Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.3 KB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ PHƯƠNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT
BẮC NINH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340101

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

download by :


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

2

download by :


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…… tháng…… năm……
Tác giả luận văn

Lê Thị Phương

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán & QTKD – Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp hoàn thành luận, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đến TS. Nguyễn Quốc Chỉnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trường trung cấp
Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày…… tháng…… năm……
Tác giả luận văn

Lê Thị Phương

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ .........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ............................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo........................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................... 4

2.1.1.

Cơ sở lý luận về đào tạo .................................................................................. 4

2.1.2.

Chất lượng đào tạo .......................................................................................... 7


2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ................................................. 9

2.1.4.

Đánh giá chất lượng đào tạo .......................................................................... 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 14

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các nước trên
thế giới ......................................................................................................... 14

2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo ở Việt Nam .................................. 17

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo rút ra cho trường
Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh ......................................................... 20

2.3.

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan .................................................... 20


iii

download by :


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu........................................... 22
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 22

3.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của trường................................................... 22

3.1.2.

Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 22

3.1.3.

Cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................................................. 28

3.1.4.

Kết quả đào tạo đạt được của nhà trường....................................................... 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30


3.2.1.

Phương pháp thu thập ................................................................................... 30

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 31

3.2.3.

Phương pháp phân tích .................................................................................. 31

3.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 31

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 33
4.1.

Thực trạng công tác đào tạo của trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật
Bắc Ninh ....................................................................................................... 33

4.1.1.

Các ngành nghề đào tạo ................................................................................ 33

4.1.2.

Số học sinh ................................................................................................... 33


4.2.

Thực trạng chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật
Bắc Ninh. ...................................................................................................... 35

4.2.1.

Thực trạng chất lượng đào tạo theo đánh giá của cơ sở đào tạo ..................... 35

4.2.2.

Thực trạng chất lượng đào tạo theo đánh giá của cơ sở ngoài ........................ 51

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ............................................... 54

4.3.1.

Chất lượng đội ngũ giáo viên ........................................................................ 54

4.3.2.

Nội dung, chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo ..................................... 59

4.3.3.

Cơ sở vật chất của nhà trường ....................................................................... 66


4.3.4.

Công tác quản lý tổ chức đào tạo và quản lý HSSV ....................................... 69

4.4.

Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Ninh giai đoạN 2018 - 2025...................................................... 71

4.4.1.

Cơ sở khoa học ............................................................................................. 71

4.4.2.

Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp nghề
Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh .......................................................................... 73

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 86
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 86

iv

download by :


5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 87


5.2.1.

Đối với Nhà nước ......................................................................................... 87

5.2.2.

Đối với Bộ LĐTB&XH................................................................................. 87

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 89
Phụ lục ..................................................................................................................... 91

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASEAN

Hiệp hội các nước Đơng Nam Á

CBGV

Cán bộ giáo viên


CBMA

Chế biến món ăn

CNH

Cơng nghiệp hóa

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CNVC

Cơng nhân viên chức

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐCS

Đảng cộng sản

DN

Doanh nghiệp

DNLDNT


Dạy nghề lao động nông thôn

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

GTVL & SXDV

Giới thiệu việc làm và sản xuất dịch vụ

GV

Giáo viên

HĐH

Hiện đại hóa

HSSV

Học sinh sinh viên

KT – XH

Kinh tế - Xã hội


KTX

Ký túc xá

LĐLĐ

Liên đoàn lao động

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

SCN

Sơ cấp nghề

SL

Số lượng

SV

Sinh viên

TC KT – KT BN

Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh

TCN


Trung cấp nghề

THCS

Trung học cơ sở

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTDN

Trung tâm dạy nghề

TTP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Danh mục các hạng mục CSVC tại trụ sở chính Trường TC KT - KT
Bắc Ninh ................................................................................................... 29
Bảng 3.2. Danh mục các hạng mục CSVC tại trung tâm giới thiệu việc làm và
sản xuất dịch vụ của Trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh .................... 30
Bảng 4.1. Quy mô đào tạo của trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh giai đoạn
2015 – 2017 ............................................................................................... 34

