Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

ÔN tập văn bản 7 kì 2 CLB HSG hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.49 KB, 68 trang )

Tài liệu ơn tập Ngữ văn 7

ƠN TẬP:
- TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
- TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI

I, KIẾN THỨC CƠ BẢN
A, TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
1, Bố cục:
- Chia các câu tục ngữ trong bài thành hai nhóm:
+ 4 câu đầu: Tục ngữ về thiên nhiên
+ 4 câu sau: Tục ngữ về lao động sản xuất
2, Giaỉ nghĩa các câu tục ngữ
a, Bốn câu đầu: Tục ngữ về thiên nhiên
**Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
- Giải thích: Vào những ngày tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm
dài, ngày ngắn.
- Cấu trúc: Câu tục ngữ chia làm hai vế, các từ đầu mỗi vế và cuối mỗi vế đối
lập nhau về nghĩa( đêm>< ngày, sáng>< tối). Về vần điệu mỗi vế đều có vần
lưng ( năm- nằm, mười- cười). Đáng chú ý là cách nói ngoa dụ làm gây ấn
tượng, chưa nằm( chứ không phải là mới nằm, vừa nằm) đã sáng. Chưa cười
( mới buồn cười nhưng chưa kịp cười) đã tối.
- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí
nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược
lại.


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
- Ý nghĩa : Câu tục ngữ khái quát quy luạt thừi gian, nó nhắc nhở mọi người
cần phải có ý thức về thời gian để hồn thành cơng việc và phải bảo vệ sức
khỏe. Chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng


thời gian.
***"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"
- Giải thích: Nếu vào đêm hơm trước trời có nhiều sao thì ngày hơm sau trời sẽ
nắng hoặc ít sao, khơng sao trời sẽ mưa.
- Nghệ thuật: Gieo vần nắng- vắng, phép đối mau>< vắng, nắng>< mưa, ngắt
nhịp 4/4.
- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp.
- Ý nghĩa: Câu tục ngữ giúp nhân dan biết sắp xếp cơng việc phù hợp với thời
tiết
**"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"
- Giải thích: Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm dự báo bão giơng căn cứ vào
mây. Mây có màu mỡ gà ánh lên thành sáng là dấu hiệu sắp có bão.
- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, đây là kinh nghiệm dự đoán bão
- Ý nghĩa: Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ
***"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"
- Giải thích: Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn,
lụt lội.
- Cơ sở: Kiến là cơn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo
- Ý nghĩa: Câu tục ngữ nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lũ, thiên tai.
a, Bốn câu sau: Tục ngữ về lao động sản xuất
***"Tấc đất tấc vàng"


Tài liệu ơn tập Ngữ văn 7
- Giải thích: Câu tục ngữ nói về giá trị cả đất đai trong thiên nhiên. Tuy đất
rấtnhiều, rất bình thường nhưng giá trị lại quý như vàng một thứ kim loại quí
hiếm.
- Nghệ thuật độc đáo:
+ Độc đáo ở sự ngắn gọn đến mức không thể ngắn hơn được nữa.

+ Đơn vị đem ra so sánh: không phải là thước đo, không phải là đơn vị lớn mà
là đơn vị nhỏ. Đơn vị đo càng nhỏ càng làm nổi bật giá trị của vật được đo
lường.
+ Không dùng quan hệ từ cũng không dùng các từ q, đắt, có gí trị.
- Ý nghĩa: Câu tục ngữ đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất ( bỏ
ruộng hoang, sử dụng đất khơng hiệu quả.
****"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"
- Giải thích: Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người:
nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng
- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó
- Ý nghĩa: Câu tục ngữ giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn
cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
***"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
- Giải thích: Câu tục ngữ nói về vai trị của các yếu tố trong sản xuất nơng
nghiệp( trồng lúa nước) của nhân dân ta. Yếu tố nước là yếu tố quan trọng hàng
đầu. Sau đó là vai trị quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù tích cực thì đóng
vai trị thứ ba. Giốngđóng vai trị thứ 4
- Ý nghĩa: Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư tất cả các khâu
nhưng cũng phải ưu tiên không tràn lan nhất là khả năng đầu tư có hạn.
***"Nhất thì, nhì thục"


