Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

(Luận văn thạc sĩ) sự hài lòng với hôn nhân của các cặp vợ chồng trí thức trẻ trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

PHAN THỊ HẠNH

SỰ HÀI LÒNG VỚI HƠN NHÂN CỦA CÁC
CẶP VỢ CHỒNG TRÍ THỨC TRẺ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

PHAN THỊ HẠNH

SỰ HÀI LÒNG VỚI HƠN NHÂN CỦA CÁC
CẶP VỢ CHỒNG TRÍ THỨC TRẺ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa hoc:TS. Trịnh Thị Linh

Hà Nội - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS Trịnh Thị Linh- Giảng viên khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Phan Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn cao học này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
tới các Thầy (cô) trong Khoa Tâm lý học - Trường Đại Học Khoa học Xã hội
và Nhân văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn cao học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS Trịnh Thị Linh người đã tận tình
dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt q trình
tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quan trọng giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn cao học.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cặp vợ chồng
trí thức trên địa bàn Hà nội đã tạo điều kiện và hỗ trợ tơi trong suốt q trình
tiến hành nghiên cứu thực tiễn, giúp tơi có được những số liệu q báu để góp
phần vào việc hồn thành luận văn cao học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người bạn và
người thân trong gia đình tơi, những người đã ủng hộ tôi về mặt tinh thần,
giúp tôi có thể hồn thành luận văn của mình.
Trong q trình nghiên cứu, đề tài của tơi cịn những thiếu sót, tơi kính

mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến quý giá của các Thầy (cô) giáo
để đề tài của tơi được hồn thiện hơn. Một lần nữa, tơi xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, 12 tháng 02 năm 2018
Học viên

Phan Thị Hạnh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng1.1. Các công cụ đa chiều cạnh đo lường hài lịng, thích ứng và chất lượng hơn
nhân (dẫn theo Chung, 1990). .....................................................................................6
Bảng 2.1: Đặc điểm khách thể nghiên cứu ...............................................................42
Bảng 2.2 Các nhân tố trong thang đo hài lịng với hơn nhân ....................................46
Bảng 2.3. ĐTB của từng bình diện và điểm xếp hạng giá trị trung bình của các biến. .... 49
Bảng 3.1. Thực trạng hài lòng với hơn nhân của trí thức trẻ. ...................................52
Bảng 3.2 Mối tương quan giữa các nhân tố của sự hài lòng. ....................................54
Bảng 3.3 Sự hài lòng về hỗ trợ, chia sẻ trong đời sống tình cảm .............................58
của trí thức trẻ. ..........................................................................................................58
Bảng 3.4 Sự hài lòng về ra quyết định và quản lý tài chính của trí thức trẻ. ...................60
Bảng 3.5. Thực trạng hài lòng về phân chia trách nhiệm .........................................62
và việc nhà của trí thức trẻ. .......................................................................................62
Bảng 3.6 Thực trạng hài lịng chung với hơn nhân của vợ và chồng........................64
Bảng 3.7 Mức độ đồng thuận của các cặp vợ chồng về sự hài lịng hơn nhân ..................65
Bảng 3.8. Nghề nghiệp của nhóm khách thể “rất hài lịng” về đời sống hơn nhân. .66
Bảng 3.9 Việc sử dụng thời gian ngoài giờ làm việc ở cơ quan của các cặp vợ chồng
trí thức “rất hài lịng” về đời sống hơn nhân .............................................................67
Bảng 3.10. Nghề nghiệp nhóm khách thể “hài lịng” với hơn nhân. ........................68
Bảng 3.11 Thời gian ngồi việc dành cho cơng việc của nhóm khách thể “hài lịng”
với hơn nhân. .............................................................................................................70
Bảng 3.12 Nghề nghiệp nhóm khách thể “khơng hài lịng” với hơn nhân. ..............71

Bảng 3.13 Việc sử dụng thời gian ngồi giờ làm việc ở cơ quan của nhóm khách thể
“khơng hài lịng” với hơn nhân. ................................................................................72
Bảng 3.14. Hệ số hồi quy giữa yếu tố thu nhập với hài lòng chung của hôn nhân ...................74
Bảng 3.15 Hệ số hồi quy giữa yếu tố hoàn cảnh sống với ra quyết định và quản lý
tài chính .....................................................................................................................75


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Hài lòng về khía cạnh con cái của trí thức trẻ. .....................................55
Biểu đồ 3.2 Thực trạng hài lòng về sự cố kết vợ chồng của trí thức trẻ. ..................61
Biểu đồ 3.3 Hồn cảnh sống của nhóm khách thể “rất hài lịng” về đời sống hơn nhân. ..........67
Biểu đồ 3.4. Hồn cảnh sống của nhóm khách thể “hài lịng” với hơn nhân. .................69
Biểu đồ 3.5. Hồn cảnh sống của nhóm khách thể “khơng hài lịng” với hơn nhân.71


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt

Điểm trung bình

ĐTB

Độ lệch chuẩn

ĐLC


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Khách thể nghiên cứu.................................................................................... 2
5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LỊNG VỚI HƠN NHÂN CỦA CÁC
CẶP VỢ CHỒNG .............................................................................................. 4
1.1. Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu về sự hài lịng với hơn
nhân của các cặp vợ chồng. ............................................................................ 4
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới. ................................................ 4
1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước. ................................................. 11
1.2.1 Lý luận về hôn nhân ............................................................................... 17
1.2.2 Lý luận về trí thức và trí thức trẻ. .......................................................... 19
1.2.3 Lý luận về sự hài lịng với hơn nhân và sự hài lịng với hơn nhân của
các cặp vợ chồng trí thức trẻ. ......................................................................... 22
1.2.4.Các bình diện của sự hài lịng với hơn nhân của các cặp vợ chồng trí thức trẻ.24
1.2.5. Các yếu tố tác động đến sự hài lòng với hơn nhân của các cặp vợ chồng trí
thức. ................................................................................................................. 27
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 40
2.1. Một vài nét địa bàn và khách thể nghiên cứu ................................... 40
2.1.1.

