Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tiên du bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 94 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM TRUNG DŨNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HUYỆN TIÊN DU BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Kim Thị Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản
luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi.



Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Trung Dũng

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến nay tôi đã
hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh với đề tài: “Quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện
Tiên Du Bắc Ninh”. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Bộ mơn Tài chính, Khoa Kế
tốn & Quản trị Kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Kim Thị Dung - Người đã định
hướng, chỉ bảo và hết lịng tận tụy, dìu dắt tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu
đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc
Ninh đã giúp đỡ mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình nghiên cứu;
Xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp tại cơ quan đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số
liệu, cung cấp thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, cổ vũ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Trung Dũng

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình và sơ đồ ................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2

1.3.1.

Phạm vi về không gian ........................................................................................ 2

1.3.2.

Phạm vi về thời gian ............................................................................................ 2

1.3.3.

Phạm vi về nội dung ............................................................................................ 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn vể quản trị rủi ro tín dụng của ngân

hàng thƣơng mại ................................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan ................................................................................. 4

2.1.2.

Các loại rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại .................................................. 6

2.1.3.

Vai trị của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng ..................................................... 8

2.1.4.

Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng ................................................. 9

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ............................................ 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 19

2.2.1.


Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng ở một số Ngân hàng trên thế
giới ..................................................................................................................... 19

2.2.2.

Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng ở một số Ngân hàng trong nước ............... 20

2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm rút ra về quản trị rủi ro tín dụng cho các
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam ................................................................... 23

Phần 3. đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghên cứu.......................... 25
3.1.

Đặc điểm của agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh............................. 25

3.1.1.

Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức ............................................. 25

iii

download by :


3.1.2.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Tiên

Du Bắc Ninh trong những năm gần đây ............................................................ 27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 32

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................. 32

3.2.2.

Phương pháp phân tích ...................................................................................... 33

3.2.3.

Chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích ............................................................... 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 36
4.1.

Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc
Ninh .................................................................................................................... 36

4.1.1.

Thực trạng việc xếp hạng khách hàng và thẩm định cho vay ............................ 36

4.1.2.


Thực trạng việc kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay trong khi cho vay ............. 43

4.1.3.

Thực trạng việc tổ chức thu hồi nợ vay và xử lý khoản vay có dấu hiệu
bất thường .......................................................................................................... 46

4.1.4.

Thực trạng quản lý nợ quá hạn và xử lý nợ xấu ................................................ 51

4.1.5.

Thực trạng việc trích lập dự phịng rủi ro tại Agribank Chi nhánh huyện
Tiên Du Bắc Ninh .............................................................................................. 59

4.2.

Đánh giá việc quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện Tiên
Du Bắc Ninh ...................................................................................................... 61

4.2.1.

Kết quả đạt được ................................................................................................. 61

4.2.2.

Những hạn chế ................................................................................................... 64

4.2.3.


Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................... 68

4.3.

Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh
huyện Tiên Du Bắc Ninh .................................................................................... 71

4.3.1.

Định hướng phát triển của Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh ........... 71

4.3.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi
nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh ........................................................................ 71

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 79
5.1.

Kết luận .............................................................................................................. 79

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 80

5.2.1.

Với Chính phủ ................................................................................................... 80


5.2.2.

Với Ngân hàng Nhà nước .................................................................................. 80

5.2.3.

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ................ 80

5.2.4.

Đối với các cơ quan chức năng có liên quan ..................................................... 80

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 81
Phụ lục ........................................................................................................................... 82

