Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình nuôi cá nheo mỹ (ictalurus punctatus, rafinesque, 1818) trong ao đất tại hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 74 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ THU HÀ

XÂY DỰNG MƠ HÌNH NI CÁ NHEO MỸ
(ICTALURUS PUNCTATUS, RAFINESQUE, 1818)
TRONG AO ĐẤT TẠI HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60 62 03 02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Kim Văn Vạn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hà

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tơi cịn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của nhà trường,
các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Kim Văn Vạn, người thầy đã động viên,
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, các đồng nghiệpthuộc Trung tâm
Khuyến nông tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới các cán bộ địa phương và các hộ tham gia
mơ hình nuôi các Nheo Mỹ trên địa bàn 04 huyện: Văn Giang, Yên Mỹ, Khoái Châu,
Phù Cừ thuộc tỉnh Hưng Yên, nơi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Để hoàn thành luận văn này, tơi cịn nhận được sự động viên, khích lệ của những
người thân trong gia đình và bạn bè.Tơi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao q đó.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hà

ii

download by :


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................................ viii
THESIS ABSTRACT ........................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT......................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 2
1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 3
2.1.


TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ NHEO MỸ TRÊN THẾ GIỚI .......................... 3

2.1.1.

Đặc điểm phân loại, phân bố, sinh học ................................................................... 3

2.1.2.

Đặc điểm sinh học sinh sản cá Nheo Mỹ ................................................................ 8

2.1.3.

Tình hình ni, các hình thức ni và quản lý bệnhcá Nheo Mỹ ......................... 11

2.2.

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÁ NHEO MỸ TẠI VIỆT NAM ......................... 16

2.2.1.

Kết quả đề tài “Nghiên cứu khả năng phát triển nuôi cá Nheo Mỹ Ictalurus
punctatus (Rafinesque, 1818) ở miền Bắc Việt Nam" của Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng thủy sản I ............................................................................................ 16

2.2.2.

Tình hình ni ở nước ta ...................................................................................... 18

2.3.


TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA
TỈNH HƯNG YÊN ............................................................................................... 19

2.3.1.

Tổng quan về nuôi trồng thủy sản tỉnh Hưng n ............................................... 19

2.3.2.

Tình hình ni trồng thủy sản của 04 huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Khoái
Châu, Phù Cừ thuộc tỉnh Hưng Yên ..................................................................... 23

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 28
3.1.

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................. 28

3.1.1.

Đối tượng/ vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 28

3.1.2.

Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................. 28

iii

download by :



3.1.3.

Thời gian nghiên cứu ............................................................................................ 29

3.2.

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, CƠ SỞ NGHIÊN CỨU .............................................. 29

3.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 29

3.2.2.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 29

3.2.3.

Cơ sở xây dựng mơ hình....................................................................................... 29

3.3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 30

3.3.1.

Phương pháp điều tra chọn hộ .............................................................................. 30

3.3.2.


Quy trình thử nghiệm ni đơn cá Nheo Mỹ thương phẩm trong ao tại
Hưng Yên .............................................................................................................. 31

3.3.3.

Theo dõi biến động các yếu tố môi trường ao nuôi .............................................. 33

3.3.4.

Phương pháp thu thập các số liệu sinh trưởng ...................................................... 34

3.3.5.

Đánh giá hiệu quả kinh tế ..................................................................................... 35

3.3.6.

Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 35

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 36
4.1.

ĐIỀU TRA CHỌN HỘ XÂY DỰNG MƠ HÌNH ................................................ 36

4.2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THEO DÕI THỰC ĐỊA ........................................... 37

4.2.1.


Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường .......................................................... 37

4.2.2.

Kết quả theo dõi sinh trưởng cá ............................................................................ 39

4.2.3.

Kết quả theo dõi tỷ lệ sống ................................................................................... 43

4.2.4.

Kết quả theo dõi thức ăn và dự tính hệ số tiêu tốn thức ăn .................................. 43

3.2.5.

Kết quả theo dõi sức khỏe cá ................................................................................ 44

4.2.6.

Hiệu quả kinh tế của mơ hình ni cá Nheo Mỹ trong ao .................................... 45

4.3.

HỒN THIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI ĐƠN CÁ NHEO MỸ
THƯƠNG PHẨM TRONG AO ........................................................................... 47

4.3.1.

Chuẩn bị ao nuôi ................................................................................................... 47


4.3.2.

Chuẩn bị cá giống và thả cá giống ........................................................................ 48

4.3.3.

Chăm sóc và quản lý............................................................................................. 49

4.3.4.

Thu hoạch ............................................................................................................. 50

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 51
5.1.

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 51

5.2.

KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 53

iv

download by :


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Một số chỉ số về chất lượng nước yêu cầu cho nuôi cá Nheo Mỹ
(Tucker and Robinson, 1990) ........................................................................... 13
Bảng 4.1. Danh sách các hộ được lựa chọn xây dựng mơ hình ni cá Nheo Mỹ
trong ao đất tại Hưng Yên ................................................................................. 36
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường ao nuôi cá Nheo Mỹ .......................... 37
Bảng 4.3. Khối lượng cá Nheo Mỹ qua các tháng (n = 30) .............................................. 40
Bảng 4.4. Chiều dài cá Nheo Mỹ qua các tháng (n = 30) ................................................. 41
Bảng 4.5. Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của cá Nheo Mỹ .................................................... 43
Bảng 4.6. Kết quả theo dõi thức ăn ở các ao nuôi đơn cá Nheo Mỹ ................................. 44
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của mô hình ni cá Nheo Mỹ .............................................. 45

v

download by :


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Cá Nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818).......................................... 3
Hình 2.2. Bản đồ di nhập cá Nheo Mỹ trên thế giới (FAO, 2006) ........................................ 4
Hình 2.3. Phân biệt giới tính cá thơng qua quan sát hình thái ngồi
(Morris, 1993)......... .............................................................................................. 9
Hình 2.4. Ổ đẻ tự nhiên và nhân tạo của cá Nheo Mỹ (Simon, 1999) ............................... 10
Hình 2.5. Sản lượng nuôi cá Nheo Mỹ trên thế giới (FAO, 2011)...................................... 12
Hình 2.6. Bản đồ tỉnh Hưng Yên ........................................................................................ 23
Hình 3.1. Bản đồ các huyện được chọn tham gia xây dựng mơ hình ni cá Nheo
Mỹ của tỉnh Hưng n ........................................................................................ 28
Hình 4.1. Ao ni cá Nheo Mỹ ........................................................................................... 37
Hình 4.2. Sự biến động nhiệt độ, pH, oxy hịa tan trong ao ni cá Nheo Mỹ.... ............... 38
Hình 4.3. Sự biến động NH3 và NO2- trong ao nuôi ........................................................... 39
Hình 4.4. Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày của cá Nheo Mỹ................................ 41