Vài nét về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 40

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ........................................................... 41
2.2. Tổ chức nghiên cứu.............................................................................. 42

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 43


2.3.1 phương pháp nghiên cứu tài liệu ........................................................... 43
2.3.2 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi....................................... 43
2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệubằng thống kê tốn học qua phần
mềm spss. .............................................................................................. 48
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ HÀI LỊNG
VỚI HƠN NHÂN CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG TRÍ THỨC TRẺ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. .............................................................. 52
3.1. Thực trạng sự hài lịng với hơn nhân của trí thức trẻ trên địa bàn
thành phố Hà Nội. ......................................................................................... 52
3.1.1. Thực trạng hài lịng với hơn nhân nói chung........................................ 52
3.1.2. Thực trạng hài lịng với hơn nhân của trí thức trẻ xét trên từng bình diện. 55
3.1.3 Thực trạng hài lịng với hơn nhân của trí thức trẻ xét trên phương diện
cặp đôi. ............................................................................................................ 64
3.2. Các yếu tố liên quan đến sự hài lịng với hơn nhân của trí thức trẻ
trên địa bàn thành phố Hà Nội. ................................................................... 73
3.2.1 Yếu tố thu nhập....................................................................................... 73
3.2.2 Hoàn cảnh sống...................................................................................... 75
3.2.3. Yếu tố tình dục. ...................................................................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 79
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 81
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 86


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài


Gia đình là nền tảng của xã hội, là một trong những nhân tố đóng vai trò đặc biệt
quan trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Gia đình ln gắn kết chặt
chẽ với xã hội, xã hội lành mạnh tạo điều kiện cho gia đình phát triển, gia đình hạnh
phúc góp phần cho sự phát triển hài hịa của xã hội. Tuy nhiên trong những năm gần
đây thiết chế hôn nhân đang có xu hướng suy giảm. Tỷ lệ ly hôn tăng trong khi tỷ lệ
tái hôn giảm. Trong khi đó, trí thức ln là nền tảng của tiến bộ xã hội, là lực lượng
nòng cốt sáng tạo và truyền bá trí thức. Đặc biệt với sự phát triển nhanh chóng của
cách mạng khoa học và cơng nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc
biệt quan trọng tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển[60].
Theo đó sự êm ấm của gia đình, đặc biệt là gia đình trí thức càng có vai trò quan
trọng, là hậu phương vững chắc giúp mỗi người chuyên tâm vào công việc hơn. Xét
trên phương diện gia đình trí thức, chúng tơi nhận thấy rằng trong những năm gần
đây, tỉ lệ nữ trí thức tham gia vào thị trường lao động ngày càng tăng. Ngày càng
nhiều nữ trí thức tham gia vào đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý, địi hỏi sự hỗ
trợ rất lớn từ phía gia đình. Trong bối cảnh này các cặp vợ chồng trí thức nhìn nhận
như thế nào về cuộc sống hơn nhân của họ? Mức hài lịng với đời sống hôn nhân
của họ ra sao? Những yếu tố nào có liên quan đến mức độ hài lịng này?Chúng tôi
cho rằng việc trả lời những câu hỏi này là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
Trên thực tế sự hài lịng với hơn nhân là một trong những chủ đề nhận được sự quan
tâm của rấtnhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới trong vịng 50 năm trở lại đây.
Tuy nhiên ở trong nước các cơng trình nghiên cứu về chủ đề này cịn khá khiêm tốn.
Trong phạm vi hiểu biết của mình, chúng tơi chủ yếu ghi nhận sự lồng ghép của chủ
đề này trong các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống hay hài lịng với cuộc sống
nói chung. Các cơng trình nghiên cứu về sự hài lịng với hơn nhân dưới góc độ tâm
lý học với tư cách một nghiên cứu độc lập, đặc biệt là sự hài lịng với hơn nhân của
các cặp vợ chồng trí thức trẻ dường như cịn vắng bóng.
Xuất phát từ thực trạng này, chúng tơi quyết định triển khai đề tài “Sự hài
lịng với hơn nhân của các cặp vợ chồng trí thức trẻ trên địa bàn thành phố Hà


1


Nội” với mong muốn cung cấp cái nhìn thực tế hơn về đời sống hơn nhân của trí
thức trẻ, góp phần tạo nền móng cho các nghiên cứu về sau.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hài lịng với hơn nhân của các cặp vợ chồng trí thức
trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng như một số yếu tố có liên quan nhằm đưa ra
các kiến nghị phù hợp, hướng tới việc tạo dựng cuộc sống hôn nhân hài hòa, hạnh
phúc ở các cặp vợ chồng này.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ hài lòng với hơn nhân của các cặp vợ chồng trí thức trẻ
trên địa bàn Hà Nội và một số yếu tố có liên quan đến sự hài lịng này.
4. Khách thể nghiên cứu
289 vợ chồng trí thức trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Các cặp vợ chồng trí thức trẻ trên địa thành phố bàn Hà Nội khá hài lịng về
đời sống hơn nhân của họ, trong đó mức độ hài lịng cao nhất được thể hiện trong
bình diện con cái và đời sống tình cảm.
Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa vợ và chồng về các bình
diện hài lịng trong hơn nhân.
Đời sống tình dục, nghề nghiệp, thu nhập, hồn cảnh sống, có mối liên quan
với mức độ hài lịng với hôn nhân của các cặp vợ chồng.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về hài lịng hơn
nhân nói chung cũng như hài lịng hơn nhân của trí thức nói riêng.
- Xây dựng cơ sở lý luận phục vụ cho triển khai nghiên cứu thực tiễn.
- Nghiên cứu thực tiễn nhằm tìm hiểu thực trạng hài lịng với hơn nhân của
các cặp vợ chồng trí thức trẻ trên đia bàn thành phố Hà Nội cũng như các yếu tố có

liên quan.
- Đề ra một số kiến nghị cải thiện hơn nữa mức độ hài lịng với cuộc sống
hơn nhân của các cặp vợ chồng trí thức trẻ trên đia bàn thành phố Hà Nội.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
-Về nội dung nghiên cứu:

2


Nghiên cứu thực trạng hài lịng với hơn nhân của các cặp vợ chồng trí thức
trong các bình diện: Sự hài lịng về đời sống tình cảm; thu nhập và chi tiêu; con cái;
chia sẻ công việc nhà; ra quyết định và sự hài lòng về sự gắn kết vợ chồng. Cùng
các yếu tố có liên quan tới sự hài lịng với hơn nhân của các cặp vợ chồng trí thức
trẻ như: đời sống tình dục; thu nhập; hồn cảnh sống.
- Về khách thể nghiên cứu:
Những cặp vợ chồng trí thức trẻ (dưới 40) tuổi hiện đang làm việc và sinh sống trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

-

Phương pháp điều tra ằng ảng hỏi

-

Phương pháp phân tích số liệu ằng thống kê tốn học


3


Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG VỚI HÔN NHÂN CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG
1.1.

Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu về sự hài lịng với hơn nhân
của các cặp vợ chồng
Hơn nhân và sự hài lịng với hôn nhân là một chủ đề nhận được sự chú ý của

học giả trên thế giới. Trong năm mươi năm trở lại đây và đặc biệt là trong vòng hai
thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển chóng mặt của nền cơng nghiệp hố và hiện
đại hố, cấu trúc gia đình ở khắp nơi trên thế giới đã có những biến chuyển đáng kể
với tỷ lệ nữ giới tham gia vào thị trường lao động ngày một tăng. Sự dịch chuyển
nhanh chóng này đã dẫn đến nhiều biến chuyển trong cấu trúc, vai trò và giá trị
trong gia đình. Bắt đầu từ cuối những năm 1990, thế giới chứng kiến sự gia tăng
đáng kể của tỷ lệ ly hôn ở các nước phương Tây bao gồm Mỹ và Châu Âu
(Bradbury, Fincham, & Beach, 2000) [dẫn theo 17]. Những thay đổi này đặt ra câu
hỏi lớn cho các nhà nghiên cứu gia đình về vấn đề hài lịng hơn nhân của các cặp vợ
chồng, đặc biệt là vợ chồng trí thức trẻ.
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới.
Xét về mặt lịch sử, các nghiên cứu về sự hài lịng hơn nhân và hạnh phúc bắt
đầu xuất hiện cùng lúc với thời kì được gọi là kỉ nguyên mới của những nghiên cứu
khoa học về các hành vi gia đình. Kể từ đó, các chủ đề điều chỉnh về hôn nhân,
hạnh phúc, thỏa mãn, hay những thuật ngữ liên quan về mối quan hệ hôn nhân đã
trở thành một trong những chủ đề nghiên cứu phổ biến nhất của những nghiên cứu
về gia đình trong khoảng thời gian 50 năm trở lại đây (Burr, 1967; Hicks & Platt,
1970; Nye, 1988; Spanier & Lewis, 1980). Cơng trình của Burgess và Cottrell

(1939) cũng như của Terman (1939) đã được trích dẫn như là sự khởi đầu của các
nghiên cứu mang tính lý thuyết trong lĩnh vực này. Trên thực tế, những nghiên cứu
này có sức ảnh hưởng lớn đến quá trình khái niệm hóa các cấu trúc và nghiên cứu
trong lĩnh vực hơn nhân gia đình (Burr, 1967). Theo các nghiên cứu này, ban đầu,
Burgess và Cottrell (1939) nhìn nhận hôn nhân thành công là một khái niệm rộng
mà bản thân nó cũng mang ý nghĩa là một khái niệm cụ thể. Sau đó, Burgess và
Wallin (1953) đi đến một vài yếu tố mang tính chỉ báo hay các tiểu chiều cạnh mà ở

4


đó mỗi yếu tố có thể được xem xét một cách riêng biệt nhằm phát triển một hồ sơ
hôn nhân. Trong khi Burgess và Wallin tận dụng thuật ngữ hôn nhân thành công,
Terman (1939) sử dụng thuật ngữ hôn nhân hạnh phúc để luận bàn về hiện tượng
chung này. Trong nghiên cứu của mình, Terman tìm hiểu tương quan của khoảng
vài trăm yếu tố với mức độ hạnh phúc hôn nhân thu được nhờ vào tự báo cáo của
khách thể nghiên cứu. Những nghiên cứu đa dạng này đã dẫn đến sự phát triển của
nhiều công cụ đo lường về sự thỏa mãn/hài lịng trong hơn nhân và hơn nhân thành
cơng được sử dụng rộng rãi trên tồn cầu (ví dụ:Phiếu Khảo sát sự Điều chỉnh trong
Hôn nhân (Survey marital- Adjustment) của Burgess và Cottrell, Chỉ số Hạnh phúc
trong Hôn nhân của Terman (Index marital happiness), Trắc nghiệm ngắn về Sự
điều chỉnh trong Hôn nhân (Short marital-adjustment test) của Lock & Wallace, ...
Như vậy, có thể nói, trước năm 1960, nghiên cứu về hơn nhân có đặc điểm
nổi bật là sự tìm hiểu chung về hơn nhân mà khơng chú trọng đến một lĩnh vực cụ
thể hay chiều cạnh của những tương tác trong hơn nhân (Snyder, 1979). Nói một
cách khác, ở thời điểm này vẫn còn nhiều điểm mơ hồ trong việc hình thành nên các
khái niệm.Trong những năm của thập niên 60, những nghiên cứu thực nghiệm đã
nhấn mạnh vào danh tính và tìm hiểu mối tương quan nhân khẩu-xã hội với sự hài
lịng/điều chỉnh/thỏa mãn trong hơn nhân (1990). Trong phạm vi hiểu biết của bản
thân, chúng tơi nhóm các nghiên cứu về hài lịng hơn nhân trong thời gian này thành

các hướng như sau:
- Hướng thứ nhất: Tập trung nghiên cứu thực trạng mức độ hài lòng với
cuộc sống của các cặp vợ chồng hay các cặp đơi, kể cả là những người đang “hẹn
hị” với các cơng trình nghiên cứu nổi trội của Fincham và Bradbury (1987),
Spanier (1976), Cox (2006), Tam và Lee (2011)... Trong hướng tiếp cận này, chúng
tôi dễ dàng nhận thấy rằng đơi khi sự hài lịng với hơn nhân cũng được nghiên cứu
cùng nội dung với chất lượng hôn nhân hay hơn nhân hạnh phúc. Bên cạnh đó, tổng
quan các cơng trình nghiên cứu cũng cho phép chúng tơi ghi nhận rằng khi tìm hiểu
về thực trạng mức độ hài lịng với cuộc sống của các cặp vợ chồng, các tác giả cũng
cố gắng chỉ ra sự tác động khác nhau của mơ hình gia đình đến sự hài lịng này
(Ubesekera & al, 2008; Olson, 2010; ...).
- Hướng thứ hai: Tập trung vào việc xây dựng và phát triển các công cụ đo lường

