Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.48 KB, 121 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THU HUYỀN

QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG
THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN,
TỈNH HỊA BÌNH

Chun ngành:

Quản Lý Kinh Tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời
tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp


hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Huyền

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được luận văn tốt
nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ
của các tập thể, các cá nhân trong và ngồi trường.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, những người đã
truyền đạt cho tơi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tơi cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Thanh Cúc và
thầy giáo, cô giáo Bộ môn Phát triển nông thôn cùng tham gia đề tài “Quản lý sử dụng
đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình”, đã dành
nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí ban lãnh đạo UBND

huyện Kỳ Sơn, Phịng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kỳ Sơn đã cung cấp cho tôi những số liệu
cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ, cổ vũ
tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Huyền

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng biểu ....................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ và hộp ................................................................................... ix
Trı́ch yế u luâ ̣n văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 3

1.4.


Đóng góp mới của luận văn............................................................................. 4

1.4.1.

Về lý thuyết .................................................................................................... 4

1.4.2.

Về thực tiễn .................................................................................................... 4

Phần 2. Cở sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng đường giao thông
thông thôn ..................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ...................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò của quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn ................................ 8

2.1.3.

Đặc điểm của quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn .......................... 10

2.1.4.


Nội dung của quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn .......................... 11

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn ........... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn ................... 23

2.2.1.

Kinh nghiệm của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ........................................... 23

2.2.2.

Kinh nghiệm của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa ....................................... 24

iii

download by :


2.2.4.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Kỳ Sơn tỉnh Hịa Bình ........................ 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 29
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 29

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên .......................................................................... 29

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................. 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 36

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 36

3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 37

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................................... 40

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 41


Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 42
4.1.

Thực trạng quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn ....... 42

4.1.1.

Khái quát về hiện trạng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện
Kỳ Sơn .......................................................................................................... 42

4.1.2.

Tình hình quản lý sử dụng đường giao thơng nơng thôn trên địa bàn
huyện Kỳ Sơn ............................................................................................... 47

4.1.3.

Đánh giá quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn
huyện Kỳ Sơn ............................................................................................... 71

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn
trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình .................................................... 73

4.2.1.

Các yếu tố về cơ chế, chính sách, chủ trương của nhà nước ........................... 73

4.2.2.


Đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương ........................................................ 75

4.2.3.

Nhận thức của người dân .............................................................................. 77

4.2.4.

Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở .............................. 79

4.3.

Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý sử dụng đường giao thông nông
thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình............................................. 85

4.3.1.

Cơ sở khoa học ............................................................................................. 85

4.3.2.

Một số giải pháp tăng cường quản lý sử dụng đường giao thông
nông thôn ..................................................................................................... 87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 97
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 97


5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 98

iv

download by :


5.2.1.

Đối với tỉnh Hịa Bình ................................................................................... 98

5.2.2.

Đối với huyện Kỳ Sơn................................................................................... 98

5.2.3.

Đối với xã và cộng đồng dân cư .................................................................... 99

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 100
Phiếu thu thập thông tin ............................................................................................. 102

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Bm

Bề rô ̣ng mă ̣t đường

Bn

Bề rộng nề n đường

BQ

Bình quân

BTC

Bộ tài chính

BTN

Bê tơng như ̣a

BTXM

Bê tơng xi măng

CNH – HĐH


Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CP

Chính phủ

CS

Chính sách

CT

Cơng trình

DN

Doanh nghiê ̣p

ĐM

Đinh
̣ mức

GTNT

Giao thông nông thôn

GTVT

Giao thông vận tải


Ha

Hecta

Km

Kilo mét

KTKT

Kinh tế kỹ thuâ ̣t

KT – XH

Kinh tế - xã hội



Nghị định

NN

Nông nghiệp

NQ

Nghị quyết

NTM


Nông thôn mới

PTNT

Phát triển Nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới World Bank

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1.

Tình hình dân số huyện Kỳ Sơn ................................................................ 33

Bảng 3.2.

Thu thập các thông tin thứ cấp .................................................................. 37

Bảng 3.3.


Số lượng cán bộ và người dân được phỏng vấn......................................... 38

Bảng 4.1.

Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn .............. 45

Bảng 4.2.

Hiện trạng đường giao thông liên xã của huyện Kỳ Sơn năm 2018 ........... 45

Bảng 4.3.

Các cơng trình giao thơng nơng thơn hồn thành đưa vào sử dụng trên
địa bàn huyện Kỳ Sơn năm 2018 .............................................................. 48

Bảng 4.4.

Đánh giá về công tác tiếp nhận đường giao thơng nơng thơn hồn
thành đưa vào sử dụng .............................................................................. 48

Bảng 4.5.

Bảng phân cấ p trách nhiê ̣m quản lý đường giao thông nông thôn
huyê ̣n Kỳ Sơn........................................................................................... 51

Bảng 4.6.

