Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tính toán dung lượng 4g LTE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 17 trang )

1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG






CHU CHÍ LINH


TÍNH TOÁN DUNG LƯỢNG 4G LTE

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử
Mã số: 60.52.70

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN PHẠM ANH DŨNG


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI – 2012




MỞ ĐẦU



Với sự phát triển của kỹ thuật điện tử cùng với khả năng
đáp ứng của hạ tầng truyền dẫn …việc nhà cung cấp có khả năng
nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như băng thông cho các đầu
cuối đã trở nên dễ dàng hơn.
Nhằm đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng các thế hệ
mạng đã dần được ra đời với chất lượng dịch vụ ngày càng tăng,
người dùng được hưởng lợi nhiều hơn.Trong quá trình phát triển
đó LTE đã ra đời, LTE là một chuẩn cho công nghệ truyền thông
dữ liệu không dây và là một sự tiến hóa của các chuẩn
GSM/UMTS.Mục tiêu của LTE là tăng dung lượng và tốc độ dữ
liệu của các mạng dữ liệu không dây bằng cách sử dụng các kỹ
thuật điều chế và DSP mới được phát triển vào đầu thế kỷ 21 này.
Một mục tiêu cao hơn là thiết kế lại và đơn giản hóa kiến trúc
mạng thành một hệ thống dựa trên nền IP với độ trễ truyền dẫn
tổng giảm đáng kể so với kiến trúc mạng 3G.
Sau khi được các thầy giáo, cô giáo đồng ý, em tiến hành
nghiên cứu và tìm hiểu việc:” Tính toán lưu lượng 4G LTE”.Việc
tính toán này giúp cho em nói riêng biết rõ hơn và cách tổ chức và
dụng lượng đáp ứng của mạng.
2

Nội dung đồ án của em gồm 3 chương:
Chương I :
TỔNG QUAN GIAO DIỆN VÔ TUYẾN
3GPP LTE
Chương II : ĐỊNH CỠ MẠNG TRUY NHẬP LTE
Chương III : TÍNH TOÁN DUNG LƯỢNG MẠNG

Em xin cảm ơn thầy giáo TS.Nguyễn Phạm Anh Dũng

cùng các thầy cô giáo đã định hướng và giúp em trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi sai sót, em rất
mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.










Chương I. TỔNG QUAN GIAO DIỆN VÔ TUYẾN 3GPP
LTE

Trước hết nghiên cứu LTE tập trung lên đinh nghĩa các yêu
cầu về tốc độ bit, dung lượng, hiệu suất phổ và độ trễ.Ngoài ra các
khía cạnh về kinh tế như giá thành xây dựng và khai thác mạng
cũng được xem xét. Các tính năng then chốt như sử dụng sơ đồ đa
truy nhập, điều chế và mã hóa thích ứng, các kỹ thuật đa anten,
công nghệ HARQ (yêu cầu phát lại tự động thích ứng) và các kỹ
thuật phân bố tài nguyền phân bố hay chia lô được xây dựng trên
các yêu cầu nói trên.
Chương I em đã trình bày các khái niệm cơ bản của giao
diện vô tuyến LTE, các công nghệ then chốt của giao diện vô
tuyến 3GPP LTE.Ngoài ra còn có lớp vật lý LTE và đặc biệt là
mô phỏng đường xuống.
3



Hình 1.5. Lưu đồ bộ mô phỏng mức liên kết
Trong kênh đường xuống em mô phỏng mức liên kết đường
xuống, quá trình xử lý kênh vật lý đường xuống của LTE từ đó
thấy rõ hơn cấu trúc khung đường xuống và các phàn tử tài
nguyên vật lý.


Hình 1.7. Cấu trúc tài nguyên truyền dẫn không gian thời gian của
LTE trong một lớp cho trường hợp CP bình thường.
Với chương I, chúng ta biết thêm và giao diện vô tuyến của
3GPP LTE, nó làm nền tảng giúp ta xem xét các chương sau.








