Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Ứng dụng phương pháp skymark đánh giá hiệu năng hạ tầng đám mây của hệ thống BKCloud

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.06 KB, 18 trang )




HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG



NGUYỄN THỊ YÊN



ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SKYMARK ĐÁNH GIÁ
HIỆU NĂNG HẠ TẦNG ĐÁM MÂY
CỦA HỆ THỐNG BKCLOUD
Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và mạng máy tính
Mã số: 60.48.15


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI – 2013





Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Huỳnh Quyết Thắng


Phản biện 1: ……………………………………………………………………………

Phản biện 2: …………………………………………………………………………



Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông








HÀ NỘI 2013





1

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điện toán đám mây hay còn gọi là điện toán máy chủ ảo là một xu hướng
mới ngày nay. Thuật ngữ điện toán đám mây ra đời không phải để nói về một trào
lưu mới mà để khái quát lại các hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã và
đang diễn ra từ những năm qua. Điện toán đám mây cố gắng để thực hiện tầm nhìn
của điện toán tiện ích, thông qua dự phòng phần cứng ảo hóa, nền tảng phần mềm
và các ứng dụng phần mềm như các dịch vụ trên Internet. Cụ thể hơn, cơ sở hạ tầng
như một dịch vụ Infrastructure-as-a-Service (IaaS) đám mây cung cấp khả năng để
có được các nguồn lực theo yêu cầu, thường là trong các hình thức máy ảo (VM),
tức là, triển khai thực hiện phần mềm của máy với kích thước thỏa thuận trước
quyền lực, bộ nhớ và đĩa máy tính, hệ điều hành, thư viện và các ứng dụng.
Platform-as-a-Service (PaaS) đám mây cung cấp các dịch vụ nền tảng như môi
trường phát triển ứng dụng, thử nghiệm và thời gian chạy. Cuối cùng, đám mây
Software-as-a-Service (SaaS) cung cấp phần mềm chuyên ngành như các dịch vụ
dựa trên web. Các đám mây IaaS như Amazon Web Services, GoGrid, và
ElasticHosts, gần đây đã đạt được lực kéo thương mại. Do đó, người sử dụng IaaS
cũng cần một sự hiểu biết tốt hơn về hiệu suất và chi phí phát sinh trong việc cung
cấp tài nguyên và chính sách của các đám mây IaaS đã chọn.
Vì vậy, để có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về các đặc tính hiệu suất của các
đám mây IaaS thực, tôi đã lựa chọn đề tài: “Ứng dụng phương pháp SkyMark
đánh giá hiệu năng hạ tầng đám mây của hệ thống BKCLoud” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Với mục đích để hiểu rõ hơn về hiệu năng hoạt động của hạ tầng điện toán

đám mây (IaaS). Luận văn sẽ tập trung tìm hiểu chung về công nghệ điện toán
đám mây và các vấn đề có liên quan đến điện toán đám mây, tìm hiểu phương
pháp Skymark đánh giá hiệu năng hạ tầng đám mây (Iaas). Sau đó, sẽ đưa ra đề


2

xuất quy trình áp dụng đánh giá cho hệ thống BKCloud dựa trên phương pháp
Skymark và tiến hành thử nghiệm đánh giá hiệu năng hạ tầng của hệ thống
BKCLoud.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phương pháp Skymark đánh giá hiệu hạ tầng đám
mây, áp dụng vào đánh giá hiệu năng hoạt động của hạ tầng đám mây của hệ thống
BKCLoud.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp đánh giá hiệu năng Skymark.
- Đề xuất quy trình và áp dụng thử nghiệm trên hệ thống BKCLoud
5. Nội dung
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu của luận văn được
trình bày trong các chương:
Chương 1: Tổng quan về phân tích hiệu năng và điện toán đám mây.
Chương 2: Khung đánh giá hiệu năng Skymark và quy trình áp dụng đánh
giá.
Chương 3: Ứng dụng Skymark đánh giá hiệu năng nền tảng điện toán đám
mây của hệ thống BKCloud.
Cuối cùng là phần kết luận và hướng nghiên cứu, phát triển tiếp theo.