Hình 4.5. Tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày của cá Nheo Mỹ................................... 42
Hình 4.6. Một số loài nấm ký sinh trên cá Nheo Mỹ .......................................................... 45
Hình 4.7. Cá Nheo Mỹ giống .............................................................................................. 49

vi

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

Ctv

Cộng tác viên

DLG

Tốc độ tăng trưởng khối lượng

DO

Oxy hòa tan

DWG

Tốc độ tăng trưởng chiều dài


FAO

Food and Agriculture Organization of the United NationsTổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

FCR

Hệ số tiêu tốn thức ăn

GAP

Good Agriculture Production- Thực hành nông nghiệp tốt

GDP

Gross Domestic Product- Tổng sản phẩm nội địa

t

Thời gian nuôi

L

Chiều dài

NASS

National Agricultural Statistics ServiceDịch vụ thống kê nông nghiệp quốc gia (thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ)

NN&PTNT


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

Pr

Protein

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TLS

Tỷ lệ sống

UBND

Ủy ban nhân dân

USDA

United States Department of Agriculture- Bộ Nông Nghiệp Mỹ

Vit C

Vitamin C


W

Khối lượng

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Thu Hà
Tên luận văn: “Xây dựng mơ hình ni cá Nheo Mỹ (Ictalurus punctatus, Rafinesque,
1818) trong ao đất tại Hưng Yên”.
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản

Mã số: 60620302

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
-

Xây dựng mơ hình ni cá Nheo Mỹ (Ictalurus punctatus, Rafinesque, 1818) theo
hướng cơng nghiệp tạo sản phẩm hàng hố tập trung, đạt hiệu quả kinh tế cao và
hồn thiện quy trình kỹ thuật.

-

Hồn thiện quy trình cơng nghệ ni đơn cá Nheo Mỹ (Ictalurus punctatus,
Rafinesque, 1818) trong ao.


Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung 1: Chọn hộ xây dựng mơ hình
Các tiêu chí chọn hộ:
-

Các hộ có tiềm lực kinh tế, có hiểu biết về kỹ thuật ni và lồi ni, chịu khó lắng
nghe và học hỏi, sẵn sàng tham gia xây dựng mơ hình;

-

Ao ni có diện tích khoảng 2.000m², gần nguồn nước sạch, có hàm lượng oxy hịa
tan cao, hệ thống cấp thoát nước chủ động.
Nội dung 2: Theo dõi biến động các yếu tố môi trường ao nuôi: các yếu tố thuỷ lý và

thủy hóa
Phương pháp thu thập số liệu
- Nhiệt độ: dùng nhiệt kế, đo ngày 2 lần (8h và 16h);
- Oxy hòa tan, pH: kiểm tra bằng test kit, đo ngày 2 lần (8h và 16h);
- NO2-, NH3: kiểm tra bằng test kit, đo 1 lần/tuần.
Nội dung 3: Theo dõi sức khỏe và xử lý sự cố của cá ni trong các ao mơ hình.
Phương pháp thu thập số liệu: thu mẫu 30 con/ao/tháng để tiến hành cân, đo và điều chỉnh
lượng thức ăn, ghi chép số con bị chết trong q trình ni.
Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình.
Phương pháp thu thập số liệu: theo dõi, ghi chép toàn bộ các khoản thu, chi trong suốt q
trình xây dựng mơ hình.

viii

download by :



Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu được xử lý bằng phần mềm excel 2010
Kết quả chính và kết luận:
- Đề tài đã xây dựng thành công mô hình ni đơn cá Nheo Mỹ thương phẩm trong
ao đất tại 04 điểm thuộc 04 huyện: Văn Giang, Phù Cừ, Yên Mỹ, Khoái Châu của tỉnh
Hưng Yên với tổng diện tích ao 10.000m2.
- Các yếu tố mơi trường như: nhiệt độ dao động trong khoảng 24- 250C, giá trị
pHdao động từ 7,2- 8,5, hàm lượng oxy hòa tan dao động từ 3,4- 8,8 mg/l, NO2 có hàm
lượng dao động từ 0,11- 0,22 mg/l, hàm lượng NH3 dao động trong khoảng 0,02- 0,1. Tất
cả các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
của cá.
- Cá Nheo Mỹ đều có tốc độ tăng trưởng nhanh (trung bình 5,6 g/con/ngày); Tỷ lệ
sống cao (trên 90%). Qua theo dõi kết quả khi kết thúc mô hình cỡ cá Nheo Mỹ trung bình
đạt 1397,7 ± 7,20g/con, có thể thấy cá Nheo Mỹ có khả năng sinh trưởng tốt trong điều
kiện nuôi ở Hưng Yên.
- Hệ số thức ăn (FCR) ở mức 2,5- 2,8 khi cho cá ăn 100% thức ăn cơng nghiệp có
hàm lượng đậm 30- 35% Protein, đây là mức FCR cao hơn so với các lồi cá truyền thống
(cá Trắm cỏ, cá Trơi, cá Mè, cá Chép, cá Rô phi,…)
- Lợi nhuận kinh tế do nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ mang lại sau 08 tháng nuôi
dao động từ 87- 165 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế này nhìn chung cao hơn so với các
loài các cá truyền thống, đặc biệt là với cá Rơ phi. Vì vậy nên nhân rộng mơ hình ra toàn
tỉnh.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Mater candidate: Tran Thi Thu Ha

Thesis title: “Modeling of Channel catfish (Ictalurus punctatus, Rafinesque, 1818) in the
pond in Hung Yen”.
Major: Aquaculture

