Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BẠCH THỊ THÚY

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Mai Thanh Cúc

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương” là cơng trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Mai Thanh Cúc.
Các số liệu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học


nào khác.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2018
Tác giả Luận văn

Bạch Thị Thúy

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ: “Quản lý rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng
Vương”, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Mai Thanh Cúc đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tơi thực hiện và hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Mặc dù có nhiều nỗ lực và cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng chắc chắn
luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế; tác giả kính mong nhận được sự
quan tâm, đóng góp, chỉ bảo của các thầy cơ, cũng như những đóng góp quý báu của
các bạn, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2018
Tác giả Luận văn

Bạch Thị Thúy


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................ 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 4

2.1.2.


Đặc điểm và vai trò của quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .......... 11

2.1.3.

Nội dung quản lý rủi ro tín dụng của NHTM ................................................... 13

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng ........................................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới ............. 23

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong
công tác quản lý rủi ro tín dụng ........................................................................ 25

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn .............................................................................................. 27

3.1.1.


Đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................................................ 27

iii

download by :


3.1.2.

Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam và chi nhánh Hùng Vương ....................................................................... 29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu .......................................................... 34

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ........................................................ 36

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 40
4.1.


Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát
triển việt nam - chi nhánh Hùng Vương ........................................................... 40

4.1.1.

Khái quát hoạt động tín dụng của BIDV chi nhánh Hùng Vương ................... 40

4.1.2.

Tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành công tác quản lý rủi ro tín dụng ............ 49

4.1.3.

Nhận diện rủi ro tín dụng tại BIDV Hùng Vương ............................................ 51

4.1.4.

Đánh giá rủi ro của BIDV Hùng Vương........................................................... 52

4.1.5.

Xử lý rủi ro của BIDV Hùng Vương ................................................................ 54

4.1.6.

Kết quả Quản lý rủi ro tín dụng của BIDV Hùng Vương trong thời gian qua ........ 65

4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh
Hùng Vương ..................................................................................................... 75

4.2.1.

Các yếu tố mơi trường bên ngồi...................................................................... 75

4.2.2.

Các yếu tố từ phía khách hàng.......................................................................... 78

4.2.3.

Các yếu tố từ phía BIDV Chi nhánh Hùng Vương........................................... 82

4.3.

Định hướng và các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV
chi nhánh Hùng Vương..................................................................................... 87

4.3.1.

Định hướng ....................................................................................................... 87

4.3.2.

Giải pháp........................................................................................................... 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 100
5.1.


Kết luận........................................................................................................... 100

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 101

5.2.1.

Kiến nghị với ban quản lý khách hàng BIDV ................................................ 101

5.2.2.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ........................................ 102

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 103
Phụ lục ........................................................................................................................ 105

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BIDV


Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam

BIDV Hùng Vương

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương

CBQLKH

Cán bộ quản lý khách hàng

CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NQH

Nợ quá hạn

PGD


Phòng giao dịch

QLKH

Quản lý khách hàng

QLRRTD

Quản lý rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Số lượng mẫu điều tra................................................................................ 35

Bảng 4.1.


Kết quả tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2015-2017 ................................... 41

Bảng 4.2.

Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng tại BIDV Hùng Vương giai
đoạn 2015 – 2017 ...................................................................................... 41

Bảng 4.3.

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay tại BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015
– 2017 ........................................................................................................ 43

Bảng 4.4.

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng tại BIDV Hùng Vương giai
đoạn 2015 – 2017 ...................................................................................... 44

Bảng 4.5.

Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tại BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 –
2017 ........................................................................................................... 44

Bảng 4.6.

Cơ cấu dư nợ theo tình trạng nợ tại BIDV Hùng Vương giai đoạn
2015 – 2017 ............................................................................................... 45

Bảng 4.7.

Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ tại BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 –

2017 ........................................................................................................... 45

Bảng 4.8.

Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV Hùng Vương giai đoạn
2015 – 2017 ............................................................................................... 47

Bảng 4.9.

