Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại agribank chi nhánh huyện mỹ đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.74 KB, 100 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MINH CHANG

PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK
CHI NHÁNH HUYỆN MỸ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2019

1

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này là hồn tồn trung thực, khách quan và chưa từng
được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…..tháng……năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Chang

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tâp, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Đình Thao đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn trân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo bộ
môn kế hoạch và đầu tư Khoa kinh tế và phát triển nông thôn – Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin trân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Đức Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin trân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp tơi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày…..tháng……năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Minh Chang

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ, biểu đồ, biểu đồ .............................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2

mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay tiêu dùng của ngân
hàng thương mại ............................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại ......... 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 4


2.1.2.

Vai trò, đặc điểm của cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại ................. 6

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại...... 14

2.1.4.

Quy trình và các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại ...... 15

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng
thương mại ........................................................................................................ 18

2.1.6.

Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại ............... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại ........... 24

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại về phát triển cho vay tiêu
dùng .................................................................................................................. 24


iii

download by :


2.2.2.

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại trong nước............... 27

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Agribank chi nhánh huyện Mỹ Đức,
thành phố Hà Nội .............................................................................................. 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 30

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của Huyện Mỹ Đức ............................................................ 30

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của Huyện Mỹ Đức ................................................. 30

3.1.3.

Tình hình cơ bản của Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội..... 31


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 36

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 36

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 36

3.2.3.

Phương phâp phân tích ..................................................................................... 40

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 46
4.1.

Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Huyện
Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội ............................................................................. 46

4.1.1.

Phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Huyện Mỹ

Đức, Thành phố Hà Nội.................................................................................... 46

4.1.2.

Doanh thu cho vay tại Agribank Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức,
Thành phố Hà Nội ............................................................................................ 50

4.1.3.

Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức Thành
phố Hà Nội........................................................................................................ 51

4.1.4.

Chất lượng và hiệu quả cho vay tại Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức,
Thành phố Hà Nội ............................................................................................ 53

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank chi
nhánh Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội....................................................... 58

4.2.1.

Yếu tố khách quan ............................................................................................ 58

4.2.2.

Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 60


4.2.3.

Đối thủ cạnh tranh tại Agribank chi nhánh huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà
Nội .................................................................................................................... 64

4.3.

Định hướng và giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank chi
nhánh Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội....................................................... 65

iv

download by :


4.3.1.

Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank chi
nhánh Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội .................................................................. 65

4.3.2.

Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Huyện Mỹ
Đức, Thành phố Hà Nội.................................................................................... 70

Phần 5. Kết luận và khuyến nghị................................................................................. 80
5.1

Kết luận............................................................................................................. 80


5.2.

Khuyến nghị ..................................................................................................... 81

5.2.1.

Kiến nghị đối với Chính phủ ............................................................................ 81

5.2.2.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .......................................... 82

5.2.3.

Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam .................................................................................................................. 82

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 84
Phụ lục .......................................................................................................................... 86

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


Agribank

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

CTCD

Tổ chức tín dụng

CVTD

Cho vay tiêu dùng

DNCVTD

Dư nợ cho vay tiêu dùng

DSCVTD

Doanh số cho vay tiêu dùng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNo&PTNT


Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHTM

Ngân hàng thương mại

TCKT

Tổ chức kinh tế

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng tổng kết nguồn vốn năm 2014-2018 ................................................... 32
Bảng 3.2. Dư nợ tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Mỹ Đức ..................................... 34
Bảng3.3.

Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 – 2018 ................................ 35

Bảng 4.1. Dư nợ cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Huyện Mỹ Đức ...................... 46
Bảng 4.2. Sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Huyện Mỹ Đức ........................................................................... 48
Bảng 4.3. Thu lãi cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện Mỹ Đức ............................................................................ 50
Bảng 4.4. Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh huyện Mỹ Đức,
Thành phố Hà Nội ........................................................................................ 52
Bảng 4.5. Nợ xấu, nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Đức .......................................... 54
Bảng 4.6. Tổng hợp mức độ hài lịng của cán bộ tín dụng về sản phẩm cho vay ........ 61
Bảng 4.7. Tổng hợp số liệu về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng
phục vụ ......................................................................................................... 62

vii

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp ............................................................. 10

Sơ đồ 2.2.

Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp .............................................................. 11

Sơ đồ 2.3.