5


mức độ hài lòng của các cặp vợ chồng (cặp đôi) trong cuộc sống chung của hai
người. Việc xây dựng và phát triển các công cụ đo lường này xuất phát từ chính
cách

tiếp

cận

một

chiều

cạnh


(unidimensional)

hay

đa

chiều

cạnh

(multidimensional) trong nghiên cứu về hài lịng hơn nhân. Một số tác giả cho rằng
“hài lịng hơn nhân” là cái nhìn tổng thể, trọn vẹn của vợ/chồng về đời sống hơn
nhân của họ. Và do đó, nó là một chiều cạnh. Tuy nhiên, cách nhìn này nhận được
nhiều quan điểm trái chiều. Bởi lẽ, đời sống hôn nhân vô cùng phức tạp và đa dạng.
Các thành viên trong mối quan hệ vợ chồng đều có thể thể hiện sự hài lịng/khơng
hài lịng nhất định ở một bình diện nào đó của cuộc sống hơn nhân song điều đó
khơng có nghĩa là họ sẽ hài lịng/khơng hài lịng tương ứng về cuộc sống hơn nhân
nói chung của họ. Nói một cách khác, theo cách tiếp cận này, hài lòng hơn nhân
được nhìn nhận là đa chiều cạnh. Quan điểm này nhận được sự đồng thuận của đa
số các nhà nghiên cứu về lĩnh vực hơn nhân, gia đình trên thế giới, thể hiện qua các
công cụ đo lường rất đa dạng, phong phú sau đây:
Bảng1.1. Các công cụ đa chiều cạnh đo lường hài lịng, thích ứng và chất lượng
hôn nhân (dẫn theo Chung, 1990).
Tác giả

Cấu trúc
(construct)
Barrett-Lennard Mối quan hệ
(1962)


Bowen &
Orthner (1983)

Chất lượng

Bowerman
(1957)

Thích ứng

Thang đo và các chiều cạnh
Relationship Inventory (Bộ câu hỏi về mối quan
hệ)
- Mức độ quan tâm
- Sự thấu hiểu
- Sự đồng thuận
- Quan tâm vô điều kiện
Sẵn sàng để được hiểu
Marital Quality Scale (Thang đo chất lượng hơn
nhân)
- Biểu hiện tình cảm
- Thoả thuận thư giãn trong hôn nhân
- Đồng thuận chung trong hôn nhân
- Hài lịng trong hơn nhân
Thấu hiểu trong giao tiếp
Bowerman Marital Adjustment Scales (Thang
đo thích ứng trong hơn nhân Bowerman)
- Chi tiêu trong gia đình
- Gỉai trí
- Mối quan hệ với nhà thông gia

- Mối quan hệ với bạn bè

6


Burgess (1984)

Thành cơng

Burgess (1984)

Thích ứng
hoặc thành
cơng

Burr (1970)

Hài lịng

Fink, Skipper,
Hallenback
(1968)

Hài lịng

Gilford &
Bengston
(1979)

Hài lịng


Honeycutt &
(1986)

Hài lịng

- Niềm tin và thực hành tơn giáo
- Quan hệ tình dục
- Trách nhiệm nội trợ
- Triết lý cuộc sống
- Nuôi dưỡng con cái
Đánh giá chung về hơn nhân
A Marriage Prediction Schedule (Bảng hỏi dự
đốn trong hơn nhân)
- Tâm sinh lý
- Ấn tượng về văn hoá
- Vai trị kinh tế
Các mẫu tình cảm và phản ứng
A Marriage Adjustment Form (Bảng hỏi về
thích ứng hơn nhân)
- Mức độ hài lòng của cá nhân
- Tần suất bất đồng
- Nguồn gốc của không hạnh phúc trong
hôn nhân
Marital Satisfaction Indexes (chỉ số hài lịng
hơn nhân)
- Quản lý tài chính
- Các hoạt động xã hội của cặp đôi
- Các công việc gia đình
- Tình nghĩa

- Tương tác tình dục
Mối quan hệ với con cái
Marital Satisfaction Scale (Thang đo hài lịng
trong hơn nhân)
- Tình gnhĩa
- Vị thế xã hội
- Quyền lực
- Thấu hiểu
- Tình cảm
- Tự trọng
Quan hệ tình dục
Two-Factor Marital Satisfaction Scale (Thang
đo hài lịng trong hơn nhân hai yếu tố)
- Tương tác tích cực
- Tương tác tiêu cực
Satisfaction with Marital Issues and Topics (Hài
lòng với các vấn đề và chủ đề trong hôn nhân)
- Chia sẻ liên cá nhân
- Quản lý tài chính
- Hưởng thụ trong tình dục
- Vấn đề về trung thực và lạm dụng
thuốc/chất gây nghiện

7


Locke &
Wallace (1959)

Thích ứng


Locke &
Williamson
(1958)

Thích ứng

Manson
&Lerner (1970)

Thích ứng

Olson, Fournier
& Druckman
(1982)

Hạnh phúc
trong mối
quan hệ

Orden &

Thích ứng

Short marital-adjustment test (Trắc nghiệm
ngắn về thích ứng trong hơn nhân)
- Thích ứng
- Gỉai quyết xung đột
- Sự gắn kết
- Giao tiếp

