biểu đồ
Nội dung
1
Biểu đồ 3.1
2
Biểu đồ 3.2 Số lƣợng công chức phƣờng quận Long Biên theo độ tuổi
39
3
Biểu đồ 3.3 Trình độ ngoại ngữ, tin học của công chức
44
Số lƣợng công chức phƣờng quận Long Biên theo
giới tính
iii
Trang
38
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quận Long Biên, thành phố Hà Nội đƣợc thành lập theo Nghị định
132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt
động kể từ ngày 01/01/2004. Bộ máy hành chính của Quận đƣợc chia làm 14
phƣờng. Trong hơn 10 năm qua, chất lƣợng cán bộ, cơng chức nói chung và
chất lƣợng cơng chức phƣờng nói riêng ln đƣợc lãnh đạo Quận ủy, UBND
quận quan tâm, chỉ đạo; năng lực, nề nếp và tác phong làm việc của cơng
chức đã có chuyển biến rõ nét, trình độ chun mơn và lý luận chính trị đƣợc
nâng lên đáng kể so với những ngày đầu mới thành lập quận.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Long Biên lần thứ III, nhiệm kỳ 2015
– 2020 đã xác định cải cách hành chính là một trong hai khâu đột phá; trong
đó trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ quận tới cơ
sở có đủ phẩm chất, năng lực trình độ và trách nhiệm trong thực thi công vụ.
Ban chấp hành Đảng bộ quận khoá III, nhiệm kỳ 2015-2020 tập trung chỉ đạo,
xây dựng Chƣơng trình hoạt động số 02-CTr/QU về: “Đẩy mạnh cải cách
hành chính, trọng tâm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức theo vị
trí việc làm và hồn thiện mơ hình cơ quan điện tử quận, phƣờng giai đoạn
2015-2020”. Việc xây dựng đƣợc đội ngũ công chức giỏi về chuyên môn
nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt huyết với cơng việc sẽ góp phần nâng
cao năng lực quản lý, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của quận, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, hƣớng tới mục tiêu đƣa
quận Long Biên trở thành một địa bàn kinh tế quan trọng của thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nhƣ đã nêu ở trên, qua tìm
hiểu thực tế tại các phƣờng, tác giả đƣợc biết hiện vẫn cịn tồn tại một bộ
phận cơng chức phƣờng chƣa nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình;
1
năng lực thực tiễn trong thực thi nhiệm vụ, kỹ năng nghiệp vụ còn hạn chế;
tinh thần trách nhiệm với công việc, ý thức tự học tập nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ chƣa cao; việc triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc chƣa bắt kịp yêu cầu của nền cải cách hành chính; cá biệt có
trƣờng hợp gây phiền hà, khó dễ đối với các cá nhân và tổ chức trong q
trình giải quyết cơng việc, làm cho hiệu quả thực thi công vụ chƣa cao và ảnh
hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Vậy làm thế nào để
nâng cao chất lƣợng công cấp chức phƣờng, hạn chế các tồn tại, khuyết điểm
và đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công chức cấp phƣờng của
quận Long Biên? Đây là một câu hỏi khó cần có lời giải đáp.
Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng
công chức cấp phường quận Long Biên, thành phố Hà Nội” làm luận văn
thạc sĩ Kinh tế chính trị của mình. Việc nghiên cứu này vừa có ý nghĩa về mặt
lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn to lớn khơng chỉ đối với quận Long Biên mà
còn đối với các địa phƣơng khác trong thành phố Hà Nội.
* Câu hỏi nghiên cứu
Cần phải làm gì và làm nhƣ thế nào để nâng cao chất lƣợng công chức
cấp phƣờng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận về cơng chức và chất lƣợng công chức cấp phƣờng,
luận văn tập trung làm rõ thực trạng nâng cao chất lƣợng công chức cấp
phƣờng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức cấp phƣờng của quận.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận và sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ
công chức cấp phƣờng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
2
- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lƣợng cơng chức cấp phƣờng
quận Long Biên, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế đó.
- Đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công chức cấp
phƣờng quận Long Biên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nâng cao chất lƣợng công chức cấp phƣờng quận Long
Biên, thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: các phƣờng thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội
- Thời gian: Nguồn số liệu để phân tích thực trạng tác giả lấy trong khoảng
thời gian từ 2011 - 2015. Giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2015 – 2020.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn vấn đề chất lƣợng cơng chức cấp
phƣờng
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lƣợng công chức cấp phƣờng cũng
nhƣ đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng công chức cấp phƣờng ở
quận Long Biên.
- Luận văn còn là tài liệu tham khảo, giúp tham mƣu cho lãnh đạo quận
Long Biên, dựa vào đó đƣa ra những chính sách, chế độ đảm bảo chất lƣợng
và hoạt động của đội ngũ công chức cấp phƣờng.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn
về nâng cao chất lượng công chức cấp phường.
3
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng về chất lượng công chức cấp phường quận Long
Biên, thành phố Hà Nội.
Chương 4: Mục tiêu, quan điểm và các giải pháp nâng cao chất lượng
công chức cấp phường, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
CÔNG CHỨC CẤP PHƢỜNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Ở thành phố Hà Nội, quận Long Biên cũng nhƣ trong cả nƣớc đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu khoa học, các hội thảo khoa học, các luận văn thạc sỹ,
luận án tiến sỹ đề cập vấn đề quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng công chức ở nhiều
góc độ, phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Tiêu biểu là các cơng trình:
“Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của
PGS. TS Nguyễn Phú Trọng và PGS. TS Trần Xuân Sầm, Nxb Chính trị quốc
gia, H. 2003: các tác giả của cơng trình nghiên cứu này nghiên cứu lịch sử
phát triển của các khái niệm về cán bộ, công chức, viên chức; góp phần lý
giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ
cán bộ, cơng chức nói chung, từ đó đƣa ra những kiến nghị và phƣơng hƣớng,
giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất lƣợng, số lƣợng và
cơ cấu.
“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” của TS Thang Văn
Phúc và TS Nguyễn Minh Phƣơng, năm 2004. Trên cơ sở nghiên cứu các
quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và của
Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trị, vị trí ngƣời cán bộ cách mạng, cũng nhƣ
yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, tìm hiểu những bài học
kinh nghiệm về tuyển chọn và sử dụng nhân tài trong suốt quá trình lịch sử
dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta, cũng nhƣ kinh nghiệm xây dựng nền
5
cơng vụ chính quy hiện đại của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Từ
đó xác định hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức đáp ứng
đòi hỏi của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
“Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế
giới” của các tác giả TS Thang Văn Phúc, TS Nguyễn Minh Phƣơng, TS
Nguyễn Thu Huyền, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2004. Đây là cơng trình
nghiên cứu về tổ chức nhà nƣớc, bộ máy hành chính, lịch sử nền công vụ, chế
độ quản lý công chức ở tám nƣớc có nền kinh tế phát triển trên thế giới:
Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Liên bang Nga, Cộng hịa Pháp, Cộng hịa
LB Đức, Vƣơng quốc Anh, Mỹ. Cơng trình giới thiệu chế độ, chính sách của
mỗi nƣớc nhằm cải cách nền công vụ nhƣ: chế độ tuyển chọn, đào tạo, đánh
giá, lƣơng bổng, phụ cấp, sử dụng nhân tài, công tác chống tham nhũng.
“Về chế độ công vụ Việt Nam” do PGS. TS Nguyễn Trọng Điều chủ
biên, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2007: đây là cơng trình nghiên cứu sâu về
công chức, công vụ và các cơ sở khoa học để hồn thiện chế độ cơng vụ ở
Việt Nam hiện nay, đề tài phân tích một cách tồn diện và có hệ thống về lý
luận và thực tiễn của chế độ công vụ và cải cách công vụ Việt Nam qua từng
thời kỳ, có tham chiếu các mơ hình cơng vụ của các nƣớc tiêu biểu cho các
thể chế chính trị khác. Qua đó, luận giải và đƣa ra lộ trình thích hợp cho việc
hồn thiện chế độ công vụ Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân dƣới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đề tài khoa học cấp bộ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở
nước ta trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế", Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1994. Luận án phó tiến sĩ kinh tế: "Đào tạo lại
đội ngũ lao động quản lý nhà nước về kinh tế trong bước chuyển sang kinh tế
thị trường" của Lƣơng Xuân Khai, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
6
năm 1994 cũng là những đề tài nghiên cứu về xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân
lực ở phạm vi rộng.
