Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

THÁI HẢI ANH

NGHIÊN CỨU NHU CẦU LAO ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI KHU VỰC NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã ngành:

8340102

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Đỗ Quang Giám

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Thái Hải Anh

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi xin trân trọng gửi lời cảm
ơn đến Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, nghiên cứu để hồn thành luận văn.
Trước tiên tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Quang Giám đã
tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý
kiến đóng góp của tập thể Bộ mơn Kế tốn quản trị & Kiểm tốn trong q trình thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến UBND thành phố Bắc Ninh, Phòng Lao động
Thương binh và xã hội, Ban quản lý dự án thành phố Bắc Ninh, một số doanh nghiệp
trên và một số ban ngành liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp cho tôi số liệu,
kiến thức, kinh nghiệm thực tế về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp
ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn....và gia đình đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tơi, đồng thời có những ý kiến đóng góp trong
q trình tơi thực hiện và hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Thái Hải Anh


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu lao động của doanh nghiệp
ngoài khu vực nhà nƣớc.................................................................................... 5
2.1.

Những vấn đề lý luận về nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu
vực nhà nước ...................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước .................................. 8

2.1.3.


Sự phát triển thị trường lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực
nhà nước ............................................................................................................. 9

2.1.4.

Phân loại doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ............................................. 11

2.1.5.

Nội dung nghiên cứu nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu
vực nhà nước .................................................................................................... 12

2.1.6.

Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu lao động của các doanh nghiệp ngoài
nhà nước ........................................................................................................... 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 22

iii

download by :


2.2.1.

Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà

nước ở Việt Nam .............................................................................................. 22

2.2.2.

Kinh nghiệm về tuyển dụng lao động của một số công ty có vốn đầu tư
nước ngồi ........................................................................................................ 26

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn ..................................................................... 28

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 30

3.1.1.

Vị trí địa lý ........................................................................................................ 30

3.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế, xã hội .................................................................. 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 35

3.2.1.


Nguồn số liệu thứ cấp ....................................................................................... 35

3.2.2.

Nguồn số liệu sơ cấp......................................................................................... 35

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ...................................................... 35

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 38
4.1.

Khái qt tình hình doanh nghiệp ngồi nhà nước và lao động trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh ................................................................................... 38

4.1.1.

Khái qt tình hình doanh nghiệp ngồi nhà nước trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh ........................................................................................................... 38

4.1.2.

Khái quát tình hình lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh ............................................................................. 40


4.2.

Thực trạng nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp ngoài nước trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh ................................................................................... 48

4.2.1.

Thực trạng nhu cầu tuyển dụng ........................................................................ 48

4.2.2.

Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của người lao động đối với doanh
nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn Thành phố................................................ 55

4.2.3.

Đánh giá công tác tuyển dụng của các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà
nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ............................................................. 57

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh
nghiệp ngoài nhà nước ở thành phố Bắc Ninh ................................................ 61

4.3.1.

Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 61

4.3.2.


Các yếu tố chủ quan .......................................................................................... 62

iv

download by :


4.4.

Đánh giá những kết quả trong công tác tuyển dụng đáp ứng nhu cầu lao
động của doanh nghiệp ngoài nhà nước ở thành phố Bắc Ninh ....................... 66

4.5.

Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp
ngoài nhà nước ở thành phố Bắc Ninh ............................................................. 69

4.5.1.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, dạy nghề cho người lao động ................... 69

4.5.2.

Cơ chế, chính sách hỗ trợ và tăng cường quản lý nhà nước ............................. 71

4.5.3.

Quy hoạch quản lý các cở sở đào tạo nghề, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn .... 73

4.5.4.


Đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề ............................... 75

4.5.5.

Đầu tư, mở rộng và phát triển Trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố ....... 76

4.5.6.

Hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động ....................................................... 77

4.5.7.

Tăng cường công tác tư vấn, định hướng nghề cho thanh niên ........................ 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 83
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 83

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 84

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 86
Phụ lục .......................................................................................................................... 88

v

download by :



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CHXHCN

Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa

CMKT

Chun mơn kỹ thuật

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa. Hiện đại hóa

DNNKVNN

Doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước

FDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi


HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

LLLĐ

Lực lượng lao động

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

SXKD

Sản xuất kinh doanh

THPT


Trung học phổ thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

vi

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Xác định quy mô doanh nghiệp ................................................................. 11

Bảng 3.1.


Tăng trưởng kinh tế của thành phố giai đoạn 2016 - 2018 ........................ 32

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động trên ở thành phố Bắc Ninh ......................... 34

Bảng 3.3.

Tổng hợp mẫu các đối tượng khảo sát ....................................................... 35

Bảng 4.1.

Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang hoạt
động ở thành phố Bắc Ninh theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn
2016-2018 .................................................................................................. 38

Bảng 4.2.

Số lượng doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở thành phố Bắc
Ninh phân theo quy mô lao động giai đoạn 2016-2018 ............................ 39

Bảng 4.3.