Quy trình tín dụng căn bản ........................................................................ 16

Biểu đồ 3.1. Quy mô huy động vốn ............................................................................... 33
Biều đồ 3.2. Dư nợ theo kỳ hạn ..................................................................................... 34
Biểu đồ 4.1. Tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng ....................................................... 47
Biểu đồ 4.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm(%) ............................................. 49
Biểu đồ 4.3. Tỷ trọng thu lãi cho vay tiêu dùng tại Agriank Mỹ Đức ........................... 50
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng ................................................. 55
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ xấu trong cho vay tiêu dùng tại Agribank Mỹ Đức.......................... 55


viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Minh Chang
Tên luận văn: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức,
Thành phố Hà Nội
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ phân tích, đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đề xuất một số giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng
tại Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp sử dụng thông tin thứ cấp và số liệu sơ cấp điều tra từ các đối tượng
có liên quan đến đề tài. Số liệu sơ cấp thu thập từ kết quả điều tra các khách hàng đã
vay vốn (100 mẫu); khách hàng đang có nhu cầu vay vốn (100 mẫu); khách hàng khơng
vay vốn (50 mẫu); và các cán bộ tín dụng cho vay (7 mẫu). Nghiên cứu sử dụng các
phương pháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp so sánh, phương pháp cho điểm xếp hạng, phương pháp cây vấn đề nhằm làm rõ
thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh huyện Mỹ Đức, Thành
phố Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Nghiên cứu làm rõ khung lý thuyết về hoạt động cho vay tiêu dùng của các

Ngân hàng thương mại thông qua các khái niệm, đặc điểm, nội dung, yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển cho vay tiêu dùng. Nghiên cứu đã tổng quan kinh nghiệm của một số
ngân hàng nước ngoài, hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại
trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển cho vay tiêu dùng tại
Agribank chi nhánh huyện Mỹ Đức.
Nghiên cứu cho thấy phát triển cho vay tiêu dùng đã góp phần làm đa dạng thêm
các sản phẩm dịch vụ, thu hút khách hàng đến với ngân hàng, tăng doanh thu, đặc biệt
là sản phẩm cho vay mua nhà và sửa chữa nhà ở. Vì khi nền kinh tế phát triển, đời sống
của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về chỗ ở càng lớn. Những gia đình
có điều kiện có mong muốn nâng cấp nhà ở, những cặp vợ chồng trẻ có xu hướng mua
nhà ở riêng để có khơng gian riêng và đây là một lĩnh vực rất tiềm năng để khai thác
cho vay tiêu dùng và cũng là mảng cho vay an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh

ix

download by :


những kết quả đạt được thì chi nhánh Agribank huyện Mỹ Đức còn rất nhiều hạn chế,
bất cập trong các quy định về cho vay cần phải được điều chỉnh như: Quy trình cấp tín
dụng cịn rất phức tạp. Để được cấp khoản tín dụng cho khách hàng ngân hàng phải tiến
hành qua nhiều bước từ nhận hồ sơ, thẩm định, quyết định cho vay, thực hiện các quy
trình về bảo đảm tiền vay, giải ngân, thu nợ...Điều này làm mất rất nhiều thời gian của
khách hàng để có thể hoàn thiện hồ sơ vay theo đúng yêu cầu của ngân hàng; các văn
bản cho vay theo hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam không thực sự phù hợp khi
áp dụng cho vay tại chi nhánh Agribank Mỹ Đức, điều này làm mất đi tính hiệu quả từ
cho vay tiêu dùng.
Kết quả phân tích cho thấy, một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu
dùng như: môi trường văn hóa – xã hội; thu nhập, nhận thức của khách hàng; trình độ
chun mơn của cán bộ; năng lực công nghệ; năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng.

Một số giải pháp được đề xuất nhằm phát triển cho vay tiêu dùng trên địa bàn
như: Đẩy mạnh công tác huy động vốn để tạo cơ sở tài chính cho ngân hàng thực hiện
nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, thu hút các khách hàng này vay vốn khi có nhu cầu chi
tiêu; phải có chính sách cụ thể về cho vay tiêu dùng trên cơ sở quy trình chung với
nguyên tắc là phải đảm bảo tính khoa học hiệu quả, giảm rủi ro xuống mức thấp nhất;
xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển cho vay tiêu dùng để động viên các cán bộ có
trách nhiệm và nhiệt huyết trong cơng tác cho vay; đa dạng hóa danh mục sản phẩm cho
vay tiêu dùng để tối đa hóa mọi nhu cầu của khách hàng; đẩy mạnh công tác Marketing
để tiếp cận, nắng nghe và chia sẻ sản phẩm, từ đó giúp khách hàng có thể hiểu và dễ
dàng sử dụng các sản cho vay tiêu dùng của chi nhánh; hồn thiện quy trình cho vay
tiêu dùng để giảm bớt các thủ tục rườm rà không cần thiết, đồng thời nới lỏng các điều
kiện tín dụng trong một mức độ nhất định sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng phát triển cho
vay tiêu dùng.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Nguyen Thi Minh Chang
Thesis title: Development of consumer lending services at Agribank branch of My Duc
District, Hanoi City
Major: Economics Management

