Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tiên du bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 134 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ HỊA

THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN TIÊN DU BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Oánh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các nội dung, số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị khoa học hoặc cơng bố trong cơng trình nào.
Tơi cũng xin cam kết các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tơi (ngồi phần đã


trích dẫn).
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đào Thị Hòa

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả thầy cơ trong Bộ mơn Tài chính,
Khoa Kế tốn & Quản trị Kinh doanh, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Quốc Oánh - Người đã định
hướng, trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc
Ninh đã giúp đỡ mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình nghiên cứu;
Xin cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp tại cơ quan đã tạo điều kiện góp ý, cung cấp
thơng tin cần thiết cho tôi trong việc nghiên cứu đề tài.
Tôi xin cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
động viên, cổ vũ tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tơi xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đào Thị Hòa

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................................... vi
Danh mục các hình ......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM ................. 4

2.1.1.

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại ................... 4


2.1.2.

Quy trình cho vay khách hàng cá nhân............................................................... 9

2.1.3.

Các tiêu thức cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại ............. 18

2.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM
.......................................................................................................................... 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 26

2.2.1.

Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên thế giới ............ 26

2.2.2.

Kinh nghiệm của Việt Nam .............................................................................. 28

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm ......................................................................................... 31


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 33
3.1.

Giới thiệu về agribank chi nhánh huyện Tiên Du............................................. 33

3.1.1.

Khái quát về tình hình kinh tế xã hội huyên Tiên Du....................................... 33
iii

download by :


3.1.2.

Khái quát hoạt động của Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh ........ 34

3.1.3.

Kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh ......... 35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42

3.2.1.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................. 42

3.2.2.


Phương pháp phân tích ..................................................................................... 44

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 49
4.1.

Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh
huyện tiên du Bắc Ninh .................................................................................... 49

4.1.1.

Tình hình triển khai các sản phẩm cho vay cá nhân của chi nhánh .................. 49

4.1.2.

Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh ...................................... 50

4.1.3.

Kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh ........................ 51

4.2.

Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân............................................. 68

4.2.1.


Đánh giá các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân ....................... 68

4.2.2.

Đánh giá quy trình tín dụng .............................................................................. 73

4.2.3.

Đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng cá nhân ............................................ 76

4.3.

Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay cá nhân
tại chi nhánh huyện Tiên Du............................................................................. 77

4.3.1.

Những kết quả đạt được.................................................................................... 77

4.3.2.

Một số hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 80

4.4.

Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank
chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh ................................................................. 89

4.4.1.


Định hướng cho vay khách hàng cá nhân ......................................................... 89

4.4.2.

Một số giải pháp ............................................................................................... 92

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 111
5.1.

Kết luận...........................................................................................................114

5.2.

Kiến nghị.........................................................................................................114

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 112
Phụ lục ........................................................................................................................ 117

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

NH


Ngân hàng

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

Agribank

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

BĐS

Bất động sản

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng Quốc gia

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

PGD

Phòng giao dịch

CVKHCN

Cho vay khách hàng cá nhân

QHKHCN

Quan hệ khách hàng cá nhân

TCTD

Tổ chức tín dụng

v

download by :



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Một số chỉ tiêu về huy động vốn giai đoạn năm 2014 - 2016 ................. 36

Bảng 3.2.

Một số chỉ tiêu về dư nợ tín dụng giai đoạn năm 2014-2016 ................. 38

Bảng 3.3.

Doanh thu các hoạt động khác của Agribank chi nhánh Tiên Du........... 41

Bảng 3.4.

Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2016 ............................ 42

Bảng 3.5.

Số lượng và đối tượng điều tra................................................................ 44

Bảng 4.1.

Kết quả điều tra KHCN về sử dụng các nhóm sản phẩm của Agribank chi
nhánh Tiên Du......................................................................................... 49

Bảng 4.2.

Số lượng khách hàng cá nhân của chi nhánh theo địa bàn các xã .......... 52


Bảng 4.3.

Số lượng hộ gia đình vay vốn của chi nhánh theo địa bàn xã ................. 53

Bảng 4.4.

Doanh số cho vay KHCN của chi nhánh qua các năm ........................... 53

Bảng 4.5.

