Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN BÁ XUNG THIÊN

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XĂNG
DẦU KHU VỰC I – CHI NHÁNH BẮC NINH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

80 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Đỗ Văn Viện

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

i

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu khu vực
I – Chi nhánh Bắc Ninh” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Văn Viện.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là


trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, Ngày

tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Xung Thiên

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Văn Viện người đã
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo Khoa Kế tốn và QTKD
và các thầy cơ khác đã truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ tôi trong suốt q trình
học tập tại trường để tơi có đủ kiến thức để thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên tại
Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh đã tận tình chỉ bảo cũng như tạo điều
kiện giúp tôi tiếp cận nguồn số liệu nhanh chóng và chính xác nhất.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln động viên và cổ vũ tinh thần
cho tôi trong suốt q trình nghiên cứu luận văn này.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn chưa nhiều nên
luận văn vẫn cịn những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp của Q

Thầy/Cơ và các anh chị học viên.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày

tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Xung Thiên

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình vẽ, biểu đồ .........................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp ...... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4

2.1.1.


Cạnh tranh ....................................................................................................... 4

2.1.2.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................................... 12

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................. 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 26

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trên thế
giới ................................................................................................................ 26

2.2.2.

Kinh nghiệm của công ty xăng dầu phú thọ.................................................... 29

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh rút ra cho công ty xăng dầu
khu vực i – chi nhánh bắc ninh....................................................................... 30

2.3.


Một số cơng trình nghiên cứu liên quan ......................................................... 31

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu........................................... 33
3.1.

Đặc điểm công ty xăng dầu khu vực i – chi nhánh bắc ninh ........................... 33

iii

download by :


3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển .................................................................... 33

3.1.2.

Bộ máy tổ chức và quản lý ............................................................................. 36

3.1.3.

Tình hình lao động ......................................................................................... 38

3.1.4.

Tình hình vốn và tài sản ................................................................................. 41

3.1.5.


Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................................... 44

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 46

3.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 46

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 49

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 49

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu ................................................... 50

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 53
4.1.

Thực trạng năng lực canh tranh của công ty xăng dầu khu vực i – chi nhánh bắc
ninh giai đoạn 2015-2017 .............................................................................. 53

4.1.1.


Năng lực tài chính.......................................................................................... 53

4.1.2.

Nguồn nhân lực và quản trị nhân lực.............................................................. 54

4.1.3.

Công nghệ và hệ thống thông tin .................................................................... 58

4.1.4.

Năng lực marketing ....................................................................................... 59

4.1.5.

Thương hiệu, hình ảnh của petrolimex và cơng ty xăng dầu khu vực i – chi
nhánh bắc ninh............................................................................................... 63

4.1.6.

Thị phần của chi nhánh .................................................................................. 65

4.1.7.

Đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của petrolimex bắc ninh so
với các đối thủ cạnh tranh .............................................................................. 66

4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i
– chi nhánh bắc ninh ...................................................................................... 68

4.2.1.

Yếu tố chủ quan ............................................................................................. 68

4.2.2.

Các yếu tố khách quan ................................................................................... 73

4.3.

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty xăng dầu khu vực i
– chi nhánh bắc ninh những năm tới............................................................... 77

4.3.1.

Cơ sở khoa học .............................................................................................. 77

4.3.2.

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty xăng dầu khu vực i
– chi nhánh bắc ninh những năm tới............................................................... 85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 98

iv

download by :



5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 98

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 98

5.2.1.

Kiến nghị với nhà nước.................................................................................. 98

5.2.2.

Kiến nghị với tập đoàn xăng dầu việt nam ..................................................... 99

Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................................... 101
Phụ lục 1. Phiếu điều tra doanh nghiệp ...................................................................... 103
Phụ lục 2. Phiếu điều tra khách hàng ......................................................................... 108
Phụ lục 3. Hệ thống cửa hàng của petrolimex bắc ninh .............................................. 110

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa Tiếng Việt

AFTA

ASEAN Free Trade Area (Khu vự thương mại tự do ASEAN)

BB

Bán buôn

BL

Bán lẻ

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CHXD

Cửa hàng xăng dầu

CPI

Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng)

PETEC

Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư PETEC


VINAPCO

Công ty xăng dầu hàng không

DMN

Dầu mỡ nhờn

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GNP

Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc gia)

