Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 136 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỮU NGUYÊN

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH PHỤ,
TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Nguyên

i

download by :


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa bộ môn
Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nơng thôn, Học Viện Nông nghiệp
Việt Nam đã giảng dạy và tạo điều kiện cho tơi hồn thành chương trình học tập.
Để hồn thành luận văn này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS.
Ngơ Thị Thn, người đã tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn
tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân huyện Quỳnh Phụ, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực
vật huyện, Uỷ ban nhân dân các xã, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các doanh nghiệp,
người dân ở 3 xã Quỳnh Hải, Quỳnh Lâm, Quỳnh Ngọc đã hỗ trợ tôi trong quá trình tìm
hiểu, thu thập, phân tích số liệu hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, đồng nghiệp,bạn bè và
người thân đã động viên khích lệ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Nguyên


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................ ix
Danh mục biểu đồ ....................................................................................................... ix
Danh mục hộp ............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ..........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4


1.4.

Những đóng góp mới của luận văn......................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững cây vụ đông..................5
2.1.

Lý luận về phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông ........................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................5

2.1.2.

Các lý thuyết về mơ hình phát triển ............................................................... 11

2.1.3.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển ................................................... 12

2.1.4.

Vai trò của phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông .................................... 13

2.1.5.

Nội dung phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông ......................................14

2.1.6.


Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây vụ đông ..................................... 18

2.1.7.

Các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước liên quan đến
phát triển cây vụ đông ................................................................................... 23

2.2.

Thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông ở Việt Nam ...................................... 24

2.2.1.

Thực trạng phát triển sản xuất vụ đông ở Việt Nam trong những năm qua ..... 24

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm phát triển cây vụ đông ở vùng Đồng bằng Sông
Hồng ............................................................................................................. 25

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông ................27

iii

download by :



2.3.

Các nghiên cứu trước đây về cây vụ đông............................................................ 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 30

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.........................................................................................30

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................33

3.1.3.

Kết quả phát triển kinh tế huyện Quỳnh Phụ ................................................. 37

3.1.4.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.................................... 38

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 40

3.2.1.


Phương pháp tiếp cận .................................................................................... 40

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm và mẫu....................................................................41

3.2.3.

Phương pháp thu thập thông tin..................................................................... 42

3.2.4.

Phương pháp xử lý, tổng hợp dữ liệu............................................................. 43

3.2.5.

Phương pháp phân tích thơng tin ................................................................... 43

3.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................... 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................45
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông huyện quỳnh phụ ............................. 45

4.1.1.


Sơ lược quá trình phát triển sản xuất cây vụ đông .........................................45

4.1.2.

Quy hoạch sản xuất và xác định hệ thống cây trồng vụ đơng .........................48

4.1.3.

Hình thức tổ chức sản xuất ............................................................................ 50

4.1.4.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất vụ đông ................................................. 53

4.1.5.

Kết quả và hiệu quả sản xuất cây vụ đông............................................................ 59

4.2.

Đánh giá phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện
Quỳnh Phụ ............................................................................................................ 70

4.2.1.

Bền vững về kinh tế ...................................................................................... 70

4.2.3.

Bảo về môi trường ........................................................................................ 77


4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bền vững cây vụ đơng.................. 79

4.3.1.

Nhân tố chính sách ........................................................................................80

4.3.2.

Nhân tố về Quy hoạch phát triển cây vụ đông ............................................... 81

4.3.3.

Nguồn lực cho sản xuất cây vụ đông .............................................................84

4.3.4.

Cơ sở hạ tầng cho sản xuất cây vụ đông ........................................................ 88

4.3.5.

Dịch vụ công cho phát triển cây vụ đông ....................................................... 89

4.3.6.

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây vụ đông .............................................91

iv


download by :


4.3.7.

Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật .....................................................93

4.4.

Giải pháp phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện
Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình .................................................................................... 95

4.4.1.

Căn cứ và đề xuất.......................................................................................... 95

4.4.2.

Các giải pháp chủ yếu ................................................................................... 97

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................ 109
5.1.

Kết luận ............................................................................................................... 109

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................. 110


Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 112
Phụ lục ................................................................................................................... 114

v

download by :


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BCH

Ban chấp hành

BQ

Bình qn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

DN


Doanh nghiệp

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động

NN

Nơng nghiệp

NQ

Nghị quyết


PTNT

Phát triển nông thôn



Quyết định

SL

Số lượng

SX

Sản xuất

UBND

Ủy ban nhân dân

XDNTM

Xây dựng nông thơn mới

HH

Hàng hóa

TĐPTBQ


Tốc độ phát triển bình qn

Tr

Triệu đồng

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

km

Kilomet

m

Mét

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tổng hợp các yếu tố khí hậu, thời tiết huyện Quỳnh Phụ giai đoạn
2008 - 2015 ............................................................................................. 31


Bảng 3.2.

Thực trạng đất đai huyện Quỳnh Phụ....................................................... 33

Bảng 3.3.

Tình hình dân số lao, động huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2013-2015 .........34

Bảng 3.4.

Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ qua các năm ............38

Bảng 3.5.

Thu thập dữ liệu thứ cấp .......................................................................... 42

Bảng 3.6.

Ma trân SWOT ........................................................................................ 44

Bảng 4.1.

