Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

luận văn thạc sĩ nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái của nhông cát leiolepis guttata (cuvier, 1829) trong điều kiện bán hoang dã tại huyện bắc bình, tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Nguyễn Thị Minh Phương

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH THÁI
CỦA NHÔNG CÁT LEIOLEPIS GUTTATA (CUVIER, 1829) TRONG
ĐIỀU KIỆN BÁN HOANG DÃ TẠI HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH
BÌNH THUẬN.

LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, 2020


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Nguyễn Thị Minh Phương



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH THÁI CỦA
NHÔNG CÁT LEIOLEPIS GUTTATA (CUVIER, 1829) TRONG
ĐIỀU KIỆN BÁN HOANG DÃ TẠI HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH
BÌNH THUẬN
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Trần Tình.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Trần Tình và tham khảo các tài liệu đã công bố có nguồn gốc rõ
ràng. Các kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được
bảo vệ trước bất kì hội đồng nào trước đây.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Phương


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được nội dung học tập và thực hiện luận văn này tôi xin tỏ
lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ, toàn thể quý

thầy cô trong Học viện Khoa học và Công nghệ đã tận tình truyền giảng kiến
thức, tư vấn kĩ thuật và hướng dẫn kĩ năng giúp tôi trau dồi nền tảng kiến thức cơ
bản, thực hành kiến thức trong điều kiện thực tế.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các anh chị phòng đào tạo của Học viện Khoa
học và Công nghệ ở Hà Nội cũng như ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình
hướng dẫn về các thủ tục trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Và em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Trần Tình – Trưởng
phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, trường Đại học Phan Thiết đã
hướng dẫn về kĩ năng thực hành và hỗ trợ tối đa cơ sở vật chất giúp em hoàn
thành luận văn của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ông Dương Minh Công, ông Trần Văn Đông,
bà Trần Thị Ngọt, bà Nguyễn Thị Nguyệt đã giúp tôi thực hiện đề tài thực
nghiệm trong điều kiện tốt nhất tại nông trại của mình.
Xin được cảm ơn Thạc sĩ Vương Lợi, bạn Hồ Hạnh Nguyên, em Ngô Quế
Trinh đã hỗ trợ tôi về mặt kĩ thuật trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình,bạn bè và các thầy cô đồng
nghiệp nơi tôi công tác đã luôn ủng hộ và khuyến khích tôi liên tục trong suốt
quá trình học tập, thực hiện đề tài và viết luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Thuận An, ngày 17 tháng 06 năm 2020

Nguyễn Thị Minh Phương


Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt
CHB

Nhông cát cái hậu bị


CTT

Nhông cát cái trƣởng thành

ĐHB

Nhông cát đực hậu bị

ĐTT

Nhông cát đực trƣởng thành

FHD (Fore-hind limb distance)

Dài nách – bẹn

FLL (fore limb length)

Dài chi trƣớc

HL (head length)

Khoảng cách miệng tai

HLL (hind limb length)

Dài chi sau

HW (head width)


Rộng đầu

IL (number of infralabials)

Số vảy môi dƣới

IUCN

Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên
nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Lf.I (lamellae under digit I of fore Số bản mỏng dƣới ngón I chi trƣớc
climb)
Lf.IV (lamellae under digit IV of fore Số bản mỏng dƣới ngón IV chi
climb)
trƣớc
Lh.IV (lamellae under digit IV of Số bản mỏng dƣới ngón IV chi sau
hind climb)
NC

Nhông con

OD (Diameter of the orbit)

Đƣờng kính mắt

PF (number of femoral pores)

Số lỗ đùi


SE (number of enlarged scales across Số vảy dƣới đùi
the lower part of the tibia)
SL (number of supralabials)

Số vảy môi trên

SVL (snout-vent length)

Dài thân

TL (tail length)

Dài đuôi

TW (Tail width)

Rộng đuôi

VS (Number of ventral scales)

Số vảy bụng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thời gian thu mẫu tại 4 nông trại. .................................................. 11
Bảng 2.2. Đặc điểm 5 nhóm đối tƣợng nhông cát. ........................................ 11
Bảng 2.3. Các đặc điểm tính trạng kích thƣớc khảo sát. ................................ 18
Bảng 3.1. Màu sắc xuất hiện ở phần đầu nhông cát. ...................................... 24
Bảng 3.2. Màu sắc xuất hiện ở phần thân nhông cát. ..................................... 26
Bảng 3.3. Màu sắc xuất hiện ở chi trƣớc nhông cát. ...................................... 29

Bảng 3.4. Màu sắc xuất hiện ở chi sau nhông cát. ......................................... 32
Bảng 3.5. Màu sắc xuất hiện ở bụng nhông cát. ............................................. 34
Bảng 3.6. Màu sắc xuất hiện ở dải dọc bên lƣng nhông cát. .......................... 35
Bảng 3.7. Màu sắc xuất hiện ở dải bên hông nhông cát. ................................ 37
Bảng 3.8. Màu sắc xuất hiện ở dải liên sƣờn nhông cát. ................................ 39
Bảng 3.9. Đặc điểm trọng lƣợng của nhông cát L. guttata. ........................... 41
Bảng 3.10. Đặc điểm các tính trạng kích thƣớc của nhông cát L. guttata. .... 42
Bảng 3.11. Đặc điểm các hình thái cơ thể của nhông cát L. guttata.. ............ 44
Bảng 3.12. Đặc điểm chuồng nuôi nhông cát.. ............................................... 45
Bảng 3.13. Nhiệt độ, độ ẩm trung bình tại hang nhông cát.. .......................... 46
Bảng 3.14. Các loài thực vật chủ yếu đƣợc sử dụng làm thức ăn cho nhông
cát.. ........................................................................................................ 48
Bảng 3.15. Kết quả phỏng vấn chủ trang trại về tập tính sinh sản của nhông
cát.. ........................................................................................................ 57