HHK

Hàng hóa khác

PG BANK

Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex

PCCC


Phòng cháy chữa cháy

SXKD

Sản xuất kinh doanh

PETROLIMEX

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

PV OIL

Tổng công ty dầu Việt Nam

MIPECO

Tổng công ty xăng dầu Quân đội

TĐL

Tổng đại lý

TMCP

Thương mại cổ phần

TNNQBL

Thương nhân nhận quyền bán lẻ


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WTO

World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình lao động của Cơng ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh
năm 2017……………………………………………………………….…..42
Bảng 3.2. Tài sản và nguồn vốn của Công ty xăng dầu khu vực – Chi nhánh Bắc Ninh
giai đoạn 2015-2017 .................................................................................. 42
Bảng 3.3. Sản lượng xăng dầu xuất bán giai đoạn 2015-2017 .................................... 44
Bảng 3.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực I Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 ................................................. 45
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu tài chính của Cơng ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc
Ninh giai đoạn 2015-2017 ....................................................................... 546
Bảng 4.2. So Sánh các chỉ tiêu tài chính của Cơng ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh
Bắc Ninh với các đối thủ cạnh tranh năm 2017 .......................................... 54
Bảng 4.3. Trình độ học vấn của CBCNV Petrolimex Bắc Ninh, Công ty TNHH
MTV Hải Linh, Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương năm 2017 ........... 60
Bảng 4.4. Đánh giá năng lực, trình độ, kinh nghiệm của Petrolimex Bắc Ninh và các
đối thủ ....................................................................................................... 61
Bảng 4.5. So sánh cơ sở hạ tầng công nghệ - thiết bị của các Công ty........................ 60

Bảng 4.6. So sánh về chất lượng và số lượng sản phẩm của các Công ty ................... 61
Bảng 4.7. So sánh về giá bán của các Công ty ........................................................... 62
Bảng 4.8. So sánh về hệ thống phân phối của các Công ty ......................................... 63
Bảng 4.9. So sánh về xúc tiến bán hàng của các Công ty ........................................... 66
Bảng 4.10. Thị phần của Công ty xăng dầu khu vực I – Chinhánh Bắc Ninh so với toàn
ngành giai đoạn 2015-2017 ....................................................................... 65
Bảng 4.11. Thị phần của các Công ty xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................ 669
Bảng 4.12. Sản lượng tiêu thụ của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh
và các đối thủ cạnh tranh ........................................................................... 70
Bảng 4.13. Đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của Petrolimex Bắc Ninh
so với các đối thủ cạnh tranh ..................................................................... 71
Bảng 4.14. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025................. 79
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu tài chính của Chi Nhánh đến năm 2020 ............................. 82

vii

download by :


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter......................................... 213
Hình 3.1. Mơ hình tổ chức Cơng ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh ............ 40
Hình 3.2. Đầu mối phân phối xăng dầu và thị phần của Petrolimex.............................. 50

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Bá Xung Thiên
Tên Luận văn: Năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh
Bắc Ninh
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 80340102

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty
xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh cho đơn vị nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp thu thập số liệu thứ cấp,
sơ cấp. Tác giả đã nghiên cứu số liệu của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc
Ninh do các phịng ban cung cấp cũng như các thơng tin trên internet, báo, tạp chí có
liên quan đến đề tài. Thông tin sơ cấp được thu thập trong luận văn thông qua việc lựa
chọn và tiến hành điều tra về quy mơ kinh doanh, tình hình kinh doanh và kết quả kinh
doanh của Chi nhánh và đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, tác giả cũng đã điều tra về đánh
giá của khách về các tiêu chí chất lượng sản phẩm và các dịch vụ khách hàng của Chi
nhánh và đối thủ cạnh tranh.
Ngoài phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, các phương pháp như
thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia thì hệ thống các chỉ tiêu
nghiên cứu cũng được áp dụng trong luận văn.
Kết quả chính và kết luận
Đề tài trước tiên góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh,
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Luận văn cũng đã phân tích năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp, các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng
như các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh
doanh xăng dầu.