Marital Adjustment Test (Trắc nghiệm thích
ứng trong hơn nhân)
- Tình nghĩa và hiệu quả của cặp vợ chồng
- Đồng lòng hay đồng thuận
- Gần gũi về mặt tình cảm hay thích ứng
cảm xúc
- Diễn giải của phái nam (người chồng) về
sự sắp xếp (các công việc trong gia đình)
của người vợ
- Hiệu ứng hưng phấn hay hào quang
(Euphoria or halo effect)
Marital Adjustment Test (Trắc nghiệm thích
ứng trong hơn nhân)
- Các mối quan hệ trong gia đình
- Uy thế (dominance)
- Sự thiếu trưởng thành
- Các đặc điểm thần kinh
- Các đặc điểm bệnh xã hội (sociopathic)
- Con cái
- Hứng thú
- Khả năng thể chất
- Quan hệ tình dụng
- Sự khơng tương thích
Enriching & Nurturing Relationship lssues,
Communication & Happiness (Nuôi dưỡng và
làm giàu các vấn đề, giao tiếp và hạnh phúc
trong mối quan hệ)
- Các vấn đề nhân cách
- Giao tiếp
- Gỉai quyết xung đột

- Quản lý tài chính
- Các hoạt động giải trí thư giãn
- Quan hệ tình dục
- Con cái và hơn nhân
- Gia đình và bạn bè
- Sự bóp méo lý tưởng
- Hài lịng trong hơn nhân
- Bình đẳng vai trị
- Định hướng tơn giáo
Marriage Adjustment Balance (Cân bằng thích

8


Bradburn
(1968)

Rofe (1988)

Hài lịng

Snyder (1983)

Hài lịng

Spanier (1976)

Thích ứng

Starr (1985)


Hài lịng

Stinnett, Collins Thích ứng
& Montgmery
(1970)

ứng trong hơn nhân)
- Tính xã hội (xã giao) trong hơn nhân
- Tình nghĩa
- Căng thẳng
Marital Happiness Scale (Thang đo hạnh phúc
trong hơn nhân)
- Sự hài lịng chung trong hôn nhân và
cảm giác được yêu thương
- Bất đồng trong hơn nhân
- Sự thoả mãn tình dục
- Đặc điểm thể chất bề ngồi
Marital Satisfaction Inventory (Bộ câu hỏi hài
lịng trong hơn nhân)
- Quy ước hố
- Sự phiền muộn tồn cầu (global distress)
- Giao tiếp về mặt cảm xúc
- Giao tiếp để giải quyết vấn đề
- Thời gian cùng nhau
- Bất đồng về tài chính
- Sự khơng hài lịng về tình dục
- Định hướng vai trị
- Lịch sử đau buồn của gia đình
- Khơng hài lịng về con cái

- Xung đột về việc nuôi dạy con cái
- Tranh chấp và bất đồng
Dyadic Adjustment Scale (Thang đo điều chỉnh
cặp đôi)
- Đồng thuận
- Hài lòng
- Gắn kết
- Bày tỏ cảm xúc
Marital Satisfaction Survey (Khảo sát hài lịng
trong hơn nhân)
- Cởi mở trong giao tiếp
- Các chức năng quản lý
- Tính dục
- Sự đầu tư hoặc cam kết với mối quan hệ
Marital Need Satisfaction Scale (Thang đo nhu
cầu hài lịng trong hơn nhân)
- Tình u
- Hồn thiện bản thân
- Tơn trọng
- Giao tiếp
- Tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống
- Tích hợp các kinh nghiệm sống trong
quá khứ

9


Bên cạnh đó, gần đây, chúng tơi ghi nhận cơng trình nghiên cứu của Russell
và Wells (1993) với bảng hỏi về hôn nhân và mối quan hệ - Marriage and
Relationship questionnaine (MARQ) được Lucan và cộng sự (2008) nhìn nhận là có

hiệu lực trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Bảng hỏi tập trung tìm hiểu hài lịng
hơn nhân trong 12 bình diện: tình u; đối tác; ghen tng; tình dục; vai trị quan hệ
gia đình; vấn đề với mối quan hệ; vấn đề cá nhân; sự hấp dẫn; giá trị; vấn đề hoàn
cảnh; vấn đề với người bạn đời và sự hịa giải.
Như vậy, có thể thấy rằng có rất nhiều cơng cụ đo lường với nhiều bình diện
khác nhau của hài lịng hơn nhân đã được đề cập. Chúng tôi sẽ đề cập vấn đề này
sâu hơn ở phần viết tiếp theo.
- Hướng thứ ba: Tập trung vào việc tìm hiểu tác động của sự phân cơng lao
động cũng như vai trị giới trong gia đình đối với sự hài lịng của các thành viên.
Trong đó, có thể kể đến cơng trình nghiên cứu khá nổi tiếng của Forste (2012) tại
31 quốc gia về “phân công lao động trong gia đình, vai trị giới và sự hài lịng trong
gia đình: So sánh xuyên quốc gia”. Kết quả của cơng trình nghiên cứu này khẳng
định rằng đàn ơng hạnh phúc hơn phụ nữ trong cuộc sống gia đình một phần là vì
phụ nữ phải làm nhiều việc nhà hơn. Đặc biệt, đàn ơng trong các gia đình truyền
thống (đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm) là những người hạnh phúc hơn cả.
Ngược lại, phụ nữ hiện đại là những người ít hài lịng hơn cả về cuộc sống gia đình.
- Hướng thứ tư: Nghiên cứu về các yếu tố có liên quan tới sự hài lịng với
hơn nhân của các cặp vợ chồng.
Những nghiên cứu thuộc lĩnh vực hơn nhân gia đình giai đoạn đầu thường
tập trung vào sự tương tác hành vi giữa hai đối tượng trong hôn nhân: vợ và chồng.
Hầu hết các nghiên cứu giai đoạn 1970 này là các báo cáo ca lâm sàng với khẳng
định rằng những hành vi giao tiếp tiêu cực và né tránh là nguyên nhân chủ yếu có
thể dẫn đến sự thất bại trong hôn nhân của các cặp đôi (Al-Darmaki et al., 2016).
Tuy nhiên, nhận thấy rằng tương tác qua lại mới là yếu tố quan trọng trong hôn
nhân chứ không phải là hành vi đơn lẻ từ một trong hai phía, từ những năm 1980 trở
đi, phong trào nghiên cứu được chuyển dần sang các quá trình liên cá nhân giữa cặp
đơi (Fincham, Beach, & Kemp-Fincham, 1997). Một trong những nghiên cứu tiêu
biểu của giai đoạn này là nghiên cứu của hai tác giả Margolin và Wampold (1981),