iv

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam


CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DSCV

Doanh số cho vay

DSTN

Doanh số thu nợ

ĐTDH

Đầu tư dài hạn

ĐTNH

Đầu tư ngắn hạn

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM


Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

NN & PTNT

Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

Tr.đồng

Triệu đồng

TSCĐ

Tài sản cố định

VNĐ

Việt Nam đồng


XHKH

Xếp hạng khách hàng

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu dùng đánh giá tình hình tài chính của khách hàng ................10
Bảng 2.2. Phân loại nợ quá hạn theo phương pháp định lượng .......................................14
Bảng 2.3. Phân loại nợ quá hạn theo phương pháp định tính ..........................................15
Bảng 3.1 Kết quả huy động vốn giai đoạn 2013 - 2015 .................................................28
Bảng 3.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng giai đoạn năm 2013-2015 ...........................................30
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015 .....................................31
Bảng 4.1: Thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn .......................................38
Bảng 4.2: Số lượng khách hàng thực hiện chấm điểm ....................................................38
Bảng 4.3: Kết quả xếp hạng khách hàng .........................................................................39
Bảng 4.4: Kết quả thẩm định khách hàng ........................................................................42
Bảng 4.5: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng ..............................................43
Bảng 4.6: Kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn ...................................45
Bảng 4.7: Kết quả thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu.................................................................47
Bảng 4.8: Tình hình rà sốt các khoản vay có dấu hiệu bất thường ................................48
Bảng 4.9: Tình hình phân tích các khoản nợ có dấu hiệu bất thường..............................50
Bảng 4.10: Phân loại nợ của Agribank huyện Tiên Du Bắc Ninh ...................................53
Bảng 4.11: Tình hình nợ quá hạn của Agribank huyện Tiên Du Bắc Ninh .....................55
Bảng 4.12: Số lượng hợp đồng cho vay bị quá hạn của Agribank Chi nhánh
huyện Tiên Du Bắc Ninh ...............................................................................56
Bảng 4.13: Tình hình nợ xấu của Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh. .........................57

Bảng 4.14 : Tình hình trích lập dự phịng rủi ro của Agribank Chi nhánh huyện
Tiên Du Bắc Ninh ..........................................................................................60
Bảng 4.15: Chất lượng thẩm định hồ sơ vay vốn ............................................................63

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh huyện Tiên Du ......................27
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền huy động.............................................30
Sơ đồ 4.1: Quy trình xếp hạng khách hàng ......................................................................38
Sơ đồ 4.2: Quy trình xét duyệt khoản vay tại Agribank nơi cho vay ..............................40
Sơ đồ 4.3 Quy trình xét duyệt khoản vay tại Agribank nơi phê duyệt khoản vay
vượt thẩm quyền ............................................................................................41
Sơ đồ 4.4: Trình tự xử lý khoản vay có dấu hiệu bất thường ..........................................38
Biểu đồ 4.1: Tình hình phân loại nợ của Agribank huyện Tiên Du Bắc Ninh ................52

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Trung Dũng
Tên Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh
Ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng ở Agribank Chi nhánh huyện
Tiên Du Bắc Ninh trong những năm qua, đề ra các giải pháp nhằm hồn thiện quản trị
rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh trong những năm tới
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng
trong ngân hàng thương mại.
- Phản ánh và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng ở Agribank Chi nhánh
huyện Tiên Du Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh .
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. phƣơng pháp thu thập số liệu
2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Số liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập bằng phương pháp tổng hợp tài liệu.
+ Agribank: Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh và
phương hướng hoạt động qua các năm, hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn
huyện của Agribank chi nhánh huyện Tiên Du .
2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia với
các câu hỏi mở.
2.2. Phƣơng pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp thống kê so sánh
- Phương pháp chuyên gia

viii


download by :


2.3. Chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích
- Dư nợ cho vay
- Doanh số cho vay
- Nợ quá hạn
- Tỷ lệ q hạn
- Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng
3. Kết quả chính và kết luận
- Luận văn chỉ ra thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi
nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh
- Luận văn đưa ra những đánh giá về cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh
- Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại
Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh
- Luận văn đã phản ánh được tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro tín dụng tại
Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh
- Luận văn đã phản ánh được các yếu tố gây ảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro
tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh
- Luận văn đưa ra một số đề xuất với chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam,
Ngân hàng Agribank và các cơ quan chức năng liên quan nhằm hồn thiện cơng tác
quản quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh

ix

download by :


MAIN THESIS EXTRACT

Author: Pham Trung Dung
Name Topic: Credit risk management at the Bank for Agriculture and Rural
Development branch Tien Du District, Bac Ninh
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculrute
1. Purpose of the study
- On the basis of the research credit risk management at Agribank branches Tien Du
District, Bac Ninh in recent years, proposed solutions to complete credit risk
management of Agribank branch in Tien Du District, Bac Ninh the coming years
- Contribute to systematize the rationale and practice of credit risk management in
commercial banks.
- Reflect and assess the status of credit risk management at Agribank branches Tien Du
District, Bac Ninh.
- Propose some solutions in order to improve credit risk management at the Bank for
Agriculture and Rural Development branch Tien Du District, Bac Ninh.
2. Research Methodology
2.1. Data collection methods
2.1.1. Secondary data collection
- Secondary data was collected primarily by means of synthetic material.
+ Agribank: The report summarizes business activities of the branch and operating
direction through the year, loan applications of businesses in the district branch of
Agribank Tien Du district.
2.1.2. Primary data collection
- In this study, the authors use the method of expert interviews with open-ended
questions.
.2.2. Methods of analysis
- Methods of descriptive statistics