4

Chương II. ĐỊNH CỠ MẠNG TRUY NHẬP LTE


Định cỡ cung cấp ước tính nhanh đầu tiên cho việc lập cấu
hình mạng vô tuyến dự kiến.Định cỡ là một bộ phận của quá trình
quy hoạch tổng thể, trong đó quy hoạch tổng thể bao gồm quy
hoạch chi tiết và tối ưu mạng tổ ong không dây. Nói chung quy

hoạch là quá trình lặp bao gồm thiết kế, tổng hợp và thực hiện.
Mục đích của toàn bô hoạt động này là thiết kế một mạng tổ ong
không dây đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.Có thể thay
đổi quá trình này để phù hợp với các nhu cầu của mọi mang tổ
ong không dây.Đây là một quá trình rất quan trong khi triển khai
mạng.
Định cỡ dựa trên một tập các thông số đầu vào và kết quả
nhận được chỉ liên quan đến tập các thông số đầu vào này. Các
thông số này bao gồm vùng xem xét, lưu lượng kỳ vọng và QoS
yêu cầu. Định cỡ cung cấp ước tính các yêu cầu đối với hạ tầng
mạng.Định cỡ được thực hiện với sự hỗ trợ của công cụ định cỡ
cho cả mạng truy nhập và mạng lõi.
Định cỡ mạng tổ ong không dây trực tiếp liên quan đến
chất lượng và hiệu suất mạng và ảnh hưởng sâu sắc đến triển khai
mạng. Định cỡ mạng không dây tổ ong bao gồm các bước sau:
Phân tích số liệu/lưu lượng
Ước tính vùng phủ
Ước tính lưu lượng
Định cỡ truyền tải
Tập đầu vào đúng là yếu tố quan trọng cho định cỡ để đạt
được các kết quả chính xác.Định cỡ mạng vô tuyến tổ ong đòi hỏi
một số phần tử số liệu cơ sở. Các thông số này bao gồm số thuê
bao, phân bố lưu lượng, vùng địa lý cần phủ sóng, băng tần, băng
thông được cấp, yêu cầu phủ sóng và dung lượng. Cần chọn các
mô hình truyền sóng, băng tần và khi cần có thê thay đổi mô
hình. Điều này cần thiết cho ước tính vùng phủ sóng.
Các thông số hệ thống như công suất phát, hệ số khuếch
đại anten, ước tính tổn hao, kiểu anten được sử dụng … phải
được biết trước khi bắt đầu định cỡ mạng không dây tổ ong. Mỗi
mạng không dây có thông số riêng.

Phân tích lưu lượng cho phép ước tính lưu lượng mà mạng
cần truyền tải. Các kiểu lưu lượng khác nhau mà mạng sẽ truyền
5

tải cần được mô hình hóa. Các kiểu lưu lượng có thể gồm các
cuộc thoại, VoIP, lưu lượng PS hay CS. Chi phí bổ sung cho từng
kiểu lưu lượng cần được tính và đưa vào mô hình. Thời gian và
khối lượng lưu lượng cũng cần được dự báo để đánh giá hiệu
năng mạng và xác định liệu mang có thực hiện được các yêu cầu
đề ra.
Ước tính phủ sóng được sử dụng để xác định vùng phủ
sóng của từng BTS. Ước tính phủ sóng tính toán diện tích mà tại
đó máy thu của người sử dụng có thể ‘nghe’ được tín hiệu từ
BTS. Nó cung cấp diện tích cực đại mà BTS có thể phủ sóng.
Nhưng không nhất thiết phải là một kết nối chấp nhận được (thọai
chẳng hạn) giữa BTS và MS. Tuy nhiên máy thu MS có thể phát
hiện được BTS trong vùng phủ sóng.
Quy hoạch phủ sóng bao gồm phân tích quỹ đường truyền
vô tuyến (RLB: Radio Link Budget) và vùng phủ (xem 1.7). RLB
tính toán công suất thu được bởi máy thu khi cho trước công suất
phát. RLB bao gồm tất cả các độ lợi và tổn hao trên đường truyền
từ máy phát đến máy thu. Dựa trên tính toán RLB ta được tổn hao
truyền sóng cực đại cho phép.Tổn hao đường truyền được chuyển
vào khoảng cách bằng cách sử dụng các mô hình truyền sóng
thích hợp. Khoảng cách này hay bán kính ô được sử dụng để tính
toán số site cần thiết để phủ toàn bộ diện tích nhận được từ ước
tính vùng phủ sóng.
Quy hoạch dung lượng xét đến khả năng của mạng cung
cấp các dịch vụ cho các người sử dụng với mức chất lượng dịch
vụ yêu cầu. Sau khi đã tính toán diện tích phủ sóng của site, sử