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Các tỉnh, thành nuôi nhông cát Leiolepis guttata tại Việt Nam .......... 8
Hình 2.1. Hình thái bên ngoài của Nhông cát L.guttata................................. 12
Hình 2.2. Bẫy lồng nhỏ (trái) và bẫy lồng lớn (phải) dùng đế bắt nhông cát 14
Hình 2.3. Lƣới (trái) và bẫy thòng lọng (phải) dùng để bắt nhông cát. ......... 14
Hình 2.4. Phƣơng pháp đánh dấu nhông cát sau khi nghiên cứu. .................. 15
Hình 2.5. Phƣơng pháp so màu phần đầu cổ .................................................. 15
Hình 2.6. Phƣơng pháp so màu phần lƣng. .................................................... 15
Hình 2.7. Phƣơng pháp so màu phần bụng .................................................... 16
Hình 2.8. Phƣơng pháp so màu dải trên lƣng. ................................................ 16
Hình 2.9. Phƣơng pháp so màu dải liên sƣờn ................................................ 16
Hình 2.10. Phƣơng pháp so màu chi sau và chi trƣớc. ................................... 16
Hình 2.11. Phƣơng pháp so màu đùi sau con đực trƣởng thành. ................... 16
Hình 2.12. Phƣơng pháp xác định trọng lƣợng sống nhông cát. .................... 17

Hình 2.13. Phƣơng pháp đo các tính trạng kích thƣớc. .................................. 17
Hình 2.14. Phƣơng pháp đếm số vảy môi trên, số vảy môi dƣới ................... 19
Hình 2.15. Phƣơng pháp đếm số vảy bụng và số lỗ đùi. ................................ 19
Hình 2.16. Phƣơng pháp đếm số bản mỏng dƣới ngón I, IV chi trƣớc
và ngón IV chi sau........................................................................................... 19
Hình 2.17. Phƣơng pháp đo nhiệt độ, độ ẩm tại hang nhông cát ................... 20
Hình 3.1. Màu sắc phần đầu-cổ của nhông cát............................................... 22
Hình 3.2. Màu sắc phần thân của nhông cát................................................... 25
Hình 3.3. Màu sắc chi trƣớc của nhông cát. ................................................... 28
Hình 3.4. Màu sắc chi sau của nhông cát ....................................................... 31
Hình 3.5. Màu sắc phần bụng của nhông cát. ................................................ 33


Hình 3.6. Màu sắc dải dọc bên lƣng của nhông cát. ..................................... 35
Hình 3.7. Màu sắc dải bên hông của nhông cát.............................................. 36
Hình 3.8. Màu sắc dải bên hông của nhông cát.............................................. 38
Hình 3.9. Nhông cát đang ăn tại chuồng nuôi. ............................................... 48
Hình 3.10. Biểu hiện của nhông cát khi xung đột. ......................................... 50
Hình 3.11. Biểu hiện của nhông cát khi hăm dọa nhông cát khác dƣới hang.50
Hình 3.12. Nhông cát bị đứt đuôi và đuôi mọc lại sau khi đứt ...................... 51
Hình 3.13. Hiện tƣợng ăn thịt con non ở nhông cát.. ..................................... 51
Hình 3.14. Số cá thể nhông cát hoạt động tại 1 điểm nghiên cứu trong những
thời điểm khác nhau trong ngày ............................................................ 52
Hình 3.15. Hang nhông cát đƣợc lấp vào cuối ngày.. .................................... 52
Hình 3.16. Lột xác ở đầu, chi sau của nhông cát và lột xác ở đuôi, thân của
nhông cát hậu bị .................................................................................... 54
Hình 3.17. Sự thay đổi màu sắc của nhông cát trƣởng thành trƣớc và sau khi
lột xác. .................................................................................................. 54
Hình 3.18. Biểu hiện của nhông cát cái giai đoạn bắt cặp.. ........................... 55
Hình 3.19. Biểu hiện của nhông cát đực trƣởng thành khi bắt cặp ................ 57



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................ 3
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GIỐNG NHÔNG CÁT Leiolepis .......... 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu giống nhông cát Leiolepis trên thế giới . 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu giống nhông cát Leiolepis tại Việt Nam 5
1.1.3. Nhông cát Leiolepis guttata (Cuvier, 1829) tại tỉnh Bình Thuận
.................................................................................................................. 8
1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN BẮC BÌNH,
TỈNH BÌNH THUẬN ................................................................................. 10
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU V PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 11
2.1. ĐỊA ĐIỂM – ĐỐI TƢỢNG V VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ............ 11
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 11
2.1.2.Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 11
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 13
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 13
2.3.1. Phƣơng pháp thu mẫu................................................................ 13
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái nhông cát trong
điều kiện bán hoang dã ........................................................................ 15
2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm màu sắc của nhông cát
theo lứa tuổi và giới tính .................................................................... 15
2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu trọng lượng sống và các tính trạng
kích thước cơ thể nhông cát theo lứa tuổi và giới tính ...................... 17
2.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu số vảy, số bản mỏng và số lỗ ở một
số bộ phận cơ thể nhông cát theo lứa tuổi và giới tính ...................... 18
2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái nhông cát trong
điều kiện bán hoang dã ........................................................................ 19
2.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tập tính s nh học, hoạt động ngày

đêm, hoạt động m a trong điều kiện bán hoang dã ........................... 19
2.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành ph n thức n trong điều kiện
bán hoang dã ...................................................................................... 21
2.3.4. Phƣơng pháp thống kê ............................................................... 21