Tài liệu ơn tập Ngữ văn 7
- Giải thích: Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ kịp tời là hàng đầu. Sau đó mới
là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ lien quan đến thười tiết nắng, mưa. Nếu
sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hửng và có khi khơng cho sản phẩm.
- Ý nghĩa: Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề về thời vụ và việc chuẩn bị kĩ lưỡng
đất đai trong canh tác.
B. TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
1, Bố cục:

+ Chia các câu tục ngữ trong bài thành hai nhóm:
+ 3 câu đầu: Những bài học về phẩm giá con người.
+ 3 câu tiếp theo: Những kinh nghiệm và bài học về học tập, tu dưỡng.
+ 3 câu cuối: Những kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng xử.
2, Giaỉ nghĩa các câu tục ngữ
a, Ba câu đầu: Những bài học về phẩm giá con người.
Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của
- Nghệ thuật:
+ So sánh: một mặt người bằng mười mặt của.
+ Nhân hóa: “mặt của”
+ Gieo vần lưng: mười- người
- Nghĩa của câu tục ngữ: So sánh con người và của cải là thứ vơ tri nhưng được
nhân hóa, được đếm mặt, mặt người bằng 10 lần của. Câu tục ngữ đề cao giá trị
của con người.
- Người xưa vận dụng câu tục ngữ này để:
+ Phê phán những người chỉ ham của


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
+ Đề cao giá trị của con người.
+ An ủi những trường hợp không may mất mát của đi thay người.
- Những câu tục ngữ tương tự:
+ Người ta là hoa đất.
+ Người sống, đống vàng.
+ Người làm ra của chứ của không làm ra người.
+ Người là vàng của là ngãi.
+ Lấy của che thân chứ không ai lấy thân che của.
Câu 2: Cái răng, cái tóc là góc con người.
- Nghĩa của câu: Cái răng cái tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tinh, tư
cách của con người, suy rộng ra những cái gì thuộc về hình thức của con người

đều thể hiện nhân cách của người đó., suy rộng ra cái răng cái tóc cũng thể
hiện tình trạng súc khỏe của con người.
- Bài học: Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy biết hồn thiệ mình từ những điều
nhỏ nhặt nhất.
- Câu tục ngữ tương tự:
Mơt u tóc bỏ đuôi gà
Hai yêu răng trắng như ngà dễ thương.
Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Nghệ thuật:
+ Gieo vần liền “sạch”- “rách”, ngắt nhịp 3/3.
+ Đối lập ý trong mỗi vế đói>< sạch, rách>< thơm.
- Nghĩa câu tục ngữ:


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
+ Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống cho sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc
sạch sẽ thơm tho.
+ Nghĩa bóng: Dù vật chất thiếu thốn, khó khăn vẫn hải giữ phẩm chất trong
sạch, đáng trọng. Con người phải có lịng tự trọng.
- Ý nghĩa: Câu tục ngữ giáo dục con người ta dù trong mọi hồn cảnh vẫn giữ
lịng tự trọng.
- Câu tục ngữ tương tự:
+ Giấy rách phải giữ lấy lề.
+ No nên bụt, đói nên ma.
=> Kết luận: Với cách nói hình ảnh, các câu tục ngữ khẳng định con người là
giá trị nhất nên phải yêu quí, bảo vệ và biết đánh giá một cách thấu đáo đòng
thời nhắn nhủ con người phải biết giữ gìn phẩm giá của mình.
b, Ba câu tiếp theo: Những kinh nghiệm và bài học về học tập, tu dưỡng.
Câu 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Nghệ thuật: Câu tục ngữ có bốn vế vừa đẳng lập vừa bổ sung cho nhau. diệp

ngữ “ học” được lặp lại bón lần vừa nhấn mạnh vừa mở ra những điều mà con
người cần phải học.
- Giải thích:
+ “ Học ăn, học nói”: Vế của câu tục ngữ này đã giải thích và khuyên nhủ chúng
ta ăn cũng phải học, nói cũng phải học hơn vì cách ăn nói thể hiện rất rõ trình độ
văn hóa, nếp sống, tính cách, tâm hồn con người. Vì ăn, nói đâu chỉ là muốn thế
nào thì thế, tùy tiện, tùy thích mà phải có nghệ thuật, có mục đích, có đối tượng
và cần phải rèn luyện suốt đời.
+ “ Học gói, học mở”: là học để biết làm mọi việc cho khéo tay.
- Ý nghĩa: Câu tục ngữ khuyên con người ta muốn sống cho có văn hóa, lịch sự
thì phải học từ cái lớn đến cái nhỏ, học hằng ngày.
- Những câu tục ngữ tương tự:


