Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái và nông học nguồn gen bí đỏ địa phương phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ MINH NGUYỆT

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ NƠNG HỌC
NGUỒN GEN BÍ ĐỎ ĐỊA PHƯƠNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đỗ Thị Hường
TS. Hồng Thị Huệ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo hướng dẫn, TS. Hồng
Thị Huệ và TS. Đỗ Thị Hường, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, lãnh đạo và tập thể cán bộ Trung tâm Tài


nguyên thực vật đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước: “Đánh giá tiềm năng
di truyền một số nguồn gen rau địa phương họ Bầu bí và Hoa thập tự ở miền Bắc Việt
Nam” - PGS.TS. Lã Tuấn Nghĩa đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia và sử dụng số
liệu của đề tài.
Tôi xin cảm ơn Ban Đào tạo sau đại học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bảy tỏ lịng biết ơn tới các Thầy, Cơ giáo đã tận tình giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã
ln động viên, khuyến khích và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Minh Nguyệt

i

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Hoàng Thị Huệ và TS. Đỗ Thị Hường cùng với sự giúp đỡ của

tập thể cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm Tài nguyên thực vật. Các số liệu và kết quả
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa
học nào.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Minh Nguyệt

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ......................................................................................................................... i
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................................... vi
Danh mục các hình ......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài .......................................................................... 3

1.2.1.

Mục đích của đề tài ............................................................................................ 3

1.2.2.

Yêu cầu của đề tài .............................................................................................. 3

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 3

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3


1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 5
2.1.

Cơ sở khoa học của bảo tồn................................................................................ 5

2.1.1.

Thu thập và nhập nội nguồn gen ........................................................................ 6

2.1.2.

Lưu giữ nguồn gen ............................................................................................. 6

2.1.3.

Đánh giá nguồn gen ............................................................................................ 7

2.1.4.

Tư liệu và thông tin nguồn gen........................................................................... 7


2.2.

Giới thiệu chung về nguồn gen cây bí đỏ ........................................................... 8

2.2.1.

Nguồn gốc, phân bố và phân loại thực vật ......................................................... 8

2.2.2.

Giá trị dinh dưỡng và sử dụng của nguồn gen cây bí đỏ .................................. 14

2.3.

Tình hình nghiên cứu về nguồn gen cây bí đỏ ................................................. 17

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu về nguồn gen cây bí đỏ trên thế giới ............................. 17

iii

download by :


2.3.2.

Tình hình nghiên cứu về nguồn gen cây bí đỏ ở Việt Nam ............................. 27

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 32

3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 32

3.2.

Thời gian nghiên cứu........................................................................................ 32

3.3.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 32

3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 32

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 32

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 34

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34

3.5.1.


Phương pháp bố trí ........................................................................................... 34

3.5.2.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: ............................................................. 35

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 41
4.1.

Kết quả đánh giá đặc điểm hình thái, nơng sinh học nguồn gen bí đỏ ............. 41

4.1.1.

Đánh giá về một số đặc điểm hình thái thân lá ................................................ 43

4.1.2.

Đánh giá về một số đặc điểm hình thái hoa ..................................................... 49

4.1.3.

Đánh giá về một số đặc điểm hình thái quả ..................................................... 50

4.1.4.

Đánh giá về một số đặc điểm hình thái hạt ...................................................... 57


4.1.5.

Đánh giá một số đặc điểm nông học của nguồn gen bí đỏ nghiên cứu ............ 59

4.2.

Kết quả đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại của nguồn gen bí đỏ
nghiên cứu ............................................................................................ 61

4.3.

Kết quả đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của nguồn
gen bí đỏ nghiên cứu ........................................................................................ 68

4.4.

Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của nguồn gen bí đỏ ................... 69

4.5.

Giới thiệu một số nguồn gen bí đỏ triển vọng .................................................. 72

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 75
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 75

5.2.


Đề nghị ............................................................................................................. 75

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 77
Phụ lục .......................................................................................................................... 81

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AVRDC

Asian Vegetable Research and Development Center
(Nay là The World Vegetable Center Trung tâm Rau Thế giới)

C.rộng/C.dài

Chiều rộng/Chiều dài

CS

Cộng sự

CPM


Quy trình kiểm sốt sâu bệnh hại

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ECPGR

The European Cooperative Programme for Plant Genetic Resources
(Chương trình tài nguyên di truyền thực vật, cộng đồng châu Âu)

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)

IPGRI

International Plant Genetic Resources Institute
(Nay là BIOVERSITY Tổ chức sinh học quốc tế)

MĐN

Mật độ nhiễm

NSTT

Năng suất thực thu

P100 hạt


Khối lượng 100 hạt

PTNT

Phát triển nơng thơn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TB

Trung bình

TGST

Thời gian sinh trưởng

TNTV

Tài nguyên Thực vật

TLB

Tỷ lệ bệnh

Tỷ lệ D/R

Tỷ lệ chiều dài/chiều rộng


v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Các nhóm lồi và phân bố của chi Cucurbita ............................................ 10

Bảng 3.1.

Danh sách và nguồn gốc thu thập .............................................................. 33
của các mẫu giống nghiên cứu .................................................................. 33

Bảng 4.1.

Phân loại tập đồn mẫu giống bí đỏ nghiên cứu theo lồi ......................... 42

Bảng 4.2.

Đánh giá mẫu giống bí đỏ nghiên cứu ....................................................... 44

Bảng 4.3.

Đánh giá mẫu giống bí đỏ nghiên cứu theo trạng thái............................... 46
biểu hiện của đặc điểm hình thái lá ........................................................... 46

Bảng 4.4.


Đánh giá mẫu giống bí đỏ nghiên cứu ...................................................... 49
theo trạng thái biểu hiện của đài hoa ......................................................... 49

Bảng 4.5.

Đánh giá hình thái quả của các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu .................... 50

Bảng 4.6.

Đánh giá mẫu giống bí đỏ nghiên cứu theo ............................................... 55
một số tính trạng số lượng về hình thái quả .............................................. 55

Bảng 4.7.

Đánh giá mẫu giống bí đỏ nghiên cứu theo một số ................................... 58
tính trạng số lượng về hình thái hạt ........................................................... 58

Bảng 4.8.

Đánh giá mẫu giống bí đỏ nghiên cứu ....................................................... 60
theo một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển .......................................... 60

Bảng 4.9.