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ V THẢO LUẬN .................................................. 22
3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI NHÔNG CÁT TRONG ĐIỀU KIỆN BÁN
HOANG DÃ ............................................................................................... 22
3.1.1. Đặc điểm tính trạng màu sắc của nhông cát theo lứa tuổi và
giới tính .................................................................................................. 22
3.1.1.1. Đặc điểm màu sắc ph n đ u ................................................. 22
3.1.1.3. Đặc điểm màu sắc chi trước của nhông cát .......................... 28
3.1.1.4. Đặc điểm màu sắc chi sau của nhông cát ............................. 31
3.1.1.5. Đặc điểm màu sắc ph n bụng của nhông cát ....................... 33
3.1.1.6. Đặc điểm màu sắc dải dọc bên lưng của nhông cát ............. 34
3.1.1.7. Đặc điểm màu sắc dải bên hông của nhông cát ................... 36
3.1.1.8. Đặc điểm màu sắc dải liên sườn của nhông cát ................... 38
3.1.2. Đặc điểm trọng lƣợng sống và các tính trạng kích thƣớc cơ thể
của nhông cát theo lứa tuổi và giới tính ............................................. 40
3.1.2.1. Đặc điểm tính trạng trọng lượng của nhông cát .................. 40
3.1.2.2. Đặc điểm tính trạng kích thước cơ thể của nhông cát .......... 41
3.1.3. Đặc điểm tính trạng số số vảy, số bản mỏng, số lỗ ở một số bộ
phận cơ thể của nhông cát theo lứa tuổi và giới tính ......................... 43
3.2. ĐẶC ĐIỂM SİNH THÁI NHÔNG CÁT TRONG ĐIỀU KIỆN BÁN
HOANG DÃ ............................................................................................... 45
3.2.1. Đặc điểm chuồng nuôi ................................................................ 45
3.2.2. Một số loại thức ăn đƣợc nông dân sử dụng nuôi nhông cát . 46
3.2.3. Tập tính s nh học nhông cát trong điều kiện bán hoang dã ... 49
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN V KIẾN NGHỊ .................................................. 58

4.1. KẾT LUẬN .......................................................................................... 58
4.2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 59


1

MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ T I
Nhông cát Leiolepis guttata (Cuvier, 1829) có nhiều tên gọi khác tùy
theo một số địa phƣơng gồm: nhông biển, kỳ nhông, nhông nhông, con dông
hoặc con chông (Nguyễn Lân Hùng, 2010)[17]. Tại tỉnh Bình Thuận, nhông cát
có tên là dông khu Lê (vì chúng sống trong khu vực Chiến khu Lê của huyện
Bắc Bình). Tên tiếng Anh của nhông cát là Spotted butterfly lizard, tiếng
Pháp là Agame-papillon géant (Malaisse và cộng sự, 2014; Trần Tình,
2015)[37,49]. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc thực hiện các nội dung nghiên
cứu kế tiếp, nhông cát Leiolepis guttata (Cuvier, 1829) sẽ đƣợc gọi tắt là
nhông cát.
Nhông cát sống thích nghi với kiểu sống chạy trên mặt đất, ƣa sống ở
các khu vực ít cây cối và khô cằn. Thịt nhông cát có vị ngọt, mặn, mùi thơm,
tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ, giảm đau, kích thích tiêu hóa, tiêu
độc, làm khô vết thƣơng, có giá trị dinh dƣỡng cao (Nguyễn Lân Hùng,
2010)[17]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự phát triển mạnh của hệ
sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, các khu du lịch cùng với tình hình
khai thác ngày một gia tăng dẫn đến số lƣợng nhông cát bị suy giảm đáng kể.
Các công trình nghiên cứu về loài và phân loài trong giống Leiolepis
còn tƣơng đối ít, chỉ có một số nghiên cứu về hình thái và phân bố địa lý
nhƣng chƣa đầy đủ (Trần Tình, 2015)[49]. Riêng loài nhông cát tại tỉnh Bình
Thuận, một số nghiên cứu, báo cáo chƣa thể hiện đầy đủ và chính xác về đặc
điểm hình thái và sinh thái của chúng.
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bình Thuận (2016), toàn tỉnh có hơn 5.700 hộ nuôi nhông với diện tích gần
100 ha, chủ yếu tận dụng cồn, bãi cát khô hạn, nhông cát sống tập trung chủ
yếu tại huyện Bắc Bình. Đây là vùng có điều kiện khí hậu vốn khắc nghiệt
nhƣng rất thuận lợi cho sự phát triển của nghề nuôi nhông cát, góp phần tăng
thêm thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng.


2

Nhằm góp phần hỗ trợ bảo tồn nguồn gen, làm cơ sở dữ liệu khoa học
về loài nhông cát Leiolepis guttata (Cuvier, 1829), là một trong 9 loài nhông
cát của thế giới, thông qua đó hiểu rõ các đặc tính sinh học và sinh thái của
nhông cát, hỗ trợ phát triển nghề nuôi nhông cát tại huyện Bắc Bình, tỉnh
Bình Thuận trong điều kiện bán hoang dã, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái của nhông cát Leiolepis
guttata (Cuvier, 1829) trong điều kiện bán hoang dã tại huyện Bắc Bình,
tỉnh Bình Thuận”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Cung cấp dẫn liệu khoa học để nhận diện loài Nhông cát dựa trên màu
sắc cơ thể, các tính trạng hình thái, thành phần loại thức ăn đang đƣợc nuôi tại
huyện Bắc Bình để đề xuất công tác bảo tồn trong điều kiện bán hoang dã.
ĐỐI TƢỢNG V PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng: nhông cát Leiolepis guttata con, hậu bị và trƣởng thành.
Phạm vi nghiên cứu: thôn Hồng Chính, xã Hòa Thắng, huyện Bắc
Bình, tỉnh Bình Thuận.
Ý NGHĨA KHOA HỌC V THỰC TIỄN CỦA ĐỀ T I
Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung dẫn liệu về đặc điểm hình thái: màu sắc cơ thể, các đặc điểm
tính trạng kích thƣớc, các đặc điểm tính trạng số lƣợng về nhông cát L.
guttata.