Tài liệu ơn tập Ngữ văn 7
+ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau.
+ Miếng ăn quá khổ thành tàn.
+ Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
Câu 5: Không thầy đố mày làm nên.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Với cách nói dân giã nhằm nhấn mạnh vai trò của
người thầy. Thầy dạy ta từ những bước đi ban đầu về tri thức, cách sống, đạo
đức, sự thành công trong công việc cụ thể là sự thành của học trị. Vì vậy, phải
biết kính trọng thầy, tìm thầy mà học.
- Lời khun: Cần khơng được quên công lao dạy dỗ của các thầy.
- Một số câu tương tự:
+ Muốn sang thì bắc cầu kiều.
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
+ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Câu 6: Học thầy không tày học bạn .

- Giải nghĩa: Câu tục ngữ có hai vế “ hoc thầy, học bạn”, qua hệ so sánh giữa
chúng được hiểu bằng từ so sánh “kông tày”( không bằng). Do vậy, ý so sánh
được nhấn mạnh và khẳng định rõ ràng. Câu tục ngữ đề cao ý nghĩa vai trị của
việc học bạn. Nó khơng hạ thấp việc học thầy, không coi học bạn quan trọng hơn
học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người
cần học hơn. Ta gần gũi bạn sẽ học được nhiều điều hơn.. Bạn là hình ahr tương
đồng ta có thể thấy mình trong đó để tự học.
- Ý nghĩa: Câu tục ngữ khuyên con người ta cần mở rộng đối tượng phạm vi và
cách học hỏi phải mở rộng việc học tập trong cuộc sống.
c, Ba câu cuối: Những kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng xử.
Câu 7: Thương người như thể thương thân.


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
- Giải nghĩa: Bằng hình ảnh so sánh: thương người- tình thương đối với người
khác được so sánh như thể thương thân- tình thương giành cho mình. Đây là
triết lí sống đầy giá trị nhân văn.
- Lời khuyên: Câu tục ngữ khuyên con người ta thương u người khác như
chính bản thân mình. Hai tiếng “ thương người” đặt trước “ thương thân” để
nhấn mạnh đối tượng cần đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên con người
lấy bản thân mình soi vào người khác, coi ngươi khác như bản thân mình để quý
trọng đồng cảm thương yêu đồng loại. Vì vậy, tục ngữ không chỉ là kinh
nghiệm về tri thức, về cách ứng xử mà cịn là bài học về tình cảm.
- Những câu tục ngữ tương tự:
+ Lá lành đùm lá rách.
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Nghệ thuật : Ẩn dụ “ quả” và “ người trồng cây”
- Giải thích: Khi được hưởng thành quả nào đó phải nhớ đến người có cơng gây
dựng nên, phải biết ơn người đã giúp đỡ mình. Câu tục ngữ có thể được sử dụng

trong rất nhiều hồn cảnh. Chẳng hạn để thể hiện tình cảm của con cháu đối với
ơng bà, cha mẹ, học trị với cô giáo, hơặc nhân dân với những anh hùng liệt sĩ đã
hi sinh để bảo vệ tổ quốc.
- Ý nghĩa: Câu tục ngữ khuyên con người ta cần trân trọng sức lao động của mọi
người, phải nhớ ơn và biết ơn người đã dựng nên thành quả đó.
Câu 9:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Nghệ thuật: Ẩn dụ “ một cây, ba cây”
- Giải nghĩa:


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
+ Nghĩa đen: Khẳng định sự lẻ loi, đơn độc của một cái cây nếu nó đứng một
mình. Bản thân cái cây cái cây đó thật nhỏ bé. Nhưng nếu nhiều cây sẽ tạo thành
một khu rừng.
+ Nghĩa bóng: Câu ca dao khuyên chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức
mạnh, để có thể chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm, khắc phục khó khăn,
cải tạo cuộc sống để có cuộc sống ấm no, phong phú về vật chất lẫn tinh thần.
- Các câu tục ngữ tương tự:
+ Đồn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
+ Đồn kết là sức mạnh vơ địch.
II. LUYỆN TẬP
Phiếu học tập số 1:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Tấc đất tấc vàng
- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 3)

Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên.
Trình bày khái niệm thể loại đó.
Câu 2: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu.
Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào?
Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”
Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em đã học có cùng thể loại và ý nghĩa
với câu em vừa giải thích

Gợi ý


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
Câu 1:
- Thể loại: Tục ngữ
- PTBĐ chính: Nghị luận
- Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có
nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được
nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hằng ngày
Câu 2:
- Những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu: so sánh, điệp ngữ
Câu 3:
- Các câu rút gọn là: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ, Mau sao thì nắng, vắng sao thì
mưa, Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
- Rút gọn thành phần chủ ngữ
Câu 4:
- Ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của
ơng cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng
nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để khơng bị bão làm cho
sập nhà.
Câu 5:

HS tìm một câu cùng nói về kinh nghiệm thiên nhiên:
Mống đơng vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
Phiếu học tập số 2
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
- Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 3- 5)
Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên.
Trình bày khái niệm thể loại đó
Câu 2: Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?
Câu 3: Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là
phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ
ấy?
Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Câu 5: Tìm một câu tục ngữ có cùng chủ đề với những câu tục ngữ trên mà em
biết?

Gợi ý
Câu 1:
- Thể loại: Tục ngữ
- PTBĐ chính: Nghị luận
- Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có
nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được
nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hằng ngày

Câu 2:


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
- Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề: Thiên nhiên và lao động sản xuất
Câu 3:
- Các câu trên cùng sử dụng biện pháp tu từ: điệp ngữ (điệp cấu trúc)
- Trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy bởi tục ngữ là những
sáng tác dân gian nhằm thể hiện kinh nghiệm đời sống nên sử dụng phép tu từ
này sẽ có tác dụng hiệu quả trong nhấn mạnh, tạo ấn tượng, liên tưởng, cảm xúc,
tạo nhịp điệu dễ thuộc, dễ nhớ nên nhân dân (ngay cả người lao động) cũng có
thể thuận lợi nhớ và áp dụng
Câu 4:
- Ý nghĩa câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Dựa trên cơ sở quan sát và trải nghiệm thực tế, câu tục ngữ đưa đến một kinh
nghiệm về thời gian: mùa hè ngày dài đêm ngắn hơn, mùa đông ngày ngắn đêm
dài hơn giúp con người có ý thức chủ động để sử dụng thời gian hợp lí cho cơng
việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm.
Câu 5:
HS tìm một câu cùng nói về chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất:
+ Rét tháng ba bà già chết cóng
+ Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
+ Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa
Phiếu học tập số 3:
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Chết trong còn hơn sống đục
- Đói cho sạch, rách cho thơm
- Thương người như thể thương thân.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.



Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 12 - 14)
Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào? Trình bày khái niệm
của thể loại văn học đó.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì?
Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên.
Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải
thích ở trên.

Gợi ý
Câu 1:
- Thể loại: Tục ngữ
- Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có
nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được
nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hằng ngày
Câu 2:
- PTBĐ chính: Nghị luận
Câu 3:
- Các phép tu từ được sử dụng trong những câu tục ngữ: so sánh, điệp ngữ, liệt

Câu 4:
- Ý nghĩa câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”:
+ Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn sạch, sống sạch, dù rách vẫn phải thơm tho


Tài liệu ơn tập Ngữ văn 7
+ Nghĩa bóng: dù rơi vào bất kì hồn cảnh khó khăn nào vẫn phải sống trong

sạch, lương thiện
 Câu tục ngữ giáo dục con người về lòng tự trọng, khuyên con người phải sống
ngay thẳng không bao giờ được làm liều ngay cả khi khó khăn thiếu thốn
Câu 5:
HS tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự
+ Giấy rách phải giữ lấy lề
+ Chết đứng còn hơn sống quỳ
Phiếu học tập số 4
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy không tày học bạn
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 12 - 14)
Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.
Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào?
Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?
Câu 4. Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên
và Học thầy không tày học bạn mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?
Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây

Gợi ý


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
Câu 1:
- Thể loại: Tục ngữ
- Chủ đề: Tục ngữ về con người và xã hội

Câu 2:
- PTBĐ chính: Nghị luận
Câu 3:
- Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần chủ ngữ
- Rút gọn như vậy mang đến tác dụng:
+ Làm trở nên ngắn gọn, thông tin nhanh, dễ thuộc dễ nhớ (phù hợp với đặc
điểm của tục ngữ)
+ Ngụ ý kinh nghiệm trong câu tục ngữ muốn nói đến là chung cho tất cả mọi
người
Câu 4:
- Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và
Học thầy không tày học bạn bổ sung cho nhau
-