dụng ước tính ước tính này để phân tích các vấn đề liên quan đến
dung lượng.Quá trình này bao gồm chọn site và cấu hình hệ thống
chẳng hạn kênh, các phần tử kênh và các đoạn ô. Các phần tử này
khác nhau đối với từng hệ thống.Cấu hình được chọn để đáp ứng
được các yêu cầu lưu lượng.Trong một số hệ thống không dây tổ
ong, phủ sóng và dung lượng liên quan đến nhau (WCDMA
chẳng hạn).Trong trường hợp này, số liệu về phân bố tuê bao và
dự báo phát triển thuê bao lcó tầm quan trọng rất lớn.Nhóm định
cỡ phải đưa ra được ước tính về số lượng trạm cần để đảm bảo lưu
lượng dự kiến trên vùng phủ này.
Sau khi đã xác định được số trạm dựa trên dự báo lưu
lượng, cần định cỡ các gioa diện mạng.Số lượng các giao diện có
thể thay đổi từ vài giao diện cho đến rất nhiều giao diện.Mục đích
của bước này là thực hiện ấn định lưu lương sao cho tráng không
tạo ra nút cổ chai trong mạng.Cần đảm bảo tất cả các yêu cầu chất
6

lượng dịch vụ và giảm thiểu giá thành. Định cỡ tốt giao diện rất là
quan trọng để đối với hiệu năng mạng.
Mục đích của định cỡ mạng truy nhập LTE là ước tính
được mật độ site yêu cầu và cấu hình site cần thiết cho vùng quy
hoạch. Các hoạt động quy hoạch mạng truy nhập LTE ban đầu
bao gồm phân tích quỹ đường truyền vô tuyến và vùng phủ, ước
tính dung lượng ô, ước tính khối lượng eNode B và các cổng truy
nhập (MME/UPE), cấu hình phần cứng và cuỗi cùng là thiết bị tại
các giao diện khác nhau.
Với chương này ta nhìn nhận các vấn đề liên quan đến định
cỡ: các thông số đầu vào, thông số đầu ra cảu quá trình định cỡ
mạng truy nhập.








CHƯƠNG III. TÍNH TOÁN DUNG LƯỢNG MẠNG

Ta xét một hệ thống truyền dẫn LTE MIMO PxM (P anten
phát và M anten thu) trên kênh AWGN với mật độ phỏ công suất
tạp âm hai biên N0/2 và thông tin trạng thái kênh (CSI) được phản
hồi hoàn hảo.
Trong LTE băng thông truyền dẫn được chia thành Q kênh
con phẳng với tên gọi là khối tài nguyên (RB) và băng thông RB
bằng 180 KHz. RB là đơn vị tài nguyên nhỏ nhất mà một bộ lập
biểu của BTS có thể ấn định.
Trong sơ đồ MIMO MxP, từ phân tích SVD, ma trận kênh
H có thể cung cấp tối đa Lq kênh con song song với các độ lợi
công suất

l,q ,
trong đó:
L
q
= Rank(H) ≤min(M,P) (1)
Khi kênh được biết rõ tại cả phía thu lẫn phía phát, có thể
tính được độ lợi công suất trong kênh eigen thứ (l,q). Tổn hao hệ
thống được tính bằng công suất thu tại đầu vào máy thu chia công
suất phát tại đầu ra máy phát. Tổn hao hệ thống sẽ được sử dụng
để tính toán độ lợi công suất cho từng kích thước không gian. Tỷ