- Comparative statistical method
- Professional solution

x

download by :


2.3. Main criteria used in the analysis
- Odd debt
- Loan sales
- Overdue
- The percentage of overdue
- The rate of provision for credit losses
3. Main results and conclusions
- The thesis points out the situation of credit risk management at banks ARD Tien Du
District, Bac Ninh
- Thesis make an assessment of the work of credit risk management at banks ARD Tien
Du District, Bac Ninh
- Thesis give some solutions in order to improve credit risk management at banks ARD
Tien Du District, Bac Ninh
- Thesis reflects the importance of credit risk management at banks ARD Tien Du
District, Bac Ninh
- Thesis reflects factors affecting the credit risk management at banks ARD Tien Du
District, Bac Ninh
- Thesis gives some suggestions to the government, the State Bank of Vietnam,
Agribank and the relevant authorities in order to improve the management of credit risk
management at banks ARD districts Tien Du Bac Ninh.

xi


download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại đã và đang là một trong
những hoạt động kinh doanh chính, đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân
hàng thương mại. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Hậu
quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thường rất nặng nề: làm tăng thêm chi
phí của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay cùng với sự thất
thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính, tính thanh khoản, ảnh hưởng đến uy
tín và lợi nhuận của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng ln song hành với hoạt động tín dụng, khơng thể loại bỏ
hồn tồn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa
hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Đứng trên quan điểm quản lý
toàn bộ hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, một tỷ lệ
tồn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng phải ln được xác định trong chiến
lược hoạt động chung. Khi ngân hàng kinh doanh với một mức tổn thất thấp hơn
hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là thành cơng trong lĩnh vực quản trị
rủi ro. Ngân hàng phải bằng nhiều biện pháp tác động đến hoạt động tín dụng để
hạn chế tối đa rủi ro tín dụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng
an tồn, hiệu quả trong tăng trưởng.
Một ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chính
mạnh và quản trị rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ tạo được niềm tin của khách
hàng và nâng cao được vị thế, uy tín đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng
trong và ngồi nước. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp ngân hàng đạt được
mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững cũng như thực hiện thành công các
hoạt động hợp tác, liên doanh liên kết trong xu thế hội nhập.
Thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển

Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn chi
nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh nói riêng trong thời gian qua cũng cho thấy rủi
ro tín dụng của tồn hệ thống chưa được kiểm sốt một cách có hiệu quả và đang
có xu hướng ngày một gia tăng. Chính vì vậy, u cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín
dụng phải được quản lý, kiểm sốt một cách bài bản và có hiệu quả, đảm bảo tín

1

download by :


dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, hỗ trợ việc phân bổ vốn
hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro
tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng, góp phần nâng cao
uy tín và tạo ra lợi thế của Ngân hàng trong cạnh tranh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và thực tế làm việc tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng ở Agribank Chi nhánh
huyện Tiên Du Bắc Ninh trong những năm qua, đề ra các giải pháp nhằm hồn
thiện quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh
trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín
dụng trong ngân hàng thương mại.
- Phản ánh và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng ở Agribank Chi
nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại
Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi về không gian
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài sử dụng số liệu liên quan từ năm 2013 đến 2015. Đề tài thực hiện từ
năm 2015 đến T8/2016.
1.3.3. Phạm vi về nội dung
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng

2

download by :


trong Ngân hàng thương mại.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng việc quản lý và điều hành của Agribank
Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh trong việc quản trị rủi ro tín dụng tại
Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh.
Thứ ba, nghiên cứu đánh giá thực trạng về rủi ro tín dụng tại Agribank
Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh và đề xuất giải pháp thực hiện.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỂ QUẢN TRỊ

RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm
gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống ngân hàng
thương mại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến q trình phát triển
của nền kinh tế hàng hố, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai
đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn
thiện và trở thành những định chế tài chính khơng thể thiếu được. Thơng qua
hoạt động tín dụng thì ngân hàng thương mại tạo lợi ích cho người gửi tiền,
người vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lãi suất mà thu được lợi
nhuận cho ngân hàng.
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng
thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xun là nhận
tiền bạc của cơng chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và
sử dụng tài ngun đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng
và tài chính".
Tại điểm 3, Điều 4 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 thông qua ngày
16/6/2010 có quy định: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực
hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy
định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế
tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ
bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh tốn. Ngồi ra,
NHTM cịn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản
phẩm dịch vụ của xã hội.
2.1.1.2. Khái niệm về rủi do tín dụng
Rủi ro tín dụng là vấn đề đặc biệt được quan tâm không chỉ ở phạm vi các


4

download by :


ngân hàng mà cịn trong tồn nền kinh tế. Có nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng, gồm:
Trong tài liệu “Financial Institutions Management – A Modern
Perpective”, A.Saunder và H. Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm
tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các
luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được
thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn.
Theo Timothy W.Koch: “ Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi
ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn- có nghĩa là khách hàng khơng thanh tốn vốn
gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập
thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng khơng thanh tốn hay thanh
tốn trễ hẹn” (Timmothy W.Koch (1995), Bank Management, University of South
Carolina, The Dryden Press, 1995, page 107).
Theo Thomas P.Fitch: “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay
khơng thanh tốn được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa
vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ
yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng”. (Fitch, Thomas P., Dictionary of
Banking Terms. Hauppauge, NY: Barron's. 2nd ed., 1993, ISBN 0-8120-1530-4).
Theo Quyết định 493/2010/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2010 của
Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra
tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng
thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Như vậy, từ nhiều định nghĩa khác nhau, đa dạng, có thể tóm lược nội
dung về rủi ro tín dụng như sau:
Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc

đối tác khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn
bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.
2.1.1.3. Khái niệm về quản trị rủi do tín dụng ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng là một khái niệm rộng với nội hàm gồm nhiều nội
dung khác nhau trong quản trị điều hành một ngân hàng thương mại. Do đó có
nhiều cách hiểu, có nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này. Theo Mishkin F.S
(1999), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật năm 2001, “Quản lý rủi ro tín dụng là tồn bộ q trình kiểm tra, giám sát,
phịng ngừa liên tục, bắt đầu từ khâu kiểm định, đánh giá khách hàng cũng như

5

download by :


khoản vay của khách hàng trước khi có quyết định cho vay, đến giải ngân, theo
dõi và các biện pháp xử lý, những khoản nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ
rủi ro có thể xảy ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng”. Song theo luận
văn thì quản trị rủi ro tín dụng là q trình xây dựng và thực thi các chiến lược
chính sách biện pháp có liên quan đến hoạt động tín dụng để nhằm ngăn ngừa
hạn chế rủi ro hoạt động tín dụng của ngân hàng.
2.1.2. Các loại rủi ro tín dụng Ngân hàng thƣơng mại
2.1.2.1. Căn cứ vào hoạt động nghiệp vụ và quản trị điều hành của ngân hàng
Nếu căn cứ vào hoạt động nghiệp vụ và quản trị điều hành của ngân hàng
có thể chia rủi ro tín dụng thành hai loại sau:
+ Rủi ro nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi
đã quá hạn.
Nợ quá hạn là biểu hiện khơng lành mạnh của q trình hoạt động tín
dụng của ngân hàng, báo hiệu các rủi ro đối với ngân hàng và khách hàng. Khi

phát sinh các khoản nợ quá hạn sẽ khiến cho ngân hàng phải đối mặt với các rủi
ro không thu hồi được khoản đã cho vay điều này đe doạ sự phát triển ổn định
của ngân hàng cũng như đối với toàn hệ thống các TCTD và của môi trường kinh
tế vĩ mô.
+ Rủi ro ứ đọng vốn và thiếu vốn
Trong kinh tế thị trường, với tư cách là một trung gian tài chính, hoạt động
chủ yếu của ngân hàng là đi vay để cho vay, nếu hai khâu trong chu trình hoạt
động này khơng tạo ra được sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ thì rủi ro sẽ phát
sinh. Cụ thể:
- Rủi ro đọng vốn: là hiện tượng vốn huy động của ngân hàng lớn hơn so
với vốn cho vay. Việc đọng vốn này khiến cho ngân hàng tăng chi phí, giảm thu
nhập, thậm chí có thể dẫn đến thua lỗ.
- Rủi ro thiếu vốn: nếu nhu cầu vốn vay của khách hàng gia tăng nhưng
nguồn vốn huy động lại không đáp ứng được đầy đủ và kịp thời, hoặc nguồn vốn
không đáp ứng được chi trả các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ
phiếu, trái phiếu và các khoản chi phí khác, khi ấy các ngân hàng phải đối mặt
với rủi ro.