Doanh số CVKHCN của Chi nhánh theo đĩa bàn các xã ........................ 54

Bảng 4.6.

Tình hình dư nợ cho vay KHCN tồn chi nhánh .................................... 55

Bảng 4.7.

Tình hình thực hiện cho vay KHCN so với kế hoạch được giao ............ 58

Bảng 4.8.

Doanh số, dư nợ cho vay đối với một khách hàng cá nhân .................... 59

Bảng 4.9.

Mức độ quan tâm của KHCN đối với các sản phẩm dịch vụ của Chi
nhánh Tiên Du Bắc Ninh ....................................................................... 61

Bảng 4.10.


Cho vay KHCN theo nhóm sản phẩm năm qua các năm ....................... 63

Bảng 4.11.

Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn cho vay.................... 64

Bảng 4.12.

Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân theo tài sản đảm bảo nợ vay ......... 66

Bảng 4.13.

Tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh Agribank Tiên Du ................................. 67

Bảng 4.14.

Tình hình cho vay mua, sửa chữa nhà .................................................... 69

Bảng 4.15.

Tình hình cho vay trả góp mua phương tiện đi lại .................................. 69

Bảng 4.16.

Tình hình cho vay du học ........................................................................ 70

Bảng 4.17.

Tình hình cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ ............... 70


Bảng 4.18.

Tình hình cho vay thơng qua việc phát hành thẻ .................................... 71

Bảng 4.19.

Đánh giá của KH về sản phẩm dịch vụ củah chi nhánh.......................... 73

Bảng 4.20.

Mơ tả tóm tắt các giai đoạn của quy trình tín dụng ................................ 74

Bảng 4.21.

Kết quả khảo sát ý kiến về các yếu tố trong quy trình cho vay của Chi
nhánh ....................................................................................................... 75

vi

download by :


Bảng 4.22.

Kết quả khảo sát ý kiến về các yếu tố cơ bản cấu thành chất lượng dịch
vụ khách hàng cá nhân ............................................................................ 77

Bảng 4.23.


Một số chỉ tiêu phát triển bán lẻ chính của Agribank ............................. 91

Bảng 4.24.

Tiêu chí phân đoạn khách hàng............................................................. 108

vii

download by :


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.

Quy trình cho vay khách hàng cá nhân ..................................................... 10

Hình 3.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Agribank chi nhánh huyện Tiên Du ........................ 35

Hình 3.2.

Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng .............................................. 39

Hình 4.1.

Tình hình dư nợ cho vay KHCN tại một số chi nhánh .............................. 56

Hình 4.2.


Dư nợ, doanh số cho vay bình quân năm 2016 của một số NH ................ 60

Hình 4.3.

Tình hình dư nợ CVKHCN theo thời hạn của một số ngân hàng ............. 65

Hình 4.4.

Đánh giá tính đa dạng và phong phú của sản phẩm tín dụng .................... 72

Hình 4.5.

Đánh giá về quy trình tín dụng của Ngân hàng ......................................... 75

Hình 4.6.

Quy trình giao dịch với khách hàng .......................................................... 94

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh”.
Tên học viên: Đào Thị Hòa

Mã số: 64 34 01 02


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Quốc Oánh
1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá nhân
tại Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh.
Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại
Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp khung phân tích, phương pháp
phân tích.
3. Kết quả nghiên cứu chính
Bên cạnh việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đã mô tả thực
trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện tiên du Bắc
Ninh, trong đó tập trung vào các vấn đề: Triển khai các sản phẩm cho vay cá nhân;
Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân; Đánh giá các sản phẩm tín dụng dành
cho khách hàng cá nhân; Đánh giá quy trình tín dụng; Đánh giá chất lượng dịch vụ
khách hàng cá nhân. Cùng với việc đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên
nhân trong hoạt động cho vay cá nhân, nghiên cứu đã đề xuất 03 nhóm giải pháp nhằm
mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh.
4. Kết luận chủ yếu của luận văn
Qua phân tích thực trạng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Agribank chi
nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh cho thấy, Chi nhánh xác định đối tượng khách hàng
tiềm năng là các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh với số
lượng trên 41 nghìn hộ và hơn 157 nghìn nhân khẩu, chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể và
sản xuất nhỏ, nhưng độ tin cậy cao, rủi ro khá thấp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của
Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh là các phòng giao dịch ngân hàng ACB,
Sacombak, Teckcombank, Vietinbank, BIDV và các quỹ tín dụng trên địa bàn huyện

ix


download by :


