Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia viễn tỉnh ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN PHÚC KHÁNH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH

Ngành:

Kinh tế nơng nghiệp

Mã ngành:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Quang Trung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Phúc Khánh



i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm và
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
quý thầy, cô trong Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam cùng tồn thể các thầy, cô đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới TS. Trần Quang Trung, người đã trực tiếp và tận tình giúp đỡ tơi trong
suốt q trình nghiên cứu để hồn thành bài luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Gia Viễn cùng các cơ quan đơn vị của
Huyện đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết
cho việc nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các tập thể, các cá nhân, các đồng
nghiệp, bạn bè và những người thân đã chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa xin trân trọng tỏ lòng biết ơn tới tất cả những cơ quan, đơn vị và các
cá nhân sự giúp đỡ đã dành cho bản thân tôi.
Luận văn này mới chỉ là kết quả bước đầu, bản thân tôi hứa sẽ nỗ lực, cố gắng
nhiều hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Phúc Khánh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................. ii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ, hình, hộp ......................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1.Mở đầu ...................................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 3
1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 3


1.4.1. Về lý luận ............................................................................................................. 3
1.4.2. Về thực tiễn .......................................................................................................... 4
Phần 2.Cơ sở lý luận và thực tiễn .................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển cây vụ đông ........................................................................... 5

2.1.1. Một số quan điểm và khái niệm ........................................................................... 5
2.1.2. Vai trò của phát triển cây vụ đông ....................................................................... 8
2.1.3. Đặc điểm sản xuất cây vụ đông và phân loại cây vụ đông .................................. 9
2.1.4. Nội dung phát triển sản xuất cây vụ đông.......................................................... 12
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông............................... 17
2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây vụ đông ........................................... 21

2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất cây vụ đơng ở Việt Nam ..................................... 21
2.2.2. Những thách thức hiện nay và trong tương lai đối với phát triển cây vụ
đông ở Việt Nam ................................................................................................ 23

iii


2.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây vụ đông ở một số nước trên thế giới ....... 24
2.2.4. Các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước liên quan đến phát
triển cây vụ đông ................................................................................................ 33
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 38
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................................ 38

3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 38
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .................................................................................... 42
3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 49
3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 50

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .................................................................. 50
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 51
3.2.3. Phương pháp xử lý thơng tin .............................................................................. 52
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................... 52
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 53
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 56
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Viễn ........... 56

4.1.1. Khái quát về phát triển cây vụ đông của huyện Gia Viễn ................................. 56
4.1.2. Phát triển quy mô và cơ cấu cây trồng vụ đơng ................................................. 58
4.1.3. Phát triển hình thức tổ chức sản xuất cây vụ đông ............................................ 61
4.1.4. Phát triển đầu tư cho sản xuất cây vụ đông........................................................ 62
4.1.5. Phát triển về kỹ thuật sản xuất cây vụ đông....................................................... 65
4.1.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất cây vụ đông ......................................................... 67
4.1.7. Phát triển liên kết trong sản xuất cây vụ đông ................................................... 73
4.1.8. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện
Gia Viễn ............................................................................................................. 73
4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông ở huyện Gia Viễn ........... 75

4.2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 75
4.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 76
4.2.3. Yếu tố kỹ thuật ................................................................................................... 77
4.2.4. Vai trị của Nhà nước và chính quyền địa phương ...................................................... 78
4.2.5. Thị trường .......................................................................................................... 80
4.3.

Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất cây vụ đông ở huyện Gia Viễn ............. 83

iv


4.3.1.

Định hướng ....................................................................................................... 83

4.3.2. Đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất cây vụ đông.............................. 84
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 92
5.1.

Kết luận.................................................................................................................................... 92

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................ 93

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 95
Phụ lục ............................................................................................................................ 97


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

ĐVT

Đơn vị tính

GTXS

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KHKT


Khoa học kỹ thuật

PTNT

Phát triển nơng thơn

SXHH

Sản xuất hàng hóa

SXNN

Sản xuất nơng nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất huyện Gia Viễn , Ninh Bình (2014-2016) ............ 44

Bảng 3.2.

Tình hình dân số huyện Gia Viễn (2010 -2016) ...................................... 45


Bảng 3.3.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Gia Viễn 2014-2016 ................... 46

Bảng 3.4.

Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện (2012-2016) ................. 47

Bảng 4.1.

Giá trị sản xuất vụ đông huyện Gia Viễn giai đoạn 2014 – 2016 ............ 57

Bảng 4.2.

Diện tích và cơ cấu diện tích một số cây vụ đông của huyện Gia
Viễn giai đoạn 2014 – 2016 ..................................................................... 58

Bảng 4.3.

Năng suất một số cây vụ đông huyện Gia Viễn giai đoạn 2014 – 2016 ......... 59

Bảng 4.4.

Sản lượng một số cây vụ đông huyện Gia Viễn giai đoạn 2014 - 2016 .......... 60

Bảng 4.6.

Tình hình phát triển lao động sản xuất cây vụ đông huyện Gia Viễn
giai đoạn 2014 - 2016 ............................................................................... 62


Bảng 4.7.

Thực trạng phát triển đất sản xuất cây vụ đông huyện Gia Viễn giai
đoạn 2014 – 2016 ..................................................................................... 63

Bảng 4.8.