Bảng 4.2. Chất lượng đầu vào của HSSV nhà trường trong 3 năm gần đây ................ 35
Bảng 4.3. Kết quả đào tạo hệ trung cấp nghề 2014 – 2017 ........................................ 36
Bảng 4.4. Kết quả học tập của sinh viên các ngành .................................................... 38
Bảng 4.5. Kết quả rèn luyện hệ Trung cấp của Trường 2014 – 2017 ......................... 39
Bảng 4.6. Kết quả tham gia và dự thi học sinh giỏi .................................................... 40
Bảng 4.7. Kết quả thi tốt nghiệp của Trường 2015 – 2017......................................... 40
Bảng 4.8. Bảng tổng hợp việc làm của HSSV đã tốt nghiệp năm 2017 ....................... 41
Bảng 4.9. Thời gian tìm được việc làm và mức thu nhập của cựu HSSV
năm 2017 ................................................................................................... 42
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ giáo viên về chương trình đào tạo năm 2017.............. 44
Bảng 4.11. Đánh giá công tác biên soạn giáo trình mới năm 2017 ............................... 45
Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ giáo viên về việc điều chỉnh giáo trình mơn học,
tài liệu và mơ hình thiết bị dạy học ............................................................ 45
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả điều tra CBQL về công tác đào tạo của Trường
năm 2017 ................................................................................................... 46
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả điều tra CBGV về đào tạo của Trường năm 2017 ........... 46
Bảng 4.15. Kết quả đánh giá của HSSV về chương trình đào tạo của Trường .............. 47
Bảng 4.16. Chất lượng giảng viên của Trường TC KT – KT BN ................................. 48
Bảng 4.17. Đánh giá của HSSV về nội dung giáo trình mơn học.................................. 49
Bảng 4.18. Kết quả khảo sát của HSSV về hình thức thi và kiểm tra năm 2017 ........... 49
Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả điều tra HSSV ............................................................... 50
Bảng 4.20. Kết quả đánh giá của DN nhận HSSV của trường làm việc năm 2017 ........ 52
Bảng 4.21. Bảng đánh giá chất lượng đào tạo của Trường của cựu HSSV.................... 53
Bảng 4.22. Trình độ CBGV Trường TC KT – KT Bắc Ninh ........................................ 54
Bảng 4.23. Cơ cấu CBGV theo độ tuổi Trường TC KT – KT BN ................................ 56
Bảng 4.24. Những thành tích đạt được của giáo viên ................................................... 58
Bảng 4.25. Thực trạng ký túc xá Trường TC KT – KT Bắc Ninh năm 2017 ................. 68

vii


download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh ..............................23

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thị Phương
Tên Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật
Bắc Ninh.
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Mã số: 8340101

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Ninh trong thời gian qua, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo của trường trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Những số liệu này chủ yếu được thu thập từ các
sách, niên giám thống kê qua các năm, các tạp chí, các nghiên cứu từ trước, các thông
tin trên mạng internet, các báo cáo kết quả đào tạo, báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết
của Nhà trường…
+ Thu thập số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phiếu điều tra về chất lượng

đào tạo nghề của Nhà trường với các đối tượng sau: các cán bộ và giáo viên đang cơng
tác tại Trường; học sinh sinh viên trình độ trung cấp đang học tập và đã tốt nghiệp tại
trường, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đang trực tiếp sử dụng lao động là học sinh tốt
nghiệp của Nhà trường.
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp xử lý thông tin theo cách:
phân tổ, thống kê. Công cụ hỗ trợ: Phần mềm Excel.
- Phương pháp phân tích
+ Phương pháp thống kê mơ tả: Mơ tả q trình hình thành và phát triển của nhà
trường, bộ máy tổ chức quản ý, quá trình dạy và học, thực trạng chất lượng đào tạo…
Số liệu sử dụng trong miêu tả là các số tuyết đối, số tương đối…
+ Phương pháp so sánh: Nhằm so sánh chất lượng đầu vào của sinh viên, kết
quả học tập, rèn luyện, kết quả tốt nghiệp, số lượng sinh viên có việc làm, trình độ của
CBCNV…qua các năm để thấy được thực trạng chất lượng đào tạo của Nhà trường.
+ Phương pháp chuyên gia: Nhằm xin ý kiến các chun gia có chun mơn
sâu về các nội dung có liên quan đến chất lượng đào tạo và nâng cao chất lượng đào
tạo, từ đó có những định hướng đúng đắn về các biện pháp thực tế cho Nhà trường.