- Bổ sung dẫn liệu về đặc điểm sinh thái: tập tính sinh học, hoạt động
ngày và mùa, đặc điểm dinh dƣỡng của nhông cát L. guttata trong điều kiện
bán hoang dã.
Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp cơ sở khoa học để đề xuất công tác bảo tồn loài nhông cát
trong điều kiện bán hoang dã nhằm hỗ trợ phát triển nghề nuôi nhông cát tại
Bình Thuận, đồng thời góp phần bảo vệ vốn gen loài đặc hữu của Việt Nam.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GIỐNG NHÔNG CÁT Leiolepis
1.1.1. Tình hình nghiên cứu giống nhông cát Leiolepis trên thế giới
Theo Vitt et Caldwell (2014)[52], Trần Tình và cộng sự (2015)[49], nhông
cát Leiolepis guttata (Cuvier, 1829) thuộc giới Animalia (Động vật); ngành
Dây sống Chordata; phân ngành có xƣơng sống Vertebrata; phân thứ ngành
Động vật có hàm Gnathostomata; động vật 4 chân trên lớp Tetrapoda; lớp bò
sát Reptilia; phân lớp hai cung Diapsida; phân thứ lớp thằn lằn đốt sống mỏng
Lepidosauromorpha; trên bộ đốt sống mỏng Lepidosauria; bộ có vảy
Squamata; phân bộ thằn lằn Sauria; họ nhông Agamidae; phân họ
Leiolepidinae và giống Leiolepis.
Những công trình nghiên cứu về loài và phân loài trong giống Leiolepis
trên thế giới còn tƣơng đối ít, chủ yếu các công trình nghiên cứu về hình thái
và phân bố địa lý.
Theo Taylor (1963)[44], Leiolepis belliana đƣợc Gray xác định và mô tả
đầu tiên vào năm 1827 dƣới tên Uromastyx belliana dựa trên hình vẽ của
Harwieke từ mẫu thu ở Penang (Malaysia). Năm 1845, trong “Catalogue of
the Lizards in the British Museum” Gray gọi là Leiolepis belliana. Năm 1864,
trong “Reptile of the British India” Gunther gọi là Leiolepis guttata.

Một số công trình nghiên cứu về hình thái, phân bố và phân loại của
loài nhông cát: Smith (1943)[43] mô tả Leiolepis belliana ở Ấn Độ, Miến Điện,
Sri Lanca. Pope (1935)[41] trình bày khóa phân loại để xác định các giống
trong họ Agamidae ở Trung Quốc và các loài thuộc giống Leiolepis, trong đó
có loài Leiolepis belliana belliana Gray. Loài này phân bố ở khu vực Đông
Nam Á từ Nam Miến Điện đến quần đảo Sumatra. Ở Trung Quốc, gặp loài
này ở Quảng Châu, Quảng Đông, Hải Nam.
Theo Grismer J. L. và cộng sự (2014)[35] thì hiện nay giống nhông cát
Leiolepis trên thế giới có 9 loài, trong đó có năm loài lƣỡng tính gồm
Leiolepis belliana Gray 1827; Leiolepis guttata Cuvier 1829; Leiolepis
ocellata Peters, 1971; Leiolepis peguensis Peters 1971; Leiolepis reevesii


4

Gray 1831 và bốn loài đơn tính gồm Leiolepis boehmei [lƣỡng bội
(Aranyavalai và cộng sự, 2004)] Darevsky & Kupriyanova 1993; Leiolepis
guentherpetersi [tam bội (Darevsky & Kupriyanova 1993)]; Leiolepis
ngovantrii [kiểu nhân chƣa biết (Grismer & Grismer, 2010)]; Leiolepis
triploida [tam bội (Peters, 1971)]. Các loài này phân bố ở phía nam Trung
Quốc, Việt Nam, Lào, Cambuchia, Myanma, Thái Lan và Indonesia. Tất cả
các loài trong giống Leiolepis đều có kích thƣớc vừa phải (chiều dài từ mõm
tới lỗ huyệt lớn nhất là 18cm), ăn tạp và sống ở ven biển, thảo nguyên bằng
phẳng với đất lỏng lẻo. Chúng đào những hang dài có ngách làm nơi trú ẩn
(Taylor, 1963; Peters, 1971; Cox và cộng sự, 1998; Grismer & Grismer,
2010).
Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2005)[18]
cho biết Việt Nam ghi nhận có 5 loài nhông cát (trong đó có 1 loài mới tên
Leiolepis ngovantrii phát hiện vào năm 2010) đƣợc sắp xếp theo thứ tự gồm:
Leiolepis belliana (Gray, 1827) phân bố ven biển từ tỉnh Thanh Hoá đến tỉnh

Cà Mau và Gia Lai; Leiolepis guentherpetersi (Darevsky et Kupriyanova,
1993) phân bố ở vùng ven biển từ tỉnh Thừa Thiên-Huế đến tỉnh Quảng Ngãi;
Leiolepis guttata (Cuvier, 1829) phân bố ở các vùng ven biển từ tỉnh Thừa
Thiên-Huế đến Bình Thuận; Leiolepis reevesii (Gray, 1831) phân bố ở vùng
ven biển từ tỉnh Thanh Hoá đến tỉnh Kiên Giang và tỉnh Gia Lai; Leiolepis
ngovantrii (Grismer et Grismer, 2010) đƣợc phát hiện năm 2010 tại tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu.
Patrick David, Ivan Ineich (2009)[39] mô tả lại các loài nhông cát tại
Đông Dƣơng, ghi nhận sự hiện diện của L. guttata.
Theo Cao Tiến Trung (2009)[2] thì một số công trình nghiên cứu về
nhông cát khác trên thế giới có thể kể đến nhƣ: Bourret R. (1941, 1942,
1943); Mertens H. (1961); Taylor E. H. (1958, 1963); Peters G. (1971); Gray
J. E. (1831, 1845); Manthey U. và cộng sự (1992, 1997); Chan-ard T. và cộng
sự (1999); Zhao E., Adler K. (1993); Schmitz A. và cộng sự, (1963); Ziegler
T. (1999); Zhao E., Adler K. (1993, 2003); Nemes L., và cộng sự (2013);
Ananjeva N.-B và cộng sự (2007).