Tóm tắt các đăc trưng sản xuất vụ đơng ở các giai đoạn trên địa bàn
huyện Quỳnh Phụ .................................................................................... 46

Bảng 4.2.

Quy hoạch sản xuất cây vụ đông huyện Quỳnh Phụ ................................. 49

Bảng 4.3.


Hình thức tổ chức sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ ........ 52

Bảng 4.4.

Kết quả các khóa tập huấn kỹ thuật canh tác cây vụ đông từ năm
2013-2015 ...............................................................................................54

Bảng 4.5.

Các giống mới đã đã được đưa vào sản xuất vụ đông ở huyện Quỳnh Phụ .... 55

Bảng 4.6.

Tỷ lệ hộ dân sử dụng các nguồn giống để gieo trồng ...............................55

Bảng 4.7.

Tỷ lệ hộ sử dụng phân bón trong gieo trồng cây vụ đơng trên địa bàn
huyện Quỳnh Phụ .................................................................................... 56

Bảng 4.8.

Diện tích và cây trồng vụ đông năm 2013-2015 ở huyện Quỳnh Phụ ...... 59

Bảng 4.9.

Năng suất một số cây vụ đông huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2013–
2015 (tạ/ha) ............................................................................................. 60


Bảng 4.10.

Sản lượng một số cây vụ đông huyện Quỳnh Phụ, giai đoạn 2013-2015........ 61

Bảng 4.11. Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm hàng hố cây vụ đơng năm 2015 ........................61
Bảng 4.12.

Đối tượng liên kết trong tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân năm 2015 .........63

Bảng 4.13. Nguồn cung cấp thông tin khi bán sản phẩm và khi quyết định sản
xuất cây vụ đơng ..................................................................................... 63
Bảng 4.14.

Chi phí trung gian bình qn 1ha sản xuất cây vụ đông của hộ điều tra ..........65

Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh tế một số cây trồng vụ đông
ở các nhóm hộ điều tra tính bình qn 1 ha của nhóm hộ điều tra ................ 65
Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất cây vụ đông ở
các vùng trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ (tính trên 1ha) ........................... 69
Bảng 4.17. Một số chỉ tiêu thể hiện quy mô sản xuất cây vụ đông huyện Quỳnh Phụ .......71

vii

download by :


Bảng 4.18. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giữa cây vụ đông và cây
trồng hàng năm triên địa bàn huyện Quỳnh Phụ năm 2015 tính bình
qn 1ha gieo trồng ................................................................................. 73
Bảng 4.19. Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng cây vụ đơng huyện Quỳnh

Phụ ..........................................................................................................74
Bảng 4.20. So sánh sản xuất rau hữu cơ và rau thông thường .................................... 78
Bảng 4.21. Các kết quả và hạn chế trong phát triển bền vững sản xuất vụ đông
trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ .................................................................79
Bảng 4.22. Thứ tự các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây vụ đông ......................... 80
Bảng 4.23. Tỷ lệ hộ điều tra được hưởng lợi từ một số chính sách nhà nước cho
sản xuất vụ đơng tính đến 12/2015 .......................................................... 81
Bảng 4.24. Sự tham gia của người dân trong công tác quy hoạch ..............................82
Bảng 4.25. Mức độ vi phạm trong quy hoạch ở vùng sản xuất tập trung Quỳnh
Hải và Quỳnh Lâm .................................................................................. 84
Bảng 4.26. Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ điều tra năm 2015 ........................... 85
Bảng 4.27. Vốn bình quân của các hộ gia đình phục vụ cho sản xuất cây vụ đơng ..........87
Bảng 4.28. Tình hình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông
nghiệp đến năm 2016 .............................................................................. 88
Bảng 4.29. Kế hoạch chuyển giao KHKT sản xuất vụ đơng (bình qn 1 năm
trong giai đoạn 2014 - 2015)....................................................................89
Bảng 4.30. Tỷ lệ hộ dân tham gia vào các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm cây vụ đông (hộ=90 phiếu) ...................................................... 92
Bảng 4.31.

Mức độ liên kết và khả năng áp dụng trong chuyển giao khoa học kỹ
thuật ........................................................................................................95

Bảng 4.32. Ma trận phân tích SWOT.........................................................................96
Bảng 4.33. Tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất cây
vụ đông ................................................................................................. 103

viii

download by :



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Mơ hình liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật ............................. 94

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Giá một số phân bón chủ yếu giai đoạn 2010-2015 ..................................86

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Nguyên nhân phần lớn hộ dân bán sản phẩm ra thị trường tự do .............. 62

Hộp 4.2.

Niềm vui của bà con khi ớt vừa được mùa được giá ................................. 72

Hộp 4.3.

Sản xuất vụ đơng góp phần tạo việc làm ..................................................74

Hộp 4.4.

Các hộ giúp nhau trong sản xuất cây vụ đơng .......................................... 75

Hộp 4.5.

Vai trị HTX trong tìm đầu ra trong tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông .........75


Hộp 4.6.

Trồng ngô bán bắp thương phẩm thu lời nhiều hơn .................................. 76

Hộp 4.7.

Đóng góp của người dân tham gia xây dựng nơng thơn mới .................... 77

Hộp 4.8.

Đóng góp của người dân trong xây dựng nông thôn mới ..........................77

Hộp 4.9.