Bảng phân cấp đối tượng thực hiện việc quản lý, khai thác đường giao
thông nông thôn phân theo loại đường ở Kỳ Sơn ...................................... 53


Bảng 4.7.

Bảng phân cấ p đố i tươ ̣ng thực hiê ̣n quản lý đầu tư xây dựng mới ............. 56

Bảng 4.8.

Sự tham gia đóng góp của người dân vào lập ban quản lý ......................... 58

Bảng 4.9.

Tình hình kiểm tra giám sát hệ thống đường giao thông nông thôn trên
địa bàn huyện Kỳ Sơn .............................................................................. 62

Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra theo dõi đường giao thông nông thôn trên địa bàn
huyện Kỳ Sơn........................................................................................... 64
Bảng 4.11. Nguyên nhân dẫn đến đường giao thông nông thôn ở huyện Kỳ Sơn bị
xuống cấp ................................................................................................. 65
Bảng 4.12. Đánh giá về công tác kiểm tra, theo dõi đường giao thông nông thôn
trên địa bàn huyện Kỳ Sơn ....................................................................... 66
Bảng 4.13. Bảng khoán sửa chữa thường xuyên đường huyện Kỳ Sơn ....................... 68
Bảng 4.14. Tình hình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn
huyện Kỳ Sơn theo quy mơ và kết cấu ...................................................... 68
Bảng 4.15. Tình hình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thơng nơng thơn
huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2016-2018 .......................................................... 70
Bảng 4.16. Đánh giá về công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông
thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn ................................................................ 71

vii


download by :


Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ quản lý và hộ dân về cơ chế, chính sách, chủ
trương của nhà nước ................................................................................. 74
Bảng 4.18. So sánh thu nhập BQ/người của mơ ̣t sớ huyện ở tỉnh Hịa Bình ................ 76
Bảng 4.19. Một số chỉ tiêu nguồn lực của huyện Kỳ Sơn ảnh hưởng tới quản lý sử
dụng đường giao thông nơng thơn ............................................................ 77
Bảng 4.20. Trình độ dân trí của người dân được điều tra ............................................ 78
Bảng 4.21. Trình độ của một số cán bộ lãnh đạo huyện Kỳ Sơn liên quan đến
quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn ........................................... 80
Bảng 4.22. Một số thuận lợi trong quá trình huy động đóng góp của cộng đồng
vào xây dựng giao thông nông thôn .......................................................... 83
Bảng 4.23. Sự hiểu biết của cán bộ về việc quản lý sử dụng đường GTNT ................. 84

viii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HỘP
Sơ đồ 2.1.

Hệ thống tổ chức quản lý các cấp về giao thông nông thôn...................... 13

Sơ đồ 4.1.

Kết nối hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Kỳ Sơn .................. 43

Sơ đồ 4.2.


Hệ thống tổ chức quản lý sử dụng đường GTNT ..................................... 49

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu phát triển kinh tế của huyện Kỳ Sơn năm 2018............................ 34
Hộp 4.1.

Hộp ý kiến của người dân về xây dựng, quản lý giao thông nông
thôn ........................................................................................................ 79

Hộp 4.2.

Cán bộ phải gương mẫu, đi đầu các phong trào quản lý ử dụng đường
giao thông nông thôn .............................................................................. 81

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thu Huyền
Tên luận văn: Quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ
Sơn, tỉnh Hịa Bình.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trong thời gian qua cho thấy quản lý sử dụng đường GTNT của nước ta tồn tại

nhiều hạn chế như: Cơ cấu tổ chức quản lý sử dụng đường GTNT còn chồng chéo; việc
quản lý sử dụng GTNT hiện nay chưa có một mơ hình quản lý thống nhất nên ảnh
hưởng đến công tác quản lý nhà nước, quy hoạch và đầu tư xây dựng, phát triển GTNT;
thiếu hệ thống số liệu; thiếu quan tâm và bố trí kinh phí quản lý, bảo trì; thiếu cán bộ
chuyên môn quản lý sử dụng đường huyện trở xuống. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề
tài: “Quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa
Bình” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: (1) Hệ
thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng đường GTNT; (2) Đánh giá
thực trạng quản lý sử dụng đường GTNT trên địa bàn huyện Kỳ Sơn trong thời gian vừa
qua; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đường GTNT của huyện
Kỳ Sơn; (4) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý sử dụng đường
GTNT huyện Kỳ Sơn trong những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp bao gồm các vấn đề về quản lý sử dụng đường GTNT các
năm gần đây, chính sách phát triển GTNT được thu thập từ các nguồn khác nhau
như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web, báo cáo
chiến lược phát triển GTNT của Viện chiến lược phát triển giao thông vận tải, thông
tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến giao thơng nông thôn.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ 3 đại diện cán bộ quản lý cấp huyện, 6 cán bộ cấp xã
và 90 người dân ở 3 xã, thị trấn nghiên cứu. Các phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp so sánh. Sau khi thu thập số liệu điều tra các hộ, các cán bộ chúng tôi
tiến hành xử lý số liệu bằng chương trình Excel trong Microsoft Office và các cơng
cụ xử lý số liệu khác.
Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu thực trạng quá trình quản lý sử dụng đường giao thông nông
thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình, tơi thu được kết quả sau: Tính đến năm

x

download by :