10



cho thấy rằng điểm khác biệt lớn nhất giữa những cặp đơi có vấn đề và những cặp
đơi hạnh phúc đó là sự tương tác đầy căng thẳng với mức độ tương tác tiêu cực
(negative reciprocal) cao giữa cả hai bên (hành vi tiêu cực của một bên dẫn đến
hành vi tiêu cực của bên còn lại và ngược lại) cùng với sự phản ứng tiêu cực
(negative reaction) nói chung đối với mọi hành vi và tình huống (bỏ qua các chi tiết
tích cực của bạn đời và chỉ chú ý vào các chi tiết tiêu cực). Các nhà nghiên cứu về
sau tiếp nối các nghiên cứu của Margolin và cộng sự nhưng mở rộng tìm hiểu các
cấu trúc giao tiếp nói chung và các khía cạnh hỗ trợ giữa vợ và chồng nói riêng chứ
khơng chỉ tập trung vào các phản ứng tức thời giữa hai bên. Các yếu tố được xem là
nổi trội nhất và có ảnh hưởng lớn đến mức độ hài lịng trong hơn nhân được tổng
hợp từ các nghiên cứu nói trên sẽ được chúng tơi trình bày cụ thể hơn tại mục 1.2.7.
các yếu tố tác động đến sự hài lịng với hơn nhân của các cặp vợ chồng trí thức.
Như vậy, có thể thấy rằng nghiên cứu sự hài lịng với hơn nhân đã được thực
hiện rất đa dạng phong phú với nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Đa phần các
nghiên cứu này đều tiến hành trên nhóm khách thể là những cặp đơi đang hẹ hị,
những cặp vợ chồng đã kết hơn nói chung, mà chưa có sự tách bạch nghiên cứu
chuyên sâu trên nhóm khách thể là trí thức và trí thức trẻ.
1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước.
Tiếp cận các cơng trình nghiên cứu trong nước, chúng tơi nhận thấy rằng mặc dù
chủ đề hài lịng hơn nhân được đề cập rất đa dạng và phong phú trên thế giới song ở
Việt Nam vẫn cịn rất ít các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu bàn về vấn đề này. Vì
vậy, chúng tơi phải tiếp cận hướng nghiên cứu này từ góc độ tìm hiểu các nghiên
cứu về sự hài lịng nói chung. Trong q trình tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu đã
được cơng bố, trong phạm vi hiểu biết của bản thân, chúng tôi ghi nhận 4 hướng
nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực này, cụ thể như sau:
Hướng thứ nhất: nghiên cứu sự hài lòng trong lĩnh vực kinh doanh-thương
mại, tập trung tìm hiểu sự hài lịng của khách hàng, người tiêu dùng, nhân viên về
một loại sản phẩm, dịch vụ hay một mơ hình kinh doanh nào đó. Có thể kể đến một

số cơng trình nghiên cứu theo hướng này như:
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du
lịch ở Kiên Giang (Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang, 2011). Kết quả

11


nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng của du khách có liên quan đến 5 thành phần: (1)
tiện nghi cơ sở lưu trú, (2)phương tiện vận chuyển thoải mái, (3) thái độ của hướng
dẫn viên, (4) hạ tầng cơ sở và (5) hình thức của hướng dẫn viên, trong đó, thái độ
của hướng dẫn viên tác động mạnh nhất đến sự hài lịng du khách, kế đến là hình
thức của hướng dẫn viên, sự thoải mái trong phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở
và cuối cùng là tiện nghi cơ sở lưu trú [9]. “Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch
vụ Internet – Banking của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh
Gia Lai” của tác giả Nguyễn Hoàng Hà (2016) cho thấy rằng ngày càng có nhiều
khách hàng sử dụng dịch vụ, đối tượng sử dụng chủ yếu là khách hàng đang đi làm
và có xu hướng ngày càng tăng, sau đó là học sinh, sinh viên và thấp nhất là khách
hàng hưu trí [7]. “Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ truyền
hình MyTV tại TP Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Thời Thế (2012) cho thấy có 4
nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ truyền hình
MyTV tại TP Đà Nẵng: dịch vụ gia tăng, chất lượng dịch vụ cốt lõi, dịch vụ khách
hàng, giá cả hợp lý [27]; …
Hướng nghiên cứu thứ hai: nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
với các nghiên cứu liên quan tới sự hài lịng về chất lượng đào tạo, chương trình đào
tạo, về giảng viên, cơng việc… Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu theo
hướng này như: "Khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường
Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội” của Bùi Thị Ngọc Ánh, Đào Thị
Hồng Vân (2013). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 thành phần chất lượng đào tạo
tác động đến sự hài lòng của sinh viên, bao gồm: Cơ sở vật chất; chương trình đào
tạo; Khả năng phục vụ; Giảng viên. Trong đó mức độ tác động nhất đến sự hài lòng

của sinh viên về chất lượng đào tạo là chương trình đào tạo, tiếp đó lần lượt là cơ sở
vật chất, khả năng phục vụ, giảng viên [2]; “Nghiên cứu sự hài lịng của nhân viên
đối với cơng việc tại trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt-Hàn”
(Nguyễn Thanh Hoài, 2013) với kết quả cho thấy nhân viên có mức độ hài lịng khá
cao, các yếu tố có mức độ hài lịng cao là: cơng việc, điều kiện làm việc và đào tạo,
thăng tiến. Những yếu tố có mức hài lòng thấp hơn: thu nhập, phúc lợi và đồng
nghiệp [11]; “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên với điều kiện cơ
sở vật chất và phục vụ của trường đại học Lâm nghiệp” của tác giả Nguyễn Thị

