Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ THANH NHÀN

QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM
CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 0102

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Văn Liên

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh Nhàn

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Lê Văn Liên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế tốn tài chính, Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ngân hàng TMCP
Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh Nhàn

ii

download by :


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ v
DANH MỤCBẢNG ........................................................................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ...................................................................................... vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ viii
THESIS ABSTRACT ....................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 1

1.2.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................... 4
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 4

2.1.1.


Tổng quan về ngân hàng thương mại ............................................................... 4

2.1.2.

Tổng quan về nợ xấu của ngân hàng thương mại .......................................... 14

2.1.3.

Nội dung quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại .................................... 18

2.1.4.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ........... 25

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 29

2.2.1.

Kinh nghiệm quản trị nợ xấu của một số ngân hàng TMCP trong nước ....... 29

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho VIB Thái Nguyên ........................................ 33

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 34
3.1.

TỔNG QUAN VỀ VIB CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN .............................. 34


3.1.1.

Tổ chức bộ máy của VIB chi nhánh Thái Nguyên ......................................... 36

3.1.2.

Tình hình nguồn nhân lực .............................................................................. 38

iii

download by :


3.1.3.

Hoạt động kinh doanh của VIB chi nhánh Thái Nguyên 2014-2016 ............. 40

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 45

3.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 45

3.2.2

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................................... 45


3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu dùng trong phân tích .......................................................... 46

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................... 49
4.1.

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI VIB CHI NHÁNH THÁI
NGUYÊN ....................................................................................................... 49

4.1.1.

Tình hình nợ xấu ............................................................................................ 49

4.1.2.

Tình hình quản trị nợ xấu ............................................................................... 52

4.2.

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI VIB CHI
NHÁNH THÁI NGUYÊN ............................................................................. 62

4.2.1.

Yếu tố chủ quan.............................................................................................. 62

4.2.2.

Yếu tố khách quan .......................................................................................... 66


4.3.

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI VIB CHI
NHÁNH THÁI NGUYÊN ............................................................................. 70

4.3.1.

Một số kết quả đạt được ................................................................................. 71

4.4.2.

Một số tồn tại.................................................................................................. 72

4.4.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI VIB CHI
NHÁNH THÁI NGUYÊN ............................................................................. 73

4.4.1.

Định hướng phát triển của VIB chi nhánh Thái Nguyên ............................... 73

4.4.2.

Giải pháp hoàn thiện quản trị nợ xấu tại VIB chi nhánh Thái Nguyên .......... 74

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 83
5.1.


KẾT LUẬN .................................................................................................... 83

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 84

5.2.1.

Kiến nghị với Chính phủ và địa phương ........................................................ 84

5.2.2.

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước............................................................... 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 87

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

AMC

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản


CBA

Commonwweath Bank of Australia

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

CIC

Trung tâm Thơng tin tín dụng

CN

Chi nhánh

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DPRR

Dự phòng rủi ro

EUR

Euro

HĐKD


Hoạt động kinh doanh

HHNH

Hiệp Hội Ngân hàng

HSC

Hội sở chính

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

KH

Kỳ hạn

NHNN

Ngân hàng Nhà Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần


TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

USD

Đơ la Mỹ

VIB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

VIBAMC

Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Quốc tế

Vietcombank

Ngoại Thương Việt Nam

VND

Việt Nam đồng

v


download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Cơ cấu trình độ văn hóa CBCNV VIB chi nhánh Thái Nguyên ................. 39

Bảng 3.2.

Tình hình HĐKD VIB chi nhánh Thái Nguyên 2014-2016 ........................ 40

Bảng 3.3.

Kết quả huy động vốn tại VIB chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn
2014 – 2016 ................................................................................................. 41

Bảng 3.4.

Tình hình cho vay vốn giai đoạn 2014 - 2016............................................. 44

Bảng 4.1.

Tỷ lệ nợ xấu của VIB chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016 ......... 49

Bảng 4.2.

Phân loại nhóm nợ tại VIB chi nhánh Thái Nguyên ................................... 50

Bảng 4.3.


Nợ xấu theo đối tượng vay tại VIB chi nhánh Thái Nguyên ...................... 51

Bảng 4.4:

Nợ xấu theo mục đích vay tại VIB chi nhánh Thái Nguyên ....................... 52

Bảng 4.5.

Nợ xấu theo thời hạn vay tại VIB chi nhánh Thái Nguyên ......................... 52

Bảng 4.6.

Xếp hạng tín dụng tại VIB chi nhánh Thái Nguyên .................................... 56

Bảng 4.7.

Kết quả xử lý nợ xấu tại VIB chi nhánh Thái Nguyên ................................ 56

Bảng 4.8.

Kết quả xử lý nợ xấu theo nhóm nợ tại VIB chi nhánh Thái Nguyên......... 61

Bảng 4.9.