3

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG VÀ ĐIỆN
TOÁN ĐÁM MÂY
1.1. Phân tích hiệu năng hệ thống
Phân tích đánh giá hiệu năng hệ thống máy tính là một công nghệ quan trọng
cho nghiên cứu trong kiến trúc máy tính. Sự tăng trưởng liên tục và phức tạp của hệ
thống máy tính làm cho nhiệm vụ này ngày càng phức tạp. Nói chung, vấn đề phát
triển các kỹ thuật đánh giá hiệu năng hiệu quả có thể nói là cách tìm kiếm tốt nhất
sự cân bằng giữa độ chính xác và tốc độ. Sự cân bằng tối ưu này phụ thuộc vào việc
sử dụng cụ thể của quá trình đánh giá. Quá trình này được xác định rõ ràng qui trình
cấu trúc, với mục tiêu là sự hiểu biết và so sánh các đặc tính hiệu suất của hệ thống
tham gia phân tích [11]. Sự cần thiết của phân tích hiệu suất bắt nguồn từ nhu cầu
tìm giải pháp đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về hiệu suất, độ tin cậy, và chi phí. Dưới
đây là các kỹ thuật được sử dụng để phân tích đánh giá hiệu suất hệ thống và một số
thuật ngữ cần thiết được sử dụng trong lĩnh vực này.
1.1.1. Các khái niệm
- Khối lượng công việc (workload)
- Tiêu chuẩn Benchmark
- System Under Test (SUT)
- Thông số
- Độ đo hiệu năng Metric

1.1.2. Các kỹ thuật điển hình
- Kỹ thuật mô phỏng
- Kỹ thuật mô hình hóa phân tích
- Kỹ thuật đo lường
1.2. Điện toán đám mây
1.2.1. Điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây là môi trường tính toán dựa trên internet mà ở đó tất cả
phần mềm, dữ liệu, tài nguyên được cung cấp cho máy tính và các thiết bị khác theo
nhu cầu (tương tự như mạng điện) – Theo Wikipedia


4

Điện toán đám mây là mô hình mà tất cả các tài nguyên tính toán bao gồm
networks, servers, storages, CPU, memory, applications, services được chia sẻ
trong một “bể” tài nguyên[1]. Một cách đơn giản, điện toán đám mây là việc ảo hóa
các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Thay vì việc bạn sử dụng một hoặc nhiều
máy chủ thật (ngay trước mắt, có thể sờ được, có thể tự bạn ấn nút bật tắt được) thì
nay bạn sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa thông qua môi trường Internet. Các
máy chủ ảo sẽ cung cấp các dịch vụ giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý tài
nguyên một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư cơ sở
hạ tầng công nghệ. Xu hướng này nhìn chung sẽ có lợi nhiều hơn cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ chưa có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng mạng, server, nhân lực
công nghệ thông tin.
So với các công nghệ tính toán hiệu năng cao khác như tính toán phân tán
(Distributed Computing), tính toán lưới (Grid Computing), điện toán theo nhu cầu
(Utility Computing) thì điện toán đám mây đang dần trở thành xu hướng công nghệ.
1.2.2. Các tính năng của điện toán đám mây
Có thể kể đến một vài đặc tính cơ bản của điện toán đám mây như sau:
- Sử dụng các tài nguyên tính toán động (Dynamic computing resources)

- Giảm chi phí
- Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán
- Khả năng mở rộng/co giãn
- Chất lượng dịch vụ
- Khả năng ảo hóa
- Tính linh hoạt
1.2.3.Các lớp dịch vụ trong điện toán đám mây
Mô hình dịch vụ điện toán đám mây phổ biến nhất có thể được phân thành
ba nhóm:
- Dịch vụ hạ tầng IaaS (Infrastructure as a Service)
- Dịch vụ nền tảng PaaS (Platform as a Serivice)
- Dịch vụ phần mềm SaaS (Software as a Service)