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
General Research Objective:
This study aims to assess the current status of consumer lending services

development at Agribank branch of My Duc district and to propose solutions for
developing consumer lending services at Agribank branch of My Duc District, Hanoi
City in future.
Research methods:
The study used a secondary data collection method to gather information on the
current status of consumer lending services development at Agribank branch of My Duc
district. Primary data was collected from the survey with customers who have borrowed
money from the Agribank branch of My Duc District (100 samples); potential
customers having demand to borrow money (100 samples); non-borrowing customers
(50 samples); and credit officers (7 samples). The study used traditional data analysis
methods such as descriptive statistics, comparison method, scoring and ranking method,
problem tree method to clarify the current situation of consumer lending services
development at Agribank branch of My Duc District, Hanoi City.
Main findings and Conclusions
The study clarified the theoretical framework on consumer lending services of
commercial banks through the concepts, characteristics, contents and factors affecting
consumer lending services development and the current status of loan development.
consumption. The study has reviewed the experiences of foreign banks, consumer
lending activities of domestic commercial banks, from which lessons learned were
drawn for developing consumer lending services at Agribank branch of My Duc district.
The study showed that the development of consumer lending services has
contributed to diversifying products and services, attracting customers to the bank,
increasing sales, especially loans for buying houses and loan for repairing houses. As
people's lives have been increasingly improved, the demand for accommodation is
greater. Families who are willing to upgrade their homes, young couples tend to buy
their own houses to have their own space, and then this is a very potential area to

xi

download by :



exploit consumer lending services which is also safe and effective. However, Agribank
branch of My Duc district still had many limitations and shortcomings in the lending
regulations that need to be adjusted such as: The credit granting process is still very
complicated such as customers must go through many steps from receiving applications,
appraising, lending decisions, implementing procedures for loan security, disbursement,
debt recovery before get loans. This takes a lot of time for customers to be able to
complete the loan profile as required by the bank; The lending documents under the
guidance of Vietnam Agribank are not really suitable when applying for loans at
Agribank branch of My Duc district, which leading to ineffectiveness of consumer
lending services.
The analysis results showed that there were a number of factors affecting
consumer lending services development such as: socio-cultural environment; income
and awareness of customers; professional qualifications of officials; technological
capacity; risk management capacity of the bank.
Some proposed solutions to develop consumer lending services at Agribank
branch of My Duc district in future such as: Promoting capital mobilization to create a
financial basis for banks to implement consumer lending operations in order to attract
these potential customers; Having specific policies on consumer lending on the basis of a
common process with the principle of ensuring effective science and minimizing risks;
Building a mechanism to encourage the development of consumer lending services to
motivate responsible and enthusiastic officials in lending activities; Diversifying
consumer loan portfolio to maximize all customer needs; Promoting marketing activities
to approach, listen and share products, thereby helping customers understand and easily
use consumer lending products of the bank; Completing the consumer lending process to
reduce unnecessary cumbersome procedures, and easing credit conditions to a certain
extent will help the bank rapidly develop consumer lending services.

xii


download by :


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho
toàn bộ nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoàn
thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng
tồn tại và phát triển. Trong các hoạt động của ngân hàng, hoạt động cho vay là
chủ chốt để tạo ra lợi nhuận, trong đó có cho vay tiêu dùng. Cách đây khoảng
20 năm về trước, khái niện “cho vay tiêu dùng” có khá mới đối với hoạt động
của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Nhưng chỉ một vài năm trở lại đây, hoạt
động cho vay tiêu dùng đã trở thành mục tiêu của nhiều tổ chức tín dụng. Nhất
là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các hiệp định thương mại giữa Việt Nam
và các nước được ký kết, nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục với tốc độ
cao, trình độ của người dân được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được
cải thiện, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng cao, thị trường hàng
hóa cũng đa dạng và phong phú với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, phần lớn người tiêu dùng
không thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng một lúc, đặc biệt là
những vật dụng có giá trị lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho
vay tiêu dùng phát triển. Nắm bắt được thực tế đó, các ngân hàng đã phát triển
hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng của mình
thỏa mãn các nhu cầu mua sắm trước khi có khả năng thanh tốn. Và chỉ trong
một thời gian ngắn sau khi sản phẩm này ra đời, số lượng khách hàng tìm đến
ngân hàng tăng lên, khơng ngừng tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho ngân
hàng. Vì vậy đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu của các ngân
hàng trong nền kinh tế thị trường.
Huyện Mỹ Đức là một huyện có tiềm năng phát triển du lịch với các địa