ix

download by :


Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong ba năm học từ 2014 đến 2017 nhà trường đã có
được những ưu điểm trong cơng tác đào tạo như: quy mơ đào tạo có xu hướng tăng,
Trường thực hiện đào tạo đa ngành, đa cấp và đảm bảo tính liên thơng giữa các hệ đào
tạo, chất lượng đào tạo nghề được quan tâm về các mặt, không có học sinh có đạo đức
yếu kém. Tỷ lệ số học sinh tham gia và đạt giải thi học sinh giỏi cấp trường cấp tỉnh
cũng tăng đều qua các năm.
Tuy nhiên Trường vẫn có những hạn chế đó là: nội dung chương trình đào tạo cịn

nặng nề lý thuyết, một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chưa có sự liên
kết với doanh nghiệp, cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người học.
Các giải pháp được đưa ra là các giải pháp đổi mới chương trình đào tạo, phương
pháp giảng dạy, phát huy tối đa các nguồn lực, tích cực áp dụng khoa học công nghệ
trong nhà trường, tăng cường hợp tác doanh nghiệp và hợp tác quốc tế nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo của Trường.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Thi Phuong
Thesis title: Improve the training quality at the Bac Ninh Economics and
Technology College
Major: Business administration

Code: 8340101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Based on the assessment of the current status of training quality at the Bac Ninh
Economics and Technology College in the recent time, propose solutions to improve the
quality of training in the future.
Materials and Methods
Collection method:
- Secondary data collection: These data are mainly collected from books,
statistical yearbook, journals, previous studies, internet information, training results
reports, financial reports. , summary report of the school…

- Primary data collection: It is collected through the questionnaire on the quality
of vocational training of the school with the following subjects: staff and teachers
working at the school; Intermediate-level students studying and graduating from
schools, enterprises and organizations where student working for.
Data processing method: Use methods such as: disaggregation, statistics. Support
tools: Excel software.
Analysis method:
- Statistical description method: Describe the formation and development process,
the organizational structure, the teaching and learning process, the quality of the training
... The data used in the description are numbers snow opposition, relative number ...
- Comparison method: In order to compare the quality of students, results of
study, training, graduation results, number of students having jobs, qualifications of
employees ... over the years to show the status of quality training.
-

Expert method: To consult experts with in-depth knowledge of the contents related

to training quality imoprovement and propose orientations for practical measures.
Main findings and conclusions
The results show that in the three academic years from 2014 to 2017 the school
has got the advantages in training such as: the training scale tends to increase. The

xi

download by :


College conducts multi-disciplinary and multi-level training and ensures the interlinking
of the training systems, the quality of vocational training is concerned in all aspects,
does not have bad attitude students. The rate of students who attend the excellent

student contests increase.
However, there are still some limitations such as: the content of the training is
theoretical, have no association with enterprises, some teachers don’t have much
practical experience and facilities don’t have met the requirements of students.
The solutions proposed: innovate training programs, teaching methods, maximize
resources, apply technology in training, associate highly with enterprises and
international organizations to improve the quality of training.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, q trình quốc tế hố sản xuất,
ứng dụng khoa học cơng nghệ và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng,
chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh
tranh phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời cạnh tranh về nhân
lực chất lượng cao cũng diễn ra mạnh mẽ hơn trên bình diện thế giới, khu vực và
quốc gia. Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các nước địi hỏi người
lao động phải có kỹ năng nghề cao, có năng lực làm việc trong mơi trường quốc
tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định.
Việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng ASEAN, ký kết TPP… đã mở ra một
cơ hội mới đối với Việt Nam, đây được nhìn nhận là động lực để thúc đẩy phát
triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, muốn tận dụng cơ hội này lại phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn nhân lực. Hội nhập đã mở ra những cơ hội cho đất nước chúng
ta nói chung và lực lượng lao động nói riêng. Tuy nhiên, muốn tận dụng cơ hội
này lại phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhân lực. Khi phần đông lao động nước ta
chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của các