6

download by :


2.1.2.2. Căn cứ vào tính chất của rủi ro chia rủi ro tín dụng
Căn cứ vào tính chất của rủi ro chia rủi ro tín dụng thành 2 loại:
+ Rủi ro khả kháng
Rủi ro khả kháng là loại rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể dự đốn
được chủ thể gây ra rủi ro đó, ước tính được mức độ ảnh hưởng và thời gian phát
sinh của chúng ... để có thể có biện pháp hợp lý phịng ngừa hạn chế ở mức độ
thấp nhất có thể. Những loại rủi ro này thường do nguyên nhân chủ quan gây ra,

thường xuất phát từ bản thân ngân hàng.
+ Rủi ro bất khả kháng
Rủi ro bất khả kháng là loại rủi ro tín dụng mà ngân hàng khơng thể dự
đốn được hoặc khơng thể dự đốn một cách chính xác nhất ảnh hưởng của
chúng. Loại rủi ro này thường ro yếu tố khách quan gây nên như yếu tố môi
trường tự nhiên, mơi trường xã hội, mơi trường chính trị và chính khách hàng
vay vốn của ngân hàng.
2.1.2.3. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng có thể chia ra
thành các loại sau:
+ Rủi ro giao dịch: là hình thức rủi ro mà nguyên nhân phát sinh do những
hạn chế trong quá trình đánh giá, phân tích tín dụng và xét duyệt khi ngân hàng
lựa chọn những phương án cho vay; rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo
như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể
đảm bảo, hình thức đảm bảo, và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro danh mục: là hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh
là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được chia
thành hai loại rủi ro là rủi ro nội tại và rủi ro tâp trung.
- Rủi ro nội tại (còn gọi là rủi ro bản chất): xuất phát từ các yếu tố, các đặc
điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong mỗi khách hàng vay hoặc ngành
hoặc lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử
dụng vốn của khách hàng vay vốn.
- Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

7

download by :



Khi thiếu sự đa dạng hoá, ngân hàng phải gánh chịu rủi ro tập trung và rủi
ro nội tại. Điều này cũng gợi ý một trong những cách kiểm soát rủi ro danh mục
là đa dạng hoá, đặt những giới hạn tập trung, đưa ra những giới hạn về tỷ lệ dư
nợ vay tối đa đối với ngành hoặc doanh nghiệp có độ rủi ro cao.
Dù với cách phân loại nào đi nữa thì mọi loại rủi ro tín dụng đều phải
được quan tâm đặc biệt để từ đó đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả nhất nhằm
hạn chế đến mức thấp nhất có thể những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu.
2.1.3. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng
Nói đến vai trị của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, nghĩa là nói đến sự
tác động của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng đối với ngân hàng, nền kinh tế –
xã hội.
Vai trị của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng bao gồm:
- Thứ nhất, quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng tốt góp phần giảm thiểu chi
phí hoạt động, giảm tổn thất cho chính bản thân ngân hàng.
Do phần lớn thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, trong khi đó
rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và thường xuyên trong hoạt động tín dụng. Vì
vậy, quản trị rủi ro tín dụng tốt, có hiệu quả là mục tiêu là sự sống cịn của các
ngân hàng.
Chi phí cho việc trích lập, dự phịng và xử lý các khoản rủi ro tín dụng là
rất lớn. Theo quy định của Quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2010 yêu
cầu các ngân hàng phải trích lập đủ dự phòng cho các khoản rủi ro, điều này sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng.
- Thứ hai, quản trị rủi ro tốt góp phần tạo điều kiện làm lạnh mạnh tình
hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng, cũng như gia tăng
năng lực tài chính của các ngân hàng trong quá trình thực hiện các cam kết về
việc gia nhập WTO trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng như đáp ứng được
các yêu cầu của đề án tái cơ cấu các NHTMNN mà đã được NHNN đề ra trong
giai đoạn 2001-2010, cũng như đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các NHTMNN.