Sâu bệnh hại các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu .......................................... 62

Bảng 4.10. Mức độ phát sinh sâu hại mẫu giống bí đỏ nghiên cứu ............................. 62
Bảng 4.11. Mức độ nhiễm bệnh các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu ............................... 64
Bảng 4.12. Năng suất mẫu giống bí đỏ nghiên cứu ..................................................... 68

Bảng 4.13. Đánh giá mẫu giống bí đỏ nghiên cứu theo trạng thái............................... 69
biểu hiện của một số đặc điểm về quả ....................................................... 69
Bảng 4.14. Các chỉ tiêu hoá sinh của một số mẫu giống bí đỏ nghiên cứu ................. 71
Bảng 4.15. Một số đặc điểm khả năng sinh trưởng và chống chịu .............................. 73
bệnh phấn trắng của 02 mẫu giống bí đỏ triển vọng ................................. 73
Bảng 4.16. Một số đặc điểm hình thái, nơng sinh học chính ....................................... 73
của 02 mẫu giống bí đỏ triển vọng ............................................................ 73

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Hình vẽ minh hoạ đặc điểm thực vật học của C. moschata,

C.

maxima, C. pepo, C. Ficifolia ...................................................................... 14
Hình 4.1. Hình ảnh đặc điểm chung về thân, lá, hoa, quả của các mẫu giống
Cucurbita moschata Duch ........................................................................... 42
Hình 4.2. Hình ảnh đặc điểm chung về thân, lá, hoa, quả của các mẫu giống
Cucurbita maxima Duch .............................................................................. 43
Hình 4.3. Một số trạng thái đặc trưng của tính trạng về lá .......................................... 48
Hình 4.4. Hình ảnh về đặc điểm đài hoa ...................................................................... 50
Hình 4.5. Hình thái quả của tập đồn bí đỏ nghiên cứu ............................................... 52
Hình 4.6. Màu sắt mẫu giống hạt bí ............................................................................. 58
Hình 4.7. Hình ảnh về hình thái hạt của các mẫu giống .............................................. 59
Hình 4.8. Một số hình ảnh sâu hại mẫu giống bí đỏ nghiên cứu ................................. 66
Hình 4.9. Một số hình ảnh bệnh hại mẫu giống bí đỏ nghiên cứu ............................... 67

Hình 4.10. Một số trạng thái đặc trưng thịt quả của các mẫu giống bí đỏ ..................... 70

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Minh Nguyệt
Tên Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và nơng học nguồn gen bí đỏ địa
phương phục vụ cơng tác bảo tồn và phát triển nguồn gen
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được đặc điểm hình thái và nơng học có ý nghĩa của nguồn gen bí đỏ
địa phương nhằm bổ sung thơng tin dữ liệu cho các nguồn gen đang lưu giữ, từ đó tạo
cơ sở cho bảo tồn, chọn lọc nguồn gen tiềm năng, hướng tới khai thác sản xuất cũng
như tạo nguồn vật liệu cho công tác chọn tạo giống mới.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm hình thái và nơng học của một số mẫu giống bí đỏ nghiên cứu.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của một số mẫu giống bí đỏ nghiên cứu.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số mẫu giống bí
đỏ nghiên cứu.
- Đánh giá chất lượng của một số mẫu giống bí đỏ nghiên cứu.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu bao gồm 30 mẫu giống cây bí đỏ có nguồn gốc thu thập từ

các vùng sinh thái của Việt Nam đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc
gia, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp đang được áp dụng cho đánh giá tập
đoàn quĩ gen cây bí đỏ tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa học nơng nghiệp
Việt Nam. Ơ thí nghiệm được bố trí tuần tự khơng nhắc lại, mỗi ơ thí nghiệm 15 m2 với
10 cây.
- Luống trồng rộng 2,7m, rãnh 0,3m, cao luống 0,3m.
- Gieo ươm cây con trong khay ngày 4/12/2018, trồng cây con khi cây đạt 2-3 lá
thật vào ngày 26/12/2018, trồng 2 hàng nanh sấu trên luống, cây cách cây 1m.
- Lượng phân bón tính cho 1 ha: 25 tấn phân chuồng +115N + 72P2O5 + 180
K2O ( quy ra 250kg ure + 450kg supe lân + 300kg kaliclorua)

viii

download by :


- Kỹ thuật chăm sóc theo quy trình canh tác bí đỏ tập đồn tại Trung tâm Tài
ngun thực vật.
3. Kết quả chính và kết luận
- Nghiên cứu đánh giá đặc điểm hình thái nơng sinh học (hình thái thân, lá, hoa, quả,
hạt, sinh trưởng) cho thấy: tập đoàn nghiên cứu được phân thành 2 nhóm, đa số là lồi
C.moschata chiếm 94%, cịn lại là lồi C.maxima. Đồng thời mức biểu hiện của các đặc
điểm hình thái, nơng sinh học khá cao, về mức độ phân cắt thùy lá, 94% mẫu giống có
lá phân thùy vừa phải; về đặc điểm hoa, chiều dài đài hoa cái và chiều dài đài hoa đực
đa số thuộc nhóm trung bình; Hình thái quả có sự xuất hiện của 8 trạng thái quả trong
tập đoàn nghiên cứu; Vỏ hạt, màu kem chiếu ưu thế 62%, màu vàng chiếm 38%.
- Thông qua đánh giá mức độ phát sinh sâu bệnh hại trên đồng ruộng cho thấy, sâu
gây hại nhiều là ruồi đục lá, bọ phấn, rệp muội, sâu xanh, và bọ dưa; phát hiện 4 loại

bệnh gây hại là bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai, bệnh cháy lá và bệnh khảm do
virus. Kết quả nhận thấy 2 mẫu giống SĐK6555 và SĐK7546 có tỷ lệ nhiễm bệnh phấn
trắng nhẹ nhất (20-25%).
- Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng về đặc điểm quả và một số chỉ tiêu hóa
sinh cho thấy, quả có màu thịt vàng chiếm đa số (76%) và quả có vị ngọt chiếm 57%.
Đã phát hiện 01 mẫu giống SĐK6555 có hàm lượng β-Caroten ở mức cao (52,8mg/kg),
01 mẫu giống SĐK7546 có hàm lượng đường tổng số cao (7,55%).
- Đã chọn lọc được hai giống bí đỏ tiềm năng:
+ Mẫu giống bí đỏ (SĐK6555), thời gian sinh trưởng ngắn 154 ngày, ra hoa
khá tập trung, năng suất trung bình (12,9 tấn/ha), chống chịu với bệnh phấn trắng, hàm
lượng β-Caroten cao.
+ Mẫu giống xéng to (SĐK7546), thời gian sinh trưởng ngắn 154 ngày, năng
suất trung bình (10,8 tấn/ha), quả nhỏ, thịt quả ngọt, chống chịu với bệnh phấn trắng,
hàm lượng đường tổng số cao.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Minh Nguyet
Thesis title: Study on morphological and agronomic characteristics of local pumpkin
gene source for the conservation and development of genetic resources
Major: Crop Science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives

Assess the morphological and agronomic characteristics of the local pumpkin
gene source to supplement data information for the genetic resources currently stored,
thereby creating a basis for conservation and selection of potential genetic resources,
towards exploiting production as well as creating a source of materials for the breeding
of new breeds.
2.Materials and Methods
2.1.Research content
- Evaluate morphological and agronomic characteristics of some pumpkin
seeds studied.
-Assessing the level of pest and disease infestation of some pumpkins
varieties studied.
- Evaluating yield and yield components of some pumpkins varieties studied.
- Assessing the quality of a number of studied pumpkin seed samples.
2.2. Materials Research
The research materials including 30 pumpkin seed samples originating from
ecological regions of Vietnam are being kept at the National Plant Genetic Bank, An
Khanh, Hoai Duc, and Hanoi.
2.3. Research Methods
The experiment was arranged according to the method being applied for the
evaluation of the pumpkin seed gene bank group at the Center for Plant Resources,
Vietnam Academy of Agricultural Sciences. The experimental plots were arranged
sequentially without repeating, each plot was 15 m2 with 10 plants.
- Planting beds are 2.7m wide, 0.3m trench and 0.3m high.
- Nursing seedlings in trays on December 4, 2018, planting seedlings when the
plants reach 2-3 true leaves on December 26, 2018, planting 2 rows of crocodile fangs
on the bed, 1m away from the plants.

x

download by :



- The amount of fertilizer calculated for 1 ha: 25 tons of manure + 115N + 72P2O5
+ 180 K2O (converted into 250kg urea + 450kg super phosphate + 300kg kalicloride)
- Technique of caring according to corporate pumpkin cultivation process at
the Plant Resource Center.
3. Main findings and conclusions
- Researching and evaluating agro-morphological characteristics (stem, leaf,
flower, fruit, seed, growth) shows that the research group is divided into 2 groups, most
of which are C.moschata species accounting for 94 % remaining C.maxima species. At
the same time, the expression level of morphological and agro-biological characteristics
is quite high, about the level of leaf lobes, 94% of the specimens have moderate lobed
leaves; in terms of flower characteristics, length of sepals and length of sepals mostly
belong to the average group; Fruit morphology has the appearance of 8 fruit states in the
research group; Nut shell, cream color predominates 62%, yellow accounts for 38%.
- Through the assessment of the level of pest and disease incidence in the
field, the most harmful pests are leaf fly, pollen, mealybug, green caterpillar, and melon
beetle; 4 types of harmful diseases were found: powdery mildew, pseudomembranus,
leaf blight and viral mosaic disease. The results showed that the two samples SĐK6555
and SDK7546 had the slightest prevalence of powdery mildew disease (20-25%).
- The results of evaluating a number of quality criteria on fruit characteristics
and a number of biochemical indicators show that yellow fleshy fruits account for the
majority (76%) and sweet fruits account for 57%. 01 variety SĐK6555 was found to
have high β-Carotene content (52.8mg / kg), 01 variety SĐK7546 variety had high total
sugar content (7.55%).
- Selected two potential varieties of pumpkin:
+ Pumpkin variety model (SDK6555), short growing time of 154 days,
concentrated flowering, average yield (12.9 tons / ha), resistance to powdery mildew,
high β-Carotene content.
+ Sample of large shovel (SDK7546), short growing time of 154 days, average

yield (10.8 tons / ha), small fruits, sweet flesh, resistant to powdery mildew, high total
sugar content .

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bí đỏ hay cịn gọi là bí ngơ, bí rợ có tên khoa học là Cucurbita pepo L, có
tên tiếng Anh là Pumkin, thuộc chi Cucurbita và họ bầu bí Cucurbitaceae
(Jeffrey, 2001), có nguồn gốc nhiệt đới châu Mỹ.
Trên thế giới, bí đỏ là một trong những cây rau đã gắn bó với đời sống con
người trong hơn 12.000 năm qua (Lira-Saade, 1995), có giá trị dinh dưỡng cao
với đủ các thành phần chất đạm, chất béo, chất bột đường, các khoáng chất (phốt
pho, sắt, magie, kali...), chất xơ và giàu nguồn vitamin A, C... rất có lợi cho sức
khỏe con người. Tại các quốc gia, bí đỏ được trồng để sử dụng cho nhiều mục
đích, như một loại rau truyền thống, làm nguyên liệu chế biến công nghiệp, thuốc
trong y học cổ truyền, làm đồ trang trí và thức ăn chăn ni. Hơn nữa, khả năng
thích ứng của cây bí đỏ rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, có thể trồng ở đồng
bằng đến độ cao 2000 m, thích hợp với một loạt môi trường nông nghiệp từ đầu
tư thấp như vườn gia đình đến đầu tư cao vùng chuyên canh (Pitrat M et al,
1999), vì thế nó có thể là một trong những cây rau chiếm vị trí quan trọng trong
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa sản phẩm nơng nghiệp.
Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2012, tổng diện tích cây họ bầu bí nói
chung trên thế giới vào khoảng 1,79 triệu ha với năng suất trung bình đạt 13,76
tấn/ha, sản lượng đạt 24,6 triệu tấn. Châu Á là nơi có diện tích và sản lượng chiếm
hơn 50% của thế giới, trong khi châu Âu là nơi đạt năng suất bí đỏ cao nhất ( 24,32
tấn/ ha). Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có diện tích và sản lượng bí đỏ lớn

nhất thế giới với diện tích 383.005ha và 510.000ha và sản lượng 7,06 triệu tấn và
4,9 triệu tấn tương ứng ( FAOSTAT, 2014).
Ở Việt Nam, bí đỏ hay bí ngô là tên thông dụng để chỉ các loại cây thuộc ba
loài được trồng trọt lâu đời, phổ biến ở khắp các tỉnh thành từ bắc vào nam là C.
pepo L., C. maxima Duch., và C. moschata Duch. (Dẫn theo Lưu Ngọc Trình và
cs., 1999). Bí đỏ có nhiều ưu điểm là cây dễ trồng, thích hợp với nhiều điều kiện
đất đai và có thể trồng quanh năm, đặc biệt chi phí đầu tư thấp, thị trường tiêu
thụ rộng lớn, các bộ phận như nụ, hoa, ngọn, lá non đều có thể thể sử dụng
nhưng phổ biến nhất là phần thịt quả. Do vậy, diện tích trồng bí ngơ liên tục được

