Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) xác định sự lưu hành của porcine parvovirus (PPV) ở lợn nuôi tại hà nội và vùng phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.87 MB, 68 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THỊ CẨM NHUNG

XÁC ĐỊNH SỰ LƯU HÀNH CỦA PORCINE PARVOVIRUS
(PPV) Ở LỢN NUÔI TẠI HÀ NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN

Ngành:

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Giáp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm2017

Tác giả luận văn

Đặng Thị Cẩm Nhung

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô giáo; sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp
và gia đình.Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được gửi lời cảm ơn TS.
Nguyễn Văn Giáp đã tạo điều kiện và dành thời gian hướng dẫn tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm, Khoa Thú y đã tạo mọi thuận lợi để tơi hồn thành
khóa học, thực hiện đề tài và hồn thiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ,
và động viên tôi về mọi mặt để hoàn thành tốt bản luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm2017

Tác giả luận văn


Đặng Thị Cẩm Nhung

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abtract ................................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề .......................................................................................................1

1.2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................1

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Giới thiệu chung về porcine parvovirus ............................................................3


2.1.1.

Căn bệnh .........................................................................................................4

2.1.2.

Dịch tễ học ......................................................................................................7

2.1.3.

Triệu chứng ...................................................................................................10

2.1.4.

Bệnh tích ....................................................................................................... 12

2.1.5.

Chẩn đốn ..................................................................................................... 15

2.1.6.

Phản ứng huyết thanh học để chẩn đốn PPV .................................................17

2.1.7.

Phịng chống bệnh ......................................................................................... 18

2.2.


Tình hình nghiên cứu về porcine parvovirus trên thế giới và Việt Nam ..........21

2.2.1.

Nghiên cứu trên thế giới ................................................................................21

2.2.2.

Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................22

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................23
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................23

3.2.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 23

3.3.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................................23

3.4.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 23

3.5.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25

3.5.1.

Thiết kế thí nghiệm ........................................................................................ 25

3.5.2.

Phương pháp lấy mẫu máu lợn .......................................................................25

iii

download by :


3.5.3.

Phương pháp chế hồng cầu chuột lang 0,5% .................................................. 25

3.5.4.

Phương pháp thực hiện phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) .......................... 26

3.5.5.

Phương pháp chuẩn độ ngược ........................................................................ 27

3.5.6.

Phương pháp xử lý huyết thanh xét nghiệm.................................................... 27


3.5.7.

Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) ...................................................28

3.5.8.

Phương pháp tách chiết ADN ........................................................................29

3.5.9.

Phương pháp PCR phát hiện PPV .................................................................. 30

3.5.10. Phương pháp xây dựng cây phát sinh chủng loại ............................................30
Phần 4. Kết quả và thảo luận.................................................................................... 32
4.1.

Kết quả chuẩn hóa phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) ..................... 32

4.1.1.

Tối ưu nồng độ hồng cầu ............................................................................... 32

4.1.2.

Tối ưu thời gian tương tác giữa huyết thanh- virus ......................................... 33

4.1.3.

Loại trừ yếu tố ngưng kết trong huyết thanh xét nghiệm ................................ 33


4.2.

Kết quả nghiên cứu sự lưu hành ppv bằng phương pháp huyết thanh học ....... 35

4.2.1.

Sự lưu hành kháng thể kháng PPV theo địa phương ....................................... 36

4.2.2.

Sự lưu hành kháng thể kháng PPV theo quy mô chăn nuôi ............................. 38

4.2.3.

Đặc điểm về nguồn gốc của kháng thể kháng PPV ở lợn thịt .......................... 40

4.3.

Kết quả nghiên cứu sự lưu hành ppv bằng phương pháp PCR ........................ 43

4.3.1.

Kết quả PCR phát hiện PPV trong mẫu huyết thanh ....................................... 43

4.3.2.

Kết quả phân nhóm PPV lưu hành bằng giải trình tự gen ............................... 45

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 48

5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 48

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................48

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 49

iv

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

DNA

Deoxyribonucleic acid

ELISA

Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay

HA


Haemagglutination

HAU

Hemagglutinating Unit

HI

Hemagglutinin Inhibition test

IgG

Immunoglobulin G

IgM

Immunoglobulin M

PBS

Phosphate buffer saline

PCR

Polymerase chain reaction

PCV2

Porcine circovirus type 2


PCVAD

Porcine circovirus associated disease

PMWS

Postweaning multisystemic wasting syndrome

PPV

Porcine Parvovirus

PRRS

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

PRV

Porcine pseudorabies virus

RLSS

Rối loạn sinh sản

v

download by :


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Hậu quả sự nhiễm porcine parvovirus ở các giai đoạn mang thai .................9
Bảng 2.2. Hiệu giá kháng thể trong bệnh khô thai, sẩy thai truyền nhiễm .................. 20
Bảng 2.3. Hiệu quả khi chủng ngừa 1 liều vacxin “Suvaxyn Parvo” .......................... 21
Bảng 3.1. Trình tự mồi đặc hiệu phát hiện PPV ......................................................... 30
Bảng 3.2. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR ............................................................ 30
Bảng 3.3. Trình tự gen NS1 dùng trong nghiên cứu ................................................... 31
Bảng 4.1. Kết quả thu thập mẫu huyết thanh tại các địa phương ................................ 36
Bảng 4.2. Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng PPV ................................................. 37
Bảng 4.3. Tỷ lệ dương tính huyết thanh học theo hiệu giá HI ....................................38
Bảng 4.4. Kết quả PCR phát hiện PPV trong huyết thanh ..........................................45