Chưa có buổi tập huấn nào về bảo quản, thu hoạch nông sản ...................90

Hộp 4.10.

Trồng vụ đông phụ thuộc giá cả............................................................... 91

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hữu Nguyên
Tên Luận văn: Phát triển bên vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Quỳnh
Phụ, tỉnh Thái Bình

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm: Đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh
hưởng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông nhằm
khai thác hết tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho hộ nông
dân, trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
phát triển bền vững sản xuất cây vụ đơng; phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ trong
những năm qua; đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền
vững sản xuất cây vụ đông của huyện đến 2020.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế, kỹ thuật và quản lý trong
phát triển bền vững một số loại cây vụ đông đang được trồng phổ biến trên địa bàn
huyện như: Cây ớt, Đậu Tương, Khoai Tây, Ngô, các loại rau… với các đối tượng khảo
sát là Các bên có liên quan trong phát triển sản xuất cây vụ đông: Các hộ nông dân sản
xuất vụ đông, các trang trại, HTX, người thu gom, doanh nghiệp chế biến nông sản, thị
trường tiêu thụ nông sản.
Để tiến hành nghiên cứu tác giả chọn 3 xã có diện tích trồng vụ đơng nhiều nhất
và đại diện cho các tiểu vùng: sản xuất ngoài bãi, sản xuất trong đồng , sản xuất có cả
bãi và trong đồng. Cụ thể: xã Quỳnh Lâm là xã có diện tích gieo trồng cây vụ đơng là
170 (ha) nằm hồn tồn ngồi bãi; xã Quỳnh Hải diện tích cây vụ đơng là 140 (ha) là xã
có diện tích nằm hồn tồn trong đồng; xã Quỳnh Ngọc diện tích cây vụ đơng là 420
(ha) là một xã có diện tích sản xuất vụ đơng vả trong đồng và ngồi bãi. Ở mỗi xã đại
diện chúng tôi chọn 30 hộ/xã theo tiêu chí: Hộ có diện tích gieo trồng cây vụ đơng
lớn,có điều kiện kinh tế khác nhau (khá, trung bình, ngheo). Phương pháp thu thập
thơng tin; số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ;
số liệu thống kê về lĩnh vực sản xuất vụ đông của huyện trong các năm từ 2013 – 2015,

các báo cáo tổng kết hàng năm,các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố, các chủ
trương chính sách phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và cây vụ đơng nói riêng.
Với thơng tin sơ cấp bao gồm thông tin cơ bản của hộ sản xuất vụ đông, các loại cây vụ

x

download by :


đơng, Diện tích, năng suất, sản lượng cây vụ đơng của các hộ. Tình hình áp dụng tiến bộ
kĩ thuật trong sản xuất cây vụ đơng của hộ, những khó khăn thuận lợi, các kiến nghị của
hộ nông dân.
Nghiên cứu áp dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương
pháp tổng hợp ý kiến các bên, phương pháp SWOT,tập trung giải quyết ba mục tiêu
chính sau: (i) hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững sản xuất
cây vụ đông; (ii) phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững
sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện; (iii) đề xuất định hướng và một số giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông của huyện trong những năm tới
đạt hiệu quả kinh tế cao.
Thơng qua nghiên cứu có thể thấy Huyện Quỳnh Phụ là huyện Nơng nghiệp có
truyền thống sản xuất lúa và phát triển cây vụ đông. Những năm gần đây, vụ đông đang
dần trở thành vụ sản xuất chính của tồn huyện. Năm 2015,diện tích vụ đơng của huyện
đạt 6456 ha, tăng so với năm 2013 là 3,46%. Cơ cấu cây trồng vụ đông đa dạng phong
phú có nhiều cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần tăng giá trị sản xuất
hàng hóa lên hàng trăm tỷ đồng, năm 2015 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt
893,70 tỷ đồng. Từ năm 2013 đến 2015, cây ớt cho giá trị cao đến 25 triệu đồng/sào
theo giá trị thực tế, tiếp đó là bí xanh, khoai tây, đậu tương, ngô.

xi


download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Huu Nguyen
Thesis title: “Sustainable development of the winter crop in Quynh Phu district, Thai
Binh province.”
Major: Economics management

Code: 60 34 04 10

Institution: Vietnam National University of Agriculture
The general objective of this study is to assess the current situation, factors
influencing and propose measures to promote the sustainable development of winter
crops in order to fully exploit the potential of agricultural production development, high
income for farmers, in Quynh Phu district, Thai Binh province.
The specific objective of the project is to systematize theoretical and practical
basis for sustainable development of winter crops; Analysis of current status and factors
affecting the sustainable development of winter crop production in Quynh Phu district
in recent years; To propose orientations and some major solutions for sustainable
development of winter crop production in the district up to 2020.
Research subjects of the project are economic, technical and management issues
in sustainable development of some winter crops being popularly cultivated in the
district such as Chilli, Soya, Potato, Maize, vegetables ... with the surveyed subjects
Stakeholders involved in the development of winter crops: Farmers producing winter
crops, farms, cooperatives, collectors, processing enterprises Agricultural products,
agricultural markets.
In order to conduct the study, the authors selected the three communes with the
largest winter crop area and represented the sub-areas: off-site production, field
production, both in the field and in the field. Specifically: Quynh Lam Commune is an

