Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu, lựa chọn các thông số đặc trưng của MIB phục vụ cho công tác quản lý chất lượng đường dây thuê bao số tại VNPT đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 26 trang )

1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG







Nguyễn Nghĩa Nam


NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA
MIB PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ TẠI VNPT ĐÀ NẴNG


Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử
Mã số: 60.52.70






TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ









HÀ NỘI - 2011

2
Luận văn được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Thủy


Phản biện 1: ………………………………………………………………………


Phản biện 2: ……………………………………………………………………


Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm


Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông















3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Là đơn vị thành viên của VNPT, hiện nay Viễn thông Đà Nẵng đang quản lý mạng
lưới hạ tầng băng rộng bao gồm hệ thống các thiết bị truy nhập hiện đại với 169 thiết bị
DSLAM các loại được lắp đặt tại 63 nhà trạm viễn thông và phân bổ rộng khắp trên địa bàn
thành phố để cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ băng rộng sử dụng công nghệ xDSL
trên phạm vi toàn thành phố, cụ thể là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng, IPTV, dịch vụ
mạng riêng ảo VPN,
Nhu cầu sử dụng xDSL trên địa bàn thành phố vẫn đang tiếp tục phát triển nhanh, số
lượng các thiết bị DSLAM khai thác trên mạng liên tục được đầu tư và mở rộng nhằm đáp
ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đến nay, trên địa bàn Đà Nẵng có 3 chủng loại thiết
bị của 2 hãng sản xuất khác nhau Alcatel-Lucent và Huawei với các công nghệ khác nhau là
ATM DSLAM, IP DSLAM. Ứng với mỗi hãng sản xuất có một hệ thống quản lý mạng
NMS (Network Management System) riêng để quản trị, giám sát, khai thác các thiết bị của

mình, các hệ thống NMS này đều là môi trường đóng, được thiết kế hướng tới đối tượng là
các kỹ thuật viên vận hành mạng nên không cung cấp giao diện ra bên ngoài và không có
mối liên hệ với nhau.
Với những hạn chế trên, cùng với sự phát triển của mạng lưới xDSL cả về số lượng
và chủng loại thiết bị đã đặt ra một thách thức lớn đối với Viễn thông Đà Nẵng trong việc
vận hành, khai thác hệ thống cũng như ảnh hưởng đến chất lượng các quy trình cung cấp
dịch vụ của đơn vị, cụ thể như sau:
- Không có chức năng giao tiếp với các hệ thống hỗ trợ bên ngoài nên hệ thống chăm sóc
và hỗ trợ dịch vụ khách hàng CSS (Custommer Service System) hiện tại của Viễn thông
Đà Nẵng không thể kết nối được với hệ thống, quá trình cung cấp dịch vụ, kiểm tra chất
lượng dịch vụ đều phải chuyển đến kỹ thuật viên khai thác mạng thực hiện bằng nhân
công thông qua hệ thống NMS của mỗi hãng; khó khăn trong công tác tích hợp với phần
mềm chăm sóc khách hàng CSS của Viễn thông Đà Nẵng để xây dựng và phát triển thành
một giải pháp tổng thể.
- Công tác hỗ trợ và chăm sóc khách hàng gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều nhân lực và tốn
4
nhiều thời gian, đặc biệt là công tác giám sát chất lượng đường dây thuê bao hàng ngày
phục vụ công tác xử lý báo hỏng và khôi phục dịch vụ cho khách hàng.
Trong thị trường viễn thông với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh
nghiệp viễn thông, bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ của dịch vụ xDSL thì xu hướng nâng
cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng mà vẫn tiết kiệm nguồn nhân lực kỹ thuật
cao đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công của doanh nghiệp. Là một cán bộ quản lý
đang công tác tại bộ phận điều hành viễn thông của Viễn thông Đà Nẵng, tôi có cơ hội được
tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến của thế giới cũng như được va chạm nhiều với các
vấn đề nảy sinh mà một nhà cung cấp dịch vụ phải giải quyết khi tiến hành cung cấp dịch vụ
trên quy mô rộng, đặc biệt là vấn đề chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Hàng năm,
công tác đo kiểm chất lượng dịch vụ đường dây thuê bao DSL cũng được Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tiến hành định kỳ tại các viễn thông tỉnh, thành phố và
công tác đo kiểm này mang tầm vĩ mô trên toàn hệ thống cung cấp dịch vụ của Tập đoàn.
Tại các viễn thông tỉnh, thành phố thì công tác kiểm tra chất lượng đường dây thuê bao DSL