Bằng các phương pháp thu thập và xử lý thông tin phù hợp tiến hành phân tích,
đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của Cơng ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh
Bắc Ninh thơng qua các nội dung: Năng lực tài chính; nguồn nhân lực và quản trị nhân
lực; công nghệ và hệ thống thông tin; năng lực marketing; thương hiệu; thị phần. Ngồi
ra, tác giả đã phân tích những yếu tố chủ quan làm ảnh hưởng đến đến năng lực cạnh

ix

download by :


tranh của Chi nhánh (đặc thù của ngành xăng dầu, khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm
thay thế, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn) và các yếu tố bên ngoài như kinh tế, chính trị-pháp
luật, văn hóa-xã hội, điều kiện tự nhiên, khoa học-công nghệ. Bên cạnh những kết quả
đạt được thì Chi nhánh cịn những tồn tại hạn chế và tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của
những tồn tại hạn chế đó. Đây là cơ sở rất quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp và
kiến nghị phù hợp, có tính khả thi cao.
Từ những nghiên cứu và đánh giá trên tác giả đã đưa ra 7 nhóm giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc
Ninh. Các nhóm giải pháp đó là: (1) Giải pháp Đầu tư, nâng cấp công nghệ - hạ tầng kỹ
thuật (2) Giải pháp tăng cường quản lý chất lượng, số lượng và tiết kiệm chi phí (3) Giải
pháp thực hiện chính sách giá hợp lý, linh hoạt trong thanh toán (4) Giải pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ CBCNV (5) Giải pháp hồn thiện cơng tác thị trường (6) Giải pháp
xây dựng văn hóa doanh nghiệp (7) Giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng và quản lý
thương hiệu.

x

download by :



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Ba Xung Thien
Thesis tittle: Competititiveness of petroleum company region I - Bac Ninh Branch
Major: Business Administration

Code: 80340102

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
To study the theoretical issues and competitiveness situation of
Competititiveness of petroleum company region I - Bac Ninh Branch, in order to
propose some solutions to improve the competitiveness of the company.
Research Methods
The Thesis is stadied through the primary and secondary data collection
methods. The author has studied the data of the Petroleum Company region I - Bac
Ninh Branch by the departments as well as information on the internet, newspapers,
magazines related to the topic. Primary data are also collected in the thesis by selecting
and investigating the business scale, business situation and some buniness results of the
company and its competitors. Besides, they are also collected by investigating the
evaluation of product quality and customer service of petroleum company region I - Bac
Ninh Branch and its competitors from customers.
In addition to the secondary and primary data collection methods, some
methods such as descriptive statistical method, comparative method, expert mothod and
the system of research indicators are also applied in the thesis.
Main findings and conclusions
Firstly, the thesis contribites to the systematization of theoretical and
pratical issues on competition and competitiveness of enterprises. The thesis also
analyzes the competitiveness of enterprises, the criteria reflecting the
competitiveness of enterprises as well as some external factors affecting to the

competitiveness of petroleum trading enterprises.
By methods of collecting and evaluating the information suitable for
analyzing, realstic asesssment the competitiveness of petroleum company region I - Bac
Ninh Branch through the following contents: Financial capacity; human resources and
human resource management; technology and information systems; marketing capacity;
brand; the market share. In addition, the author has analyzed the factors affecting
subjective to the competitiveness of Company (particularity of petroleumtrading;
customers; suppliers; alternative products, potential competitors) and other external

xi

download by :


factors such as economics, political-legal, socio-cultural, natural conditions, sciencetechnology. Besides the results achieved, Petroleum Company region I - Bac Ninh
Branch still exists and the author has indicated the cause of the existence of that
restriction. This is a very important to basis for the author propose solutions and
recommendations appropriate and feasible.
From the research and evaluation over, the author gives 7 basic solutions to
improve the competitiveness of Petroleum Company region I - Bac Ninh Branch. They
are: (1) Investment, upgrade technology-technical infrastructure (2) Management of
quality, quantity and cost savings (3) Reasonable price policy fulfillment, flexibility in
payment (4) Improving the quality of staff and workers (5) Improving the market policy
(6) Construction of enterprise culture (7) Branding.