Lí giải: + Câu tục ngữ thứ nhất đề cao vai trò của người thầy, đề cao việc học
tập và tiếp thu kiến thức từ thầy- những người có kĩ năng, kiến thức, kinh

nghiệm
+ Câu tục ngữ thứ hai đề cao việc học tập từ bạn bè xung quanh
 Việc đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn không hạ thấp việc học thầy mà
muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi.
Chính bởi vậy, hai câu tục ngữ bổ sung, hoàn chỉnh ý nghĩa cho nhau: con người
cần biết học hỏi từ nhiều kênh khác nhau: từ thầy cô, bạn bè,.. để nâng cao khả
năng của mình
Câu 5:
HS tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
+ Uống nước nhớ nguồn


VĂN BẢN: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA( HỒ CHÍ
MINH)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
a. Tác giả
- Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 02/09/1969)
- Là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất
sắc.
- Người sinh tại làng Sen Kim Liên – Nghệ An.
- Xuất thân từ một gia đình nho học.
- Ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với tư tưởng cách mạng.
- Người có tấm lịng nhân hậu dễ đồng cảm xúc động, là một người yêu thiên
nhiên và yêu con người.
- Tác phẩm tiêu biểu: "Nhật kí trong tù", thơ chữ hán và tập thơ chữ Nôm, văn
chính luận, truyện kí.
⇒ Nhà văn lớn, Danh nhân văn hóa thế giới.
b. Tác phẩm
- Xuất xứ: Văn bản được trích từ văn kiện, báo cáo chính trị do Chủ Tịch Hồ Chí
Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao Động Việt Nam. (Nay là Đảng
CSVN) tại Việt Bắc 1951
-Thể loại: Nghị luận –xã hội, chứng minh một vấn đề chính trị.
-> Vì bài văn có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục.






- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
- Bố cục: Chia làm 3 phần

Phần 1. Từ đầu đến.... “lũ cướp nước”: Nhận định chung về lòng yêu
nước.
Phần 2. Tiếp đến.... “yêu nước”: Những biểu hiện của lòng yêu nước.
Phần 3. Phần còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta.
c. Giá trị nội dung


Tài liệu ơn tập Ngữ văn 7







- Truyền thống u nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn
cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
d. Giá trị nghệ thuật
Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tồn
diện, tiêu biểu chọn lọc theo các phương diện: Lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng
miền.
Sử dụng từ ngữ dợi hình ảnh (làn sóng, lướt quanh ấn chìm,...) câu văn
nghị luận hiệu quả. ( câu có từ quan hệ Từ .......đến....)
Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử
chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện cảu lòng yêu nước của nhân
dân ta.
II, LUYỆN TẬP
A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
Phiếu học tập số 1:
Cho đoạn văn sau v à trả lời câu hỏi bên dưới:

“ Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của
dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi,
nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản được viết theo
phương thức biểu đạt nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
2. Hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm của đoạn văn?
3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
4. Chỉ ra các trạng ngữ và nêu tác dụng?
5. Từ nào trong đoạn văn sử dụng phép đảo trật tự từ? Nêu tác dụng?
6. Chỉ ra trường hợp dùng cụm ( c-v) mở rộng câu? Cụm C-V đó có gì đặc biệt?
7. Trong câu cuối của đoạn văn tác giả sử dụng hình ảnh nào?( biện pháp tu từ
nào) để diễn tả sức mạnh tinh thần yêu nước? Nêu tác dụng?
8. Chỉ ra các động từ sử dụng trong câu cuối của đoạn văn? Nêu tác dụng của
từng trường hợp?
9. Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7

Gợi ý phiếu học tập số 1:
1.
- Trích từ văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
- Thể loại: Nghị luận (Nghị luận chứng minh)
- Xuất xứ: Trích từ báo cáo chính trị của Bác đọc tại Đại hội lần thứ II của Đảng
Lao Động Việt Nam ( tháng 2/ 1951) ở chiến khu Việt Bắc
2. Chỉ ra câu văn nêu luận điểm : “ Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước”
3. Nội dung chính của đoạn văn: Nhận định chung về lòng yêu nước
4. Các trạng ngữ:
- “ Từ xưa đến nay” -> Tác dụng: Trạng ngữ chỉ thời gian