Code: 60620302

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
- Build up a model of Channel catfish farming towards industrialization of commodity
products, achieving high economic efficiency and perfecting technical process.
- Complete the technology of raising mono Channel catfish in the pond.
Materials and Methods:
Contents 1: Choose model builder
Household selection criteria:
- Households with economic potential who are knowledgeable in farming techniques and
species, are willing to listen and learn, ready to participate in model building.
- Aquaculture ponds are about 2,000m², near clean water, high dissolved oxygen, active
drainage system.
Content 2: Monitoring changes in environmental factors of ponds: hydrological
and hydrological factors
The method of data collection
- Temperature: use thermometers, measured two times (8h and 16h);
- dissolved oxygen, pH: test by test kit, measured twice (8h and 16h);
- NO2-, NH3: Test kit, measured once a week.
Content 3: Health monitoring and troubleshooting of farmed fish in model ponds.
The method of data collection: 30 samples / pond / month for weighing, measuring and
adjusting feed, recording the number of dead animals during the culture process.
Content 4: Evaluate the economic efficiency of the model.
The method of data collection: monitor and record all revenues and expenditures during
the modeling process.

Data processing method: data processed by excel 2010 software.

x

download by :


Main results and conclusions:
- The project has successfully built a model of raising mono- catfish fish in
commercial ponds at 04 locations in 04 districts of Van Giang, Phu Cu, Yen My, Khoai
Chau of Hung Yen province with the total area of 10,000m2.
- Environmental factors such as temperature fluctuate in the range of 24- 250C, pH
value varies from 7.2 to 8.5, the dissolved oxygen content varies from 3.4 to 8.8 mg /l.
NO2 has a content ranging from 0.11 to 0.22 mg /l, NH3 content ranges from 0.02 to 0.1.
All environmental factors are within the appropriate range for the growth and development
of fish.
- Channel catfish have a fast growth rate (average 5.6 g / head / day); High survival
rate (over 90%). As a result of monitoring the results, the average size of channel catfish
was 1397.7 ± 7.20 g / fish. It can be seen that Channel catfish is able to grow well under
conditions of Hung Yen culture.
- Feed ratio (FCR) at 2.5 to 2.8 when feeding 100% industrial feed with 30-35%
protein content, which is higher FCR than traditional fish species. (Grass carp, grass carp,
carp, carp, tilapia, ...).
- Economic profit from Channel catfish raised after 08 months of raising ranged
from 87 to 165 million VND / ha. This economic performance is generally higher than that
of traditional fish species, especially with tilapia. Therefore, it should be replicated
throughout the province.

xi


download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Cá Nheo Mỹ là lồi cá bản địa của châu Mỹ, phân bố phía nam Canada và
phía đơng bắc Mỹ cũng như phía bắc Mexico. Ngày nay, cá Nheo Mỹ đã trở thành
một đối tượng nuôi quan trọng của nuôi trồng thủy sản thế giới, chúng đã có mặt ở
trên 35 quốc gia trên thế giới, nước di nhập và nuôi nhiều nhất là Trung Quốc với
sản lượng trung bình 255.000 tấn/năm (FAO, 2013). Cá Nheo là lồi cá có giá trị
dinh dưỡng cao, tỷ lệ protein cao, mỡ và cholesterol thấp, thành phần khoáng và
vitamin phong phú. Giá trị dinh dưỡng của cá Nheo khoảng 116-128 kcal/100g thịt
cá, trong 100 g thịt cá protein chiếm 16,3 g, lipit 6,9 g (trong đó axit béo không no
n-3, n-6 chiếm khoảng 25%), độ ẩm 75,7 g, và tro 1,1 g, nhiều phospho, canxi, sắt,
B1, B6…có chất lượng dinh dưỡng cao hơn cả nhiều lồi có giá trị kinh tế như cá
Chép (16% protein, 3,6% lipid, trứng gà (10,9% protein, 0,5% lipid), thịt gà (12,3%
protein) (Nettleton et al., 1990). Ngồi ra thịt cá Nheo khơng có xương dăm, giá
cá Nheo thương phẩm trên thị trường hiện nay dao động 70.000- 90.000đ/kg. Cá
Nheo là loại thức ăn tốt cho người già và trẻ em, phụ nữ có thai nên sản phẩm hiện
đang được ưa chuộng trên thị trường. Về đặc điểm sinh học cá Nheo là loài cá có
ngưỡng nhiệt độ rộng, chịu được nhiệt độ nước thấp dưới 0oC và nhiệt độ cao
>35oC (Cacho et al., 1991), khả năng chịu đựng tốt hơn cá Rô phi, cá Chim trắng
và nhiều loài cá nhập nội khác nên khả năng phát triển nuôi được rộng rãi hơn ở
nhiều loại hình vực nước và các vùng địa lý khác nhau ở Việt Nam (Nguyễn Anh
Hiếu và ctv., 2014). Bên cạnh đó, những năm gần đây việc ni cá Nheo đã được
nhiều người dân quan tâm và phát triển cả hai phương diện là diện tích, quy mơ và
sản lượng. Điều đó chứng tỏ người dân rất quan tâm đến việc ni đối tượng cá
Nheo có giá trị kinh tế này.
Hưng Yên là một tỉnh nằm trong lưu vực sông Hồng, sơng Luộc, với
hơn5.000 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản, hơn 4.400 ha đất nằm tại vị

trí có địa hình thấp trũng cấy lúa kém hiệu quả phù hợp với phát triển nuôi trồng
thuỷ sản. Trong những năm qua, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) của tỉnh Hưng Yên
phát triển mạnh mẽ theo hướng hàng hoá đi đôi với bảo vệ môi trường, nhiều hộ