Tiên Du, các ngân hàng này phát triển khá nhanh, có chính sách linh hoạt, nhưng giá
bán cao hơn so với Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh.
Để mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân hơn nữa, Agribank chi nhánh
huyện Tiên Du Bắc Ninh nên thực hiện một số giải pháp: Hoàn thiện bộ sản phẩm dịch
vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân, Đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu sản
phẩm, tăng cường tìm kiếm khách hàng mới, Cải tiến quy trình nghiệp vụ, đẩy nhanh
tốc độ xử lý hồ sơ, thực hiện phân đoạn khách hàng cá nhân và nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh, nâng cao chất lượng
của đội ngũ cán bộ, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Subject title: “Loan actual situation for individual customers at Bank for Agriculture
and Rural Development of Vietnam – Branch of Tien Du District, Bac Ninh”.
PhD candidate: Dao Thi Hoa

Code: 64 34 01 02

Specialization: Business Administration
Supervisor: Dr. Nguyen Quoc Oanh
1. Research purpose of subject
Analyze the actual situation and Factors affecting to Loans of individual

customers at Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam – Branch of Tien
Du District, Bac Ninh;
Propose some solutions to expand lending for individual customers at Bank
for Agriculture and Rural Development of Vietnam – Branch of Tien Du District,
Bac Ninh.
2. Research Methodology
To implement the contents of the Subject, we use the following methods: data
collection and processing method, analytical framework method, analytical method.
3. Main results of the Research
In addition to the systematization of theoretical and practical basis, the Research
has described the actual situation of lending activities for individual customers at
Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam – Branch of Tien Du
District, Bac Ninh, which focuses on the issues: Deploying personal loan products;
Evaluation of lending activities for individual customers; Evaluation of credit
products for individual customers; Evaluation of credit process; Evaluation of quality
of individual customer service;
Along with evaluating the results, constraints and causes of individual lending
activities, the Research has proposed three groups of solutions to expand lending for
individual customers at Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam –
Branch of Tien Du District, Bac Ninh.
4. Main conclusions of the thesis
By analyzing the actual situation of lending activities for individual customers at
Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam – Branch of Tien Du District,
Bac Ninh which shows:

xi

download by :



The Branch identified potential customers subjects as individuals and
households in Tien Du District, Bac Ninh Province with the quantity of over 41,000
households and more than 157 thousand populations, mainly individual business
households and small producers, but the reliability is high, the risk is quite low. Direct
competitors of Agribank branch in Tien Du District, Bac Ninh are transaction offices of
ACB Bank, Sacombank, Teckcombank, Vietinbank, BIDV Bank and credit funds in the
area of Tien Du District, these banks develope relatively fast, with flexible policies, but
higher selling price than Agribank - Branch Tien Du District, Bac Ninh.
To further expand lending for individual customers, Agribank - Branch Tien Du
District, Bac Ninh should implement some solutions: Complete the product sets of loan
services for individual customers, promote the promotion operation of product
introduction, strengthen searching for new customers, improving professional
qualification processes, accelerate the records processing speed, implement the segment
of individual customers and improve the quality and efficiency of individual customers's
lending activities of the Branch, improve the quality of staff team, build a professional,
friendly working environment.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang diễn ra
trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, hầu hết các NHTM đang có xu hướng đẩy
mạnh việc cung ứng và phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm mục đích tăng tỷ
trọng thu nhập, hạ thấp các điều kiện của ngân hàng để thu hút khách hàng. Song
một trong các hoạt động truyền thống chủ yếu mang lại nguồn thu lớn cho các
NHTM vẫn là hoạt động cho vay. Trước đây, hoạt động cho vay tập trung vào