Tình hình huy động vốn tại CN Hùng Vương ........................................... 48

Bảng 4.10. Tình hình lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của BIDV Hùng Vương
giai đoạn 2015 -2017 ................................................................................. 48
Bảng 4.11. Nhóm đối tượng khách hàng theo đối tượng rủi ro tăng dần .................... 61
Bảng 4.12. Nhóm khách hàng theo bộ chỉ tiêu cấp tín dụng ....................................... 62
Bảng 4.13. Chính sách cấp tín dụng theo nhóm đối với khách hàng đủ điều kiện
xếp hạng tín dụng nội bộ ........................................................................... 63
Bảng 4.14. Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng 2015 – 2017 ........................ 64
Bảng 4.15. Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian .............................................................. 66
Bảng 4.16. Cơ cấu nợ quá hạn và nợ xấu tại BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015
– 2017 ........................................................................................................ 66
Bảng 4.17. Tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ tại BIDV Hùng Vương giai đoạn
2015 – 2017 ............................................................................................... 67

vi

download by :


Bảng 4.18. Tình hình NQH theo nhóm nợ của BIDV chi nhánh Hùng Vương

giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................ 70
Bảng 4.19. Những yếu tố tác động của môi trường bên ngoài .................................... 77
Bảng 4.20. Tác động từ ý thức của khách hàng vay vốn ............................................. 79
Bảng 4.21. Quản lý tài chính của khách hàng .............................................................. 81
Bảng 4.22. Những nguyên nhân rủi ro do ngân hàng .................................................. 82
Bảng 4.23. Những nguyên nhân rủi ro do kiểm soát các khoản vay của BIDV
Chi nhánh Hùng Vương............................................................................. 83
Bảng 4.24. Những nguyên nhân rủi ro do cán bộ làm sai ............................................ 86
Bảng 4.25. Những nguyên nhân rủi ro do không thực hiện đúng quy chế quy
trình tín dụng ............................................................................................. 87
Bảng 4.26. Các chỉ tiêu kinh doanh chính BIDV Hùng Vương, giai đoạn 2018 –
2020 ........................................................................................................... 88

vii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Phân loại rủi ro tín dụng .................................................................................. 6
Sơ đồ 2.2. Các hình thức rủi ro tín dụng ........................................................................... 7
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức các Phòng ban của BIDV Chi nhánh Hùng Vương ................ 32
Sơ đồ 4.1. Mơ hình phê duyệt đề xuất tín dụng của BIDV Hùng Vương ...................... 58
Sơ đồ 4.2. Mơ hình phê duyệt rủi ro tín dụng của BIDV ............................................... 59

viii

download by :



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Tăng trưởng hoạt động tín dụng của BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015
- 2017.............................................................................................................. 42
Hình 4.2: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay của BIDV chi nhánh Hùng Vương năm 2017 ...... 43
Hình 4.3. Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế tại BIDV Hùng Vương năm 2017 ......... 46
Hình 4.4. Thị phần cho vay của các NHTM trên địa bàn năm 2017 .............................. 49
Hình 4.5. Quy trình cho vay tại BIDV Hùng Vương...................................................... 55
Hình 4.6. Cơ cấu cho vay theo ngành trong tổng nợ nhóm 2 năm 2017 tại BIDV
Hùng Vương ................................................................................................... 68
Hình 4.7. Cơ cấu nợ xấu cho vay theo ngành kinh tế năm 2017 tại BIDV Hùng
Vương ............................................................................................................. 69

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bạch Thị Thúy
Tên Luận văn: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số:8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cơng tác quản
lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện
cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Hùng Vương.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã
công bố như các báo cáo, niên giám thống kê của tỉnh, các báo cáo tóm tắt của các
phịng, ban liên quan. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn các doanh nghiệp,
cán bộ và người lao động.
Phương pháp phân tích số liệu: Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân tích
số liệu như phương pháp phân tích mơ tả, phân tổ thống kê và phân tích so sánh.
Kết quả chính và kết luận
Qua đánh giá thực trạng Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương cho thấy: Công tác quản
lý rủi ro tín dụng được ngân hàng đặc biệt quan tâm và đã đạt được một số kết quả nhất
định. Theo đó, để thực hiện tốt việc quản lý rủi ro tín dụng, ngân hàng đãu tực hiện
thống nhất tổ chức bộ máy quản lý với nhiều bộ phận có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng;
Ban hành nhiều quy định, cơ chế nhằm thắt chặt cũng như nâng cao hiệu quả quản lý;
Tiến hành nhận diện cácu ủi ro, đánh giá mức độ của từng rủi ro... Tuy vậy, công tác
quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng BIDV Hùng Vương vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế
như: Cơng tác thẩm định hồ sơ vay tín dụng cịn chưa thực sự tốt, vẫn để tình trạng
thẩm định sai mục đích sử dụng vốn, giá trị tài sản thế chấp của khách hàng, việc thẩm
định chưa sát với thực tế; cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ cịn hạn chế mới chỉ dừng
lại ở phân loại khách hàng và các khoản nợ, việc đánh giá rủi ro tín dụng cịn chung
chung, khái qt...
Có nhiều ngun nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong quản lý rủi ro tín
dụng tại ngân hàng nhưng tự chung lại có ba nhóm ngun nhân chính: một là do mơi