Luận án tiến sĩ “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế
tri thức” của Lê Thị Ngân lại đề cập đến một khía cạnh khác của vấn đề chất
lƣợng nguồn nhân lực khi gắn nó với nền kinh tế tri thức. Luận án tiến sĩ kinh
tế: "Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ngoại thành
(qua thực tế các huyện ngoại thành Hà Nội)" của Trần Huy Sáng, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1999 là một trong những bài nghiên
cứu về cụ thể về việc xây dựng đội ngũ công chức ở phạm vi nhỏ. Tác giả đã
lấy thực tế ở các huyện ngoại thành Hà Nội để nghiên cứu và từ đó đƣa ra
thực trạng và nêu đƣợc một số khuyến nghị có ý nghĩa tham khảo trong việc
xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nƣớc.
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: “Nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức phường Sài Đồng - Quận Long Biên - TP. Hà Nội” của Lê
Thị Hiền, Viện Đại học Mở Hà Nội năm 2013 cũng đề cập đến vấn đề nâng
cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức nhƣng lại ở một phạm vi nhỏ, đó là
một phƣờng của quận Long Biên.
Từ các cơng trình nghiên cứu trên cho thấy những khoảng trống về mặt
khoa học đó là:
- Các cơng trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mặt phƣơng pháp luận
là chủ yếu hoặc chỉ tập trung nghiên cứu trên phạm vi khá rộng (tồn bộ đội
ngũ cán bộ, cơng chức; đội ngũ cơng chức hành chính nhà nƣớc nói chung…)
hoặc chỉ nghiên cứu một số khâu của công tác xây dựng đội ngũ cơng chức
hành chính nhà nƣớc.
- Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu bàn luận về khái niệm cán bộ,
công chức, cơng chức hành chính, viên chức và thƣờng tập trung phân tích,
7
đánh giá về cơng chức nhà nƣớc nói chung, ít đi sâu vào một nhóm cơng chức
hoặc cơng chức hành chính nhà nƣớc ở một số địa phƣơng cụ thể.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đều đề cập vấn đề đội
ngũ cán bộ của chính quyền hoặc là ở dạng chung nhất hoặc đặt nó nằm trong
phạm vi nghiên cứu tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền cấp quận nói
chung. Các cơng trình trên chủ yếu tập trung đánh giá về chất lƣợng cán bộ,
công chức nhƣ trình độ học vấn, chun mơn, chƣa đánh giá sâu sắc về năng
lực thực tiễn của cán bộ, cơng chức hoặc có đánh giá về năng lực nhƣng chƣa
gắn với hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, với yêu cầu xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chƣa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu, đánh
giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp quận ở một địa phƣơng cụ thể
dƣới góc độ khoa học kinh tế chính trị nhƣ đề tài luận văn chọn ở đây. Tuy
nhiên, trong các cơng trình đã đƣợc cơng bố, có những nội dung liên quan đến
đề tài sẽ đƣợc tác giả tham khảo, có kế thừa và chọn lọc.
1.2. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lƣợng công chức cấp phƣờng
1.2.1.Khái niệm Công chức, công chức cấp phường và chất lượng công chức
cấp phường
1.2.1.1. Công chức
Theo Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ - Công chức năm 2008: “Công
chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chun
nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân
dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
8
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật.”.
Qua khái niệm, có thể thấy một số đặc điểm của cơng chức dƣới các
góc độ sau:
Chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm: Công chức phải là ngƣời đƣợc tuyển
dụng hoặc bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, chức vụ trong các cơ quan, tổ
chức, đơn vị thuộc cấp trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện. Cơng chức phải có đủ
trình độ chun mơn phù hợp với ngạch, chức danh, chức vụ. Các vấn đề liên
quan tới bổ nhiệm, tuyển dụng công chức vào các chức danh, chức vụ và bổ
nhiệm vào các ngạnh công chức quy định cụ thể ở chƣơng IV, Luật Cán bộ Công chức năm 2008.