5

1.3. Ảo hóa phần cứng
1.3.1. Ảo hóa là gì?
1.3.2. Kỹ thuật ảo hóa
Một số kỹ thuật ảo hóa phần cứng [14] được sử dụng bởi các VMMs
(Virtual Machine Monitor) sẵn có:
- Ảo hóa toàn phần
- Ảo hóa song song
- Ảo hóa hệ điều hành
- Ảo hóa Hardware-assisted
1.3.3. Công nghệ máy ảo (Virtual Machine)
1.3.4. Quản lý cơ sở hạ tầng ảo (VIM)
Điện toán đám mây cần phần mềm có thể quản lý nguồn tài nguyên vật lý và
các nguồn tài nguyên ảo và trình bày một cái nhìn đầy đủ về tình trạng hiện tại của
đám mây. Nó cũng có thể giám sát toàn bộ vòng đời của các máy ảo được triển khai

trên đầu nguồn tài nguyên vật lý. Các phần mềm được sử dụng cho các mục đích
này được gọi là quản lý cơ sở hạ tầng ảo (VIM-Virtual Infrastructure Manager).
Các gói nguồn mở sau đây có cách tiếp cận toàn diện hơn bằng cách tích hợp
tất cả các chức năng cần thiết vào trong một gói duy nhất (bao gồm cả ảo hóa, quản
lý, các giao diện và an ninh). Khi được thêm vào một mạng các máy chủ và lưu trữ,
các gói này tạo ra các cơ sở hạ tầng điện toán đám mây và lưu trữ linh hoạt [16]:
OpenNebula, Eucalyptus, OpenStack, Nimbus.
1.4. Một số nghiên cứu điển hình về phân tích hiệu năng hệ thống
Đã có nhiều cuộc nghiên cứu mở rộng về phân tích hiệu suất của các đám
mây và các hệ thống ảo hóa. Trong mục này, luận văn sẽ trình bày các nghiên cứu
trước đó có liên quan đến nghiên cứu hiệu suất của môi trường IaaS và những thảo
luận về đánh giá một số chính sách trích lập dự phòng và phân bổ trên môi trường
IaaS.




6

Kết chương
Trong chương 1 của luận văn, người viết luận văn đã trình bày tổng hợp các
kiến thức tổng quan về phân tích đánh giá hiệu năng hệ thống, các khái niệm và
công nghệ được sử dụng trong lĩnh vực này và một số tìm hiểu từ các nguồn tài liệu
liện quan về các kỹ thuật phân tích. Các kiến thức liên quan đến khái niệm ảo hóa -
một khái niệm quan trọng trong điện toán đám mây. Bên cạnh đó là các kiến thức
cơ bản về điện toán đám mây, các tính năng cùng một số nguyên tắc phân loại các
dịch vụ và các mô hình triển khai của điện toán đám mây. Và cuối cùng, là phần
trình bày các nghiên cứu có liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu đánh giá hiệu năng
nền tảng (IaaS) của hệ thống điện toán đám mây và các nghiên cứu về trích lập dự
phòng rủi ro và phân bổ trên môi trường IaaS, tổng hợp từ các nguồn tài liệu tham

khảo.
Tiếp theo, trong chương 2 người viết luận văn sẽ trình bày quy trình đánh giá
hiệu năng Skymark và khả năng áp dụng quy trình trong hệ thống cụ thể BKCloud.

Chương 2: KHUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG SKYMARK VÀ QUY
TRÌNH ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ
2.1. Tổng quan về phương pháp Skymark
Phương pháp tiếp cận để phân tích hiệu suất của IaaS là Skymark [20].
Skymark là một phương pháp phân tích hiệu suất cho các đám mây IaaS, một
khuôn khổ cấu hình có thể mở rộng được. Skymark có ba tính năng chính, thứ nhất
nó được thiết kế để triển khai phân tích IaaS thông qua một chuỗi các bài kiểm tra
tự động và sau đó tự động phân tích kết quả. Thứ hai, nó có thể phân tích tác động
của từng chính sách cung cấp và phân bổ tới hiệu suất thực hiện khối lượng công
việc. Cuối cùng, nó có thể tạo ra và đệ trình khối lượng công việc phức tạp thực
hoặc nhân tạo tới hệ thống đám mây IaaS, thu thập các kết quả liên quan đến hiệu
suất và sau đó thực hiện phân tích kết quả trên nhiều bộ dữ liệu.


7

Skymark hiện nay có thể tạo điều kiện thử nghiệm với một số các đám mây,
chính sách cung cấp và phân bổ nhưng nó có thể dễ dàng mở rộng với các đám mây
và các chính sách mới.