area with 170 winter hectares cultivated area lying entirely off the beach; Quynh Hai
Commune, area of winter crops is 140 (ha). Quỳnh Ngọc commune covers an area of
420 hectares (ha), which is a commune with an area for winter and field crops. In each
representative commune we selected 30 households / commune according to the
criteria: Households have large cultivated area with different economic conditions
(good, medium, pristine). Information collection method; Data on the natural
conditions, socio-economic conditions of Quynh Phu district; Statistical data on winter
field production in the district in the years from 2013 to 2015, the annual review reports,
published scientific research, policy guidelines for development of agricultural
production. Industry in general and winter crop in particular. The primary information

xii

download by :


includes basic information of winter crop producers, winter crops, area, productivity and
yield of winter crops. The application of technical advances in the production of winterspring crops, favorable conditions and recommendations of farmers.
Research on the application of descriptive statistical methods, comparative
methodology, methods of summing up the opinions of the parties, SWOT methodology,
focuses on addressing three main objectives: (i) systematizing theories and Practices on
sustainable development of winter crop production; (Ii) analysis of current situation and
factors affecting the sustainable development of winter crop production in the district;
(Iii) orientation and some main solutions for sustainable development of district winter
crop in the coming years to achieve high economic efficiency.
Through research, Quynh Phu district is an agricultural district with a tradition
of rice production and winter crop development. In recent years, the winter season is
gradually becoming the main production of the district. In 2015, the winter area of the
district reached 6456 hectares, up from 2013 is 3.46%. The diversified winter crop
structure has many crops that bring about high economic efficiency, contributing to

increase the value of commodity production to hundreds of billions of VND. In 2015,
the production value of agriculture reaches 893.70 billion VND. Dong. From 2013 to
2015, the value of pepper is up to 25 million VND / sao, according to the actual value,
followed by pumpkin, potato, soybean and maize.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vụ đông là vụ sản xuất thứ 3 của các địa phương miền Bắc và Bắc
trung bộ. Ban đầu vụ đông được quan tâm chủ yếu dưới góc độ tận dụng đất
đai sau 2 vụ lúa. Tuy nhiên, do gắn chặt với điều kiện thời tiết nên sản xuất
vụ đông tạo ra những sản phẩm đặc trưng. Do đặc điểm này mà sản xuất vụ
đơng đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường về các
loại lương thực, thực phẩm.
Từ thực trạng phát triển sản xuất những năm qua vụ đơng đã khẳng định
được vai trị to lớn trong sản xuất nông nghiệp: Thứ nhất, sản xuất vụ đơng góp
phần khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng đất đai và lao động nông nghiệp. Thứ
hai, sản xuất vụ đông đã tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hố có giá trị kinh
tế cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Thứ ba, sản xuất vụ đơng
góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nơng dân. Ngồi ra, việc thâm canh một
số giống cây họ đậu trong vụ đơng cịn góp phần cải tạo đất. Thứ tư, Sản xuất vụ
đơng góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho lao động đang dư thừa ở nông
thôn, tăng nguồn nguyên liệu cho ngành cơng nghiệp chế biến. Vì vậy phát triển
sản xuất cây vụ đông giúp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho
người nông dân.
Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong những năm gần

đây,cho thấy dù tình hình kinh tế rất khó khăn, ngành Nơng nghiệp vẫn tiếp tục
thể hiện vai trị quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu, Nông nghiệp cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế. Phân tích hạn chế để
tìm cho ra những lực đẩy để phát triển bền vững ngành Nông nghiệp Việt Nam
đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Đặc biệt là sản xuất vụ
đơng ở các tỉnh phía bắc, với quyết tâm biến sản xuất vụ đơng thành vụ chính
trong năm ,mà vai trị của sản xuất vụ đơng ngày càng được chú trọng phát triển
sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương.
Quỳnh Phụ là huyện nằm về phía Đơng Bắc tỉnh Thái Bình. Tồn huyện
có 38 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 20.961,47 ha
(Nguồn phịng tài ngun &mơi trường huyện Quỳnh Phụ). Là một trong những
địa phương sản xuất vụ đông trọng điểm của tỉnh Thái Bình. Những năm gần đây

1

download by :


lĩnh vực này luôn đạt được mức tăng đáng kể về năng suất và giá trị sản xuất.
Ngoài ý nghĩa tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị
trường và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ nông dân sản xuất
vụ đơng đã góp phần quan trọng làm tăng thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích,
khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực đất đai, lao động và tiền vốn.
Tổng diện tích cây vụ đơng của huyện ln được duy trì ở mức trên 6.100 ha
(Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ năm 2016). Quỳnh Phụ là một
trong những huyện có diện tích vụ đơng lớn của tỉnh Thái Bình.
Bên cạnh những kết quả đạt được sản xuất vụ đông của huyện cũng đã bộc
lộ một số mặt hạn chế. Thứ nhất, diện tích cây vụ đông tuy lớn nhưng chưa tương
xứng với tiềm năng đất đai của huyện và thường xuyên có những biến động về
diện tích gieo trồng. Vụ đơng năm 2014 đạt 6.213 ha tăng so với năm 2013 là