Số lao động trong các doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp ở
thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2016 - 2018 ............................................... 41

Bảng 4.5.

Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước

theo giới tính ở ở thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2016 - 2018 .................. 42

Bảng 4.5.

Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở
thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2016 – 2018 .............................................. 43

Bảng 4.6.

Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước theo trình
độ học vấn phổ thông ở thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2016 – 2018........ 45

Bảng 4.7.

Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước theo trình
độ chun mơn ở thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2016 – 2018 ................. 46

Bảng 4.8.

Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước theo tính
chất cơng việc ở thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2016 – 2018 ................... 47

Bảng 4.9.

Cơ cấu số việc làm mới tạo ra hàng năm theo loại hình doanh nghiệp
ở thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2016 – 2018 ........................................... 48

Bảng 4.10. Nhu cầu tuyển dụng lao động dụng trong các doanh nghiệp ngoài
nhà nước ở thành phố Bắc Ninh theo giới tính giai đoạn 2016 – 2018 ..... 49
Bảng 4.11. Nhu cầu tuyển dụng lao động dụng trong các doanh nghiệp ngoài

nhà nước ở thành phố Bắc Ninh theo ngành nghề giai đoạn 2016
– 2018........................................................................................................ 50
Bảng 4.12. Nhu cầu tuyển dụng lao động dụng trong các doanh nghiệp ngồi
nhà nước ở TP Bắc Ninh theo trình độ học vấn phổ thông giai đoạn
2016 – 2018 ............................................................................................... 51

vii

download by :


Bảng 4.13. Nhu cầu tuyển dụng lao động dụng trong các doanh nghiệp ngoài
nhà nước ở thành phố Bắc Ninh theo theo tính chất lao động giai
đoạn 2016 – 2018 ...................................................................................... 51
Bảng 4.14. Nhu cầu tuyển dụng lao động dụng trong các doanh nghiệp ngoài
nhà nước ở thành phố Bắc Ninh theo trình độ chun mơn giai đoạn
2016 – 2018 ............................................................................................... 53
Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý DN về mức độ hài lòng
của doanh nghiệp đối với người lao động được tuyển dụng ..................... 56
Bảng 4.16. Tổng hợp ý kiến của người lao động về việc đào tạo lại trong các doanh
nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh .................. 56
Bảng 4.17. Các hình thức hỗ trợ tuyển dụng lao động trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh cho các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ................................ 58
Bảng 4.18. Thông báo thông tin tuyển dụng của các Doanh nghiệp ngoài khu
vực nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ........................................ 58
Bảng 4.19. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người lao động về công tác tuyển dụng........... 61
Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả khảo sát về nguồn tuyển dụng của các doanh
nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ............ 64
Bảng 4.21. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của người lao động về
tiền lương và các chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp ngoài khu vực

nhà nước ở thành phố Bắc Ninh ................................................................ 65

viii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Chỉ số cơng việc đăng tuyển theo từng năm ................................................ 24
Hình 2.2. Tỷ lệ cơng việc đăng tuyển theo từng vị trí ................................................. 24
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Bắc Ninh ...................................................... 30
Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu doanh nghiệp ngoài nhà nước ở thành phố Bắc Ninh
theo quy mơ lao động ................................................................................... 39
Hình 4.2. Biểu đồ đánh giá nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ tháng
10/2018 so với tháng 9/2018 ........................................................................ 54

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Thái Hải Anh
Tên luận văn: Nghiên cứu nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Nội dung bản trích yếu
Mục đích nghiên cứu của luận văn
Góp phần hệ thống hố một số vấn đề lý luận về nhu cầu lao động trong các
doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Phân tích, đánh giá nhu cầu lao động của doanh
nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
- Định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lực lượng lao động là
thanh niên đáp ứng nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: các sách, báo, tạp chí, các văn
kiện, nghị quyết được thu thập tại các cơ quan chuyên môn thuộc Sở lao động thương
binh và xã hội, Phòng lao động thương binh và xã hội, chi cục thống kê, Ban quản lý
các khu công nghiệp, một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh...Ngồi ra
tác giả cịn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu,
các nhà khoa học.
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghên cứu gồm: Tìm hiểu thực tế, thu thập
các thơng tin, số liệu có liên quan đến nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp. Số liệu
khảo được thu thập thông qua các báo cáo của doanh nghiệp và thông tin tuyển dụng
của doanh nghiệp, một số đơn vị và người lao động được khảo sát trực tiếp.
Phƣơng pháp phân tích thơng tin: Phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp so
sánh, phương pháp chuyên gia
Các kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc:
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đi sâu và giải quyết được những vấn đề như sau:
Về mặt lý luận, Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về
nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; Nội dung và yếu tố ảnh
hưởng đến nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Đồng thời, qua

x


download by :