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tế bào bị gây nhiễm bởi PPV ......................................................................6
Hình 2.2. Mơi trường tế bào thận bào thai lợn sơ cấp được gây nhiễm PPV ................6
Hình 2.3. Lát cắt mô của lợn 8 tuần tuổi bị nhiễm PPV được kiểm tra bằng
KHV huỳnh quang ....................................................................................10
Hình 2.4. Triệu chứng thai chết tùy thuộc vào giai đoạn sảy thai ............................... 11
Hình 2.5. Phơi của lợn nái được gây nhiễm virus thực nghiệm qua đường mũi
miệng ngay sau khi chửa và bị giết sau 22 ngày......................................... 13
Hình 2.6. Lát cắt tử cung cho thấy hiện tượng hoại tử của phôi bị nhiễm PPV ......... 13
Hình 2.7. Thai lợn bị nhiễm PPV ..............................................................................14
Hình 2.8. Mơ bào của thai lợn bị nhiễm PPV thu được từ lợn nái gây bệnh thực
nghiệm qua đường mũi miệng ................................................................... 15
Hình 2.9. Lát cắt phổi của thai bị nhiễm PPV khi kiểm tra bằng phản ứng miễn
dịch huỳnh quang (Mengeling, 1978) ........................................................16

Hình 3.1. Phương pháp lấy máu vịnh tĩnh mạch cổ của chuột lang ............................25
Hình 4.1. Kết quả xác định nồng độ hồng cầu tối ưu ................................................. 32
Hình 4.2. Ảnh hưởng của thời gian tương tác virus- huyết thanh. .............................. 33
Hình 4.3. Hiện tượng ngưng kết hồng cầu của huyết thanh xét nghiệm ..................... 34
Hình 4.4. Kết quả loại bỏ hiện tượng ngưng kết hồng cầu của huyết thanh................ 35
Hình 4.5. Kết quả phản ứng HI phát hiện kháng thể kháng PPV................................ 36
Bảng 4.2. Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng PPV ................................................. 37
Bảng 4.3. Tỷ lệ dương tính huyết thanh học theo hiệu giá HI ....................................38
Hình 4.6. Kết quả HI phát hiện kháng thể kháng PPV. ..............................................39
Hình 4.7. Kết quả kiểm định sự sai khác về tỷ lệ dương tính huyết thanh học
giữa các quy mơ chăn ni.. ......................................................................39
Hình 4.8. So sánh tỷ lệ dương tính huyết thanh học giữa các nhóm lợn ..................... 41
Hình 4.9. Kết quả kiểm định sự sai khác về hiệu giá HI giữa các nhóm lợn.. ............. 42
Hình 4.10. Biến động hiệu giá HI tại thời điểm 1 và 5 tuần tuổi. ......................................42
Hình 4.11. Minh họa kết quả phản ứng PCR phát hiện PPV. ........................................... 44
Hình 4.12. Trình tự nucleotide của gen mã hóa protein NS1 ....................................... 46
Hình 4.13. Cây phát sinh chủng loại của PPV .............................................................47

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Thị Cẩm Nhung
Tên luận văn: “Xác định sự lưu hành của Porcine Parvovirus (PPV) ở lợn nuôi tại Hà
Nội và vùng phụ cận”.
Ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Xác định được sự lưu hành của virus và kháng thể kháng porcine parvovirus
(PPV) ở lợn nuôi tại Hà Nội và vùng phụ cận.
Phương pháp:
* Phương pháp lấy mẫu máu lợn
Mẫu máu được lấy ở vịnh tĩnh mạch cổ của lợn (2- 3ml/cá thể), sau đó được để
đơng tự nhiên trong syringe. Mẫu huyết thanh bảo quản ở -20oC cho đến khi xét nghiệm.
* Phương pháp thực hiện phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA)
Kháng nguyên chuẩn porcine parvovirus (PPV) được tiến hành bằng phương
pháp ELISA.
* Phương pháp tách ADN tổng số
Tách chiết ADN tổng số từ mẫu bệnh phẩm của lợn nhiễm bệnh.
* Phương pháp PCR phát hiện PPV
Sử dụng cặp mồi đặc hiệu PPVF/PPVR dùng phát hiện PPV.
Mối quan hệ di truyền của PPV được xây dựng dựa trên một phần trình tự gen mã
hóa protein NS1, sử dụng phần mềm MEGA6.
Kết quả chính và kết luận:
(1) Về sự lưu hành huyết thanh kháng PPV:
- Có 94,51% (155/164) số mẫu dương tính với kháng thể PPV.
- Những đàn lợn có quy mơ lớn thì tỷ lệ dương tính cao (P<0,05). Ở những trại có
mức quy mơ đàn phổ biến từ 100 – 500 con và từ 500 – 1000 và >1000 con thì tỷ lệ lưu
hành kháng thể kháng PPV trong huyết thanh cao nhất.
- Tỷ lệ kháng thể PPV dương tính thấp nhất là lợn thịt (88,24%); thấp hơn rõ rệt
so với hai lứa tuổi lợn con theo mẹ và lợn nái (P <0,05).
(2) Kết quả xác định sự lưu hành PPV trong huyết thanh:

viii


download by :


Trong tổng số 18 mẫu huyết thanh xét nghiệm, có 10/18 mẫu dương tính với PPV
và có 8/18 mẫu âm tính với PPV.
(3) Kết quả giải trình tự gen:
Kết quả phân tích cây phát sinh chủng loại cho thấy 10 chủng PPV được giải trình
tự trong nghiên cứu này thuộc về nhóm 1.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dang Thi Cam Nhung
Thesis title: “Study on the distribution of porcine parvovirus (PPV) in pigs in Hanoi
and surrounding areas”.
Major: Veterinary Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives:
- The study was conducted to assess the distribution of porcine parvovirus (PPV)
in pigs and antibodies against PPV in Hanoi and surrounding areas.
Materials and Methods:
* Sampling method
The blood sample was collected from the neck of pigs (2-3 ml/individual) and
then frozen naturally in the syringe. The blood sample was stored at -20°C condition in