Nợ xấu theo nguyên nhân ............................................................................ 70

vi

download by :



DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 3.1.Tổ chức bộ máy của VIB chi nhánh Thái Nguyên ......................................... 36
Đồ thị 4.1. Nợ xấu tại VIB chi nhánh Thái Nguyên ....................................................... 50

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả:Trần Thị Thanh Nhàn
Tên luận văn: Quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh
Thái Nguyên
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về nợ xấu và công tác quản trị
nợ xấu trong ngân hàng thương mại, đánh giá thực trạng nợ xấu và công tác quản trị nợ
xấu tại Ngân hàng TMCP quốc tế VIB chi nhánh Thái Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nợ xấu tại chi nhánh trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích tình hình nợ xấu và cơng tác quản trị nợ xấu tại VIB chi nhánh Thái
Nguyên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm:
- Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mơ tả
- Phương pháp so sánh
Kết quả chính và kết luận
Thái Nguyên được đánh giá là thị trường tiềm năng cho hoạt động tài chính của
các NHTM nói chung, đối với sự phát triển của hoạt động tín dụng nói riêng. Tuy nhiên,
việc phát triển và mở rộng quy mơ tín dụng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng
phải đi kèm với cơng tác quản trị nợ xấu các khoản tín dụng, vì vậy giảm nợ xấu, quản
trị nợ xấu là nhiệm vụ hàng đầu của hầu hết các ngân hàng, trong đó có ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên
Thông qua luận văn, tác giả đã đánh giá tình hình nợ xấu tại VIB chi nhánh Thái
Nguyên còn nhiều tồn tại. Cụ thể:
Tỷ lệ nợ xấu của VIB chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016 còn ở mức cao
dẫn đến nhiều khả năng vốn không thể thu hồi, từ đó làm giảm nguồn vốn tại chi nhánh.
Nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại chi nhánh chủ yếu là do công tác thẩm định của
ngân hàng chưa thực sự hiệu quả nên khả năng đánh giá khách hàng thấp dẫn đến việc
không thu hồi nợ trong khi các khách hàng kinh doanh thua lỗ từ các dự án tín dụng
chiếm tỷ trọng cao trong các nguyên nhân phát sinh nợ xấu.

viii

download by :


Trình độ của cán bộ tín dụng tại chi nhánh cịn hạn chế, cụ thể khả năng phân tích
tình hình tài chính của doanh nghiệp của cán bộ tín dụng cịn thấp so với u cầu của
cơng tác này đã đến có nhiều khoản tín dụng khơng thu hồi.
Trong doanh số thu nợ hàng năm thì chủ yếu là chi nhánh thu từ các khoản nợ
ngắn hạn, nợ trung và dài hạn thu hồi không nhiều trong khi lại chiếm tỷ trọng cao nhất.
Nhìn chung cơng tác quản trị nợ xấu tại chi nhánh chưa thực sự hiệu quả.
Từ những hạn chế trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu

tại chi nhánh và nâng cao hiệu quả công tác quản trị nợ xấu tại chi nhánh, bao gồm:
Công tác ngăn ngừa nợ xấu bao gồm chú trong công tác thẩm định dự án đầu tư,
chú trọng và đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng cán bộ
tín dụng.
Cơng tác xử lý nợ xấu phát sinh bao gồm giải pháp giám sát công tác xử lý nợ xấu,
tiếp tục khai thác xử lý các khoản nợ có tài sản bảo đảm, nâng cao hiệu quả công ty
quản lý nợ và khai thác tài sản (VIBAMC).
Giải pháp hỗ trợ xử lý nợ tồn đọng bằng xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng
từ những ứng dụng nguyên tắc BASEL về quản trị nợ xấu.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với chính phủ và ngân hàng
nhà nước nhằm hỗ trợ cho công tác quản trị nợ xấu tại VIB chi nhánh Thái Nguyên.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Author:Tran Thi Thanh Nhan
Thesis title:Managing the bad debt at Vietnam International Commericial Joint Stock
Bank – Thai Nguyen Branch
Major:

Business Management

Code:60 34 01 02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The thesis researched about the theoretical and practical basis of bad debt and

controlling activities bad debt in the commericial bank, evaluating the bad debt’s
situation and controlling activities bad debt at Vietnam International Commericial Joint
Stock Bank – Thai Nguyen Branch, thus proposing some solutions to improve the
effectiveness managing bad debt at the branch in next period.
Research methods
In order to anlyzing the situation of bad debt and handling the bad debt at VIB
Thai Nguyen Branch, the author used some research methods including:
- Data collection method
- Methods of data processing and analysis
- Method of statistical description
- Comparative method
Main findings and conclusions
Thai Nguyen has been considered as a potential market for financial activities to
the common commericial banks, regarding the development of particular credit
activities. However, the development and extension of the credit activities to operating
business of the commericial banks have to along with the management of bad debt in
terms of credit activities, therefore decreasing and controlling bad debt need to be seen
as the urgent mission for major commericial banks, including Vietnam International
Commericial Joint Stock Bank – Thai Nguyen Branch.
Through the thesis, the author has evaluated and pointed out many cons of the
current situation of Vietnam International Commericial Joint Stock Bank – Thai
Nguyen Branch:
- Bad debt ratio of Vietnam International Commericial Joint Stock Bank – Thai
Nguyen Branch was still placed at high level, thus leading to the possibility of
irrecoverable capital, thereby reducing the capital at the branch.

x

download by :