tìm hiểu kinh nghiệm tuyển dụng lao động của một số công ty như Công ty TNHH
Samsung Display Bắc Ninh, Công ty TNHH Canon Việt Nam rút ra một số bài học kinh
nghiệm từ thực tiễn về xác định nhu cầu và đáp ứng nhu cầu lao động cho các cơng ty
ngồi khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Luận văn đã nghiên cứu tình hình thực tế thông qua thu thập số liệu thống kê tại
các cơ quan quản lý, cũng như thu thập ý kiến của doanh nghiệp và người lao động về
nhu cầu lao động. Với những kết quả thu được thông qua đánh giá thực trạng nhu cầu
lao động trong các DNNKVNN ở thành phố Bắc Ninh và các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng nguồn lao động tại các doanh nghiệp, Luận văn đã tiến hành đánh giá những
kết quả đạt được, đúc rút ra những hạn chế và nguyên nhân tồn tại về chất lượng nguồn
lao động, để từ đó rút ra những vấn đề cần giải quyết trong phát triển chất lượng nguồn
lao động thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp.
Trên cơ sở những định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lao động cho
các DNNKVNN ở thành phố Bắc Ninh, luận văn đã đề xất các giải pháp để tạo điều
kiện tốt hơn cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và người lao động làm việc trong
các doanh nghiệp bao gồm: (1) Giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo nghề, dạy
nghề cho người lao động; (2) Giải pháp về cơ chế, chính sách và tăng cường quản lý
nhà nước; (3) Quy hoạch quản lý các cở sở đào tạo nghề đảm bảo đào tạo gắn liền với
nhu cầu thực tiễn; (4) Giải pháp về đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong đào tạo
nghề; (5) Đầu tư, mở rộng và phát triển Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố; (6)
Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động; (7) Tăng cường công tác tư vấn,
định hướng nghề cho thanh niên.

xi

download by :



THESIS ABSTRACT
Author: Thai Hai Anh
Title: Studying on labor needs of enterprises outside the state sector in the province of
Bac Ninh City, Bac Ninh province.
Major: Business management

Code: 8340102

Training organization name: Vietnam national university of agriculture.
Content of Abstract:
- Research objectives of the thesis: thesis has contributed to systematize some
theoretical and practical basis about labor needs of businesses outside the state
sector, analyze labor needs of enterprises outside the state sector in Bac Ninh city,
Bac Ninh province, orient and propose solutions to improve the quality of the labor
force is young meet labor needs in companies outside the public sector in the
province of Bac Ninh province.
Meothodology
+ Methods of data collection: secondary data was collected in books, newspapers,
magazines, documents, which were addressed at the specialized organization under the
Department of Labour, War Invalids and Social Affairs, branch of the Statistic Board,
the management of industrial zones, a number of businesses in Bac Ninh city, Bac Ninh
province ... Apart from that, authors also refer to the results of researches published by
the research institutions and scientists.
Primary data was collected from the information related to the labor needs of
businesses in Bac Ninh city, Bac Ninh province. Survey was applied through the reports
of businesses and other employments about information of the business recruitment, a
number of organizations and the employees were surveyed directly.
+ Descriptive statistic methods were used including comparative approach, expert
reference methods.

- The research results: The results of the thesis solved deeply a number of issues
as follows: Theoretically, thesis has systematized and clarified theoretical and practical
issues about labor needs of enterprise outside the state sectors; the thesis has showed the
situation of labor needs of enterprise outside the state sectors in Bac Ninh city, Bac
Ninh province. From that, we analyzed factors affecting the labor needs of enterprises
outside the state sector. As learning experience labor recruitment of a number of
companies like Ltd. Samsung Display Bac Ninh Co., Canon Vietnam, we summarized a
variety of practical matters of identifying needs, then found some solutions in order to

xii

download by :


meet labor demand for companies outside the public sector in Bac Ninh city.
Thesis studied the actual situation through statistical data collected from the
management in Bac Ninh city, as well as that, we collected the opinions of enterprises
and workers about the information of labor demand and job finding. Our results had
assessed the situation of labor demand in the enterprise outside the state sectors in Bắc Ninh
city, and then we analyzed the factors affecting the quality of labor resources in the
enterprise, thesis had evaluated collected information and then drew out the limitations and
reasons existing about the quality of labor in Bac Ninh city. From that, we showed the
issues to be addressed in developing the quality of labor resources to satisfy the needs of the
business. Based on the orientation, the goal of improving the quality of labor resources for
enterprise outside the state sectors in Bac Ninh city, Bac Ninh province, the thesis suggested
some effective solutions to create better conditions for businesses in recruiting and
employee in the business including: (1) Solutions to enhance the quality of vocational
training for workers; (2) Solutions on mechanisms and policies, and strengthen state
management; (3) Planning the management of vocational training institutions to ensure
training needs associated with the practical demand; (4) Solutions to promote socialization,