the refrigerator until use.
* Method of hemagglutination (HA) asssay
Porcine parvovirus (PPV) antigen was conducted by ELISA technique.
* Extraction of total DNAs
Total DNAs were extracted from collected samples.
* PCR assay method
PPVF/PPVR specific primer pairs was used for the identification of Porcine
parvovirus (PPV).
Phylogenetic analysis of PPV isolated pigs was constructed based on a partial
sequence of the NS1 protein coding gene, using MEGA6 software.
Main findings and conclusions:
1) Distribution of PPV serum showed that:
- There were 94.51% (155/164) positive samples with PPV antibody.
- Large-scale pigs were highly positive (probability-P < 0.05). The prevalence of
PPV antibody in serum was highest in the farms of 100-500 pigs and 500-1000 and >
1000 pigs.
- The lowest percentage of PPV antibody was found in market pigs (88.24%); it
was significantly lower than the piglets and sow (probability-P < 0.05).
(2) Results of determination of PPV in serum showed that:

x

download by :


Total of 18 sera tested, there were 10/18 positive samples with PPV and 88
negative samples with PPV.
(3) Result of sequencing showed that:
The results of the analysis of the phylogenetic tree showed that the 10 strains of
PPV in this study belonging to group 1.


xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
(FAO) - năm 2009, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về chăn nuôi lợn với 27,6
triệu con. Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2015 số lượng đàn heo giống nhập
khẩu cả nước là 2.146 con, tăng 90,6% so với năm 2014. Bên cạnh sự phát
triển về chăn ni, tình hình dịch bệnh xảy ra ở đàn lợn cũng gây khơng ít khó
khăn cho chăn ni. Ở Việt Nam, trước năm 2007, Porcine parvovirus (PPV)
và Porcine pseudorabies virus được xác định là nguyên nhân virus gây hội
chứng rối loạn sinh sản (RLSS) ở lợn (Trần Duy Khanh, 2004). Tuy nhiên, kể
từ khi bệnh Tai xanh xuất hiện, có rất ít nghiên cứu liên quan tới PPV được
thực hiện.
Porcine parvovirus gây bệnh chủ yếu trên lợn nái và lợn con theo mẹ với
khả năng lây nhiễm và phá hủy cả phôi thai và bào thai. Virus được xác định
bởi kháng thể có trong huyết thanh hoặc kháng nguyên virus trong bào thai,
nó có mặt ở khắp mọi nơi (Van Leengoed, 1983) và gây ra hội chứng thai chết
lưu và khô thai ở lợn (Mengeling, 2000). Ngày nay, PPV còn được biết đến
như là một yếu tố kích hoạt trong sinh bệnh học của hội chứng còi cọc ở lợn
sau cai sữa do porcine circovirus type 2 gây ra (Ellis et al., 2000). Xuất phát
từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xác định sự
lưu hành của Porcine Parvovirus (PPV) ở lợn nuôi tại Hà Nội và vùng phụ
cận” nhằm:
- Xác định sự lưu hành (huyết thanh học và virus) của PPV ở đàn lợn nuôi
tại các khu vực nghiên cứu;

- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học phân tử của PPV ở đàn lợn tại khu vực
nghiên cứu.
1.2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài này đã cung cấp bằng chứng huyết thanh học về sự lưu hành phổ
biến của PPV ở lợn thịt (đối tượng không được sử dụng vacxin phòng bệnh do
PPV gây ra). Các kết quả thu được đã góp phần làm giàu thêm hiểu biết về đặc
điểm dịch tễ học của virus lưu hành ở nước ta.

1

download by :


- Đề tài này nghiên cứu sự lưu hành PPV dưới hai khía cạnh: huyết thanh
học và virus. Trong bối cảnh PPV được chứng minh là yếu tố kích hoạt quan
trọng trong sinh bệnh học của hội chứng còi cọc ở lợn sau cai sữa, việc chỉ ra
mức độ lưu hành phổ biến của PPV ở đàn lợn sẽ là cơ sở khoa học quan trọng
cho việc điều chỉnh lịch sử dụng vacxin phòng bệnh ở lợn.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PORCINE PARVOVIRUS
Hội chứng rối loạn sinh sản (RLSS) ở lợn là thuật ngữ dùng để chỉ các hiện
tượng vô sinh, tỷ lệ thụ thai thấp, rối loạn chu kỳ động dục, sảy thai, thai chết
lưu, thai ướp, thai gỗ, thai dị hình, lợn con đẻ ra chết yểu, ... Ngày nay khái niệm
về RLSS được mở rộng hơn, nó bao gồm tất cả những hiện tượng sinh sản khơng

bình thường, như phối giống nhiều lần nhưng không thụ thai, lợn mẹ chậm động
dục, chửa giả, thời gian chửa kéo dài, số lượng lợn con mỗi lứa đẻ ít.
RLSS ở lợn là một hội chứng hết sức phức tạp, do nhiều nguyên nhân khác
nhau gây ra. Các nguyên nhân gây RLSS ở lợn thường được đề cập như: vi
khuẩn Brucella, xoắn khuẩn Leptospira, virus Aujeszky, virus dịch tả lợn,
Parvovirus, nấm mốc và độc tố nấm mốc, rối loạn nội tiết, cơ quan sinh dục
khơng bình thường (dị dạng), thời tiết, ... Từ những năm 1990 đến nay, hội chứng
hô hấp và rối loạn sinh sản ở lợn (PRRS) là một bệnh gây rối loạn sinh sản gây
thiệt hại kinh tế rất lớn cho ngành chăn nuôi lợn.
Porcine parvovirus (PPV) được phân lập lần đầu tiên từ những thai ướp,
thai sảy. Bằng phương pháp nghiện cứu gây bệnh thực nghiệm cho lợn con và
lợn nái có chửa, nhiều nhà khoa học đã chỉ rõ PPV gây RLSS với đặc tính lây
nhiễm gây chết phôi, chết thai và thường ở lợn mẹ không có triệu chứng lâm
sàng. Bệnh phát triển chủ yếu ở lợn mẹ có huyết thanh âm tính và nhiễm virus
theo đường mũi, miệng vào giai đoạn đầu mang thai, hậu quả là hợp tử bị nhiễm
qua nhau thai trước khi chúng có khả năng đáp ứng miễn dịch. Sự lây nhiễm PPV
ngồi thời kỳ mang thai khơng có ý nghĩa, vì PPV khơng gây bất kỳ triệu chứng
lâm sàng nào ngồi gây chết phơi, chết thai.
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy PPV phân bố rộng rãi ở đàn lợn khắp nơi
trên thế giới, là bệnh có tính chất địa phương. Kết quả điều tra cho thấy PPV là
nguyên nhân chính gây hiện tượng nhiễm trùng phôi và chết thai (Cartwright S.
F. and Huck R. A., 1967, Mengeling, 1991, Vannier P. and Tillon, 1979). PPV
được xác định là ngoài nguyên nhân gây RLSS ở lợn cịn góp phần khiến cho lợn
nhiễm Porcine circovirus type 2 (PCV2) mắc chứng còi cọc ở lợn sau cai sữa
(postweaning multisystemic wasting syndrome, PMWS) (Krakowka, 2000,
Opriessnig, 2004).