x

download by :


trường cạnh tranh cũng như những quy định pháp lý cịn có nhiều bất cập; hai là từ sự

yếu kém trong nhân sự và điều hành của ngân hàng; ba là từ phía năng lực quản lý sử
dụng tài chính cũng như ý thức trách nhiệm của khách hàng. Vì thế, trong thời gian tới
để tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương cần phải thực hiện: (1) Nâng cao hiệu quả
thực hiện, vận dụng quy trình cho vay; (2) Hồn thiện cơng tác chính sách khách hàng;
(3) Hồn thiện và nâng cao chất lượng công tác xử lý nợ xấu; (4) Tăng cường đào tạo,
nâng cao chất lượng cán bộ; (5) Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bach Thi Thuy
Thesis title: Credit risk management at Bank for Investment and Development of
Vietnam - Hung Vuong Branch
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture.
Research Objectives
Evaluating situation and analyzing factors that influence the credit risk
management at the bank, and put forward several main solutions to enhance credit risk
managementin BIDV Hung Vuong.
Methods
Data collection method: Secondary data is collected through proclaimed
documents such as reports, statistical yearbook of the province; summary reports of the
departments, committees. Primary datais gathered from enterprises, government officials

and workers.
Method of analysis: there are several methods of analysis using in this study
such as descriptive analysis, partial analysis, comparative analysis.
Main findings and conclusions
The assessment of the current status of credit risk management at the Vietnam
Development Bank - Hung Vuong Branch showed that the credit risk management was
paid special attention and achieve certain results. Accordingly, in order to perform well
the credit risk management, the bank has implemented a unified management structure
with many functions and responsibilities; Issue a number of regulations, mechanisms to
tighten as well as improve management efficiency; Identify the risk, the level of each
risk ...However, the credit risk management of BIDV Hung Vuong Bank still has many
limitations such as: The credit appraisal work is still not good, still the wrong
assessment using capital, the value of collateral of customers, the appraisal is not close
to reality; Internal credit rating is limited to customer classification and debt
classification, credit risk assessment is general and general.
There are many reasons leading to shortcomings in credit risk management in
banks. However, there are three main reasons for this. One is due to competitive
environment as well as legal regulations. inadequate; The second is from the weakness
in the bank's personnel and operations; Third is the ability to manage financial use as
well as sense of responsibility of customers. Therefore, in the coming time to strengthen

xii

download by :


credit risk management at Vietnam Development Bank - Hung Vuong Branch, it is
necessary to: (1) Improve implementation efficiency, apply the loan process; (2)
improve customer policy; (3) improve and improve the quality of bad debt
management; (4) Strengthen training and improve the quality of staff; (5) Improving the

effectiveness of inspection and examination.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với đặc điểm nền kinh tế ở Việt Nam, một trong những kênh cung ứng vốn
quan trọng, chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội là thông qua hoạt động tín dụng
của các Ngân hàng thương mại. Do đó, nhu cầu mở rộng hoạt động tín dụng là tất
yếu trong giai đoạn hiện nay, là hoạt động kinh doanh chủ yếu, mối quan tâm
hàng đầu và nguồn doanh thu chủ yếu để tạo ra lợi nhuận của các Ngân hàng
thương mại.
Tuy nhiên, qua lý luận và thực tiễn đã chứng minh rủi ro trong hoạt động
tín dụng của các NHTM là lớn nhất trong hoạt động kinh doanh tài chính tiền tệ.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, mức độ cạnh tranh trong hoạt động tín
dụng giữa các NHTM hiện nay là rất quyết liệt, nguy cơ rủi ro trong hoạt động
tín dụng có xu hướng ngày càng tăng. Thực tế những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu
của các NHTM có dấu hiệu tăng cao vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của
Ngân hàng nhà nước.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển trên địa bàn được quản lý bởi nhiều tổ
chức tín dụng với những thị phần khác nhau phù hợp với mơ hình tổ chức và hoạt
động. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hùng
Vương là một trong những NHTM lớn trên địa bàn tỉnh, có vai trị rất quan trọng
với sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Bên Cạnh đó, BIDV Hùng Vương lại
được hình thành từ ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển nhà đồng bằng sông
Cửu Long - Chi nhánh Phú Thọ sát nhập theo chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước,
nên cũng có những khó khăn trong q trình chuyển đổi. Trong q trình thực

hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển trên địa bàn, BIDV Hùng Vương cũng
đã bộc lộ một số tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, hoạt động tín dụng
tiềm ẩn rủi ro. Vì vậy, làm thế nào để quản lý rủi ro hoạt động tín dụng tại BIDV
Hùng Vương hiệu quả và đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn cho phép của
NHNN, tăng chất lượng, hiệu quả trong hoạt động cho vay?
Với những lý do trên, để góp phần QLRRTD nhằm tăng hiệu quả, chất
lượng hoạt động tín dụng, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Hùng Vương” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ.

1

download by :


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu
nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu
tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng của các
ngân hàng thương mại;
- Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương
trong thời gian qua;
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng

Vương trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề cập chủ yếu tới việc quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương;
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về khơng gian: Tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương;
- Về thời gian
+ Thời gian nghiên cứu thực trạng cơng tác quản quản lý rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Hùng Vương trong giai đoạn 2015-2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần khơng phải
đề tài mới, nhưng chưa có đề tài nào thực hiện về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương.

2

download by :


Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý rủi ro tín
dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần. Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương. Bên cạnh đó tác giả cũng
đưa ra một số kiến nghị có ý nghĩa hết sức tích cực, phù hợp với sự thay đổi của
nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay.


.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Tín dụng
Tín dụng xuất hiện từ khi xã hội có phân cơng lao động, sản xuất và trao
đổi hàng hố. Tín dụng ngân hàng góp phần điều tiết các nguồn vốn từ nơi thừa
đến nơi thiếu, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế
không bị gián đoạn, sử dụng hợp lý hơn trong nền kinh tế. Lý luận và thực tiễn
cho thấy, tín dụng là hoạt động chủ yếu tại NHTM. Có nhiều khái niệm về tín
dụng như:
Tín dụng là quan hệ xã hội, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa chủ thể kinh tế
này với chủ thể kinh tế khác trên nguyên tắc có hồn trả (Lê Thị Mận, 2014).
Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại qua các hình thái xã hội khác nhau.
Hiểu một cách thơng thường nhất, tín dụng là vay mượn. Tín dụng ngân hàng là quan
hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời
gian nhất định với một khoản chi phí nhất định (Trần Huy Hồng, 2010).
Tín dụng là một giao dịch về tài sản, (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho
vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội và các tổ chức tín dụng khác) trong đó, bên cho vay
chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo
thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho
bên cho vay khi đến hạn thanh tốn (Huỳnh Kim Trí, 2012).

Như vậy, tín dụng chính là việc chuyển giao quyền sử dụng chứ không
thay đổi quyền sở hữu, việc chuyển giao này có thời hạn nhất định và có tính
hồn trả cả gốc và lãi. Phần lãi chính là một phần thu nhập của người sở hữu vốn
tín dụng.
Như vậy, bản chất của tín dụng ngân hàng đó là việc cấp một khoản tiền
cho khách hàng sử dụng và có nguyên tắc hoàn trả (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
2.1.1.2. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách hàng vay nợ không đủ khả
năng chi trả cho ngân hàng. (Lê Thị Mận, 2014).