danh nổi tiếng như khu danh thắng chùa Hương, khu du lịch Quan Sơn và nhiều
hang động, đền chùa đẹp mang ý nghĩa lịch sử. Phía Tây Nam của huyện là địa
hình núi đá vơi thuận tiện cho việc khai thác và phát triển vật liệu xây dựng. Bên
cạnh đó huyện có xã Phùng Xá với làng nghề dệt khăn, trồng dâu nuôi tằm đã tạo
được rất nhiểu công ăn việc là cho người dân địa phương và các xã lân cận. Các
cơng ty xí nghiệp bắt đầu mọc lên thu hút nguồn lao động trong và ngoài huyện.
Đời sống của người dân được nâng lên, nhu cầu mua sắm, xây dựng bắt đầu tăng

1

download by :


cao. Nắm bắt được xu hướng đó Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức Thành phố
Hà Nội đã bắt đầu quan tâm tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy vậy, cho vay
tiêu dùng vẫn chưa thực sự trở thành hoạt động lớn của Ngân hàng, các sản phẩm
dịch vụ đem đến với khách hàng cịn ít. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và
đưa ra các giải pháp để phát triển cho vay tiêu dùng sẽ có ý nghĩa về phương diện
lý luận và thực tiễn đối với sự đa dạng hố hoạt động của ngân hàng. Do đó, tôi
đã lựa chọn đề tài.
“Phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức,
Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ phân tích,đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Agribank chi
nhánh huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội đề xuất một số giải pháp phát triển cho
vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về cho vay tiêu dùng của
các ngân hàng thương mại;

- Đánh giá thực trạng tình hình phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank
chi nhánh Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng tại
Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank chi
nhánh Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức,
Thành phố Hà Nội như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng nào đến cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh
Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội?
- Các giải pháp nào nhằm phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank chi
nhánh Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội?

2

download by :


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về cho vay tiêu
dùng tại ngân hàng thương mại.
- Đối tượng điều tra: Khách hàng vay tiêu dùng, cán bộ ngân hàng.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
- Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân
hàng thương mại và thực tế tại Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức, Thành
phố Hà Nội.
- Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Huyện Mỹ

Đức, Thành phố Hà Nội.
- Các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Huyện
Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
1.4.2.2. Phạm vi về thời gian
- Giai đoạn 2014 – 2018: Phân tích đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng
tại Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
- Giai đoạn 2019 – 2023: Đề xuất giải pháp và kiến nghị phát triển cho vay
tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
1.4.2.3. Phạm vi về không gian
Agribank chi nhánh Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng từ ngân
hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí
nhất định. Tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyển sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho
người sử dụng.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời.
- Sự chuyển nhượng này có kèm chi phí. Tín dụng trên cơ sở tiếp cận
theo chức năng hoạt động của ngân hàng, là một giao dịch về tài sản (tiền

hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác),
trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên cho vay có trách nhiệm hồn trả vơ
điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Phần lãi
phải trả đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Sự
chênh lệch này là giá trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời.
Theo điều 4, khoản 14 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, “Cấp tín
dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh
ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
2.1.1.2. Khái niệm hoạt động cho vay
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng ngân hàng, thơng qua hoạt động cho
vay, ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dưới hình thức phân
phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được từ trong xã hội (quỹ cho vay)
để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống.
Cho vay là quyền của NHTM với tư cách người cho vay (chủ nợ) yêu cầu