international cooperation in vocational training; (5) Investment, expansion and development
center city jobs; (6) Solutions to support for businesses to employ labors; (7) Strengthen
counseling, vocational orientation for young people.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trong q trình đẩy mạnh CNH, HĐH, địi hỏi Đảng và Nhà
nước phải phát huy được nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ. Thực tế
ở Việt Nam nói chung, các địa phương nói riêng vẫn chưa tận dụng hết nguồn
nhân lực này. Một bộ phận lớn ở độ tuổi lao động trong xã hội đang thất nghiệp,
điều này khơng những gây lãng phí tiềm năng nguồn nhân lực mà cịn gây ra
những hệ quả khơng tốt về kinh tế - xã hội. Khơng có hoặc thiếu việc làm không
chỉ ảnh hưởng đến thu nhập, sức mua của nền kinh tế, làm mất một lực lượng lao
động trẻ khỏe. Mà nó cịn là ngun nhân chính dẫn đến sự gia tăng đáng báo
động của các tệ nạn xã hội. Xã hội sẽ phải tốn kém nhiều công sức và tiền của để
ngăn chặn và khắc phục.
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sơng Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh,
cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km về phía Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GDP) trên địa bàn thành phố đạt 11,9%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tích cực, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng đạt trên 97%.
Thành phố Bắc Ninh đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các khu công
nghiệp (KCN) lớn như: KCN Quế Võ (650 ha), KCN Hạp Lĩnh - Nam Sơn (300ha)
và 05 cụm công nghiệp làng nghề, thu hút gần 2.000 doanh nghiệp và hàng trăm cơ
sở, hợp tác xã sản xuất công nghiệp- tiể u thủ công nghiê ̣p đang hoạt động hiệu quả.
Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị- nơng thơn được triển khai

tích cực, bộ mặt đơ thị ngày càng được đổi mới, nhiều tuyến đường giao thông kết
nối nội ngoại thành, các tuyến đường trung tâm được xây dựng mới và nâng cấp;
nhiều dự án khu đô thị với quy mô lớn được đầu tư và đưa vào sử dụng như: Vũ
Ninh - Kinh Bắc, Hòa Long - Kinh Bắc, Hồ Ngọc Lân III; Khu đô thị mới đường Lê
Thái Tổ (khu HUD); Khu đô thị mới Bắc đường Kinh Dương Vương (phường Vũ
Ninh); Khu đô thị mới Nam Võ Cường (phường Võ Cường)... Hoạt động thương
mại- dịch vụ của thành phố cũng phát triển mạnh với chuỗi trung tâm thương mại,
siêu thị như: Him Lam Plaza, Dabaco mart, Media mart…; hệ thống khách sạn, nhà
hàng cao cấp như: Mường Thanh Hotel, L'Indochina Hotel, Phượng Hoàng Hotel,
Khách sạn Hồng Gia, Khách sạn Đơng Đơ, World Hotel… Có được các thành tựu
phát triển kinh tế trên phải kể đến sự đóng góp to lớn của khối các doanh nghiệp
ngoài khu vực nhà nước.

1

download by :


Với chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, tỉnh Bắc Ninh nói chung, thành
phố Bắc Ninh nói riêng đã và đang hấp dẫn các nhà đầu tư. Kéo theo đó, lực
lượng lao động tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua. Thị trường lao
động là một trong những thị trường đầu vào cơ bản mà các doanh nghiệp là
người mua, khác với thị trường sản phẩm trong đó họ là người bán. Việc nghiên
cứu thị trường lao động bắt đầu và kết thúc bằng sự phân tích cung cầu lao động
và các mối quan hệ của chúng. Những kết quả của thị trường lao động liên quan
chặt chẽ đến điều kiện lao động và mức độ làm việc. Thị trường lao động tại
thành phố Bắc Ninh đang bộc lộ nhiều yếu điểm, mâu thuẫn có thể kể ra như:
Chất lượng lao động nhìn chung thấp, thiếu lao động ở hầu hết các ngành nghề
đòi hỏi ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, lao động được tuyển dụng không đáp
ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, tỷ lệ còn phải đào tạo và đạo tạo lại lớn…

Thành phố Bắc Ninh là nơi có đơng đảo lực lượng lao động là thanh niên và
có nhiều doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước hoạt động. Điều đó đặt ra yêu
cầu cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống giải quyết vấn đề lao
động của doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước (DNNKVNN), góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đảm bảo kinh tế thành phố phát triển,
tạo động lực cho kinh tế tỉnh Bắc Ninh tăng trưởng cao, ổn định trong điều kiện
Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực, Tác giả chọn
lựa đề tài “Nghiên cứu nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà
nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc
sĩ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực
nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà
nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nhu cầu lao
động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
- Phân tích, đánh giá nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà
nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

2

download by :


- Định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao đáp ứng nhu
cầu lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành
phố Bắc Ninh.