4

download by :


Rủi ro tín dụng cịn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn.
Rủi ro tín dụng được hiểu là loại rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng của ngân
hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ
khôngđúng hạn cho ngân hàng theo hợp đồng (Trần Huy Hoàng, 2010).
Tại Việt nam, rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín
dụng, theo Thơng tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có,
mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài của Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong
hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thực hiện hoặc
khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” (Ngân hàng Nhà
nước, 2013).
Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu trung lại chúng ta có thể rút ra các
nội dụng cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:
Là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng có thể

khơng trả một phần hoặc hồn tồn không trả được nợ hoặc chậm trả nợ.
Là sự tổn thất hoặc giảm sút chất lượng hoạt động của khách hàng ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Cũng có thể rủi ro tín dụng xảy ra khi xuất hiện các biến cố bất thường
khiến khách hàng không thực hiện được các cam kết với ngân hàng.
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng, việc phân loại rủi ro tín dụng tuỳ
thuộc vào mục đích nghiên cứu và phân tích. Đối với hệ thống NHTM thì việc
phân loại rủi ro tín dụng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc thiết lập
chính sách, qui trình, thủ tục và cả mơ hình tổ chức quản lý và điều hành nhằm
bảo đảm nhận biết đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân biệt trách nhiệm rõ
ràng giữa các bộ phận, giữa các khâu trong toàn bộ q trình tác nghiệp thẩm
định, cấp tín dụng giám sát thu hồi nợ và xử lý khoản nợ nếu nó có dấu hiệu
khơng bình thường. Thực tế cho thấy sự phân chia trách nhiệm càng rõ ràng,
càng cụ thể, sẽ giúp cho q trình quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả (Nguyễn
Đức Tú, 2011).
-

Theo nguyên nhân phát sinh:

Rủi ro tín dụng được chia thành hai loại là rủi ro giao dịch (transaction
risk) và rủi ro danh mục (Portfolio risk) (Trần Huy Hoàng, 2010).

5

download by :


ro dụng
tín
RủiRủi

ro tín
dụng

Rủi ro giao
dịch

Rủi ro
lựa chọn

Rủi ro
bảo đảm

Rủi ro danh
mục

Rủi ro
nghiệp
vụ

Rủi ro
nội tại

Rủi ro tập
trung

Sơ đồ 2.1. Phân loại rủi ro tín dụng
Nguồn: Trần Huy Hồng (2010)

Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay,

đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến q trình đánh giá phân tích tín
dụng, khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định
cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức
đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật
xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng,
được phân thành hai loại: rủi ro nội tại (Intrinsic) và rủi ro tập trung
(Concentration risk).
+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất

6

download by :


phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
-

Theo khả năng trả nợ của khách hàng:

Nếu căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng được phân

chia thành các loại sau: Rủi ro khơng hồn trả nợ đúng hạn và rủi ro do khơng có
khả năng trả nợ:
+ Rủi ro khơng hồn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn): Khi thiết lập mối
quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoảng thời gian
hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên đến thời hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được
vốn vay, những tổn thất xảy ra trong trường hợp này người ta gọi đó là rủi ro
khơng hồn trả nợ đúng hạn.
+ Rủi ro do khơng có khả năng trả nợ: là rủi ro xảy ra trong trường hợp
khách hàng đi vay đã mất khả năng chi trả. Do vậy ngân hàng phải thanh lý tài
sản của khách hàng để thu nợ
Rủi ro tín
dụng

Khơng thu
được lãi
đúng hạn

Lãi treo phát
sinh

Không thu
được vốn đúng
hạn

Nợ quá hạn
phát sinh

Không thu

đủ lãi

Không thu
đủ vốn
(mất vốn)

1. Lãi treo đóng băng
2.Miễn giảm lãi

1. Nợ khơng có
khả năng thu
hồi

Sơ đồ 2.2. Các hình thức rủi ro tín dụng
Nguồn: Trần Huy Hồng (2010)
Khi khơng thu được lãi đúng hạn, nguy cơ rủi ro đang ở mức thấp và chỉ
cần đưa vào mục lãi treo phát sinh. Nếu ngân hàng khơng thể thu đủ lãi thì sẽ có