Thực trạng nguồn vốn đầu tư sản xuất cây vụ đông huyện Gia Viễn
giai đoạn 2014 – 2016 .............................................................................. 64

Bảng 4.9.

Tình hình tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật của các hộ sản xuất
cây vụ đông trong vùng điều tra năm 2016 .............................................. 67

Bảng 4.10.

Thông tin chung về hộ sản xuất ................................................................ 68

Bảng 4.11.

Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ năm 2016 (tính bình qn 1 hộ) .......... 69

Bảng 4.12.

Tình hình sản xuất một số loại cây vụ đông năm 2016 ............................ 70

Bảng 4.13.


Chi phí sản xuất cây vụ đơng năm 2016 của các hộ dân .......................... 70

Bảng 4.14.

Hiệu quả kinh tế sản xuất cây trồng vụ đơng chính .................................. 72

Bảng 4.15.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây vụ đơng của các hộ ............................... 81

Bảng 4.16.

Thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm vụ đông của các hộ ....... 82

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, HỘP
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1.

Cơ cấu sử dụng đất năm 2016 huyện Gia Viễn .................................... 43

Biểu đồ 4.1.

Cơ cấu nguồn cung giống cây vụ đông tại các hộ điều tra...................... 66

Biểu đồ 4.2

Biến động giá một số vật tư nơng nghiệp giai đoạn 2011-2016 ............. 80


Hình:
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính Huyện Gia Viễn , tỉnh Ninh Bình ................................ 39

Hộp:
Hộp 4.1.

Nghe đài truyền thanh, xem bảng tin để biết lịch gieo trồng ...................... 77

Hộp 4.2.

Dự lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây ngơ ............................................... 78

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Phúc Khánh
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình”.
Ngành: Kinh tế nơng nghiệp

Mã số: 60 62 01 15

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Đối với huyện Gia Viễn , tỉnh Ninh Bình ngành nơng nghiệp nói chung và sản
xuất cây vụ đơng nói riêng hiện vẫn là ngành kinh tế quan trọng ở địa phương. Sự phát
triển sản xuất cây vụ đơng của huyện những năm qua cũng có sự phát triển đáng khích lệ

như: tỷ trọng giá trị sản xuất cây vụ đông trong tổng số giá trị sản xuất các ngành kinh tế,
thu nhập người dân ngày càng cải thiện, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành công trong phát sản xuất cây vụ đơng ở địa phương thì phát
triển sản xuất cây vụ đơng ở huyện Gia Viễn vẫn cịn rất nhiều tồn tại hạn chế như: kinh
tế sản xuất cây vụ đơng ở địa bàn cịn chậm phát triển, mức độ trình độ phát triển cịn
thấp, kết quả và hiệu quả phát triển chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, thu nhập
của người lao động nơng nghiệp cịn thấp chưa đảm bảo cho đời sống của họ và gia đình
họ, chưa giải quyết tốt việc làm cho người lao động ở nơng thơn, từ đó cũng ảnh hưởng
đến các vấn đề xã hội, an ninh an toàn ở địa bàn. Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống
về thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản
xuất cây vụ đông, chúng tôi thực hiện đề tài: “Phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa
bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”.
Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá thực trạng việc phát triển sản xuất cây vụ
đông huyện Gia Viễn, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản
xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Viễn trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu của
đề tài là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển sản xuất cây vụ
đông trên địa bàn huyện Gia Viễn.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về phát triển, phát triển sản xuất cây
vụ đông, ý nghĩ và vai trò của phát triển sản xuất cây vụ đông. Nghiên cứu đã chỉ ra
những đặc điểm cơ bản của phát triển sản xuất cây vụ đông. Nội dung mà đề tài nghiên
cứu là phát triển sản xuất cây vụ đông thông qua sự phát triển của các mô hình sản xuất,
phát triển đầu tư, kỹ thuật, các hình thức liên kết sản xuất và sự tham gia của lao động
nông thôn trong nông nghiệp. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
cây vụ đông là gồm: điều kiện tự nhiên như thời tiết khí hậu, đất đai, nhóm yếu tố kinh

ix


tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng, chính sách pháp luật của nhà nước, yếu tố khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ...
Địa bàn nghiên cứu là huyện Gia Viễn, có các đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh

tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông. Để tiến hành phân tích, đề tài
sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập thơng tin và số liệu,
phân tích và xử lý số liệu với phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thống kê so
sánh. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm các chỉ tiêu phản ánh quy mô phát triển cây vụ
đông, các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất cây vụ đông và các chỉ tiêu đánh giá sự
phát triển cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Viễn.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông trên
địa bàn huyện Gia Viễn nhận thấy những kết quả đạt được: giá trị sản xuất của các cây
trồng chính qua các năm cho thấy đều có sự tăng trưởng khá ổn định: năng suất cây ngô
từ 26,9 tạ/ha năm 2014 lên 32,5 ta/ha năm 2016, cây khoai lang từ 74,4 tạ/ha năm
2014 lên 85,7 tạ/ha năm 2016, cây khoai tây từ 127,3 tạ/ha năm 2014 lên 128,1 tạ/ha
năm 2016; tốc độ tăng trưởng bình quân tương ứng của các cây trồng đó là 0,46%,
0,39% và 0,08%. Kết quả đó góp phần giúp đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao
thu nhập và giải quyết thêm việc làm cho người lao động ở địa bàn, ổn định đời sống
nhân dân và an ninh xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế còn tồn tại sau: cơ sở vật
chất và hạ tầng đã được sửa chữa và hoàn thiện, tuy nhiên phát triển sản xuất cây vụ
đông trên địa bàn huyện Gia Viễn chưa thốt khoải tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh
mún. Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp chưa được đánh giá cao. Nguồn nhân lực làm việc
trong ngành sản xuất cây vụ đơng trình độ thấp, chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển sản xuấtcây
vụ đông trên địa bàn huyện Gia Viễn bao gồm yếu tố về điều kiện tự nhiên thời tiết và
khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội, yếu tố kĩ thuật, vai trị của nhà nước và chính quyền
địa phương và yếu tố thị trường.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia
Viễn trong thời gian tới như: (1) Giải pháp tăng cường liên kết; (2) Thay đổi nhận thức
của hộ; (3) Giải pháp về chính sách; (4) Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật; (5)
Giải pháp thị trường; (6) Quy hoạch phát triển vụ đông; (7) Tăng cường cơ sở hạ tầng.
Từ đó đưa ra kiến nghị đến Nhà nước, chính quyền địa phương huyện Gia Viễn và hộ
nông dân nhằm phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Viễn.


x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Phuc Khanh
Thesis title: “Development of winter crop production in Gia Vien district, Ninh
Binh province”
Major: Agricultural Economics

Code: 60 62 01 15

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
To Gia Vien district, Ninh Binh province, agricultural production in general
as well as winter crop production in particular is still an important economic sector.
The development of winter crop production in the district over the past years also
has the significant achievement such as the proportion of winter crop production
value in total production value of economic sectors and the income of people are
improved, create many jobs for local peopel. However, besides the success of winter
crops production in the locality, the development of winter crop production in Gia
Vien district is still limited, such as the economic production of winter crops in the
area is underdevelop; The level of development is low, the results and effectiveness
of the development are not high and not commensurate with its potential; Low
income of agricultural workers is not enough for their livelihoods and their families;
The problem of employment of rural workers is not well addressed, thus affecting
social issues, security and safety in the study area. In order to have a systematic
view of the current status of winter crop production, factors affecting the
development of winter crop production, the study on “Development of winter crop
production in Gia Vien district, Ninh Binh province” was implemented.
The main objective of the research was to evaluate the real situation of Gia Vien

district's winter crop production and to suggest some key solutions for developing
winter crop production in Gia Vien district in the near future. Research subjects of the
topic are theoretical and practical issues which are related to the development of winter
crop production in Gia Vien district.
The study had discussed the concepts of growing, the development of winter crop
production, meanings and roles of growing winter crops. Research has aslo shown the basic
characteristics of developing winter crop production. The research content is to develop
winter crop production through the development of production models, investment and
technology development, production linkages and the participation of local labor in
agriculture. The factors that affected the development of winter crop production included
natural conditions such as climate, soil; socio-economic factors; infrastructure system; law

xi


and policies; scientific-technical factors; consumer markets and so on.
The study area is Gia Lai district which had natural characteristics and socioeconomic conditions that affected winter crop production. To conduct, the research used
the site selection method; data collection method; data analysis and processing method
such as descriptive statistical methods and comparative statistical methods. The research
indicator system included indicators reflecting the scale of winter crop development,
indicators reflecting the results of winter crop production and criterias for assessing the
development of winter crop production in Gia Vien district.
The study results had noticed that the production value of main crops over the
years were relatively stable growth. The increase in maize yield ranged from 26.9
quintals/ha in 2014 to 32.5 quintals/ha in 2016, sweet potato yields raised from 74.4
quintals/ha in 2014 to 85.7 quintals/ha in 2016, and potato yields lifted from 127.3
quintals/ha in 2014 to 128.1 quintals/ha in 2016. The average growth rate was 0.46%,
0.39% and 0.08%, respectively. This result contributed to the improvement of people's
lives, income raising, job creation of local workers, stabilizing the life of local people
and social security. However, the following limitations remained: the development of

winter crop production in Gia Vien district has not been escaped small and scattered
production although infrastructure and facilities had been repaired and upgraded;
Agricultural support services had not been appreciated; Human resources for winter
crop production had low qualification and quality did not meet demand.
The research also indicated the factors that mainly affect the development of
winter crop production in Gia Vien district included natural conditions, socio-economic
conditions, technical factors, the role of the state and local government and market
factors. The implementation of the plan to develop winter crops in Gia Vien district has
many advantages, however, there are still limitations.
After analyzing and evaluating the real situation and impact factors of winter
crop production in Gia Vien district, the study proposed some key measures to develop
winter crop production in Gia Vien district in the coming year such as: (1) Solutions to
enhance the linkages; (2) Solutions to change awareness of the household; (3) Policy
solutions; (4) Enhance the application of science and technology; (5) Market solution;
(6) Solutions on winter crop development planning; (7) Strengthen the infrastructure.
Finally, the study given recommendations to the State, local goverment and farmers to
develop winter crop production in Gia Vien district.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thời gian gần đây đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, năng suất cây
trồng trong những năm gần đấy tăng không đáng kể trong bối cảnh nhu cầu
lương thực, thực phẩm của con người ngày càng tăng, đòi hỏi sản xuất nơng
nghiệp cần phải có những giải pháp hiệu quả để tăng sản lượng cây trồng. Sản
xuất cây vụ đông được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm làm
tăng sản lượng và giải quyết nhu cầu về lương thực, thực phẩm của người dân.
Bên cạnh đó, sản xuất cây vụ đơng cịn góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho

lao động đang dư thừa ở nông thôn, tăng thu nhập của người dân nông thôn, tăng
nguồn nhiên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và là biện pháp quan trọng góp
phần tăng độ phì nhiêu cho đất đặc biệt là đối với các thửa đất dùng để canh tác
hai vụ lúa chất lượng cao (Nguyễn Văn Nhiễm, 2017).
Mặt khác, hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên WTO, xu thế hội
nhập ngày càng sâu rộng, kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về chất lượng
và an toàn thực thẩm ngày càng tăng cao, trog đó rau xanh là đối tượng đang
được đặc biệt quan tâm. Vì rau là thực phẩm khơng thể thiếu được trong mỗi bữa
ăn hàng ngày, là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, vi lượng, chất xơ…cho
cơ thể con người khơng thể thay thế. Do đó, phát triển sản cây vụ đông không
những giúp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập đời sống cho người
nơng dân; đóng góp đa dạng hóa sản phẩm, mà cịn có vai trị quan trọng trong
cung cấp sản phẩm có chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng trong nước cũng
như xuất khẩu ra thị trường thế giới (Nguyễn Thị Hoài, 2015).
Gia Viễn là một huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc của tỉnh Ninh Bình.
Huyện Gia Viễn có điều kiện thuận lợi trong phát triển nông nghiệp nông thôn,
như xây dựng được một số vùng sản xuất chuyên canh về cây công nghiệp, cây
thực phẩm và cây lương thực, phần lớn nông dân các xã đã được tiếp cận với
phương thức canh tác mới, phát triển lúa hàng hóa, thâm canh cây công nghiệp,
khoai tây sạch, khoai lang chất lượng cao, cơ sở hạ tầng nông thôn tương đối
phát triển, giao thông thuận lợi dễ dàng…Những năm gần đây sản xuất nơng
nghiệp nói chung và sản xuất cây vụ đơng nói riêng đã góp phần vào q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập, tạo việc

1


làm cho người lao động trong huyện. Do vậy, phát triển sản xuất nông nghiệp ở
huyện Gia Viễn là hướng đi đúng, phù hợp và có ý nghĩa về mặt lý luận thực tiễn
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong huyện.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của huyện nói chung và sản xuất vụ
đơng vẫn chưa thốt khỏi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, năng suất cây trồng và
năng suất lao động còn thấp. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao, cơ cấu lao động
đang có xu hướng chuyển dần sang làm việc tại các khu cơng nghiệp. Mặt khác,
diện tích đất nơng nghiệp đang giảm dần, nhường chỗ cho phát triển các khu,
cụm cơng nghiệp và phát triển vào các mục đích phi nơng nghiệp khác dẫn đến
nơng sản hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu của xã hội và nhân dân trong huyện
đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
Tổng quan các nghiên cứu liên quan như: Nguyễn Quang Chính (2013) Phát
triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang; Trần Đức
Tồn (2008) Nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Kim
Thành, tỉnh Hải Dương; Nguyễn Văn Nhiễm, Nguyễn Thị Minh Hiền (2016) Giải
pháp phát triển sản xuất cây vụ đơng trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình;
Nguyễn Thị Hương (2014) Phát triển sản xuất cây vụ đông ở huyện Thạc Thất,
thành phố Hà Nội…Những nghiên cứu này cũng tập trung vào việc nghiên cứu về
phát triển sản xuất cây vụ đông. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu cả về lý luận và
thực tiễn cho phát triển sản xuất cây vụ đông, mà cụ thể là phát triển sản xuất cây vụ
đông trên địa bàn huyện Gia Viễn chưa được đề cập tới và quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ thực trạng và mục tiêu đặt ra, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển
sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Viễn , tỉnh Ninh Bình” làm chủ
đề cho luận văn Thạc sĩ của mình nhằm góp phần nào giải quyết những tồn tại,
hạn chế cho phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông của
huyện Gia Viễn, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây
vụ đông của huyện trong thời gian tới..
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
cây vụ đông;


2


- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông ở huyện Gia Viễn
trong những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông ở
huyện Gia Viễn.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản
xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Viễn trong những năm tiếp theo đạt
hiệu quả kinh tế cao.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây vụ đông.
+ Các vấn đề kinh tế, quản lý một số cây vụ đông được trồng phổ biến
trên địa bàn huyện như: ngô, khoai tây, khoai lang, ớt và rau quả các loại.
- Đối tượng khảo sát: Các bên có liên quan trong phát triển sản xuất cây
vụ đông: Các hộ nông dân sản xuất cây vụ đông, hợp tác xã, cán bộ quản lý, tiêu
thụ, xuất khẩu…
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ vấn đề phát triển sản xuất cây vụ đông,
bao gồm cả khả năng tiêu thụ trên thị trường của các nhóm cây vụ đơng chính ở
huyện và các yếu tố ảnh hưởng.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn huyện Gia Viễn , tỉnh Ninh Bình.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
Số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài sẽ được thu thập vào vụ đông
2016-2017. Đối với thông tin thứ cấp, đề tài sử dụng số liệu của 3 năm gần đây