- “ Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng”-> Tác dụng: Trạng ngữ chỉ thời gian.
5.
- Từ “ nồng nàn” đã được đảo vị trí lên trước từ “ yêu nước”-> Tác dụng: Nhấn
mạnh mức độ lòng yêu nước.
6.
- Cụm C-V mở rộng câu: “ Tổ quốc bị xâm lăng”
- Cụm C-V có cấu trúc là câu bị động
7.
- Trong câu cuối của đoạn văn tác giả sử dụng hình ảnh so sánh: “ làn sóng vơ
cùng mạnh mẽ, to lớn” để diễn tả sức mạnh của lòng yêu nước
-> Tác dụng: Diễn tả một cách sinh động, cụ thể và nhanh chóng sức mạnh của
lịng u nước
8.


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
- Kết thành: Nhằm diễn tả một cách sinh động sự nhanh chóng, linh hoat của
tinh thần yêu nước
- Lướt: nhấn mạnh, diễn tả một cách sinh động sự nhanh chóng, linh hoạt của
tinh thần yêu nước.
- Nhấn chìm: Nhấn mạnh, , diễn tả một cách sinh động của sự to lớn, mạnh mẽ
của tinh thần yêu nước..
9. Gợi ý:
Mở đoạn: Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng và cao quý của mỗi con
người
Triển khai:
- Giải thích lịng u nước: đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thương
nhất: là mảnh đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là nơi có những người thân u,
là nơi có mái đình cổ kính, có cây đa già và có cả những điều thân thuộc vơ cùng
gắn bó ….=> lịng u nước: chính là u gia đình, u xóm làng thân quen, yêu

những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín…
- Biểu hiện của lịng u nước:
+ Với những người lính yêu nước là sẵn sàng hi sinh, xả thân vì Tổ quốc.
+ Với những người dân là cố gắng làm việc để xây dựng gia đình, xã hội.
+ Với những em nhỏ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương…
- Cách rèn luyện lòng yêu nước: Mỗi người ý thức được trách nhiệm của bản
thân trong việc bảo vệ đất nước, sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần, cố gắng
lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh…
- Kết đoạn: Khẳng định lòng yêu nước là một phẩm chất cần có của mỗi người.

Phiếu học tập số 2:
Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của
dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…Chúng ta phải ghi ngớ
công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc
anh hùng.”
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản được viết theo
phương thức biểu đạt nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Nêu tác dụng của biện
pháp tu từ đó?
3. Chỉ ra câu văn nêu luận điểm( Câu chủ đề) của đoạn văn?
4. Để chứng minh cho luận điểm đó, tác giả đã đưa dẫn chứng theo trình tự nào?
5. Nội dung chính của đoạn văn?
6. Dấu chấm lửng trong đoạn văn dùng để làm gì?
7. Viết đoạn văn chứng minh luận điểm: Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay luôn có
những việc làm thiết thực, ý nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt

8. Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học
trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Gợi ý:
1. - Trích từ văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
- Thể loại: Nghị luận (Nghị luận chứng minh)
- Xuất xứ: Trích từ báo cáo chính trị của Bác đọc tại Đại hội lần thứ II của Đảng
Lao Động Việt Nam ( tháng 2/ 1951) ở chiến khu Việt Bắc
2. Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê “ Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê
Lợi, Quang Trung…” nhằm diễn đạt sâu sắc hơn tình yêu nước trong rất nhiều
trang sử của các thời đại.
3. Câu văn nêu luận điểm: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng
tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
4. Để chứng minh cho luận điểm đó, tác giả đã đưa dẫn chứng theo trình tự thời
gian.
5. Nội dung chính của đoạn văn: Tinh thần yêu nước trong lịch sử qua những
trang sử vẻ vang.
6. Dấu chấm lửng trong đoạn văn dùng để : Tỏ ý còn nhiều tên các vị anh hùng
trong thời đại lịch sử còn chưa liệt kê hết.
7. Gợi ý:
Mở đoạn: Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta ai ai cũng mang trong mình
một lịng nhiệt thành với dân tộc, trong đó có thế hệ trẻ trẻ, khơng chỉ dừng lại ở
lời nói, thanh niên Việt Nam ngày nay ln có những việc làm thiết thực ý nghĩa
thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt.
Triển khai:
- Khẳng định tinh thần yêu nước là tình cảm thiêng liêng đối với quê hương,
được thể hiện qua những hoạt động những việc làm cụ thể nhằm xây dựng bảo
vệ đất nước