- The cause of bad debt in the branch is mainly due to the fact that th bank’s
assessment process was not effective and the low ability to evaluate customers lead to
the low possibility recovery debt while the customers has been suffering losses form
credit profects account for a high propotion of the causes of bad debt.
- The ability of credit officers at the branch is still limited, espcially the ability to
analyze the financial situation of the enterprises of the creidt officiers is lower than the
requirements of this position that lead to many credits account can not be recovered.
- In the annual debt sales, mainly branches took the short term debt, medium and
long debt are not much while these debt account for the highest percentage.
- In general, bad debt management at the branches was not effective
- From the above drawbacks, the author prosed some solutions to limit bad debt
ratio at the branch and improving the effectivebess of bad debt management at the brach,
including:
- The prevention of bad debts includeds concentrating the evaluation of
investment projects and strengthening the management of credit risks, enhancing the
qualitty of credit officers.
- The handing of arising bad debt including supervising the controlling of bad debt,
continue to exploit and handle debts of the secured assets, increase the efficiency of the
debt management company and analyze debt and property (VIBAMC).
- A solution to suppot handle to bad debt by creading a credit risk mangament by
applying the BASEL principles about bad debt management.
In addition, the author also made some recommendations to the government and
government’s banks in otder to to support the bad debt management activities at VIB
Thai Nguyen Branch.

xi

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những ngành kinh doanh ra
đời sớm nhất, trong thời kỳ đầu hình thành nghiệp vụ cơ bản của nó là nhận tiền
gửi và cho vay. Ngày nay các ngân hàng thương mại phát triển rất nhanh cả về số
lượng và chất lượng, nghiệp vụ cũng trở nên vô cùng phong phú và đa dạng, tuy
nhiên hoạt động tín dụng là nghiệp vụ quan trọng của NHTM, hoạt động tín dụng
mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động thường
xuyên tiềm ẩn rủi ro. Rủi ro tín dụng cũng như vấn đề nợ xấu là không thể tránh
khỏi. Các ngân hàng ln tìm mọi biện pháp để giảm thiểu nợ xấu và tối đa hóa
lợi nhuận. Vì vậy, hạn chế phát sinh nợ xấu và xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn
đọng là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng hàng đầu đối với sự tồn tại cũng như uy
tín của ngân hàng. Đó khơng chỉ là mối quan tâm của chính các ngân hàng mà
cịn là mối quan tâm của cả nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, dư
chấn của cuộc khủng hoảng, suy thối kinh tế thế giới vẫn cịn, tình hình kinh tế
trong nước khó khăn, tỷ lệ lạm phát cao, diễn biến phức tạp của tỷ giá và lãi suất
làm cho môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, nhất là các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dễ nhạy cảm với thị trường, dẫn đến nợ
xấu liên tục tăng cao. Việc ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu cũng đồng nghĩa với
việc hạn chế tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng.
Nợ xấu được xem như một nút thắt lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt
Nam nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Trong thời gian qua, tỷ lệ nợ xấu ở
Việt Nam đã không ngừng tăng lên. Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng
Nhà nước Việt nam năm 2015 thì, tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã có những cải thiện
đáng kể nhưng vẫn cịn cao. Tính đến hết quý 1/2016, tỷ lệ nợ xấu theo thống kê
từ NHNN là 2,62%, cao hơn mức 2,55% cuối năm 2015 và cuối năm 2016 tỷ lệ
này là 2,46%. Đứng đầu danh sách này có lẽ phải kể đến VPBank. Ngân hàng
này có tốc độ tăng trưởng quy mơ nợ xấu tới 11,3%, trong khi dư nợ cho vay chỉ
tăng hơn 1,1%, tức là quy mô tăng nợ xấu gấp gần 10 lần so với tăng trưởng tín

dụng. Dẫn tới tỷ lệ nợ xấu của VPBank hiện đã đạt 2,96%, gần chạm tới ngưỡng
“rủi ro” 3,00%, cách xa tỷ lệ nợ xấu 2,69% hồi đầu năm 2016. Tương tự VPBank,
quy mô nợ xấu của Sacombank cũng tăng tới gần 64% lên 5.651 tỷ đồng, trong
khi tăng trưởng dư nợ cho vay chỉ hơn 7%. Hiện tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này

1

download by :


cũng đã đạt mức 2,84%, mặc dù vẫn thấp hơn VPBank nhưng cũng đã sát
ngưỡng “rủi ro” 3,00%. Quy mô nợ xấu của Techcombank trong 6 tháng đầu
năm 2016 cũng tăng gần 28%, gấp gần 2 lần so với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho
vay, với giá trị tuyệt đối 2.385 tỷ đồng. Còn đối với Eximbank, tỷ lệ nợ xấu trên
dư nợ cho vay khách hàng tại Eximbank tăng vọt từ 1,9% lên 5,3%.
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên thuộc hệ
thống Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) là một trong những ngân hàng
TMCP được thành lập sớm và phát triển ổn định ở Việt Nam. Khơng nằm ngồi
xu thế chung của nền kinh tế với những biến động phức tạp của tình hình nợ xấu
ngân hàng thương mại như trình bày ở trên, rủi ro xuất phát từ hoạt động tín dụng
của chi nhánh tăng lên đáng kể, được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu hằng năm của
Ngân hàng dù có giảm nhưng vẫn cịn cao (gần 3%). Cụ thể theo báo cáo tài
chính của chi nhánh ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng năm 2014 là 2,48%,
năm 2015 là 2,13% và năm 2016 là 2,15%. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần giải
pháp thiết thực để quản lý hiệu quả nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng, hay nói cách
khác là ngăn ngừa và hạn chế tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả quyết định đề
tài “Quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh
Thái Nguyên” được lựa chọn nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu thực trạng quản trị nợ xấu tại
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó,
đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP
Quốc Tế Việt Nam - CN Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng
của Ngân hàng Thương mại
- Nghiên cứu thực trạng quản trị nợ xấu trong Ngân hàng Thương Mại Cổ
phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị nợ xấu của Ngân
hàng Thương Mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên trong thời
gian tới.