Hình 2.1: Tổng quan về các thành phần trong SkyMark
2.1.1. Grenchmark
Grenchmark [8] là một khuôn khổ có thể tạo ra và đệ trình khối lượng công
việc thực hoặc nhân tạo (synthetic) tới môi trường tính toán lưới. Do đó chức năng
của nó có thể được chia thành hai phần chính là tạo ra khối lượng công việc
(workload generator) và đệ trình khối lượng công việc (workload submitter).

2.1.2. C-Meter
C-Meter [17] được thiết kế như một mở rộng Grenchmark để cổng của nó có
khả năng tới đám mây. Như ban đầu đã được thiết kế và thực hiện, C-Meter nhận


8

được công việc bao gồm các khối lượng công việc gửi từ Grenchmark, sau đó
chuyển tiếp chúng đến nơi các nguồn tài nguyên đã được cho thuê từ một đám mây
IaaS trước khi bắt đầu thử nghiệm.
2.1.3. Các thành phần mở rộng
Ngoài các sửa đổi và mở rộng Grenchmark và C-Meter được mô tả trong các
phần trước đó, một số công việc tiếp theo được thực hiện theo hướng triển khai
khuôn khổ Skymark [20]:
- Skymark Controller
- Analysis module
- Allocation and provisioning policies
- Cloud interfaces
2.2. Quy trình thử nghiệm với phương pháp Skymark
Các bước tiến hành thử nghiệm sử dụng phương pháp đánh giá Skymark
được liệt kê dưới đây và được miêu tả trong hình 2.3 [20].

Hình 2.3: Quy trình thử nghiệm với phương pháp đánh giá Skymark
2.3. Các chính sách
2.3.1. Trích lập dự phòng
Chính sách trích lập dự phòng chịu trách nhiệm cho việc cung cấp và giải
phóng các nguồn tài nguyên đến các đám mây. Trong luận văn sẽ trình bày về sáu
chính sách trích lập dự phòng, các chính sách này có thể được phân loại là tĩnh hoặc



9

động. Chính sách tĩnh cung cấp một lượng cố định các nguồn lực trước khi bắt đầu
thí nghiệm, trong khi chính sách động có thể cung cấp số lượng máy ảo đang cho
thuê, theo nhu cầu và theo một chính sách chiến lược cụ thể. Bảng 2.1 cung cấp một
cái nhìn tổng quan về việc thực hiện chính sách dự phòng.
Bảng 2.1: Tổng quan về các chính sách trích lập dự phòng
Chính sách Lớp
Startup Static
OnDemand Dynamic
ExecTime Dynamic
ExecAvg Dynamic
ExecKN Dynamic
QueueWait Dynamic
2.3.2. Chính sách phân bổ
Ba chính sách phân bổ cơ bản được xem xét trong công việc đánh giá hiệu
năng của hạ tầng IaaS. Bảng 2.2 tóm tắt đặc điểm của 3 chính sách.
Bảng 2.2: Tổng quan về chính sách phân bổ
Chính sách Queue-based Thời lượng công việc được biết tới
FCFS Yes No
FCFS-NW No No
SJF Yes Yes
- First-Come-First-Served (FCFS)
- FCFS-No Wait (FCFS-NW)
- Shortest Job First (SJF)
Kết chương
Tóm lại, các nội dung trong chương 2 của luận văn chủ yếu về các kiến thức
tổng quan về phương pháp đánh giá hiệu năng Skymark, dùng để đánh giá hiệu
năng hạ tầng đám mây (IaaS) qua các tính năng, kiến trúc của Skymark, các bước
áp dụng đánh giá. Các chính sách cung cấp và phân bổ của cơ sở hạ tầng đám mây

IaaS được dùng trong thử nghiệm đánh giá.


10

Tiếp theo, trong chương 3 tác giả trình bày về hệ thống BKCloud và đề xuất
áp dụng các quy trình cũng như áp dụng một số kỹ thuật cụ thể trong SkyMark để
áp dụng đánh giá hiệu năng hệ thống BKCloud.