tại các DSLAM lại là công việc thường ngày phục vụ công tác xử lý và khôi phục dịch vụ
cho khách hàng và thực tế còn nhiều khó khăn vướng mắc do phải thực hiện nhân công, qua
nhiều khâu để xác định chất lượng đường dây DSL và chưa có cơ sở dữ liệu thông tin quản
lý của các hãng làm cơ sở tích hợp vào hệ thống CSS của Viễn thông Đà Nẵng. Lựa chọn đề
tài “Nghiên cứu, lựa chọn các thông số đặc trưng của MIB phục vụ cho công tác quản lý
chất lượng đường dây thuê bao số tại VNPT Đà Nẵng”, chúng tôi đang hướng tới mục tiêu
tìm hiểu các thuộc tính của MIB trong các thiết bị DSLAM của Viễn thông Đà Nẵng, từ đó
đề xuất, khuyến nghị các thông tin quản lý, các thuộc tính MIB phù hợp phục vụ cho công
tác quản lý chất lượng đường dây thuê bao DSL tại đơn vị đồng thời làm cơ sở cho việc xây
dựng giải pháp tích hợp chức năng quản lý này với phần mềm CSS hiện có của Viễn thông
Đà Nẵng.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát, và đề xuất, lựa chọn các tham số đặc trưng của MIB trong các
họ DSLAM trên mạng VNPT Đà Nẵng để đưa ra các yêu cầu cho thiết bị DSLAM nhằm
phục vụ cho việc quản lý, đánh giá chất lượng đường dây thuê bao DSL.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu giao thức SNMP và vai trò của MIB trong quản lý mạng; Tổng hợp,
5
nghiên cứu thực trạng hệ thống quản lý DSL tại VNPT Đà Nẵng; Nghiên cứu các phần tử
quản lý mạng đối với xDSL; Khảo sát và nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn các thuộc tính của
MIB phù hợp cho các họ DSLAM tại VNPT Đà Nẵng phục vụ cho việc đo kiểm đánh giá
chất lượng đường dây DSL tại VNPT Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lý thuyết về SNMP, cơ sở thông tin quản lý MIB, các phần tử quản lý
MIB đối với xDSL theo tiêu chuẩn quốc tế DSL Forums, RFC, ITU-T, Dựa trên cấu hình
mạng của VNPT Đà Nẵng, tiến hành nghiên cứu, tổng hợp năng lực quản lý hệ thống
DSLAM tại Viễn thông Đà Nẵng, thực trạng đo kiểm chất lượng đường dây xDSL tại
VNPT Đà Nẵng, sau đó lựa chọn một số công cụ thu thập MIB và tiến hành khảo sát các
thuộc tính của MIB trong họ thiết bị DSLAM (Alcatel ASAM 7300, ASAM 7301 và
Huawei MA5600) đang vận hành tại Viễn thông Đà Nẵng. Sau khi đã nghiên cứu về lý

thuyết và khảo sát các thuộc tính MIB thu thập được, thực hiện nghiên cứu, lựa chọn, đề
xuất các thuộc tính MIB phù hợp áp dụng cho họ DSLAM phục vụ việc đo kiểm chất lượng
đường dây xDSL tại Viễn thông Đà Nẵng.













6

Chương 1 - TỔNG QUAN GIAO THỨC SNMP VÀ CƠ SỞ THÔNG
TIN QUẢN LÝ MIB

1.1. Giao thức SNMP và vai trò của MIB trong quản lý mạng
SNMP là “giao thức quản lý mạng đơn giản”, dịch từ cụm từ “Simple Network
Management Protocol”, được sử dụng rất phổ biến để giám sát và điều khiển thiết bị mạng
[1, 2]. Với các hệ thống mạng lớn, thiết bị phân tán nhiều nơi, đặc biệt là trong các hệ thống
mạng của các nhà cung cấp dịch vụ với mô hình quản lý tập trung thì việc sử dụng SNMP
dường như là bắt buộc.
SNMP là một giao thức, do đó nó có những quy định riêng mà các thành phần trong
mạng phải tuân theo. Một thiết bị hiểu được và hoạt động tuân theo giao thức SNMP được
gọi là “có hỗ trợ SNMP” hoặc “tương thích SNMP”.

SNMP dùng để quản lý, nghĩa là có thể theo dõi, có thể lấy thông tin, có thể được
thông báo, và có thể tác động để hệ thống hoạt động như ý muốn. SNMP dùng để quản lý
mạng, nghĩa là nó được thiết kế để chạy trên nền TCP/IP và quản lý các thiết bị có nối mạng
TCP/IP. Để quản lý các thiết bị mạng từ 1 vị trí tập trung, giao thức SNMP sẽ vận chuyển
dữ liệu từ client (thiết bị mà đang giám sát) đến server nơi mà dữ liệu được lưu trong log
file nhằm phân tích dễ dàng hơn.
1.1.1. Kiến trúc SNMP
Kiến trúc của SNMP bao gồm 2 thành phần: các trạm quản lý mạng (network
management station) và các thành tố mạng (network element).













Hình 1.1 Kiến trúc SNMP

Network
management
station
Network
element
Network

element
Network
element
Network
management
station #2
SNMP prot
o
col

SNMP protocol
7
Một management station có thể quản lý nhiều element, một element cũng có thể
được quản lý bởi nhiều management station. Vậy nếu một element được quản lý bởi 2
station thì điều gì sẽ xảy ra? Nếu station lấy thông tin từ element thì cả 2 station sẽ có thông
tin giống nhau. Nếu 2 station tác động đến cùng một element thì element sẽ đáp ứng cả 2 tác
động theo thứ tự cái nào đến trước.
Trong một mạng, trạm quản trị chịu trách nhiệm thăm dò (polling) và nhận các trap
từ element. Trap cho phép agent thông báo cho trạm quản trị nếu có điều gì đó vượt khỏi
phạm vi cho phép xảy ra. Khi nhận được trap, tùy theo thông tin mà trap cung cấp, trạm
quản trị sẽ thực hiện một số thao tác đã được cấu hình từ trước.
1.1.2. Cơ sở dữ liệu thông tin quản lý MIB
Cơ sở thông tin quản lý MIB là một cấu trúc dữ liệu gồm các đối tượng được quản lý
(managed object), được dùng cho việc quản lý các thiết bị chạy trên nền TCP/IP [1, 3]. MIB
là kiến trúc chung mà các giao thức quản lý trên TCP/IP nên tuân theo, trong đó có SNMP.
MIB được thể hiện thành 1 file (MIB file), và có thể biểu diễn thành 1 cây (MIB tree). MIB
có thể được chuẩn hóa hoặc tự tạo và có thể xem như là một cơ sở dữ liệu của các đối tượng
quản lý mà agent lưu trữ được. Bất kỳ thiết bị nào hỗ trợ SNMP đều phải hỗ trợ MIB-II.
MIB-II định nghĩa các tham số như tình trạng của interface (tốc độ của interface, MTU, các
octet gửi, các octet nhận. ) hoặc các tham số gắn liền với hệ thống (định vị hệ thống, thông