doanh nghiệp thì đây thực sự lại là một thách thức lớn. Đảng và Nhà nước đã có
chủ trương “Đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục”, trong đó có đào tạo nghề và
đây là cơ hội cho dạy nghề cho thanh niên. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 2011 - 2020 với yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mơ hình
tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, đặt ra nhiệm vụ và cũng là tạo cơ
hội để thúc đẩy phát triển dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo
nhân lực chất lượng cao.
Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về
đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh quốc
gia. Ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế đầu tư cho dạy nghề đã được
tăng cường. Quy mô tuyển sinh và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề liên tục tăng.
Tuy nhiên, không phải khơng có những thách thức đặt ra đối với cơng tác này.
Những thách thức chủ yếu là chất lượng lao động qua đào tạo nghề chưa cao,
chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp; cơ cấu đào tạo nghề
chưa hợp lý dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động kỹ thuật, hiệu quả
đào tạo nghề chưa cao khi người lao động học xong nghề thì hoặc khơng tìn được

1

download by :


việc, hoặc là không tự hành nghề được, không sử dụng kiến thức và kỹ năng
được học.
Trường trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh là một trong những
trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trường được thành lập theo
Quyết định 1162/QĐ - TLĐ ngày 27/08/2007 của đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn
lao động Việt Nam, trên cơ sở nâng cấp từ trung tâm giới thiệu việc làm và dạy
nghề của liên đoàn lao động tỉnh Bắc Ninh. Mục tiêu của trường là đào tạo nhân
lực kỹ thuật trực tiếp phục vụ cho quá trình CNH – HĐH của tỉnh Bắc Ninh và

của cả nước. Qua mười năm thành lập trường cũng đã đạt được một số thành tựu
nhất định. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề của Nhà trường vẫn còn tồn tại một
số vấn đề như q trình quản lí đào tạo, nội dung chương trình, đội ngũ giáo
viên, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên chất lượng đào tạo nghề chưa cao,
chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động đa dạng hiện nay của thị trường.
Trước những thay đổi không ngừng của thực tế đặt ra yêu cầu trường phải nâng
cao hơn nữa chất lượng đào tạo nghề để có thể đào tạo được nhân lực có trình độ
cao đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng khả năng cạnh tranh với các đơn vị
dạy nghề khác trên địa bàn tỉnh nói riêng và trên cả nước nói chung.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó mà em lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc
Ninh” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường trung cấp
Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh trong thời gian qua, đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo của trường trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng
đào tạo.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
tại Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường trong thời
gian tới.

2

download by :



1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ
thuật Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
Địa chỉ: 213 Ngô Gia Tự, Phường Suối Hoa, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh
Bắc Ninh.
1.3.2.2. Phạm vi về thời gian
- Thời gian của số liệu: Nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo hệ trung
cấp tại Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2015 đến
năm 2017.
- Thời gian áp dụng các giải pháp: Các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai
đoạn 2018 – 2025.
- Thời gian nghiên cứu đề tài từ 3/ 2017 đến 5/ 2018.
1.3.2.3. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo.
- Thực trạng chất lượng đào tạo hệ trung cấp của trường trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Ninh.
- Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho trường trung cấp Kinh tế - Kỹ
thuật Bắc Ninh.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Cơ sở lý luận về đào tạo
2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm về đào tạo
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay
kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm
vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị
cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công
việc nhất định.
Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào
tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có
một trình độ nhất định.
Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo
chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo...
- Khái niệm về nghề
Có khá nhiều quan điểm về nghề. Có tác giả quan niệm nghề là một hình
thức phân cơng lao động, nó được biểu thị bằng những kiến thức lý thuyết tổng
hợp và thói quen thực hành để hồn thành những cơng việc nhất định. Những
công việc được sắp xếp vào một nghề là những cơng việc địi hỏi kiến thức lý
thuyết tổng hợp như nhau, thực hiện trên những máy móc, thiết bị, dụng cụ tương
ứng như nhau, tạo ra sản phẩm thuộc về cùng một dạng (Lương Văn Úc, 2003).
Có quan niệm nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ
được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại
sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó cũng có thể hiểu, nghề là một dạng xác định của hoạt động
trong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và
kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất
định trong một lĩnh vực lao động nhất định (Mai Quốc Chánh, 2008).