1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhu cầu lao động của các doanh nghiệp
ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Trong khuôn khổ đề tài, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu
vấn đề về nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp ngồi nhà nước.
- Về khơng gian: Đề tài nghiên cứu tại các doanh nghiệp ngoài khu vực
nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
- Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu liên quan trong các năm 2016, 2017,
2018. Đề tài thực hiện từ năm 2018 đến 2019.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
* Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ vấn đề lý luận và
thực tiễn về nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; nội dung
và yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà
nước. Đồng thời, qua tìm hiểu kinh nghiệm tuyển dụng lao động của một số công ty
như Công ty Cổ phần may Sơn Hà, Công ty TNHH Sứ Đông Lâm rút ra một số bài
học kinh nghiệm từ thực tiễn về xác định nhu cầu và đáp ứng nhu cầu lao động cho
các cơng ty ngồi khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
* Về mặt thực tế: Luận văn đã đánh giá tình hình thực tế thông qua thu
thập số liệu thống kê tại các cơ quan quản lý, cũng như thu thập ý kiến của doanh
nghiệp và người lao động về nhu cầu lao động. Nghiên cứu đưa ra những nhận
xét sau: Lực lượng lao động trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ngày càng gia tăng
cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố và sự mở rộng về số lượng và
quy mơ của các doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố. Về
chất lượng lao động, nhìn chung chất lượng tay nghề thấp, chủ yếu là lao động
chưa qua đào tạo, số lượng lao động tuyển dụng được ngày càng đáp ứng nhu cầu
tuyển dụng của các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (năm 2016 đáp ứng
87%, năm 2017, 2018 đáp ứng khoảng 94%. Chất lượng lao động có tăng lên


3

download by :


nhưng về cơ bản lao động vẫn phải đào tạo và đào tạo lại sau khi tuyển dụng với
tỷ lệ lớn, người lao động chưa thực sự hài lòng về chế độ đãi ngộ của các doanh
nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh,… Trên cơ sở
những định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lao động cho các
DNNKVNN ở thành phố Bắc Ninh, Luận văn đã đề xất các giải pháp để tạo điều
kiện tốt hơn cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và người lao động làm việc
trong các doanh nghiệp bao gồm: (1) Giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo
nghề, dạy nghề cho người lao động; (2) Giải pháp về cơ chế, chính sách và tăng
cường quản lý nhà nước; (3) Quy hoạch quản lý các cở sở đào tạo nghề đảm bảo
đào tạo gắn liền với nhu cầu thực tiễn; (4) Giải pháp về đẩy mạnh xã hội hóa,
hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề; (5) Đầu tư, mở rộng và phát triển Trung tâm
giới thiệu việc làm thành phố; (6) Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao
động; (7) Tăng cường công tác tư vấn, định hướng nghề cho thanh niên.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU LAO ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP NGOÀI KHU VỰC NHÀ NƢỚC
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
Doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước là các doanh nghiệp có vốn trong

nước mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể, tư nhân của một người hoặc một nhóm
người hoặc có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Khu
vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước gồm: Hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công
ty hợp doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, công ty cổ phần có vốn Nhà
nước từ 50% trở xuống (Tổng cục Thống kê, 2018).
2.1.1.2. Lao động, lực lượng lao động, sử dụng lao động
* Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra những
sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.
- Các nhân tố chủ yếu của quá trình lao động là:
+ Mục đích hoạt động của con người: Trong cơ chế thị trường đây chính
là thể hiện “cầu” của xã hội đối với một loại sản phẩm, nó có tác dụng hướng
hoạt động lao động của con người vào mục đích cụ thể, bảo đảm lao động là hữu
ích và sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận.
+ Đối tượng lao động: Là những thứ mà lao động của con người tác động
vào nhằm làm thay đổi hình thái vật chất của nó và tạo ra những sản phẩm mới
phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
- Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, lao động trong doanh nghiệp
thường được phân loại như sau:
- Căn cứ vào việc quản lí lao động và trả lương: chia ra 2 loại
+ Lao động trong danh sách: Là lực lượng chủ yếu trong doanh nghiệp,
bao gồm những người do doanh nghiệp trực tiếp sử dụng và trả lương và được
ghi vào sổ lao động của doanh nghiệp.
+ Lao động ngoài danh sách: Là những người không thuộc quyền quản lý
sử dụng và trả lương của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào mục đích tuyển dụng và thời gian sử dụng: chia ra 2 loại

5

download by :