Chương 3: ỨNG DỤNG SKYMARK ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG NỀN
TẢNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CỦA HỆ THỐNG BKCLOUD
3.1. Giới thiệu về hệ thống BKCLoud
3.1.1. Kiến trúc hệ thống
Hệ thống dịch vụ đám mây BKCloud được xây dựng như một ngăn xếp phần
mềm trên nền hạ tầng kỹ thuật với các máy chủ vật lý, hệ thống mạng vật lý và hệ
thống lưu trữ vật lý nằm trong khuôn khổ của một (hoặc nhiều) trung tâm dữ liệu.
Hình 3.1 dưới đây sẽ mô tả tổng quan về kiến trúc hệ thống BKCloud.

Hình 3.1: Kiến trúc dịch vụ đám mây BKCloud



11

3.1.2. Các tầng dịch vụ hệ thống BKCLoud
- Tầng Dịch vụ hạ tầng (IaaS): Vai trò chính của tầng này là cung cấp các
dich vụ ảo hóa cơ sở hạ tầng như: cung cấp máy ảo, cung cấp mạng ảo, cung cấp
kho lưu trữ ảo. Các dịch vụ này hiện được xây dựng dựa trên hệ thống mã nguồn
mở OpenStack cùng với công nghệ ảo hóa KVM.
- Tầng Dịch vụ nền tảng (PaaS): Tầng dịch vụ nền tảng của BKCloud giải

phóng người sử dụng khỏi sự ràng buộc với hạ tầng cụ thể, đồng thời hỗ trợ tối đa
khả năng co dãn, mở rộng (scalability) cũng như khả năng chia sẻ tài nguyên (multi-
tenancy). Tầng này cung cấp những dịch vụ cơ bản như máy chủ web ảo, máy chủ
ứng dụng ảo, máy chủ cơ sở dữ liệu ảo, máy chủ dữ liệu tệp ảo, cụm tính toán ảo
- Tầng Dịch vụ phần mềm (SaaS): Dự kiến sẽ xây dựng một số dịch vụ phần
mềm cơ bản hỗ trợ các ứng dụng chính phủ điện tử trong tầng dịch vụ phần mềm
này. Các dịch vụ được quan tâm sẽ bao gồm: Dịch vụ quản trị nội dung CMS và
cổng thông tin: cung cấp các CMS và cổng thông tin trên nền tảng đám mây; Các
dịch vụ văn phòng: email, calendar, task, quản lý công văn,…Các dịch vụ giao tiếp
đa phương tiện: chat, voice/video conference; Và một số dịch vụ phần mềm đặc thù
khác.
- Các dịch vụ bảo mật: Để đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống dịch vụ đám
mây, thông tin trao đổi giữa các tầng dịch vụ phải được mã hóa, người sử dụng và
các máy ảo trên hệ thống được chứng thực tin cậy qua hệ thống chứng chỉ số. Hệ
thống cũng cung cấp một dịch vụ xác thực người dùng tin cậy thống nhất dựa trên
chuẩn OAuth 2.0.
- Các dịch vụ tích hợp hệ thống: Trong tiếp cận đám mây, điều không thể
thiếu được đó là các chính sách về chi phí dịch vụ. Hệ thống BKCloud tuân theo
tiêu chí chung của chi phí đám mây là thu phí theo mức sử dụng. Hệ thống công bố
một số chính sách chi phí cho các loại hình dịch vụ, đồng thời cung cấp cho khách
hàng một số dịch vụ thống kê, tính chi phí cơ bản. Bên cạnh đó một số dịch vụ khác
như quản trị hệ thống, phân tích, báo cáo cũng là cần thiết, đặc biệt cho những quản
trị viên hệ thống.


12

3.2. Đề xuất giải pháp đánh giá hiệu năng hệ thống BKCLoud dựa trên
phương pháp đánh giá Skymark
Dựa trên qui trình các bước đánh giá hiệu năng của hạ tầng IaaS của phương