1

download by :


nông dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi trồng thuỷ sản do vậy năng suất và chất lượng cá
ngày một nâng cao, đặc biệt ở 04 huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Khối Châu và Phù
Cừ. Bên cạnh ni những đối tượng cá truyền thống như: cá mè, cá trôi, cá trắm, cá
chép,… phát triển nuôi thủy đặc sản cũng được các hộ nuôi trồng thủy sản trong
tỉnh chú trọng. Nhiều loài cá nước ngọt nhập nội đã trở thành những đối tượng nuôi
truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: các dịng cá Chép, các dịng cá Rơ
phi, cá Mrigan, cá Chim trắng, cá Chình,… Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã
có một số hộ đã tự mua giống cá Nheo Mỹ về nuôi thử và cho kết quả khả quan, tuy
nhiên các hộ mới chỉ dừng lại ở hình thức ni ghép với tỷ lệ thấp, chưa có quy
trình kỹ thuật, chưa đầu tư đúng mức nên kết quả, hiệu quả chưa cao. Mặt khác,
trong thực tế, khi phát triển nuôi lồng bè, cá Nheo Mỹ dễ bị mắc bệnh và khó kiểm
sốt dịch bệnh trong vùng nuôi dẫn đến người dân phải bán tháo cá với giá thấp.
Xuất phát từ thực tế đó, nhằm giúp người dân có cơ hội nắm bắt được tiến bộ
khoa học kỹ thuật về đối tượng ni mới, hình thức nuôi mới, nhằm nâng cao hiệu
quả trên 1 đơn vị diện tích mặt nước, năm 2016, tơi đã cùng với Trung tâm Khuyến
nông tỉnh Hưng Yên đã tiến hành đề tài “Xây dựng mơ hình ni cá Nheo Mỹ
(Ictalurus punctatus, Rafinesque, 1818) trong ao đất tại Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng mơ hình ni cá Nheo Mỹ (Ictalurus punctatus, Rafinesque, 1818)
theo hướng công nghiệp tạo sản phẩm hàng hoá tập trung, đạt hiệu quả kinh tế cao
và hồn thiện quy trình kỹ thuật.

- Hồn thiện quy trình cơng nghệ ni đơn cá Nheo Mỹ (Ictalurus punctatus,
Rafinesque, 1818) trong ao.
1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế và khả năng áp dụng mơ hình ni thương
phẩm cá Nheo Mỹ trong ao đất tại tỉnh Hưng Yên, từ đó góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho phong trào nuôi trồng thủy sản trong tỉnh phát triển thể hiện tính ổn
định, hiệu quả.
- Làm đa dạng đối tượng ni mới có giá trị kinh tế.
- Mơ hình xây dựng thành công sẽ là địa chỉ cho nhiều bà con trong tỉnh, cũng
như ở các tỉnh lân cận: Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam ...đến
thăm quan, học tập.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ NHEO MỸ TRÊN THẾ GIỚI
2.1.1. Đặc điểm phân loại, phân bố, sinh học
- Vị trí phân loại
Cá Nheo Mỹ thuộc bộ cá Nheo Siluriformes, bộ này có trên 2.000 loài và
phần lớn sống trong các thủy vực nước ngọt vùng nhiệt đới (Chapman, 2000). Ở
Mỹ, cá Nheo Mỹ thuộc họ Ictaluridae là loài cá bản địa của vùng Gulf và thung
lũng Mississippi, họ này có khoảng 43 lồi. Một số lồi quan trọng trong họ này
đang được ni thương phẩm rộng rãi là cá Nheo Mỹ xanh (I. furcatus), cá Nheo
Mỹ trắng (I. catus), cá Nheo Mỹ đầu vàng (I. natalis), cá Nheo Mỹ đầu nâu (I.
nebulosus), cá Nheo Mỹ đầu đen (I. melas), cá Nheo Mỹ đầu bẹt (Pylodictis
olivaris) (Chapman, 2000). Lồi I. punctatus được ni phổ biến nhất ở Mỹ và

thường được gọi là cá Nheo Mỹ.
Cá Nheo Mỹ thuộc:
Lớp: Actinopterygii
Bộ cá Nheo: Siluriformes
Họ: Ictaluridae
Giống: Ictalurus
Loài: Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818)
Tên tiếng Anh: Channel Catfish
Tên tiếng Việt: cá Nheo Mỹ, cá Trê Mỹ

Hình 2.1. Cá Nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818)

3

download by :


-

Hình thái và phân loại
Cá Nheo Mỹ (I. punctatus) có thân thon dài, không vẩy, tia vây trên là các tia

vây mềm ngoại trừ tia vây trên lưng và ngực. Vây mỡ nằm giữa vây lưng và vây
đi khơng có chứa tia vây. Mắt cá nhỏ, miệng nằm phía trước có 04 đơi râu quanh
miệng. Đi cá hình lưỡi mác, vây hậu mơn hình vành khun (Ross, 2001).
Vây hậu mơn có 24- 27 tia vây, vây lưng có 6- 7 tia vây, vây ngực có 7- 9 tia
vây, vây bụng có 8- 9 tia vây, có 13- 18 lược mang (Ross, 2001).
Màu sắc: Cá nhỏ thường có ánh bạc và màu trắng hồng. Viền ngoài của vây
lưng, vây mỡ, vây hậu mơn và vây đi thường có màu đen. Cá giống khi đạt kích cỡ
6- 7 cm bắt đầu xuất hiện chấm đen trên thân, cá đốm này từ từ biến mất khi cá có tuổi

đời lớn hơn 3 tuổi (Wellborn, 1988). Cá hương râu không màu, khi cá trưởng thành râu
chuyển sang màu sáng bạc (Ross, 2001). Cá lớn có màu xanh đen dọc theo lưng, cá cái
có màu sáng hơn cá đực. Đầu cá đực trưởng thành có màu xanh đen.
-

Phân bố tự nhiên,tình hình di nhập và khả năng thích nghi
Cá Nheo Mỹ là lồi cá bản địa của châu Mỹ, phân bố phía nam Canada

vàphía Đơng Bắc Mỹ cũng như phía bắc của Mexico.

