PHẦN I : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
1. Lý do cơ bản:
Trong những năm vừa qua hoạt động bảo vệ môi trưòng ở nước ta đã và đang
được đẩy mạnh, những hoạt động này bước đầu thực hiện mục tiêu phát triển
bền vững. Tuy nhiên ở nhiều nơi vấn đề về môi trường vẫn đang là mối quan
tâm lo ngại, nhất là tại những thành phố lớn.
Khi nền kinh tế có thể nói là chưa phát triển con người luôn cố gắng làm sao
vận dụng tất cả những gì sẵn có của thiên nhiên nhằm mục đích phục vụ cho
quá trình sản xuất và kiến thiết của mình. Những thứ ngày ngày tồn tại xung
quanh chúng ta dường như dễ bị lãng quên đi giá trị đích thực của nó hoặc họ lơ
đi sự quan trọng của chúng.
Hà Nội (HN) một trong những trung tâm văn hoá kinh tế lớn của cả nước đang
đứng trước những mối đe doạ về sự ô nhiễm trầm trọng do sự phát triển của
mình.
Đi trên con đường Trần Phú tôi băn khoăn về một HN xưa rợp bóng cây xanh
tại sao nay đâu còn. Phải chăng sự ồn ào và phát triển quá nhanh của xã hội của
nền kinh tế công nghiệp hoá hiện đại hoá đang dần chuyển mình đổi mới đồng
nghĩa với nó là ta dường như quên đi những gì vẫn tồn tại và những gì đang mất
đi. Tôi trên góc độ một nhà kinh tế môi trường đang học tập rèn luyện và nghiên
cứu tôi quan tâm hơn tới vấn đề hệ thống cây xanh của HN, và tôi muốn bước
đầu tiếp cận để lượng giá việc duy trì hệ thống cây xanh tại trên địa bàn thành
phố HN, đứng trên quan điểm và lập luận của cá nhân mình.
2. Mục tiêu của nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu chính của tôi trong đề án:
Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị của
việc duy trì hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố HN.
Với câu hỏi nghiên cứu trên nghiên cứu tập trung vào 4 mục tiêu cụ thể:
1. Nghiên cứu, lựa chọn phương pháp luận khoa học phù hợp để đánh giá giá
trị kinh tế do hệ thống cây xanh.
2. Xây dựng một mô hình tính toán cụ thể đánh giá giá trị của hệ thống cây
xanh.
3. Điểu tra khảo sát trên địa bàn thành phố.
4. Đề xuất một số giải pháp và chính sách có liên quan.
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Các phương pháp chung khi đánh giá một tài nguyên thiên nhiên tái
sinh
Để đánh giá một đa dạng sinh học, ta có rất nhiều phương cách khác nhau. Áp
dụng trong các hoàn cảnh khác nhau về loại hàng hoá môi trường, về thời gian
và nguồn lực cho phép, về khả năng tổng hợp dữ liệu, về điều kiện địa lý cũng
như kinh tế xã hội của khu vực cần đánh giá, ta lại có nhiều kỹ thuật riêng biệt.
Theo Environmental Economics: A pratical guide, 5 cách tiếp cận cơ bản với
việc đánh giá hành hoá chất lượng môi trường là
* Đánh giá theo giá cả thị trường (market price-based)
* Thị trường thay thế (surrogate market-based)
* Thị trường giả định (hypothetical market-based)
* Đánh giá dựa vào chi phí (cost-based)
* Chuyển giao lợi ích (benefit transfer)
Còn trong tài liệu Kinh tế môi trường của Barry Field và Nancy Olewiler, có 2
cách tiếp cận chính là: cách tiếp cận dùng giá thị trường để phản ánh WTP
(Willing To Pay: sự sẵn lòng chi trả) và cách tiếp cận tính WTP của cá nhân
thông qua hành vi tiêu dùng của họ hoặc hỏi trực tiếp. Cụ thể các phương pháp
như sau.