(2014 -2016). Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa và góp phần phát triển cơ sở lý luận về phát
triển sản xuất cây vụ đông: phát triển sản xuất cây vụ đơng, vai trị của phát triển

3


sản xuất cây vụ đông, đặc điểm sản xuất cây vụ đông, nội dung phát triển sản
xuất cây vụ đông và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông
được vận dụng vào nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện
Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Đã xác định rõ phát triển sản xuất cây vụ đông là một xu hướng phát triển
tất yếu và bền vững, góp phần nâng cấp và hồn thiện chuỗi giá trị ngành nơng
nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung
phát triển sản xuất cây vụ đông về cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây vụ
đông, định hướng phát triển sản xuất cây vụ đông ở Việt Nam, cũng như thực
tiễn phát triển sản xuất cây vụ đông ở một số địa phương của Việt Nam và những
bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển sản xuất cây vụ đông cho huyện
Gia Viên. Từ những nộ dung đó Luận văn phân tích thực trạng phát triển sản xuất
trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình theo các mặt cịn tồn tại hạn chế và
nguyên nhân của phát triển sản xuất cây vụ đơng ở địa bàn nghiên cứu; và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đơng trên địa bàn huyện
Gia Viễn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây vụ đông
trên địa bàn huyện Gia Viễn phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY VỤ ĐÔNG
2.1.1. Một số quan điểm và khái niệm
2.1.1.1. Các quan điểm về phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (1991): Phát triển trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó cịn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của
con người.
Theo MalcomGills – (1995) Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung
ương: phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền
kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành cơng nghiệp tạo ra, sự đơ
thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các
thay đổi trên.
Theo tác giả Raaman Weitz (1995): “Phát triển là một quá trình thay đổi
liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội”.
Tuy nhiên có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến
đều cho rằng phát triển là sự tăng thêm về qui mô số lượng cũng như sự thay đổi
cấu trúc theo chiều hướng nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đích
cuối cùng đó là tăng hiệu quả kinh tế.
2.1.1.2. Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về
mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự
tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã
hội (Giáo trình kinh tế học phát triển, 2002). Đối với việc phát triển sản xuất thì
sản xuất hàng hóa được coi là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, khơng phải địa

phương nào cũng có điều kiện để sản xuất hàng hóa mà phải tạo ra hoặc lựa chọn
những sản phẩm nhất định có thể sản xuất hàng hóa. Nói một cách cụ thể, những
địa phương đã phát triển ngành nghề thì đẩy mạnh hơn nữa các ngành nghề là

5


biện pháp để nâng cao sản xuất hàng hóa; địa phương nào có điều kiện phát triển
trang trại là đã có điều kiện sản xuất nơng sản hàng hóa và cần phải đẩy mạnh
các hoạt động sản xuất hàng hóa quy mô trang trại để tạo cơ sở cho phát triển
nơng thơn và xây dựng nơng thơn mới. Nói như vậy khơng có nghĩa là địa
phương nào chỉ thuần nơng và khơng có nhiều đất làm trang trại thì khơng thể
phát triển sản xuất hàng hóa (Nguyễn Quang Chính, năm 2013).
Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển
của mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có vai trò quan trọng hơn
nữa khi nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ càng ngày được nâng cao,
đặc biệt hiện nay với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm trong khi
các yếu tố đầu vào ln khan hiếm.
Phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ: Thứ nhất đây là q
trình tăng quy mơ về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; Thứ hai là quá trình
nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai q trình này đều nhằm
mục đích phục vụ cho đời sống của con người.
Vậy phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con
người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về
số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời
sống ngày càng cao của con người.
2.1.1.3. Khái niệm vụ đông
Vụ đông là vụ chủ yếu trồng các cây cạn và ngắn ngày có đặc tính sinh lý
và sinh hoa khác nhau, đa dạng và phong phú với nhiều loại cây trồng khác nhau,
cho ra các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng nước cao nên rất khó

bảo quản. Hầu hết những loại cây trồng này có yêu cầu về thời vụ tương đối
nghiêm ngặt và rất dễ bị các loại sâu bệnh hại (Phạm Vân Đình và cs., 2004).
Trải qua quá trình hình thành và sản xuất lâu dài, hiện nay vụ đơng được
coi là vụ sản xuất chính trong năm, do vậy cây vụ đơng rất có ý nghĩa to lớn
trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp. Cây vụ đông được tiến hành sản
xuất trong điều kiện thời tiết khí hậu lạnh, khơ và diễn biến phức tạp. Khí hậu
lạnh và khơ là điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ đông do hạn chế được sự phát
triển của sâu bệnh hại, nhưng sự diễn biến phức tạp của thời tiết lại gây ra những
rủi ro lớn cho sản xuất vụ đông.