2018 trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 37 cơng trình đường GTNT hồn thành đầu tư xây
dựng đưa vào sử dụng. trong đó đường huyện có 1 cơng trình với chiều dài 13 km,
đường xã có 3 cơng trình với tổng chiều dài là 18,6 km, đường thơn xóm là 18 cơng
trình với tổng chiều dài là 43,2km và đường trục nội đồng có 15 cơng trình với tổng
chiều dài là 56,6 km. UBND các xa,̃ thi ̣ trấ n tổ chức thực hiê ̣n quản lý nhà nước về
GTNT và có trách nhiê ̣m tổ chức thực hiê ̣n các biê ̣n pháp bảo đảm trâ ̣t tự, an toàn giao
thông đường bô ̣, bảo vê ̣ kế t cấ u ha ̣ tầ ng GTNT đường bô ̣ trong pha ̣m vi điạ phương
quản lý. Số đợt kiểm tra của hạt quản lý đường huyện Kỳ Sơn năm 2018 là 58 lần, tiếp
nhận, xử lý 72 đơn thứ tố cáo, số trường hợp vi phạm là 169 trường hợp trong đó thi
cơng khơng đúng kĩ thuật năm 2018 là 05 trường hợp, Xe quá khổ, quá tải năm 2018 là
752 trường hợp, lấn chiếm đường giao thông năm 2018 là 62 trường hợp, phá hoại
đường và các cơng trình liên quan năm 2018 là 12 trường hợp, gây ô nhiễm môi trường
năm 2018 là 15 trường hợp. Toàn huyện đã nâng cấp, cải tạo 237,59 km đường GTNT.
Trong đó kết cấu BTXM là 84,38 km, Nhựa, BTN là 21,42 km, cấp phối 34,76 km và
đường đất 97,39 km.
Nghiên cứu cũng xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng
đường giao thông nông thơn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình như sau: ((i)
Các yếu tố về cơ chế, chính sách, chủ trương của nhà nước: chính là hành lang pháp lý
cho việc thực hiện quản lý sử dụng đường GTNT; (ii) Đặc điểm kinh tế xã hội của địa
phương: huy động nguồn lực cho xây dựng, quản lý sử dụng đường giao thơng nơng
thơn có liên quan đến nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ ngân sách địa phương….
(iii) Nhận thức của người dân, bao gồm: trình độ dân trí, độ tuổi, giới tính, thu nhập ;
(iv) Yếu tố trình độ chun mơn, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở.
Đề tài đưa ra một số giải pháp cho quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn
trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình như sau: Tổ chức quản lý đường giao thông
nông thôn; Phân công quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn; Huy động và sử
dụng vốn cho các cơng trình giao thơng nơng thơn; Nâng cao trình độ cho người dân địa
phương và tạo cơ chế để các hộ phát triển sản xuất kinh doanh; Tăng cường công tác

kiểm tra, giám sát đường giao thôn nông thôn; Tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng
đường giao thơng nơng thơn; Nâng cao trình độ cho một số cán bộ địa phương huyện
Kỳ Sơn...

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thu Huyen
Thesis title: Management of use of rural roads in Ky Son district, Hoa Binh province
Specialization: Economic management

Code: 8340410

Education institution: Vietnam National University of Agriculture
Objectives
In recent years, management of rural road use of Vietnam has many limitations
such as: Organizing management of rural road use is overlapped; management of the
use of rural roads is currently not uniform, thus affecting the state management,
construction planning and investment, and rural road development; data system and
management budget are lack; cadres who manage use of roads at district level and
below are still lack. Therefore, research on management of use of rural roads in Ky Son
district, Hoa Binh province is significant in terms of theory and practice. Objectives of
thesis include: (1) Systematizing the theoretical and practical basis of management of
rural road use; (2) Assessing the status of management of rural road use in Ky Son
district in recent years; (3) Analyzing factors affecting the management of rural road use
in Ky Son district; (4) Suggesting some main solutions to improve management of rural
road use in Ky Son district in the coming years.