11,26 % (Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ năm 2014). Nhóm cây
lương thực vụ đơng: ngơ và khoai lang chiếm tỷ trọng lớn và đang có xu hướng
giảm, năm 2014 so với năm 2013 diện tích ngơ giảm 23,20%, diện tích khoai
lang giảm 23,72%. Nhóm cây khác như ớt diện tích tăng 40,21%; Đậu tương
tăng 125,22%. Cây khoai tây diện tích tăng 27,22%. Hiện nay tổng diện tích vụ
đơng mới chiếm khoảng 50 % quỹ đất có khả năng sản xuất vụ đơng của huyện
(Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ năm 2015).Vụ đông chưa thực
sự phát triển rộng khắp mà mới chỉ thực sự tập trung ở một số xã trong huyện.
Thứ hai, là việc thực hiện quy trình kỹ thuật thâm canh của các hộ chưa khoa học
dẫn đến năng suất cây vụ đơng của huyện cịn thấp hơn năng suất trung bình của
tỉnh. Bên cạnh đó những khó khăn mà các hộ nơng dân đang phải đối mặt như
tình trạng giá vật tư đầu vào tăng, chất lượng giống cây vụ đơng chưa được kiểm
sốt chặt chẽ trong khi giá đầu ra luôn biến động cũng đã tác động tiêu cực đến
sự phát triển sản xuất vụ đông của huyện. Thứ ba, mặc dù huyện đã có quy hoạch
vùng sản xuất tập trung nhưng việc quản lý vùng quy hoạch còn chưa chặt chẽ;
cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất rau quả đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm, tổ chức quản lý, giám sát, xác nhận còn triển khai chậm và thiếu
đồng bộ; tổ chức liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ sản phẩm cịn gặp nhiều khó
khăn do giá trị kinh tế của một số cây vụ đông chưa cao.
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với tích tụ ruộng đất,
giải quyết lao động việc làm nơng thơn tỉnh Thái Bình đến 2020, tầm nhìn
2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng,khả năng cạnh tranh các sản phẩm

2

download by :


nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững và nâng cao thu nhập cho hộ
nơng dân rất cần có các nghiên cứu về phát triển bền vững sản xuất nông

nghiệp của huyện.
Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến phát triển bền vững cây vụ
đơng đã có như: ''Giải pháp phát triển sản xuất cây vụ đông trên đại bàn huyện
Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình'' Trước những thách thức trên, hàng loạt câu hỏi
đặt ra như:Phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông gồm những nội dung
nào? Được thể hiện ở các tiêu chí và mục tiêu gì? Cây vụ đông được sản xuất
trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ những năm qua như thế nào?Huyện Quỳnh Phụ
đã làm gì để phát triển sản xuất cây vụ đơng? Yếu tố nào ảnh hưởng đến phát
triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ? Để phát triển bền
vững sản xuất cây vụ đông cần áp dụng các giải pháp nào?thực trạng sản xuất
vụ đông của huyện đang diễn ra như thế nào? Đâu là tiềm năng và hạn chế
trong phát triển? Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ
đông của huyện? Và làm thế nào để vụ đông của huyện thực sự phát triển một
cách bền vững góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư để nâng
cao thu nhập cho các hộ? Nhằm góp phần trả lời những câu hỏi trên chúng tôi
thực hiện đề tài "Phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp thúc
đẩy phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông nhằm khai thác hết tiềm năng phát
triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, trên địa bàn
huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững sản xuất
cây vụ đông.
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững sản
xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ trong những năm qua.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền
vững sản xuất cây vụ đông của huyện đến 2020.


3

download by :


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế,
kỹ thuật và quản lý trong phát triển bền vững một số loại cây vụ đông đang được trồng
phổ biến trên địa bàn huyện như: Cây ớt, Đậu Tương, Khoai Tây, Ngô, các loại rau…
- Đối tượng khảo sát: Các bên có liên quan trong phát triển sản xuất cây vụ
đông: Các hộ nông dân sản xuất vụ đông, các trang trại, HTX, người thu gom,
doanh nghiệp chế biến nông sản, thị trường tiêu thụ nông sản…
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung đánh giá thực trạng phát triển cây vụ đông ở huyện Quỳnh
Phụ. Phân tích các những yếu tố ảnh hưởng trong việc phát triển cây vụ đơng. Từ
đó, nghiên cứu sẽ đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
bền vững sản xuất cây vụ đông ở huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
1.3.2.2. Phạm vi về khơng gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ,
một số nội dung nghiên cứu sâu tại các xã đại diện cho huyện Quỳnh Phụ và có
tiềm năng trong phát triển cây vụ đông.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
+ Các thông tin thứ cấp sẽ được khảo sát trong giai đoạn từ năm 2008
đến 2015.
+ Thông tin sơ cấp sẽ được khảo sát trong năm 2015, 2016
+ Các giải pháp đề xuất cho phát triển bền vững cây vụ đơng đến năm 2020.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN

* Về lý luận : Luận văn bổ sung thêm các khái niệm, quan điểm, nội dung
và tiêu chí đánh giá phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông.
* Về thực tiễn : Luận văn đã đúc rút được các bài học kinh nghiệm để phát
triển bền vững sản xuất cây vụ đông. Đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng
và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững sản xuất cây vụ đơng. Luận văn cịn
cung cấp các cơ sở dữ liệu giúp cho các nhà chỉ đạo, sản xuất, các nhà hoạch
định chính sách tham khảo.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY VỤ ĐÔNG
2.1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Tăng trưởng, phát triển, phát triển bền vững
* Khái niệm về tăng trưởng
Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển,
tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt
lượng của nền kinh tế của một quốc gia (Nguyễn Thị Quỳnh Anh, 2010).
Để đo lường kết qủa sản xuất xã hội hàng năm, dùng làm thước đo so
sánh quốc tế về mặt lượng của trình độ phát triển kinh tế giữa các nước, các
nước có nền kinh tế thị trường vẫn thường sử dụng 2 loại chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp: Tổng sản phẩm quốc dân ( Gross National Product, viết tắt là GNP), tổng
sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product, viết tắt là GDP) (Nguyễn Thị
Quỳnh Anh, 2010).
Bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền
kinh tế cịn đầu tư phát triển khơng những làm gia tăng tài sản của nhà đầu tư mà

còn trực tiếp làm tăng tài sản của nền kinh tế quốc dân, chẳng hạn khi nhà đầu tư
xây dựng một nhà máy thì nhà máy đó khơng những là tài sản của nhà đầu tư mà
còn là tiềm lực sản xuất của cả nền kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cho người
lao động. Như vậy đầu tư phát triển chính là một yếu tố khơng thể thiếu đối với
quá trình tăng trưởng của một nền kinh tế (Nguyễn Thị Quỳnh Anh,2010).
Vậy, tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động
sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra (Nguyễn Thị Quỳnh Anh, 2010).
* Khái niệm về phát triển
Phát triển kinh tế trước hết là sự tăng nhiều hơn về số lượng và chất lượng
sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế. Đồng thời, phát
triển cịn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh của
nền kinh tế, xã hội. Không những vậy, phát triển đảm bảo tăng khả năng thích
ứng với hồn cảnh của quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp và của mọi người

5

download by :


dân. Sự phát triển sẽ đảm bảo nâng cao phúc lợi của người dân về kinh tế, văn
hoá, giáo dục, xã hội và tự do bình đẳng, sự phát triển đồng đều giữa các vùng,
giữa các dân tộc, các tầng lớp dân cư và sự bình đẳng trong phát triển giữa nam
và nữ (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005).
Như vậy, phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn
thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công
bằng xã hội.
Phát triển kinh tế bao hàm các nội dung cụ thể sau:
+ Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số.
+ Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để bảo

đảm tăng trưởng bền vững.
+ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho
mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng
trưởng kinh tế.
+ Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu
của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
* Khái niệm về Phát triển bền vững
Phát triển bền vững: là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện
tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế
hệ tương lai...
Ở Việt Nam, chủ đề phát triển bền vững cũng đã được chú ý nhiều trong
giới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách. Quan
niệm về phát triển bền vững thường được tiếp cận theo hai khía cạnh: Một là,
phát triển bền vững là phát triển trong mối quan hệ duy trì những giá trị mơi
trường sống, coi giá trị môi trường sinh thái là một trong những yếu tố cấu thành
những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển. Hai là, phát triển bền vững là
sự phát triển dài hạn, cho hôm nay và cho mai sau; phát triển hôm nay không làm
ảnh hưởng tới mai sau (Nguyễn Thị Hương, 2014).
''Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được
định nghĩa:'' Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm
tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường''(Quốc hội, 2013 ). Đây là định nghĩa có tính

6

download by :


tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền

vững, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam.
Từ nội hàm khái niệm phát triển bền vững, rõ ràng là, để đạt được mục
tiêu phát triển bền vững cần giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc ba lĩnh vực là
kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ nhất, bền vững kinh tế: Mỗi nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt
được những yêu cầu sau:
- Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có
thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập
thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều kiện
hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu
hiện phát triển bền vững về kinh tế (Đỗ Thị Thanh Huyền, 2012).
- Trường hợp có tăng trưởng GDP cao nhưng mức GDP bình qn đầu
người thấp thì vẫn coi là chưa đạt yêu cầu phát triển bền vững.
- Cơ cấu GDP cũng là vấn đề cần xem xét. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ trong GDP cao hơn nơng nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt
được bền vững.
- Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, khơng chấp
nhận tăng trưởng bằng mọi giá.
Thứ hai, bền vững về xã hội. Tính bền vững về phát triển xã hội ở mỗi
quốc gia được đánh giá bằng các tiêu chí, như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập,
các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngồi ra, bền
vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hịa; có sự bình đẳng giữa các
giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không cao
quá và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn
(Đỗ Thị Thanh Huyền, 2012).
Thứ ba, bền vững về mơi trường. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
phát triển nơng nghiệp, du lịch; q trình đơ thị hóa, xây dựng nơng thơn mới,
đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều
kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó,
chất lượng mơi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự

trong sạch về khơng khí, nước, đất, khơng gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của
các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm

7

download by :