2

download by :


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nợ xấu trong hoạt động tín dụng của
Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Các hoạt động kinh doanh, trong đó đặc biệt nghiên cứu hoạt động quản trị
nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - CN Thái Nguyên.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - CN
Thái Nguyên.

Địa chỉ: Số 661, đường Lương Ngọc Quyến, phường Phan Đình Phùng,
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thu thập trên cơ sở báo cáo kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Quốc tế Việt Nam - CN Thái Nguyên trong khoảng thời gian năm 2014 - 2016.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Một trong những khái niệm đầy đủ và cụ thể về ngân hàng được nêu tại
Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam do Quốc hội khóa X thơng qua
ngày 12/12/1997, “Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện tồn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Trong đó, một
TCTD được định nghĩa “là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định
của Luật này theo các qui định khác của Pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền
tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp
tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh tốn”.
Ngồi ra, Nghị định Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 có
nêu: “NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực
hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”. Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt
động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận
tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.

Từ những định nghĩa trên về ngân hàng, có thể rút ra được ngân hàng
thương mại là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế và cá nhân thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng
số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung
ứng các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng trên.
2.1.2.1. Các hoạt động của ngân hàng thương mại
a. Hoạt động huy động vốn
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân
hàng thương mại, khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở
các tài khoản tiền gửi để giữ tiền, tài sản và thanh toán hộ khách hàng, bằng cách
đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư. Cùng
với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân
hàng thương mại. Ngày nay hầu hết các ngân hàng thương mại đang dẩy mạnh
huy động vốn thơng qua các chính sách cụ thể, rõ ràng và hiệu quả.

4

download by :


Với mục đích giao dịch, trên cơ sở phạm vi số dư có trên tài khoản tiền gửi
của khách hàng, ngân hàng sẽ thực hiện việc chi trả khi khách hàng có yêu cầu
hoặc có sự uỷ quyền. Các khoản thu nhập của khách hàng đều có thể dễ dàng
được ngân hàng nhập vào tài khoản. Hiện nay do yêu cầu của cạnh tranh, các
ngân hàng đều quan tâm tới việc rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng cho
nên thủ tục mở tại khoản rất đơn giản, gọn nhẹ và thuận tiện. Để thu hút khách
hàng một số ngân hàng còn kết hợp tài khoản tiền gửi thanh tốn với cho vay
(hay cịn gọi là cho vay thấu chi), một số ngân hàng sử dụng nhiều hình thức biến
tướng của tài khoản tiền gửi thanh toán để nâng lãi suất loại tiền gửi tương ứng
này nhằm cạnh tranh với các Tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại khác.

Nhiều khoản thu bằng tiền của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội sẽ được
chi trả trong một khoảng thời gian xác định. Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận
tiện cho thanh toán song mức lãi suất thường rất thấp. Để đáp ứng nhu cầu và
khuyến khích người gửi tiền, tạo điều kiện khơi tăng nguồn vốn cho mình, các
ngân hàng đưa ra các hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Thơng thường khoản tiền gửi
này khơng thuận tiện trong thanh toán như tiền gửi thanh toán như ở trên, khi cần
tiền khách hàng phải đến ngân hàng để thực hiện rút tiền ra. Tuy nhiên để thu hút
khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thường có mức lãi suất ưu đãi tương ứng với
độ dài kỳ hạn gửi mà khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Đây là một trong
những yếu tố thu hút được nhiều nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của các doanh
nghiệp và các tổ chức nói trên.
Các tầng lớp dân cư đều có các khoản tiền tạm thời chưa sử dụng (các
khoản tiền tiết kiệm) trong điều kiện có khả năng tiếp cận được với ngân hàng,
họ sẽ có thể gửi tiền nhằm mục tiêu an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết
kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn vốn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều các khoản
tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều có gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen
giữ vàng và tiền mặt trong nhà thay vì gửi vào ngân hàng, bằng cách mở rộng
màng lưới các chi nhánh, các phòng giao dịch đáp ứng nhu cầu huy động. Đưa ra
hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn (ví dụ như mức lãi
suất cạnh tranh với các khoảng tiền gửi thời hạn khác nhau, lãi suất giữa tiết kiệm
bằng đồng nội tệ và tiết kiệm bằng đồng ngoại tệ, tiết kiệm bằng vàng,...). Ngân
hàng có thể mở cho mỗi người tiết kiệm nhiều chương mục tiết kiệm khác nhau
cho mỗi kỳ hạn và cho mỗi lần gửi khác nhau. Loại hình tiền gửi này khơng
nhằm mục đích thanh tốn tiền hàng và dịch vụ song nó có thể dùng làm tài sản
thế chấp để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép.