5

1.1.2. Tình hình nghiên cứu giống nhông cát Leiolepis tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, tình hình khai thác, buôn bán ở Việt Nam
đang ngày một gia tăng dẫn đến danh sách các loài động vật hoang dã sắp bị
tuyệt chủng tăng lên một cách đáng kể (Ngô Đắc Chứng và Phạm Văn
Thƣơng, 2013)[14]. Hiện nay, Việt Nam có 418 loài động vật đang bị đe dọa
ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài (trong số đó, có 116 loài động vật rất nguy
cấp) so với năm 1992 (Sách đỏ Việt Nam, 2007).
Theo báo cáo của Nguyen N. S. và cộng sự (2018)[38] với IUCN thì
Nhông cát lƣng đốm Leiolepis guttata đƣợc đánh giá là thiếu dữ liệu (Data
Deficient) do không chắc chắn về quy mô và nghi ngờ suy giảm, thiếu sự

khảo sát quần thể cũng nhƣ có sự nhầm lẫn về mức độ xuất hiện tự nhiên và
diện tích trú ngụ. Hiện vẫn đang thiếu các dẫn liệu về áp lực liên tục từ việc
săn bắt và phát triển, thiếu dẫn liệu cho thấy diện tích cƣ trú thực tế của loài
này thấp hơn nên chƣa thể đảm bảo liệt kê trong danh mục các loài bị đe dọa.
Leiolepis guttata xuất hiện ở Việt Nam, đƣợc ghi nhận ở Thừa Thiên Huế
(Thuận An, Hƣơng Phú và Phú Lộc), Đà Nẵng (Sơn Trà), Bình Định (Quy
Nhơn), Khánh Hóa (Nha Trang), Ninh Thuận (Tháp Chàm, Ninh Hải và
Vƣờn quốc gia Núi Chúa), Bình Thuận (Hòa Thắng và Mũi Né) (Nguyễn và
cộng sự 2009, Geissler et al. 2011) và tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu
Phƣớc Bửu, Bà Rịa Vũng Tàu (Grismer và Grismer 2010). Hiện nay chúng
đƣợc nuôi rộng rãi ở Bình Thuận và Ninh Thuận hòa lẫn với quần thể hoang
dã (N.S. Nguyen Pers. Comm. 2018). Leiolepis guttata tại Bình Thuận đang
bị nghi ngờ giảm dần dựa trên các quan sát về mức độ khai thác, tăng 70%
trong giai đoạn 2004 – 2009 (Rochette và cộng sự, 2015). Mặc dù có sự suy
giảm trong điều kiện hoang dã và loài này đƣợc nuôi làm thƣơng phẩm
(Rochette và cộng sự, 2015) nhƣng vẫn chƣa đủ dữ liệu xác định tốc độ suy
giảm (N.S. Nguyen Pers. Comm. 2017).
Bourret (1943)[32] đã ghi nhận một loài nhông cát Leiolepis belliana
gồm 2 phân loài ở Việt Nam (Leiolepis belliana belliana và Leiolepis belliana
guttata) khác nhau về số lƣợng lỗ đùi mỗi bên, mẫu vật thu đƣợc tại Quảng
Trị và Nha Trang. Nhông cát Leiolepis belliana phân bố ở Nam Miến Điện,


6

Thái Lan, Đông Dƣơng, Đảo Hải Nam, Nam Trung Quốc, Malaysia và
Sumatra. Ở Việt Nam, loài nhông này phân bố ở Cù Lao Chàm, Nha Trang,
Quảng Trị.
Theo Đào Văn Tiến (1979)[4] cho biết ở Việt Nam trong số 17 loài
thuộc họ Agamidae có 2 phân loài nhông là Leiolepis belliana belliana và

Leiolepis belliana guttata.
Trần Kiên và cộng sự (1981)[21] đã thu mẫu và xác định Leiolepis
belliana phân bố ở Hà Tỉnh và Vĩnh Linh (Quảng Trị).
Từ năm 1986 đến năm 1994, Ngô Đắc Chứng đã nghiên cứu về hình
thái và sinh thái học của nhông cát tập trung vào loài Leiolepis belliana
belliana Gray, ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ngô Đắc Chứng
và cộng sự đã đƣa ra một số dẫn liệu về 2 loài phụ nhông cát Leiolepis
belliana belliana và Leiolepis belliana guttata ở Nam Bình Trị Thiên và phân
tích các đặc điểm hình thái và sinh thái 2 phân loài này (Ngô Đắc Chứng,
1991)[10].
E.R. Pianka & L.J. Vitt (2003)[50] khẳng định nhông cát ở ven biển tỉnh
Bình Thuận là loài nhông cát lƣng đốm - Leiolepis guttata (Cuvier, 1829).
Darevsky I. S. và Lupriyanova L. A. (1993) [33] xác định phân bố loài
Leiolepis reevesii ở đảo Hải Nam, Trung Quốc, Việt Nam.
Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trƣờng (2005) [18] xác
nhận ở Việt Nam có 4 loài thuộc giống Leiolepis: Leiolepis belliana,
Leiolepis guttata, Leiolepis reevesii, Leiolepis guentherpetersi.
Cao Tiến Trung (2009)[2] đã mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của
nhông cát Leiolepis reevesii trong điều kiện tự nhiên và điều kiện nuôi tại
Vùng cát ven biển các tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và
Quảng Bình).
Theo Ngô Đắc Chứng và Nguyễn Thành Hƣng (2009)[12] đã nghiên cứu
đặc điểm hình thái và kiểu nhân của nhông cát Leiolepis guttata (Cuvier,
1829) ở ven biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.