tin liên lạc với hệ thống, ). Mục đích chính của MIB-II là cung cấp các thông tin quản lý
theo TCP/IP.
Các MIB mô tả cấu trúc của dữ liệu quản lý của thiết bị, sử dụng một không gian tên
(namspace) được phân cấp bao gồm các bộ mô tả đối tượng OID (Object Identifier). Mỗi
đối tượng MIB mô tả một biến có thể được đọc hoặc được thiết lập qua SNMP. Tập các đối
tượng MIB được cấu trúc phân cấp. Phân cấp MIB được gọi là cây MIB. Cây MIB được
định nghĩa bởi Tổ chức các tiêu chuẩn quốc tế (ISO). MIB được cài đặt ở SNMP manager
và được biểu diễn trong mỗi agent ở trong mạng SNMP. Ở trên đỉnh của cây là thông tin
rộng nhất về một mạng. Mỗi nhánh và nhánh con của cây tiến dần vào trong cây một cách
cụ thể, và các nhánh thấp nhất của cây gồm các đối tượng MIB cụ thể nhất; các lá của nhánh
sẽ chứa dữ liệu thực sự. Hình 1.2 mô tả các đối tượng cây MIB
8

Hình 1.2 Cây dữ liệu MIB
1.2. Đặc tả giao thức SNMP
1.2.1. Khuôn dạng của SNMP
SNMP chạy trên nền UDP. Cấu trúc của một bản tin SNMP bao gồm: version,
community và data

Hình 1.3 Cấu trúc bản tin SNMP
- Version: v1= 0, v2c = 1, v2u = 2, v3 = 3.
Community string
Ethernet Frame
IP packet UDP packet
SNMP packet
Data


Version
9

- Community string: Chuỗi community có 3 loại là Read-community, Write-Community và
Trap-Community.
- Phần Data trong bản tin SNMP gọi là PDU (Protocol Data Unit). SNMPv1 có 5 phương
thức hoạt động GetRequest, GetNextRequest, SetRequest, GetResponse và Trap tương ứng
5 loại PDU. SNMPv2c có 8 phương thức gồm : GetRequest, GetNextRequest, Response,
SetRequest, GetBulkRequest, InformRequest, Trap và Report.
1.2.2. Các lệnh SNMP
Việc trao đổi dữ liệu giữa Manager và Agent được thực hiện trên giao thức SNMP.
SNMP cung cấp ba lệnh cơ bản như sau:
- Get: Trạm quản lý yêu cầu nhận giá trị của một hoặc nhiều đối tượng quản lý
(Management Object - MO) từ trạm bị quản lý;
- Set: Trạm quản lý yêu cầu thay đổi giá trị của một hoặc nhiều đối tượng quản lý tại trạm bị
quản lý;
- Trap: Trạm bị quản lý gửi thông tin về trạng thái của một đối tượng quản lý khi có một
biến cố đã được định nghĩa trước xảy ra.
Bên cạnh đó, SNMP còn định nghĩa các lệnh khác như: GetRequest,
GetNextRequest, SetRequest, GetResponse, InformRequest. Từ phiên bản SNMPv2, có
thêm một tuỳ chọn nữa được đưa vào, đó là GetBulkRequest.
Trong mạng TCP/IP, SNMP là một giao thức hoạt động ở tầng ứng dụng và sử dụng
giao thức UDP. Do đó, SNMP là một giao thức phi kết nối, tức là giữa manager và agent
không có sự duy trì kết nối trong suốt quá trình trao đổi dữ liệu. Hình 1.4 mô tả mô hình
hoạt động của SNMP trong kiến trúc mạng [1].
10

Hình 1.4 Mô hình hoạt động của SNMP
1.3. Nghiên cứu cấu trúc thông tin quản lý (SMI)
SMI (Structure of Management Information) cung cấp cho chúng ta cách định nghĩa,
lưu trữ các đối tượng quản lý và các thuộc tính của chúng [12]. SMI đơn giản gồm có 3 đặc
tính: Name hay OID (object identifier); Kiểu và cú pháp; Mã hóa
1.3.1. Cấu trúc thông tin quản lý phiên bản 1 (SMIv1)

RFC1155 mô tả cấu trúc của mib file và phiên bản trong RFC1155 được gọi là
SMIv1, theo đó mỗi đối tượng bao gồm 3 phần: Name, Syntax và Encoding.
- Name: Name là định danh của object, có kiểu Object Identifier.
- Syntax: Syntax mô tả kiểu của object là gì.
- Encoding: Cơ chế Encoding theo chuẩn BER trong ASN.1.
1.3.2. Cấu trúc thông tin quản lý phiên bản 2 (SMIv2)
SMIv2 được giới thiệu cùng với SNMPv2c và được trình bày trong RFC2578, bao
gồm nhiều thay đổi trong cấu trúc mib file. Mặc dù các kiểu dữ liệu có thể được định nghĩa
ở SMIv1, SMIv2 chính thức hoá cú pháp này và định nghĩa một số “Các ký hiệu dạng text
tiêu chuẩn” chẳng hạn như “Display String”. Dữ liệu được định nghĩa bởi các đối tượng
SMIv2 MIB có thể được truyền thông giữa manager và các agent bởi giao thức SNMPv1,
SNMPv2c hoặc SNMPv3, ngoại trừ trường hợp dữ liệu Counter64 Object không thể được
truyền tải bởi các bản tin SNMPv1.
SMIv2 MIB được trình bày trong RFC2578, bao gồm nhiều thay đổi trong cấu trúc
mib file. Hình 1.5 mô tả vị trí của MIB-2 trong mib
11