4


download by :


Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựu
trung lại, nghề nghiệp trong xã hội khơng phải là một cái gì cố định, cứng nhắc.
Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu
vong. Chẳng hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công
nghệ điện tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả
một nền công nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng,
phần mềm và các thiết bị bổ trợ v.v… Công nghệ các hợp chất cao phân tử tách
ra từ cơng nghệ hóa dầu, cơng nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp
nối ra đời… Bên cạnh đó, rất nhiều nghề đã có thời kỳ gần như khơng thể thiếu
trong đời sống xã hội trước đây nay đã mất đi, từ những nghề hồn tồn thủ cơng,
lao động chân tay (như nghề đóng cối xay lúa tồn tại hàng vài thế kỷ, nhưng khi
máy xay sát được đưa vào hoạt động thì nghề này khơng cịn nữa) hoặc sử dụng
cơng nghệ ở trình độ thấp (như nghề trực tổng đài điện thoại tại các cơ quan để
nối đến các máy lẻ đã mất đi nhiều năm nay khi công nghệ viễn thông phát triển).
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động
sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình
làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc
giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những
phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.
Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn
nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều
nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại khơng thấy ở nước khác. Hơn nữa, các
nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học
và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về
phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa
dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào

thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường
(dạy nghề, trung học chuyên ngiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dưới 300
nghề bao gồm hàng nghìn chun mơn.
- Đào tạo nghề
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “Dạy nghề là cung cấp
cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên
quan tới công việc nghề nghiệp được giao”.

5

download by :


Ngày 27/11/2014, Quốc hội đã ban hành Luật Giáo dục nghề nghiệp số
74/2014/QH13. Trong đó viết: “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học
nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học
để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học
hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.”
Nói tóm lại, đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay
nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện taị và trong
tương lai.
Đào tạo nghề bao gồm hai q trình có quan hệ cơ hữu với nhau. Đó là:
+ Dạy nghề: Là q trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết
và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo,
thành thục nhất định về nghề nghiệp.
+ Học nghề: Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành
của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định.
Qua đây, ta có thể thấy đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng của hệ
thống giáo dục quốc dân. Hệ thống đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục quốc
dân được thực hiện ở các cấp độ khác nhau, ở các lứa tuổi khác nhau và được

phân luồng để đào tạo nghề phù hợp với trình độ văn hóa, khả năng phát triển
con người. Hệ thống khung trong giáo dục quốc dân cho thấy sự liên thông giữa
các cấp học, các điều kiện cần thiết để học nghề hoặc cấp học tiếp theo. Nó là cơ
sở quản lý giáo dục, nâng cao hiệu quả của đào tạo tránh lãng phí trong đào tạo,
tránh trùng lặp nội dung chương trình đồng thời là cơ sở đánh giá trình độ người
học và cấp các văn bằng chứng chỉ tốt nghiệp. Đào tạo nghề góp phần quan trọng
trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, tuy nó khơng tạo ra việc làm
ngay nhưng nó lại là yếu tố cơ bản tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc làm và
thực hiện công việc.
2.1.1.2. Các cơ sở đào tạo nghề
- Theo luật giáo dục nghề nghiệp do Quốc hội ban hành ngày 27/11/2014
cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
+ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
+ Trường trung cấp;
+ Trường cao đẳng.