Methodology
Secondary data including content of management of rural road system in recent
years, and development policy of rural road is collected from different sources such as:
books, journals, newspapers, reports, websites, reports of Transport Development and
Strategy Institute, information on websites of agencies and organizations related to rural
transport. Primary data is collected thru 3 representatives of district managers, 6
commune officials and 90 people in 3 communes and town. Methods of descriptive
statistics and comparative statistics are employed. Data collected by survey is processed
by Excel program in Microsoft Office and other processing tools.
Results and conclusions
The results of the study on the status management of rural road use in Ky Son
district, Hoa Binh province show that by 2018, 37 rural road projects have been
completed and used in Ky Son district, including 1 project of district road with a length
of 13 km, 3 projects of communal road with a total length of 18.6 km, 18 projects of
village road with total length of 43.2 km and 15 projects of infield roads with a total
length of 56.6 km. The People's Committees of communes and towns organize the state

xii

download by :


management of rural roads and measures to ensure traffic safety and protect the
infrastructure of rural roads within the scope managed by local authorities. The
frequency of inspection by the road management agency in Ky Son district in 2018 is 58
times; 72 denunciations are received and processed; the number of violation cases in
2018 is 169 cases, of which violations of technical improper construction are 05 cases,
violations of oversize and overload vehicles are 752 cases, violations of rural roads
occupancy are 62 cases, violations of road destruction and other related are 12 cases,
violations of environmental pollution are 15 cases. The district has upgraded and

renovated 237.59 km of rural roads, of which the length of roads with concrete structure
is 84.38 km, the length of roads with asphalt structure is 21.42 km, the length of mixed
stone & soil roads is 34.76 km and other is 97.39 km.
The study also considers and analyzes the factors affecting the use management
of rural roads in Ky Son district, Hoa Binh province. They include: (i) Factors of state
policy in creating a legal framework for implementing management of rural road ; (ii)
Factors of local socio-economic characteristics such as mobilizing resources for the
construction and management of rural roads, which relate to the state and local budgets
... . (iii) Factors of farmers' awareness such as education, age, gender, income; (iv)
Factors of professional qualifications and management capacity of local cadres.
The study suggests some solutions for management of rural road use in Ky Son
district, Hoa Binh province as follows: Organizing the management of rural roads;
Assigning the management of rural road use; Mobilizing capital and managing the use
of capital for rural transport projects; Improving educational level for local people and
creating favorable mechanisms for farmer households to develop production and
business; Strengthening the inspection and supervision of rural roads; Strengthening
maintenance of rural roads; Improving the management skills for some local cadres in
Ky Son district.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nơng nghiệp, trong đó nơng dân và nơng thơn ln
có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, ở nước ta trên 75% dân
số sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động làm việc, sinh sống nhờ vào

hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, 2013). Các sản phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương
thực thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp,
cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo sự ổn
định, đảm bảo sự bền vững cho xã hội phát triển. Phát triển kinh tế nông thôn,
xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được điều này,
nơng thơn cần phải phát triển toàn diện theo hướng xây dựng nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, trong đó hệ thống giao thông nông thôn là một bộ phận
không thể thiếu, vừa là điều kiện mang tính tiền đề, vừa mang tính chiến lược lâu
dài. Có vậy mới lưu thơng được hàng hóa, cải thiện cơ cấu sản xuất, thu hút đầu
tư, kỹ thuật, công nghệ để phát triển sản xuất, khai thác tốt tiềm năng và nguồn
lực địa phương...
Giao thông nông thôn (GTNT) là một trong những lĩnh vực được tập trung
quan tâm phát triển mạnh trong nhiều năm qua. Với mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo,
từng bước cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho
phát triển kinh tế. Vì vậy GTNT là một phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng
kỹ thuật của cả nước, nâng đỡ cho sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
GTNT không phát triển sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong việc vận chuyển, tiêu
thụ sản phẩm và do đó khơng khuyến khích được sản xuất phát triển. GTNT
được mở mang sẽ thúc đẩy giao lưu giữa các vùng sản xuất nông nghiệp với
các xã, thị trấn, các cộng đồng dân cư, các trung tâm kinh tế, thúc đẩy tiêu
dùng, thúc đẩy đầu tư xây dựng ở khu vực dân cư, tạo điều kiện phát triển văn
hóa xã hội và củng cố an ninh quốc phịng.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những sự quan tâm đặc
biệt cho lĩnh vực giao thông nơng thơn. Theo tính tốn, của Bộ Giao thơng Vận tải,

1

download by :