7

số tín hiệu trên tạp âm của kênh con thứ (l.q) khi đó được xác
định như sau:
σ

.
q
= λℓ,q

ℓ.



(2)
Trong đó Pl,q là phần công suất được ấn định cho kênh con
thứ (l,q) và ϭ
2N
là công suất tạp âm được tính như sau:
ϭ
2
N
= kT + 10lg(B) +NF (3)
Trong đó k
T
là mật độ phổ công suất tạp âm nhiệt, K là
hằng số Bolzman, B là bang thông và NF là hệ số tạp âm bằng
5dB cho NodeB trong LTE.
P
l,q

là sơ đồ ấn định công suất kênh con. Để đơn giản ta coi
rằng ấn định công suất đồng đầu cho tất cả các kênh con, vì thế
P
ℓ.q
=



(4)
Trong đó PT là tổng công suất phát, L là số kênh con, Q là
khối tài nguyên.Trong trường hợp này Q được lấy ra từ bảng 3.1
Bảng 3.1. Số tài nguyên cho các băng thông kênh LTE khác nhau
Băng thông kênh MHz
1.4 3 5 10 15 20
Số khối tài nguyên
6 15 25 50 75 100

Theo lý thuyết Shannon, dung lượng cực đại có thể tính
theo công thức:
C = Blog2 (1+


)(5)
Tuy nhiên trong thực tế không thể đạt được dung lượng
cực đại do gặp phải một số vấn đề khi thực hiện. Để xác định
dung lượng ta cần xét đến hệ số sử dụng băng thông và hệ số sử
dụng SNR. Ta ký hiệu ȠB cho hệ số sử dụng băng thông và Ƞ
SNR

cho hệ số sử dụng SNR. Khi này ta có thể tính tổng dung lượng hệ

thống theo công thức sau đây cho hệ thống MIMO Rank-L:
C =




∑ ∑





ℓ
1 + 


ℓ,

ℓ,




,/
(6)
Trong đó: dung lượng của một kênh không gian:
C

=










1 + 








,/ (7)
Đối với đường lên của LTE R8 do chỉ sử dụng một anten
phát nên:
C=










1 + 


ℓ,

ℓ,




,/ (8)
8

Trong đó L=1
Trong chương này em đã trình bày các vấn đề:
 Tính toán hiệu suất băng thông
 Chi phí phòng chống ACLR (Adjacent Channel
leakage Ratio: tỷ lệ rò kênh lân cận)
 Chi Phí cho CP
 Chi phí cho các tín hiệu tham chuẩn (RS: reference
signal)
 Chi phí cho tín hiệu đồng bộ
 Chi phí cho PBCH
 Chi phí cho tiền tố truy nhập ngẫu nhiên
 Các chi phí cho tín hiệu điều khiển L1/L2
 Tính toán tốc độ số liệu trung bình
 Tính toán tốc độ số liệu đỉnh
 Tính toán tốc độ số liệu đỉnh lớp 1 (PHY)
 Tính toán tốc độ số liệu đỉnh (MAC)
 Tính toán số site dựa trên dung lượng

 Phân tích vùng phủ sóng
 Phương pháp tính toán cự ly phủ sóng và diện tích
phủ sóng cực đại
 SINR yêu cầu
 Nhiễu
Với các tính toán này ta có thể ước lượng tương đối dung
lượng mạng.