định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế (Đỗ Thị Thanh Huyền, 2012).
* Phát triển sản xuất bền vững
Theo Nguyễn Thị Quỳnh Anh, (2010), cần quan niệm vấn đề phát triển
bền vững một cách toàn diện hơn, bao gồm sáu nội dung :
+ Tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh
+ Bảo vệ và cải thiện môi trường
+ Phát triển văn hố, giáo dục, khoa học, cơng nghệ
+ Bảo đảm tự do dân chủ
+ Phát triển con người.
2.1.1.2. Cây vụ đông, phân loại cây vụ đông
* Khái niệm cây vụ đông
Cây vụ đông chủ yếu là các loại cây cạn và ngắn ngày có đặc tính sinh lý
và sinh hoá khác nhau, đang dạng và phong phú với nhiều loại cây trồng khác
nhau, cho ra các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng nước cao nên
rất khó bảo quản. Hầu hết những loại cây trồng này có yêu cầu về thời vụ tương
đối nghiêm ngặt và rất dễ bị các loại sâu bệnh hại (Đỗ Kim Chung và Phạm Vân
Đình, 1997).
Trước đây quan niệm cho rằng cây vụ đông là cây ưa lạnh, nên chủ yếu
cây vụ đông được trồng từ cuối tháng 9 đến tháng 12, song những năm gần đây,
cây vụ đơng cịn mở rộng sang khái niệm cây vụ đông ưa ấm và vụ đông được
mở rộng từ tháng 8 đến tháng 12 (Nguyễn Khắc Thanh, 2015).
Cây vụ đơng rất có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển ngành nông

nghiệp thành ngành sản xuất hàng hố. Cây vụ đơng được tiến hành sản xuất
trong điều kiện thời tiết khí hậu lạnh, khơ và diễn biến phức tạp. Khí hậu lạnh
và khơ là điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ đông do hạn chế được sự phát
triển của sâu bệnh, nhưng sự diễn biến phức tạp của thời tiết lại gây ra những
rủi ro lớn cho sản xuất vụ đông. Do đó cần có biện pháp thu hoạch, bảo quản,
chế biến và tiêu thụ kịp thời để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa tránh
được rủi ro thị trường (Đinh Văn Đãn, 2002).
Tuy nhiên để nghiên cứu phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông cần
chú ý một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Hầu hết những loại cây trồng này có yêu cầu về thời vụ tương đối

8

download by :


nghiêm ngặt và rất dễ bị các loại sâu bệnh hại. Do đó, việc lựa chọn giống cây
trồng cho phù hợp với chất đất của từng vùng và thích nghi với sự biến động về
điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, các hộ
nơng dân cần đầu tư thích đáng cho khâu lựa chọn giống tạo ra một tập đoàn
giống đa dạng và phong phú đảm bảo cho nâng cao năng suất cũng như chất
lượng của sản phẩm khi thu hoạch, đồng thời các khâu sản xuất phải làm đúng và
kịp thời để khơng ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng và phát triển của cây
trồng vụ đông, và vụ sản xuất kế tiếp (Nguyễn Khắc Thanh, 2015).
- Sản xuất vụ đông được tiến hành trong điều kiện thời tiết khí hậu lạnh,
khơ và diễn biến phức tạp. Khí hậu lạnh và khô là điều kiện thuận lợi cho sản
xuất vụ đông do hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh hại, nhưng sự diễn biến
phức tạp của thời tiết lại gây ra những rủi ro lớn cho sản xuất vụ đơng. Vì vậy,
từng vùng, từng địa phương cần nắm rõ được quy luật thay đổi của khí hậu để có
những giải pháp tốt, khắc phục một cách hữu hiệu nhất nhằm tránh được những

thiệt hại khơn lường có thể xảy ra (Đinh Văn Đãn, 2002).
- Sản phẩm cây vụ đông có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng nước cao
nên rất khó bảo quản. Cũng do đặc điểm trên mà sản phẩm vụ đông sản xuất ra
phải bán ngay làm cho tỷ suất hàng hố của sản phẩm vụ đơng cao. Do đó cần có
biện pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ kịp thời để vừa đảm bảo chất
lượng sản phẩm, vừa tránh được rủi ro thị trường.
- Cây trồng vụ đơng địi hỏi đầu tư lớn về lao động, chi phí vật chất. Do
vậy, để cây vụ đông đạt năng suất, chất lượng cao, các hộ nông dân phải bố trí
hợp lý tiền vốn, lao động cho vụ sản xuất này (Đinh Văn Đãn, 2002).
* Phân loại cây vụ đông
+ Cây hoa màu: "Hoa màu bao gồm ngơ, khoai, sắn và các loại cây lương
thực ngồi lúa) chiếm một vị trí quan trọng trong lương thực cho người, thức ăn
cho gia súc và tham gia một phần vào mặt hàng xuất khẩu" (Nguyễn Thị
Hương,2014).
+ Cây công nghiệp ngắn ngày: bao gồm đậu tương, lạc (Nguyễn Thị
Hương,2014).
2.1.1.3. Phát triển sản xuất cây vụ đông
* Phát triển sản xuất cây vụ đông là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và
sự tiến bộ về cơ cấu cây trồng, cơ cấu chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã hội. Như vậy, phát triển sản xuất cây vụ đông bao hàm cả sự biến đổi về số