+ Lao động thường xuyên: Là lực lượng lao động chủ yếu trong doanh
nghiệp bao gồm những người được tuyển dụng chính thức và làm những cơng
việc lâu dài thuộc chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
+ Lao động tạm thời: Là những người làm việc theo các hợp đồng tạm
tuyển ngắn hạn để thực hiện các công việc tạm thời, theo thời vụ.
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động: chia ra 2 loại
+ Công nhân viên sản xuất kinh doanh chính: Là số lượng lao động tham
gia vào các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, mà kết quả của hoạt động này
chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ
như trong công nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động sản
xuất ra sản phẩm cơng nghiệp.
+ Công nhân viên sản xuất kinh doanh khác: Là những người làm việc
trong các lĩnh vực sản xuất khác.Ví dụ như trong doanh nghiệp công nghiệp
những người làm ở các bộ phận như sản xuất xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng,
thương mại, dịch vụ. . .
- Căn cứ vào chức năng của người lao động trong quá trình sản xuất lao
động thuộc sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được phân thành các
loại sau:
+ Công nhân: Là người trực tiếp tác động vào đối tượng lao động để làm
ra sản phẩm hay là những người phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất.
+ Thợ học nghề: Là những người học tập kỹ thuật sản xuất sản phẩm dưới
sự hướng dẫn của công nhân lành nghề.
+ Nhân viên kỹ thuật: Là những người đã tốt nghiệp ở các trường lớp kỹ
thuật từ trung cấp trở lên, đang làm công tác kỹ thuật và hưởng theo thang lương
kỹ thuật.
+ Nhân viên quản lý kinh tế: Là những người đã tốt nghiệp ở các trường
lớp kinh tế, đang làm các công việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp như: Giám đốc, phó Giám đốc, nhân viên các phòng ban kinh tế.
+ Nhân viên quản lý hành chính: Là những người đang làm cơng tác tổ

chức quản lý hành chính của doanh nghiệp như nhân viên tổ chức, văn thư, lái
xe, bảo vệ.
Ngoài ra, người ta còn tiến hành phân loại lao động theo một số tiêu thức

6

download by :


khác như: nghề nghiệp, giới tính, tuổi đời, thâm niên nghề, trình độ văn hóa, bậc
thợ…Nghiên cứu phân loại lao động của doanh nghiệp trước hết phục vụ cho
việc đánh giá, phân tích thực trạng đội ngũ lao động hiện có cuối kỳ báo cáo, tuỳ
theo mục đích nghiên cứu mà vận dụng theo các tiêu thức khác nhau (Lê Văn
Tâm, 2010).
* Lực lượng lao động:
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), lực lượng lao động là toàn bộ
những người có khả năng tham gia lao động, bao gồm những người trong độ tuổi
quy định có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động, nhưng
thực tế còn khả năng và đang tham gia lao động.
Theo Bộ luật Lao động nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
được sửa đổi bổ sung, lực lượng lao động hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế
bao gồm tất cả những người từ 15 - 55 tuổi với nữ và 15 - 60 tuổi đối với nam có
việc làm và những người thất nghiệp đang trong thời gian quan sát.
Lao động của doanh nghiệp là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản
lý, sử dụng và trả lương, trả công.
* Sử dụng lao động:
Sử dụng lao động là quá trình sử dụng sức lao động để tạo ra sản phẩm theo
các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để sử dụng có hiệu quả nguồn
lao động đòi hỏi các doanh nghiệp, các tổ chức cần phải chính sách, kế hoạch, định
hướng cụ thể nhằm nâng cao chất lượng lao động và hiệu quả sử dụng lao động.

Sử dụng lao động hợp lý là sự bố trí lao động ở các bộ phận trong quá
trình lao động phù hợp với trình độ khả năng công tác, khả năng sáng tạo và
nguyện vọng của người lao động.
Sử dụng lao động hiệu quả là kết quả của việc sử dụng lao động hợp lý, là
biết phát huy tất cả các mặt sở trường của người lao động. Quá trình sử dụng lao
động là yếu tố tích cực nhất trong q trình lao động, nó quyết định thời gian lao
động và năng suất lao động cao hay thấp, đồng thời quyết định sự tồn tại, phát
triển của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp phải có phương pháp sử dụng lao
động sao cho có hiệu quả nhất.
2.1.1.3. Nhu cầu lao động
Là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương, một ngành
hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, nhu cầu này thể

7

download by :


hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động. Về mặt lý
thuyết, cầu về lao động cũng được phân chia thành hai loại: cầu thực tế và cầu
tiềm năng
Cầu thực tế về lao động: Là nhu cầu thực tế về lao động cần sử dụng tại một
thời điểm nhất định, thể hiện qua số lượng những chỗ làm việc trống và chỗ làm
việc mới.
Cầu tiềm năng về lao động: Là nhu cầu về lao động cho tổng số chỗ làm
việc có thể có được, sau khi đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo
việc làm trong tương lai như vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, công nghệ, và cả
những điều kiện khác nữa như chính trị, xã hội, v.v...
Nhu cầu về lao động bao gồm cầu về chất lượng lao động và cầu về số
lượng lao động. Xét từ giác độ số lượng, trong điều kiện năng suất lao động