9

Tính toán giả định
Xem xét việc tính toán dung lượng mạng ta xem xét quy
trình định cỡ tại hình 2.1. Ta tính toán dung lượng tại một phần tử
mạng sau đó ước tính dung lượng tổng.
- Các thông số đầu vào của tính toán dung lượng tại một
phần tử mạng (eNobe B):
+ Băng thông: dựa trên cấu hình được sử dụng và băng
thông cung cấp ta tính được các chi phí tổn hao băng
thông và đưa ra băng thông khả dụng
+ Hiệu suất sử dụng băng thông: Với cấu hình MIMO

nhất định ta xác định được hiệu suất băng thông tương
ứng.
- Các thông số đầu ra:
+ Từ dung lượng tại một phần tử tác xác định được số
lượng đầu cuối có thể đáp ứng đồng thời (dựa trên tốc
độ số liệu yêu cầu R
sub
và tải trung bình L
bh
…)
+ Với ước lượng người dùng ta tính được số site cần lắp
đặt
+ Ta tính được dung lượng tổng cần đáp ứng (số site *
dung lượng site eNode B )

Hình 3.12. Quy trình tính toán dung lượng
Tuy nhiên trong bài tính toán thực tế, để tính toán được
dung lượng site ta sử dụng công thức 25, công thức 26 với các
điều kiện giản tiện hơn.


=


×



×






(25)


=





(26)
10

=> 

=


×

×



×



(49)
Lập bảng tính toán ta được

- Bảng tính tại dòng 1 ta có thể tính số site, số thuê bao
dựa trên các yêu cầu của người dùng:
Với dung lượng ô là 35 Mbps, tốc độ dự liệu yêu cầu
R
sub
biến đổi (ví dụ =3), tốc độ số liệu giờ cao điểm A
bh-
user
= 50kbps, hệ số đăng ký vượt quá 20 và có 3 đoạn ô
trên 1 site ta có thể áp dụng vào bảng tính và cho kết
quả như sau:
+ Số thuê bao dùng đồng thời với tốc độ 3M là: 14
+ Số thuê bao dùng đồng thời tại giờ cao điểm là: 350
+ Số site cần dùng để đáp ứng 8000 người là: 23

- Bảng tính dòng 2 ta tính được dung lượng và số site.
Với tốc độ dự liệu yêu cầu Rsub biến đổi (ví dụ =3), tốc
độ số liệu giờ cao điểm Abh-user= 50kbps, hệ số đăng
ký vượt quá 20, số thuê bao đáp ứng vào giờ cao điểm
là 500 và có 3 đoạn ô trên 1 site ta có thể áp dụng vào
bảng tính và cho kết quả như sau:
+ Dung lượng ô: 50 Mbps
+ Số thuê bao dùng đồng thời với tốc độ 3M là: 17
+ Số site cần dùng để đáp ứng 8000 người là: 16

Trên đây là các ví dụ minh họa cho việc tính toán dung
lượng khi biết các đầu vào, hay số thuê bao có thể phục vụ, số site

trên một vùng.
Ta phân thành 2 giai đoạn để ước lượng các giá trị:
- Giai đoạn 1: mới triển khai, yêu cầu dịch vụ chưa lớn.
- Giai đoạn 2: yêu cầu dịch vụ cao hơn, số lượng thuê
bao tăng
Các kiểu vùng chính :
11

- Vùng trung tâm.
- Vùng lân cận.
- Vùng ngoại ô.
a. Giai đoạn 1:
Vùng trung tâm với mật độ thuê bao lớn và yêu cầu
dịch vụ cao:
(Khu vực Văn Quán Hà Đông - HN)
Với loại vùng này chúng ta nên sử dụng kiểu điều chế
64QAM do khoảng cách đến thuê bao ngắn, mức độ yêu cầu của
đầu cuối cao.

