Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN ĐĂNG KIỂM

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUỲNH PHỤ TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


NGUYỄN ĐĂNG KIỂM

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUỲNH PHỤ TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG

Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH ĐỨC HƢNG

HÀ NỘI - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đăng Kiểm


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện Luận văn Thạc sỹ tại
Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ tận tình của các thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, đã tạo điều kiện
về thời gian, hướng dẫn về nội dung, cung cấp tài liệu và những thông tin cần

thiết.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Học viện Hành chính Quốc gia,
Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia cùng tất cả các thầy, cơ
giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt những kiến thức q báu và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến TS.Trịnh Đức Hưng - Giảng viên
của Học viện Hành chính Quốc gia, người đã tận tình hướng dẫn và có những
đóng góp q báu để tơi hồn thành Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình và
các phịng, ban của huyện, UBND các xã, thị trấn của huyện Quỳnh Phụ đã hỗ
trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình thu thập tài liệu điều
tra thơng tin phục vụ nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành tốt luận văn nhưng chắc chắn khơng
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tơi kính mong các thầy, cơ và những
người quan tâm đến đề tài có những đóng góp, sửa đổi, bổ sung để luận văn
này được hồn thiện hơn nữa.
Tơi xin trân trọng cảm ơn./.
Học viên

Nguyễn Đăng Kiểm


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ....................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................ 6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................. 8
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG .......... 9
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................... 9
1.2. Sự cần thiết, đặc điểm quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống ... 13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề
truyền thống ................................................................................................. 19
1.4. Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống ...... 24
1.5. Kinh nghiệm quản lý và phát triển làng nghề truyền thống của một số
địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Quỳnh Phụ ........................ 31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUỲNH PHỤ TỈNH THÁI BÌNH .................................................... 39
2.1. Khái quát về huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.................................... 39
2.2. Thực trạng các làng nghề truyền thống tại huyện Quỳnh Phụ ............. 42
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống tại huyện
Quỳnh Phụ ................................................................................................... 53


2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động quản lý nhà nước đối với
làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ .............................. 66
2.5. Nguyên nhân những thuận lợi và khó khăn của hoạt động quản lý nhà
nước đối với các làng nghề truyền thống huyện Quỳnh Phụ ...................... 69
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH PHỤ ........................................................ 74
3.1. Quan điểm của Đảng về quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền
thống ............................................................................................................ 74

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về làng nghề truyền
thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ .......................................................... 84
3.3. Kiến nghị với địa phương ................................................................... 111
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................... 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 117
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 220


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam hiện nay, các làng nghề đã và đang đóng góp tích cực cho
sự phát triển kinh tế nơng thơn, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thu
nhập cho người nơng dân, góp phần phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
đất nước. Làng nghề cũng đem lại nguồn thu nhập cao hơn sản xuất nông
nghiệp thuần túy, đặc biệt là khi kết hợp cả sản xuất nông nghiệp và tham gia
hoạt động sản xuất của làng nghề thì thu nhập của người dân cao hơn hẳn so
với chỉ làm nơng nghiệp. Ngồi ra các làng nghề cịn đem lại một nguồn
ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng này.
Huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình là huyện có thế mạnh trong phát triển
nơng nghiệp nhưng những năm gần đây công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp
trên địa bàn huyện đã có bước phát triển khá mạnh, các nghề truyền thống
được duy trì và hoạt động do đó diện mạo nơng thơn ngày càng khởi sắc, tỷ lệ
hộ nghèo giảm nhanh, đời sống nhân dân được nâng cao. Hiện tại, Quỳnh Phụ
có 33 làng nghề truyền thống, thu hút trên 23.000 lao động, với thu nhập từ 35 triệu đồng/người/tháng. Sản xuất ở các làng nghề huyện Quỳnh Phụ phát
triển không những giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người
lao động mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo diện mạo mới cho
các làng quê. Nhiều làng nghề không ngừng phát triển, chiếm 70 - 80% tỷ
trọng của thôn, làng, tiêu biểu như: bánh đa làng Dụ Đại, xã Đông Hải; dệt
chiếu xã An Vũ, An Lễ, An Dục, An Tràng; vàng mã xã An Vinh; chế biến
lương thực xã An Mỹ; gỗ mỹ nghệ xã An Đồng... Các làng nghề ở Quỳnh Phụ