- Thứ ba, quản trị rủi ro tốt góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của
đất nước, khu vực. Thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định và bền
vững, tạo lòng tin vững chắc từ công chúng và khách hàng của các ngân hàng
cũng như tạo niềm tin và gia tăng mức độ tín nhiệm đối với cộng đồng, các tổ
chức Quốc tế.

8

download by :


2.1.4. Nơi dung của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng
Để quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng thường quan tâm đến các nội dung
sau: Xếp hạng khách hàng và thẩm định cho vay, Kiểm tra và giám sát sử dụng
vốn vay trong khi cho vay, Tổ chức thu hồi nợ vay và xử lý khoản vay có dấu
hiệu bất thường, Quản lý nợ quá hạn và xử lý nợ xấu, Trích lập dự phịng rủi ro.
2.1.4.1. Xếp hạng khách hàng và thẩm định cho vay
a) Xếp hạng khách hàng
Xếp hạng khách hàng được thực hiện bởi ngân hàng hoặc các trung tâm
thơng tin tín dụng…để đánh giá khả năng trả nợ các khoản vay ngân hàng của
khách hàng.
Hiện nay ở nước ta, có ngân hàng gọi là “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ”, có ngân hàng gọi là “chấm điểm tín dụng”, có ngân hàng gọi là “xếp hạng
tín nhiệm”…nhưng bản chất thì những thuật ngữ này đều giống nhau được sử
dụng để chỉ một quá trình gồm hai cơng đoạn: phân tích, đánh giá để chấm điểm
và xếp hạng khách hàng. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và
đảm bảo dần tiến tới chuẩn mực Basel II thì hầu hết các Ngân hàng đều thực hiện
xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng hay hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách
hàng cho riêng mình và gọi là Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tổ hợp các quy trình phân loại khách

hàng theo ngành nghề, quy mơ, tính chất sở hữu, bộ chỉ tiêu tài chính và bộ phi
tài chính để chấm điểm khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một
công cụ quan trọng trong việc quản lý và giám sát chất lượng đối với từng khách
hàng cũng như tồn bộ danh mục tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tốt
là một phương tiện tốt cho thấy sự khác biệt về mức độ rủi ro tín dụng của các
khách hàng của ngân hàng. Nó cũng cho phép xác định chính xác hơn về đặc
điểm của danh mục tín dụng, mức độ, các khoản tín dụng có vấn đề và đầy đủ
các dự phịng tổn thất tín dụng. Khi dự phịng tổn thất tín dụng các ngân hàng ít
nhất phải đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Mục đích của xếp hạng tín dụng:
+ Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức
lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt;
+ Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn
dư nợ; Hạng khách hàng cho phép ngân hàng lường trước những dấu hiệu cho thấy
khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời;

9

download by :


+ Quản lý, giám sát chất lượng của danh mục tín dụng và xu hướng của nó;
+ Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn;
+ Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ khơng thu hồi được để trích lập dự
phịng tổn thất tín dụng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng cụ thể riêng cho
ba nhóm đối tượng khách hàng gồm: khách hàng doanh nghiệp; tổ chức tín dụng
và khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh. Tổng số điểm của khách hàng được xác
định theo thang điểm tối đa là 100, được chia cho bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ
tiêu phi tài chính theo tỷ trọng nhất định.

Ngân hàng cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho riêng
mình và đảm bảo các quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Nhà
nước đưa ra theo Quyết định 493.
Một số các chỉ tiêu tài chính các ngân hàng thường dùng để đánh giá phân
tích tình hình tài chính của khách hàng được thể hiện chi tiết thông qua Bảng 2.1:
Một số chỉ tiêu dùng đánh giá tình hình tài chính của khách hàng
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu dùng đánh giá tình hình tài chính của khách hàng
Chỉ tiêu