- Chứng minh vấn đề thông qua hành động, việc làm của thế hệ trẻ hôm nay:
+ Luôn cố gắng học tập rèn luyện bản thân để trở thành một cơng dân tốt góp
phần giúp ích cho đất nước
+ Ln nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ của trường lớp, chấp hành tốt chủ
trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về những vấn đề liên quan
đến thanh niên
+ Ln cố gắng tìm tịi học hỏi tự vươn lên lập nghiệp chân chính bằng chính
đơi tay của mình để có thể làm giàu cho quê hương trực
+ Hăng hái tham gia tuyển nghĩa vụ quân sự để có thể rèn luyện và bảo vệ đất
nước
+ Tích cực tham gia hoạt động tình nguyện vùng cao, chia sẻ với đồng bào khó
khan
+ u thương gia đình, bạn bè, thầy cô
- Liên hệ bản thân em


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
Kết đoạn: Thế hệ trẻ hơm nay ln có việc làm thiết thực thể hiện tinh thần yêu
nước vì họ nhận thức được rằng đất nước là cái nơi chứa đựng những gì thân
thương nhất, bảo vệ đất nước thể hiện niềm tự tôn dân tộc.
8. - Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học
trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Sự giàu đẹp
của Tiếng Viêt; Đức tính giải dị của Bác Hồ; Ý nghĩa văn chương.

Phiếu học tập số 3
Cho đoạn văn sau: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng…………….
…………………………………………………..nồng nàn yêu nước”.
1. Tìm câu mở đoạn ? Câu kết đoạn? Nêu tác dụng?
2. Nêu tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn?
3. Giữa các vế trong mơ hình “ Từ… đến” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

4. Nêu nội dung chính của đoạn văn?
5. Viết đoạn văn có sử dụng 3 lần mơ hình “ Từ … đến”

Đáp án phiếu học tập số 3
1.
- Câu mở đoạn: “ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày
trước”
- Câu kết đoạn: “ Nhứng cử chỉ cao q đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng
đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”
2. Tác dụng: Diễn tả một cách sâu sắc, đầy đủ của sự đồn kết, đồng lịng, đồng
tâm nhất trí, giết giặc của nhân dân.
3. Giữa các vế trong mô hình “ Từ… đến” có mối quan hệ với nhau về lứa tuổi,
giai cấp nghề nghiệp hoặc vị trí địa lí.


Tài liệu ơn tập Ngữ văn 7
4. Nội dung chính của đoạn văn: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện
tại( kháng chiến chống Pháp)
5. Đoạn văn có sử dụng 3 lần mơ hình “ Từ … đến”
Tham khảo đoạn văn 1:
Hôm nay là ngày khai giảng. Sân trường thật đơng đúc(1). Từ cơ hiệu trưởng,
thầy hiệu phó đến các thầy cô khác, ai ai cũng đều ăn mặc gọn gàng và nghiêm
chỉnh(2). Các học sinh từ khối 6 đến khối 9 đều mặc đồng phục của nhà trường,
áo bỏ vào quần(3). Khơng khí lúc này thật trang nghiêm(4). Từ hồi trống tập
hợp đến lời bài hát Quốc ca, tất cả đều như khắc sâu vào tâm hồn mỗi học
sinh(5). Từ người đầu hàng đến người cuối hàng, ai cũng cất cao tiếng hát Quốc
ca khi lá Quốc kì từ từ được kéo lên(6). Khi buổi lễ khai giảng kết thúc cũng là
lúc một năm học mới đầy hứa hẹn sẽ bắt đầu(7)
Tham khảo đoạn văn 2:
Sáng chủ nhật vừa qua, khu phố em thực hiện kế hoạch tổng vệ sinh để xây

dựng khu phố văn minh, sạch đẹp. Từ các cụ già đếncác em thiếu nhi đang học
tiểu học, từ những vi công chức như giám đốc, chủ tịch đếncác anh chị cán bộ
nhân viên bình thường, từ những người giàu có đến những người nghèo… Tất cả
đều tham gia quyét dọn, khai thông cống rãnh. Sau một buổi làm việc cật lực
đến 11 giờ trưa công việc đã hoàn thành, cả khu phố trở nên sạchđẹp hơn.
Phiếu học tập số 4
Cho đv sau: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng
bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thssy. Nhưng cũng có khi cất
giấu kín đáo trong giương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những
của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích,
tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người
đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
1. Chỉ ra câu nêu luận điểm( câu chủ đề?) trong đoạn văn trên?
2. Nêu nội dung chính của đoạn văn?
3. Chúng ta phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
4. Chỉ ra các biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng và phân tích tác dụng?