đã và đang góp phần hạn chế tình trạng rời quê đi làm ăn xa và tăng thu nhập
cho người lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Tuy nhiên, trong xu thế tồn cầu hoá cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ… các làng nghề có những cơ hội để phát

1


triển song cũng có khơng ít những khó khăn, thách thức phải đối mặt. Nhiều
làng nghề, ngành nghề truyền thống có nguy cơ tan rã do khơng đủ sức cạnh
tranh, khơng theo kịp tốc độ phát triển của máy móc hiện đại. Nhiều làng
nghề sản xuất cịn thủ cơng theo quy mô nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm chưa
cao, mẫu mã chậm thay đổi nên sức cạnh tranh kém, chưa tạo dựng được
thương hiệu. Hầu hết các làng nghề chưa có hạ tầng kỹ thuật xử lý nguồn
nước trước khi xả ra môi trường, cũng như thu gom chất thải. Vấn đề nan giải
chưa tìm được lời giải đối với nhiều làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ
hiện nay là khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra, cơ chế, chính
sách ban hành đã lâu, có một số nội dung khơng cịn phù hợp, nhưng lại chậm
được thay đổi cho phù hợp tình hình mới, nhiều thủ tục hành chính cịn rườm
rà. Khó khăn nhất là tiếp cận vay vốn, ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng
cao tay nghề. Thị trường chậm được mở rộng, chưa gắn kết được các công
đoạn trong chuỗi giá trị từ thiết kế mẫu mã, cung ứng nguyên nhiên liệu đến
sản xuất và tiêu thụ; các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề chưa được quan tâm
bồi dưỡng, phát huy đúng mức, chưa thu hút được truyền dạy nghề cho lao
động mới, chưa được quan tâm để sáng tạo ra mẫu mã mới; mối liên kết giữa
các cơ sở sản xuất trong làng nghề và giữa các làng nghề còn nhiều tồn tại,
hạn chế, kéo dài tình trạng sản phẩm chậm được cải tiến, sức cạnh tranh kém
và thu nhập thấp... Khoa học công nghệ chậm được ứng dụng vào làng nghề
để nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã thiết kế, nhất là trong bảo vệ, khắc

phục ơ nhiễm mơi trường; tình trạng ô nhiễm tại làng nghề chưa được xử lý,
nhiều làng nghề bị ô nhiễm nặng, phát sinh nhiều dịch bệnh. Việc quy hoạch
làng nghề chậm, nhiều cơ sở sản xuất làng nghề ơ nhiễm nặng mà chưa được
di dời…
Ngồi ra, khó khăn lớn nhất của các làng nghề hiện nay là tìm thị
trường tiêu thụ. Bởi lẽ, sản phẩm của làng nghề truyền thống có giá thành cao,
mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, chưa theo kịp thị hiếu người tiêu dùng trong

2


và ngoài nước. Đây là một thực tế khiến cho hàng truyền thống của Quỳnh
Phụ nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung chưa thể đến được những thị
trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như Mỹ hoặc Châu Âu... Vì vậy, nghiên
cứu đề ra những giải pháp đổi mới quản lý nhà nước để thúc đẩy sự phát triển
của các làng nghề của huyện Quỳnh Phụ đang là đòi hỏi khách quan và cấp
thiết. Xuất phát từ nhận thức đó, em chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về làng
nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình” để
nghiên cứu. Việc nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn,
đề ra các giải pháp tác động tích cực để hoạt động quản lý đối với làng nghề
truyền thống ngày càng hiệu quả, phát huy vai trò của làng nghề truyền thống
trong tiến trình hội nhập và đặc biệt là trong tiến trình xây dựng nơng thơn
mới của cả nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Liên quan đến đề tài, ở Việt Nam có một số đề tài sau:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Xây dựng và phát triển mơ hình
làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ” của GS.TS. Hoàng Văn
Châu. Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về làng nghề, làng nghề truyền
thống, làng nghề du lịch cũng như tiềm năng và sự cần thiết phải phát triển
mơ hình làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Tác giả đã tìm

hiểu kinh nghiệm xây dựng và phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch
của Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia từ đó rút ra những bài học
đối với Việt Nam. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng làng nghề, làng
nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ, từ thực trạng đáp ứng yêu cầu
du lịch tại các làng nghề, đến tình hình khách du lịch cũng như mơ hình tổ
chức quản lý và cơ chế quản lý làng nghề du lịch. Tác giả đã đề xuất các mơ
hình tổ chức quản lý làng nghề du lịch, một số tuyến du lịch làng nghề chủ
yếu cũng như các phương án xây dựng và phát triển các làng nghề du lịch tại
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