Hình 2.2. Bản đồ di nhập cá Nheo Mỹ trên thế giới (FAO, 2006)

4

download by :


Tình hình di nhập: Cá Nheo Mỹ có thể tìm thấy ở khắp lục địa châu Mỹ phía
đơng bờ biển Đại Tây Dương cũng như phần vùng núi phía tây (Wellborn, 1988).
Ngày nay, cá Nheo Mỹ đã có mặt ở trên 35 quốc gia trên thế giới (FAO, 2013). Cá
Nheo Mỹ được giới thiệu đầu tiên tại Puerto Rico năm 1938, tiếp đó cá được đưa tới
cộng hịa Dominican năm 1954, Bỉ và Anh năm 1968, Nigeria năm 1970, Hàn Quốc
năm 1972, Philippines năm 1974, Trung Quốc năm 1984, Thái Lan năm
1989,…(Eli, 2005).
Cá Nheo Mỹ là lồi có khả năng thích nghi khá tốt. TheoGalasun (1984)
cá nheo Mỹ nhập vào Ukraine năm 1972 thích nghi và sinh trưởng tốt trong điều
kiện ao nuôi tại nước này. Sau 03 năm di nhập sinh sản nhân tạo và ương nuôi ấu
trùng đã được tiến hành thành công. Ở Brazil cá nheoMỹ giống nhập về được nuôi
trong bể xi măng, ao đất với mật độ khác nhau cũng thích nghi biểu hiện qua sự
sinh trưởng khác nhau (Esquivel et al., 1998). Tại Trung Quốc, sau khi di nhập cá

nheo Mỹ được nuôi trong ao cho ăn thức ăn chính là đậu tương kết quả cho thấy cá
thể hiện sinh trưởng tốt. Hiện nay, Trung Quốc là một trong những quốc gia có sản
lượng cá Nheo Mỹ lớn trên thế giới (Cremer et al., 2001). Theo Eli (2007) hầu hết
các nước nhập cá Nheo Mỹ về ni thì cá đều thích nghi tốt và phát triển thành một
nghề sản xuất.
-

Đặc điểm sinh lý
Theo Goldek (1980); Starnes and Etnier (1993), cá Nheo Mỹ phân bố rộng

trên các hồ tự nhiên, hồ chứa, các dòng suối nước sạch nơi có hàm lượng oxy cao,
có thể tìm thấy trên các suối có tốc độ dịng chảy chậm và nước phù sa, thường
thấy cá ở cuối nguồn của các đập nước, cũng có thể tìm thấy cá trong các vùng
nước lợ. Trong tự nhiên cá Nheo Mỹ hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày
chúng thường sống trong khu vực nước sâu và các nơi tối có vật trú ẩn. Cá nhỏ
thường tập trung ở nơi có lưu tốc dịng nước nhỏ và các khu vực có độ đục cao
(Brown et al., 1970).
Cá Nheo Mỹ được biết đến bởi khả năng sống và chịu đựng trong môi trường
bất lợi. Cá có thể sống trong biên độ dao động nhiệt độ lớn, cá giống và cá trưởng
thành có thể sống trong môi trường nhiệt độ từ 0- 400C, trong biên độ nhiệt độ từ 8350C cá vẫn bắt mồi và sinh trưởng tốt (Cacho et al., 1991). Theo Buentello et al.
(2000), nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của cá Nheo Mỹ là 26- 300C. Nghiên cứu

5

download by :


về ảnh hưởng của nhiệt độ và sức khỏe cá, Bly and Clem (1991) cho rằng sự thay
đổi nhanh của nhiệt độ có thể gây mất cân bằng hệ thống miễn dịch. Cụ thể khi
nhiệt độ giảm từ 230C xuống 110C trong vòng 24 giờ làm ức chế tế bào B và T

trong 3- 5 tuần. Wellborn (1988) cho rằng sinh trưởng và khả năng ăn của cá giảm
khi nhiệt độ giảm thấp hơn nhiệt độ tối ưu (26- 300C).
Oxy hịa tan (DO) là yếu tố quan trọng trong ni cá Nheo Mỹ. Oxy hịa tan
trong mơi trường ni cá Nheo Mỹ phụ thuộc vào sự tương tác giữa các yếu tố như
chế độ dinh dưỡng cho ăn, mật độ tảo, cỡ cá, mật độ cá cũng như nhiệt độ nước
(Meyer, 1970). Theo nghiên cứu của Hargreaves and Kucuk (2001), nhiệt độ nước
ảnh hưởng tới sự hịa tan của ơxy, nhiệt độ cao vào mùa hè làm tăng trao đổi chất
của cá dẫn tới hàm lượng ôxy trong nước giảm. Ấp trứng và ương nuôi cá hương, cá
giống hàm lượng ôxy cần thiết từ 4-5 mg/l, khi hàm lượng ôxy hòa tan giảm xuống
1,5- 1,0 mg/lcá bỏ ăn (Hargreaves and Tucker, 2004). Nghiên cứu cho biết khi ơxy
giảm xuống cịn 2,5 mg/l, lượng tiêu thụ thức ăn của cá hương và cá giống giảm
6%; khi ơxy giảm xuống cịn 1,5 mg/l, lượng thức ăn giảm 45%. Steeby and
Hargreaves (1999) theo dõi cá trong ao nuôi cá thương phẩm hàm lượng ôxy xuống
tới 2,2mg/l nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động ăn của cá, tuy nhiên khi lượng
ơxy hịa tan giảm cịn 1 mg/l thì gây ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ thức ăn và làm
giảm sinh trưởng của cá.
Có rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng pH lên sinh trưởng của cá Nheo Mỹ vì sự
thay đổi pH liên quan trực tiếp tới hàm lượng ammonia và CO2 trong mơi trường ao
ni, tuy nhiên pH thích hợp cho ni cá Nheo Mỹ dao động từ 6,5 đến 9,0. Thí
nghiệm của Bergerhouse (1990) chứng minh mơi trường nước có pH 10,2- 10,5 là
nguyên nhân gây hiện tượng chết ở cá Nheo Mỹ 19 ngày tuổi.
Khả năng chịu ammonia (NH3) của cá Nheo Mỹ liên quan mật thiết tới
hàm lượng ôxy hịa tan trong mơi trường ni. Thí nghiệm được tiến hành trên cá
Nheo Mỹ thương phẩm 500- 600g nuôi trong mơi trường có nồng độ NH3 là
0,4mg/l và lượng ơxyhịa tan 6 mg/l kết luận lượng ammonia không làm ảnh hưởng
tới lượng thức ăn tiêu thụ của cá. Tuy nhiên lượng thức ăn tiêu thụ của cá giảm 68%
khi môi trường ni có NH3 là 0,4 mg/l và hàm lượng ôxy hòa tan giảm xuống 2,3
mg/l. TheoTucker and Robinson (1990), lượng ammonia hịa tan trong mơi trường
ni cá Nheo Mỹ không nên vượt quá 0,2 mg/l.