12


Xuân Hương, Nguyễn Thị Phượng, Vũ Thị Hồng Loan, đăng trên tạp chí Khoa học
và Cơng nghệ Lâm nghiệp số 12-2016. Được tiến hành trên 423 sinh viên trường
đại học Lâm nghiệp, nghiên cứu đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài
lòng của sinh viên là: (1) yếu tố cơ sở vật chất, (2) sự tin cậy trong các cam kết của
nhà trường, (3) sự đáp ứng các yêu cầu của nhà trường, (4) năng lực phục vụ và (5)
quan tâm đến nhu cầu của sinh viên. Nghiên cứu đã giúp đưa ra những căn cứ quan
trọng, để xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, nâng cao
mức hài lòng của sinh viên ở trường [14].
Hướng nghiên cứu thứ a: nghiên cứu về sự hài lòng trong lĩnh vực y tế.
Theo hướng này, chúng tơi ghi nhận một số cơng trình nghiên cứu cụ thể như:
Nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện
Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới - Quảng Bình (Phùng Thị Hồng Hà, Trần Thị Thu
Hiền, 2012). Theo nghiên cứu bệnh nhân chưa hài lòng với các dịch vụ mà bệnh
viện cung cấp, đặc biệt là vấn đề đội ngũ cán bộ y tế, chất lượng khám chữa bệnh và
chi phí chữa bệnh [8]; Nghiên cứu của UNICEF về sự hài lòng của người dân đối
với các dịch vụ y tế tuyến xã tỉnh Điện Biên năm 2013 cho thấy một tỷ lệ rất thấp từ
1 đến 5% người sử dụng cảm thấy chưa hài lòng với từng dịch vụ y tế do tuyến xã
cung cấp [32]; Nghiên cứu của tác giả Bùi Thái Nguyên về “Sự hài lịng của người

lao động với cơng việc (Trường hợp bệnh viện đa khoa huyện Krông Pắc và bệnh
viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk)” năm 2016 đã chỉ ra mức độ hài lịng với cơng việc của
bác sỹ, điều dưỡng và nữ hộ sinh tại bệnh viện đa khoa huyện Krông Pắc và bệnh
viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk ở mức cao (với điểm trung bình 3.96/5) khơng có sự
khác biệt về mức độ hài lịng giữa hai nhóm nam và nữ. Giữa hai bệnh viện đa khoa
huyện Krông Pắc và bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk cũng không có sự khác biệt về
mức hài lịng chung với cơng việc của bác sỹ, điều dưỡng và nữ hộ sinh. Khơng có
sự khác biệt giữa các nhóm tuổi về sự hài lịng chung nhưng có sự khác biệt đối với
một số khía cạnh như: Giá trị đạo đức, tính sáng tạo, giá trị công việc, quyền lực [21].
Hướng nghiên cứu thứ tư: nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống. Theo
hướng nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận một số cơng trình cụ thể như: Nghiên
cứu “sự hài lịng về cuộc sống của người Việt Nam: một số phát hiện ban đầu và
hàm ý chính sách” của tác giả Hồng Bá Thịnh đăng trên tạp chí Nghiên cứu Con

13


người, số 4 năm 2012. Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu “sự hài lòng về cuộc
sống” thuộc đề án cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, thực hiện năm 2011, tại 4 tỉnh,
thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả
nghiên cứu sự hài lòng về cuộc sống của người dân Việt Nam trên các bình diện: (1)
hài lịng về quan hệ gia đình, con cái; (2) hài lịng về cuộc sống của bản thân; (3)
hài lòng về điều kiện sinh hoạt của gia đình; (4) hài lịng về điều kiện cư trú của gia
đình. Kết quả cho thấy người dân Việt Nam có mức độ hài lịng cao nhất ở lĩnh vực:
quan hệ cha mẹ - con cái, hôn nhân, gia đình, con cái. Mức độ hài lịng thấp nhất
thuộc lĩnh vực chi tiêu, học vấn, thu nhập, cơ sở hạ tầng [29]. Cũng trong khuôn
khổ của đề án này, tác giả Dương Thị Thu Hương (2012) đã tìm hiểu về “các yếu tố
tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần” của người dân. Kết quả cho
thấy điểm trung bình mức độ hài lịng về đời sống tinh thần của người được hỏi là
3.94. Nghiên cứu không ghi nhận sự khác biệt hay chênh lệch về mức độ hài lịng

về đời sống tinh thần của những nhóm người khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học
và đặc điểm xã hội. Các đặc điểm nhân khẩu học có tác động đến mức độ hài lòng
về đời sống tinh thần bao gồm: giới tính, vùng miền. Nam giới có xu hướng hài
lòng về đời sống tinh thần cao hơn so với nữ giới và người miền Bắc có xu hướng
hài lòng về đời sống tinh thần cao hơn so với người miền Nam. Tuy nhiên, yếu tố
thực sự có tác động đáng kể đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần chính là kinh
tế của bản thân và gia đình (thu nhập, tài sản), đặc biệt là sự hài lòng về thu nhập
[13]. Cũng xuất phát từ đề án này, tác giả Nguyễn Thị Vân Hạnh (2013) đã tập
trung tìm hiểu “ Sự hài lịng về cuộc sống của người Việt Nam hiện nay xét trên góc
độ nghề nghiệp, việc làm và mức sống”. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa nghề
nghiệp hiện tại và sự hài lịng đối với nghề nghiệp, có sự khác biệt nhất định giữa
các cá nhân sở hữu những nghề nghiệp khác nhau. Trình độ học vấn cũng có tác
động đáng kể tới sự hài lòng trong nghề nghiệp lựa chọn của cá nhân. Trình độ học
vấn càng cao, cá nhân càng có xu hướng hài lịng với nghề nghiệp của mình hơn.
Mức độ hài lịng đối với nghề nghiệp của người dân ở 4 tỉnh thành về cơ bản là
giống nhau [10].
Trong khi tìm hiểu về sự hài lịng của người dân nói chung về các lĩnh vực
khác nhau của đời sống, cơng trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Bá Thịnh cũng đã