hệ thống GTNT hiện nay phục vụ cho hơn 75% dân số trong cả nước. Nguồn vốn
phát triển GTNT không ngừng gia tăng. Về cơ bản, việc đầu tư phát triển GTNT
đã góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng tồn diện và xóa đói giảm nghèo và
cung cấp hạ tầng cho người nghèo (Bộ Giao thông vận tải, 2014). Tuy nhiên, các
cơng trình giao thơng khơng tập trung mà phân bố rải rác theo tuyến khắp các
bản làng và thơn xóm, nên địi hỏi phải có biện pháp quản lý sử dụng đường giao
thông nông thôn phù hợp, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã
hội đáp ứng tình hình cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt là quá trình khai
thác sử dụng, nhu cầu cải tạo và bảo trì đường GTNT địi hỏi phải có cán bộ quản
lý có chun mơn mới có thể đáp ứng được, bởi vậy việc quản lý sử dụng đường
GTNT là hết sức cần thiết. Trên thực tế, trong thời gian qua cho thấy quản lý sử
dụng đường GTNT của nước ta tồn tại nhiều hạn chế như: Cơ cấu tổ chức quản
lý sử dụng đường GTNTcòn chồng chéo; việc quản lý sử dụng GTNT hiện nay
chưa có một mơ hình quản lý thống nhất nên ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà
nước, quy hoạch và đầu tư xây dựng, phát triển GTNT; thiếu hệ thống số liệu;
thiếu quan tâm và bố trí kinh phí quản lý, bảo trì; thiếu cán bộ chun mơn quản
lý sử dụng đường huyện trở xuống.
Kỳ Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Hịa Bình những năm qua mạng
lưới giao thông đã được quan tâm đầu tư, tỷ lệ cứng hóa các loại đường đã tăng,
đa số các loại đường đạt tiêu chuẩn loại A. Tuy có sự phát triển mạnh mẽ song
cơ sở hạ tầng giao thông nông thơn vẫn cịn những tồn tại, bất cập và thách thức:
chất lượng đường GTNT sau thi cơng nhanh chóng xuống cấp về chất lượng và
mỹ quan như: Độ bằng phẳng, khe co giãn chưa đứng quy cách, mặt đường bị
rỗ, nền đường cịn yếu, chưa hồn thiện phần lề đường, một số tuyến chưa xây
dựng đồng bộ với hệ thống thốt nước, khơng chịu được tải trọng cho phép....
Do đó, huyện Kỳ Sơn rất cần có cơ chế quản lý sử dụng đường GTNT
thống nhất, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương, tạo điều kiện cho
người dân tích cực tham gia vào xây dựng và bảo vệ bộ mặt nông thôn mới xứng

đáng với sự phát triển của tỉnh Hịa Bình. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn
trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Nghiên
cứu này tập trung trả lời các câu hỏi sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho quản lý sử
dụng đường GTNT là gì. Tình hình quản lý sử dụng đường GTNT trên địa bàn
huyện Kỳ Sơn như thế nào. Kết quả quản lý sử dụng đường GTNT trên địa bàn

2

download by :


huyện Kỳ Sơn ra sao. Các yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý sử dụng
đường GTNT trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Những định hướng và giải pháp gì để
tăng cường quản lý sử dụng đường GTNT trên địa bàn huyện Kỳ Sơn?.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn
ở huyện Kỳ Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý sử dụng
đường GTNT huyện Kỳ Sơn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng đường GTNT;
- Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đường GTNT trên địa bàn huyện
Kỳ Sơn trong thời gian vừa qua;
- P hân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đường GTNT
của huyện Kỳ Sơn;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý sử dụng
đường GTNT huyện Kỳ Sơn trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nội dung liên quan đến tình
hình quản lý sử dụng đường GTNT trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.
- Đối tượng điều tra khảo sát của đề tài là người dân, các cán bộ quản lý và
các cán bộ lãnh đạo.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng đường
GTNT, đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc quản
lý sử dụng đường GTNT trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường quản lý sử dụng đường GTNT trên địa
bàn huyện.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình.

3

download by :


1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Đề tài thu thập các số liệu thứ cấp trong 3 năm từ 2016 – 2018;
- Số liệu sơ cấp được điều tra năm 2018, tổng hợp năm 2019;
- Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 2/2018 đến tháng
5/2019.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý thuyết
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đường
GTNT như: các khái niệm liên quan đến quản lý sử dụng đường giao thơng
nơng thơn; Vai trị của quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn; Đặc điểm
của quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn; Nội dung của quản lý sử

dụng đường giao thông nông thôn; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng
đường giao thông nông thôn.
1.4.2. Về thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn là nghiên cứu tình hình thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế
về quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn và kinh nghiệm trong nước về
quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn. Vận dụng vào quản lý sử dụng
đường GTNT trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình. Đi sâu đánh giá thực
trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đường GTNT trên
địa bàn huyện Kỳ Sơn, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
quản lý sử dụng đường GTNT huyện Kỳ Sơn trong những năm tới.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ
DỤNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về sử dụng đường giao thông nông thôn
Giao thông nông thôn: Giao thông nông thôn là sự di chuyển người,
phương tiện tham gia giao thơng và hàng hố trên các tuyến đường địa phương ở
cấp huyện và cấp xã. Giao thông nông thôn bao gồm kết cấu hạ tầng giao thông
nông thôn, phương tiện vận chuyển và con người (Bộ Xây dựng, 2014).
Đường giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn bao gồm
đường trục xã, đường liên xã, đường trục thơn; đường trong ngõ xóm và các điểm
dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng. Đường giao thơng nơng thôn chủ
yếu là đường bộ, cầu cống, bến cảng phục vụ cho nơng nghiệp, nơng thơn. Có thể
nói đường giao thơng nói chung, đường giao thơng nơng thơn nói riêng là huyết