không biến đổi, cầu về sức lao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ sản
xuất. Nếu quy mô sản xuất không đổi, cầu về sức lao động tỷ lệ nghịch với năng
suất lao động. Còn xét từ giác độ chất lượng, việc nâng cao năng suất lao động,
mở rộng quy mô, tiền vốn, tri thức... của doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi nâng
cao cầu về chất lượng sức lao động.
Cầu trên thị trường lao động phụ thuộc vào một số nhân tố sau đây:
+ Các nhân tố vĩ mô tác động đến cầu lao động bao gồm: Khả năng phát triển
kinh tế của đất nước; Cơ cấu ngành nghề và sự phân bố ngành, nghề giữa nông thơn,
thành thị, giữa các vùng lãnh thổ; trình độ cơng nghệ, máy móc thiết bị được sử
dụng sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng lao động; Tỷ lệ thất nghiệp và lạm
phát; các chính sách can thiệp của Nhà nước tác động lên cầu v.v...
+ Các yếu tố vi mô tác động lên cầu lao động bao gồm: Giới tính; lứa tuổi;
dân tộc; đẳng cấp trong xã hội. Các yếu tố này còng chi phối mức tăng, giảm cầu
lao động. Việc xác định cầu lao động thường thông qua chỉ tiêu việc làm.
2.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nƣớc
- Doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước phát triển rất nhanh chóng và rộng
khắp ở tất cả các vùng miền và các ngành kinh tế. Do đó góp phần quan trọng
trong giao lưu, phát triển kinh tế giữa các vùng lãnh thổ, tạo nên sự phát triển cân
đối, xóa bỏ dần ngăn cách giữa thành thị và nơng thơn.
- Doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước có thể giải quyết được rất nhiều

8

download by :


chỗ làm, từ lao động có trình độ chun mơn thấp đến những lao động có trình
độ cao.
- Để tồn tại, phát triển và tăng sức cạnh tranh các DNNKVNN có thể liên
doanh, liên kết, mở rộng. Qua đó góp phần đẩy nhanh q trình phân cơng và

hợp tác lao động trong kinh tế thị trường, tạo ra lực lượng lao động có chất
lượng, sử dụng một cách hiệu quả.
- Có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, nguồn lao động nơng
nhàn với chi phí thấp, phục vụ được các nhu cầu phân tán trong dân cư. Các
doanh nghiệp này đóng vai trị quan trọng trong giao lưu, phát triển kinh tế giữa
các vùng lãnh thổ, góp phần giảm dần khoảng cách giữa nơng thơn và thành thị,
có thế mạnh về các nghề truyền thống, thủ công, chế biến…
- Hiệu quả sử dụng vốn cao vòng quay của vốn và sản phẩm nhanh hơn so
với doanh nghiệp nhà nước do vậy rất linh hoạt và nhạy bén với thời cuộc, tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đây là khu vực kinh tế phát triển rất năng
động và sáng tạo.
- Có thể duy trì sự tự do cạnh tranh, các DNNKVNN thường có quy mơ
nhỏ, chỉ đóng vai trị là một mắt xích trong dây xích sản xuất sản sản phẩm và
kinh doanh hàng hóa. Cho nên chúng là cơ sở cho việc duy trì tự do cạnh tranh
và cân bằng với xu hướng độc quyền kinh doanh.
- Đầu tư cho mỗi chỗ làm việc tại khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ bằng 1/3
so với đầu tư cho một chỗ làm trong khu vực kinh tế nhà nước. Do đó doanh
nghiệp ngồi khu vực nhà nước có khả năng thu hút nhiều lao động, nhất là lao
động có trình độ chun mơn thấp, có nghề truyền thống và những người thiếu
việc làm, lao động gia đình... Từ những ưu điểm trên đây cho thấy khu vực ngoài
nhà nước là một khu vực kinh tế rất nhiều tiềm năng phát triển và hứa hẹn sự
thành công lớn trong việc thực hiện BHXH cho người lao động khu vực này nếu
biết cách khai thác tốt những lợi thế của nó.
2.1.3. Sự phát triển thị trƣờng lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu
vực nhà nƣớc
Hiện nay, doanh nghiệp ngồi nhà nước đang là lực lượng chính, chiếm hơn
97% tổng số doanh nghiệp và sử dụng gần 62% tổng số lao động đang làm việc
trong các loại hình doanh nghiệp của cả nước. Có thể nói, cùng với tiến trình đổi
mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta, doanh nghiệp ngoài nhà


9

download by :