7

Lê Thị Nga và Ngô Đắc Chứng (2009)[8], mô tả một số đặc điểm sinh
học của quần thể loài Leiolepis reevesii và L. guentherpetersi ở Đà Nẵng.

Ngô Đắc Chứng và cộng sự (2011)[13], mô tả một số đặc điểm hình thái
của các quần thể nhông cát Leiolepis reevesii reevesii (Gray, 1831) ở miền
Trung Việt Nam.
Trần Quốc Dung, Ngô Đắc Chứng (2011)[25] mô tả một số đặc điểm di
truyền của Nhông cát Leiolepis reevesii.
Trần Quốc Dung và Ngô Quốc Trí (2012)[26] mô tả một số đặc điểm
dinh dƣỡng, sinh trƣởng và sinh sản của loài Leiolepis guentherpetersi trong
điều kiện nuôi ở thành phố Huế.
Huỳnh Tấn Phát (2012)[7] nuôi dông kết hợp với nuôi thỏ rừng tại xã
Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Dƣơng Đức Lợi (2016)[3], ghi nhận sự hiện diện của L. guttata tại phía
bắc đèo Cù Mông – tỉnh Phú Yên.
Đỗ Trọng Đăng (2017)[5] nghiên cứu đa dạng loài, đặc điểm phân bố và
giá trị bảo tồn của Khu hệ lƣỡng cƣ và bò sát ở vùng phía nam Đèo Cù Mông,
tỉnh Phú Yên ghi nhận sự hiện diện của L. guttata tại khu vực nghiên cứu.
Cao Thị Thanh Nguyên, Ngô Văn Bình, Ngô Đắc Chứng (2018)[1]
nghiên cứu xác suất phát hiện loài Nhông cát sọc Leiolepis guentherpetersi ở
vùng cát ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Timo Hartmann, Peter Geissler, Wolfgang Böhme (2011)[45] ghi nhận
nhông cát đực có kích thƣớc lớn (dài thân 73cm), nhận định có sự đầu tƣ nuôi
nhông cát tại Bình Thuận và khẳng định loài nhông cát đƣợc nuôi tại đây là L.
guttata.
Ngô Văn Trí (2013)[16], dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Thuận
(Cr.4518-VN), Tài liệu kỹ thuật nuôi dông.
Trần Tình và cộng sự (2013)[48] khi nghiên cứu về môi trƣờng tự nhiên
của nhông cát tại Bình Thuận, nhóm tác giả đã tập hợp các báo cáo về những
nghiên cứu phát hiện Leiolepis trên thế giới. Trong điều kiện bán hoang dã


8


của nhông cát, Trần Tình và cộng sự (2012), Malaisse và cộng sự (2014),
Trần Tình (2015) [47,37,49], nhông cát Leiolepis guttata (Cuvier, 1829) đƣợc
nuôi dọc các tỉnh ven biển từ Quảng Nam cho đến Bà Rịa - Vũng Tàu và
Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó có cả tỉnh Bình Thuận.

Hình 1. Các tỉnh, thành nuôi nhông cát Leiolepis guttata tại Việt Nam
[Nguồn: Trần Tình và cộng sự (2012), Malaisse và cộng sự (2014), Trần Tình
(2015)]
1.1.3. Nhông cát Leiolepis guttata (Cuvier, 1829) tại tỉnh Bình
Thuận
Tại thôn Hồng Chính, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, nhông cát
Leiolepis guttata (Cuvier, 1829) đƣợc ngƣời dân gọi là dông khu Lê đã đƣợc
nông dân thuần dƣỡng từ môi trƣờng tự nhiên vào năm 2004.
Ngày 14/12/2007, Trung tâm Phát triển Kinh tế - Xã hội Bình Thuận
(SEDEC Bình Thuận) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật Bình Thuận và Ủy Ban Nhân dân huyện Bắc Bình tổ chức hội thảo
“Đánh giá triển vọng nuôi dông thuần dƣỡng trên vùng đất cát huyện Bắc
Bình, tỉnh Bình Thuận”. Nội dung trình bày chủ yếu bao gồm: thực trạng nuôi
dông tại huyện Bắc Bình, phƣơng pháp xây dựng chuồng nuôi, kỹ thuật nuôi
nhông… Các nội dung chủ yếu đƣợc trình bày bởi các nhà chăn nuôi tại
huyện Bắc Bình, Tuy Phong (SEDEC Bình Thuận và cộng sự, 2007)[19].