mạch sống cịn của lưu thơng hàng hố (Bộ Giao thông vận tải, 2014).
Đường giao thông nông thôn là đường thuộc khu vực nông thôn, được
định nghĩa là loại đường giá tương đối thấp, lưu lượng xe ít, các đường nhánh,
các đường phục vụ chủ yếu cho khu vực nơng nghiệp nối với hệ thống đường
chính, các trung tâm phát triển chủ yếu hoặc các trung tâm hành chính và nối tới
các làng mạc các cụm dân cư dọc tuyến, các chợ, mạng lưới giao thông huyết
mạch hoặc các tuyến cấp cao hơn.
Phân loại đường giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn
bao gồm đường huyện, đường xã, đường thơn xóm, đường từ thơn xóm ra cánh
đồng (đường phục vụ sản xuất). Các tiêu chí GTNT được quy định theo Luật
Giao thông đường bộ, Nghị định 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐCP và Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện tiêu chí quốc
gia về nơng thơn mới.
- Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ và
Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, mới chỉ phân cấp đến đường huyện và

5

download by :


đường xã (từ đường quốc lộ đến đường xã), còn mạng lưới đường thơn xóm và
đường ra đồng chưa được phân cấp.
- Theo Luật giao thơng đường bộ, có quy định rõ tiêu chí xác định đường
huyện và đường xã, cụ thể như sau:
+ Đường huyện: Là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung
tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận;
đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
+ Đường xã: Là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn,

làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường
có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu
chí quốc gia về nơng thôn mới:
+ Đường trục xã: là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm
các thơn;
+ Đường trục thơn: là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư
trong thơn;
+ Đường ngõ, xóm: là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư;
+ Đường trục chính nội đồng: là đường chính nối từ khu dân cư đến khu
sản xuất tập trung của thôn, xã.
2.1.1.2. Khái niệm về quản lý sử dụng đường giao thông nông thơn
Khái niệm quản lý: Là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các
tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến
động của môi trường (tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị...). Chủ thể quản lý thực
hiện những quá trình quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
tra. Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu và những phương thức hành
động thích hợp để đạt mục tiêu (Phạm Văn Kha, 2013).
Khái niệm quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn
Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà
nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp
tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi

6

download by :



chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
cấp xã) (Bộ Giao thông vận tải, 2014).
Chủ quản lý sử dụng đường GTNT là tên gọi chung của tổ chức được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác và sử dụng đường
GTNT do nhà nước đầu tư; Chủ đầu tư đối với đường GTNT không do Nhà nước
góp vốn đầu tư; cộng đồng dân cư đối với đường GTNT do cộng đồng đóng góp
hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai
thác và bảo trì (Bộ Giao thơng vận tải, 2014).
- Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác đường GTNT (sau đây gọi
chung là Đơn vị quản lý đường GTNT) là tổ chức, cá nhân được Chủ quản lý sử
dụng đường GTNT giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng thực hiện việc quản lý, vận
hành khai thác đường GTNT, bảo dưỡng thường xuyên đường GTNT (Bộ Giao
thông vận tải, 2014).
- Chủ thể quản lý đường GTNT là cơ quan quản lý nhà nước về giao
thông nông thôn ở các cấp:
+ Cấp trung ương: Bộ Giao thông vận tải.
+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Sở Giao thông - Vận tải.
+ Cấp huyện: UBND huyện, Phòng Kinh tế - Hạ tầng.
+ Cấp xã: UBND xã.
- Đối tượng quản lý ở từng cấp như sau:
Điều 4, Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT, ngày 08 tháng 8 năm 2014 của
Bộ Giao thông vân tải quy định:
“Điều 4. Trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác đường GTNT
1. Xác định Chủ quản lý sử dụng đường GTNT:
a) Đối với đường GTNT do Nhà nước đầu tư, Chủ quản lý sử dụng
đường GTNT được xác định theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về
việc phân công, phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Giao thông vận
tải và các cơ quan trực thuộc trong việc quản lý, vận hành khai thác đường
GTNT trên địa bàn.
b) Đối với đường GTNT do cộng đồng dân cư đóng góp hoặc các tổ chức,

cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư là Chủ quản lý sử dụng
đường GTNT.

7

download by :


Trường hợp cộng đồng dân cư, cá nhân sau khi hồn thành việc đầu tư xây
dựng đường GTNT nhưng khơng đủ khả năng làm Chủ quản lý sử dụng đường
GTNT thì cơ quan được phân cơng, phân cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này
thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý sử dụng đường GTNT.
c) Trường hợp đường GTNT được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn thì các
bên góp vốn thống nhất lựa chọn Chủ quản lý sử dụng đường GTNT.
2. Chủ quản lý sử dụng đường GTNT chịu trách nhiệm trước pháp luật và
cơ quan cấp trên (nếu có) về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT theo
quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Chủ quản lý sử dụng đường GTNT có thể ủy quyền, giao nhiệm vụ, ký
kết hợp đồng với Đơn vị quản lý đường GTNT để thực hiện một phần hoặc tồn
bộ cơng việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT. Trong trường hợp này,
Chủ quản lý sử dụng đường GTNT vẫn phải chịu trách nhiệm về việc quản lý,
vận hành khai thác đường GTNT.
4. Đơn vị quản lý đường GTNT chịu trách nhiệm theo ủy quyền, văn bản
giao nhiệm vụ, hợp đồng ký kết với Chủ quản lý sử dụng đường GTNT và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT
đúng với nội dung được giao và quy định tại Thông tư này”(Bộ Giao thông vận
tải, 2014).
- Phạm vi Quản lý sử dụng đường GTNT, bao gồm: đường huyện, đường
thơn xóm và đường sản xuất trên địa bàn huyện.
Quản lý bộ phận chủ đạo của kết cấu hạ tầng GTNT, làm giảm tác động