pháp Skymark, người viết luận văn sẽ trình bày 1 giải pháp đề xuất đánh giá hiệu
năng nền tảng của hệ thống BKCloud dựa trên phương pháp Skymark.
Giải pháp đề xuất được tiến hành theo 3 bước:
 Bước 1:
- Mô tả các thông số cần đo.
- Mô tả các công việc cần xử lý trong thử nghiệm
Đối chiếu với các công việc trong SkyMark, các nội dung này bao gồm các
công việc 1-4. Tuy nhiên, do công cụ Grenchmark và C-Meter không được cung
cấp nên người viết luận văn sẽ thử nghiệm thủ công các nội dung này trên
BKCloud.
 Bước 2: Giai đoạn kiểm tra đánh giá hệ thống
Trong bước này ta sẽ thực hiện các chính sách trên các tài nguyên ảo, bằng
các chính sách:
- workload generator
- workload submitter
- Allocation
- provisioning
Đối chiếu với các công việc trong SkyMark, các nội dung này bao gồm các
công việc 5-9
 Bước 3: Giai đoạn thu thập các số liệu, phân tích và đưa ra kết quả.
- Sau khi đã tiến hành thực hiện xong các chính sách trên các tài tài nguyên
ảo như trên, ta sẽ lưu trữ tất cả các số liệu thống kê thu thập vào một cơ sở dữ liệu
database.
- Cuối cùng, dựa trên các dữ liệu đã thu thập được, ta sẽ tiến hành phân tích
tạo ra các báo cáo trực quan từ dữ liệu được xử lý.
Đối chiếu với các công việc trong SkyMark,các nội dung này bao gồm các


13


công việc 10- 12
3.3. Thử nghiệm đánh giá hiệu năng hệ thống BKCLoud
3.3.1. Mô hình triển khai
Trong phần này, luận văn trình bày thử nghiệm trên hệ thống BKcloud theo
các giai đoạn như trong giải pháp đề xuất. Việc cung cấp dịch vụ máy ảo (IaaS) dựa
trên công nghệ ảo hóa, sử dụng nền tảng ảo hóa (hypervisor) KVM và gói phần
mềm nguồn mở VMware để tạo và quản lý máy ảo, ổ đĩa ảo và mạng ảo. Toàn bộ
các gói phần mềm này đã được cài đặt và sử dụng trên Bkcloud IaaS.
Thử nghiệm đã được triển khai thành công trên trung tâm tính toán hiệu năng
cao với quy mô 7 máy tính có cấu hình:
- CPU: Intel® Pentium® Core2Duo E6600 2.4Ghz/4M/1066MHz
- RAM: 8GB DDR3 - bus 1066 MHz.
- HDD: 640 GB SATA 7200 rpm.
- Mạng Ethernet 1 Gigabit.
- Hệ điều hành: CentOS 5.4 x86-64
- Tạo các máy ảo chạy trên nền VMware 5.0
3.3.2. Tiến hành thử nghiệm đánh giá
 Giai đoạn 1: Mô tả các công việc cần thực hiện
 Đánh giá quá trình khởi tạo và sử dụng các máy ảo. Đánh giá được thực
hiện qua 5 test-cases và tất cả các trường hợp đều được lặp lại 05 lần:
- Tạo 01 máy ảo Ubuntu Linux 12.4 64 bits.
- Tạo 01 máy ảo Window XP 64 bit.
- Tạo 05 máy ảo Ubuntu Linux 12.4 64 bits cùng lúc.
- Tạo 05 máy ảo Window XP 64 bit cùng lúc.
- Tạo 06 máy ảo bao gồm 03 máy ảo Window XP 64 bit, 03 máy ảo
Ubuntu Linux 12.4 64 bits.
 Các thông số ghi nhận đánh giá bao gồm:
- Khả năng thành công và hoạt động của các máy ảo được tạo ra.
- Thời gian khởi tạo máy ảo, thời gian xóa máy ảo tương ứng.