3


- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Như Chung về “Q trình hồn thiện các
chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997
đến 2003- thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”. Đề tài đã đề cập tới thực
trạng về chính sách quản lý nhà nước đối với làng nghề và đưa ra một số giải
pháp hồn thiện chính sách quản lý nhà nước thúc đẩy sự phát triển của làng
nghề.
- Luận án tiến sỹ của Mai Thế Hởn về “Phát triển làng nghề truyền
thống trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở vùng ven thủ đô Hà
Nội”. Đề tài đã đề cập tới vấn đề quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề, đã
đề cập đến vấn đề phát triển thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công
nghệ cho sự phát triển làng nghề. Đề tài còn đề cập đến chính sách của Nhà
nước đối với việc phát triển làng nghề truyền thống trong q trình cơng
nghiệp hố và hiện đại hoá.
- Luận văn thạc sỹ của Vũ Thu Hà năm 2002 về “Khôi phục và phát
triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải
pháp”. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng làng nghề truyền thống ở nông thôn
vùng đồng bằng sông Hồng và đưa ra giải pháp về quy hoạch, kế hoạch khôi

phục và phát triển làng nghề truyền thống, đưa ra giải pháp về đào tạo lao
động, cán bộ quản lý, thị trường tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách của
nhà nước để phát triển làng nghề truyền thống.
- Luận văn thạc sỹ của Trần Văn Hiến năm 2006 về “Tín dụng của
ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề
tại tỉnh Quảng Nam”. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng công tác tín dụng
ngân hàng nơng nghiệp của tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển làng nghề
của tỉnh; đồng thời tác giả đã ra dự báo sự phát triển của làng nghề, của tín
dụng ngân hàng nơng nghiệp đến năm 2012, đưa ra cơ chế, chính sách cho
vay để khuyến khích làng nghề phát triển.

4


- Đề tài: “Làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam” của tác giả
Bùi Văn Vượng, 2002, nhà xuất bản (Nxb) Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Đây là
cơng trình giới thiệu một cách tổng quan về các làng nghề truyền thống ở Việt
Nam, với nhiều thơng tin có giá trị tham khảo cao.
- Đề tài: “Phát triển làng nghề truyền thống ở nơng thơn Việt Nam
trong q trình Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Trần Minh Yến,
2003 NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Đây là cơng trình nghiên cứu mang tính
tổng quan và đặc biệt nhấn mạnh về vai trò của làng nghề truyền thống trong
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay.
Ngồi ra cịn một số luận văn lý luận chính trị cao cấp năm 2006 về
“Phát triển làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường hiện nay trên
địa bàn huyện Đức Thọ- Hà Tĩnh” của Thạc sỹ Nguyễn Quốc Hải và luận văn
thạc sỹ năm 2006 về “Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Trọng Tuấn cũng đều đề cập đến thực
trạng làng nghề truyền thống của các địa phương khác nhau; đồng thời cũng
đưa ra những giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phát triển nghề truyển thống

và đặt vấn đề thị trường tiêu thụ, đổi mới cơng nghệ, chính sách, đào tạo
nguồn lao động để làng nghề được phát triển trong điều kiện Việt Nam thực
hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn và gia nhập tổ
chức thương mại thế giới WTO.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu kể trên đã nghiên cứu những
khía cạnh khác nhau của làng nghề và đưa ra những giải pháp phát triển làng
nghề… Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên
sâu về quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh
Thái Bình.