6


Các cây trồng cho vụ đơng thường địi hỏi đầu tư lớn về lao động, chi phí
vật chất hơn các vụ mùa khác trong năm. Do vậy, để cây vụ đông đạt năng suất,
chất lượng cao, các hộ nông dân phải bố trí hợp lý tiền vốn, lao động cho vụ sản
xuất này.
Trước đây quan niệm cho rằng vụ đông là vụ trồng các loại cây trồng ưa
lạnh, nên chủ yếu cây vụ đông được trồng sau 20/10 đến tháng 12, song những
năm gần đây, quan niệm cây vụ đông cịn mở rộng sang khái niệm vụ đơng ưa
ấm với các loại cây trồng có khả năng chịu nhiệt và được gieo trồng từ 25 tháng
8 đến trước mùng 5 tháng 10.
2.1.1.4. Phát triển sản xuất cây vụ đông
Phát triển sản xuất cây vụ đông là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và sự
tiến bộ về cơ cấu cây trồng, cơ cấu chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã
hội. Như vậy, phát triển sản xuất cây vụ đông bao hàm cả sự biến đổi về số lượng
và chất lượng (Đinh Văn Đãn, 2002).
- Sự thay đổi về số lượng đó là sự tăng lên về quy mơ diện tích, khối
lượng sản phẩm và tổng giá trị sản xuất vụ đông đông phù hợp với điều kiện sản
xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Sự thay đổi về chất bao gồm sự chuyển dịch cơ cấu diên tích cây vụ
đơng theo hướng tăng tỷ trọng diện tích những cây có hiệu quả kinh tế cao, sự
tăng lên về nâng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập đơn vị diên tích cây
vụ đơng.
Phát triển sản xuất cây vụ đông với năng xuất và hiệu quả ngày càng cao,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ, phân công
lại lao động, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngồi ra, trong sản xuất cây vụ đơng những thay đổi tích cực về mặt xã hội như
tạo việc làm cho lao động nông thôn, làm tăng lợi ích của cộng đồng, hay những
lợi ích về mơi trường như khơng làm suy thối, ơ nhiễm các nguồn tài ngun
đất, nước, khơng khí…cũng là những biểu hiện của sự phát triển.
Theo Nguyễn Quang Chính (năm 2013), để phát triển sản xuất cây trồng
vụ đông cần tuân theo những nguyên tắc sau:
Một là, Phát triển bền vững: phát triển cây vụ đông phải đảm bảo cả hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường.

7


Hai là, phát triển cây vụ đông phải theo hướng sản xuất hàng hoá: sản xuất
hàng hoá đối với cây vụ đơng khơng có nghĩa là tạo ra với khối lượng lớn mà cần
căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng để ra các quyết định sản xuất: mở rộng
diện tích, thay đổi cơ cấu cây trồng…
Ba là, phát triển cây vụ đông phải dựa trên cơ sở phát huy những tiềm
năng về đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên, thị trường…của từng vùng. Trên
phạm vi xã hội sản phẩm vụ đông nên phát triển đa dạng nhưng ở mỗi địa
phương, mỗi vùng chỉ nên chọn phát triển một vài loại sản phẩm mà địa phương
có lợi thế.
2.1.2. Vai trị của phát triển cây vụ đơng
Do đặc trưng về điều kiện thời tiết khí hậu vào vụ đơng thường khắc

nghiệt: nhiệt độ lạnh, trời hanh khô và hay biến động, hiện tượng sương muối, rét
hại thường xảy ra, vì vậy việc sản xuất nơng nhiệp nói chung cũng như việc trồng
các loại các loại nông sản nhiệt đới ở nước ta thường có hiệu quả kinh tế rất thấp.
Cây vụ đông từ trước đến nay thường được trồng rất ít, chủ yếu là để tận
dụng đất trống, lao động dư thừa tránh bỏ phí, tăng thu nhập cho nhân dân trong
thời tiết mùa đơng. Sau đó được nhân rộng. Ngày nay, rất nhiều giống lai tạo,
giống mới cho hiệu quả nâng suất cao được đưa vào trồng trong vụ động. Vì vậy,
cây vụ đơng rất có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp
thành ngành sản xuất hàng hố. Cây vụ đơng được tiến hành sản xuất trong điều
kiện thời tiết khí hậu lạnh, khơ và diễn biến phức tạp. Khí hậu lạnh và khô là điều
kiện thuận lợi cho sản xuất vụ đông do hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh
hại, nhưng sự diễn biến phức tạp của thời tiết lại gây ra những rủi ro lớn cho sản
xuất vụ đông.
Việc đưa vào gieo trồng các giống cây trồng phù hợp có tính năng chống
chịu cho năng suất cao đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời
sống của nông dân. Với việc phát triển các cây trồng, tỷ suất hàng hóa lớn, vụ
đơng đang dần trở thành vụ sản xuất chính và có vị trí quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp. Vừa tăng được nguồn lương thực, vừa tạo nguồn thức ăn gia súc
quan trọng để phát triển chăn nuôi.
Phát triển sản xuất cây vụ đông góp phần quan trọng thúc đẩy q trình
cải tạo và bồi dưỡng đất. Sản xuất cây vụ đông một mặt làm tiêu hao dinh dưỡng
đất, mặt khác do đặc tính sinh học và đặc tính canh tác của cây vụ đông đã tạo

8


nên sự kết hợp hài hòa giữa việc sử dụng đất với bồi dưỡng cải tạo đất lâu dài.
Cây vụ đông thường là cây trồng cạn và được ứng dụng kỹ thuật canh tác của
nghề làm vườn nên đã góp phần cải thiện chế độ dinh dưỡng của đất.
Bảng 2.1 Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất

Chỉ tiêu

Đất bỏ hố

Đất trồng khoai

vụ đơng

vụ đơng

PH. (KCL)

6,2

6,3

Mùn (%)