Phạm vi hoạt động: phạm vi hoạt động của công chức rộng hơn rất
nhiều so với cán bộ. Nếu nhƣ cán bộ là những ngƣời hoạt động trong các cơ
quan của Đảng, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội thì cơng chức xuất hiện
cả ở cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân; trong bộ máy
lãnh đạo quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thời gian công tác: công chức đảm nhiệm công tác từ khi đƣợc bổ
nhiệm, tuyển dụng cho tới khi nghỉ hƣu theo quy định của bộ luật lao động
mà không hoạt động theo nhiệm kỳ nhƣ cán bộ.
1.2.1.2. Công chức cấp phường
Qua khái niệm về cơng chức, có thể hiểu cơng chức phƣờng là ngƣời
làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của UBND phƣờng, có trách nhiệm
tham mƣu, giúp UBND phƣờng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh
vực công tác đƣợc phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch
UBND phƣờng giao.
9
Quy định về công chức phƣờng đƣợc quy định tại khoản 3, điều 61
Luật Cán bộ công chức năm 2008, gồm 06 chức danh sau: Chỉ huy trƣởng
Quân sự; Công chức Văn phịng - thống kê; Cơng chức Địa chính - xây dựng;
Cơng chức Tài chính - kế tốn; Cơng chức Tƣ pháp - hộ tịch; Cơng chức Văn
hóa - xã hội.
Nhiệm vụ của từng chức danh công chức phƣờng:
Chỉ huy trưởng Quân sự: Tham mƣu, giúp UBND phƣờng tổ chức thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phƣờng trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự
trên địa bàn theo quy định của pháp luật; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo
quy định của pháp luật về dân quân tự vệ, quốc phịng tồn dân, nghĩa vụ qn sự
và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
Cơng chức Văn phịng - Thống kê: Tham mƣu, giúp UBND phƣờng tổ
chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phƣờng trong các lĩnh vực
văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thƣởng, kỷ luật, tín
ngƣỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp
luật; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và theo dõi việc thực hiện
chƣơng trình, kế hoạch cơng tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội
đồng nhân dân, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, UBND, Chủ tịch UBND;
giúp Thƣờng trực Hội đồng nhân dân và UBND phƣờng tổ chức các kỳ họp;
chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng
nhân dân, UBND; tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của UBND; thực hiện
công tác văn thƣ, lƣu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại
UBND; nhận đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thƣờng trực Hội đồng
nhân dân, UBND phƣờng xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp,
theo dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của UBND và thực hiện
dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với công chức
khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
10
tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển công nghiệp, thƣơng mại,
dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn phƣờng; dự thảo các văn
bản theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân,
UBND, Chủ tịch UBND phƣờng.
Công chức Địa chính - xây dựng: Tham mƣu, giúp UBND phƣờng tổ
chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phƣờng trong các lĩnh vực
dất đai, tài nguyên, môi trƣờng, xây dựng, đô thị, giao thông trên địa bàn theo
quy định của pháp luật; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ thu thập thông tin,
tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai,
địa giới hành chính, tài ngun, mơi trƣờng và đa dạng sinh học, công tác quy
hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
giám sát về kỹ thuật các cơng trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của
UBND phƣờng; chủ trì, phối hợp với cơng chức khác thực hiện các thủ tục
hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc,
hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến
động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc
cấp phép cải tạo, xây dựng các cơng trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch
UBND phƣờng quyết định hoặc báo cáo UBND quận xem xét, quyết định
theo quy định của pháp luật.
Cơng chức Tài chính - kế toán: Tham mƣu, giúp UBND phƣờng tổ
chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong lĩnh vực tài chính, kế
toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật. trực tiếp thực hiện các nhiệm
vụ xây dựng dự toán thu, chi ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ
chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn
thu trên địa bàn phƣờng; kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài
chính, ngân sách theo hƣớng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết tốn
ngân sách và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của
11
pháp luật; thực hiện cơng tác kế tốn ngân sách (kế tốn thu, chi ngân sách, kế
tốn các quỹ cơng chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền
mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tƣ, tài sản,...) theo quy định của
pháp luật; chủ trì, phối hợp với cơng chức khác quản lý tài sản cơng; kiểm tra,
quyết tốn các dự án đầu tƣ xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND
phƣờng theo quy định của pháp luật.