3

download by :



2.1.1. Căn bệnh
Porcine parvovirus (PPV) được xếp vào giống Parvovirus (tiếng Latin
parvus = nhỏ bé) thuộc họ Parvoviridae (Bachmann, 1979, Siegl, 1976). Tất
cả các chúng PPV trên thế giới được so sánh đều có tính kháng ngun tương
tự nhau (nếu khơng nói là giống hệt nhau) (Cartwright, 1969, Johnson R. H.
and Collings D. F., 1969, Ruckerbauer, 1978). PPV cịn có kháng nguyên
giống với một số virus khác trong giống (Cotmore, 1983, Mengeling, 1986,
Mengeling, 1988). Tuy nhiên, tính tương đồng này có thể được xác định bằng
các phản ứng huyết thanh học tương đối chặt chẽ như phản ứng trung hòa
(virus neutralization, VN) và phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu
(hemagglutination inhibition, HI).
PPV được phân lập lần đầu tiên tại Anh và được công bố vào năm 1967.
(Cartwright S. F. and Huck R. A., 1967) phân lập được PPV có liên quan đến
RLSS, sau đó tiến hành kiểm tra huyết thanh học ở 449 trại lợn trong cả nước,
kết quả kiểm tra cho thấy có 93% số trại bị nhiễm PPV. Trong đó 83% lợn nái cơ
bản, 56% lợn nái hậu bị và 53% lợn đực giống kiểm tra có kháng thể kháng PPV
(Robinson, 1985). PPV gây rối loạn sinh sản ở lợn cũng được phát hiện tại nước
Pháp. PPV phân bố phổ biến trong đàn lợn ở Pháp với tỷ lệ nhiễm PPV chung
trên tổng đàn là 58%, trong đó 80% lợn nái và 37% lợn đực giống nhiễm PPV. Ở
Đức, đến năm 1973 trong một cuốc điều tra về PPV cho thấy, PPV phân bố phổ
biến ở đàn lợn trong cả nước, 79,5% số lợn nuôi bị nhiễm PPV, 65,5% số mẫu
thu thập được ở lợn rừng cho kết quả dương tính với PPV ở hiệu giá kháng thể từ
1:20 đến 1:2560.
2.1.1.1. Hình thái, cấu trúc
PPV là một trong những virus trần hình khối đa diện đều có kích thước nhỏ.
Đường kính của virion từ 18-26nm.Trọng lượng phân tử của virion là 5,3x10 6
Dalton. Lõi một sợi đơn DNA. Sợi DNA của PPV có trọng lượng 1,4x106
Dalton, chiếm 26,5% trọng lượng virion nguyên vẹn (Berns, 1984, Molitor, 1983,

Siegl, 1976).
Capsid là lớp vỏ, trực tiếp bao lấy lõi DNA của virus. Capsid của PPV gồm
32 capxome xếp theo kiểu đối xứng hình cầu chặt chẽ tạo thành các mặt đa diện
bao quanh lõi DNA. Capsid có chức năng chính bảo vệ lõi DNA khỏi tác động
của mơi trường, ngồi ra capsid còn tham gia hấp thụ virus vào tế bào thụ cảm.
Quá trình hấp thụ virus vào tế bào cảm thụ được quyết định bởi mối tương tác

4

download by :


giữa virus và thụ thể tế bào, trong đó lực điện động đóng vai trị chủ yếu. Sự hấp
thụ chỉ xảy ra khi trên bề mặt virus cũng có những cấu trúc phân tử đặc hiệu
tương ứng để phát hiện và gắn vào thụ thể tế bào. Capsid quyết định tính kháng
nguyên của PPV.
2.1.1.2. Sự nhân lên của virus
Sự nhân lên của PPV khi nuôi cấy nhân tạo đặc trưng là hiện tượng diệt tế
bào (cytocidal) đặc trưng bởi sự kết đặc nhân tế bào (pyknosis) và dung giải tế
bào (lysis of cell) (hình 2.1). Nhiều mảnh tế bào bám lại khiến cho chai ni cấy
có hiện tượng bong tróc. Các tiểu thể bao hàm hình thành trong nhân nhưng rất
thưa thớt; đồng thời mơi trường có hiện tượng hấp phụ hồng cầu (Cartwright,
1969, Rondhuis P. R. and Straver P. J., 1972). Biến đổi bệnh tích tế bào ngày
càng nhiều khi virus đã thích ứng nhân lên trên mơi trường tế bào trong điều kiện
thích hợp. Tuy nhiên, khi phân lập virus từ bệnh phẩm, cần phải qua một vài lần
cấy chuyển để virus nhân lên tốt. Việc sử dụng phản ứng miễn dịch huỳnh quang
(immunofluorescence), soi dưới kính hiển vi sẽ giúp cho việc xác định sự nhân
lên của virus trên môi trường tế bào dễ dàng hơn.
Môi trường tế bào thận bào thai lợn hoặc lợn con sơ sinh sơ cấp hoặc thứ
cấp (primary and secondary culture of fetal or neonatal porcine kidney cells)