5


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3. 1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức về làng nghề truyền thống, quản
lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, phân tích thực trạng hoạt động
của các làng nghề truyền thống và hoạt động quản lý nhà nước đối với làng
nghề truyền thống tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình, luận văn đưa ra các
giải pháp quản lý để làng nghề truyền thống phát triển bền vững. Mục đích
của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước đối với
các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình,
nghiên cứu và đề xuất ý tưởng, giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà
nước đối với làng nghề đồng thời đưa ra những định hướng để phát triển làng
nghề một cách bền vững.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Hệ thống hóa các kiến thức về làng nghề truyền thống, quản lý nhà
nước đối với làng nghề truyền thống.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các làng nghề truyền
thống, hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống tại Quỳnh

Phụ, Thái Bình; tìm ra những thuận lợi và khó khăn về hoạt động quản lý nhà
nước đối với làng nghề truyền thống của huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
- Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản
lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ
tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa
bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện
nhưng đặt trong khn khổ các chính sách, chế độ quản lý làng nghề của

6


Chính phủ. Những vấn đề nghiên cứu chính sách sẽ gắn với chủ thể quản lý là
chính quyền tỉnh Thái Bình. Ngồi ra luận văn có xem xét chế độ chính sách
chung của cả nước với tư cách mơi trường pháp lý chung về quản lý làng
nghề.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ
tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về hoạt động quản lý, quản lý nhà nước cũng như những quan điểm
của Đảng trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam và
các văn bản quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp thống kê: Dựa trên các báo cáo, kết quả tổng kết tại các
làng nghề, tập hợp các số liệu nhằm đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động
quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Dựa trên phương pháp
nghiên cứu duy vật biện chứng và khoa học, các phương pháp thống kê, tổng
hợp sẽ giúp tác giả có số liệu để phân tích, so sánh từ đó đưa ra những giải
pháp có tính thực tiễn cao.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Luận văn kế thừa kết quả
nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu có liên quan; đồng thời, dựa vào
các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước về phát triển
làng nghề truyền thống.

7


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước
nói chung và quản lý làng nghề nói riêng. Kinh nghiệm quản lý làng nghề của
các địa phương khác trong cả nước và bài học kinh nghiệm cho huyện Quỳnh
Phụ, tỉnh Thái Bình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm nguồn tài
liệu tham khảo phục vụ cho công tác quản lý, cơng tác xây dựng chính sách
phát triển làng nghề truyền thống của huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình nói
riêng cũng như của các địa phương khác trong cả nước nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bố cục của luận
văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về làng nghề truyền thống và quản lý nhà
nước đối với làng nghề truyền thống
Chương 2: Thực trạng làng nghề truyền thống và hoạt động quản lý nhà
nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái
Bình.
Chương 3: Quan điểm của Đảng và một số giải pháp quản lý nhà nước
đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
* Khái niệm làng nghề
Làng là một nhóm người quây quần ở một nơi nhất định trong nông
thôn, làng là một tế bào của xã hội người Việt, một tập hợp dân cư chủ yếu
theo quan hệ láng giềng, một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp
những người quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất [14].
Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một
nơi quần cư đơng người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng
theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà
cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển
công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập
thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa
phương.
Thực tế cho thấy, làng nghề là nơi mà ở đó có những hộ thuộc một số
dịng tộc nhất định sinh sống. Trong các làng nghề này tồn tại đan xen các
mối quan hệ kinh tế, xã hội phong phú và phức tạp. Làng nghề là những làng

ở nông thôn có những nghề phi nơng nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao
động và thu nhập so với nghề nông.
Như vậy làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được
cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất
định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ cơng là
chính, giữa họ có mối liên kết chặt chẽ về kinh tế, xã hội và văn hóa.
* Khái niệm về làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống, trước hết nó được tồn tại và phát triển lâu đời
trong lịch sử, trong đó bao gồm một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống,

9


là nơi hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia
đình chun làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ
nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các
thành viên ln có ý thức tn thủ những ước chế xã hội và gia tộc. Làng
nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gian
vẫn duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong các
làng nghề truyền thống thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc
một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc
dạy nghề được thực hiện theo phương pháp truyền nghề.
Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình
thành từ lâu đời.
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; làng nghề, làng nghề truyền thống được cơng
nhận dựa trên các tiêu chí sau:
Làng nghề được cơng nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
Thứ nhất, có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt
động ngành nghề nông thôn.

Thứ hai, có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính
đến thời điểm đề nghị cơng nhận.
Thứ ba, phải chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Làng nghề truyền thống được công nhận phải đạt tiêu chí làng nghề và
có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư số 116/2006/TTBNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng
dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, cụ thể:
Thứ nhất, nghề của làng nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50
năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
Thứ hai, nghề của làng nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn
hoá dân tộc.