6

download by :


- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp
thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc
sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư
nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo
dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề

nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
2.1.2. Chất lượng đào tạo
2.1.2.1. Khái niệm
Định nghĩa khái niệm “chất lượng đào tạo” là việc làm thiết thực nhằm giúp
các cơ sở đào tạo thiết lập các chuẩn mực chất lượng và đề xuất các giải pháp
đảm bảo và nâng cao chất lượng của nhà trường. Trong xu thế hội nhập và phát
triển hiện nay, khái niệm chất lượng đào tạo cần phải được xác định một cách
toàn diện với cách tiếp cận mới, đó là tiếp cận thơng qua khách hàng.
Trước hết, có thể thấy chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những
thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự
vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự
vật, biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính
của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao qt tồn bộ sự
vật và khơng tách khỏi sự vật.
Tiêu chuẩn ISO 9000 (năm 2000) định nghĩa: “Chất lượng là mức độ mà
một tập hợp các đặc trưng vốn có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và
những người khác có quan tâm”.
Các cách hiểu này cho thấy, chất lượng là một phạm trù khá trừu tượng,
khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường và cách hiểu của người này cũng
khác so với người kia. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, người ta vẫn cần
đi đến một số khía cạnh có thể đo lường được, biểu hiện được chất lượng.
Chất lượng là một khái niệm quá quen, tuy nhiên khái niệm chất lượng nói
chung, chất lượng đào tạo nghề nói riêng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi.
Nguyên nhân bắt nguồn từ nội hàm phức tạp của khái niệm “Chất lượng” với sự

7

download by :



trừu tượng và tính đa diện, đa chiều của khái niệm này. Ví dụ, đối với cán bộ
giảng dạy và sinh viên thì ưu tiên của khái niệm chất lượng phải là ở quá trình
đào tạo, là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập.
Còn đối với những người sử dụng lao động, ưu tiên về chất lượng của họ lại ở
đầu ra, tức là ở trình độ, năng lực và kiến thức của sinh viên khi ra trường…
Do vậy không thể nói đến chất lượng như một khái niệm nhất thể, chất
lượng cần được xác định kèm theo mục tiêu hay ý nghĩa của nó. Chất lượng đào
tạo nghề được định nghĩa rất khác nhau tùy theo từng thời điểm và giữa những
người quan tâm: Sinh viên, giảng viên, người sử dụng lao động, các tổ chức tài
trợ và các cơ quan kiểm định; trong nhiều bối cảnh, nó cịn phụ thuộc vào tình
trạng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Như vậy, chất lượng đào tạo được xem như chất lượng của q trình đào
tạo, nó được thể hiện ở kết quả đem lại “giá trị gia tăng” (sự vượt trội sau quá
trình đào tạo) của học sinh, sinh viên như khối lượng, nội dung, trình độ kiến
thức được đào tạo và kỹ năng thực hành, năng lực nhận thức, năng lực tư duy
cùng những phẩm chất nhân văn được đào tạo; thể hiện ở sự hoàn hảo trong thực
hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở; thể hiện ở mức độ xứng đáng với sự đầu tư của
học sinh, cơ sở đào tạo, nhà nước và xã hội; và thể hiện ở sự hài lòng của sinh
viên khi theo học chương trình.
2.1.2.2. Vai trị của chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo nghề được sự quan tâm của chính cơ sở đào tạo, người
sử dụng lao động, của người học và gia đình người học, của cả xã hội. Có một
loạt lý do đứng đằng sau sự quan tâm này, đó là tất cả các cơ sở đào tạo có trách
nhiệm muốn đào tạo sinh viên tốt nghiệp phù hợp với nhu cầu về chất lượng của
xã hội và doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo đều mong muốn cung cấp sản phẩm
đào tạo mà xã hội cần và tự hào về các sinh viên tốt nghiệp. Thị trường lao động
kỳ vọng nhà trường cung cấp cho họ những sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và
thái độ thích hợp với cơng việc. Việc quốc tế hóa nghề nghiệp và thế giới ngày
càng xích lại gần nhau sẽ tạo ra sự cạnh tranh nhiều hơn trước đó. Một cơ sở đào
tạo trong nước khơng chỉ cạnh tranh với các cơ sở trong nước mà còn cạnh tranh

với các nước khác, với khu vực khác; mà cạnh tranh trước hết là chất lượng.
Khơng có chất lượng, cơ sở sẽ không thu hút được người học, sớm muộn cũng sẽ
phải đóng cửa; Có một nhu cầu tự nhiên là “bảo vệ người tiêu dùng”. Các sinh
viên và phụ huynh đã tốn kém rất nhiều chi phí cho việc học của họ và con cái