1

download by :


mở rộng và đã hình thành một số vùng trồng tập trung từ vài chục đến vài trăm
ha ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Dương, Hà Nội, Bình Phước, Lâm Đồng...
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất ở nhiều vùng miền. Tuy nhiên
cho tới nay, bí đỏ vẫn được coi là cây trồng phụ nên chưa có số liệu thống kê đầy
đủ về cả diện tích, năng suất và sản lượng.
Việt Nam có nguồn gen bí đỏ đa dạng và phong phú, tuy nhiên cũng như
các cây họ bầu bí khác, nguồn gen bí đỏ địa phương đang có nguy cơ bị xói
mịn do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất và sự du nhập ồ ạt của các giống
bí đỏ lai thương mại có năng suất cao. Do đó vài năm trở lại đây công tác thu
thập, lưu giữ, đánh giá và khai thác nguồn gen bí đỏ phục vụ sản xuất đã bắt
đầu được quan tâm hơn trước. Tính đến tháng 6/2014, Ngân hàng gen cây
trồng quốc gia đã thu thập được khoảng 1000 mẫu giống thuộc chi Cucurbita.
Toàn bộ nguồn gen chi Cucurbita đã thu thập hiện đang được bảo tồn chuyển
chỗ (ex situ) trong Ngân hàng gen hạt tại Trung tâm TNTV, An Khánh, Hoài
Đức, Hà Nội.

Việc bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn gen thuộc chi Cucurbita chỉ có
ý nghĩa khi những nguồn gen này được mô tả, đánh giá, tư liệu hóa chính xác
và đầy đủ. Chỉ khi đó, chúng mới có giá trị sử dụng, nhất là trong tương lai.
Đánh giá các đặc điểm hình thái nơng sinh học được thực hiện ngồi mục đích
phân loại đúng nguồn gen, xác định sự đa dạng nguồn vật liệu di truyền giới
thiệu cho khai thác sử dụng còn nhằm phát hiện các tính trạng quí phục vụ
chọn tạo giống cây bí đỏ. Ngồi ra, đánh giá đặc điểm nơng sinh học còn giúp
phân biệt, loại bỏ sự trùng lặp ngồi ý muốn do một giống địa phương có thể
có nhiều tên gọi hoặc tên giống hệt nhau được dùng cho các giống khác nhau.
Kết quả đánh giá là cơ sở khoa học để tiến tới tạo lập tập đoàn hạt nhân của
cây bí đỏ, với mục đích giảm tối đa mẫu nguồn gen bảo quản, lưu giữ được
tối đa kiểu gen trong tập đoàn.
Tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, trong những năm gần đây chỉ mới tập
trung vào thu thập các nguồn gen bí đỏ địa phương mà chưa có nhiều nghiên cứu
về đánh giá tiềm năng của các nguồn gen này, đặc biệt là các đánh giá ban đầu về
các chỉ tiêu hình thái, nơng sinh học, chất lượng. Chính vì vậy, trong khn khổ
nhiệm vụ quỹ gen của Bộ Khoa học và công nghệ, chúng tôi đã tiến hành nghiên

2

download by :


cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và nơng học nguồn gen bí đỏ địa
phương phục vụ cơng tác bảo tồn và phát triển nguồn gen”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích của đề tài
Đánh giá được đặc điểm hình thái và nơng học có ý nghĩa của nguồn gen bí
đỏ địa phương nhằm bổ sung thông tin dữ liệu cho các nguồn gen đang lưu giữ,
từ đó tạo cơ sở cho bảo tồn, chọn lọc nguồn gen tiềm năng, hướng tới khai thác

sản xuất cũng như tạo nguồn vật liệu cho công tác chọn tạo giống mới.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đặc điểm hình thái và nơng học của một số mẫu giống bí đỏ
nghiên cứu.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của một số mẫu giống bí đỏ nghiên cứu.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số mẫu
giống bí đỏ nghiên cứu.
- Đánh giá chất lượng của một số mẫu giống bí đỏ nghiên cứu.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo dựng
cơ sở dữ liệu, vật liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và bảo tồn,
khai thác và sử dụng một cách chủ động và hiệu quả nguồn tài nguyên cây bí đỏ
của Việt Nam.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các mẫu giống bí đỏ được đánh giá về sinh trưởng, phát triển; năng suất,
chất lượng và khả năng chống chịu với sâu bệnh sẽ là nguồn vật liệu quý cho sử
dụng khai thác trong chọn tạo giống phục vụ sản xuất.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập đoàn 30 mẫu giống cây bí đỏ đang được lưu giữ bảo quản trong Ngân
hàng gen cây trồng Quốc gia tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, An Khánh, Hoài
Đức, Hà Nội.

3

download by :


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện tại Trung tâm tài nguyên thực vật - Xã An Khánh,
Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 12/2018 đến tháng 08/2019.

4

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢO TỒN
Nước ta có nguồn giống cây bí đỏ rất phong phú, việc điều tra thập các
giống bí đỏ địa phương và các giống bí đỏ nhập nội hình thành tập đồn quĩ gen
bí đỏ sẽ tạo nguồn vật liệu cho công tác bảo tồn và chọn tạo giống bí đỏ.
Trong thực tế sản xuất ở nước ta, nhiều giống bí đỏ địa phương đã được
người dân trồng trọt và tuyển chọn thông qua các đặc điểm nơng sinh học theo
phương pháp dân gian. Do đó, cây bí đỏ cần được nghiên cứu có hệ thống để
định hướng tuyển chọn những nguồn giống tốt đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị
trường nội địa và xuất khẩu. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học nguồn gen để
phân loại, phân lập và xác định các nguồn giống bí đỏ triển vọng trong tập đồn
sẽ góp phần xây dựng các hướng khai thác sử dụng bền vững các nguồn
gen/giống bí đỏ ở Việt Nam.
Bảo tồn và khai thác nguồn gen thực vật nơng nghiệp có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng trong đời sống của con người trên toàn thế giới cũng như ở nước ta.
Sinh vật nói chung và thực vật nói riêng là ngun liệu trực tiếp ni sống con
người và đồng thời là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, y tế; bên cạnh đó, nó cịn có vai trị vơ cùng to lớn trong hệ sinh thái.
Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thực vật là bảo vệ tài nguyên di truyền nhằm
cung cấp nguồn nguyên liệu khởi thủy phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cải
tạo giống, đảm bảo duy trì được sự đa dạng sinh học và những tiền đề cần thiết về