khách hàng doanh nghiệp, coi mục tiêu cho vay khách hàng doanh nghiệp là tiên
cốt. Thời gian gần đây cùng làn sóng hội nhập quốc tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế
trong nước ngày càng phát triển, đứng trước sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng
thương mại, hệ thống các định chế tài chính diễn ra ngày càng gay gắt thì cho
vay khách hàng doanh nghiệp đang khiến cho mức sinh lời của các NHTM giảm
đi đáng kể, trái lại cho vay KHCN có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và ngày một
đem lại hiệu quả cao, góp phần giúp các ngân hàng gia tăng thu nhập, nâng cao
khả năng sinh lời, phát triển bền vững và đáp ứng các mục tiêu cạnh tranh trên
thị trường.
Là hệ thống ngân hàng có uy tín và thương hiệu lớn tại Việt Nam. Ngân
hàng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đang trong lộ trình
phát triển, một trong những định hướng thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng là
việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ giành cho khách hàng cá nhân làm chiến lược
kinh doanh lâu dài, Agribank xác định “Hoạt động Ngân hàng bán lẻ là cơ sở để
tạo lập một nền khách hàng vững chắc và mang lại lợi nhuận cao cho Ngân
hàng”. Agribank đã bắt đầu hình thành một mơ hình tổ chức Ngân hàng bán lẻ
độc lập và chuyên nghiệp, đồng thời đưa ra mục tiêu trở thành Ngân hàng thương
mại hàng đầu tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm dịch vụ giành cho khách hàng
cá nhân một cách đồng bộ, đa năng với chất lượng tốt nhất, trong đó Agribank
đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm tín dụng dành cho nhóm khách hàng cá
nhân, việc phục vụ khách hàng cá nhân sẽ đảm bảo cho ngân hàng có một thị
trường rộng lớn, đồng thời phân tán và giảm thiểu rủi ro cho các Ngân hàng.
Nhất quán với mục tiêu phát triển của toàn hệ thống, Agribank chi nhánh
huyện Tiên Du Bắc Ninh là một Chi nhánh trực thuộc Agribank chi nhánh tỉnh
1

download by :


Bắc Ninh, được thành lập từ năm 1998, có quy mơ đứng thứ nhất, nhì tồn tỉnh

đã và đang nỗ lực xác định một hướng đi an toàn, hiệu quả và bền vững. Nắm bắt
được nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân trên địa bàn ngày một gia tăng,
trong khi sức cạnh tranh của các TCTD trên địa bàn ngày càng khốc liệt về chính
sách cũng như quy chế cho vay nhưng hiện tại hoạt động KHCN của Agribank
chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh còn nhiều hạn chế, mức cho vay cả về số
lượng và chất lượng chưa cao, chưa tiện ích, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình
đẳng cho các khách hàng… Chính vì thế Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc
Ninh đang tập trung tìm mọi giải pháp để phát triển cho vay đối với khách hàng
cá nhân nhằm chiếm lĩnh thị phần, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân theo định hướng của Agribank trong giai đoạn hiện
nay. Với mục tiêu phân tích thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt
động cho vay đối với khách hàng cá nhân, xây dựng một hệ thống khách hàng ổn
định, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao sức cạnh tranh đối với các TCTD trên địa
bàn, học viên đã lựa chọn đề tài “Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện
Tiên Du Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh
huyện Tiên Du Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến cho vay khách
hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại;
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá
nhân tại Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại
Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh.


2

download by :


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay hách hàng cá nhân tại
Ngân hàng thương mại.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về
thực trạng cho vay khách hàng cá nhân và các giải pháp nhằm mở rộng cho vay
khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại hiện nay.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2014 đến
2016, số liệu sơ cấp được tập trung thu thập vào năm 2015 và 2016.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NHTM
2.1.1. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm
gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống ngân hàng
thương mại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến q trình phát triển
của nền kinh tế hàng hố, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai
đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hồn
thiện và trở thành những định chế tài chính khơng thể thiếu được.
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng
thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận
tiền bạc của cơng chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và
sử dụng tài ngun đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng
và tài chính".
Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của NHTM: Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thực hiện tồn
bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục
tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác
của pháp luật.
Tại điểm 3, Điều 4 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 thơng qua ngày
16/6/2010 có quy định: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực
hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy
định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế
tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ
bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra,
4

download by :


NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản

phẩm dịch vụ của xã hội.
Khái niệm cho vay
Tại quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc
ngân hàng về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay của TCTD
đối với khách hàng ban hành theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 định nghĩa: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín
dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục
đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có
hồn trả cả gốc và lãi”.
Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân
Theo quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 của Hội đồng
thành viên Agribank về quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống
Agribank: Cho vay khách hàng cá nhân (KHCN) là hoạt động tín dụng của Ngân
hàng cho chủ thể là các cá nhân, hộ gia đình; trong đó Ngân hàng (người cho
vay) giao cho đối tượng khách hàng cá cá nhân, hộ gia đình (người đi vay) một
khoản tiền để sử dụng vào phục vụ việc sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng của cá
nhân trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận dựa trên nguyên tắc
hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi.
2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM
Chủ thể đi vay
Chủ thể đi vay trong cho vay KHCN là những cá thể không xác định như
một người hay một hộ gia đình. Khác với cho vay khách hàng doanh nghiệp
(KHDN), trong cho vay KHCN khách hàng vay vốn không phải là những doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân thơng thường mà là: Những người buôn bán nhỏ,
nông dân, nhân viên văn phòng, cơ sở sản xuất nhỏ…. hoặc là đại diện hộ gia
đình. Những cá thể này có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng như
vay vốn để sản xuất kinh doanh hay khi họ cần tiền để mua nhà, mua ô tô, tiêu
dùng cá nhân...
Số lượng và qui mô giao dịch
- Số lượng khách hàng của loại hình dịch vụ này rất lớn, nhưng quy mô

mỗi lần giao dịch nhỏ, phù hợp với nhu cầu của một cá nhân.
Hơn thế nữa, từ KHCN ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn với số lượng lớn
5

download by :


từ mọi tầng lớp nhân dân, với các kỳ hạn khác nhau, đa dạng về sản phẩm dịch
vụ và nguồn vốn này thường ổn định, góp phần giúp ngân hàng tăng trưởng và
phát triển bền vững.
- Quy mô thị trường KHCN tuy nhỏ hơn so với thị trường KHDN nhưng
lại lớn hơn về số lượng khách hàng. Chủ thể đi vay KHCN có số lượng rất lớn,
nhu cầu vay vốn cũng đa dạng. Thông thường giá trị khoản vay KHCN thường dựa
vào tư cách, khả năng tài chính người vay hơn là tài sản thế chấp và nhu cầu vay vốn
của mỗi KHCN là không thường xuyên và không giống như các doanh nghiệp,
các tổ chức kinh tế, chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường kinh tế, văn hóa –
xã hội. Chính vì vậy, thị hiếu và nhu cầu vay vốn của KHCN cũng khác nhau tùy
thuộc vào tình hình nền kinh tế, thu nhập, trình độ dân trí, tập qn, thói quen
tiêu dùng của dân cư.
Nguồn trả nợ
Khác với cho vay KHDN, Ngân hàng tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, thực hiện dự án và nguồn trả nợ là lợi nhuận của chính phương án
kinh doanh đem lại. Đối với KHCN nguồn trả nợ lại là từ nguồn thu nhập ổn định
hàng tháng mà không nhất thiết phải từ kết quả sử dụng của những khoản vay.
Do đó, nguồn trả nợ của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào q
trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của khách hàng.
Nguồn trả nợ của KHCN được xác định là tổng các khoản thu nhập
thường xuyên của họ, vì vậy khi cho vay Ngân hàng thường xem xét một cách
tổng thể đến hoàn cảnh sống, nghề nghiệp, nơi làm việc, khả năng tài chính,
lương bổng, tổng thu nhập của khách hàng vay. Mục tiêu khách hàng mà các

ngân hàng nhắm đến là những khách hàng có cơng việc ổn định như những cán
bộ viên chức nhà nước, bác sĩ, giáo viên, nhân viên của các công ty, tập đoàn
kinh tế lớn... hơn đối với những người làm việc tự do, khơng có chế độ.
Thời hạn khoản vay
Thời hạn khoản vay chủ yếu là ngắn hạn, một phần là trung hạn và một
phần nhỏ là dài hạn. Nguyên nhân là do các khoản vay KHCN chủ yếu phục vụ
nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, những nhu cầu trong ngắn hạn, một phần phục vụ
sản xuất kinh doanh nhưng thường là sản xuất với quy mô không lớn. Cho vay
KHCN thường có mức lãi suất cao nhất trong các NHTM và các cá nhân đến xin
vay Ngân hàng chủ yếu để đáp ứng tức thời các nhu cầu của cuộc sống mà ngay