Hình 1.5 SNMPv2 MIB












ccitt (0)
iso (1) iso-ccitt (2)
org (3)
dot (6)
internet (1)
directory (1)
1.3.6.1.1
mgmt (2)
1.3.6.1.2

experimental (3)
1.3.6.1.3
privite (4)
1.3.6.1.4
enterprises(1)
1.3.6.1.4.1
mib-2 (1)

1.3.6.1.2.1

system (1) interfaces (2) at(3) ip (4) icmp (5) tcp (6) udp (7) egp (8) transmision (9) snmp (10)
12
Chương 2 - NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC QUẢN LÝ HỆ THỐNG
DSLAM VÀ CÁC THUỘC TÍNH CỦA MIB TRONG HỌ THIẾT BỊ
DSLAM TẠI VIỄN THÔNG ĐÀ NẴNG
2.1. Nghiên cứu, đánh giá tài liệu kỹ thuật của các hãng cung cấp thiết bị
DSLAM trên mạng Viễn thông Đà Nẵng
2.1.1. Thiết bị ASAM 7300, ASAM 7301 của Alcatel
ASAM 7300 và 7301 của Alcatel là DSLAM cung cấp các dịch vụ tốc độ cao cho
người sử dụng thông qua hạ tầng truyền dẫn. Thông tin được ghép kênh/tách kênh tới và từ
các giao diện ATM tốc độ cao hoặc giao diện mạng Ethernet (FE hoặc GE). ASAM 7300 và
7301 hỗ trợ các công nghệ ADSL, SHDSL, Multi-ADSL, và VDSL.
Phân hệ quản lý xDSL quản lý các đường dây modem xDSL. Quản lý này bao gồm
quản lý cấu hình, chất lượng, và lỗi ở cả xTU-C và xTU-R.
Phân hệ quản lý SHDSL quản lý các đường dây modem SHDSL, gồm quản lý cấu
hình và quản lý lỗi ở cả hai phần đầu xa và đầu gần của modem SHDSL.
ASAM 7300, 7301 hỗ trợ TELNET để xác định sự cố, thay đổi các cấu hình và để
bảo dưỡng và cài đặt phần mềm. Nhà khai thác có thể thay đổi chuỗi community được sử
dụng bởi SNMP manager.
2.1.2. Thiết bị MA5600 của Huawei
MA5600 của Huawei là DSLAM truy nhập đa dịch vụ với dung lượng lớn, cung cấp
các dịch vụ ADSL2+ và SHDSL. Với người sử dụng, MA5600 hỗ trợ các dịch vụ như lướt
web, game online, các dịch vụ QoS chất lượng cao như hội nghị truyền hình, enterprise
intranet, mạng riêng ảo (VPN).
MA5600 có các tính năng quản lý, bảo dưỡng, giám sát, định vị lỗi và quản lý thông
thường.
MA5600 có thể được quản lý trên một thiết bị đầu cuối nội bộ hoặc từ xa. MA5600
hỗ trợ quản lý mạng qua giao diện đường dây dòng lệnh (CLI) hoặc hỗ trợ quản lý dựa trên

giao thức quản lý mạng đơn giản SNMP nhờ sử dụng hệ thống quản lý tập trung N2000.
2.2. Hệ thống quản lý mạng cung cấp dịch vụ xDSL của Viễn thông Đà Nẵng
2.2.1. Hệ thống quản lý mạng AWS, N2000
2.2.1.1. Hệ thống quản lý AWS
13
Phân hệ truy nhập xDSL có thể được quản lý bởi hệ thống AWS (Alcatel-Lucent
WorkStation) của Alcatel, sử dụng giao thức SNMP qua kênh ATM. Thông tin quản lý
được tích hợp vào các tế bào ATM sử dụng giao thức riêng. Một cửa sổ ứng dụng trên AWS
cung cấp một giao diện đường dây dòng lệnh (CLI), cho phép các phần tử của mạng được
quản lý và được điều khiển. Giao diện này sử dụng cú pháp TL1 để truyền thông tới ASAM
bất kì ở phân hệ xDSL.
Việc quản lý phân hệ truy nhập xDSL cũng có thể được thực hiện qua giao diện quản
lý Out-Band qua một kết nối Ethernet (10BASE-T). Kết nối Ethernet này cho phép ASAM
được kết nối tới intranet hoặc internet, cho phép sự tích hợp dễ dàng vào hệ thống quản lý
mạng của nhà khai thác.
ASAM hỗ trợ chức năng đo kiểm SELT Test. SELT Test cung cấp một công cụ kiểm
tra đường dây được xây dựng bên trong modem xDSL để đo kiểm các đặc tính mạch vòng
giữa các giao diện U-C và U-R. SELT Test hỗ trợ:
- Phát hiện và định vị các lỗi kim loại
- Đo lường tạp âm và phát hiện nhiễu
- Đo lường tổn hao đường dây
- Ước lượng tốc độ bit có thể đạt được cực đại
- Ước lượng độ dài đường dây
2.2.1.2. Hệ thống quản lý mạng N2000
MA5600 hỗ trợ quản lý mạng qua giao diện dòng lệnh (CLI) hoặc quản lý dựa trên
hệ thống quản lý tập trung N2000.
Quản lý dựa trên NMS:

Hình 2.1. Quản lý dựa trên NMS
14


- N2000 cho phép giám sát chất lượng hệ thống và tập hợp thống kê lưu lượng của tất cả các
thiết bị hoặc một thiết bị cụ thể trên mạng.
- N2000 cung cấp giải pháp quản lý cảnh báo mạng tổng thể, cho phép định vị lỗi nhanh
chóng.
- Chức năng quản lý thiết bị tích hợp, chuyển mạch cửa sổ cảnh báo
- Giải pháp bảo mật
- N2000 cung cấp chế độ backup bằng nhân công hoặc theo định trình hoặc upload tất cả
các thiết bị hoặc một thiết bị cụ thể trên mạng.
- Giao diện người sử dụng đồ hoạ
- Quản lý cấu hình
2.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng đường dây thuê bao xDSL tại viễn thông Đà
Nẵng
Với các đường dây thuộc thiết bị Huawei, Viễn thông Đà Nẵng sử dụng hệ thống
N2000 của Huawei và các lệnh Telnet để quản lý mạng xDSL và kiểm tra chất lượng đường
dây thuê bao xDSL kết nối tới các DSLAM.
- Kiểm tra chất lượng đường dây bằng N2000

Hình 2.2. Quản lý mạng xDSL bằng N2000 tại Viễn thông Đà Nẵng

15
- Kiểm tra chất lượng đường dây bằng các lệnh Telnet:
DNG.DPT.H11#display line operation port 0/0/0
It will take several minutes, and console may be timeout, please use command
idle-timeout to set time limit
Are you sure to continue? (y/n)[n]:y
DNG.DPT.H11#
Channel mode : Interleaved
Power management mode : L0
Downstream channel bit swap : Enable

Upstream channel bit swap : Enable
Trellis mode : Enable
Standard in port training : G992.5-Annex A
Downstream channel rate(Kbps) : 4911
Downstream max. attainable rate(Kbps) : 19660
Downstream channel SNR margin(dB) : 25.8
Downstream interleaved channel delay(ms) : 16
Downstream channel attenuation(dB) : 12.0
Downstream total output power(dBm) : 15.8
Upstream channel rate(Kbps) : 637
Upstream max. attainable rate(Kbps) : 1184
Upstream channel SNR margin(dB) : 22.4
Upstream interleaved channel delay(ms) : 1
Upstream channel attenuation(dB) : 5.8
Upstream total output power(dBm) : 11.9
G992.1 : G.dmt

Đối với các DSLAM của Alcatel Lucent, hệ thống quản lý mạng NMS được cài đặt
sử dụng tại Viễn thông Đà Nẵng là AWS. Viễn thông Đà Nẵng sử dụng hệ thống AWS để
quản lý mạng xDSL và kiểm tra chất lượng đường dây thuê bao xDSL kết nối tới các
DSLAM. Mỗi thuê bao sử dụng dịch vụ băng rộng của Viễn thông Đà Nẵng sẽ được gán
một profile cụ thể. Chất lượng đường dây ADSL được kiểm tra khi thuê bao thông báo hỏng
hoặc chất lượng không đảm bảo như cam kết.
16

Hình 2.3. Quản lý mạng xDSL bằng AWS tại Viễn thông Đà Nẵng

2.3. Nghiên cứu các phần tử quản lý mạng đối với xDSL
2.3.1. Nghiên cứu khuyến nghị của ITU-T về đặc tính kỹ thuật và quản lý xDSL
Khuyến nghị của ITU-T về đặc tính kỹ thuật và quản lý xDSL chủ yếu là khuyến

nghị ITU-T G.997.1 [4]. Khuyến nghị này mô tả việc quản lý lớp vật lý đối với các hệ thống
truyền dẫn ADSL và VDSL2 dựa trên các bit chỉ thị và các bản tin EOC được định nghĩa ở
series G.992.x của ITU-T và ở khuyến nghị ITU-T G.993.2. Khuyến nghị ITU-T G.997.1
đặc tả các phần tử quản lý xDSL gồm: quản lý cấu hình, quản lý lỗi và quản lý chất lượng.
Mô hình tham chiếu hệ thống của khuyến nghị ITU-T G.997.1 được mô tả ở hình 2.8.
Các phần tử MIB theo khuyến nghị ITU-T G.997.1 gồm 6 kiểu thông tin quản lý là:
- Quản lý lỗi – Các Failure (các chỉ thị cảnh báo);
- Giám sát lỗi – Quá ngưỡng (các bản tin cảnh báo);
- Các tham số giám sát chất lượng (các bộ đếm counter);
- Các tham số cấu hình;
- Các tham số Inventory;
- Các tham số kiểm tra, chuẩn đoán và trạng thái.
2.3.2. Nghiên cứu khuyến nghị của DSL Forum về đặc tính kỹ thuật và quản lý
xDSL
17
Mục đích của DSL Forum là thiết lập các tiêu chuẩn mới về các sản phẩm truyền
thông đường dây thuê bao số DSL, cũng như việc cung cấp dịch vụ DSL. Khuyến nghị TR-
005 [14] của DSL Forum đặc tả về đặc tính kỹ thuật và quản lý đối với ADSL.
Quản lý ADSL gồm các tham số, tác vụ, và các giao thức với các chức năng sau:
- Quản lý cấu hình: Cấu hình ATU-C, ATU-R, và duy trì thông tin Inventory.
- Quản lý lỗi: Phát hiện và sửa lỗi.
- Quản lý chất lượng: Báo cáo các điều kiện hoạt động và lịch sử.
2.3.2.1. Quản lý cấu hình ADSL
Quản lý cấu hình ADSL gồm các tham số sau:
a) Kiểu đường dây ADSL.
b) Mã hoá đường dây ADSL
c) Các tham số SNR Margin
d) Các tham số thích nghi tốc độ động
e) Các tham số tốc độ bit
f) Trễ ghép xen cực đại