Công chức Tư pháp - hộ tịch: Tham mƣu, giúp UBND phƣờng tổ chức
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong lĩnh vực tƣ pháp và hộ tịch
trên địa bàn theo quy định của pháp luật; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ:
Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân
dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn phƣờng
trong việc tham gia xây dựng pháp luật; kiểm tra, rà soát các văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và UBND phƣờng báo cáo cơ quan có
thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa
bàn phƣờng; thực hiện nhiệm vụ công tác tƣ pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng
nhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật; phối
hợp với công chức văn hóa - xã hội hƣớng dẫn xây dựng hƣơng ƣớc quy ƣớc
ở tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn phƣờng; chủ trì, phối hợp với
cơng chức khác thực hiện cơng tác hịa giải ở cơ sở.
Cơng chức Văn hóa - xã hội: Tham mƣu, giúp UBND phƣờng tổ chức
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể
dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thƣơng binh, xã hội, y
tế, giáo dục theo quy định của pháp luật; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Tổ
chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch,
y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn
hóa ở cộng đồng dân cƣ và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn; thực hiện
các nhiệm vụ thơng tin, truyền thơng về tình hình kinh tế - xã hội ở địa
12
phƣơng; thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo
dõi, tổng hợp, báo cáo về số lƣợng và tình hình biến động các đối tƣợng chính
sách lao động, thƣơng binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi
trả các chế độ đối với ngƣời hƣởng chính sách xã hội và ngƣời có cơng; quản
lý nghĩa trang liệt sĩ và các cơng trình ghi cơng liệt sĩ; thực hiện các hoạt động
bảo trợ xã hội và chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn; chủ trì, phối
hợp với cơng chức khác và tổ trƣởng tổ dân phố xây dựng hƣơng ƣớc, quy
ƣớc ở tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn phƣờng. (Bộ Nội
vụ, 2012, tr.34-36).
1.2.1.3. Khái niệm chất lượng công chức cấp phường
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau lại có những
quan điểm về chất lƣợng khác nhau. Theo Tổ chức kiểm tra chất lƣợng Châu
Âu: “Chất lƣợng là mức độ phù hợp với yêu cầu của ngƣời tiêu dùng”. Theo
tiêu chuẩn Pháp: “Chất lƣợng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu ngƣời sử dụng”. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện
Ngôn ngữ học do nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2000 (tr.144): “Chất
lƣợng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con ngƣời, một sự vật, sự
việc”. Tuy nhiên, chất lƣợng đội ngũ cơng chức khơng hồn tồn giống với
chất lƣợng của các loại hàng hóa, dịch vụ, bởi con ngƣời là một thực thể phức
tạp. Hơn nữa, mỗi cá nhân công chức không thể tồn tại biệt lập mà phải đƣợc
đặt trong mối quan hệ với cả tập thể. Chất lƣợng công chức cấp phƣờng là:
“tập hợp tất cả những đặc điểm, thuộc tính của từng cơng chức cấp phƣờng
phù hợp với cơ cấu, đáp ứng đƣợc yêu cầu theo nhiệm vụ và chức năng của
cơ quan, đơn vị, đồng thời là tổng hợp những mối quan hệ giữa các cá nhân
công chức cấp phƣờng với nhau; sự phối kết hợp hoạt động trong thực thi
nhiệm vụ chung nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu chung một thời điểm nhất
định của địa phƣơng”. Nói đến chất lƣợng từng công chức cấp phƣờng đƣợc
13
biểu hiện cụ thể thơng qua tình trạng sức khỏe để làm việc; tiếp đến là chất
lƣợng lao động, khả năng triển khai, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; thái độ,
tinh thần phục vụ nhân dân trong thực thi công việc; trình độ, năng lực
chun mơn, phẩm chất đạo đức, chính trị; khả năng thích ứng với điều kiện
cải cách hành chính đang diễn ra ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay khơng chỉ
ở Việt Nam mà cịn hội nhập quốc tế...Ngồi ra, chất lƣợng đội ngũ cơng chức
cấp phƣờng còn đƣợc thể hiện ở mối quan hệ giữa những công chức với nhau:
sự phối kết hợp trong công tác, triển khai nhằm hoàn thành nhiệm vụ; giúp
đỡ, ủng hộ nhau trong cả quá trình lao động.