1,3

2,3

N. Tổng số (%)

0,049

0,063

N. dễ tiêu (mg/100g đất)


2,1

5,0

P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất)

3,75

3,75

Nguồn: Nguyễn Cơng Tạn, Tạp chí khoa học và kỹ thuật nơng nghiệp số 193 (1998)

Tóm lại: sản xuất vụ đông mang lại hiệu quả trên nhiều mặt: cung cấp
lương thực, thực phẩm cho người và làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu
cho chế biến, góp phần cải tạo và bồi dưỡng đất. Đặc biệt, sản xuất vụ đơng làm
tăng thu nhập bằng tiền, tăng tích luỹ và nâng cao mức sống của nông dân.
2.1.3. Đặc điểm sản xuất cây vụ đông và phân loại cây vụ đông
2.1.3.1. Đặc điểm sản xuất cây vụ đông
Vụ đông đã xuất hiện lâu đời trong lịch trồng trọt của người nông dân Việt
Nam, ban đầu là các loại nông sản bản địa như khoai lang, ngô, đậu, đỗ… Với sự
cải tiến và phát triển không ngừng của khoa học cơng nghệ tại nước ta nói chung
cũng như ứng dụng trong nơng nghiệp nói riêng, ngày càng có nhiều loại giống
mới về chủng loại và thời gian sinh trưởng góp phần tạo nên sự phong phú các
loại cây trồng cho vụ đông. Theo Đinh Văn Đãn (2002), do đặc thù của khí hậu
thời tiết, điều kiện thổ nhưỡng cũng như tập quán của người dân mà sản xuất cây
vụ đông thường có các đặc điểm như sau:
- Cây vụ đơng chủ yếu là các loại cây cạn và ngắn ngày có đặc tính sinh lý
và sinh hóa khác nhau. Hầu hết những loại cây trồng này có yêu cầu về thời vụ
tương đối nghiêm ngặt và rất dễ bị các loại sâu bệnh hại. Do đó, việc lựa chọn
giống cây trồng cho phù hợp với chất đất của từng vùng và thích nghi với sự biến

động về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó,
các hộ nơng dân cần đầu tư thích đáng cho khâu lựa chọn giống tạo ra một tập

9


đoàn giống đa dạng và phong phú đảm bảo cho nâng cao năng suất cũng như chất
lượng của sản phẩm khi thu hoạch, đồng thời các khâu sản xuất phải làm đúng và
kịp thời để không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
trồng vụ đơng không ảnh hưởn đến vụ sản xuất kế tiếp.
- Vụ đông là vụ trồng nhiều loại cây khác nhau, do vậy, các hộ nơng dân
cần bố trí cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với sự đầu tư của mình nhằm tạo ra
năng suất cao đáp ứng tốt cho nhu cầu tiêu dùng và có sản phẩm cung ứng cho
nhu cầu thị trường. Đây là vấn đề quan trọng đối với các nơng hộ sản xuất cây vụ
đơng. Có như vậy hiệu quả sản xuất mới được tăng lên, do đó việc tăng tỷ trọng
hàng hố trong cơ cấu sản phẩm có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển
ngành nơng nghiệp thành ngành sản xuất hàng hố.
- Sản xuất vụ đông được tiến hành trong điều kiện thời tiết khí hậu lạnh,
khơ và diễn biến phức tạp. Khí hậu lạnh và khơ là điều kiện thuận lợi cho sản
xuất vụ đông do hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh hại, nhưng sự diễn biến
phức tạp của thời tiết lại gây ra những rủi ro lớn cho sản xuất vụ đơng. Vì vậy,
từng vùng, từng địa phương cần nắm rõ được quy luật thay đổi của khí hậu để có
những giải pháp tốt, khắc phục một cách hữu hiệu nhất nhằm tránh được những
thiệt hại khôn lường có thể xảy ra.
- Sản phẩm cây vụ đơng có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng nước cao
nên rất khó bảo quản. Cũng do đặc điểm trên mà sản phẩm vụ đông sản xuất ra
phải bán ngay làm cho tỷ suất hàng hố của sản phẩm vụ đơng cao. Do đó cần có
biện pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ kịp thời để vừa đảm bảo chất
lượng sản phẩm, vừa tránh được rủi ro thị trường.
Ngoài ra, cây trồng vụ đơng địi hỏi đầu tư lớn về lao động, chi phí vật

chất. Do vậy, để cây vụ đông đạt năng suất, chất lượng cao, các hộ nơng dân phải
bố trí hợp lý tiền vốn, lao động cho vụ sản xuất này .
2.1.3.2. Phân loại cây vụ đông
 Phân loại cây vụ đông theo loại đất trồng
- Cây vụ đông trên đất lúa
Cây vụ đông trên đất lúa là các cây được gieo trồng hàng năm vào mùa
thu sau khi kết thúc vụ lúa hè thu và được thu hoạch vào mùa đông (Bùi Huy
Đáp, 1972).