6

download by :


Cá Nheo Mỹ là lồi thích nghi với biên độ dao động độ mặn lớn, khả năng
chịu mặn của cá nheo Mỹ thay đổi theo các giai đoạn phát triển của vòng đời (Allen
and Vault, 1970). Trứng cá nheo Mỹ có thể chịu được độ mặn 16 ‰, cá bột mới nở
có thể chịu được độ mặn 8‰. Cá khi tiêu hết nỗn hồng khả năng chịu đựng độ
mặn tăng lên 9,0‰ và 12‰. Cũng theo nghiên cứu này, sinh trưởng và tiêu thụ thức
ăn của cá giống 42- 148 ngày tuổi nuôi trong độ mặn 5‰ và cá nuôi trong nước
ngọt là như nhau.
-

Tính ăn và sinh trưởng

Cá Nheo Mỹ là loài ăn tạp, cá ăn cả thức ăn động vật và thực vật (Wellborn,
1988), tuy nhiên trong thành phần thức ăn của cá Nheo Mỹ cũng bao gồm cả các
chất lắng đọng (Goldstein and Simon, 1999). Động vật không xương sống trong
thành phần thức ăn của cá Nheo Mỹ gồm ấu trùng simuliids,caddisflies và giáp xác
(Robinette và Knight, 1981; Weisburg and Janicki, 1990). Trong các sông lớn ở
Mỹ, thành phần thức ăn chủ yếu của cá Nheo Mỹ là ấu trùng côn trùng, giáp xác, cá
và các động vật thân mềm (Weisburg and Janicki, 1990). Trong các hồ chứa cá
Nheo

Mỹ

ăn

động vật phù du (daphnia, moina), các chất lắng đọng và cá nhỏ. Ấu trùng cá Nheo

Mỹ ăn động vật phù du, cá bột các loài cá khác, hoạt động bắt mồi chủ yếu vào buổi
sáng và buổi chiều (Armstrong và Brown, 1983). Ấu trùng các loại động vật thủy
sinh là nguồn thức ăn chủ yếu của cá Nheo Mỹ có kích cỡ nhỏ hơn 102 mm (Bailey
and Harrison, 1945). Cá Nheo Mỹ cỡ lớn hơn 102mm bên cạnh ăn các loài động vật
thủy sinh chúng ăn ấu trùng côn trùng và động vật trên cạn. Cá cỡ 279- 381 mm ăn
cùng loại thức ăn trên nhưng thành phần thức ăn có thêm cả cá và giáp xác cỡ lớn
(Busbee, 1968).
Trong tự nhiên, sinh trưởng của cá nheo Mỹ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng
trong mỗi thủy vực. Theo Carlander (1969), số liệu theo dõi sinh trưởng về chiều
dài của cá Nheo Mỹ 08 năm liên tục trong khu vực sông Tennessee lần lượt là: 86163 mm, 170- 239 mm, 206- 290 mm, 241- 333 mm, 269- 366 mm, 295- 404
mm, 325- 427 mm, và 462- 495 mm. Trong vùng hồ Mississippi, sinh trưởng về
chiều dài trung bình năm đầu của cá Nheo Mỹ là 72- 102 mm, các năm tiếp theo
trong 07 năm lần lượt là 132- 189 mm, 203- 272 mm, 266- 341 mm, 304- 370 mm,
353 mm và 425 mm. Appelget và Smith (1950) thống kê chiều dài xương sống của

7

download by :


cá từ năm thứ nhất tới năm thứ 12 lần lượt là 75 mm, 161 mm, 231 mm, 299 mm,
361 mm, 423 mm, 488 mm, 536 mm, 620 mm, 676 mm, 658 mm và 709 mm.Cá
nheo Mỹ có thể sống đến 40 năm tuổi, khối lượng 26,3 kg và chiều dài 1300 mm
(Glodek, 1980).
Trong sinh sản nhân tạo và nuôi cá Nheo Mỹ, vịng đời của cá có thể chia làm
các giai đoạn sau: cá bột, cá hương, cá giống, cá thịt và cá bố mẹ (Hunter và
Dupree, 1984). Cá bột mới nở có chiều dài là 5,5- 6,0 mm. Cá hương ni từ cá bột
sau 40 ngày tuổi có thể đạt 50 mm. Sau 120 ngày tuổi cá có thể đạt chiều dài 230
mm. Để hoàn thành một chu kỳ nuôi cá Nheo Mỹ từ cá bột đến giai đoạn cá thương
phẩm cần 18 tháng (Zimba et al., 2003).

-

Giá trị dinh dưỡng của thịt cá Nheo Mỹ
Nhìn chung, cá Nheo Mỹ là lồi có giá trị dinh dưỡng cao, mỡ và cholesterol

thấp, thành phần khoáng và vitamin phong phú. Theo Nettleton et al. (1990), giá trị
dinh dưỡng của cá Nheo Mỹ khoảng 116- 128 kcal/100g thịt cá, trong 100g thịt cá
protein chiếm 16,3g, lipit chiếm 6,9g (trong đó axit béo không no n-3, n-6 chiếm
khoảng 25%), độ ẩm 75,7 g, và tro 1,1 g. Clement and Lovell (1994) nghiên cứu so
sánh thành phần dinh dưỡng của cá Nheo Mỹ và cá Rô phi (Tilapia nilotica) nuôi
thương phẩm với cùng thời gian chăm sóc 180 ngày và cùng loại thức ăn, cỡ cá thu
trung bình của cá Nheo Mỹ 610 g, cá Rô phi 585 g và tác giả kết luận: Khối lượng
cá thu được bỏ đầu, da và nội tạng của cá Nheo Mỹ là 60% cao hơn so với cá Rô
phi (chiếm 51%). Thịt phi lê của cá Nheo Mỹ chiếm 30%, cao hơn cá Rô phi (25%).
Hàm lượng axít béo của cá Rơ phi là 5,7 g/100g, thấp hơn của cá Nheo Mỹ 7,4
g/100g. Giá trị dinh dưỡng của cá Nheo Mỹ 144 kcal/100g thịt cá, trong khi đó cá
Rơ phi là 139 kcal/100g thịt cá. Về amino acid trong thịt cá, tác giả cho rằng thành
phần và hàm lượng của hai loài gần tương đương nhau, tuy nhiên hàm lượng
sodium và magnesium trong cá Nheo Mỹ cao hơn so với cá Rô phi.
2.1.2. Đặc điểm sinh học sinh sản cá Nheo Mỹ
-

Phân biệt giới tính:
Phương pháp phổ biến để phân biệt giới tính cá là lấy mẫu tuyến sinh dục

của cá đã biệt hóa giới tính và quan sát. Cá Nheo Mỹ có thể xác định giới tính ở
khoảng 04 tháng tuổi (Reynaldo, 1996), tuy nhiên giới tính của cá Nheo Mỹ có thể
phân biệt bằng quan sát hình thái bên ngồi của cá ở một số giai đoạn nhất định.