tài nguyên sinh học cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp hiện tại cũng
như trong tương lai.
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao
của thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong
phú, đặc hữu. Đến nay, Việt Nam đã xác định được khoảng 49.200 loài sinh vật,
bao gồm 7.500 loài/chủng vi sinh vật; 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước;
10.500 loài động vật trên cạn; 2.000 loài động vật khơng xương sống và cá ở
nước ngọt; có trên 11.000 lồi sinh vật biển. Do đó, Việt Nam là một trong 10
trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới, được xếp hạng thứ 16 trên
thế giới về sự đa dạng tài nguyên sinh vật/tài nguyên di truyền, là nơi có nguồn
gen cây trồng và vật nuôi địa phương đa dạng của thế giới.

5

download by :


Theo thống kê thì trong vịng 50 năm qua, thế giới đã tạo ra được 2.070
giống/dịng ngơ mới, tuy vậy chỉ có 152 giống được phát triển rộng rãi phục vụ
cho cuộc sống con người, số còn lại chủ yếu là “nằm” trong phịng thí nghiệm;
bên cạnh đó thì có tới 7.640 giống ngô đã dần dần biến mất. Với cây lúa cũng có
tình trạng tương tự khi mà 200 năm qua, thế giới bị mất đi 44.000 giống lúa (cả
lúa nước và lúa cạn) có phẩm chất và khả năng chống chịu tốt, thay vào đó một
phần ít hơn là các giống lúa năng suất cao nhưng phẩm chất và khả năng chống
chịu lại không bằng. Theo Trung tâm Tài nguyên Thực vật, việc bảo tồn nguồn
gen phải luôn gắn với khai thác mới đạt được mục tiêu chung của công tác bảo
tồn. Nếu nguồn gen chỉ được thực hiện giới hạn trong phạm vi bảo tồn thì mới
đáp ứng được một phần nhỏ về lưu giữ nguồn gen, trong nhiều trường hợp nếu
chỉ lưu giữ nguồn gen thì sẽ trở thành vô nghĩa. Bởi vậy, việc đẩy mạnh khai thác
nguồn gen sẽ góp phần thực hiện có ý nghĩa và hiệu quả công tác bảo tồn. Nguồn

gen sau khi được thu thập, lưu giữ sẽ được đánh giá để phát hiện ra những nguồn
gen có giá trị sử dụng đưa vào sản xuất dưới hai hình thức sử dụng làm vật liệu
trong chọn tạo giống hoặc phát triển trực tiếp thành giống.
Các hoạt động chính trong cơng tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen
như sau:
2.1.1. Thu thập và nhập nội nguồn gen
Hàng năm, công tác thu thập nguồn gen luôn được tổ chức và tiến hành trên
phạm vi cả nước; việc thu thập nguồn gen được tập trung vào đối tượng cây trồng
có nguy cơ bị xói mịn cao và có giá trị quan trọng trong phát triển nông nghiệp.
Trong giai đoạn 2010 - 2015; toàn bộ mạng lưới đã thu đươc khoảng 14.000 mẫu
giống của trên 100 lồi cây trồng thuộc các nhóm cây: ngũ cốc, đậu đỗ, rau, gia
vị, cây có củ và các cây khác ở các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước như:
vùng núi và trung du phía Bắc; đồng bằng sông Hồng; Trung bộ; Tây nguyên và
Nam bộ. Bên cạnh đó, Trung tân TNTV đã nhập nội 231 nguồn gen: lúa, đậu đỗ,
rau, gia vị có đặc tính chống chịu và chất lượng tốt nhằm làm giàu quỹ gen cây
trồng quốc gia cũng như khai thác những tính trạng quý của nguồn gen.
2.1.2. Lưu giữ nguồn gen
Hiện trong tồn mạng lưới bảo tồn tài ngun thực vật nơng nghiệp đang
lưu giữ mẫu giống của các nguồn gen cây trồng khác nhau như: Cây ngũ cốc;
Cây rau, gia vị và nấm ăn; Cây ăn quả, cây công nghiệp; Cây có củ; Cây đậu đỗ;

6

download by :


Cây hoa; Cây cải tạo đất và cây thức ăn gia súc; Cây khác dưới các hình thức lưu
giữ như sau:
- Lưu giữ ngoại vi (ex-situ)
Trong tổng số 38.344 mẫu giống có 26.000 mẫu giống của 120 lồi cây trồng

được lưu giữ tại Ngân hàng gen hạt giống (kho lạnh), tại Trung tâm Tài nguyên
Thực vật ở ba chế độ: Ngắn hạn (lưu giữ khoảng 1-5 năm), Trung hạn (lưu giữ
khoảng 5-10 năm) và Dài hạn (lưu giữ khoảng 50-100 năm). Số cịn lại gồm các
nguồn gen: cây có củ, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa, cây thủy sinh... được
lưu giữ trên đồng ruộng tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật và các đơn vị mạng
lưới; một số nguồn gen được lưu giữ trong Ngân hàng in-vitro (nguồn gen cây
khoai môn, sọ), trong Ngân hàng ADN (nguồn gen lúa và cây ăn quả).
- Lưu giữ nội vi (in-situ/on-farm conservation)
Công tác bảo tồn nội vi đã và đang được quan tâm triển khai từ năm 2010
với mục tiêu vừa bảo tồn, vừa khai thác nguồn gen đặc biệt là những cây trồng
địa phương, đặc hữu. Đến thời điểm hiện tại, có hàng trăm nguồn gen của các
giống cây trồng gồm: bưởi, nhãn, rau địa phương được lưu giữ nội vi tại một số
tỉnh như: Hưng Yên, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn...
2.1.3. Đánh giá nguồn gen
Đánh giá ban đầu (characterization): Chủ yếu tập trung vào mô tả đặc
điểm hình thái của các nguồn gen. Hiện tại có 28.722 mẫu giống trong tổng số
38.344 mẫu giống được mô tả đặc điểm hình thái, chiếm tỷ lệ 75%.
Đánh giá chi tiết (evaluation): Được tập trung vào những đặc tính nơng học
chính như năng suất, chất lượng (hàm lượng các chất như: amylose ở lúa, vitmain,
đường ở cây rau, cây ăn quả...) và khả năng chống chịu với sâu bệnh (rầy nâu, đạo
ôn, bạc lá ở lúa), môi trường bất thuận (nóng, lạnh, mặn, hạn). Kết quả đánh giá
đối với cây ngũ cốc đạt 18%; cây rau, cây gia vị và nấm ăn đạt trên 25%...
2.1.4. Tư liệu và thông tin nguồn gen
Dữ liệu có được từ thu thập, nhân giống, đánh giá, khai thác nguồn gen....
đã được xử lý để đưa vào quản lý thống nhất trong toàn bộ hệ thống tài nguyên di
truyền thực vật quốc gia. Hiện tại, cơ sở dữ liệu đang quản lý thống nhất hơn
35.755 bản ghi dữ liệu đăng ký, lai lịch; 46.914 bản ghi dữ liệu mô tả, đánh giá
ban đầu nguồn gen của tồn hệ thống. Dữ liệu hình ảnh đã đưa vào quản lý, hiện
hệ thống có hơn 5.686 ảnh đặc tả của các nguồn gen.