Hình 3.13. Phân bố site tại trung tâm giai đoạn 1
+ Hệ thống MIMO áp dụng có cấu hình 2x2.
+ Tốc độ số liệu yêu cầu của thuê bao là 1Mbps.
+ N
sector
= 1,2,3
+ Băng thông sử dụng 20M
Sử dụng công thức :


=



×



×





Ta có bảng tính toán như sau:
Bảng 3.20. Tính toán dung lượng site nội thành giai đoạn 1

Trong bảng 3.20 ta tính toán với 2 nội dung:
12

Tính toán số thuê bao dựa vào dung lượng ô có sẵn ta có
với dung lượng 35Mbps, tốc dộ yêu cầu giờ cao điểm 50kbps,
đoạn ô có 3 sector, tải trung bình giờ cao điểm là 50%. Ta tính
được số thuê bao site có thể truy nhập đồng thời là 1050, tương tự
với các điều kiện trên nhưng với R
sub
= 2Mbps ta tính được số
thuê bao được đồng thời giờ cao điểm là 525.
Tính toán dung lượng dựa trên lượng thuê bao truy nhập, ta
xét 3 trường hợp số thuê bao 500,500,200 với số sector 1,2,3. Với
các điều kiện như vậy ta tính được dung lượng ô và số lượng site
yêu cầu như bảng.

Vùng lân cận (Khu vực Yên Nghĩa – Hà Đông - HN)
Với vùng này chúng ta sử dụng kiểu điều chế 16QAM là
chủ yếu và 64QAM cho các khu du lịch, khu di tích văn hóa trọng
điểm
+ Hệ thống MIMO áp dụng có cấu hình 2x2
+ Tốc độ số liệu yêu cầu của thuê bao chiếm 90% là
1Mbps và 10% là 512kbps
+ N
sector
= 1,2,3
+ Băng thông sử dụng 20M

Hình 3.14. Phân bổ site vùng lân cận giai đoạn 1
Bảng 3.21. Tính toán dung lượng site vùng lân cận giai đoạn 1

Với những tính toán như trên ta tính được các thông tin tại
vùng lân cận, với yêu cầu như trên, với 35Mbps tại trung tâm ta
chỉ phục vụ được 525 thuê bao nhưng tại khu vực lân cận là 2000
13

thuê bao, lý giải cho việc này là do vùng phủ rộng hơn và tốc độ
số liệu yêu cầu R
sub
giảm.

Vùng ngoại ô ( Khu vực Chương Mỹ - HN)
Với vùng này chúng ta sử dụng kiểu điều chế 16QAM
Hình 3.15 thể hiện phân bổ site vùng ngoại ô.

Hình 3.15. Phân bổ site vùng ngoại ô giai đoạn 1

+ Hệ thống MIMO áp dụng có cấu hình 2x2
+ Tốc độ số liệu yêu cầu của thuê bao chiếm 80% là
256kbps và 10% là 512kbps, 10% là 1Mbps
+ N
sector
= 1,2,3
+ Băng thông sử dụng 20M
Bảng 3.22. Tính toán dung lượng site vùng ngoại ô giai đoạn 1

Với yêu cầu tốc độ số liệu hạn chế hơn, mật độ dân cư
thấp… bởi vậy site có thể phủ rộng hơn và đáp ứng được nhiều
thuê bao hơn.
b. Giai đoạn 2
Vùng trung tâm với mật độ thuê bao lớn và yêu cầu dịch vụ
cao:
14


Hình 3.16. Phân bố site tại trung tâm giai đoạn 2
+Hệ thống MIMO áp dụng có cấu hình 2x2.
Với loại vùng này chúng ta nên sử dụng kiểu điều chế
64QAM do khoảng cách đến thuê bao ngắn, mức độ yêu cầu của
đầu cuối cao.
+ Tốc độ số liệu yêu cầu của thuê bao là 3Mbps.
+ N
sector
= 1,2,3
+ Băng thông sử dụng 20M
Sử dụng công thức (25), (49)
Ta có bảng tính toán như sau:

Bảng 3.23. Tính toán dung lượng site nội thành giai đoạn 2

Trong bảng 3.23 ta tính toán với 2 nội dung:
Với nhu cầu về các dịch vụ ngày càng tăng cùng với việc
phát triển lượng đầu cuối nội vùng thì số thuê bao truy cập vào
site được đáp ứng giảm chính vì vậy ta phải tăng số site tại vùng
đó, theo tính toán với cùng một vùng tại giai đoạn 1 số site phải
triển khai là 5 thì giai đoạn 2 đã là 23.
Vùng lân cận
Với vùng này chúng ta sử dụng kiểu điều chế 16QAM là
chủ yếu và 64QAM cho các khu du lịch, khu di tích văn hóa trọng
điểm
+ Hệ thống MIMO áp dụng có cấu hình 2x2
15

+ Tốc độ số liệu yêu cầu của thuê bao chiếm 90% là
2Mbps và 10% là 3Mbps, N
sector
= 1,2,3
+ Băng thông sử dụng 20M

Hình 3.17. Phân bố site vùng lân cận giai đoạn 2
Bảng 3.25. Tính toán dung lượng site vùng lân cận giai đoạn 2

Tại vùng này so với giai đoạn 1 số lượng đầu cuối đã tăng
và yêu cầu băng thông nên số site cũng tăng lên. Tính toán được
thể hiện trong bảng 4.7.
Vùng ngoại ô
Với vùng này chúng ta sử dụng kiểu điều chế 16QAM
Hình 3.18 thể hiện phân bổ site vùng ngoại ô giai đoạn 2.

16


Hình 3.18. Phân bổ site vùng ngoại ô giai đoạn 2
+ Hệ thống MIMO áp dụng có cấu hình 2x2
+ Tốc độ số liệu yêu cầu của thuê bao chiếm 80% là
512kbps và 10% là 1kbps, 10% là 2Mbps
+ N
sector
= 1,2,3
+ Băng thông sử dụng 20M



Bảng 3.26. Tính toán dung lượng site vùng ngoại ô giai đoạn 2

Với yêu cầu tốc độ số liệu hạn chế hơn, mật độ dân cư
thấp… bởi vậy site có thể phủ rộng hơn và đáp ứng được nhiều
thuê bao hơn.
Sau khi xem xét và tính toán ta xác định được một số thông
số để triển khai hạ tầng mạng tuy nhiên tính toán còn hạn chế do
chưa thể hiện được các đặc tính của nhiễu, suy hao…


17

Hướng phát triển của đề tài
Với nhiều công nghệ mới, tuy nhiên LTE đã đáp ứng các
yêu cầu của mạng di động thế hệ tiếp theo từ cả người sử dụng và
các nhà khai thác. LTE cung cấp trải nghiệm người dùng với

nhiều cải thiện, gia tăng khả năng đáp ứng các dịch vụ điện thoại
di động và sẽ là một lợi thế mạnh mẽ cho các công nghệ không
dây khác trong thập kỷ tới. Nó cũng sẽ cho phép các nhà khai thác
cung cấp hiệu suất cao hơn thông qua sự kết hợp của tốc độ bit
cao và thông qua hệ thống với độ trễ thấp trong cả hai đường lên
và đường xuống. Trong luận án này, năng lực của mạng LTE
được mô tả với các chỉ số truyền dữ liệu tốc độ trung bình, tốc độ
truyền dữ liệu tối đa của thuê bao số điện thoại được hỗ trợ bởi hệ
thống. Phạm vi phủ sóng của hệ thống LTE cũng được tính toán
trên cơ sở các thông số trạm gốc và các mô hình truyền khác
nhau. Luận văn đã đề xuất, tính toán dung lượng mạng tại các khu
vực khác nhau nhằm đáp ứng cho việc triển khai hệ thống.Trong
tương lai em muốn nghiên cứu thêm nhằm tính toán toàn diện và
chính xác hơn cho mạng LTE.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×