10


Thứ ba, nghề của làng nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ
nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Thứ tư, số hộ và số lao động trong làng nghề truyền thống đạt từ 30%
trở lên so với tổng số lao động của làng.
Thứ năm, sản phẩm làm ra có tính thẩm mỹ mang đậm nét yếu tố và
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Thứ sáu, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính
đến thời điểm đề nghị cơng nhận.
Thứ bảy, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy để được công nhận làng nghề truyền thống, trước hết phải đạt
tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống đã xuất hiện tại địa
phương từ trên 50 năm, tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc
và gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
* Khái niệm quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống
- Khái niệm quản lý:
Quản lý gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên trong thực

tế có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý; tuy nhiên, khi đề cập đến quản
lý, có một cách tiếp cận nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học và nhà
quản lý thực tiễn, đó là: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của
chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định trước.
- Khái niệm quản lý nhà nước:
Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng
pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển
của xã hội. Những hoạt động này nhằm bảo đảm cho hệ thống pháp luật quốc
gia đi vào cuộc sống. Đây là chức năng cơ bản của nhà nước. Hoạt động quản
lý nhà nước đạt hiệu quả cao phải trên cơ sở bảo đảm tính khoa học về hoạch
định, tổ chức, điều hành, kiểm tra, giám sát.

11


- Từ các phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về
làng nghề truyền thống là: "Việc áp dụng hệ thống các công cụ quản lý bao
gồm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch tác động vào đối tượng quản
lý để hướng dẫn các làng nghề truyền thống của địa phương phát triển theo
định hướng đã đặt ra trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhà nước".
Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống nhằm phát triển làng
nghề theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia và
kiểm soát làng nghề phát triển một cách bền vững. Vì vậy, để quản lý làng
nghề, nhà nước dùng các công cụ như pháp luật, chính sách… trong hoạt
động quản lý; cụ thể như:
+ Thơng qua hệ thống pháp luật, một mặt, nhà nước tuyên bố các quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể hoạt động trong làng nghề truyền thống, đặc biệt
là quyền và nghĩa vụ, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước đối với
làng nghề. Nếu hệ thống luật pháp tiến bộ và phù hợp, sẽ khuyến khích làng
nghề phát triển. Ngược lại, hệ thống luật pháp lạc hậu, bảo thủ sẽ cản trở sự

phát triển của làng nghề truyền thống.
+ Quản lý nhà nước khơng chỉ nhằm kiểm sốt làng nghề truyền thống
mà quan trọng hơn là định hướng cho làng nghề truyền thống phát triển.
Trong hoạt động quản lý, nhà nước cần có các chiến lược, quy hoạch để định
hướng cho các làng nghề phát triển một cách bền vững. Mặt khác, có qui
hoạch, nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được sự phát triển của làng nghề
truyền thống, từ đó có các chính sách điều chỉnh phù hợp với tình hình thực
tế.
* Các khái niệm liên quan đến đề tài
Hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống là thực
hiện chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực cụ thể, được phân cấp quản lý từ
Trung ương đến địa phương.

12


Chính sách cơng trong quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống
là tổng thể các quan điểm, biện pháp, công cụ nhằm mục tiêu phát triển làng
nghề truyền thống. Nhà nước thông qua việc xây dựng và ban hành chính
sách, pháp luật nhằm tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi cho các hộ và các
doanh nghiệp hoạt động, đồng thời hỗ trợ về vật chất để tăng cường năng lực
của các cơ sở, hộ gia đình, doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh tại
làng nghề truyền thống.
Xã hội hóa đối với làng nghề có thể thực hiện trên các lĩnh vực như: xã
hội hóa trong đào tạo nghề, trong xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường,
trường, trạm và bảo vệ môi trường.
Hội nhập quốc tế đối với làng nghề có thể thực hiện trên các lĩnh vực
như: phát triển du lịch làng nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm quốc
tế, áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại từ các nước tiên tiến. Hội nhập quốc
tế là cơ hội để làng nghề truyền thống có thể thu hút vốn, cơng nghệ, tiếp thu

kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, phát triển nhân lực thông qua
các hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ...
1.2. Sự cần thiết, đặc điểm quản lý nhà nƣớc về làng nghề truyền thống
1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống
Sự cần thiết quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống được thể hiện
như sau:
Một là, quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống là yêu cầu cấp thiết
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển sản xuất hàng hoá
của các làng nghề truyền thống, thúc đẩy cuộc chiến chống lạm dụng và gian
lận thương mại. Hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề sẽ định hướng
cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề của địa phương phát
triển theo đúng mục tiêu của địa phương đã đề ra trên cơ sở tạo lập môi
trường thuận lợi cho các làng nghề tại địa phương tiếp cận với các yếu tố tài
nguyên, nguồn nhân lực, các thông tin cần thiết về thị trường…