8


download by :


Vào mùa vụ sinh sản, cá đực có lỗ sinh dục nhú dài cách xa lỗ hậu môn, độ
dài phụ thuộc vào tuổi của cá. Cá cái lỗ sinh dục thường là khe nhỏ phẳng hình ơ
van liền kề sau lỗ hậu mơn và thường có màu đỏ. Có thể phân biệt bằng cách quan
sát phần cơ trên lưng cá. Phần cơ trên đầu và lưng của cá đực thường có 03 vùng
phình rộng từ đầu xuống bụng, trong khi đó cá cái có 02 phần phân biệt giữa phần
đầu và bụng. Về màu sắc của cá đực chuyển từ màu xanh xám sang màu đen. Cá cái
có màu xám và màu vàng nâu (Hình 1.4).

Hình 2.3. Phân biệt giới tính cá
thơng qua quan sát hình thái ngồi (Morris, 1993)
-

Tuổi và cỡ cá thành thục:
Theo Carlander (1969), điều kiện sinh sản nhân tạo và nuôi trong ao cá Nheo

Mỹ thành thục sinh dục ở tuổi thứ 2 khi đạt chiều dài khoảng 350- 390 mm với cá
cái và 330- 339 mm với cá đực. Thông thường cá thành thục khi đạt chiều dài 305
mm (Appelegt và Smith, 1950). Santiago (1979) cho rằng tỷ lệ sinh sản thành công
với cá 2 năm tuổi thường thấp và với cá 3 năm tuổi khoảng 12,7%. Theo Steeby và
Wagner (2005), khi tiến hành sinh sản cá Nheo Mỹ nên chọn cá bố mẹ có tuổi từ 3
năm tuổi trở nên, tuổi tốt nhất cho cá bố mẹ là 5 tuổi. Kenneth (2009) cho rằng
thành thục của cá Nheo Mỹ có thể thay đổi theo chu kỳ mùa và sự thay đổi về chu
kỳ ánh sáng, cá Nheo Mỹ 22 tháng tuổi có thể kích thích thành thục sinh dục.
-

Sức sinh sản:


9

download by :


Cá Nheo Mỹ có sức sinh sản tương đối lớn 10.000- 20.000 trứng/cá cái tùy
theo khối lượng cá. Thông thường cá đẻ từ 6.000- 8.000 trứng/kg khối lượng cơ thể
(Hunter and Dupree, 1984). Cá cái có khối lượng khoảng 0,45- 1,81 kg thường có
khoảng 8.800 trứng/ kg khối lượng (Clemens and Sneed, 1957).
-

Tập tính sinh sản và q trình phát triển của phôi:
Trên các sông suối khi cá đẻ, cá đực tìm vị trí thích hợp, thường là nơi có các

vật trú ẩn, dưới các gốc cây, hay các hốc đá. Trong các ao ni hay hồ chứa cá đẻ
có thể làm tổ trên bùn đáy (Clemens and Sneed, 1957). Giai đoạn cá đẻ thường kéo
dài từ 4- 6 giờ, mỗi giờ cá đẻ khoảng 9 lần, mỗi lần đẻ khoảng 150 trứng. Trứng cá
Nheo Mỹ mới đẻ có màu vàng, đường kính 3,0- 4,0 mm, trung bình 3,2 mm
(Menzel, 1945). Cá cái sau khi đẻ bơi đi, cá đực ở lại chăm sóc ổ trứng (Hunter và
Dupree, 1984). Trong sinh sản nhân tạo các vật trú ẩn, thùng chứa được thiết kế làm
tổ đẻ cho cá (Simon, 1999) (Hình 1.5).

Ổ đẻ tự nhiên

Ổ đẻ nhân tạo

Thu trứng cá

Khay ấp trứng cá


Hình 2.4. Ổ đẻ tự nhiên và nhân tạo của cá Nheo Mỹ (Simon, 1999)

10

download by :


Cá Nheo Mỹ đẻ trứng dính, màu sắc của trứng thay đổi theo giai đoạn phát
triển của phôi từ màu vàng sang đỏ nhạt (Pawiroredjo et al., 2005), thời gian ấp nở
của trứng thụ tinh phụ thuộc vào nhiệt độ, với nhiệt độ từ 21- 290C trứng thường nở
sau 8 và 5 ngày ấp. Trứng thụ tinh nở sau 6 ngày ở nhiệt độ 250C và 10 ngày ở nhiệt
độ 15,60C (Brown, 1942; Clemens and Sneed, 1957). Nghiên cứu ấp trứng ở nhiệt
độ cao trên 360C, Allen and Strawn (1968) cho rằng cá bị biến đổi hình thái của
xương sống. Ấu trùng cá mới nở thường dài khoảng 6,4 mm và thường tập trung
quanh ổ đẻ. Sau khoảng 07 ngày cá bắt đầu tiêu hết nỗn hồn và bơi kiếm thức ăn.
2.1.3. Tình hình ni, các hình thức ni và quản lý bệnh cá Nheo Mỹ
- Tình hình ni và tiêu thụ sản phẩm
Cá được bắt đầu nuôi khi hội nghề cá của Mỹ tiến hành thu gom cá bố mẹ từ tự
nhiên vào những năm 1870. Sản phẩm thương mại của cá Nheo Mỹ nuôi ở Mỹ bắt
đầu tại bang Alabama (Swingle, 1959). Vào những năm 1960 sản phẩm thương mại
cá Nheo Mỹ tăng lên đáng kể do nông dân chuyển đổi từ đất trồng trọt sang đào ao
nuôi cá (Ivers, 1981). Năm 1963 diện tích ao ni cá tại Mỹ là 948 ha, diện tích này
tăng lên 16.000 ha vào năm 1969 và cuối năm 1985 đã lên tới 49.000 ha. Năm
1992, các trang trại nuôi cá Nheo Mỹ tập trung phần lớn tại các bang Mississippi,
Alabama, Arkansas và Louisiana với sản lượng cá thu hoạch lên tới 228.683 tấn cho
chế biến (USDA, 1993). Năm 2003, sản lượng cá Nheo Mỹ sản xuất tại Mỹ tăng
đáng kể, chiếm khoảng 60% sản lượng cá ni của tồn nước Mỹ (USDA, 2003) và
giá trị thương mại trung bình lên tới 650 triệu USD.
Sản lượng cá nuôi tại các bang Mississippi, Alabama, Arkansas và Louisiana