4

download by :


khách hàng của mình - người đi vay- muốn vay được vốn phải tuân thủ những
điều kiện nhất định, những điều kiện này là cơ sở ràng buộc về pháp lý đảm bảo
cho người cho vay có thể thu hồi được vốn (cả gốc và lãi) sau một thời gian nhất
định. Để thu hồi vốn, các ngân hàng có quyền yêu cầu người đi vay đáp ứng
những điều kiện vay cụ thể dựa trên cơ sở mức độ tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau
và uy tín khách hàng.
Mặt khác, cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người

sở hữu (NHTM) sang người sử dụng (người vay– khách hàng), sau một thời gian
nhất định, lại quay về với lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu, hay nói cách khác,
cho vay là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể (NHTM và người vay), trong
đó một bên (NHTM) chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia (người vay) sử
dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết
hoàn trả vốn (gốc và lãi) cho bên cho vay vô điều kiện theo thời hạn thỏa thuận.
Qua khái niệm trên cho thấy, bản chất của cho vay là một giao dịch về tiền
hoặc tài sản trên cơ sở có hồn trả, mà thực chất là sự vay mượn dựa trên cơ sở tin
tưởng, tín nhiệm lẫn nhau. Trong đó, sự hồn trả là đặc trưng thuộc về bản chất của
cho vay, là nguyên tắc để phân biệt phạm trù cho vay với cấp phát của Ngân sách
Nhà nước. Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn cả về thời
gian và về giá trị, giá trị bao gồm cả gốc và lãi. Phần lãi phải đảm bảo cho lượng giá
trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Sự chênh lệch này là giá trả cho quyền sử
dụng vốn tạm thời. Nói cách khác, cái giá trả cho sự hy sinh quyền sử dụng vốn
hiện tại của người sở hữu, do vậy, giá trị đó phải đủ lớn để đủ sức hẫp dẫn người sở
hữu sẵn sàng bỏ qua quyền sử dụng lượng giá trị vốn tiền tệ của mình trong một
khoảng thời gian nhất định và mang tính chất tạm thời.
Ở Việt Nam, theo Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho
vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng “Cho vay là một hình thức cấp tín
dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có
hồn trả cả gốc và lãi”.
2.1.1.3. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng. Cho vay
tiêu dùng là một khái niệm chỉ mối quan hệ về kinh tế, trong đó, ngân hàng

5

download by :



chyển cho khách hàng quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) với những điều
kiện mà hai bên đã thoả thuận nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng
hố, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng
một mức sống cao hơn. Cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại là một hình
thức tài trợ của ngân hàng cho chính sự tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Đó
là quan hệ kinh tế, trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân hoặc hộ gia đình
quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định được thoả thuận
trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng của khách hàng. Các mục đích
vay tiêu dùng có thể là : mua nhà, xây sửa nhà, mua xe trả góp, các vật dụng
trong gia đình, các dịch vụ chăm sóc y tế, chi phí cho các kỳ du lịch, cho việc đi
học.....( Trích )
2.1.1.4. Khái niệm phát triển
Phát triển là một q trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc
trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích
hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội
và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên
và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công
bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích khơng ngừng nâng cao chất
lượng cuộc sống của họ (Bùi Đình Thanh – Năm 2015).
2.1.1.5. Khái niệm phát triển cho vay
2.1.1.6. Khái niệm phát triển cho vay tiêu dùng
Trước hết, khi nói về phát triển cho vay tiêu dùng, ta cần phải xem xét
việc phát triển theo cả hai chiều hướng. Thứ nhất, phát triển cho vay tiêu dùng
theo chiều rộng, nghĩa là nâng quy mô, phát triển về số lượng các hợp đồng cho
vay, các phương thức cho vay tiêu dùng sao cho đa dạng, phong phú. Thứ hai,
phát triển theo chiều sâu, nghĩa là số lượng phải đi kèm theo chất lượng, ngân
hàng cần nâng cao chất lượng của từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
2.1.2. Vai trò, đặc điểm của cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

2.1.2.1. Phân loại cho vay tiêu dùng
- Căn cứ vào mục đích vay
+ Cho vay kinh doanh : là loại tín dụng cấp cho các nhà doanh nghiệp, các
chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu động hàng hoá.

6

download by :


+ Cho vay tiêu dùng : là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các
cá nhân như mua nhà, xây sửa nhà, mua xe, các dụng cụ trong gia đình, đồ gỗ,
các dịch vụ chăm sóc y tế, chi phí cho các kỳ nghỉ hè, du học......
- Căn cứ vào hình thức vào đảm bảo tiền vay
+ Cho vay khơng có tài sản đảm bảo: Là hình thức ngân hàng cấp tín dụng
cho khách hàng vay mà khơng cần có tài sản đảm bảo. Qua đó, ngân hàng cho
khách hàng vay tiền trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trên cơ
sở tín chấp. Hình thức này được áp dụng đối với các khách hàng có việc làm và
thu nhập ổn định như công chức, viên chức Nhà nước hoặc nhân viên có hợp
đồng lao động dài hạn...Hình thức vay này phù hợp với những món vay có giá trị
khơng lớn và thường là các khoản vay ngắn hạn và trung hạn.
+ Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo: Thơng thường, hoạt động cho vay
tiêu dùng của các ngân hàng thương mại là theo hình thức này. cho vay tiêu dùng
có tài sản đảm bảo có thể chia làm hai loại: Cho vay có đảm bảo bằng tài sản
hình thành từ tiền vay và cho vay có tài sản đảm bảo khác.
+ Cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ tiền vay: Trong trường hợp
khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua tài sản nhưng không có tài sản đảm bảo
hoặc nếu có thì tài sản đảm bảo đó khơng đáp ứng được điều kiện về tài sản đảm
bảo của ngân hàng thì khách hàng có thể dùng chính tài sản được hình thành từ
khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho khách hàng làm tài sản đảm bảo. Nếu đến