7

download by :


2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGUỒN GEN CÂY BÍ ĐỎ
2.2.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại thực vật
2.2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố
Bí đỏ thuộc chi Cucurbita họ Cucurbitaceae (Jeffrey, 2001), gồm 25 loài, phát
triển phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới là các loài Cucurbita pepo và
Cucurbita moschata, loài Cucurbita maxima và Cucurbita mixta thì thích hợp ở
vùng ơn đới có khí hậu mát. Bí đỏ có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, bằng chứng cổ nhất là
các hạt bí đỏ có niên đại từ 7000 đến 5000 năm trước công nguyên đã được tìm thấy
ở Mexico. Có nhiều nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng: Loài Cucurbita pepo phân bố ở
khắp các vùng bắc Mexico và tây nam Hoa Kỳ từ 7000 năm trước Cơng ngun.
Lồi Cucurbita moschata đã xuất hiện ở Mexico và Peru từ 4000 năm trước Cơng
ngun. Lồi Cucurbita maxima cũng được tìm thấy ở Peru có niên đại khoảng
1200 năm trước Cơng ngun (Marita. C.V, 2002). Bí đỏ được những người thổ dân
ở Bắc Mỹ thuần hoá trồng và sử dụng như một nguồn thức ăn chính. Một số tài liệu
khác cho rằng bí đỏ cũng như các cây bầu bí khác có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
châu Phi, châu Mỹ, nam châu Á, (Ấn Độ, Malacca, nam Trung Quốc) do vậy yêu
cầu về nhiệt độ để sinh trưởng và phát triển cao hơn các loại rau ăn quả khác như cà
chua... (Dẫn theo Mai Văn Quyền và cs., 1995).
Nguồn gốc và sự tiến hóa các lồi trồng của chi Cucurbita được Merrick,
(1995) và Sanjur et al, (2002) tóm tắt như sau: Phần lớn các lồi có nguồn gốc ở
Mexico, số cịn lại có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Chi Cucurbita được chia thành hai
nhóm dựa trên sự thích nghi sinh thái. Nhóm thứ nhất, mesophytic, gồm các cây
hàng năm sống trong mơi trường có độ ẩm vừa phải với hệ thống rễ sợi. Năm
lồi trồng trọt chính đều thuộc nhóm này. Các lồi hoang dã trong nhóm
mesophytic phân bố tập trung từ phía đơng nam Hoa Kỳ trải về miền trung và

nam Argentina, thường ở độ cao dưới 1300m. Nhóm thứ hai, xerophytic, gồm
các lồi cây lâu năm có khả năng chịu hạn tốt, được đặc trưng bởi sự hiện diện
của rễ dự trữ có cùi dày như nhóm Digitata và Foetidissima. Chúng thích nghi
với vùng đất khơ cằn hoặc khu vực có độ dốc cao từ tây nam Hoa Kỳ tới miền
nam Mexico, rễ dự trữ của nó có chứa tinh bột, và chất béo chiết xuất từ hạt của
nó có thể dùng như dầu ăn được (Merrick, 1995). Theo nghiên cứu của Yongzheng et al, 2013, dựa trên phân tích DNA lục lạp, nhóm xerophytic được cho là
tổ tiên của các thành viên nhóm mesophytic. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng loài
C. ficifolia, một lồi thuộc nhóm mesophytic có liên hệ gần gũi với loài C.

8

download by :


foetidissima và C. pedatifolia thuộc nhóm xerophytic.
Lồi C. maxima có nguồn gốc ở khu vực ôn đới ẩm miền Nam Mỹ và
vùng đất thấp của Bolivia. Loài hoang dại C.maxima subsp. andreana (Naudin)
Filov được coi là tổ tiên của nó (Sanjur et al, 2002). Hạt của C. maxima được
khai quật ở Peru có niên đại 1800 năm trước cơng ngun. Sau khi Culumbus
đến châu Mỹ, C. maxima được lan truyền sang các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới, cũng như các khu vực ơn đới có mùa hè ấm áp.
Lồi C. moschata được thuần hóa ở Mexico, ven biển Peru và Guatemala.
Các bằng chứng khảo cổ có niên đại từ 7660 năm trước cơng ngun đã được tìm
thấy ở sườn phía tây của dãy núi Andes ở phía bắc Peru (Dillehay et al, 2007).
Robinson RW, Decker-Walters,1997, Sanjur et al, (2002) đã đề xuất Mexico và
phía bắc của Nam Mỹ là hai trung tâm thuần hóa độc lập của lồi này. Những
nghiên cứu gần đây về các mối quan hệ phát sinh giữa các loài hoang dã và loài
thuần trong chi Cucurbita, chủ yếu dựa trên dữ liệu ADN cho rằng, lồi tổ tiên
của C. moschata có thể là lồi hoang dại C. argyrosperma subsp. sororia L.
Merrick & D.M. Bates được tìm thấy ở vùng đất thấp phía bắc Nam Mỹ. Kể từ