g) Các ngưỡng cảnh báo
h) Ngưỡng tốc độ
i) Thông tin Inventory
2.3.2.2. Quản lý lỗi ADSL
Các lỗi sẽ được thông báo bởi các cảnh báo (các sự kiện) qua cổng NMS từ ATU-C.
Các hệ thống quản lý mạng cũng có thể xác định các lỗi, như sự suy giảm đường dây, bằng
cách kiểm tra các báo cáo chất lượng:
a) Trạng thái đường dây ADSL.
b) Các cảnh báo (các sự kiện).
c) Cô lập lỗi.
2.3.2.3. Quản lý chất lượng ADSL
Mỗi ATU-C và ATU-R có thể được truy nhập qua cổng NMS thông tin liên quan đến
quản lý các trạng thái như: suy hao đường dây, SNR Margin, tổng công suất đầu ra, tốc độ
có thể đạt được cực đại, tốc độ hiện tại, tốc độ trước đó và liên quan đến giám sát chất
lượng như: lỗi mất tín hiệu, lỗi mất khung, lỗi mất liên kết, thời gian lỗi, lỗi mất nguồn,

18
2.3.3. Nghiên cứu tiêu chuẩn của IETF về đặc tính kỹ thuật và quản lý xDSL
Tiêu chuẩn IETF RFC 2662 [13] định nghĩa MIB tiêu chuẩn dựa trên mô hình dữ liệu
tiêu chuẩn của ADSL Forum. Tiêu chuẩn này mô tả ATU-C (DSLAM) và ATU-R (Modem
ADSL) như là hai phía của đường dây ADSL. ADSL MIB bao gồm cả các khía cạnh của
agent ATU-C và agent ATU-R. ADLS MIB có nhiều bảng song song, đó là các bảng dành
cho:
- Line: Các thuộc tính chung
- Trạng thái ATU-C và ATU-R
- Chất lượng ATU-C và ATU-R:
- Các profile: Các tham số cấu hình và các tham số cảnh báo (alarm).
ADSL MIB có các bảng riêng rẽ dành cho các lớp vật lý và kênh.Ở tất cả cấu hình,
entry giao diện vật lý sẽ tồn tại; tuy nhiên sự tồn tại của kênh ADSL khác nhau trong mỗi
trường hợp.

Các phần tử quản lý mạng ADSL được biểu diễn trong các thuộc tính MIB được mô
tả bởi tiêu chuẩn RFC 2662 và được mô tả ở Bảng 2.1
Bảng 2.1 Các phần tử quản lý mạng ADSL theo RFC 2662
adslMIB
adslLineMib
adslMibObjects
adslLineTable
adslLineEntry
adslLineCoding
adslLineType
adslLineSpecific
adslLineConfProfile
adslLineAlarmConfProfile
adslAtucPhysTable
adslAtucPhysEntry
adslAtucInvSerialNumber
adslAtucInvVendorID
adslAtucInvVersionNumber
adslAtucCurrSnrMgn
adslAtucCurrAtn
19
adslAtucCurrStatus
adslAtucCurrOutputPwr
adslAtucCurrAttainableRate
adslAturPhysTable
adslAturPhysEntry
adslAturInvSerialNumber
adslAturInvVendorID
adslAturInvVersionNumber
adslAturCurrSnrMgn

adslAturCurrAtn
adslAturCurrStatus
adslAturCurrOutputPwr
adslAturCurrAttainableRate
adslAtucChanTable
adslAtucChanEntry
adslAtucChanInterleaveDelay
adslAtucChanCurrTxRate
adslAtucChanPrevTxRate
adslAtucChanCrcBlockLength
adslAturChanTable
adslAturChanEntry
adslAturChanInterleaveDelay
adslAturChanCurrTxRate
adslAturChanPrevTxRate
adslAturChanCrcBlockLength
adslAtucPerfDataTable
adslAturPerfDataTable
adslAtucIntervalTable
adslAturIntervalTable
adslAtucChanPerfDataTable
adslAturChanPerfDataTable
adslAtucChanIntervalTable
adslAturChanIntervalTable
adslLineConfProfileTable
20
adslLineConfProfileEntry
adslLineConfProfileName
adslAtucConfRateMode
adslAtucConfRateChanRatio

adslAtucConfTargetSnrMgn
adslAtucConfMaxSnrMgn
adslAtucConfMinSnrMgn
adslAtucConfDownshiftSnrMgn
adslAtucConfUpshiftSnrMgn
adslAtucConfMinUpshiftTime
adslAtucConfMinDownshiftTime
adslAtucChanConfFastMinTxRate
adslAtucChanConfInterleaveMinTxRate
adslAtucChanConfFastMaxTxRate
adslAtucChanConfInterleaveMaxTxRate
adslAtucChanConfMaxInterleaveDelay
adslAturConfRateMode
adslAturConfRateChanRatio
adslAturConfTargetSnrMgn
adslAturConfMaxSnrMgn
adslAturConfMinSnrMgn
adslAturConfDownshiftSnrMgn
adslAturConfUpshiftSnrMgn
adslAturConfMinUpshiftTime
adslAturConfMinDownshiftTime
adslAturChanConfFastMinTxRate
adslAturChanConfInterleaveMinTxRate
adslAturChanConfFastMaxTxRate
adslAturChanConfInterleaveMaxTxRate
adslAturChanConfMaxInterleaveDelay
adslLineConfProfileRowStatus
adslLineAlarmConfProfileTable
adslLCSMib
21