thường được sử dụng để cấy chuyển và xác định hiệu giá PPV. Sự nhân lên của
virus sẽ được tăng lên khi gây nhiễm vào tế bào đang giai đoạn phân chia
(Bachmann, 1972, Cartwright, 1969, Hallauer, 1972); đặc biệt giai đoạn S (pha
sinh tổng hợp ADN).
Nếu sử dụng huyết thanh bào thai bê hoặc huyết thanh bị trưởng thành
nhằm bổ sung dinh dưỡng cho mơi trường nuôi cấy tế bào cần phải kiểm tra chất
ức chế sự nhân lên của virus (Coackley W. and & Smith V. W., 1972, Johnson,
1973, Pini, 1975). Bên cạnh đó, mơi trường tế bào cũng phải kiểm tra trước xem
có bị nhiễm PPV không (Lucas M. H. and Napthine P., 1971, Mengeling, 1975a).
Nếu môi trường bị nhiễm virus, tế bào ni cấy có thể được cấy chuyển nhiều lần
trong mơi trường có bổ sung kháng thể kháng PPV(Mengeling, 1978).
Một phương pháp có thể sử dụng để xác định sự nhân lên của virus trong
môi trường tế bào là sử dụng kính hiển vi huỳnh quang. Thơng thường virus nhân
lên trong nguyên sinh chất tế bào rất nhanh ngay sau khi gây nhiễm với một
lượng lớn virus.

5

download by :


Hình 2.1. Tế bào bị gây nhiễm bởi PPV
(A) Bệnh tích tế bào (CPE) khi ni cấy trên mơi trường tế bào thận bào thai lợn thứ cấp (Mengeling,
1972); (B) Hiện tượng hấp phụ hồng cầu (hemadsorption) sử dụng tế bào tuyến giáp lợn trưởng thành
(secondary adult porcine thyroid cells), hồng cầu chuột lang, 22 giờ sau khi gây nhiễm và cấy chuyển

Dấu hiệu đầu tiên có thể nhận biết sự nhân lên của virus là sự xuất hiện
kháng nguyên virus non (nascent viral antigen) trong nhân tế bào (hình 2.2A),
khiến cho nhân và nguyên sinh chất phát sáng huỳnh quang. Các tế bào bị nhiễm
thường được tìm thấy trong phổi của bào thai sảy có hiệu giá cao kháng thể

kháng PPV rất cao trong giai đoạn đang phân chia (hình 2.2C). Tế bào bị nhiễm
sau đó co trịn, nhân đặc lại và tan ra cùng với sự giải phóng virus và kháng
nguyên virus (hình 2.2B). Các tế bào khác khi nuôi cấy không ở giai đoạn phù
hợp với sự nhân lên của virus sẽ tiếp tục bị thực bào và tập trung kháng nguyên
virus trong nguyên sinh chất (hình 2.2C). Đợt nhân lên thứ hai của virus sẽ có thể
tăng lên nếu các tế bào này được kích thích để bước vào giai đoạn S của chu trình
nhân lên của tế bào, ví dụ tiếp tục bổ sung mơi trường tế bào ni cấy mới.

Hình 2.2. Mơi trường tế bào thận bào thai lợn sơ cấp được gây nhiễm PPV
(A)14 giờ sau khi gây nhiễm tế bào cố định và sau đó phản ứng với kháng thể huỳnh quang; (B) sau 24
giờ tế bào phản ứng với kháng thể huỳnh quang và sau đó cố định, chỉ xác định được kháng nguyên bên
ngoài tế bào, kháng nguyên bên trong tế bào mà nguyên sinh chất và màng nhân đã bị phá hủy; (C) 48 giờ
sau gây nhiễm, tế bào cố định và sau đó phản ứng với kháng thể huỳnh quang

6

download by :


2.1.1.3. Hiện tượng gây ngưng kết hồng cầu
PPV có khả năng gây ngưng kết hồng cầu người, khỉ, chuột lang, mèo, gà,
chuột bạch. Hồng cầu của các loài khác cũng đã được kiểm tra nhưng kết quả
tương đối hoặc hoàn tồn khơng nhạy hoặc kết quả khơng rõ rang (Cartwright,
1969, Darbyshire J. H. and Roberts D. H., 1968, Hallauer, 1972, Mayr, 1968,
Mengeling, 1972, Morimoto, 1972). Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng
ngưng kết hồng cầu như nhiệt độ ủ (Mayr, 1968, Mengeling, 1972), nguồn gốc
loài của hồng cầu và trong trường hợp sử dụng hồng cầu gà còn có ảnh hưởng
của yếu tố di truyền (Cartwright, 1969, Pini, 1975, Ruckerbauer, 1978). Phản ứng
ngưng kết hồng cầu (hemagglutination- HA) thường được thực hiện ở nhiệt độ
phòng, độ pH trung tính, sử dụng hồng cầu chuột lang. Hiệu giá HA được cho là