14


có đề cập đến sự hài lịng với đời sống hôn của người dân. Sử dụng thang đo Likert
5 bậc, trong đó 1 là hồn tồn khơng hài lịng, 5 là hồn tồn hài lịng, kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ hài lịng đối với hơn nhân được người dân đánh
giá rất cao, đứng thứ 2 so với 22 khía cạnh của cuộc sống. Tỉ lệ người được hỏi cho
điểm “hồn tồn hài lịng” về hơn nhân với điểm số cao nhất (5 điểm: rất hài lòng)
chiếm gần 63,4%, chỉ có 1,9% người trả lời cho rằng hơn nhân hồn tồn khơng đáp
ứng mong muốn của họ. Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương được đánh giá có
mức độ hài lịng với hơn nhân thấp hơn so với Hà Nội và Hải Dương. Tuy nhiên sự

khác biệt này rất nhỏ và không mang ý nghĩa thống kê. Về giới tính, nam có xu
hướng hài lịng với hôn nhân cao hơn so với nữ giới. Về khu vực cư trú, mức độ hài
lịng về hơn nhân của người dân đô thị được đánh giá cao hơn ở nơng thơn. Có sự
khác biệt về mức độ hài lịng với hơn nhân giữa nhóm hiện đang có vợ, có chồng
với nhóm ly hơn, ly thân, góa. Điểm số trung bình về mức độ hài lịng về hơn nhân
của nhóm ly thân, ly hơn, góa thấp hơn hẳn so với nhóm đang có vợ, có chồng (3,1
và 4,5). Về nghề nghiệp, nhóm cơng chức là nhóm có xu hướng hài lịng về hơn
nhân cao nhất so với nhóm khác: tiểu thủ cơng nghiệp, y dược, lao động tự do,
khơng có việc làm [28].
Cũng trong khoảng thời gian này, chúng tôi ghi nhận sự quan tâm nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Hà Đơng (Viện nghiên cứu gia đình và Giới) về chủ đề này.
Trên cơ sở phân tích số liệu “Nghiên cứu Gia đình Việt Nam năm 2010: Nhận thức
và thái độ về gia đình” do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện năm 2010
tại 24 Phường/xã trên địa bàn Hà Nội mở rộng, Nguyễn Hà Đơng đã tìm hiểu về “sự
hài lịng với hơn nhân và các yếu tố tác động” của người dân. Kết quả khảo sát số
liệu cho thấy người dân hài lòng cao về đời sống hơn nhân của họ. Mức độ hài lịng
này chịu sự tác động của các yếu tố: sự hòa hợp về tình dục, sự hỗ trợ về tình cảm,
việc thường xuyên tổ chức các sự kiện đặc biệt, mức sống hộ gia đình, nhóm nghề
nghiệp của cặp vợ chồng và nơi cư trú [6]. Có thể thấy rằng nghiên cứu của Nguyễn
Hà Đông đã mô tả sâu hơn được một số chiều cạnh của sự hài lịng về cuộc sống
hơn nhân song các kết quả chủ yếu cũng mới chỉ dừng lại dưới dạng thống kê mơ tả
mà chưa có sự phân tích theo chiều sâu về các chiều cạnh này.

15


Bên cạnh hai cơng trình nghiên cứu này, chúng tơi cũng nhận thấy rằng sự
hài lịng về cuộc sống hơn nhân cũng đã được đề cập đến ở một số đề tài, nghiên
cứu khoa học khác, cụ thể:
Nghiên cứu của tác giả Bùi Vân Anh (2008) về “Quan hệ tình dục vợ chồng:

mối tương quan của nó với sự hài lịng về đời sống hơn nhân trong gia đình ở nông
thôn hiện nay”. Khảo sát số liệu trên 370 người dân đang có vợ, có chồng, phần lớn
làm nghề nơng với độ tuổi từ 21 đến ngoài 50 tuổi cho thấy hơn một nửa người
được hỏi rất hài lòng về gia đình của họ (54,6%); gần một nửa trả lời phần lớn hài
lịng về gia đình của họ (41,1%); chỉ có 3,8% cho biết rằng phần lớn họ khơng hài
lịng và 0,3% trả lời rất khơng hài lịng về gia đình [1].
Ở khía cạnh các yếu tố tác động đến chất lượng hôn nhân, tác giả Lê Việt
Nga, Viện nghiên cứu Gia đình và giới đã tập trung tìm hiểu “Các yếu tố tác động
đến hạnh phúc vợ chồng, mức độ hài lịng với hơn nhân và cuộc sống gia đình của
người dân” dựa trên dữ liệu điều tra “Quan niệm, mức độ và các yếu tố tác động
đến hạnh phúc gia đình: nghiên cứu trường hợp tỉnh Quảng Ngãi”do Viện Nghiên
cứu Gia đình và Giới thực hiện trong 2 năm (2013-2014). Kết quả nghiên cứu cho
thấy đa số người dân rất hài lịng hoặc hài lịng với cuộc hơn nhân hiện tại và cuộc
sống gia dình. Những yếu tố được nhiều người dân đánh giá cao là: lòng chung
thủy; sự quan tâm; là chỗ dựa lẫn nhau giữa vợ và chồng và sự thống nhất trong
giáo dục con cái. Mức độ hài lịng với hơn nhân có mối quan hệ với các yếu tố nơi
cư trú, quan hệ hàng xóm, thu nhập, điều kiện nhà ở. Trong khi mức độ hài lịng với
cuộc sống gia đình lại gắn liền với các yếu tố tuổi, giới tính, học vấn và nghề
nghiệp, thu nhập, điều kiện nhà ở và tình trạng nghèo [20].
Gần đây nhất, chúng tôi ghi nhận bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hoa (2016)
trên Tạp chí Tâm lý học về “sự hài lòng với cuộc sống gia đình của phụ nữ bị bạo
lực gia đình”. Kết quả nghiên cứu trên 622 phụ nữ ở hai tỉnh miền núi phía Bắc là
Quảng Ninh và Lào Cai cho thấy nhìn chung nhóm phụ nữ trong nghiên cứu khá hài
lịng với cuộc sống gia đình. Các khía cạnh của cuộc sống gia đình được đưa ra
trong nghiên cứu gồm: Đời sống tình cảm vợ chồng, cách giải quyết vấn đề của hai
vợ chồng, đời sống tình dục, mức độ chăm sóc gia đình, những hoạt động giải trí,
cách chồng đối xử với bố mẹ vợ, quan hệ bạn bè bên gia đình, cách thức bố mẹ

16



×