adslTraps
adslConformance

2.4. Nghiên cứu, khảo sát các thuộc tính của MIB trong họ thiết bị DSLAM đang
sử dụng tại Viễn thông Đà Nẵng
Trong quá trình khảo sát, thu thập các thuộc tính MIB của các thiết bị DSLAM trên
mạng Viễn thông Đà Nẵng, công cụ thu thập MIB là MG-SOFT MIB Browser Professional
Edition được lựa chọn và chứng tỏ được khả năng thu thập dữ liệu MIB khá tốt và ổn định.
Sau khi cài đặt chương trình và nạp các file MIB chuẩn cần thiết, kết nối tới địa chỉ
của DSLAM cần thu thập qua giao thức quản lý SNMP, việc thu thập cơ sở dữ liệu thông
tin quản lý MIB được tiến hành và được mô tả ở hình 2.4. Kết quả trả về toàn bộ cơ sở dữ
liệu MIB của DSLAM được thu thập.

Hình 2.4. Dữ liệu MIB được thu thập từ các DSLAM
2.4.1. Khảo sát các phần tử quản lý mạng DSL
Sử dụng công cụ MG-SOFT MIB Browser tiến hành khảo sát các phần tử quản lý
mạng DSL trong các thiết bị DSLAM MA5600 Huawei, ASAM 7300 Alcatel tại Viễn
22
thông Đà Nẵng. Kết quả khảo sát các phần tử quản lý mạng ADSL được tổng kết lại trong
Bảng kết quả khảo sát các phần tử quản lý ADSL SNMP Agent.
2.4.2. Khảo sát các thuộc tính MIB sử dụng trên DSLAM Huawei MA5600
Sử dụng công cụ MG-SOFT MIB Browser tiến hành khảo sát các thuộc tính của MIB
trong thiết bị DSLAM MA5600 Huawei tại Viễn thông Đà Nẵng, kết quả khảo sát cho thấy
các thuộc tính MIB của DSLAM Huawei MA 5600 tại Viễn thông Đà Nẵng có tuân theo
tiêu chuẩn quốc tế về MIB II (MIB dành cho TCP/IP) và ADSL MIB, có mở các thuộc tính
mặc dù còn nhiều thuộc tính MIB khác bị Private không mở. Chi tiết kết quả khảo sát thu
thập cơ sở dữ liệu MIB có thể tham khảo ở Phụ lục 2.2 trong quyển luận văn.
2.4.3. Khảo sát các thuộc tính MIB sử dụng trên DSLAM Alcatel ASAM 7300
Sử dụng công cụ MG-SOFT MIB Browser tiến hành khảo sát các thuộc tính của MIB
trong thiết bị DSLAM ASAM 7300 Alcatel tại Viễn thôngt Đà Nẵng, kết quả khảo sát cho

thấy cơ sở dữ liệu MIB của DSLAM Alcatel ASAM 7300 tại Viễn thông Đà Nẵng chỉ mở
các thuộc tính MIB II và không mở các thuộc tính MIB dành cho quản lý ADSL. Do đó,
Viễn thông Đà Nẵng cần yêu cầu Alcatel mở các thuộc tính ADSL MIB cho việc giám sát
chất lượng mạng DSL khi Viễn thông Đà Nẵng xây dựng giải pháp cơ sở dữ liệu dùng
chung để quản lý mạng DSL tại Đà Nẵng. Chi tiết kết quả khảo sát thu thập cơ sở dữ liệu
MIB có thể tham khảo ở Phụ lục 2.3 trong quyển luận văn.
23
Chương 3 - ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN CÁC THUỘC TÍNH MIB ÁP
DỤNG CHO HỌ DSLAM TẠI VIỄN THÔNG ĐÀ NẴNG PHỤC VỤ
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐƯỜNG DÂY DSL

3.1. Đề xuất phương án sử dụng thông tin khai thác từ MIB phục vụ đo kiểm
đường dây DSL tại Viễn thông Đà nẵng
Dựa trên sở cứ khoa học về các tài liệu tiêu chuẩn cho quản lý mạng DSL đã nghiên
cứu ở chương 2 gồm khuyến nghị ITU-T G.997.1 [4], đặc tả kỹ thuật TR-005 của DSL
Forum [14], tiêu chuẩn IETF RFC 2662 [13], và thực tế giám sát, quản lý chất lượng đường
dây DSL tại Viễn thông Đà Nẵng; các thông tin khai thác từ MIB hỗ trợ cho việc đo kiểm
chất lượng đường dây DSL được đề xuất gồm các tham số sau:
- Trạng thái hoạt động hiện tại
- Các tham số tốc độ dữ liệu
- Các tham số SNR Margin
- Các tham số truyền dẫn tín hiệu
- Dữ liệu lịch sử chất lượng đường dây
3.2. Đề xuất, lựa chọn các thuộc tính MIB phù hợp phục vụ cho việc quản lý
chất lượng đường dây DSL tại Viễn thông Đà Nẵng
Dựa trên nghiên cứu các khuyến nghị và tiêu chuẩn quốc tế đã nghiên cứu gồm
khuyến nghị ITU-T G.997.1 [4], đặc tả kỹ thuật TR-005 của DSL Forum [14], tiêu chuẩn
IETF RFC 2662 [13]; kết hợp với khảo sát số liệu MIB thực tế tại VNPT Đà Nẵng và
phương án đề xuất các nhóm quản lý DSL ở phần (3.1), các thuộc tính MIB tương ứng phục
vụ cho việc quản lý chất lượng đường dây DSL tại VNPT Đà Nẵng được đề xuất ở Bảng

các thuộc tính MIB hữu ích đánh giá chất lượng đường dây ADSL (Bảng 3.1 trong quyển
luận văn).
Từ các thuộc tính MIB hữu ích đề xuất trong Bảng 3.1, chúng ta xây dựng Bảng các
tham số tính toán từ MIB cho đánh giá chất lượng đường dây ADSL (Bảng 3.2 trong quyển
luận văn) sau đó có thể điền các số liệu MIB thực tế thu được vào để đánh giá đường dây
ADSL.