9

Ngày 29/6/2010, SEDEC Bình Thuận tổ chức hội thảo lần 2 với chủ đề
“Một số kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp phát triển nghề nuôi dông
thƣơng phẩm ở tỉnh Bình Thuận”. Trong đó đề xuất các kinh nghiệm thực tiễn
trong chăn nuôi và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nuôi nhông, nhất

là thị trƣờng tiêu thu thịt nhông (SEDEC Bình Thuận và cộng sự, 2010)[20].
Theo Timo Hartmann và cộng sự (2011)[45], nhông cát đƣợc nuôi trong
các nông trại nhỏ ven biển lại Bình Thuận là loài L. guttata. Ngƣời dân bắt
nhông cát ngoài tự nhiên về nuôi nhằm mục đích thƣơng mại.
Tính đến năm 2013, diện tích nuôi nhông cát của huyện Bắc Bình là
665 ha/402 hộ chăn nuôi, phân bố ở 14 xã và 2 thị trấn của huyện bao gồm:
Phan Sơn, Phan Lâm, Phan Tiến, Phan Điền, Phan Hòa, Phan Thanh, Bình
Tân (Bàu Ốc), Sông Lũy, Bình An, Hải Ninh (Sông Mao), Phan Rí Thành
(Hòa Đa), thị trấn Chợ Lầu, thị trấn Lƣơng Sơn, Hồng Thái, Hồng Phong và
Hòa Thắng (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Bình, 2013).
Lƣơng Thanh Sơn (2013)[9] triển khai thực hiện đề tài “Xây dựng mô
hình nuôi dông sinh sản khu Lê huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận” phù hợp
với điều kiện khí hậu vốn khắc nghiệt tại huyện Bắc Bình, góp phần tăng
thêm thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng.
Malaisse và cộng sự (2014)[37] đã nghiên cứu về điều kiện sinh thái tự
nhiên, thành phần thức ăn và vai trò của Leiolepis guttata (Cuvier, 1829)
trong các hệ sinh thái tự nhiên tại tỉnh Bình Thuận. Cùng năm 2014, Trần
Tình và cộng sự [28] đã khuyến cáo xây dựng hai mô hình chuồng nuôi nhông
cát Leiolepis guttata (Cuvier, 1829) phù hợp với điều kiện nuôi và vốn đầu tƣ
tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Rochette và cộng sự (2015)[48] đã khảo sát hiện trạng nuôi nhông cát
Leiolepis guttata tập trung tại huyện Bắc Bình cho thấy diện tích nuôi nhông
cát tăng lên nhanh chóng, họ thăm 40 trang trại tại nhiều xã, thu thập dữ liệu
về lịch sử và quy mô của các trang trại, thực hành chăn nuôi, các mô hình
kinh tế và thƣơng mại, nguồn gốc và đích đến của nhông cát Leiolepis guttata
và trữ lƣợng trong tự nhiên.


10


1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH
BÌNH THUẬN
Theo Cổng Thông tin Điện tử Đảng bộ huyện Bắc Bình, tỉnh Bình
Thuận ()[53], huyện Bắc Bình có ranh giới đất
đai nằm ở tọa độ địa lý từ 10o58’27” đến 11o31’38’’ vĩ độ Bắc và từ
108o06’30” đến 108o37’34” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Đức Trọng,
tỉnh Lâm Đồng; phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông; phía Đông Bắc giáp
huyện Tuy Phong; phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện
Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng; là địa bàn nằm trên trục giao thông nối liền các
trung tâm kinh tế lớn. Huyện Bắc Bình nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mang nét đặc trƣng của chế độ khí hậu bán khô hạn vùng cực Nam trung bộ;
huyện Bắc Bình nằm trong vùng có lƣợng mƣa thấp nhất của tỉnh Bình
Thuận. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ không khí trung bình
26,7oC và không có mùa đông giá rét. Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm là
818mm, độ ẩm không khí trung bình 75-80%, số giờ nắng trung bình từ 1.350
- 1.400mm/năm. Có 2 hƣớng gió chính: gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9,
gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió khô xuất hiện vào các
tháng 3-4 và tháng 7-8, gió khô, nóng làm cây cối khô cháy và ảnh hƣởng lớn
đến sức khoẻ con ngƣời; tình trạng khô hạn kéo dài, thiếu nƣớc nghiêm trọng
cho sản xuất và đời sống. Tuy nhiên lại rất thuận lợi cho sự sinh trƣởng và
phát triển của nhông cát.


11

CHƢƠNG 2. V T LI U V PHƢƠNG PHÁP NGHI N C U
2.1. ĐỊA ĐIỂM – ĐỐI TƢỢNG V VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Bốn nông trại lựa chọn theo hƣớng dẫn của tác g ả Trần Tình và cộng

sự (2014)[28], Trần Tình (2015)[49] tại thôn Hồng Chính, xã Hòa Thắng, huyện
Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Bảng 2.1. Thời gian thu mẫu tại 4 nông trại
STT

Tên nông hộ

Thời gian thu mẫu

1

Dƣơng Minh Công

Từ 18/6 đến 7/7/2018

2

Trần Văn Đông

Từ 9/7 đến 28/7/2018

3

Trần Thị Ngọt

Từ 10/9 đến 29/9/2018

4

Nguyễn Thị Nguyệt Từ 1/10 đến 20/10/2018


2.1.2.Đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 2.2. Đặc điểm 5 nhóm đối tƣợng nhông cát
Nhóm đối tƣợng

Chỉ tiêu phân biệt
Chƣa phân biệt đực - cái.
Nhông cát con
Tuổi: 1-6 tháng tuổi;
(NC)*
SVL: 35 – 144,2 mm
Nhông cát cái hậu bị
Tuổi: 7-12 tháng tuổi;
(CHB)
SVL: 122 – 163,2 mm
Nhông cát đực hậu bị
Tuổi: 7-12 tháng tuổi;
(ĐHB)
SVL: 129,7 – 175 mm
Nhông cát cái trƣởng thành Tuổi: > 12 tháng tuổi;
(CTT)
SVL: 151 – 197 mm
Nhông cát đực trƣởng thành Tuổi: > 12 tháng tuổi;
(ĐTT)
SVL: 166 – 222 mm

Ghi chú
Phân biệt dựa trên
màu sắc mặt lƣng,
mặt bụng và kích

thƣớc cơ thể.