5

download by :



Với mục tiêu là an toàn, thuận tiên và nhanh chóng trong thanh tốn cho
khách hàng, các ngân hàng thương mại khơng chỉ duy trì tiền tại ngân hàng của
mình mà còn tiến hành gửi tiền tại ngân hàng thương mại khác. Tuy nhiên thì
quy mơ của nó khơng lớn, thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt
động của ngân hàng.
Nguồn tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy
nhiên, trong những trườn hợp cần thiết các ngân hàng thương mại vẫn phải tiến
hành đi vay thêm. Mặt khác tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngân hàng Trung
ương thường quy định tỷ lệ giữa bắt buộc với nguồn tiền huy động và vốn chủ sở
hữu. Do vậy trong những trường hợp cần thiết, và trong các giai đoạn cụ thể
nhiều ngân hàng phải tiến hành vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi
khả năng huy động bị hạn chế. Các nguồn mà ngân hàng thương mại có thể vay
đó là:
Vay từ Ngân hàng Nhà nước là khoản vay nhằm giải quyết công việc cấp
bách trong chi trả của các ngân hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự
trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán) các ngân hàng thương mại thường
vay Ngân hàng Nhà Nước (NHTW). Hình thức vay chủ yếu là tái cấp vốn hoặc
tái chiết khấu thương phiếu. Các thương phiếu được chiết khấu hoặc tái chiết
khấu thì trở thành tài sản của họ (của Ngân hàng Nhà Nước). Khi cần tiền họ lại
mang các thương phiếu này đến Ngân hàng Nhà Nước để chiết khấu. Nghiệp vụ
này làm thương phiếu của ngân hàng thương mại giảm đi và dự trữ (tiền mặt
hoặc tiền gửi tại Ngân hàng Nhà Nước) tăng lên, Ngân hàng Nhà Nước điều hành
vay mượn một cách chặt chẽ; Ngân hàng thương mại phải đáp ứng các điều kiện
đảm bào và kiểm sốt nhất định. Thơng thường Ngân hàng Nhà Nước chỉ tái
chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả
năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng Nhà Nước trong từng
thời kỳ. Trong diều kiện chưa có thương phiếu, Ngân hàng Nhà Nước cho ngân
hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng.
Vay từ các Tổ chức tín dụng và Ngân hàng thương mại khác là nghiệp vụ

ngân hàng thương mại này đi vay ngân hàng thương mại khác và vay của các
TCTD trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoặc thị trường vốn. Các ngân hàng
thương mại đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các
khoản huy động hoặc cho vay giảm sẽ sẵn sàng cho ngân hàng thương mại khác
vay để hưởng lãi suất cao hơn. Ngược lại các ngân hàng thương mại đang thiếu
6

download by :


hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn từ các ngân hàng khác để đảm bảo khả năng
thanh khoản như, đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách, và trong nhiều
trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế nguồn từ Ngân hàng Nhà Nước (NHTW).
Quá trình vay mượn rất đơn giản. Ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với
ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý (hoặc Ngân hàng Nhà Nước).
Khoản vay có thể khơng cần đảm bảo bằng các chứng khốn của Kho bạc. Kết
quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và ngân hàng đi vay tăng lên.
Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng thương mại cũng đi vay
bằng cách phát hành các giấy nợ (kì phiều, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường
vốn. Rất nhiều ngân hàng thương mại thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn
đến khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn. Do vậy các khoản
vay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho
vay và đầu tư trung và dài hạn. Thông thường đây là khoản vay khơng có bảo
đảm. Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi cao sẽ vay mượn được nhiều hơn.
Các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp bằng cách này, họ thường
phải thông quan ngân hàng đại lý hoặc thông qua sự bảo lãnh của ngân hàng
thương mại lớn. Khả năng vay mượn cịn phụ thuộc vào tình hình phát triển của
thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của
ngân hàng. Nghiệp vụ vay mượn tương đối phức tạp. Ngân hàng cần nghiên cứu
kỹ thị trường để quyết định quy mơ, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay mượn

thích hợp. Các vấn đề về chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ... cũng
được các ngân hàng quan tâm.
Nguồn uỷ thác là nghiệp vụ mà thơng qua đó ngân hàng thương mại cung
cấp dịch vụ uỷ thác như cho vay, đầu tư, uỷ thác cấp phát, giải ngân, thu ngân
hộ... Các hoạt động này tạo nên nguồn vốn uỷ thác tại ngân hàng. Ngày nay,
cùng với sự phát triển của các mối quan hệ đa phương, rất nhiều các tổ chức kinh
tế, xã hội có cùng mục tiêu phát triển như của các ngân hàng, có nguồn tài chính,
đã sử dụng màng lưới ngân hàng như là kênh dẫn vốn tới các mục tiêu. Và kết
quả là hình thành nguồn uỷ thác, làm tăng nguồn vốn của ngân hàng.
Các khoản thanh tốn khơng dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn thanh
tốn (séc trong q trình chi trả, tiền kí quỹ để mở L/C,...). Những ngân hàng là
ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư tiền từ của các ngân hàng
thành viên để chuyển về thực hiện cho vay.