13


Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề sẽ khó khăn trong việc xây dựng
thương hiệu, xúc tiến thương mại cho sản phẩm làng nghề nếu khơng có sự
hướng dẫn, hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt, trong quá trình
hội nhập, thị trường thế giới yêu cầu rất cao về chất lượng, thiết kế mẫu mã
sản phẩm. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến của các sản phẩm ở các làng nghề
truyền thống của Việt Nam là cịn rập khn, những mẫu có sẵn đơn điệu, tự
nghĩ ra cái gì thì làm cái đó hoặc làm theo đơn đặt hàng và bắt chước sao chép
những hàng bán chạy; vì vậy cần tăng cường hoạt động quản lý nhà nước để
hướng dẫn, định hướng cho các làng nghề phát triển bền vững.
Hai là, quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống là hoạt động có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống
làng nghề, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh của

sản phẩm làng nghề, giúp thúc đẩy tiềm năng phát triển của các nguồn lực địa
phương, nâng cao đời sống cộng đồng, đặc biệt là các khu vực nông thôn,
miền núi trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Hiện nay, các làng nghề truyền thống gặp khơng ít khó khăn và thách
thức trong bảo tồn và phát triển. Chính vì vậy, tăng cường hoạt động quản lý
nhà nước đối với làng nghề truyền thống để giúp các làng nghề truyền thống
vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển và đóng góp cho đất nước là một nhiệm
vụ quan trọng của Đảng và nhà nước ta. Để duy trì và phát triển các làng
nghề, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ địa phương trong xây dựng quy
hoạch tổng thể cho các làng nghề truyền thống trong phạm vi cả tỉnh, xây
dựng vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề truyền thống, tìm kiếm thị
trường tiêu thụ cho các sản phẩm của làng nghề truyền thống, xây dựng
nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống...
Ba là, quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống có vai trị giám sát,
bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh của làng nghề, để bảo tồn các giá trị văn hóa của làng nghề.

14


Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát cơ quan quản lý nhà nước
hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh tuân thủ các quy định của pháp
luật; cụ thể như tuân thủ các quy định về sử dụng đất theo quy hoạch, nguồn
nguyên liệu sử dụng trong sản xuất có đảm bảo và quan trọng hơn là việc đảm
bảo các yếu tố truyền thống được kết tinh trong từng sản phẩm. Đồng thời,
nếu phát hiện các dấu hiệu vi phạm, sẽ kịp thời xử lý các sai phạm nhằm
hướng đến môi trường phát triển bền vững.
Bốn là, quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống nhằm kiểm soát và
đưa ra các giải pháp để giảm thiểu vấn đề ô nhiểm môi trường tại các làng
nghề.

Hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất tại các làng nghề đều có quy mơ
nhỏ, nằm trong khu dân cư, mặt bằng sản xuất chật hẹp nên rất khó xây dựng
hệ thống xử lý môi trường, các hộ sản xuất chưa đầu tư các biện pháp nhằm
giảm thải ô nhiễm môi trường khơng khí, bụi, chất thải rắn; nước thải sản xuất
chưa qua xử lý cùng với nước thải sinh hoạt được xả vào hệ thống thoát nước
mặt, đồng thời, ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao… là những
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Thông qua hoạt động
quản lý nhà nước sẽ giúp người dân hiểu rõ hơn vấn đề đảm bảo môi trường
làng nghề, hỗ trợ các giải pháp để xử lý mơi trường. Ví dụ như nhà nước sẽ
tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho người dân về vấn đề đảm bảo môi
trường làng nghề, hỗ trợ xây dựng các hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác
thải… tại các làng nghề truyền thống.
1.2.2. Đặc điểm làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là cả một môi trường kinh tế - xã hội và văn
hố. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang
đời khác, hun đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài hoa và những sản phẩm độc đáo
mang bản sắc riêng. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống là những sản
phẩm văn hố, có giá trị mỹ thuật cao. Làng nghề truyền thống có thể có một