Tài liệu ơn tập Ngữ văn 7
5. Tìm và phân tích tác dụng của câu bị động, câu rút gọn có trong đoạn văn
trên?
6. Theo em, trong thời đại hiện nay, làm thế nào để mỗi người đem tinh thần u
nước của mình góp phần vào xây dựng đất nước?
7. Hãy viết một đoạn văn chứng minh “Nhân dân ta có một lịng nồng nàn u
nước”
Gợi ý phiếu học tập số 4
1. Câu nêu luận điểm: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý”
2. Nội dung chính của đoạn văn: Nhiệm vụ của mỗi chúng ta
3.
- Là học sinh, chúng em phải chăm chỉ học tập, rèn luyện, phát huy tinh thần yêu

nước bằng những việc làm cụ thể: u gia đình, làng xóm, q hương, ra sức
tun truyền lòng yêu nước cho tất cả mọi người.
4.
- Biện pháp so sánh: tinh thần yêu nước – so sánh –các thứ của quý=> tác dụng:
Diễn đạt một cách sinh động giá trị của tinh thần yêu nước.
- Biện pháp liệt kê:
+ Trong tủ kính, trong bình pha lê-> Tác dụng: Nhấn mạnh và diễn đạt sâu sắc
sự kín đáo của tinh thần yêu nước.
+ Trong rương, trong hòm-> Tác dụng: Nhấn mạnh và diễn đạt sâu sắc sự kín
đáo của tinh thần yêu nước.
+ Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo-> Tác dụng: Nhấn mạnh và diễn đạt
sâu sắc những hành động cụ thể trong bổn phận của chúng ta.
5. Tác dụng của câu bị động, câu rút gọn có trong đoạn văn trên:
- Câu rút gọn:
+ “Có khi được trưng bày……rõ ràng dễ thấy”-> Tác dụng: Tránh lặp, làm cho
câu gọn hơn


Tài liệu ôn tập Ngữ văn 7
+ “ Nhưng cũng có khi…………..trong hịm”-> Tác dụng: Tránh lặp, làm cho
câu gọn hơn
+ “ Nghĩa là phải…..kháng chiến”-> Tác dụng: Ngụ ý hành động trong câu là
của chung mọi người.
- Câu bị động:
+ “ Có khi được….dễ thấy”
+ “ Nhưng cũng…..trong hịm”
-> Tác dụng: Sử dụng 2 câu bị động nhằm liên kết các câu thành một mạch văn
thống nhất.
6. Theo em, trong thời đại hiện nay, để có thể đem tinh thần u nước của mình
góp phần vào xây dựng đất nước, mỗi người cần:

+ Ra sức học tập, rèn luyện đức tài
+ Ở bất kì vị trí nào cũng ln làm việc hết khả năng của bản thân, cống hiến
cho sự nghiệp chung
+ Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng tới tập thể
+ Giữ vững lập trường, không bị lay động trước những hành vi phản động chống
phá đất nước
+ Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
7. Gợi ý:
Mở đoạn: Từ xưa đến nay, lịng u nước ln là niềm tự hào của dân tộc Việt,
nhân dân ta có một lịng u nước nồng nàn.
Triển khai:
- Giải thích lịng u nước: lịng u nước: chính là u gia đình, u xóm làng
thân quen, yêu những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín…
- Chứng minh nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn:
+ Trong lịch sử: Thưở xưa, lòng yêu nước được thể hiện qua những cuộc đấu
tranh của dân tộc Việt chống giặc Bắc phương: Chiến tranh chống quân Tần TK
III TCN, những cuộc đấu tranh của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng
Đạo,...Chúng ta cũng một lòng chống Pháp rồi chống Mỹ, những kẻ thù mạnh


×