xấu do điều kiện sử dụng đường giao thông nông thôn yếu kém gây ra đối với
sức khoẻ của dân cư nơng thơn và giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm môi trường;
nhằm nâng cao điều kiện sống cho người dân nơng thơn, góp phần thúc đẩy phát
triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội; tăng khả năng tiếp cận cho các vùng nông thôn
với các dịch vụ, thương mại; góp phần vào chương trình xố đói giảm nghèo của
Chính phủ; đáp ứng được u cầu của cơng nghiệp hố đại hố nơng nghiệp nơng thơn; tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan trung ương và địa
phương trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển giao thơng nơng thơn.
2.1.2. Vai trị của quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn
Theo phân cấp thông lệ quốc tế, thì mạng lưới giao thơng nơng thơn thuộc
loại 3. Chức năng của nó là gắn kết hệ thống đường giao thông nông thôn tại khu

8

download by :


vực nông thôn với mạng lưới thứ cấp (loại 2) và mạng lưới chính yếu (loại 1)
thành hệ thống giao thơng liên hồn phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của
đất nước. Trong giao thông nông thôn thì đường bộ có vai trị chủ đạo, quan
trọng nhất sau nó là đường thuỷ nội địa. Đường thuỷ nội địa có vai trị hỗ trợ,
liên kết, đặc biệt là ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long (Nguyễn Ngọc Đông, 2014).
Đường bộ nông thôn là đường từ cấp huyện trở xuống bao gồm đường
huyện, đường xã và đường thơn xóm.
Vai trị của quản lý sử dụng giao thông nông thôn đối với phát triển
kinh tế
Quản lý sử dụng đường GTNT tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế
và thực hiện nhiệm vụ xã hội. Nó đảm bảo tính liên tục của q trình sản xuất
trong phạm vi lưu thông, là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc cho quá trình
sản xuất. Giao thông nông thôn như là một chiếc cầu nối chuyển nguyên vật liệu

đến nơi sản xuất và cũng là chiếc cầu nối để chuyển các sản phẩm đã sơ chế từ
nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nếu các con đường vận chuyển này tốt thì quá
trình chu chuyển hàng hố diễn ra nhanh chóng khi đó thúc đẩy q trình sản
xuất từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế ngành, vùng (Nguyễn Ngọc Đông, 2014).
Quản lý sử dụng đường GTNT tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông
thôn và thúc đẩy CNH-HĐH ở nông thôn một cách nhanh chóng. Ở các vùng
nơng thơn sản phẩm họ làm ra chủ yếu là các sản phẩm thô phục vụ cho ngành
công nghiệp chế biến như gỗ, hoa quả, ngũ cốc, tôm, cua, cá,... Một số mặt hàng
cần tươi sống khi đến nơi sản xuất và tiêu dùng. Nếu như hệ thống giao thơng
khơng tốt, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như vậy sẽ kìm hãm quá
trình sản xuất. Cịn nếu hệ thống giao thơng tốt nó sẽ thúc đẩy sự lưu chuyển này
từ đó thúc đẩy sản xuất của người dân và của nhà máy. Vì vậy mà đời sống của
các vùng nông thôn được cải thiện (Nguyễn Ngọc Đông, 2014).
Quản lý sử dụng đường GTNT là cơ sở tạo tiền đề cho quá trình phát triển
kinh tế và thực hiện nhiệm vụ xã hội. Quá trình quản lý sẽ đảm bảo tính liên tục
của q trình sản xuất trong phạm vi lưu thơng, là khâu kết thúc cho quá trình sản
xuất. GTNT như là một chiếc cầu nối để chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản xuất
và cũng là chiếc cầu nối để chuyển các sản phẩm đã sơ chế từ nơi sản xuất đến
nơi tiêu dùng. Nếu các con đường vận chuyển này tốt thì quá trình chu chuyển

9

download by :


hàng hóa diễn ra nhanh chóng khi đó thúc đẩy q trình sản xuất từ đó thúc đẩy
phát triển kinh tế ngành, vùng. Hệ thống đường giao thông nông thôn hồn chỉnh
nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông thôn và thúc đẩy CNH – HĐH ở
nông thơn một cách nhanh chóng (Nguyễn Ngọc Đơng, 2014).
Vai trị của quản lý sử dụng đường GTNT đối với phát triển xã hội