Ý nghĩa của chỉ tiêu trong đánh giá tình hình
tài chính của khách hàng

- T s thanh toỏn nhanh cng cao, doanh nghiệp
Tỷ số thanh khoản nhanh = có khả năng trả nợ tức thời càng lớn.
(TSLĐ bằng tiền + Đầu tư - Tỷ số thanh khoản ngắn hạn phản ánh khả
ngăn hạn)/(Nợ ngắn hạn + Nợ năng chuyển đổi TSLĐ thành tiền để trả nợ ngắn
hạn. Tỷ số thanh khoản ngắn hạn phải lớn hơn 1,
dài hạn đến hạn trả)
Tỷ số thanh khoản ngắn hạn = nếu nhỏ hơn 1 doanh nghiệp đang gặp khó khăn
(TSLĐ + ĐTNH)/(Nợ ngắn trong việc trả nợ đúng hạn.
1. Chỉ tiêu thanh khoản

hạn + Nợ dài hạn đến hạn trả)
Tỷ số thanh khoản dài hạn =
(TSCĐ + ĐTDH)/Nợ dài hạn
- Vòng quay hàng tồn kho cao thể hiện dự trữ
Vòng quay hàng tồn kho = hàng tồn kho lớn, điều này có thể là khơng tốt vì
Giá vốn hàng bán/Hàng tồn doanh nghiệp khơng đủ hàng hoá sẽ bị mất
khách hàng hoặc đã mua qua nhiều mà không
2. Chỉ tiêu hoạt động


10

download by :


tiêu thụ được.

kho bình qn

Vịng quay tài sản = Doanh - Vòng quay tài sản phản ánh năng lực sử dụng
thu/Tổng tài sản bình quân.
tổng tài sản để tạo doanh thu, chỉ tiêu này càng
cao càng có lợi thế .
Kỳ thu tiền bình quân = (Các - Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời
khoản phải thu bình qn x hạn tín dụng thương mại bình qn ngày mà
ngân hàng đã cấp cho doanh nghiệp.
360)/Doanh thu
- Tỷ số nợ (hệ số đòn bẩy) phản ánh hoạt động
Tỷ số nợ = Nợ phải trả/ Tổng của doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn vay lớn.
Ngân hàng cần xem xét những dự án vay vốn có
nguồn vốn
tỷ số này cao.
Tỷ số vốn chủ sử hữu =
Nguồn vốn chủ sử hữu/Tổng - Tỷ số vốn chủ sở hữu cao chứng tỏ doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào
nguồn vốn
vốn tự có, ngân hàng cho vay sẽ an tồn hơn.
Tỷ số khả năng trả lãi = lợi
tức trước thuế và lãi / chi phí - Khả năng trả lãi tiền vay phản ánh khả năng

thanh toán nợ và lãi vay ngân hàng và tránh
trả lãi
những khó khăn về tài chính. Phản ánh mức độ
an tồn của thu nhập để có thể trả lãi cho chủ nợ.
3. Chỉ tiêu đòn cân nợ

- Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu phản ánh tỷ lệ lãi
Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu phát sinh trên một đơn vị doanh thu. Nếu doanh
= Lợi nhuận sau thuế / nghiệp giảm chi phí đầu vào thì tỷ lệ sinh lời trên
doanh thu cao, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp
Doanh thu
hoạt động tốt.
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài
sản = Lợi nhuận sau - Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản phản ánh tính
hiệu quả trong việc sử dụng tổng tài sản của
thuế/Tổng tài sản BQ
doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ
sở hữu = Lợi nhuận sau thuế - Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu phản ánh
tính hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu .
/ vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ vốn tự có/ vốn vay > 1
5. Chỉ tiêu khác
4. Chỉ tiêu thu nhập

Lãi ròng sau thuế và khấu hao > tổng dư nợ đến
hạn trả nợ
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2014)

11


download by :


b) Thẩm định cho vay
Là việc thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng,
phân tích năng lực tài chính, mục đích vay vốn, đánh giá tài sản bảo đảm, đánh
giá khả năng trả nợ, mức độ rủi ro và các điều kiện cho vay theo quy định, đưa ra
nhận xét, đánh giá và đề xuất cho vay hoặc không cho vay, giải ngân hoặc ngừng
giải ngân, áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay... để cấp có thẩm quyền ra quyết
định cho vay bảo đảm chính xác, hiệu quả. Người thẩm định là người được giao
nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ vay vốn và thẩm định khoản vay. Agribank nơi cho vay
em xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật
và của Agribank.
2.1.4.2. Kiểm tra và giám sát sử dụng vốn vay trong khi cho vay
Có thể nhận thấy để hạn chế rủi ro tín dụng thì trước hết, cơng tác thẩm
định, đánh giá khách hàng trước khi cho vay là rất quan trọng. Tuy nhiên nguy cơ
rủi ro tín dụng cũng có thể xẩy ra sau khi cho vay nên cần phải kiểm tra, giám sát
việc sử dụng vốn vay của khách hàng trong quá trình vay vốn. Việc làm này
nhằm hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc đầu tư vào các
hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao dễ dẫn đến việc họ khơng có khả
năng trả nợ, có ý định chây lì. Có thể nói đây là một biện pháp quan trọng mà
Ngân hàng sử dụng để phịng ngừa rủi ro tín dụng có thể xẩy ra.