sẽ cao hơn nếu sử dụng veronal buffer thay vì sử dụng PBS (phosphate buffer
saline) (Ruckerbauer, 1978). Sự pha lỗng hồng cầu trong alkaline buffer, pH 9
có thể gây nên hiện tượng rửa virus (mà kháng nguyên gây ngưng kết hồng cầu là
một phần của hạt virus) làm cho hiệu giá giảm (Hallauer, 1972).
2.1.1.4. Chuẩn độ tính lây nhiễm
Chuẩn độ khả năng lây nhiễm được thực hiện theo một tiêu chuẩn vì biến
đổi bệnh tích tế bào ở độ pha lỗng cuối cùng thường khơng rõ ràng, hiệu giá gây
nhiễm thường được xác định hoặc bằng cách kiểm tra tế bào ni cấy có thể bao
hàm trong nhân sau khi nhuộm bằng phương pháp phù hợp hoặc kiểm tra mơi
trường ni cấy tế bào có virus gây ngưng kết hồng cầu hay không (Cartwright,
1969). Hiệu giá tế bào bị nhiễm có thể xác định rõ ràng bằng phản ứng miễn dịch
huỳnh quang (Mengeling, 1972) và phản ứng plaque assay (Kawamura, 1988).
2.1.1.5. Sức đề kháng của virus
Chuồng trại bị nhiễm khuẩn là nơi lưu cữu chính truyền lây PPV. Virus có
khả năng chịu nhiệt, đề kháng tốt với nhiều chất sát trùng thông thường (Brown,
1981). Mức hiệu giá kháng thể cao có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và hiệu giá
kháng thể thấp hơn có thể làm giảm sự gieo rắc từ lợn mắc bệnh (Paul P. S. and
Mengeling W. L., 1980, Suzuki H. and Fujisaki Y., 1976).
2.1.2. Dịch tễ học
PPV phân bố rộng rãi ở đàn lợn khắp nơi trên thế giới. PPV được phát hiện
ở Anh lần đầu tiên năm 1967, sau đó ở những nước có ngành chăn nuôi lợn phát
triển như Đức, Mỹ, Đan Mạch, Pháp, ... và PPV đã gây ra những vụ dịch có tính
chất địa phương. PPV gây nhiễm cho tồn đàn, phần lớn lợn nái hậu bị đều bị

7

download by :


nhiễm PPV đến trước khi phối giống, trừ một vài trường hợp lợn đã có miễn

dịch. Tuy nhiên PPV chỉ có một type kháng nguyên, nên khi lợn nhiễm virus sẽ
tạo khả năng miễn dịch cao. Miễn dịch do nhiễm PPV tự nhiên có thể tồn tại suốt
đời lợn nái. Lợn nái hậu bị do khơng có miễn dịch với PPV nên khả năng nhiễm
virus và mắc RLSS rất cao.
PPV xâm nhập vào các đàn lợn chưa có bệnh bằng nhiều cách khác nhau.
Mầm bệnh lây lan vào những trại sạch bệnh chủ yếu do đưa lợn đã nhiễm PPV từ
bên ngoài vào, sự lây lan PPV trong trại phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi. Ở
những trại nuôi thánh từng đàn, nhóm thì biểu hiện RLSS thường xuất hiện sau 2
tháng và kéo dài 2-3 tháng tiếp theo, và hầu như 100% lợn của trại đều nhiễm
virus. Ở những trại lợn lớn trên một năm tuổi đều có miễn dịch chủ động, lợn
mẫn cảm là những lợn hậu bị khơng cịn miễn dịch thụ động. Ở những nơi chăn
ni phân tán riêng lẻ sự lây lan ít hơn, và khơng theo quy luật, vì cơ hội tiếp xúc
với mầm bệnh được hạn chế ở mức thấp nhất.
Con dường lây nhiễm thông thường nhất ở lợn qua thức ăn, nước uống và
phối giống. Lợn mang mầm bệnh định kỳ thải virus ra ngồi mơi trường qua
phân, tinh dịch, dịch tiết cơ quan sinh dục cái.Xong chỉ thải trong thời kỳ bệnh cấp
tính, ngồi thời kỳ bệnh cấp tính chưa được khẳng định. Đã phân lập được PPV từ
tinh dịch của lợn nhiễm bệnh tự nhiên, tinh dịch có thể nhiễm PPV từ bên ngồi
mơi trường như phân, chuồng trại có chứa virus, từ cơ quan sinh sản của lợn cái
nhiễm virus. Bằng các thí nghiệm đã phân lập được virus từ dịch hoàn của lợn đực
sau khi tiêm PPV vào bao quy đầu được 5 ngày, hoặc gây nhiễm theo đường mũi,
miệng sau 5-8 ngày (Cartwright S. F. and Huck R. A., 1967, Cartwright, 1969,
Lucas M. H. and Napthine P., 1971, McAdaragh J. P. and Anderson G. A., 1975).
Đồng thời cũng phân lập được virus từ hạch lâm ba, bao tinh hoàn của lợn đực bị
giết ở ngày thứ 5, ngày thứ 21, ngày thứ 35 sau khi gây nhiễm qua đường mũi,
miệng. Tinh dịch bị nhiễm virus có vai trò rất quan trong gây RLSS ở lợn nái, tinh
dịch nhiễm PPV là nguyên nhân gây nguy hiểm cho bào thai (Mengeling W. L.
and Cutlip R. C., 1976).
Lợn nái mẫn cảm với PPV dễ bị RLSS, lợn nái hậu bị do chưa có miễn
dịch với PPV nên khả năng lây nhiễm và mắc RLSS rất cao. Nếu lợn nái nhiễm

PPV trong nửa đầu của kỳ mang thai thì hậu quả là phôi chết, thai chết và được
tái hấp thu. Nếu thai bị chết sau 30 ngày phát triển sẽ xảy ra hiện tượng thai ướp,
thai gỗ do mất nước.