24
Bảng các tham số tính toán từ MIB cho đánh giá
chất lượng đường dây ADSL

Với các thuộc tính MIB đề xuất trên, ta xét ví dụ thực tế sau khi khi thu thập MIB từ
cổng adsl 0/0/12 của DSLAM Huawei MA5600 và điền giá trị MIB thu thập vào Bảng các
tham số hữu ích cho việc đánh giá chất lượng đường dây DSL, Bảng các tham số tính toán
từ MIB cho đánh giá chất lượng đường dây ADSL, chúng ta đánh giá được chất lượng
đường dây cổng ADSL 0/012 có chất lượng tốt và có băng thông còn dư cỡ khoảng (26084
– 4911) = 21173 kbps (tương đương 21 Mbps) nên có thể cung cấp gói dữ liệu HD cho dịch
vụ IPTV. Chất lượng đường dây hoạt động khá ổn định.






Tốc độ (kbps)

MIN_BR MAX_BR CURR_BR

MAXATTAIN_BR

Đường xuống
Đường lên
SNR Margin
(dB)
MIN_SNRMR MAX_SNRMR TAR_SNR
MR
CURR_SNRMR
Đường xuống
Đường lên
Suy hao (dB)
CURR_ATEN
Công suất
(dBm)
CURR_PWR
Đường xuống Đường
xuống

Đường lên Đường lên


Số giây lỗi (s)
Time
_Sec
Errors
_Sec
Lofs
_Sec
Loss
_Sec


Lpr_

Sec

Lols_
Sec
Dung
lượng
chiếm
dụng (%)
OCCU_CAP
Đường xuống Đường
xuống

Đường lên Đường lên


25
KẾT LUẬN
Cơ sở dữ liệu thông tin quản lý MIB của các thiết bị DSLAM có chứa những thông
tin hết sức hữu ích cho việc đo kiểm, giám sát, đánh giá chất lượng đường dây DSL tại
VNPT Đà Nẵng. Sau một thời gian nghiên cứu nghiêm túc, đề tài đã đạt được những kết quả
nhất định, cụ thể:
Chương 1 đã tìm hiểu, nghiên cứu được cơ bản về giao thức quản lý mạng đơn giản
SNMP và cơ sở dữ liệu thông tin quản lý MIB cũng như vai trò của MIB trong quản lý
mạng. Nghiên cứu được cơ bản các đặc tả trong giao thức SNMP, các cơ chế trao đổi thông
tin, truy vấn dữ liệu giữa các phần tử mạng. Nắm bắt và hiểu được nguyên tắc tổ chức của
cây MIB, cấu trúc thông tin quản lý SMI về những qui định chung và các tùy chọn cho
người khai thác, quản lý và các hãng sản xuất cung cấp thiết bị cần phải tuân theo.
Chương 2 đã nghiên cứu năng lực quản lý hệ thống DSLAM tại Viễn thông Đà

Nẵng. Năng lực quản lý hệ thống DSLAM tại VNPT Đà nẵng hiện tại chủ yếu là dựa vào
việc sử dụng công cụ, phần mềm do từng hãng thiết bị cung cấp hoặc sử dụng lệnh Telnet.
Việc khai thác, giám sát thiết bị của hãng nào thì phải sử dụng phần mềm quản lý của hãng
đấy đã dẫn đến một số bất cập, mặt khác các phần mềm quản lý này đều là phần mềm đóng
nên không thể bổ sung hay hiệu chỉnh để đáp ứng yêu cầu thực tế tại đơn vị. Việc giám sát
chất lượng đường dây DSL tùy thuộc vào hệ thống giám sát của từng hãng, độc lập với nhau
và chưa có ngưỡng qui định chung. Chương 2 cũng đã nghiên cứu các khuyến nghị của các
tổ chức quốc tế gồm ITU-T, DSL Forum, RFC về các phần tử quản lý mạng DSL. Các
khuyến nghị này gồm nhiều nhóm phần tử hữu ích cho việc quản lý và giám sát chất lượng
đường dây DSL. Chương 2 cũng đã mô tả kết quả khảo sát thực tế cơ sở dữ liệu các thuộc
tính MIB của hai họ DSLAM là Huawei và Alcatel tại VNPT Đà Nẵng; kết quả cho thấy
các thuộc tính MIB của DSLAM Huawei MA 5600 có tuân theo tiêu chuẩn quốc tế về MIB
II (MIB dành cho TCP/IP) và ADSL MIB và mở các thuộc tính này cho VNPT Đà Nẵng,
mặc dù còn nhiều thuộc tính MIB khác bị Private không mở ra cho VNPT Đà Nẵng; trong
khi đó cơ sở dữ liệu MIB của DSLAM Alcatel ASAM 7300 chỉ mở các thuộc tính MIB II
và không mở các thuộc tính MIB dành cho quản lý ADSL cho VNPT Đà nẵng. Do đó,
VNPT Đà Nẵng sẽ yêu cầu Alcatel mở các thuộc tính ADSL MIB cho việc giám sát chất
lượng mạng DSL khi VNPT Đà Nẵng xây dựng giải pháp cơ sở dữ liệu dùng chung để quản
lý mạng DSL tại Đà Nẵng.

×