7

download by :


- Nguồn khác, các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả, Tiền
khấu hao tài sản nhưng chưa dùng,...
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động sau đó cho vay, đầu
tư và thực hiện các nghiệp vụ khác. Hoạt động huy động vốn bao gồm các hoạt
động cơ bản sau:
 Hoạt động tạo vốn tự có:
Về cơ bản, vốn chủ sở hữu của một ngân hàng gồm nguồn vốn hình thành
ban đầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động, các quỹ hoặc nguồn vay
nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng có
thể gia tăng vốn của chủ theo nhiều phương thức khác nhau: tăng từ nguồn lợi
nhuận rịng, phát hành thêm cổ phần, góp thêm vốn…

 Hoạt động tạo vốn tiền gửi:
Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của
ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường tài
chính – ngân hàng, để gia tăng nguồn tiền gửi cả về số lượng và chất lượng buộc
ngân hàng phải đưa ra nhiều hình thức huy động vốn khác nhau.
 Nguồn đi vay và nghiệp vụ nợ:
Trong một số trường hợp cấp bách, ngân hàng thường phải đi vay từ ngân
hàng nhà nước (NHNN). Đây là khoản vay để giải quyết nhu cầu chi trả trong khi
ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay dự trữ thanh tốn. Bên cạnh đó, các
NHTM cịn có thể vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trường tiền tệ để bổ
sung hoặc thay thế nguồn vay từ NHNN.
 Nguồn huy động vốn khác:
Ngoài các nguồn vốn đã nêu trên, các NHTM cịn có một số nguồn vốn
khác như nguồn uỷ thác gồm uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác giải ngân
và thu hộ…theo đó NHTM nhận vốn người uỷ thác sau đó chuyển vốn cho người
dân nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Ngồi nguồn uỷ thác, ngân hàng
cịn có các nguồn trong thanh tốn, nguồn phải trả Nhà nước, các bộ nhân viên…
b. Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn hay còn gọi là nghiệp vụ Tài sản Có, là hoạt động
đem lại phần lớn thu nhập, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Hoạt động sử dụng vốn bao gồm một số hoạt động cơ bản sau:

8

download by :


 Hoạt động ngân quỹ:
Ngân quỹ của một ngân hàng bao gồm tiên mặt tại quỹ và tiền gửi của ngân
hàng tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác. Ngồi tiền mặt, tiền gửi tại NHNN,

các tổ chức tín dụng khác, một số loại chứng khốn có tính thanh khoản cao như
Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu kho bạc…cũng được coi là một khoản mục của
ngân quỹ.
 Hoạt động tín dụng:
Tín dụng là hoạt động đặc trưng của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng tài sản và đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Tuy nhiên rủi
ro tín dụng là rủi ro lớn nhất, phổ biến nhất mà ngân hàng nào cũng phải đối mặt.
Thông thường, các NHTM có tỷ trọng tín dụng ngắn hạn cao hơn so với tín dụng
trung-dài hạn thì rủi ro tín dụng càng thấp do rủi ro tỷ lệ thuận với thời hạn của
khoản tín dụng. Nhìn chung, tỉ lệ giữa tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung-dài
hạn phụ thuộc vào kì hạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lí thanh
khoản, khả năng dự báo và dự phòng rủi ro của ngân hàng.
 Hoạt động đầu tư:
Có thể nói hoạt động đầu tư đã và đang đem lại cho ngân hàng nguồn thu
nhập quan trọng thứ hai sau hoạt động tín dụng. Đối tượng đầu tư của ngân hàng
có thể là các chứng khốn ngắn hạn có tính thanh khoản cao hoặc là các chứng
khốn có kì hạn dài để hưởng lợi tức cao hơn. Các ngân hàng thực hiện hoạt
động này nhằm mục tiêu đa dạng lợi tức, lợi ích về thuế, mặt khác hỗ trợ cho
việc đảm bảo an toàn thanh khoản.
2.1.1.3. Hoạt động tín dụng của ngân hàng
a. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái
kinh tế - xã hội và có nhiều quan điểm khác nhau tuỳ theo từng cấp độ nghiên
cứu.
Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vơ cùng quan trọng, nó là
một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh
nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế. Với công nghệ ngân hàng hiện nay,
tín dụng ngân hàng càng trở thành một hình thức tín dụng khơng thể thiếu ở cả
trong nước và quốc tế.