đóng góp 90% tổng sản lượng cá ni trên tồn nước Mỹ (NASS, 2004). Sau năm
2003, sản lượng cá Nheo Mỹ có xu hướng giảm, trung bình hàng năm sản lượng cá
sản xuất tại Mỹ chỉ đạt 250.000 tấn. Giá thương mại giảm còn 466 triệu USD năm
2009. Tuy nhiên, tại miền Nam nước Mỹ, cá Nheo vẫn là loại thực phẩm cực kỳ
phổ biến, đây là một trong hai loài cá da trơn được đánh bắt và sử dụng nhiều nhất
tại đây (bao gồm Ictalurus punctatus và Ictalurus furcatus), cả hai đều khá phổ biến
trong thiên nhiên và ngày càng được nuôi thả nhiều hơn.

11

download by :


Hình 2.5. Sản lượng ni cá Nheo Mỹ trên thế giới (FAO, 2011)
Trái ngược với tình hình ni cá Nheo Mỹ tại Mỹ, sản lượng cá Nheo Mỹ nuôi
trên thế giới tăng nhanh sau những năm 2000 và đạt gần 500.000 tấn năm 2007.
Một trong số những nước đóng góp sản lượng cá Nheo Mỹ lớn là Trung Quốc,
trung bình hàng năm khoảng 255.000 tấn (FAO, 2009).
- Các hình thức ni cá Nheo Mỹ
+ Ni đơn
Cá Nheo Mỹ có thể ni đơn dưới các hình thức khác nhau như ni ao, nuôi
lồng và nuôi bể nước chảy. Sinh trưởng và năng suất của ao nuôi được quyết định bởi
nhiệt độ, số lượng và chất lượng thức ăn, chăm sóc và chất lượng nước (Zimba et al.,
2003). Về diện tích ao nuôi cá Nheo Mỹ, Hargreaves and Turker (2004) cho rằng ao
ni cá nên thiết kế có diện tích 4- 8 ha, độ sâu 1,0- 1,5 m. Thời gian nuôi trong
khoảng 18 tháng từ cá giống cỡ 20 cm (Tucker and Robinson, 1990). Có hai hình
thức ni: Ni một vụ cá giống được thả cùng cỡ và thu hoạch 1 lần duy nhất vào
cuối vụ; nuôi gối vụ cá được thả vào ao nuôi trong các giai đoạn khác nhau do đó có
thể thu cá nhiều lần trong năm khơng cần làm cạn ao (Tucker and Robinson, 1990).
Mật độ thả cá trong ao nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cá và phụ

thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hình thức ni, kích cỡ ao, kinh nghiệm của

12

download by :


người nuôi, nhu cầu về cá của thị trường. Mật độ thả ni có thể dao động từ 2.00030.000 cá giống/ha. Trong nghiên cứu về sinh trưởng của cá và mật độ ni, thả cá
giống trung bình 15 g ni vào tháng 3 thu hoạch vào tháng 9 (204 ngày) với mật
độ 5.000 con/ha đạt khối lượng 638- 816 g/con. Tuy nhiên với cỡ cá 15 g/con thả
cùng thời gian và với mật độ 40.000 con/ha khi thu hoạch vào tháng 9 cá đạt trung
bình 318 g, thu vào tháng 11 cá đạt 567 g (Losinger et al., 2000). Nghiên cứu về lợi
nhuận liên quan tới mật độ cá thả và lượng thức ăn sử dụng cho rằng mật độ thả
30.000 con/ha mang lại lợi nhuận cao nhất trong ao nuôi thâm canh khi giá thức ăn
rẻ. Ngược lại khi giá thức ăn đắt mật độ thả giảm mang lại lợi nhuận cao hơn. Cá
Nheo Mỹ thương phẩm cho ăn thức ăn có hàm lượng protein 30- 36% với mức 85%
khẩu phần không làm giảm sinh trưởng của cá so với cho ăn ở mức bão hòa. Lượng
mỡ trong cá ni thương phẩm có quan hệ với hàm lượng protein trong thức ăn. Cá
ăn thức ăn có hàm lượng protein 24% béo hơn so với ăn thức ăn 28%, 32%, 36% và
40%. Li and Robinson (1997) kết luận rằng nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ cho ăn
thức ăn chứa 26% protein là đủ cho sinh trưởng. Cùng với những nghiên cứu tối ưu
hóa lượng protein cho cá Nheo Mỹ nghiên cứu sử dụng protein thực vật, động vật
trên cạn làm nguồn protein thay thế cho cá Nheo Mỹ được tiến hành (Evans and
Pasik, 2005; Li et al., 2006). Tucker and Robinson (1990) đề xuất quản lý chất
lượng nước trong ao ni cần duy trì theo các thơng số ở bảng 1.2.
Bảng 2.1. Một số chỉ số về chất lượng nước yêu cầu cho nuôi cá Nheo Mỹ
(Tucker an Robinson, 1990)
Các yếu tố môi trường

Biên độ tối ưu


Giới hạn

Độ muối (ppt)

0-5

≤8

Nhiệt độ (oC)

24-30

Ơxy (mg/lít)

5-15

≥2

20-400

<400

0

≤ 15

pH

6-9


5-10

NH3

0

<0,5

H2S (ppm)

0

<0,01

Độ cứng (mg/lít)
CO2 (mg/l)

13

download by :


×