hạn thanh toán mà khách hàng khơng thanh tốn được đủ nghĩa vụ thì ngân hàng
sẽ phát mãi tài sản. Tuy nhiên, để đảm bảo khách hàng không bán tài sản hoặc sử
dụng không cẩn thận làm giảm, giá trị của tài sản, ngân hàng thường yêu cầu
khách hàng phải cam kết bảo quản tài sản, mua bảo hiểm cho tài sản đó và người
thụ hưởng là ngân hàng, đồng thời khách hàng phải chuyển toàn bộ giấy tờ sở
hữu tài sản cho ngân hàng.
+ Cho vay có tài sản đảm bảo khác: Đối với hình thức vay này thì tài sản
đảm bảo khơng phải là tài sản được hình thành từ khoản tín dụng ngân hàng cấp
cho khách hàng, mà là các tài sản thuộc sở hữu của khách hàng. Có thể phân loại
hình thức này làm hai loại đó là cho vay thế chấp và cho vay cầm cố.
- Căn cứ vào thời hạn vay
Căn cứ theo thời hạn vay thì cho vay tiêu dùng bao gồm cho vay tiêu dùng
ngắn hạn, cho vay tiêu dùng trung hạn và cho vay tiêu dùng dài hạn.

7

download by :


+ Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: Đây là khoản tín dụng có khoảng thời gian
ngắn, thường dưới 1 năm. Khoản tín dụng này thường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
ngắn hạn của khách hàng.
+ Cho vay tiêu dùng trung hạn: Đây là khoản tín dụng tiêu dùng có thời
hạn dài hơn, thường từ 1 đến 5 năm. Khoản tín dụng này nhằm đáp ứng cho nhu
cầu tiêu dùng trụng hạn của khách hàng như vay mua xe máy, vay sửa nhà...
+ Cho vay tiêu dùng dài hạn:Là khoản tín dụng dài hạn, thường trên 5 năm.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dài hạn của khách hàng như mua xe ô tô, vay
mua nhà, xây nhà...
- Căn cứ vào phương thức hồn trả
Theo tiêu thức này thì cho vay tiêu dùng được chia làm ba loại đó là, cho vay

tiêu dùng trả góp, cho vay tiêu dùng trả một lần và cho vay tiêu dùng tuần hoàn.
+ Cho vay tiêu dùng trả góp: Là phương thức cho vay, trong đó người đi
vay trả nợ gốc cho ngân hàng làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa
thuận. Cho vay trả góp thường áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn nhằm
tài trợ cho các khoản vay mang tính chất dài hạn. Ngân hàng thường cho vay trả
góp đối với khách hàng thơng qua hạn mức nhất định. Ngân hàng sẽ thanh toán
cho người bán lẻ về số hàng hóa mà khách hàng đã mua trả góp. Các cửa hàng
bán lẻ nhận ngay tiền sau khi bán hàng từ phía ngân hàng và làm đại lý thu tiền
cho ngân hàng hoặc khách hàng sẽ thanh toán trực tiếp với ngân hàng.
Tài sản được tài trợ trong trường hợp cho vay tiêu dùng trả góp thường là
tài sản được sử dụng lâu dài hoặc có giá trị sử dụng lớn như nhà cửa, ô tô, các
phương tiện vận tải...Khách hàng sẽ được hưởng lợi khi sử dụng những tài sản
này trong thời gian dài khi chưa có đủ khả năng tài chính để thanh tốn.
+ Cho vay tiêu dùng trả một lần:Theo phương thức này, số tiền vay sẽ được
khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn thanh tốn. Thường
thì các khoản vay trong trường hợp này có giá trị nhỏ và trong thời gian ngắn. Mặc
dù nó có giá trị khơng lớn nhưng có tác dụng đáp ứng được nhu cầu về tiền mặt
tức thời của khách hàng như dùng để sửa chữa tài sản cố định hoặc mua sắm các
sản phẩm thiết yếu.
+ Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Đây là khoản cho vay tiêu dùng mà ngân
hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc được phép
thấu chi. Trong thời hạn tín dụng thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và