thế kỷ 17, cây trồng thuộc loài C. moschata đã lan rộng ở tất cả các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới của các châu lục khác. C. moschata là loài chịu nhiệt nhất
trong chi Cucurbita nên rất phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Phi.
C. pepo được thuần hố độc lập ở hai khu vực, phía nam Trung Mỹ từ
loài hoang dã C. pepo subsp. texana (Scheele) Filov, và ở Mêxicơ từ lồi hoang
dã C. pepo subsp. fraterna (L.H. Bailey) Filov (Sanjur và cs., 2002). Hạt và vỏ
của C. pepo đã được tìm thấy với niên đại 10,000-30,000 trước công nguyên ở
Florida, 7,000-9,000 trước công nguyên ở Mexico và khoảng 5.000 trước công
nguyên ở Illinois (Robinson và Decker-Walters, 1997). C. pepo được đưa đến
châu Âu vào thế kỷ 16. Nó có khả năng chịu nhiệt kém hơn C. moschata và do
mục đích trồng thương mại làm cảnh trong dịp lễ Halowin nên lồi này ngồi
châu Mỹ nó được trồng chủ yếu ở châu Âu.
Hai lồi trồng ít phổ biến hơn là C. argyrosperma và C. ficifolia. Loài
trồng C. argyrosperma có thể có tổ tiên chung với C. moschata là C.
argyrosperma subsp. sororia L. Merrick & D.M còn tổ tiên của C. ficifolia chưa
được xác định (Sanjur et al, 2002).
Theo Mai Phương Anh (1996), họ bầu bí trên thế giới có 120 chi, 1000 lồi,

9

download by :


riêng chi Cucurbita có 27 lồi, trong đó có 5 lồi được trồng trọt, Các lồi được
phân thành 9 nhóm, trong đó 2 nhóm chịu hạn và 7 nhóm khơng chịu hạn. Theo
Phạm Hoàng Hộ (1999), C. moschata và C. maxima có nguồn gốc châu Mỹ. Cịn
theo Võ Văn Chi (1996), C. pepo có nguồn gốc châu Phi nhiệt đới. C. maxima có
nguồn gốc nhiệt đới châu Mỹ, cịn C. moschata gốc ở Viễn Đông thường được
trồng ở đồng bằng và trung du miền bắc nước ta.
Ở nước ta, bí đỏ xuất hiện từ lâu đời. Khơng thấy có tài liệu ghi chép về

nguồn gốc du nhập vào Việt Nam từ khi nào, chỉ biết rằng loại cây này có mặt
khắp các vùng miền từ Bắc tới Nam. Bí đỏ được sử dụng làm thực phẩm phổ
biến, rau bí luộc, xào, quả bí non xào, canh bí, chè bí đã trở thành những món ăn
rất quen thuộc đối với nhiều gia đình.
2.2.1.2. Phân loại thực vật bí đỏ
Theo một số tác giả, chi Cucurbita bao gồm 15 lồi chính, phân thành 7
nhóm chính, với năm lồi trồng phổ biến (Lira - Saade, 1995; Jeffrey C., 2001;
Sanjur et al, 2002) được tóm tắt trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 Các nhóm lồi và phân bố của chi Cucurbita
Cucurbita spp.

Phân bố

Nhóm Argyrosperma
C. argyrosperma C. Hubera
subsp. argyrosperma
subsp. sororia (L.H. Bailey)
Merrick & D.M. Bates
Nhóm Ficifolia

Mexico, Trung Mỹ, phía Tây Nam Hoa Kỳ
L. Bờ biển Thái Bình Dương từ Mexico đến
Nicaragua

C. ficifolia Bouchéa

Từ vùng đất cao Mexico đến Nam Chi lê và
Argentina

Nhóm Maxima

C. maxima Duchesne a
subsp. maxima

Argentina, Bolivia, Mexico

subsp. andreana (Naudin) Filov

Argentina, Bolivia

C. moschata Duchesne a

Vùng đất thấp của Mexico, Trung Mỹ

Nhóm Pepo
C. pepo L.a
subsp. fraterna (L.H. Bailey) Filov

Phía bắc Mexico và Nam Hoa Kỳ
Đơng Bắc Mexico

10

download by :


Cucurbita spp.

Phân bố

subsp. ovifera (L.) Harz

subsp. ozarkana D.S. Decker
subsp. pepo
subsp. texana (Scheele) Filov
C.ecuadorensis H.C. Cutler & Whitaker
Nhóm Okeechobeensis

Nam và Trung tâm Hoa Kỳ
Texas và đông nam Hoa Kỳ
Bờ biển Thái Bình Dương của Ecuador

C. okeechobeensis (J.K. Small) L.H.
Bailey

Quận Palm Beach, Florida, Hoa Kỳ

subsp. okeechobeensis

Veracruz, Mexico

subsp. martinezil (L.H. Bailey) T.W.
Walters & D.S. Decker
C. lundelliana L.H. Bailey

Mexico vùng đất thấp Yucatan, Guatemala, Belize

Nhóm Digitata
C. digitata A. Grayb

New Mexico và Arizona, Hoa Kỳ


C. cylindrata L.H. Baileyb

Baja California, Mexico

C. palmata S. Watsonb

Phía Nam California và Arizona, Hoa Kỳ

Nhóm Foetidissima
C. foetidissima Kunthb

Phía tây Hoa Kỳ và Mexico

C. pedatifolia L.H. Baileyb

Trung Mexico

C. × scabridifolia L.H. Baileyb

Đơng Bắc Mexico

C. radicans Naudinb

Mexico

a

b

Loài trồng trọt; Cây lâu năm


Bộ bầu bí (Cucurbitales) chủ yếu có mặt tại khu vực nhiệt đới, có một số ít
tại cận nhiệt đới và ơn đới. Đặc trưng của bộ này là có hoa đơn tính, phần lớn là 5
cánh, với các cánh hoa nhọn và dày (Matthews M. L. and Endress P. K, 2004).
Thụ phấn chủ yếu nhờ cơn trùng, nhưng cũng có thể nhờ gió như các họ
Coriariaceae và Datiscaceae. Bộ này có khoảng 2.300 loài trong 7 họ và 129
chi. Các họ lớn nhất là họ Thu Hải Đường (Begoniaceae) với 1.400 lồi trong 2-3
chi và họ Bầu bí (Cucurbitaceae) với 825-845 loài trong 118 chi (Watson. L and
M.J. Dallwitz, 1992).
Họ bầu bí (Cucurbitaceae) là họ quan trọng trong bộ bầu bí gồm 120 chi và

11

download by :