8

download by :


Nếu các bào thai nhiễm PPV qua nhau thai ở giai đoạn sau của chu kỳ mang
thai thì các thai ln sống và khơng biểu hiện triệu chứng. Q trình nhiễm qua
nhau thai cần thời gian từ 10-14 ngày, hoặc lâu hơn, trong khi đó từ ngày thứ 70
các bào thai đã có đáp ứng miễn dịch chống lại PPV. Thí nghiệm tiêm truyền PPV
qua tử cung ở các thời kỳ lợn nái mang thai khác nhau cũng cho kết quả tương tự.
Khi bị nhiễm qua nhau thai, thường lúc đầu chỉ có một hoặc vài ba thai bị
nhiễm , sau đó các thai khác nhiễm tiếp do sự lây lan virus trong tử cung. Hiện
tượng này có thể xảy ra nếu như lợn nái được thụ tinh bằng tinh dịch có chứa
PPV. Sự lây lan virus trong tử cung sẽ ít lan rộng khi các phơi nhiễm virus bị
chết sớm và được tái hấp thu, đồng thời có nghĩa là nguồn bệnh trong tử cung bị
đào thải. Bởi vì, khi phôi chết các hoạt động gián phân của tế bào ngừng trệ, các
điều kiện cần thiết cho việc tái bản và nhân lên của virus bị ức chế. Trong trường
hợp như vậy, lứa đẻ sẽ có ít con nhưng rất khó xác định nguyên nhân.
Bảng 2.1. Hậu quả sự nhiễm porcine parvovirus ở các giai đoạn mang thai
Ngày tuổi nhiễm

Ngày tuổi nhiễm

Mô tả

Hậu quả của


ở lợn mẹ

ở hợp tử

hợp tử

nhiễm PPV

≤ 56

10-30

Phôi

Chết và hấp thu lại

≤ 56

30-70

Thai

≥ 56

70- hết thai kỳ

Thai

Chết và thai khơ

Sinh đáp ứng miễn dịch,
sống sót ở dạ con

Ngoài nhiễm virus qua lợn mẹ, bào thai cịn nhiễm trực tiếp trong q trình
thụ thai. Trong q trình thụ thai nếu lợn mẹ chưa có miễn dịch sẽ không bảo vệ
được phôi thai, virus sẽ gây nhiễm cho phôi thai và phát triển ở khắp các mô của
phôi thai. Trước khi phôi, bào thai chết, hầu hết các mơ bào đều chứa một lượng
lớn virus, và có thể phát hiện bằng kính hiển vi huỳnh quang.
Phơi, thai chết, có thể do virus đã tác động lên hầu hết cac mơ, cơ quan,
trong đó có cả nhau thai. Tuy nhiên khi bào thai khơng có đáp ứng miễn dịch,
virus chỉ tác động lên một vài cơ quan quan trọng nào đó cũng làm cho phơi, thai
chết. Ngun nhân làm cho phôi và thai chết là do virus tác động và ngăn cản hệ
thống tuần hồn của phơi, thai. Sự tổn thương hệ thống tuần hoàn dẫn đến thai bị
phù, xuất huyết, tích đọng lượng lớn dịch (có lẫn máu) trong các xoang, toàn bộ
hệ thống tuần hoàn của bào thai đã bị virus phá hủy.
Cơ chế lây nhiễm qua nhau thai đã được kiểm tra. Bằng phản ứng miễn dịch
huỳnh quang, phát hiện được những tế bào nhiễm virus ở lợn mẹ và những mô

9

download by :


thai nhiễm virus tại những thời điểm khác nhau trong q trình phát triển của bào
thai. Các thí nghiệm gây nhiễm cho lợn mẹ qua đường mũi, miệng vào các thời
điểm khác nhau trong quá trình mang thai, và sau đó kiểm tra các mơ tiếp giáp
(chỗ nối) giữa mẹ và bào thai đã tìm thấy virus trong các tế bào nội mô và trung
mô của màng niệu đệm, cùng với sự tăng thể bao hàm của các mô này ở những
giai đoạn khác nhau của quá trình mang thai. Như vậy có thể nói, virus từ lợn mẹ
đã truyền qua nhau thai sang bào thai. Vì vậy việc nhiễm virus ở lợn mẹ là điều

kiện tiên quyết cho sự nhiễm virus của bào thai.
2.1.3. Triệu chứng
Thể cấp tính ở lợn sau khi sinh, bao gồm cả lợn nái chửa thường có hiện
tượng rối loạn sinh sản, thưởng thể cận lâm sàng (Cutlip R. C. and Mengeling W.
L., 1976, Fujisaki, 1975). Tuy nhiên, ở lợn giống lâu năm hoặc mới, virus nhân
lên rất nhanh ở các cơ quan, đặc biệt tập trung nhiều ở các mô lympho (Cutlip R.
C. and Mengeling W. L., 1976, Fujisaki, 1975) (hình 2.3).

Hình 2.3. Lát cắt mô của lợn 8 tuần tuổi bị nhiễm PPV được kiểm tra
bằng KHV huỳnh quang
(A) kháng nguyên tập trung ở trung tâm hạch amidan; (B) kháng nguyên ở lớp tạo xương của màng
xương sườn, a: mô liên kết, b: xương đặc, c: ống tủy

Ở lợn, không phụ thuộc vào lứa tuổi cũng như tính biệt, có chứng giảm
bạch cầu trong thời gian ngắn, thường biểu hiện nhẹ, trong khoảng 10 ngày sau khi
virus bắt đầu xâm nhập (Johnson and Collings, 1969; Cutlip and Mengeling, 1976).