8

download by :


họ, vì vậy họ phải có quyền nhận được một chương trình đào tạo có chất lượng.
2.1.2.3. Đặc điểm của trường nghề có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
Dạy nghề giúp cho người lao động có kiến thức chuyên mơn, kỹ năng và
thái độ nghề nghiệp để từ đó họ có thể xin làm việc trong các cơ quan, doanh
nghiệp, hoặc có thể tự tạo ra cơng việc sản xuất cho bản thân. Hiện nay, dạy
nghề mang tính tích hợp giữa lí thuyết và thực hành. Sự tích hợp thể hiện ở chỗ
nó địi hỏi người sinh viên hơm nay, người thợ trong tương lai phải vừa chuyên
sâu về kiến thức, vừa phải thành thục về kỹ năng tay nghề. Đây là điểm khác biệt
lớn trong dạy nghề so với dạy văn hoá. Nguyên lý và phương châm của dạy
nghề: Học đi đôi với hành; lấy thực hành, thực tập kỹ năng nghề làm chính; coi
trọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật,
tác phong công nghiệp của người học, đảm bảo tính giáo dục tồn diện. Chính vì
vậy khi các trường nghề làm tốt công tác đào tạo sẽ tạo ra cho xã hội nguồn nhân
lực tay nghề cao đáp ứng đực yêu cầu công việc.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
2.1.3.1. Nhóm các yếu tố bên trong
a. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo nghề hay sản phẩm đào tạo nghề chính là sinh viên tốt
nghiệp với nhân cách đã được phát triển, hoàn thiện thơng qua q trình dạy học.
Nhân cách người học hiểu theo cấu trúc đơn giản gồm có: Phẩm chất và năng lực

(hệ thống kiến thức, kỹ năng thực hành).
b. Nội dung đào tạo
Để thực hiện được mục tiêu người học cần phải lĩnh hội một hệ thống các
nội dung đào tạo bao gồm: Chính trị - xã hội, khoa học – cơng nghệ, giáo dục thể
chất và quốc phịng. Nội dung đào tạo được phân chia thành các môn học/ mơ
đun cụ thể.
c. Chương trình đào tạo
Là nội dung cần thiết và quan trọng trong q trình đào tạo. Đó là chuẩn
mực để đánh giá chất lượng đào tạo trong các trường. Chương trình đào tạo phải
đảm bảo mục tiêu đào tạo, phải đảm bảo thiết kế sao cho vừa cả điều kiện chung
(chương trình khung) là phần cứng do cơ quan chủ quản cấp trên đã phê duyệt và
thống nhất. Bên cạnh đó các nhà phải xây dựng phần mềm (bao gồm các giờ thảo
luận, tham quan thực tế, nói chuyện theo chủ đề) để tạo ra tính đa dạng, phong

9

download by :


phú theo từng ngành nghề cụ thể, tạo bản sắc riêng cho mỗi nhà trường.
Chương trình đào tạo phải tùy thuộc theo từng ngành nghề bố trí số tiết
giảng cho hợp lý. Việc sắp xếp theo một trình tự logic cụ thể, hợp lý giúp người
học lĩnh hội được đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ.
d. Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên đóng vai trị quyết định trong việc đảm bảo nâng cao chất
lượng đào tạo nghề của các trường. Do vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo
trước hết phải lưu ý đến việc xây dựng đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên
không những phải đủ về mặt số lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng.
Về chuyên môn: Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy phải tốt nghiệp cao
đẳng trở lên, phải có chứng chỉ sư phạm dạy nghề.