14

- Lượng RAM máy chủ vật lý sử dụng trước và sau khi tạo máy ảo.
- Hiệu suất thực hiện CPU sau khi tạo máy ảo.
 Giai đoạn 2: Giai đoạn kiểm tra đánh giá hệ thống
 Giai đoạn 3: Thu thập các số liệu, phân tích và đưa ra kết quả
Sau khi đã tiến hành thử nghiệm trên hệ thống và thu thập các số liệu có liên
quan, ta có được các kết quả như mô tả trong các hình 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8,
3.9, 3.10, 3.11, 3.12, 3.13, 3.14.
Như vậy trong các trường hợp thử nghiệm như trên ta có nhận xét sau:
- Các máy ảo được tạo trong các trường hợp đều thành công.
- Các máy ảo được tạo ra đều hoạt động tốt.
Kết chương
Tóm lại, trong chương 3 luận văn đã giới thiệu một cách tổng quan về hệ
thống BKCLoud, kiến trúc của hệ thống và các dịch vụ trên hệ thống. Sau đó là giải
pháp đề xuất để đánh giá hiệu năng hạ tầng hệ thống BKCLoud áp dụng phương
pháp Skymark, thử nghiệm đánh giá hiệu năng hệ thống, các kết quả thu được sau
thử nghiệm.
















15

III. KẾT LUẬN
Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS) là một mô hình cung cấp dich vụ của
điện toán đám mây, cung cấp khả năng cho người sử dụng thu thập và giải phóng
tài nguyên theo yêu cầu của họ và trả tiền theo cách sử dụng của họ. Tài nguyên
được cung cấp từ các đám mây như các máy ảo (VM), nhiều trong số đó có thể
được triển khai trên một nút tính toán đơn, thực hiện một mô hình đa thuê nhà.
Trong khi ảo hóa và đa thuê nhà là hai nguồn chi phí thực hiện khối lượng công
việc đã được nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu trước đó, chúng ta vẫn cần
một cuộc điều tra, thực nghiệm về tác động của các chi phí chung này dựa trên khối
lượng công việc thực hiện.
Ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ IaaS thương mại và tư nhân cung cấp các cơ
chế tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thuê và sử dụng các nguồn tài nguyên
cơ sở hạ tầng, nhưng để thực hiện nhiều khối lượng công việc người dùng IaaS vẫn
cần phải lựa chọn đầy đủ các chính sách cung cấp và phân bổ để khởi tạo tài
nguyên phục vụ tính toán cho họ. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá về hiệu quả hoạt
động đạt được và các chi phí phát sinh của các chính sách sử dụng khi sử dụng
trong IaaS là rất cần thiết.
Luận văn tốt nghiệp của tác giả với đề tài “Ứng dụng phương pháp SkyMark
đánh giá hiệu năng hạ tầng đám mây của hệ thống BKCLoud” đã cơ bản hoàn
thành. Dưới đây là những kết quả luận văn đã đạt được và những đề xuất hướng
nghiên cứu tiếp theo.
1. Những kết quả đã đạt được của luận văn
 Luận văn đã cung cấp các kiến thức tổng quan về điện toán đám mây nói
chung, kiến trúc tổng quan và các dịch vụ trên hệ thống BKCloud nói riêng,

các chính sách cung cấp và chính sách phân bổ của hạ tầng đám mây.
 Cung cấp các kiến thức về phân tích đánh giá hiệu năng của hệ thống, các
khái niệm, công nghệ được sử dụng trong lĩnh vực đánh giá hiệu năng hệ


16

thống và cũng đã ttrình bày một số công trình nghiên cứu điển hình có liên
quan trong lĩnh vực này.
 Luận văn cũng đã trình bày các kiến thức tổng quan về phương pháp
Skymark đánh giá hiệu năng hạ tầng đám mây (IaaS) như các tính năng, kiến
trúc, quy trình đánh giá của Skymark.
 Luận văn cũng đưa ra đề xuất quy trình áp dụng đánh giá hiệu năng nền tảng
của hệ thống BKCloud dựa trên phương pháp đánh giá Skymark.
 Tiến hành thử nghiệm và phân tích đánh giá trên hệ thống BKCloud.
2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Do thời gian nghiên cứu và điều kiện cá nhân còn những hạn chế, nên vấn đề
nghiên cứu về "Ứng dụng phương pháp SkyMark đánh giá hiệu năng hạ tầng đám
mây của hệ thống BKCLoud" trong khuôn khổ của luận văn này chỉ dừng lại ở
những nghiên cứu ban đầu. Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này có thể
tập trung triển khai theo các hướng như sau:
 Tối ưu hóa các tham số hệ thống.
 Xây dựng các công cụ hỗ trợ đánh giá hiệu năng của hạ tầng đám mây.
 Hoàn thiện đánh giá các chính sách hạ tầng đám mây.

×