15


nghề hoặc vài nghề truyền thống. Nếu làng có vài nghề thì có một nghề chính
và tên nghề đó được gọi tên làng nghề. Sản phẩm của làng nghề có quy trình
cơng nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này sang các thế hệ khác.
Trong các làng nghề truyền thống, trước đây chủ yếu là dậy nghề theo
phương thức truyền nghề mà trước tiên là trong phạm vi gia đình. Nhìn
chung, các nghề được bảo tồn trong từng gia đình của các làng, xã mà ít được
phổ biến ra bên ngồi, bởi vì ở một số nơi quy định truyền nghề rất chặt chẽ.
Tuy nhiên, từ sau khi thực hiện cải cách công thương nghiệp (1957-1960)

phương thức dạy nghề và truyền nghề trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Làng nghề truyền thống là một cụm dân cư sinh sống tạo thành làng
q hay phường hội. Đó chính là cộng đồng nhỏ về văn hoá. Những phong
tục, tập quán, đền thờ, miếu mạo… của mỗi làng xã vừa có nét chung của văn
hố dân tộc, vừa có nét riêng của mỗi làng quê, làng nghề. Các sản phẩm của
làng nghề truyền thống làm ra là sự kết tinh, sự giao lưu và phát triển các giá
trị văn hoá, văn minh của dân tộc.
Các làng nghề có đặc điểm là thường u cầu vốn đầu tư khơng lớn
nhưng có khả năng thu hút nhiều lao động, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội
cao. Làng nghề gắn bó chặt chẽ không tách rời với nông nghiệp nông thôn về
lao động, nguyên liệu, thị trường… Ở nông thôn gần như 100% người làm
làng nghề đều có đất nơng nghiệp, có thể do họ canh tác hoặc phần lớn là cho
thuê hoặc nhượng cho người khác canh tác. Trong điều kiện toàn cầu hoá nền
kinh tế thế giới như hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, nếu phải
xem xét để tìm ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế của những nước đang phát triển như Việt Nam thì trên hết phải kể đến
sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống.
1.2.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống
Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống là sự tác động liên tục, có
tổ chức của nhà nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

16


truyền thống nhằm duy trì và phát triển bền vững các làng nghề truyền thống
theo các mục tiêu mà nhà nước đặt ra. Quản lý nhà nước đối với làng nghề
truyền thống được thể hiện bởi các đặc điểm sau:
Thứ nhất, quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống tương đối khó
khăn và phức tạp vì liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Nhà nước trao
thẩm quyền cho các cơ quan quản lý để thực hiện chức năng nhiệm vụ của

mình. Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước đối với làng nghề là
tổng thể những quyền, nghĩa vụ mang tính quyền lực - pháp lý do pháp luật
quy định. Trên cơ sở, hiến pháp, luật, các cơ quan quản lý nhà nước đối với
làng nghề truyền thống ra quyết định mang tính pháp lý bắt buộc các cơ sở
sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề truyền thống phải tuân thủ. Các cơ
quan quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống chỉ hành động trong
phạm vi thẩm quyền của mình. Hiện nay, hoạt động quản lý nhà nước đối với
làng nghề truyền thống có sự tham gia của các ngành như: Ngành nơng
nghiệp- quản lý nhà nước đối với ngành nghề nông thôn; ngành công thươngquản lý xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề; ngành tài nguyên
môi trường- quản lý sử dụng đất đai và vấn đề môi trường tại các làng nghề;
ngành khoa học và công nghệ - quản lý việc ứng dụng công nghệ trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xây xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm
làng nghề…
Thứ hai, hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống rất
nhạy cảm, phức tạp. Cách thức tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh của
các cơ sở sản xuất tại các làng nghề đã trở thành nét văn hóa riêng của làng
nghề, thành thói quen của những người lao động tại nơi đây. Vì vậy, khi nhà
nước tác động những chính sách, cơ chế mới rất khó khăn và cần có sự đồng
thuận của tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề. Ví dụ, phương
thức hoạt động sản xuất tại các làng nghề truyền thống gốm sứ, muốn thay đổi
nguyên liệu dùng để nung sản phẩm là rơm, rạ, than, củi… bằng cách dùng