1.2.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công chức cấp phường tại
quận Long Biên
Trong những năm qua tốc độ phát triển đô thị tại quận Long Biên rất nhanh và
là một trong những quận có tốc độ đơ thị hóa nhanh nhất trên địa bàn Thành
phố Hà Nội, cũng là Quận đi đầu của thành phố về sử dụng Mơ hình cơ quan
điện tử Quận, phƣờng và Mơ hình chuẩn bộ phận một cửa. Hiện nay biên chế
Thành phố giao cho Quận cịn hạn chế (197 chỉ tiêu cơng chức phƣờng năm
2015), kèm theo đó là việc tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐCP của Chính phủ, theo đó từ năm 2015-2021, mỗi năm Quận phải giảm 2
biên chế, vì vậy để đáp ứng nhu cầu cơng việc địi hỏi đội ngũ cán bộ, cơng
chức phải có phẩm chất đạo đức vững vàng, trình độ chun mơn nghiệp vụ
cao, có tính sáng tạo trong cơng việc, có khả năng thích nghi và chịu đƣợc áp
lực cơng việc, chính vì vậy việc nâng cao chất lƣợng công chức cấp phƣờng là
nhiệm vụ hàng đầu mà lãnh đạo Quận hƣớng tới trong những năm gần đây.
1.2.2. Nâng cao chất lượng công chức cấp phường
1.2.2.1.Khái niệm nâng cao chất lượng công chức cấp phường
Dựa vào khái niệm chất lƣợng công chức cấp phƣờng, chúng ta có thể
hiểu nâng cao chất lƣợng cơng chức cấp phƣờng: “là tập hợp những giải pháp
14
có tác động tích cực đến chất lƣợng của từng cơng chức trong các cơ quan
hành chính nhà nƣớc cấp phƣờng cũng nhƣ mối quan hệ giữa các cá nhân
trong tập thể, tinh thần phối hợp trong thực thi công vụ nhằm hồn thành cơng
việc chun mơn và hƣớng tới mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng
mà địa phƣơng đặt ra”. Việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức cấp
phƣờng đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động: tuyển dụng, quy hoạch, bố
trí, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, đãi ngộ, tạo động lực, đánh giá, xếp loại và
kiểm tra giám sát đội ngũ công chức cấp phƣờng. Đội ngũ công chức cấp
phƣờng là lực lƣợng mang tính chất đặc thù, khơng giống với những lực
lƣợng khác do vị trí và vai trị đặc biệt gần gũi, trực tiếp với nhân dân, chính
vì vậy Đảng và nhà nƣớc ta cũng hết sức quan tâm làm sao để chất lƣợng
công chức cấp phƣờng ngày càng đƣợc nâng cao.
1.2.2.2. Thực trạng công chức cấp phường hiện nay
Công chức cấp phƣờng là một bộ phận trong đội ngũ cơng chức nhà
nƣớc, cũng đƣợc hình thành từ việc tuyển dụng nên cũng mang những đặc
điểm giống với đội ngũ cơng chức nói chung. Tuy nhiên do xuất phát là lực
lƣợng có đặc thù riêng nên đội ngũ cơng chức cấp phƣờng cũng có nhiều
điểm khác biệt. Đó là:
- Là đội ngũ có số lƣợng lớn, đóng vai trị quan trọng trong việc tổ
chức, triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, các
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
- Công chức cấp phƣờng là những ngƣời đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân
sách nhà nƣớc. Công chức cấp phƣờng do cấp quận quản lý.
- Công chức cấp phƣờng chủ yếu là ngƣời dân địa phƣơng, sinh sống,
có họ hàng, gốc gác tại địa phƣơng, chính vì vậy, công chức cấp phƣờng là
những ngƣời am hiểu, bị ảnh hƣởng rất lớn bởi những phong tục, tập quán,
văn hóa vùng miền, bản sắc truyền thống của địa phƣơng, gia tộc. Do đó,
15