xii

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế,
cạnh tranh không những được thừa nhận là mơi trường, động lực của sự phát
triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động, tăng
hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng, mà còn được xem là yếu tố quan trọng
làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội khi nhà nước đảm bảo sự bình đẳng trước
pháp luật cho các chủ thể kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế. Điều này vừa tạo
ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe dọa sự
phát triển của các doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động
và có tính tồn cầu như hiện nay, nếu bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề
quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là phải tạo được cho
mình một vị thế chắc chắn, ổn định trên thị trường và giành được lợi thế so với
đối thủ cạnh tranh.
Như chúng ta đã biết, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu của thị trường, hình
thành và phát triển như thị trường các hàng hóa khác. Các quan hệ cung cầu và
giá cả là yếu tố quyết định thị trường xăng dầu. Là một trong những yếu tố đầu
vào của quá trình sản xuất và là năng lượng để phục vụ dân sinh, quốc phòng và
an ninh, xăng dầu có một vai trị đặc biệt do được coi là một loại năng lượng
quan trọng chưa thể thay thế được. Do tính chất đặc biệt của hàng hóa xăng dầu,
các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng đều có chính sách, qui hoạch,
chiến lược về sản xuất tiêu thụ và dự trữ xăng dầu nhằm ổn định sản xuất và tiêu
thụ, chống lại các cơn sốt xăng dầu của thế giới. Do vậy đặt ra vấn đề làm thế
nào để ổn định được giá xăng dầu phục vụ cho sản xuất từ đó sẽ đảm bảo ổn
định nền kinh tế. Nhà nước cũng phải làm cách nào để có những chính sách quản
lý, điều chỉnh, can thiệp, hỗ trợ đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, đặc biệt
đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Nhà nước.
Công ty xăng dầu khu vực I (Petrolimex Hà Nội) là Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước, trực thuộc Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam (Petrolimex), với bề dày hơn 60 năm trong lĩnh vực kinh doanh xăng

dầu. Công ty xăng dầu khu vực I gồm có 4 đơn vị thành viên là Xí nghiệp bán lẻ
xăng dầu Hà Nội, Tổng kho xăng dầu Đức Giang, Chi nhánh xăng dầu Bắc Ninh

1

download by :


(Petrolimex Bắc Ninh), Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc (Petrolimex Vĩnh Phúc).
Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh Nhận thức rõ “ Xăng dầu là
mạch máu quốc gia”, không chỉ coi kinh doanh xăng dầu vì mục đích lợi nhuận
mà cịn là nhiệm vụ chính trị đối với đất nước. Công ty xăng dầu khu vực I – Chi
nhánh Bắc Ninh xác định phải đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu với chất lượng tốt
nhất, giá cả cạnh tranh cho nền kinh tế trong mọi hoàn cảnh trên địa bàn Bắc Ninh
và các vùng lân cận. Những năm gần đây cùng với sự thay đổi trong cơ chế kinh
doanh xăng dầu của Chính phủ, cơ chế kinh doanh xăng dầu chuyển sang cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trải qua quá trình hơn 20 năm xây dựng và
phát triển, Petrolimex Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng điều
đó vẫn chưa thực sự đảm bảo năng lực để cạnh tranh lâu dài. Bên cạnh đó, với sự
xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tham gia vào thị
trường làm cho thị trường này ngày càng sôi động và cạnh tranh khốc liệt, làm cho
Petrolimex Bắc Ninh đối mặt với nhiều thách thức hơn. Những thách thức đó là
Petrolimex Bắc Ninh phải làm sao để tạo ra được năng lực cạnh tranh mạnh hơn so
với các đối thủ? Làm sao để có tính chun nghiệp và khác biệt hơn? làm sao để
có một vị thế đặc biệt trên thị trường để thu hút và tạo dựng niềm tin, sự trung
thành của khách hàng, đem đến sự phát triển bền vững, lâu dài?
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, đề tài “Năng lực cạnh tranh của Công
ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh” được thực hiện nhằm đưa ra các
định hướng phát triển, giải pháp thực hiện mang tính khả thi, giúp Đơn vị đạt
được những mục tiêu dài hạn trong giai đoạn sắp tới.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh những năm gần đây.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố những cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến
năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao
năng lực canh tranh của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh
những năm gần đây.

2

download by :


- Định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công
ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến năng lực cạnh
tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là công ty xăng dầu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp.
+ Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi
nhánh Bắc Ninh.
+ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu khu vực I
- Chi nhánh Bắc Ninh những năm tới.