1000 lồi, ở Việt Nam có 53 lồi (FAO). Đặc trưng dễ nhận biết nhất của họ bầu
bí là: thân có tua cuốn, lá mọc cách và thường có hình dạng chân vịt hoặc xẻ
thùy, hoa có 5 cánh và đối xứng tỏa tia và gần như là hoa đơn tính, bao hoa kéo
dài và đính trên bầu, quả mọng. Bao gồm một số loài được biết đến như: dưa hấu
(Citrullus), dưa chuột (Cucumis), bí đao (Benincasa), bầu (Lagenaria), bí đỏ
(Cucurbita), mướp (Luffa), mướp đắng (Momordica)... Họ bầu bí là một trong
những họ quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới mặc dù không
quan trọng như họ Hòa thảo (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae) hay họ Cà
(Solamacea) Phần lớn các loài trong họ này là các loại dây leo sống một năm với
hoa khá lớn và có màu sắc sặc sỡ (Watson and Dallwitz, 1992).
Hiện nay, ở Việt Nam trong hầu hết các tài liệu và báo cáo đều cho biết, chi
Cucurbita có 25 lồi (Ngơ Thị Thanh Vân, 2002; Đặng Văn Duyến, 2007).
Theo phân loại thực vật học trong bộ thực vật và sách chuyên khảo (Phạm
Hoàng Hộ (1999) , Gerardus, Grubben (2004), tập đồn bí đỏ có đặc điểm về hình

thái thân, lá và cuống quả như sau:
- C. moschata Duch: thân cứng, có rãnh trơn; lá phân thùy vừa phải, phủ
lông hơi cứng, mặt trên lá hơi nhám nhám; hoa màu vàng, hoa nhỏ hơn hoa của
C.maxima; cuống quả cứng, góc cạnh trơn, loe về phía đính với quả.
- C. maxima Duch: thân trịn hơn và mềm hơn loài trên; lá mềm mại,
thường phân thuỳ rất nông trông như không phân thùy, phủ lông mềm hơn loài
trên; hoa đực vàng nghệ, hoa to hơn C.moschata; cuống quả trịn, mềm hơn, và
khơng loe; thịt quả vàng cam, khơng có sợi.
- C. pepo L: Thân cứng, góc cạnh, có rãnh và lơng cứng, thưa; lá có lơng
cứng, thưa, xẻ thùy thường sâu; cuống quả góc cạnh sắc, đơi khi loe về phía đính
với quả.
- C. ficifolia Bouché : thân góc cạnh, có lơng cứng; lá giống hình lá vả
(Ficus carica L.) có lơng cứng và xẻ thùy thường sâu; Hạt màu đen, tỷ lệ R/D hạt
thường là 2 : 3, rộng hơn so với các lồi bí đỏ trồng khác.
Từ đó cho thấy, sự đa dạng về đặc điểm hình thái, nơng sinh học của các
giống bí đỏ địa phương, ngay cả trong cùng một lồi thì mỗi một giống cũng có
những đặc điểm hình thái nơng sinh học khác nhau đặc trưng cho giống. Nói
chung, các giống bí đỏ địa phương có dạng thân lá hoa quả đa dạng đủ các kiểu:
+ Với thân từ tròn như bí đỏ lai hay có loại có góc cạnh rõ rệt; lông trên

12

download by :


thân có dạng ngắn hoặc dạng dài, lơng cứng hay lơng mềm, đây là đặc điểm thể
hiện cho tính chống chịu sâu bệnh hại của cây bí đỏ, lơng trên thân càng dài và
cứng bao nhiêu thì khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống đó càng cao, đặc
điểm này phục vụ cho công tác chọn tạo giống và phát triển nguồn gen. Những
giống có thân chính sinh trưởng nhanh, bò lan dài, phân nhánh mạnh phù hợp

với mục đích thu nhiều sản phẩm, bên cạnh thu quả cịn có thể thu ngọn và hoa.
+ Lá có các dạng hình trịn, hình trứng hay hình thận, ở các giống địa
phương sự phân bố tán lá rậm rạp hơn các giống bí lai; các đốt thân có giống
ngắn hơn, có giống dài hơn bí lai, lá mềm hoặc cứng hơn; màu sắc đốm bạc trên
lá đa dạng từ giống không có tới giống có đốm bạc phân bố dày trên mặt lá; màu
sắc lá, có giống lá màu xanh nhạt, có giống lá màu xanh đậm thể hiện hàm lượng
diệp lục cao, sinh khối lớn cho thân lá hoa quả to phù hợp cho hướng sản xuất
các giống bí ăn ngọn, ăn hoa và thu quả phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi.
+ Màu sắc hoa và kiểu dạng hoa đa dạng, thời gian ra hoa tập trung hay
không tập trung nên phải có biện pháp cụ thể với từng giống trong việc chăm sóc
như bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại, đặc điểm này ảnh hưởng tới
chất lượng quả sau này.
+ Quả bí đỏ có đủ các hình dạng khác nhau như elip, cầu, đĩa, lê, thuôn,
phẳng, quả tạ, cong cổ, ..., tuy nhiên khối lượng quả từ nhỏ đến trung bình là chủ
yếu, năng suất bí đỏ địa phương thường thấp hơn so với các giống bí lai; từ sự đa
dạng đó mà đáp ứng thị hiếu khác nhau của thị trường khó tính, là định hướng
cho nghiên cứu chọn tạo giống mới phù hợp thị hiếu người tiêu dùng; giống quả
nhỏ nhưng lại nhiều quả phù hợp cho thu hái quả non, giống quả nhỏ nhưng chất
lượng thịt quả tốt, hàm lượng các chất dinh dưỡng cao phù hợp cho hướng thu
quả làm thực phẩm cho con người.
+ Hạt bí đỏ, đa dạng ở màu sắc vỏ hạt kem hay vàng, hình dạng hạt ovan
bầu, ovan thuôn hay ovan dài, số lượng hạt trên một quả nhiều, khối lượng hạt
lớn phù hợp cho hướng sản xuất bí lấy hạt phục vụ thị hiếu tiêu dùng sử dụng hạt
bí đỏ của thị trường hiện nay.
Mặc dù vậy, có một số giống bí đỏ địa phương có nhiều đặc điểm hình
thái nơng sinh học nổi trội, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, khối lượng quả
khá, chất lượng quả tốt là những giống triển vọng trong việc bảo tồn và phát triển
nguồn gen bí đỏ địa phương.

13


download by :


×