10

download by :


PPV và một số virus có cấu trúc tương tự đã được tìm thấy trong phân của lợn bị
tiêu chảy (Dea, 1985, Yasuhara, 1989). Tuy nhiên, khơng có bằng chứng cho thấy
PPV có thể nhân lên trong biểu mơ đường tiêu hóa cũng như là nguyên nhân gây
hiện tượng tiêu chảy (cũng giống như các parvovirus của một số loài khác) (Brown,
1980, Cutlip R. C. and Mengeling W. L., 1976). PPV cũng có thể được phân lập từ
lợn có bệnh tích được mơ tả như “vesicle-like”; tuy nhiên vai trị gây bệnh của PPV
trong trường hợp này chưa được làm sáng tỏ (Kresse, 1985).
Biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính và thường gặp khi lợn mắc PPV là

hiện tượng RLSS. Di chứng để lại tùy thuộc vào thời điểm nào của thai kì khi
virus tấn cơng. Lợn nái có thể động dục lại, khơng động dục, đẻ ít con, tỷ lệ chết
thai cao. Tất cả đều thể hiện ở phôi hoặc thai chết hoặc cả hai. Triệu chứng duy nhất
có thể quan sát được ở lợn nái là giảm vòng bụng khi thai chết ở thời điểm giữa thai
kì hoặc muộn hơn, do liên quan đến tái hấp thu dịch. Một số biểu hiện khác có thể
quan sát được trong hội chứng RLSS là hiện tượng hấp phụ phôi, thai gỗ, sảy thai,
chết non, tỷ lệ sống sót giảm (Cartwright S. F. and Huck R. A., 1967, Forman, 1977,
Johnson R. H. and Collings D. F., 1969, Morimoto, 1972, Narita, 1974).

Hình 2.4. Triệu chứng thai chết tùy thuộc vào giai đoạn sảy thai
PPV chỉ có khả năng gây RLSS cho lợn, vơ hại đối với các động vật khác.
PPV chỉ có thể gây hậu quả cho bào thai lợn, các bào thai nhiễm ở các giai đoạn
khác nhau thì hậu quả do PPV gây ra cũng khác nhau.
Lợn nái có thể bị nhiễm virus do giao phối với con đực mang mầm bệnh nếu
phối giống trực tiếp, hoặc tinh dịch chứa virus. Phối giống bằng phương pháp thụ
tinh nhận tạo lợn đực nhiễm virus sẽ là nguồn phát tán, reo rắc, lây lan mầm bệnh rất
nguy hiểm; ở lợn đực giống virus được bài ra ngoài tinh dịch và qua phân.

11

download by :


Đang trong giai đoạn đầu của chu kỳ mang thai (trước 60 ngày), lợn nái
nhiễm PPV có thể xuất hiện các biểu hiện RLSS. Lợn mới sinh và lợn trưởng
thành nhiễm PPV qua đường mũi, miệng (khơng khí, thức ăn, nước uống).
Lợn nái và lợn đực giống nhiễm PPV qua đường mũi, miệng, và sinh dục
(khơng khí , thức ăn, nước uống và giao phối). Bào thai nhiễm PPV qua
đường nhau thai. PPV được thải ra môi trường chủ yếu qua 2 con đường là
qua phân và qua tinh dịch, 14 ngày sau khi nhiễm đã có hiện tượng bài thải

virus qua phân.
2.1.4. Bệnh tích
Khơng có báo cáo nào về bệnh tích đại thể và vi thể ở những con lợn nái
không mang thai (Brown, 1980, Cutlip R. C. and Mengeling W. L., 1976). Điều
này có thể sự thâm nhiễm tế bào sau đó được mơ tả cho bào thai được gây ra bởi
hiện tượng nhiễm trùng trong khoảng thời gian giữa 2 chu kì sinh.
Bệnh tích đại thể khơng được ghi chép ở lợn nái mang thai; tuy nhiên,
bệnh tích vi thể được quan sát thấy trong mơ bào của lợn nái bị giết sau khi
bào thai được gây nhiễm virus qua tử cung. Lợn nái được kiểm tra âm tính
huyết thanh học trong khi đó bào thai của chúng bị nhiễm virus ở ngày 70.
Bằng thực nghiệm, tiêm virus vào bào thai lúc 40-50-60 ngày tuổi, thấy xuất
hiện thai chết lưu, thai gỗ. Đồng thời virus còn gây chết các bào thai không
được tiêm PPV, do sự lây lan PPV giữa các bào thai trong tử cung. Khi tiêm
virus vào bào thai lúc 80-100 ngày tuổi, PPV sẽ gây ra các bệnh tích khác
nhau ở bào thai, và hiện tượng lây lan giữa các bào thai ít khi xảy ra, do bào
thai lợn 70 ngày tuổi trở lên đã có khả năng đáp ứng miễn dịch (Cutlip R. C.
and Mengeling W. L., 1976).
Một số nghiên cứu cho biết bệnh tích đại thể ở phơi bị chết do sự hấp phụ
dịch (hình 2.5) và sau đó là mơ mềm (hình 2.6). Virus và kháng nguyên virus
phân bố rộng rãi trong các mô bào của phôi nhiễm virus và nhau thai
(Mengeling, 1980) và có thể quan sát được bệnh tích vi thể gồm hiện tượng hoại
tử và tổn thương mạch quản.

12

download by :


Hình 2.5. Phơi của lợn nái được gây nhiễm virus thực nghiệm qua đường
mũi miệng ngay sau khi chửa và bị giết sau 22 ngày

(phía trên) phơi khơng bị nhiễm, phát triển bình thường; (mũi tên): màng ngồi phơi; (dưới): phơi bị
nhiễm virus và màng phơi, khơng có sự hấp phụ rõ ràng của mơ mềm (Mengeling, 1980)

Hình 2.6. Lát cắt tử cung cho thấy hiện tượng hoại tử của phơi
bị nhiễm PPV (mũi tên)
Bệnh tích đại thể của thai bị nhiễm virus trước khi sản sinh đáp ứng miễn
dịch (Hình 2.7), bao gồm thai cịi cọc ở các mức độ khác nhau; đơi khi có hiện
tượng sung huyết mạch máu trên phôi hoặc mất mạch máu ở các mô liền kề. Các
xoang trong có thể bị sung huyết, phù thũng, xuất huyết và chứa đầy dịch thẩm
xuất có lẫn máu và sợi tơ huyết. Khi thai chết các đám xuất huyết trở nên sẫm
màu, mất nước khiến cho thai khơ (mummification). Một số bệnh tích cịn quan

13

download by :


×