7

download by :


khoản mục lãi treo đóng băng, trừ những trường hợp ngân hàng miễn giảm lãi đó
cho doanh nghiệp.
Khi khơng thu được vốn đúng hạn, ngân hàng sẽ có khoản nợ quá hạn phát
sinh. Tuy nhiên, khoản này vẫn chưa thể coi là mất hồn tồn của ngân hàng vì
có thể bởi lý do nào đó mà doanh nghiệp chậm trả nợ gốc và sẽ trả sau hạn cam
kết trong hợp đồng. Nếu khoản cho vay này ngân hàng không thể thu hồi được
(ví dụ do doanh nghiệp bị phá sản) thì lúc này ngân hàng coi như gặp rủi ro tín

dụng ở mức độ cao vì đã phát sinh khoản nợ khơng có khả năng thu hồi, trừ
những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp vay vốn hội tụ đủ các điều kiện theo
quy định về xóa nợ thì ngân hàng có thể xem xét để xóa nợ cho doanh nghiệp.
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụngbao gồm nguyên nhân khách quan
và nguyên nhân chủ quan
-

Nguyên nhân khách quan

+ Khi thẩm định cho vay, cán bộ tín dụng cần phân tích các yếu tố thiết
yếu trong quá khứ, hiện tại, tương lai có ảnh hưởng đến tình hình trả nợ vay của
khách hàng. Tuy nhiên, những tình huống giả định trong tương lai không phải
khi nào cũng diễn ra, cũng được kiểm sốt. Sự tác động của mơi trường bên
ngồi thường khó dự đốn, vượt q tầm kiểm sốt gây ra những thiệt hại lớn
cho người vay và ngân hàng, bao gồm các loại sau (Nguyễn Văn Tiến, 2010).
+ Sự thay đổi chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến tình hình tài chính và
khả năng trả nợ của khách hàng. Hoạt động của ngân hàng và khách hàng đều chịu
tác động của môi trường kinh tế - xã hội. Chính sách kinh tế vĩ mơ ổn định sẽ giúp
cho hoạt động của khách hàng ít bị biến động, do vậy mà việc dự bảo về tình hình
tài chính, kinh doanh của khách hàng cũng thuận lợi hơn và ngược lại. Chính sách
của chính phủ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó tác
động đến hoạt động của ngân hàng trên các phương diện (Nguyễn Văn Tiến, 2010).
+ Môi trường tự nhiên: Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đốn, nằm ngồi tầm kiểm sốt của
con người nên tổn thất do tự nhiên gây ra cũng ảnh hưởng rất lớn đến phương án
kinh doanh của khách hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2010).
+ Môi trường kinh tế - xã hội: Môi trường kinh tế - xã hội trong nước biến
động chịu ảnh hưởng của những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên


8

download by :


nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh
hưởng tới những lĩnh vực như ngân hàng, là ngành chứa đựng nguy cơ rủi ro lớn
nhất. Trong giai đoạn kinh tế phát triển, người đi vay hoạt động hiệu quả nhưng
trong giai đoạn khủng hoảng, khả năng trả nợ của người vay sẽ bị giảm sút.
Thơng thường các khoản cho vay khó thu hồi trong trường hợp khủng hoảng
kinh tế xảy ra (Nguyễn Văn Tiến, 2010).
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào thói
quen, truyền thống, tập quán của người dân. Những yếu tố đó nhiều khi gây khó
khăn và hạn chế trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Từ phía khách hàng vay vốn
Trình độ của người đi vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, trong
quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu và có những khách hàng còn chủ định lừa
đảo, chây ỳ,... là các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng (Nguyễn Văn Tiến, 2010).
Khách hàng hạn chế trong quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính, khơng
tính tốn kỹ lưỡng hoặc khơng có khả năng tính tốn những bất trắc có thể xảy ra,
khơng có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh sẽ dẫn đến
vốn vay khơng được sử dụng hiệu quả. Ngồi ra, hạn chế trong quản lý tài chính
có thể dẫn đến trường hợp dù dự án hay quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả
song nguồn trả nợ ngân hàng sẽ khơng được đảm bảo. Như vậy, doanh nghiệp
khơng có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng
(Nguyễn Văn Tiến, 2010).
Khách hàng gặp rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Khi người
vay gặp những rủi ro từ thị trường (ví dụ nhu cầu về loại sản phẩm của doanh
nghiệp bất ngờ giảm sút do một số thông tin bất lợi), từ bạn hàng (ví dụ doanh

nghiệp bị bạn hàng chiếm dụng vốn và khơng hồn trả đúng thời hạn theo quy
định) hoặc từ những rủi ro không dự kiến được tác động lên nguồn thu của doanh
nghiệp và khả năng trả nợ ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2010).
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố tình lừa đảo ngân hàng. Trường
hợp người đi vay kinh doanh có lãi song khơng trả nợ cho ngân hàng theo đúng
hạn hoặc không muốn trả nợ ngân hàng. Họ chây ỳ với hy vọng có thể quỵt nợ
hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt (Nguyễn Văn Tiến, 2010).
+ Nguyên nhân từ ngân hàng