9

download by :


lượng và chất lượng (Đinh Văn Đãn, 2002).
- Sự thay đổi về lượng đó là sự tăng lên về quy mơ diện tích, khối lượng
sản phẩm và tổng giá trị sản xuất vụ đông.
+ Sự thay đổi về chất bao gồm sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây vụ
đơng theo hướng tăng tỷ trọng diện tích những cây có hiệu quả kinh tế cao, sự

tăng lên về năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập/ đơn vị diện tích cây
vụ đơng.
+ Phát triển sản xuất cây vụ đơng với năng suất và hiệu quả ngày càng
cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ,
phân công lại lao động, phát triển nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố,
hiện đại hố.
+ Ngồi ra, trong sản xuất cây vụ đơng những thay đổi tích cực về mặt xã
hội như tạo việc làm cho lao động nơng thơn, làm tăng lợi ích của cộng đồng, hay
những lợi ích về mơi trường như khơng làm suy thối, ơ nhiễm các nguồn tài
ngun đất, nước, khơng khí... cũng là những biểu hiện của sự phát triển.
* Khái niệm về phát triển sản xuất cây vụ đông
Từ khái niệm về phát triển, phát triển sản xuất, phát triển sản xuất
cây vụ đơng có thể hiểu là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về cơ
cấu cây trồng, cơ cấu chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội. Phát triển
sản xuất cây vụ đông bao hàm cả sự biến đổi về số lượng và chất lượng. Sự thay đổi
về lượng đó là sự tăng lên về quy mơ diện tích, chủng loại, khối lượng sản phẩm,
hình thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật sản xuất và việc sử dụng đấu vào trong sản xuất.
Sự thay đổi về chất bao gồm sự chuyển dịch sự tăng lên về năng suất, chất lượng sản
phẩm và tăng thu nhập/đơn vị diện tích với từng loại cây trồng trong vụ đông.
* Phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông
Theo (Nguyễn Khắc Thanh, 2015), phát triển bền vững sản xuất cây vụ
đông cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Phát triển bền vững cây vụ đông phải đảm bảo cả hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội và bảo vệ môi trường.
- Phát triển bền vững cây vụ đông phải theo hướng sản xuất hàng hố: sản
xuất hàng hố đối với cây vụ đơng khơng có nghĩa là tạo ra với khối lượng lớn
mà cần căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng để ra các quyết định sản xuất:
mở rộng diện tích, thay đổi cơ cấu cây trồng…

10


download by :


- Phát triển bền vững cây vụ đông phải dựa trên cơ sở phát huy những tiềm
năng về đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên, thị trường… của từng vùng. Trên
phạm vi xã hội sản phẩm vụ đông nên phát triển đa dạng nhưng ở mỗi địa phương,
mỗi vùng chỉ nên chọn phát triển một vài loại sản phẩm mà địa phương có lợi thế
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (Nguyễn Khắc Thanh, 2015).
2.1.2. Các lý thuyết về mơ hình phát triển
 Một số lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế đối với các nước
đang phát triển
 Mơ hình phát triển của Walter Wiliam Rostow Lý thuyết cất cánh
Lý thuyết này do nhà kinh tế học, giáo sư Walter Wiliam Rostow (người
Mỹ) đưa ra. Lý thuyết cất cánh được trình bày trong tác phẩm “Các giai đoạn
tăng trưởng kinh tế” (TheStages of Economic growth – 1961) nhằm nhấn mạnh
các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Theo ơng, q trình tăng
trưởng kinh tế phải trải qua năm giai đoạn (Đỗ Thị Thanh Huyền, 2012).
 Giai đoạn xã hội truyền thống Ở giai đoạn này năng suất lao động thấp
do lao động chủ yếu bằng công cụ thủ công lạchậu, vật chất thiếu thốn; hoạt động
xã hội kém linh hoạt; nông nghiệp giữ vị trí thống trị,sản xuất mang nặng tính tự
cung, tự cấp; nền sản xuất xã hội kém phát triển (Đỗ Thị Thanh Huyền, 2012).
 Giai đoạn chuẩn bị cất cánh trong giai đoạn này tầng lớp chủ xí nghiệp
có đủ khả năng thực hiện đổi mới, phát triển cơ cấu hạ tầng, đặc biệt là giao
thông; xuất hiện các nhân tố tăng trưởng và một số khu vực có tác động thúc đẩy
nền kinh tế như các hoạt động ngân hàng, tài chính, tín dụng pháttriển, hoạt động
xuất nhập khẩu được tăng cường; vốn, công nghệ (Đỗ Thị Thanh Huyền, 2012).
 Giai đoạn cất cánh: Đây là giai đoạn quyết định, giống như một máy
bay chỉ có thể bay được sau khi đạt đến một tốc độ giới hạn. Ở giai đoạn này,
những cản trở đối với sự tăng trưởng bền vững cuối cùng được khắc phục. Theo

W.W.Rostow, để đạt tới giai đoạn này phải có ba điều kiện: -tỷ lệ đầu tư tăng lên
5 – 10% thu nhập quốc dân thuần túy (NNP).-Phải xây dựng được những lĩnh
vực công nghiệp có khả năng phát triển nhanh, có hiệu quả, đóng vai trị như
“lĩnh vực đầu tàu”. Một khi “lĩnh vực đầu tàu” này tăng nhanh thì quá trình tăng
trưởng tự xuất hiện. Tăng trưởng đem lại lợi nhuận; lợi nhuận được tái đầu tư; tư
bản, năng suất và thu nhập tính theo đầu người tăng vọt.-Phải xây dựng được bộ
máy chính trị - xã hội, tạo điều kiện phát huy năng lực của các khu vực hiện đại,
tăng cường kinh tế đối ngoại. Muốn vậy phải thay giới lãnh đạo bảo thủ bằng

11

download by :


×