- Phạm vi không gian nghiên cứu
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi
nhánh Bắc Ninh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu
+ Các số liệu sử dụng để phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu được thu
thập trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017, số liệu điều tra tháng 12/2017. Các
số liệu mang tính xu hướng, dự báo được phân tích, đánh giá đến năm 2025.
+ Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của của Công ty xăng dầu
khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh áp dụng cho giai
đoạn từ năm 2018 đến năm 2022.
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Cạnh tranh
2.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Nước ta đang trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế với khu vực và thế
giới. Chúng ta sẽ phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường
trong nước và quốc tế, mặt khác phải duy trì phát triển ổn định, bền vững. Trước
yêu cầu phát triển kinh tế với nhịp độ cao và bền vững của quá trình chủ động
hội nhập, đã đến lúc các doanh nghiệp trong nước phải sẵn sàng đối mặt với cạnh
tranh của các đối thủ.
Học thuyết kinh tế cho rằng, cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền
kinh tế thị trường, nơi cung – cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản tạo

nên cơ chế hoạt động thị trường. Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội
phức tạp và do cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều quan niệm khác nhau về
cạnh tranh, đặc biệt là phạm vi của thuật ngữ.
- Theo Karl Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các
nhà Tư bản giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch”[12, tr.63].
- Theo P.A Samuelson và W.D. Nordhaus là hai nhà kinh tế học Mỹ trong
cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12), nêu: Cạnh tranh (Competition) là sự kình
địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường.
- Theo cuốn “các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và
kiểm soát độc quyền kinh doanh”, “cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua
giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng
nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường để đạt được mục tiêu kinh doanh
cụ thể”.
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là
hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân,
các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu,
nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất" [21, tr.58].

4

download by :


- Theo nhà kinh tế học người Mỹ Michael Porter: “Cạnh tranh là sự tranh
đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật thị trường hoặc khách hàng”
[17, tr.110].
Có thể định nghĩa: cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh
tế nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ,
tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu

được nhiều lợi ích nhất cho mình. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận,
là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có.
Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành
theo chiều hướng cải thiện dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, là
năng lực phát triển của kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh
tranh, các tín hiệu giá cả, lợi nhuận tạo ra sự kích thích để các doanh nghiệp
chuyển nguồn lực từ nơi tạo ra giá trị thấp hơn sang nơi tạo ra giá trị cao hơn.
Xét rộng hơn thì trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh, khơng
có cạnh tranh sẽ khơng có sinh tồn và phát triển. Cạnh tranh sẽ tạo ra sản phẩm
tốt hơn và có lợi cho người tiêu dùng. Đó là quy luật tồn tại của mn lồi. Trong
kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa/dịch vụ bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kỹ thuật, kinh tế,
chính trị, quân sự, tâm lý xã hội. Biện pháp kỹ thuật là áp dụng công nghệ hiện
đại, máy móc thiết bị tiên tiến, cơng nhân có trình độ lành nghề cao; biện pháp
kinh tế như trợ cấp tài chính, bảo hộ, cho vay ưu đãi, bán phá giá, v.v…; biện
pháp chính trị - kinh tế là dùng áp lực chính trị để buộc đối phương phải nhượng
bộ một hoặc một số điều kiện thương mại nào đó có lợi cho mình; biện pháp
qn sự là một số nước lớn gây chiến tranh cục bộ, thậm chí chiến tranh thế giới,
để gây ảnh hưởng và chiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hố vì nó xuất
phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách
biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu
dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần
nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt,
khoa học kỹ thuật phát triển... nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn
mức hao phí lao động xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi. Cạnh tranh buộc
những nhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, tổ chức quản lý để tăng năng suất lao

5


download by :


động, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, giảm giá thành, đáp ứng được nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng.
Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế
thị trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng
hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất. Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận
chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp
nhận và lòng trung thành của khách hàng. Trong cơ chế thị trường các doanh
nghiệp được chủ động đưa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương
thức sản xuất, phân phối và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ, cũng do vậy
mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên quyết liệt hơn.
Cạnh tranh trong kinh tế có thể chia ra 3 cấp độ khác khác nhau: cạnh
tranh giữa các quốc gia, địa phương và vùng lãnh thổ; cạnh tranh giữa các ngành
và cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp trong cùng một ngành.
- Cạnh tranh giữa các quốc gia, địa phương và vùng lãnh thổ: Một nền
kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng
lực cạnh tranh, ngược lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có năng lực cạnh
tranh, môi trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh
tế vĩ mơ phải rõ ràng, có thể dự báo được, nền kinh tế phải ổn định; bộ máy nhà
nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả, có tính chun nghiệp. Mặt khác,
tính năng động, nhạy bén trong quản lý doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan
trọng, vì trong cùng một mơi trường kinh doanh có doanh nghiệp rất thành cơng
trong khi doanh nghiệp khác lại thất bại. Tương tự như năng lực cạnh tranh cấp
quốc gia, cạnh tranh cấp địa phương hoặc vùng lãnh thổ ở mức độ hẹp hơn và
năng lực cạnh tranh của nó chịu ảnh hưởng gián tiếp từ năng lực cạnh tranh quốc
gia. Năng lực cạnh tranh của địa phương được hiểu là năng lực của một khu vực
kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định

kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hay
đồng minh các doanh nghiệp giữa các ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy
lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các doanh nghiệp luôn say
mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận
sang ngành nhiều lợi nhuận.
- Cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp trong một ngành: Là sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc

6

download by :


dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp thơn tính nhau.
Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên
thị trường; những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí
bị phá sản.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.1.1.2. Vai trò và chức năng của cạnh tranh
 Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh là động lực của sự phát triển và có vai trị tích cực đối với một
nền kinh tế. Cạnh tranh có thể đưa đến lợi ích cho bên này và thiệt hại cho bên
kia, song xét dưới góc độ tồn xã hội, cạnh tranh ln có tác động tích cực. Cạnh
tranh trong thương mại khơng phải là diệt trừ đối thủ của mình, mà chính là
mang lại cho khách hàng những giá trị cao hơn hoặc mới lạ, để khách hàng lựa
chọn và chính sự lựa chọn của khách hàng dẫn đến khó khăn cho đối thủ cạnh
tranh. Cạnh tranh là những hoạt động khơng mang tính thời điểm mà là cả một
quá trình tiếp diễn ganh đua không ngừng của các các doanh nghiệp để lôi kéo
khách hàng, phục vụ tốt nhất cho khách hàng, đồng nghĩa với việc khách hàng

luôn nhận được những giá trị gia tăng. Doanh nghiệp nào thỏa mãn, hài lòng với
vị thế đang có trên thương trường sẽ lạc hậu và dễ dàng bị đào thải bởi cuộc cạnh
tranh khốc liệt trong một thị trường hội nhập có nhiều biến động.
Cạnh tranh thúc đẩy tiến bộ kinh tế
- Cạnh tranh là môi trường, động lực thúc đẩy sự phát triển của các thành
phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
- Cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, nâng
cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.
- Cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp sử dụng tối ưu các nguồn lực khan hiếm
của xã hội.
Như vậy, cạnh tranh có vai trị thúc đẩy nền kinh tế, kích thích các doanh
nghiệp sử dụng tối đa các nguồn lực góp phần phân bổ nguồn lực có hiệu quả
nhất và hạn chế những méo mó của thị trường, góp phần phân phối lại thu nhập
một cách có hiệu quả, nâng cao các phúc lợi xã hội.
Cạnh tranh nuôi dưỡng doanh nghiệp giỏi, doanh nghiệp kinh tế trụ cột
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường,
cạnh tranh có những vai trị sau:

7

download by :


- Cạnh tranh được coi như là cái “sàng” để chọn lọc hoặc đào thải những
doanh nghiệp; cạnh tranh liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp có vai trị cực kỳ to lớn.
- Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; cạnh tranh
tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm
mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu
từ việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó ra các
quyết định sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp phải nâng cao các hoạt động dịch vụ cũng như tăng cường công tác quảng
cáo, khuyến mãi, bảo hành...
- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng
cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng.
Muốn vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật
mới vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường cơng tác quản lý, nâng cao
trình độ tay nghề của cơng nhân... từ đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát
triển hơn. Cạnh tranh buộc doanh nghiệp không ngừng cải tiến, đổi mới công
nghệ, phương thức sản xuất, đổi mới cách quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hạ
giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận…
- Cạnh tranh đem lại cho các doanh nghiệp vị thế, danh tiếng thơng qua
những gì họ thể hiện được trong quá trình cạnh tranh.
Cạnh tranh thúc đẩy văn minh thương mại và tiêu dùng xã hội
- Sự hấp dẫn của lợi nhuận buộc các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến
cải tiến, nâng cao công nghệ, trang thiết bị sản xuất và phương thức quản lý
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và trên cơ sở đó hạ giá bán của
sản phẩm, tăng lợi ích cho người tiêu dùng.
- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phản ứng phù hợp với mong muốn thay
đổi của người tiêu dùng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng hàng hóa và dịch vụ,
thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tốt hơn của các doanh nghiệp đến người tiêu
dùng, điều đó tác động tích cực đến phân phối thu nhập, hạn chế hành vi bóc lột
trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập khơng tương ứng với
năng suất lao động, đây là động lực thúc đẩy đổi mới chính sách xã hội.