8

download by :


thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép vay và trả nợ
nhiều kỳ một cách tuần hồn theo hạn mức tín dụng. Lãi được trả mỗi kỳ có thể

tính theo các cách sau:
+ Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh, nghĩa là, số dư
nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ mỗi kỳ có trước khi nợ được thanh tốn.
+ Lãi được tính trên số dư nợ đã được điều chỉnh: Theo đó, số dư nợ được
dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi kỳ sau khi khách hàng đã thanh
toán nợ cho ngân hàng.
+ Lãi được tính dựa trên cơ sở dư nợ bình quân.
- Căn cứ theo phương thức tài trợ khoản vay
Theo phương thức này thì cho vay tiêu dùng được chia làm 2 loại: Cho vay
tiêu dùng trực tiếp và cho vay tiêu dùng gián tiếp.
+ Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay, trong đó ngân hàng
mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa hoặc đã
cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng. Hình thức này ngân hàng cho vay
thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng. Ngân hàng và các công ty bán lẻ ký hợp đồng mua bán
nợ. Trong hợp đồng, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng mà
doanh nghiệp được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa, loại tài sản bán chịu. Công
ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa. Thường thì
người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp có ưu điểm là tạo điều kiện cho ngân hàng
thương mại dễ dàng phát triển và tăng doanh số tiêu dùng. Các ngân hàng thương
mại sẽ tiết kiệm được chi phí khi cho vay. Đây là cơ sở để phát triển quan hệ với
khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của ngân hàng.
Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng gián tiếp cũng bộc lộ một số hạn chế như
ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trước khi cho vay mà chỉ
được biết thông tin qua cơng ty bán lẻ. Thiếu sự kiểm sốt của ngân hàng khi
công ty bán lẻ bán chịu hàng hóa, đặc biệt là trong việc lựa chọn khách hàng. Các
cơng ty bán lẻ khơng có chun mơn sâu để lựa chọn khách hàng một cách chi
tiết, chính xác dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng khi cho vay
theo hình thức gián tiếp thường có những cơ chế quản lý chặt chẽ đối với doanh

nghiệp bán lẻ.

9

download by :


(4)
Ngân hàng

(5)

Công ty bán lẻ

(1)

(6)

(3)
Khách hàng vay- người
tiêu dùng

(2)

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp
(1) Ngân hàng ký hợp đồng mua bán nợ với công ty bán lẻ thỏa thuận các điều kiện thực hiện.
(2) Công ty bán lẻ ký hợp đồng trả chậm với người tiêu dùng
(3) Công ty bán lẻ giao tài sản, hàng hóa cho người tiêu dùng.
(4) Cơng ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng.
(5) Ngân hàng thanh tốn tiền cho các cơng ty bán lẻ.

(6) Người tiêu dùng thanh tốn tiền trả góp cho ngân hàng.

+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Đây là khoản vay, trong đó ngân hàng trực
tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay, cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay. Người
tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ. Ngân hàng sẽ
thanh tốn số tiền mà khách hàng cịn thiếu cho công ty bán lẻ, công ty bán lẻ giao tài
sản cho người tiêu dùng và người tiêu dùng sẽ trực tiếp thanh toán tiền vay cho ngân
hàng. Cho vay tiêu dùng trực tiếp có một số ưu điểm so với cho vay tiêu dùng gián
tiếp như:
Các khoản vay thường có chất lượng cao hơn so với việc cho vay thơng
qua doanh nghiệp bán lẻ do ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng làm việc
chun nghiệp và có hiệu quả cao. Ngân hàng khi cho vay thường chú ý đến chất
lượng khoản vay, tuy nhiên, doanh nghiệp bán lẻ lại chú ý đến doanh số bán
hàng, bên cạnh đó thì trình độ phân tích, thẩm định khách hàng của doanh nghiệp
bán lẻ còn thấp nên rất dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn cho vay tiêu dùng gián tiếp.
Khi cho vay tiêu dùng theo phương thức trực tiếp, ngân hàng có thể dễ dàng xử lý các
tình huống phát sinh, làm thỏa mãn quyền lợi của cả ngân hàng và khách hàng.