17


nhiệt, ga… để hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng năng suất lao động, giảm chi
phí giá thành… nhưng để thay đổi thói quen sản xuất của làng nghề là cả một
vấn đề lớn trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống.
Nhà nước phải dùng các phương pháp khác nhau trong hoạt động quản lý như
giáo dục thuyết phục, phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế và cả

các công cụ như pháp luật… một cách hài hịa thì mới thực hiện tốt hoạt động
quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống.
Thứ ba, các cơ quan quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống được
sử dụng nhiều nguồn lực để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Nhà
nước sử dụng nguồn nhân lực, nguồn tài chính để đảm bảo các hoạt động thực
thi công vụ (tiền lương, thiết bị hỗ trợ hoạt động quản lý, cơng tác phí...) và
hỗ trợ cho các cơ sở tại các làng nghề truyền thống trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Ví dụ như nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề cho các lao động của
làng nghề thông qua các buổi tập huấn; hỗ trợ các cơ sở tham gia các chương
trình xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm…
Thứ tư, hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống mang
tính pháp lý và bình đẳng với các đối tượng: Sử dụng đúng đắn quyền lực,
thực hiện đúng đắn chức năng và quyền hạn được trao khi thực hiện nhiệm
vụ. Đồng thời, chú trọng đến việc nâng cao uy tín chính trị, phẩm chất đạo
đức và năng lực trí tuệ của người thực thi công vụ. Phải kết hợp chặt chẽ yếu
tố thẩm quyền và uy quyền để để nâng cao được hiệu lực và hiệu quả hoạt
động của một nhà nước, của nhân dân và vì nhân dân phục vụ.
Thứ năm, hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống chịu
sự tác động của các chủ thể trong hệ thống chính trị. Vì vậy, phải chịu sự
kiểm sốt của các cơ quan dân cử, các nhóm lợi ích, dư luận quần chúng, các
cơ quan thông tin đại chúng và cử tri. Tất cả các hoạt động quản lý nhà nước
về làng nghề đều hướng tới mục tiêu phục vụ người dân, lấy đó làm xuất phát
điểm cho việc xây dựng hệ thống thể chế, chính sách.

18


1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về làng nghề
truyền thống
1.3.1 Yếu tố về thể chế

Thể chế hành chính nhà nước là hệ thống các quy định xác định mối
quan hệ hành chính giữa nhà nước với các đối tượng trong xã hội, hệ thống
quy định quản lý nội bộ cơ quan hành chính, thủ tục hành chính và tài phán
hành chính. Thể chế hành chính nhà nước là căn cứ để xác lập mức độ và
phạm vi can thiệp của nhà nước đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề
truyền thống; là căn cứ để thiết lập nên bộ máy hành chính nhà nước đối với
hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống, là căn cứ để xây dựng
đội ngũ nhân sự trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền
thống và là cơ sở để điều chỉnh, sử dụng các nguồn lực của xã hội trong hoạt
động quản lý nhà nước đối với làng nghề. Vì vậy, thể chế hố của nhà nước
về các mặt tài chính, tiền tệ, giá cả, đầu tư, ngân sách... phù hợp hay không
phù hợp với kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến quản lý nhà nước đối
với làng nghề truyền thống.
1.3.2 Yếu tố về chính sách
Có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển làng nghề, trong đó yếu tố
chính sách đóng vai trị quan trọng. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội
quốc gia, vùng, ngành, địa phương, lãnh thổ, loại hình doanh nghiệp… đều
tác động đến mục tiêu, nội dung và phương thức quản lý của nhà nước đối với
làng nghề truyền thống. Q trình hội nhập và phát triển địi hỏi cùng với q
trình đổi mới chính sách. Hệ thống các chính sách của nhà nước tác động rất
lớn và quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và làng nghề
truyền thống nói riêng. Nhà nước thơng qua việc xây dựng và ban hành chính
sách, pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hộ và các
doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ về vật chất để tăng cường năng lực của các cơ
sở, doanh nghiệp, hộ gia đình trong việc sản xuất kinh doanh tại làng nghề.

19



×