10


- Cây vụ đông trên đất màu
Cây vụ đông trên đất màu là các cây được trồng ở vùng đất khô chuyên
trồng các loại cây hoa như khoai, lạc, đậu... trong mùa thu và thu hoạch vào mùa
đông (Bùi Huy Đáp, 1972).
- Cây vụ đông trên đất bãi
Cây vụ đông trên đất bãi là cây được trồng ở vùng đất được hình thành ven
sơng, ven cù lao trên sơng do phù sa bồi tụ, các loại cây này cũng được gieo trồng
trong khoảng thời gian tương tự như trên đất lúa và đất bãi (Bùi Huy Đáp, 1972).
 Phân loại cây vụ đông theo chủng loại cây
- Cây phân xanh và thức ăn gia súc
Trong các loại cây trồng vụ đông cần phát triển, đáng chú ý là các loại cây
phân xanh và thức ăn gia súc. Diện tích các cây phân xanh hiện nay chiếm một tỷ
lệ rất nhỏ trong tổng diện tích trồng trọt vậy nên việc bồi dưỡng và cải tạo đất gặp
nhiều khó khăn, yêu cầu về phân bón và hệ thống trồng trọt thâm canh chưa được
thỏa mãn.Với cơ cấu các vụ sản xuất và chế độ ln canh có vụ đơng, có thể đặt
một số cây phân xanh và thức ăn gia súc vào lịch thời vụ một cách ổn định thành
những vụ sản xuất mới giữa vụ mùa và vụ xuân ở đất ruộng cấy lúa hai vụ hay để
thay thế cho những tháng bỏ hóa trên những loại đất mới cấy có một vụ lúa mùa.

Khi phát triển loại cây này cần đến một quy mô nhất định sẽ tạo ra những chuyển
biến về chất lượng trong tình hình sản xuất nơng nghiệp, trong năng suất của cây
cây trồng cũng như trong sản lượng của gia súc. Một số cây phân xanh và thức ăn
gia súc: Bèo dâu, điêu tử và tử vân anh, rau lấp... (Bùi Huy Đáp, 1972).
- Đỗ đậu mùa đông
Phát triển mạnh đỗ đậu mùa đông sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và kỹ
thuật, có tác động tích cực, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng và cải tạo đất. Sản xuất
đỗ đậu mùa đông tạo thêm được một khối lượng thực phẩm và thức ăn gia súc có
giá trị dinh dưỡng cao. Rễ cây họ đậu có khả năng tổng hợp đạm tự do của khí
trời thành đạm hữu cơ, trồng đỗ đậu mùa đơng trên các chân ruộng cạn có tác
dụng như những loại cây phân xanh (Bùi Huy Đáp, 1972).
- Rau mùa đông
Rau vụ đông là vụ rau quan trọng nhất trong năm, sản xuất ra nhiều loại
sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao, tăng

11


thêm thu nhập cho người nông dân. Từ lâu đời, nông dân ta đã quen trồng rau vụ
đông với những giống rau ta chịu rét ở vườn cạn hay dưới ao như các loại rau cải
ta, rau diếp, hành tỏi, rau mùi, rau thơm, rau cần...Ngồi ra cịn trồng một số rau
ôn đới nhập nội như: bắp cải, xu hào, xà lách, súp lơ, cải xoong, cà rốt, tỏi tây,
hành tây, cần tây...Hiện nay nước ta đã hình thành một số vùng chun canh rau
có trình độ thâm canh cao, cho năng suất cao và với nhiều loại sản phẩm sớm,
muộn, rau trái vụ khá phong phú (Bùi Huy Đáp, 1972).
- Cây lương thực vụ đơng
Trong vụ đơng có thể trồng một số cây lương thực ăn hạt hay ăn củ. Thích
hợp nhất là loại cây ơn đới ngắn ngày, ưu nhiệt độ lạnh của mùa đông. Một số
loại cây yêu cầu nhiệt độ tương đối cao trong thời kì đầu sinh trưởng, nhưng có
thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể gieo trồng sớm từ mùa thu để thu hoạch

vào giữa hay cuối mùa đông. Các loại cây ăn củ khá phổ biến như khoai lang,
khoai tây, lạc. Còn cây ăn hạt là ngô thu đông và một số giống mì và mạch hoa
đã được trồng lâu đời ở miền núi (Bùi Huy Đáp, 1972).
Tuy có nhiều cách phân loại cây vụ đông song đề tài nghiên cứu tập trung
vào việc phân loại cây vụ đông theo loại đất trồng để nhằm định hướng quy
hoạch phát triển cây vụ đông phù hợp với thời vụ sản xuất của huyện Gia Viễn ,
tỉnh Ninh Bình.
2.1.4. Nội dung phát triển sản xuất cây vụ đông
Căn cứ vào lý luận về phát triển kinh tế và lý luận về vụ đơng, có thể hiểu
phát triển sản xuất cây vụ đông là sự tăng lên về quy mô, sản lượng và cơ cấu
chất lượng sản phẩm. Phát triển cây vụ đông theo số lượng nhằm đáp ứng đầy đủ
nhu cầu phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ, cho các cơ sở chế biến hay nhu cầu xuất
khẩu sản phẩm đi nước ngoài. Phát triển sản xuất cây vụ đơng trên khía cạnh số
lượng và chất lượng bao gồm:
2.1.4.1. Phát triển quy mô sản xuất
Phát triển sản xuất cây vụ đông ngày càng khẳng định được tầm quan
trọng và vai trị đối với nơng nghiệp – nông thôn.
Để phát triển sản xuất cây vụ đơng thì việc mở rộng diện tích và quy mơ
sản xuất là một tất yếu. Các cơ quan nghiên cứu nên có kế hoạch điều tra, thử
nghiệm sản xuất trên các vùng đất mới, ngoài đất màu, đất bãi, đất hai lúa truyền

12


×