6

download by :


tức thời họ chưa có khả năng chi trả nhưng họ hồn tồn đủ khả năng để trả bằng
chính nguồn thu nhập trong một khoảng thời gian ngắn, trung hạn.
Mức độ rủi ro của các khoản vay
Theo Quyết định 493/2010/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2010 của
Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra
tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng
thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Mục tiêu trong hoạt động của các NHTM là các khoản cho vay phải đảm
bảo là các khoản tín dụng có chất lượng tốt, tuy vậy các khoản cho vay đối với
KHCN này có chất lượng tốt khi khách vay khơng xảy ra các biến cố. Vì vậy khi
quyết định cho vay ngân hàng cần thẩm định xem xét kỹ:
- Tình hình tài chính của cá nhân hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng
tùy theo tình trạng cơng việc hay sức khỏe của họ. Trường hợp điển hình hay xảy
đến với các NHTM trong cho vay tiêu dùng là có thể một cá nhân vào thời điểm

đi vay họ có cơng việc với một mức thu nhập ổn định, đảm bảo trả nợ được cho
Ngân hàng trong tương lai theo thẩm định của cán bộ tín dụng, nhưng trong thời
gian vay vốn, cơng ty của họ giảm bớt biên chế, cá nhân này đột nhiên mất việc
làm, đồng nghĩa với việc họ khơng cịn nguồn thu nhập thường xuyên để trả nợ
và kéo theo Ngân hàng gặp phải rủi ro khoản nợ này trở này nợ xấu và có thể sẽ
khơng thu hồi được nợ vay.
- Thông tin khách hàng: Các thông tin của cá nhân thường không rõ
ràng, minh bạch như các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong khi các
doanh nghiệp có báo cáo kiểm tốn thì các cá nhân lại dễ dàng giữ kín các
thơng tin về triển vọng cơng việc cũng như tình trạng sức khỏe của mình. Chính
vì vậy, trong q trình thẩm định thơng tin khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng
cũng sẽ tiến hành thẩm định khai thác từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như
cơ quan công tác, các mối quan hệ xã hội của khách hàng về tình trạng cơng
việc, thu nhập, sức khỏe, khả năng tài chính…, tuy nhiên những thơng tin này
nếu khách hàng chủ động sắp đặt và bày mưu lừa đảo từ ban đầu sẽ rất khó
khăn cho cán bộ Ngân hàng.
- Cho vay khách hàng cá nhân có tính nhạy cảm theo chu kỳ của nền
kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, cuộc sống của người dân được cải thiện, các
nhu cầu cho vay KHCN (nhất là cho vay tiêu dùng) có xu hướng gia tăng và
ngược lại nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái, chi tiêu của các hộ gia đình phải dè
7

download by :


dặt để cịn tích lũy cho tương lai thì nhu cầu vay vốn của các KHCN sẽ giảm đi
rất nhiều.
Do tính chất khơng ổn định như vậy nên các khoản cho vay KHCN
thường có mức độ rủi ro cao.
2.1.1.3. Phân loại hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, các khoản cho vay KHCN chủ
yếu dưới hai hình thức:
 Vay tiêu dùng: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá
nhân, hộ gia đình như: xây dựng sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, mua
sắm phương tiện xe cơ giới, du học, chữa bệnh…
 Vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung
vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình: bổ sung vốn lưu động,
mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản…
- Căn cứ vào phương thức cho vay:
 Cho vay từng lần: Là các khoản vay ngắn hạn của cá nhân hay hộ kinh
doanh cá thể nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời và được thanh
toán một lần khi khoản vay đáo hạn. Các khoản vay này thường có quy mơ nhỏ,
phần lớn dùng để chi trả cho những mục đích thiếu vốn tạm thời của các cá
nhân trong các trường hợp như mua sắm các đồ dùng giá trị lớn, mua đất ở, xây
nhà mới…
 Cho vay theo hạn mức: Là hình thức cho vay trong đó Ngân hàng thỏa
thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Khách hàng có thể vay tới hạn mức
tối đa và hoàn trả tất cả hoặc một phần số tiền đã vay sau đó lại vay tiếp, số tiền
vay có thể lên đến mức tối đa cho tới khi hết thời hạn rút vốn quy định trong hợp
đồng, áp dụng với các hộ kinh doanh cá thể với mục đích vay vốn lưu động phục
vụ cho sản xuất kinh doanh.
 Cho vay trả góp: Là hình thức cho vay trong đó Ngân hàng cho phép
khách hàng trả gốc theo nhiều lần trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận thường
theo tháng hoặc theo quý. Những khoản vay này thường dùng để mua sắm các tài
sản như: nhà cửa, máy móc thiết bị, các đồ dùng có giá trị trong sinh hoạt gia
đình. Cho vay trả góp hiện nay ngày càng trở nên phổ biến trong các sản phẩm
cho vay đối với KHCN do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao,