9

download by :


b. Bản chất của tín dụng ngân hàng
Về mặt hình thức, tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng
giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định
từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả
lại cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn. Khoản giá trị dôi ra này được gọi
là lợi tức tín dụng.
Hoạt động tín dụng đã xuất hiện từ thời kỳ cuối của xã hội cộng sản khi xã
hội có phân cơng lao động, sản xuất và trao đổi hàng hóa với hình thức sơ khai là
hoạt động cho vay nặng lãi. Do lực lượng sản xuất phát triển, chế độ tư hữu ra
đời đã dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ công xã. Người giàu tập
trung trong tay của cải và tiền tệ, người nghèo vì thiếu tư liệu sản xuất và tư liệu
sinh hoạt nên phải đi vay người giàu và chịu lãi nặng. Cho vay nặng lãi là hình
thức đặc biệt trong lịch sử của tín dụng, đặc trưng của chế độ chiếm hữu nô lệ và
chế độ phong kiến và các quan hệ tư bản chủ nghĩa chưa phát triển.
Cho vay nặng lãi thích ứng với nền sản xuất nhỏ. Trong điều kiện này,
người cho vay nặng lãi chiếm hầu hết sản phẩm thặng dư của người nơng dân và
thợ thủ cơng dưới hình thức lợi tức. Vì thế tín dụng nặng lãi làm bần cùng hóa
phạm vi rộng lớn những người sản xuất nhỏ và góp phần làm xuất hiện phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy vậy, khi phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa phát triển, việc cho vay nặng lãi đã trở thành chướng ngại cho sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản vì lợi tức tín dụng q cao và vì vậy dần bị đẩy lùi. Chủ
nghĩa tư bản chống nạn cho vay nặng lãi thông qua những luật lệ của nhà nước tư
bản và những điều răn đe cấm hoặc kết tội của nhà thờ, nhưng chủ yếu bằng
những biện pháp kinh tế như lập ra các ngân hàng, xây dựng chế độ tín dụng tư
bản chủ nghĩa.

Trong nền kinh tế thị trường, đồng tiền phản ánh quan hệ cung cầu và quy
luật giá trị. Mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hóa. Mỗi chủ thể tham gia nền
kinh tế đều cần nguồn vốn để hoạt động trên thị trường hoặc nhằm thỏa mãn nhu
cầu của mình. Tuy nhiên nguồn vốn tự có thường khơng đủ, trong khi đó, ở một
nơi khác lại có người đang có vốn nhàn rỗi. Sự tương tác giữa các chủ thể kinh tế
giúp các khoản vốn được luân chuyển từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn, giúp cho
người thừa vốn sử dụng nguồn vốn dư thừa của mình sao cho có lợi nhất, đồng
thời người thiếu vốn tìm cách bù đắp được sự thiếu hụt vốn của mình với chi phí

10

download by :


thấp nhất. Vì vậy, tín dụng trở thành một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy xã
hội lồi người đi tới văn minh thịnh vượng trong nền kinh tế thị trường dựa trên
nền sản xuất lớn hiện đại.
Ẩn dưới sự di chuyển các luồng vốn tạm thời từ người có vốn và người cần
vốn là quan hệ vay mượn. Hay nói rõ hơn, bản chất của tín dụng là quan hệ vay
mượn giữa người cho vay và người đi vay. Họ là những người khác nhau trong
nền kinh tế, gặp nhau ở điểm cân bằng giữa nhu cầu vay vốn tiền tệ và khả năng
đáp ứng nhu cầu này theo những tổ chức của pháp luật và những nguyên tắc tín
dụng tương ứng.
Vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hàng hóa. Q trình
vận động của vốn tín dụng có thể được khái qt qua ba giai đoạn sau:
• Giai đoạn 1: Phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn
này, vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang
đi vay. Đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hóa (giao ngay)
thơng thường. Trong quan hệ mua bán hàng hóa thì giá trị chỉ thay đổi hình thái
tồn tại. Người bán nhượng đi giá trị hàng hóa, nhưng lại nhận lại giá trị tiền tệ.

Người mua nhượng đi giá trị tiền tệ nhưng nhận lại giá trị hàng hóa. Cịn trong
việc cho vay, chỉ có một bên nhận được giá trị và cũng chỉ một bên nhượng đi giá
trị mà thơi.
• Giai đoạn 2: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi
nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để
thỏa mãn một mục đích nhất định. Ở giai đoạn này, vốn được sử dụng trực tiếp
nếu vay bằng hàng hóa; hoặc vốn vay được sử dụng để mua hàng hóa nếu vay
bằng tiền để thỏa mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của người đi vay. Tuy
nhiên, người đi vay khơng có tồn quyền sở hữu giá trị đó, mà chỉ được quyền sử
dụng trong một thời gian nhất định.
• Giai đoạn 3: Sự hồn trả của tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vịng
tuần hồn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hồn thành nhiệm vụ sản xuất
hoặc tiêu dùng thì vốn tín dụng được người đi vay hồn trả lại cho người cho vay.
Sự hồn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín
dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. Mặt
khác, sự hồn trả của tín dụng là q trình quay trở về của giá trị. Hình thái vật
chất của sự hồn trả là sự vận động dưới hình thái hàng hóa hoặc giá trị. Tuy