100 cá thể nhông cát Leiolepis guttata (Cuvier, 1829) đƣợc bắt tại 4
nông trại và chia thành 5 nhóm đối tƣợng: nhông con, nhông cái hậu bị,


12

nhông đực hậu bị, nhông cái trƣởng thành và nhông đực trƣởng thành. Mỗi
đối tƣợng gồm 20 cá thể, tại mỗi nông trại bắt 5 cá thể.

Hình 2.1. Hình thái bên ngoài của Nhông cát L.guttata.
(a) dƣới 1 tháng tuổi, (b) trên 1 tháng tuổi, (c) 4-6 tháng tuổi, (d) nhông cát cái hậu
bị, (e) nhông cát đực hậu bị, (f) nhông cát đực trƣởng thành, (g) nhông cát cái trƣởng
thành.


13

2.1.3. Dụng cụ - thiết bị
- Các loạ bẫy, bút đánh dấu: bẫy lồng nhỏ, bẫy lồng lớn, bẫy thòng
lọng, tú lƣớ , bút đánh dấu Un pa nt marker, khay;
- Cân phân tích Model TD20002C, kính lúp, thƣớc cây, thƣớc kẹp
Onnex (thƣớc cặp), kính lúp 10x, k m nhọn, máy tính Dell, máy chụp hình
Sony Alpha a6000, máy đo nh ệt độ A-Sun Test (Model 303C), đồng hồ bấm,
ph ếu đ ều tra thành phần d nh dƣỡng (phụ lục 12), quạt màu sơn Nippont
Paint Việt Nam (Phụ lục 1 - 10).
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái về màu sắc, trọng lƣợng, các tính trạng
kích thƣớc, số vảy, số bản mỏng, số lỗ đùi của nhông cát trong điều kiện bán

hoang dã.
- Thu thập thông tin về các đặc điểm sinh thái trong nuôi nhông cát
gồm đặc điểm chuồng nuôi, một số loại thức ăn sử dụng phổ biến và một số
tập tính sinh học của nhông cát.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp thu mẫu
Sử dụng bẫy lồng nhỏ, bẫy lồng lớn, bẫy thòng lọng và lƣới để tiến
hành thu mẫu. Thời gian thu mẫu từ 8h sáng đến 14h hàng ngày.
- Bẫy thòng lọng (sử dụng chủ yếu): gồm 1 thanh gỗ (củi hoặc tre) dài
khoảng 30 - 40 cm, dùng dây cƣớc một đầu cột cố định vào giữa thanh gỗ,
đầu còn lại cột thành dạng thòng lọng có đƣờng kính tƣơng đƣơng với kích
thƣớc miệng hang và đƣợc cố định vào một thanh kẽm cứng uốn hình chữ U
có độ rộng lớn hơn miệng hang khoảng 1,5 - 2cm. Thanh kẽm hình chữ U
cắm ngoài miệng hang, thòng lọng đặt quanh miệng hang, thanh gỗ để cách
hang khoảng 5 cm. Nhông cát ra khỏi hang sẽ vƣớng vào thòng lọng xiết chặt
vào vùng hông hoặc ngực.


14

- Bẫy lồng nhỏ có móc để treo thức ăn. Sử dụng bẫy này chủ yếu để
bẫy nhông cát con vì dễ gây trầy xƣớc đầu, cổ, chi của nhông cát hậu bị và
trƣởng thành.
- Bẫy lồng lớn: có kích thƣớc 30 x 30 x 90 cm làm từ thanh sắt và lƣới
thép nhỏ, gồm 3 ô có kích thƣớc đều nhau. Ô thứ nhất đƣợc bao lƣới kín 5
mặt, ô thứ 2 và 3 bao kín lƣới cả 6 mặt, trong ô thứ 2 gắn vào chiếc phễu cũng
làm bằng lƣới. Thức ăn đƣợc treo, mắc tại ô thứ 2 và ô thứ 3. Khi đặt bẫy,
phần không đƣợc bao lƣới của ô thứ 1 sẽ đặt trùm phía trên miệng hang.
- Lƣới đánh cá mắt nhỏ bao xung quanh khu vực nuôi nhất định, rải
thức ăn gần lƣới.


Hình 2.2. Bẫy lồng nhỏ (trái) và bẫy lồng lớn (phải) dùng đế bắt nhông cát
(Ảnh: Nguyễn Thị Minh Phƣơng)

Hình 2.3. Lƣới (trái) và bẫy thòng lọng (phải) dùng để bắt nhông cát
(Ảnh: Nguyễn Thị Minh Phƣơng)

Nhông cát sau khi nghiên cứu sẽ đƣợc đánh dấu ở phía trên thân bằng
bút chuyên dụng Uni paint marker (màu trắng). Hiện tƣợng lột xác của nhông
cát không bị ảnh hƣởng trong quá trình thu mẫu vì tại mỗi nông trại chỉ thu
mẫu trong 20 ngày.


15

Hình 2.4. Phƣơng pháp đánh dấu nhông cát sau khi nghiên cứu
(Ảnh: Nguyễn Thị Minh Phƣơng)

2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái nhông cát trong
điều kiện bán hoang dã
Phân tích các chỉ tiêu hình thái dựa trên các tài liệu của Taylor E. H.
(1963)[44]; Peter R. (1971)[40]; Darevsky I. S. (1993)[33]; Ngô Đắc Chứng và
Nguyễn Thành Hƣng (2008)[11]; Cao Tiến Trung (2009)[2].
2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm màu sắc của nhông cát theo
lứa tuổi và giới tính
Dùng kính lúp để quan sát, sử dụng quạt màu Sơn Nippont Paint để
nhận diện màu sắc ở thân, đầu, chi trƣớc, chi sau, mặt bụng, 2 dải dọc bên
lƣng, dải liên sƣờn và dải bên hông.

Hình 2.5. Phƣơng pháp so màu phần đầu cổ


Hình 2.6. Phƣơng pháp so màu phần lƣng


×