10

download by :


Cho vay tiêu dùng trực tiếp thường được thể hiện theo sơ đồ sau:
Ngân hàng

Công ty bán lẻ
(3)


(1)

(5)

(2)

(4)

Khách hàng vayngười tiêu dùng
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp
(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay.
(2) Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua tài sản cho các công ty bán lẻ.
(3) Ngân hàng thanh tốn số tiền mua tài sản cịn thiếu cho công ty bán lẻ.
(4) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng thanh tốn số tiền vay cho ngân hàng

2.1.2.2. Vai trị cho vay tiêu dùng
- Đối với nền kinh tế
Cho vay tiêu dùng góp phần kích cầu cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh…làm cho sản xuất ngày
càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Và có sự tác động trở lại với năng suất,
sản lượng tăng thì doanh nghiệp sẽ phát triển lao động, nâng cao tiền công, tiền
lương tăng thu nhập cho người lao động chính là những khách hàng vay tiêu
dùng của ngân hàng. Chính nhờ đó mà góp phần làm ổn định thị trường giá cả
trong nước, một xã hội phát triển mạnh, đời sống ổn định, ai cũng có cơng ăn
việc làm…đó là tiền đề quan trọng để ổn định và phát triển xã hội.
- Đối với ngân hàng
Đối với ngân hàng, hoạt động cho vay tiêu dùng tạo điều kiện đa dạng hóa
hoạt động kinh doanh, nhờ vậy, nâng cao thu nhập, phân tán rủi ro.Vai trò của

các ngân hàng thương mại đối với xã hội ngày càng được khẳng định hơn qua sự
phát triển ngày càng hoàn thiện của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng
thương mại nói riêng. Nhưng khơng vì thế mà các ngân hàng có thể thốt khỏi sự

11

download by :


cạnh trạnh ngày càng gay gắt của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ
khác. Ngày càng có nhiều tổ chức muốn cung cấp các dịch vụ mà các ngân hàng
đã và đang cung cấpvà ngay cả giữa các ngân hàng thương mại với nhau thì sự
cạnh tranh giành giật thị trường và khách hàng còn khốc liệt hơn nữa. Chính vì
vậy, muốn tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải khơng ngừng đổi
mới, tìm tòi và đưa ra những dịch vụ mới ngày càng có nhiều tiện ích cho khách
hàng, từ đó thu hút, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng và nâng cao thu
nhập cho ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động cho vay tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi
ro nhưng chính điều đó lại mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng có thể
ngăn ngừa và hạn chế rủi ro bằng cách đưa ra những quy chế tín dụng chặt chẽ và
thẩm định kỹ càng. Mặt khác, tài trợ vốn vay cho cá nhân, nhất là tiêu dùng, thì
ngân hàng gián tiếp tài trợ cho sản xuất. Khi tiêu dùng được đẩy mạnh thì hoạt
động sản xuất sẽ tăng lên, do đó, gia tăng nhu cầu kinh doanh và hoạt động cho
vay kinh doanh của ngân hàng cũng được phát triển.
Giúp phát triển quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy
động các loại tiền gửi cho ngân hàng. Hoạt động cho vay tiêu dùng là một hoạt
động đang phát triển và lớn mạnh ở Việt Nam những năm gần đây,do thu nhập
và nhu cầu người dân tăng cao. Hoạt động này giúp ngân hàng phát triển quan hệ
với khách hàng, từ đó giúp ngân hàng có những thuận lợi trong hoạt động huy
động vốn, đặc biệt là huy động vốn từ dân cư. Hơn nữa, tính lan truyền trong dân
cư là rất cao nên các ngân hàng có thể thơng qua các khoản vay tiêu dùng mà

quảng bá về mình, từ đó thu hút các khách hàng đến với dịch vụ khác của ngân
hàng. Trong khi đó, các khoản vay tiêu dùng tuy là những khoản tín dụng nhỏ
nhưng nhu cầu về chúng lại rất lớn nên nếu khai thác được thị trường này thì
ngân hàng thương mại có thể sử dụng được một số lượng vốn lớn.
- Đối với khách hàng
Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng cung cấp vốn vay cho khách
hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về tiêu dùng, mua sắm, sửa chữa
nhà ở, đầu tư, kinh doanh chứng khoán… Khách hàng của cho vay tiêu dùng là
các cá nhân, trong đó có các cá nhân có thu nhập thấp và trung bình. Nhờ có
những khoản tiền vay đó mà họ có thể mua sắm những hàng hóa cần thiết có giá
trị cao, đồng thời thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện cuộc sống của họ ngay
cả khi khả năng tài chính hiện tại của họ chưa cho phép.

12

download by :


×