nước cũng ngày càng có được bước phát triển vượt bậc và giữ vị thế, vai trò động
lực ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.
Điều này không chỉ thể hiện là doanh nghiệp ngồi nhà nước ngày càng
tăng về số lượng, có đóng góp ngày càng to lớn vào tăng trưởng kinh tế, mà còn
ngày càng sử dụng nhiều lao động. Nếu như năm 2007, doanh nghiệp ngồi nhà
nước chỉ có khoảng hơn 140 nghìn doanh nghiệp thì đến năm 2015 đã có hơn
427 nghìn doanh nghiệp, tăng gần 3 lần và chiếm 96,6% tổng số doanh nghiệp cả
nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2015)
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê (2017), doanh nghiệp ngoài nhà
nước đã phát triển khá nhanh ở tất cả các vùng và các địa phương trong cả nước,
nhiều chỉ tiêu kinh tế cơ bản của loại hình doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng cao
hơn doanh nghiệp nhà nước như: số lao động, nguồn vốn, tài sản cố định, doanh
thu… Những điều nêu trên cho thấy, doanh nghiệp ngồi nhà nước đang là lực
lượng chính, ngày càng nâng dần vai trò động lực quan trọng hơn đối với toàn bộ
nền kinh tế và được cho là sẽ có vai trị quyết định trong các loại hình doanh
nghiệp ở nước ta.
Vì vậy, việc phát triển loại hình doanh nghiệp này đang là vấn đề cấp thiết
khơng chỉ để nâng cao sức mạnh nội tại của nền kinh tế nước ta nói chung, sức
mạnh của doanh nghiệp ngồi nhà nước nói riêng, mà cịn để đáp ứng nhu cầu
của phát triển kinh tế thị trường.
Trong đó chủ yếu là doanh nghiệp ngồi nhà nước nói riêng vẫn còn chưa
được giải quyết như: năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao,
cơng nghệ cịn lạc hậu, năng lực cạnh tranh yếu, thiếu vắng lực lượng doanh
nghiệp có quy mơ đủ lớn để hội nhập và tạo sức phát triển lan tỏa mạnh trong
nền kinh tế nói chung, đến các địa phương nói riêng.

Bên cạnh đó, khu vực kinh tế này cịn có khơng ít các nhược điểm.
DNNKVNN cịn có những hạn chế sau:
+ Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực này có quy mơ nhỏ, phân tán,
công nghệ sản xuất lạc hậu. Nguồn vốn ít và khả năng huy động vốn có hạn, chịu
ảnh hưỏng lớn của thị trường. Khi thị trường biến động thường khơng phản ứng
kịp dễ bị rơi vào đình đốn sản xuất, thua lỗ và thậm chí có thể bị phá sản.
+ Các doanh nghiệp thuộc khu vực này phát triển cịn mang tính tự phát,
chưa có quy hoạch. Làm ăn vụ lợi, riêng biệt, nhỏ lẻ thường chưa có chiến lược
phát triển tổng thể và lâu dài.

10

download by :


+ Khu vực này có tốc độ tăng trưởng cao nhưng khơng bền vững, hiệu quả
kinh doanh cịn thấp và sức cạnh tranh yếu.
+ Việc quản lý nhà nước đối với khu vực này cịn nhiều khó khăn. Mặt
khác, hệ thống luật pháp đối với khu vực này chưa hoàn chỉnh đồng bộ nên vẫn
cịn xảy ra tình trạng kinh doanh trái với ngành nghề đăng ký; trốn lậu thuế;
xâm phạm đến quyền lợi người lao động; vi phạm đến luật lao động, đi trái
với các quy luật của thị trường ... ảnh hưỏng đến nhiều mặt của thị trưòng và
của nền kinh tế nước ta. Việc thực hiện các quy định nhà nước ở khu vực này
còn chưa tốt. Đặc biệt tham gia BHXH cho người lao động còn bị các chủ
doanh nghiệp trốn tránh, điều kiện vệ sinh an tồn khơng đảm bảo...
2.1.4. Phân loại doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nƣớc
Ngày 11 tháng 3 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP
hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Nghị định 56/2009/NĐ
– CP, ngày 30/6/2009, trong đó phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa (hay cịn gọi
là doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước) thuộc một trong ba loai hình: Doanh

nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn (Chính phủ,
2009). Việc xác định loại hình doanh nghiêp được căn cứ vào quy mô lao động,
quy mô doanh thu và quy mơ tổng nguồn vốn được tóm tắt qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Xác định quy mô doanh nghiệp
Doanh nghiệp siêu nhỏ

Quy mô

Lĩnh vực
Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản
Công nghiệp
và xây dựng
Thương mại
và dịch vụ

Doanh nghiệp nhỏ

Tổng Tổng
Số LĐ doanh nguồn Số LĐ
thu
vốn
Không
Không Không Không
quá
quá 10 quá 3 quá 3
100
người
tỷ

tỷ
người
Không
Không Không Không
quá
quá 10 quá 3 quá 3
100
người
tỷ
tỷ
người

Doanh nghiệp vừa

Tổng Tổng
doanh nguồn
thu
vốn
Không Không
quá 20 quá 20
tỷ
tỷ
Không Không
quá 20 quá 20
tỷ
tỷ

Không Không Không Không Không Không
quá 10 quá 3 quá 3 quá 50
quá

quá 50
người
tỷ
tỷ
người 100 tỷ
tỷ

Số LĐ
Không
quá
200
người
Không
quá
200
người
Không
quá
100
người

Tổng Tổng
doanh nguồn
thu
vốn
Không Không
quá
quá
200 tỷ 200 tỷ
Không Không

quá
quá
200 tỷ 100 tỷ
Khơng Khơng
q
q
300 tỷ 100 tỷ

Nguồn: Chính phủ (2018)

11

download by :


×