9

download by :


Đầu tiên là do các ngân hàng lỏng lẻo trong cơng tác kiểm tra nội bộ.
Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh
chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra
viên, do vậy việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh
doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân
hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức.
Do bản thân lãnh đạo các ngân hàng thương mại bố trí cán bộ thiếu đạo
đức và trình độ chun mơn nghiệp vụ. Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian
qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân
hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm
cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng.
Công tác giám sát và quản lý sau khi cho vay chưa thực sự được chú
trọng. Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc
thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng q trình kiểm tra, kiểm sốt đồng vốn
sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản
lý một cách chủ động để đảm bảo được hoàn trả.

Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự
hiệu quả. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách
hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều tổ chức tín dụng. Trong quản lý tài
chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là con số cụ thể, có giới hạn tối đa
của nó. Nếu do việc thiếu trao đổi thông tin dẫn đến nhiều ngân hàng cùng cho
vay đối với một khách hàng vượt quá mức độ giới hạn thì rủi ro chia đều cho tất
cả chứ không trừ một ngân hàng nào (Nguyễn Văn Tiến, 2010).
2.1.1.3. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro: chính là trung tâm của hoạt động quản lý điều hành của
mỗi NHTM. Hiểu một cách đơn giản thì quản lý rủi ro chính là q trình các
NHTM áp dụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản lý ngân
hàng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình để giám sát phịng ngừa, hạn
chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tư và các hoạt động kinh
doanh khác để ngăn chặn tổn thất thiệt hại cho ngân hàng, đồng thời không
ngừng nâng cao sức mạnh và uy tín của ngân hàng trên thương trường. Quản lý
rủi ro là bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi NHTM, đồng
thời với mỗi loại rủi ro cụ thể lại áp dụng các phương pháp quản lý riêng
(Nguyễn Văn Tiến, 2010).

10

download by :


Quản lý rủi ro tín dụng: là q trình xây dựng và thực thi các chiến lược,
các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an
toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp
phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng,
từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM (Nguyễn Văn Tiến, 2010).

Theo quan điểm hiện đại, quản lý rủi ro tín dụng là q trình xây dựng và
thực thi các chiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa
hố lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận. Kiểm sốt rủi ro tín
dụng ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM tăng cường các biện pháp phòng
ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm
tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt được hiệu quả
trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn. “Hiệu quả quản lý rủi ro
tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được
coi là đóng vai trị cốt tử cho sự thành công của Ngân hàng trong dài hạn”
(Nguyễn Văn Tiến, 2010).
Từ những nội dung về rủi ro tín dụng có thể thấy để một Ngân hàng hoạt
động hiệu quả nhất định phải thực hiệu quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả. Việc
quản lý rủi ro tín dụng trước hết phải xuất phát từ nhận thức và có cách tiếp cận
đúng đắn về rủi ro tín dụng. Nhận diện được các rủi ro tín dụng, xác định được
ngun nhân từ có có giải pháp phịng ngừa và giải quyết các rủi ro tín dụng xảy
ra, đồng thời không ngừng cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, hay
nói cách khác Ngân hàng phải sống cùng rủi ro tín dụng.
Từ cách tiếp cận ấy có thể khái niệm “Quản lý rủi ro tín dụng là q trình
Ngân hàng chủ động nhận diện, phân tích, đo lường và đánh giá các rủi ro tín
dụng tiềm ẩn, từ đó đề ra các biện pháp phịng ngừa, quản lý hoạt động tín dụng
nhằm kiểm sốt được rủi ro, đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn trong môi
trường kinh doanh không ngừng biến động”
2.1.2. Đặc điểm và vai trị của quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại
2.1.2.1. Đặc điểm của quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Theo Nguyễn Văn Tiến (2010). Một là, quản lý rủi ro tín dụng là nhiệm
vụ tất yếu: Do rủi ro tín dụng là tất yêu không thể tránh khỏi, một ngân hàng

11


download by :


×