2.1.4.3. Tổ chức thu hồi nợ vay và xử lý khoản vay có dấu hiệu bất thường
a) Tổ chức thu hồi nợ vay
Các khoản vay nào sắp đến hạn phải thu mà cán bộ tín dụng quản lý khách
hàng đánh giá khơng có khả năng thu hồi đúng hạn thì cán bộ tín dụng phải báo
cáo và lập kế hoạch thu hồi và xử lý nợ đối với khoản nợ đó trình Trưởng phịng
và Ban giám đốc và xử lý nợ trong vòng 3 ngày trước khi đến hạn phải thu khoản
nợ đó.

12

download by :


Khi nhận được giấy đề nghị của khách hàng được gia hạn nợ đó là căn cứ
để Ngân hàng tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng. Để có quyết
định cho khách hàng gia hạn nợ hay không?, Ngân hàng phải tiến hành khảo sát,
đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, sau đó lập tờ trình
thẩm định khách hàng, trong đó phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh, nguồn trả nợ, trong đó có nêu rõ lý do gia hạn nợ và đề xuất ý kiến đồng ý
hay không đồng ý gia hạn nợ, công việc này do cán bộ tín dụng quản lý trực tiếp
khách hàng thực hiện. Sau đó trình Trưởng phịng và ban giám đốc xét duyệt.
Nếu khoản nợ đó được phê duyệt gia hạn nợ thì được xếp vào khoản nợ
được cơ cấu lại thời hạn trả nợ cịn nếu khơng thì khoản nợ đó được xếp vào loại
nợ quá hạn. Khâu cuối cùng là lập thư báo cho khách hàng về khoản nợ.
b) Xử lý các khoản vay có dấu hiệu bất thường
Các khoản vay có dấu hiệu bất thường là các khoản tín dụng cấp cho
khách hàng có dấu hiệu có thể khơng thu hồi được theo đúng cam kết trong hợp
đồng tín dụng Các khoản vay có dấu hiệu bất thường được hiểu theo nghĩa rộng
không chỉ những khoản vay đã quá hạn thanh tốn, thanh tốn khơng đúng kỳ
hạn (nợ q hạn thơng thường, nợ khó địi, nợ chờ xử lý, nợ khoanh, nợ tồn

đọng) mà bao gồm cả những khoản vay trong hạn nhưng có những dấu hiệu
khơng an tồn có thể dẫn tới rủi ro. Quản lý các khoản vay có dấu hiệu bất
thường là tồn bộ q trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử
lý đối với những khoản vay có dấu hiệu bất thường đề nhằm giảm thiểu mức độ
rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Để quản lý các khoản
vay có dấu hiệu bất thường có hiệu quả, điều quan trọng đối với các nhà quản lý
ngân hàng là phải sớm nhận biết những khoản nợ có dấu hiệu bất thường, từ đó
phân loại khoản vay và có những biện pháp phịng ngừa và xử lý kịp thời
2.1.4.4. Quản lý nợ quá hạn và xử lý nợ xấu
a) Quản lý nợ quá hạn
Nợ quá hạn là hiện tượng đến thời hạn thanh toán các khoản nợ, người đi
vay khơng có khả năng thực hiện ngay các nghĩa vụ của mình đối với ngân hang.
Nợ quá hạn phát sinh khi đáo hạn người vay khơng có khả năng trả một phần hay
toàn bộ khoản vay, nợ quá hạn có thể gây cho ngân hàng rủi ro đọng vốn, hoặc
rủi ro mất vốn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phân Quyết định
493/2010/QĐ-NHNN ngày 22/04/2010 loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để

13

download by :


×