8

download by :



- Thông qua cạnh tranh, các doanh nghiệp phát hiện lợi thế so sánh, thấy được
điểm yếu kém để hoàn thiện và xây dựng các chiến lược kinh doanh mới, tạo ra sự
lựa chọn rộng rãi hơn, đảm bảo cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
Với những vai trò trên, cạnh tranh trở thành yếu tố điều tiết thị trường, quan
hệ cung cầu và làm lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội.
 Chức năng của cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trị quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và
trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp
phần vào sự phát triển kinh tế.
Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt
hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải
tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào
trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản
xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh
tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản
xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi
phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, cơng nghệ trong đó cao hơn... để
đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.
Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều doanh nghiệp
cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng
có chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá
trị tối ưu đối với những đồng tiền mồ hôi công sức của họ.
Ngồi mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở
cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm
pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại,...) hoặc những hành vi cạnh
tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.
Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng

thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích
hơn cho mọi người và cho cộng đồng, xã hội.
2.1.1.3. Phân loại cạnh tranh
Tùy theo cách thức tiếp cận khác nhau, có thể phân chia các loại cạnh tranh
kinh tế khác nhau:

9

download by :


 Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh trên thị trường
- Cạnh tranh tự do hay cạnh tranh hồn hảo
Là loại hình cạnh tranh mà trên thị trường có vơ số người bán, người mua
độc lập với nhau, trong đó mỗi người bán và người mua đều không đủ lớn để tác
động đến giá cả của thị trường, mỗi chủ thể tham gia hoặc rút khỏi thị trường đều
không ảnh hưởng đến thị trường; sản phẩm đồng nhất; thông tin đầy đủ, cả người
bán và người mua để hiểu biết về sản phẩm và trao đổi sản phẩm; khơng có rào
cản trong việc tham gia hoặc rút khỏi thị trường.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp là người chấp nhận giá,
mọi sản phẩm đều có thể bán hết với mức giá hiện hành trên thị trường, giá cả là
do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Vì vậy, doanh nghiệp khơng thể
bán được sản phẩm ở mức giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
- Cạnh tranh độc quyền
Đây là hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị trường mà ở đó doanh nghiệp
nào có đủ sức mạnh có thể chi phối được thị trường thơng qua các hình thức
quảng cáo, khuyến mại, các dịch vụ trong và sau khi bán hàng…Trong thị trường
này khơng có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định
giá. Họ có thể định giá cao hơn hoặc thấp hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng
của sản phẩm, nhằm mục đích cuối cùng là thu được lợi nhuận tối đa. Trên thị

trường cạnh tranh độc quyền phần lớn các sản phẩm là không đồng nhất với
nhau, mỗi loại sản phẩm mang nhãn hiệu và đặc tính khác nhau dù xem xét chất
lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể nhưng mức giá mặc
định cao hơn rất nhiều. Cạnh tranh độc quyền có hai loại:
+ Độc quyền nhóm: Xảy ra khi trong ngành có rất ít nhà sản xuất, bởi vì các
ngành này địi hỏi vốn lớn, rào cản gia nhập ngành khó. Ví dụ: ngành công
nghiệp sản xuất ôtô, máy bay.
+ Độc quyền tuyệt đối: Xảy ra khi trên thị trường tồn tại duy nhất một nhà
sản xuất và giá cả, số lượng sản xuất ra hoàn toàn do nhà sản xuất này quyết
định. Ví dụ: Điện, nước ở Việt Nam do nhà nước cung cấp.
 Căn cứ theo các chủ thể tham gia cạnh tranh
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: là cuộc cạnh tranh diễn ra
theo quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình.
Người bán muốn bán với giá cao nhất có thể, cịn người mua muốn mua với giá