11

download by :


nhiên, sự vận động đó khơng phải với tư cách là phương tiện lưu thông, mà với
tư cách một lượng giá trị được vận động. Sự hồn trả trong tín dụng luôn luôn
phải được bảo tồn về mặt giá trị và có phần tăng thêm dưới hình thức lợi tức tín
dụng.
Khi xem xét một quan hệ tín dụng, cần thiết phải xác định những yếu tố cơ
bản sau:
- Chủ thể của tín dụng gồm người cho vay và người đi vay. Trong một số

trường hợp, bên cạnh hai chủ thể tín dụng này cịn có một chủ thể thứ ba xuất
hiện với tư cách là người bảo lãnh.
• Người cho vay là người nhượng quyền sử dụng vốn tín dụng cho người
khác sử dụng, có thể là thể nhân hay pháp nhân, khi nhượng quyền sử dụng tài
sản của mình cho người khác theo đuổi những mục tiêu kinh tế - xã hội khác
nhau, nhưng chủ yếu là kiếm lời.
• Người đi vay là người nhận quyền sử dụng vốn tín dụng của người cho
vay, sử dụng vốn tín dụng với hai lý do tiêu dùng hoặc kinh doanh (đầu tư), trong
đó lý do kinh doanh đóng vai trị chủ đạo.
Người đi vay có thể dựa vào uy tín hoặc một số tài sản nhất định của mình
để đảm bảo sự hồn trả vốn vay. Khi người đi vay khơng đủ tín nhiệm đối với
người cho vay, người bảo lãnh tín dụng xuất hiện trong quan hệ tín dụng nhằm
tạo sự đảm bảo bổ sung trong việc hoàn trả nợ đối với người cho vay.
- Đối tượng tín dụng là quyền sử dụng (không phải là quyền sở hữu) vốn tín
dụng, biểu hiện dưới dạng tiền hoặc hiện vật (hàng hóa, tài sản ...)
- Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian thực hiện chuyển quyền sử dụng
vốn tín dụng. Nó được tính từ khi bắt đầu giao vốn tín dụng cho người đi vay và
kết thúc khi người cho vay nhận lại đối tượng tín dụng kèm một phần giá trị phụ
thêm.
Khi xác định thời hạn tín dụng, cần phân biệt giữa thời hạn tín dụng chung
và thời hạn tín dụng trung bình. Thời hạn tín dụng chung được tính từ khi bắt đầu
chuyển giao vốn, cho tới khi kết thúc việc hồn trả vốn tín dụng. Thời hạn tín
dụng trung bình phản ánh chính xác thời hạn của khoản tín dụng.
- Giá tín dụng là giá trị bù đắp cho người cho vay do việc chuyển nhượng
quyền sử dụng vốn tín dụng. Cũng có thể coi giá tín dụng là giá mà người đi vay
phải trả do nhận quyền sử dụng vốn tín dụng.

12

download by :



- Sự điều chỉnh quan hệ tín dụng giữa các chủ thể tín dụng được định hình
bằng các thỏa thuận giữa các bên, hoặc bằng miệng hoặc bằng văn bản gọi là hợp
đồng tín dụng (hợp đồng vay mượn). Những thỏa thuận ấy phải phù hợp với luật
pháp quốc gia hay thơng lệ quốc tế.
c. Rủi ro tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường rủi ro đồng hành với q trình phát triển. Có
nhiều định nghĩa và khái niệm khác nhau về rủi ro. Nhưng nhìn chung, rủi ro là
những yếu tố tiềm ẩn, mà khi phát sinh sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả
của hoạt động kinh tế hoặc là khả năng làm thất thoát, thiệt hại về vật chất cũng
như tinh thần trong cuộc sống.
Đối với tín dụng Ngân hàng thì rủi ro được khái niệm một cách cụ thể hơn.
Đó là khả năng không thu hồi được vốn cho vay và lãi phát sinh, là những tình
huống phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay làm cho người vay hoặc những
tình huống người vay khơng thực hiện thanh tốn nợ gốc và lãi đúng hạn. Ở đây
có hai yếu tố quan trọng của hai phía người cho vay và người vay. Có thể khẳng
định rằng rủi ro trong hoạt động tín dụng khơng phải là bản chất vốn có của tín
dụng mà là những hoạt động liên quan dẫn đến một kết quả khơng như mong
muốn trong hoạt động tín dụng.
Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có qui mơ lớn nhất
của NHTM – đó chính là hoạt động tín dụng. Khi thực hiện một hoạt động tài trợ
cụ thể, Ngân hàng cố gắng phân tích, đánh giá người vay sao cho độ an toàn cao
nhất. Và nhìn chung Ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy rằng rủi ro tín
dụng sẽ khơng xảy ra. Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh Ngân hàng tài ba
nào có thể dự đốn chính xác các vấn đề sẽ xảy ra. Khả năng hoàn trả tiền vay
của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, nhiều cán bộ
Ngân hàng khơng có khả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng. Do vậy,
trên quan điểm quản lý tồn bộ Ngân hàng, rủi ro tín dụng là khó có thể tránh
khỏi, là khách quan. Nhiều quan điểm nhất trí cho rằng, rủi ro tín dụng là bạn

đường trong kinh doanh, có thể đề phịng, hạn chế, chứ khó có thể loại trừ. Do
vậy, rủi ro dự kiến luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung
của Ngân hàng. Điều này cũng có nghĩa, rủi ro tín dụng ln là khách quan, là
ngun nhân chính gây ra những khoản nợ xấu trong Ngân hàng và các khoản nợ
xấu trong Ngân hàng và các khoản nợ xấu này tồn tại một cách khách quan, song
hành với tiến trình hoạt động của Ngân hàng. Cũng từ điều đó mà ta chỉ có thể
hạn chế nợ xấu mà khơng thể loại bỏ hồn tồn nợ xấu.
13

download by :


×