Về mặt số lượng: Đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo quy mô đào tạo và
ngành nghề đào tạo. Quy định đối với các cơ sở đào tạo nghề tỷ lệ giáo viên trên
sinh viên là: 20SV/GV
Sản phẩm trong quá trình đào tạo, hay nói cách khác đầu ra trong q trình
đào tạo là người lao động. Để người lao động đáp ứng được địi hỏi của thị
trường lao động thì các yếu tố đầu vào phải tốt. Trong đó chất lượng, năng lực
và trình độ của đội ngũ giáo viên là điều kiện tiên quyết, ngồi ra giáo viên cần
có kiến thức xã hội rộng, khả năng ngoại ngữ và tin học văn phòng.
e. Hệ thống cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất – trang thiết bị giảng dạy có vai trị tích cực trong việc hỗ
trợ Thầy và trò đề nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Việc nâng cấp cơ sở vật
chất, trang thiết bị kỹ thuật là yêu cầu cấp thiết trong công tác đào tạo ở nước ta
hiện nay.
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo trong mỗi nhà
trường là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Mỗi một ngành
nghề đào tạo đòi hỏi hệ thống phương tiện, nhưng chung quy lại thì hệ thống cơ
sở vật chất trong nhà trường gồm: phịng học lý thuyết, phịng thực hành, phịng
thí nghiệm, xưởng thực tập, thư viện, ký túc xá, các phương tiện dạy học.
Đây là những điều kiện quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo
của nhà trường bên cạnh các điều kiện đảm bảo khác như: đội ngũ giáo viên,
chương trình, tài liệu học tập.
Trang thiết bị kỹ thuật là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo nâng cao

10

download by :


chất lượng đào tạo. Học nghề phải gắn với thực hành. Đảm bảo đủ số lượng máy
móc và các phương tiện dạy học cho sinh viên thực tập là vấn đề cấp thiết hiện

ngay. Thực tế hiện nay cho thấy chỉ cần đủ về mặt số lượng máy móc cho sinh
viên thực tập đã là vấn đề khó, chứ chưa nói gì đến chất lượng của máy móc thiết
bị. Đa phần các máy móc phục vụ cho đào tạo hiện nay ở các trường đều đã lạc
hậu so với các doanh nghiệp và trên thế giới. Điều đó đã làm cản trở trong việc
nâng cao chất lượng đào tạo ở nước ta hiện nay. Do vậy, các nhà trường muốn
thu hút sinh viên đến học tập thì cần phải nỗ lực rất nhiều để nâng cấp hệ thống
nhà xưởng, trang thiết bị giảng dạy, phịng chun mơn hóa, phịng thí nghiệm,
khu giảng đường, lớp học.
f. Tài liệu giảng dạy
Giáo trình là tài liệu môn học, thông qua bài giảng kết hợp với giáo trình
mơn học giúp sinh viên có thể tiếp thu bài giảng sâu hơn. Hiện nay ngồi giáo
trình tham khảo các trường cịn khuyến khích tất cả giáo viên tham gia giảng dạy
viết tài liệu tham khảo lưu hành nội bộ. Có thể nói giáo trình lưu hành nội bộ là
tài liệu chuẩn mực vì nó là kết quả thực tiễn của trường đó được kết tinh qua
nhiều năm học. Tuy nhiên, giáo trình đạt chuẩn thì địi hỏi người biên soạn phải
có kinh nghiệm, có trình độ. Mặt khác trong từng năm học, tài liệu phải luôn luôn
được sửa đổi, hiệu chỉnh bổ sung kịp thời để phù hợp với sự phát triển của thời
đại, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
g. Chất lượng sinh viên đầu vào
Phần lớn sinh viên ở lứa tuổi từ 18 đến dưới 25, do đó đa phần ý thức học
tập là chưa cao, cuộc sống tự lập còn hạn chế. Do vậy, khi xa gia đình để đi học
các em rất cần đến sự quan tâm của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Các ảnh
hưởng tiêu cực cũng tác động mạnh đến lứa tuổi này. Việc tổ chức quản lý giáo
dục sinh viên là rất cần thiết giúp các em có thái độ đúng đắn trong quá trình học
tập và rèn luyện.
Chủ yếu các trường nghề xét tuyển kết quả học tập cấp 2, cấp 3 nên chất
lượng đầu vào là khơng cao. Đồng thời, trình độ học vấn của sinh viên khi vào
học cũng có sự chênh lệch do đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
2.1.3.2. Nhóm các yếu tố bên ngồi
a. Cơ chế, chính sách của Nhà nước

Cơ chế, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của

11

download by :


×