10

download by :


rẻ nhất những chất lượng vẫn không thay đổi. Tuy vậy, mức giá vẫn là sự thoả
thuận mang lại lợi ích cho cả hai bên.
- Cạnh tranh giữa người mua và người mua: là cuộc cạnh tranh trên cơ sở
quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu. Hàng hoá trên thị
trường khan hiếm, để đạt được nhu cầu mong muốn người mua sẽ sẵn sàng mua với
mức giá cao hơn, do vậy mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn giữa những
người mua, kết quả là giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, những người bán sẽ thu được lợi
nhuận lớn trong khi những người mua bị thiệt thòi cả về giá và chất lượng.
- Cạnh tranh giữa người bán và người bán: đây là cuộc cạnh tranh gay go
và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường sức cung lớn hơn cầu rất

nhiều, khách hàng được coi là thượng đế của người bán, là nhân tố có vai trò
quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, các
doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừ nhau để giành giật những ưu thế và lợi
thế cho mình. Điều này dẫn đến giá cả giảm xuống và có lợi cho thị trường, mặt
khác những doanh nghiệp không chịu được sức ép cạnh tranh sẽ phải bỏ thị
trường, nhường thị phần của mình cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh giữa người bán với nhau luôn
tồn tại cạnh tranh về giá; cạnh tranh về chất lượng sản phẩm; cạnh tranh về
thương hiệu; cạnh tranh về dịch vụ trước, trong và sau bán hàng…
 Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hố nhằm mục đích
tiêu thụ hàng hố có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch bằng các biện pháp cải
tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất làm cho giá trị
hàng hố cá biệt do doanh nghiệp sản xuất ra nhỏ hơn giá trị xã hội. Kết quả cuộc
cạnh tranh này làm cho kỹ thuật sản xuất phát triển hơn.
- Cạnh tranh giữa các ngành: là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn, để
giành được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này xuất hiện sự phân bổ vốn đầu
tư một cách tự nhiên giữa các ngành khác nhau, kết quả hình thành tỷ suất lợi
nhuận bình quân.
 Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh

11

download by :


- Cạnh tranh lành mạnh: là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn
mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thướng diễn ra sịng phẳng, cơng bằng

và công khai.
- Cạnh tranh không lành mạnh: là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp,
trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như xăng dầu nhập lậu giá rẻ, xăng
dầu kém chất lượng...).
 Căn cứ theo tính chất thị trường
- Cạnh tranh doanh nghiệp: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bán sản
phẩm cùng loại, cùng phẩm chất, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế, lợi
thế mục tiêu xác định.
- Cạnh tranh sản phẩm: thể hiện những lợi thế của sản phẩm so với đối
thủ cạnh tranh.Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản
phẩm cụ thể trên thị trường. Các chỉ tiêu đánh giá cụ thể năng lực cạnh tranh của
sản phẩm bao gồm các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính.
+ Các chỉ tiêu định lượng bao gồm những chỉ tiêu cơ bản: 1- Thị phần của
sản phẩm trên thị trường trong từng năm so với đối thủ cạnh tranh, có thể tính thị
phần khi so với tồn bộ thị trường, so với phân đoạn (phân khúc) thị trường mà
DN lựa chọn, so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất; 2- Mức sản lượng, doanh thu
tiêu thụ của mặt hàng đó trong từng năm so với đối thủ cạnh tranh; 3- Mức chênh
lệch về giá của mặt hàng so với đối thủ cạnh tranh.
+ Các chỉ tiêu định tính bao gồm những chỉ tiêu cơ bản: 1- Mức chênh lệch
về chất lượng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh; 2- Mức độ hấp dẫn của sản
phẩm về mẫu mã, kiểu cách so với các đối thủ cạnh tranh; 3- Ấn tượng về hình
ảnh nhãn hiệu hàng hóa của nhà sản xuất ra mặt hàng đó so với hàng hóa cùng
loại của các đối thủ cạnh tranh.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào nghiên cứu cạnh tranh
của doanh nghiệp.
2.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm
Năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1980.
Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh
nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả

thấp hơn đối thủ khác trong nước và quốc tế. Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa

12

download by :


×