Quản lý sử dụng đường GTNT đảm bảo cho các hoạt động đi lại của
người dân vùng đó được thuận lợi hơn. Từ đó sẽ thúc đẩy việc giao lưu văn hóa
giữa các vùng, các khu vực, giữa thành phố với nông thôn, giữa đồng bằng với
miền núi.
Quản lý sử dụng đường GTNT cịn tạo cơng ăn việc làm cho người dân
nơng thơn lúc nơng nhàn. Vì các cơng trình giao thơng này được xây dựng ngay
tại địa phương và phải cần đến một lượng lao động lớn. Do đó có thể huy động
một số lao động của địa phương, giải quyết thất nghiệp cho người dân dẫn theo
(Đỗ Hồng Tùng, 2012).
Ngồi ra, giao thơng nơng thơn phát triển còn để phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên bước đường hội nhập kinh tế trên thế giới và
trong khu vực (Nguyễn Phương Anh, 2010).
2.1.3. Đặc điểm của quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn
Đặc điểm của quản lý sử dụng đường giao thơng nơng thơn có phạm vi
quản lý rộng, bao gồm nhiều cơng tác quản lý khác nhau địi hỏi phải phối hợp
một cách chặt chẽ giữa các cơ quan khác nhau trong cùng hệ thống quản lý nhà
nước, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho đất
nước nói chung và cho khu vực nơng thơn nói riêng, đảm bảo hài hịa lợi ích của
cộng đồng.
Đặc điểm của quản lý sử dụng đường GTNT dựa trên những khung pháp
lý của nhà nước đã thiết lập, đó là cơ sở hoạt động thơn (Phạm Văn Hùng, 2013).
Bộ máy quản lý có tính đa cấp và bị chi phối bởi quan hệ kinh tế đối
ngoại, bởi hệ thống giao thông nông thôn là một hệ thống cấu trúc phức tạp phân
bố trên toàn lãnh thổ, trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnh
hưởng cao thấp khác nhau tới sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nông
thôn, của vùng và của làng, xã. Tuy vậy, các bộ phận này có mối liên hệ gắn kết
với nhau trong quá trình hoạt động, khai thác và sử dụng.

10


download by :


Đường giao thông nông thôn được thiết kế nhằm đảm bảo cho các phương
tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thơ sơ qua lại, do đó kết cấu mặt đường được
thiết kế không phức tạp, sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương do đó loại đường
này dễ bị xuống cấp. Có nhiều ngun nhân gây nên tình trạng xuống cấp của các
con đường giao thông nông thôn (Phạm Văn Hùng, 2013).
Đường nông thôn thường là đường đất hoặc nền đường không được xử lý
tốt nên rất dễ bị lầy lội, sụt lún do nước mưa, nước lũ, mương máng chảy cạnh
đường hoặc bắc qua đường, nước ngầm mao dẫn từ dưới lên hoặc hai bên vào
làm đường bị hỏng. Ngồi ra cịn có các ngun nhân khác như:
- Tác động môi trường như: Các điều kiện thời tiết ẩm ướt, khô hanh, mưa
nắng, lũ lụt... dẫn theo (Phạm Văn Hùng, 2013)
- Tải trọng tác động lên mặt đường: người và xe chạy trên đường, nhất là
xe quá tải dẫn theo (Phạm Văn Hùng, 2013).
- Các tác nhân khác: cây đổ, đá lăn, sụt lở, thiên tai...
- Yếu tố con người: việc sử dụng mặt đường, vai đường, rãnh thốt nước
để chất đống vật liệu và nơng sản của địa phương, gây cản trở thoát nước, làm
hỏng kết cấu mặt và rãnh. Người dân chưa có ý thức trong việc sử dụng đường
giao thơng vào các mục đích khác dẫn theo (Phạm Văn Hùng, 2013).
Cuối cùng, quản lý sử dụng đường giao thơng nơng thơn mang tính đa
mục tiêu: Phúc lợi, an sinh xã hội, giữ gìn cơ sở hạ tầng, góp phần tăng trưởng
kinh tế, văn hố, mơi trường… và vì lợi ích của cộng đồng.
2.1.4. Nội dung của quản lý sử dụng đường giao thông nông thơn
2.1.4.1. Tiếp nhận đường giao thơng nơng thơn hồn thành đầu tư xây dựng
đưa vào sử dụng
Trước khi đưa đường GTNT vào vận hành khai thác, Chủ đầu tư có
trách nhiệm:
- Hoàn thành các thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng cơng trình theo

quy định;
- Lắp đặt đầy đủ biển báo đường bộ, bảng hướng dẫn quản lý, vận hành
khai thác các cơng trình và hệ thống an tồn giao thơng;
Khi bàn giao đường GTNT, Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tổ
chức giám sát thi cơng xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến giai

11

download by :


×