8


download by :


họ có nhu cầu mua sắm và sử dụng các tiện ích ngay ở hiện tại khi chưa tích lũy
đủ tiền, họ sẽ sử dụng hình thức vay trả góp của một Ngân hàng để hồn trả dần
bằng các dịng thu nhập trong tương lai.
 Cho vay thấu chi: Là hình thức cho vay trong đó Ngân hàng cho phép
khách hàng vay được chi vượt quá số dư tiền gửi thanh tốn của mình đến một
giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này gọi là hạn
mức thấu chi. Đặc điểm của hình thức cho vay này là cho vay ngắn hạn, thủ tục
đơn giản, phần lớn là khơng có bảo đảm và thường được áp dụng đối với khách
hàng có độ tín nhiệm cao, kỳ thu nhập ngắn, đều đặn.
- Căn cứ vào các biện pháp đảm bảo an toàn cho khoản vay và mức độ tín
nhiệm của khách hàng:
 Cho vay có tài sản đảm bảo: Là các khoản vay được đảm bảo bằng tài
sản thuộc sở hữu của chính khách hàng vay vốn hoặc của người thứ ba. Tài sản
đảm bảo cho khoản vay có thể là số dư tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, bất động
sản, động sản…
 Cho vay khơng có tài sản đảm bảo (cho vay tín chấp): Là cho vay
không cần đảm bảo tài sản mà dựa trên uy tín khách hàng. Ngân hàng lựa chọn
các khách hàng có uy tín và khả năng trả nợ tốt để cho vay theo hình thức này.
Hiện nay các sản phẩm vay tín chấp giành cho KHCN của các NHTM đang ngày
một đa dạng và hấp dẫn: cho vay thấu chi, cho vay lương, thẻ tín dụng…
2.1.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân
Quy trình cho vay là trình tự các bước mà Ngân hàng thực hiện cho vay
đối với khách hàng. Quy trình cho vay phản ánh nguyên tắc cho vay, phương
pháp cho vay, trình tự giải quyết các cơng việc, thủ tục hành chính và thẩm
quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng.
Quy trình gồm các bước sau:

- Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn
Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách
hàng cung cấp những thông tin về khách hàng, các quy định của AGRIBANK mà
khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn lập hồ sơ cần thiết để
được ngân hàng cho vay.
Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD hướng dẫn khách hàng
hoàn thiện hồ sơ vay.

9

download by :


Tiếp nhận và hướng dẫn KH về hồ sơ vay vốn

Thẩm định các điều kiện vay vốn

Xác định phương thức cho vay

Xem xét nguồn vốn, điều kiện thanh toán, lãi suất

Lập tờ trình thẩm định cho vay

Tái thẩm định khoản vay

Trình duyệt khoản vay

Ký kết HĐ và giao nhận giấy tờ và TSBĐ

Giải ngân


Kiểm tra, giám sát khoản vay

Thu hồi nợ gốc và lãi, xử lý những phát sinh

Thanh lý HĐ tín dụng và HĐ đảm bảo tiền vay

Giải chấp tài sản đảm bảo

Lưu hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay

Hình 2.1. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân
Nguồn: Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 07/08/2014 của Agribank
10

download by :


Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn
Đây là khâu quan trọng nhất của quy trình tín dụng để xác minh tính chính
xác của giấy tờ khách hàng đã nộp cho ngân hàng đồng thời làm căn cứ cho
quyết định về việc cho vay vốn hay không và quyết định đó có chính xác hay
khơng điều dựa trên kết quả của bước thẩm định này.
- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: CBTD kiểm tra đầy đủ, xác thực,
hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua
các kênh thông tin.
+ Kiểm tra hồ sơ khách hàng; CBTD kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của các
giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ khách hàng.
+ Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay;
+ Kiểm tra mục đích vay vốn.

- Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay
với danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện
theo quy định của pháp của chính phủ qua từng thời kỳ).
- Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn
đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành về đối tượng vay vốn
bằng ngoại tệ.
Bước 3: Xác định phương thức cho vay
Căn cứ vào quy chế hiện hành của từng ngân hàng thương mại, CBTD xác
định phương thức cho vay.
Bước 4: Xem xét nguồn vốn, điều kiện thanh toán, lãi suất cho vay.
- Xem xét khả năng nguồn vốn: CBTD cùng với trưởng phịng tín dụng
(hoặc người được uỷ quyền) phối hợp với phòng/bộ phận phụ trách nguồn vốn để:
+ Cân đối nguồn vốn (nội tệ, ngoại tệ) đối với những khoản vay lớn.
+ Dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh
tốn nước ngồi.
-

Xác định lãi suất cho vay: CBTD tiến hành tổng hợp số liệu để tính tốn
mức lãi suất có thể áp dụng cho khoản vay.
Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay

11

download by :


Trên cơ sở kết quả thẩm định các nội dung trên, CBTD sẽ lập tờ trình
thẩm định, nêu các ý kiến đề xuất đối với đề nghị vay vốn. Trong tờ trình này,
CBTD phải ghi rõ ý kiến của mình về việc khách hàng có cho khách hàng vay
hay khơng cho vay.

Bước 6: Tái thẩm định khoản vay:
Sau khi CBTD hồn thành tờ trình thẩm định, tổ tái thẩm định có trách
nhiệm thẩm định lại tồn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình thẩm định của CBTD. tổ
thẩm định do giám đốc chi nhánh chỉ định, gồm 02 cán bộ, trong đó có ít nhất 1
trưởng hoặc phó phịng tín dụng là thành viên.
Tổ tái thẩm định phải ghi rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay khơng
cho vay để trình giám đốc chi nhánh, và chịu trách nhiệm về quyết định của
mình. Mọi sự khác biệt giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định có thể dẫn đến
các kết luận khác nhau về khách hàng và khoản vay điều phải trình lên giám đốc
chi nhánh.
Thời gian tái thẩm định không nằm trong thời gian quy định cho thẩm định
gốc và không quá 3 ngày đối với món vay ngắn hạn và khơng q 05 ngày đối với
món vay trung và dài hạn khi ngân hàng đã tiếp nhận đủ hồ từ phía khách hàng.
Bước 7: Trình duyệt khoản vay
- Đối với CBTD: Trình tờ trình thẩm định (TTTĐ)/tái thẩm định cùng hồ
sơ khoản vay cho trưởng phịng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền). đồng thời
chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp của tồn bộ hồ sơ khách hàng, tính
trung thực và tính chính xác của tờ trình thẩm định.
- Đối với trưởng phịng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền): Tiến hành
thẩm tra, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sản
thế chấp, … theo quy định hiện hành. Sau khi đã nắm bắt được hồ sơ, cần phải
ghi rõ trên TTTĐ ý kiến của mình về khách hàng, đề xuất cho vay hay khơng cho
vay. Sau đó trình giám đốc xin duyệt.
- Giám đốc NHTM (hoặc người có thẩm quyền): Ra quyết định phê duyệt
khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ và TTTĐ do trưởng phịng tín dụng
trình. Giám đốc chỉ được phê duyệt khoản vay khi khoản vay đó thuộc quyền
phán quyết và khi khách hàng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy
định của pháp luật và NHTM. Nội dung duyệt khoản vay cần ghi rõ phương thức
cho vay, số tiền món vay, hoặc hạn mức món vay, hoặc hạn mức được duyệt,


12

download by :


×