* Thay đổi năng suất
* Chi phí chăm sóc sức khoẻ
* Thiệt hại vốn nhân lực
* Chi phí phục hồi
* Phương pháp chi tiêu ngăn ngừa
* Đánh giá hưởng thụ
* Chi phí du hành (thị trường đại diện)
* Đánh giá ngẫu nhiên
Theo bốn phương pháp đầu tiên, ta đo lường WTP trực tiếp, tức là: ta đem soi
tất cả giá trị liên quan lên thị trường tương ứng. Ví dụ như phương pháp thiệt
hại sức khoẻ (một dạng của Liều lượng-Đáp ứng) đo lường mức độ ảnh hưởng
đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày của con người thông qua tiền
khám chữa bệnh hay những phí tổn liên quan khác. Đánh giá ô nhiễm nước
bằng cách xem xem các hộ gia đình hay hưởng thụ nguồn nước bị thiệt hại ra
sao, sản lượng nuôi trồng của họ giảm bao nhiêu, mỗi đơn vị sản lượng đó trên
thị trường giá bao nhiêu, rồi quy đổi ra giá trị hàng hoá chất lượng môi trường.
Nhìn chung, ưu điểm của những phương pháp này là dễ được thừa nhận và mức
độ tin cậy khi tính toán cao. Tuy nhiên, đối với các nhà kinh tế học, việc tìm
hiểu những thông số kỹ thuật liên quan đến đánh giá thiệt hại lại không nằm
trong chuyên môn. Thêm nữa, chúng chỉ được xác lập ở những nơi cần có sự
khắc phục môi trường. Nghiên cứu này tập trung về vấn đề tiếp cận lượng giá
giá trị cây xanh. Giá trị cây xanh bao hàm nhiều yếu tố phi sử dụng, vậy nên ta
phải xem xét đến các kỹ thuật gián tiếp (bốn phương pháp sau). Chi phí ngăn
ngừa và đánh giá theo hưởng thụ thích hợp hơn đối với những nơi có tác động
môi trường. Hai cách thức cuối cùng là nên đưa vào cân nhắc hơn cả: chi phí du
lịch và đánh giá ngẫu nhiên. Thực hiện một trong hai phương pháp này, ta sẽ
chủ động hơn trong việc thu thập thông tin thông qua bảng hỏi, chứ không phụ
thuộc vào những thông số kỹ thuật của đơn vị nghiên cứu mà rất có thể ta không
lấy được theo ý muốn.
2. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên – Các bước tiến hành
2.1 Đánh giá ngẫu nhiên (tên gốc là Contingent Valuation – CV, hoặc phương
pháp đánh giá ngẫu nhiên, CVM) là phương pháp được sử dụng để đánh giá
hàng hoá chất lượng môi trường, đặc thù cho nhóm giá trị phi sử dụng. Bằng
cách xây dựng một thị trường ảo, người ta xác định được hàm cầu về hàng hoá
môi trường thông qua sự sẵn lòng chi trả của người dân (WTP) hoặc sự sẵn lòng
chấp nhận khi họ mất đi hàng hoá đó (WTA), đặt trong một tình huống giả định.
Thị trường thì không có thực, WTP thì không thể biết trước, ta gọi đây là
phương pháp “ngẫu nhiên” là vì thế. Một khi tình huống giả thuyết đưa ra đủ
tính khách quan, người trả lời đúng với hành động thực của họ thì kết quả của
phương pháp là khá chính xác. CVM được áp dụng cho rất nhiều yếu tố môi
trường như chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của bãi biển,
bảo tồn các loài động vật hoang dã, hoạt động câu cá và săn bắn, phát thải chất
độc hại…
Để thực hiện một CV thành công, ta đi theo các bước như sau:
∗ Bước 1 : Nhận dạng và mô tả các đặc tính của môi trường cần đánh giá.
Trong trường hợp này, ta đã tiến hành xong bước một trong Phần I. Các giá
trị của khu vực cần đánh giá được làm sáng tỏ ở mục 2.
∗ Bước 2 : Nhận dạng đối tượng cần hỏi, bao gồm cả quá trình lấy mẫu để chọn
người trả lời.
∗ Bước 3 : Thiết kế bảng hỏi, lựa chọn hình thức chi trả của người dân (WTP
hay WTA) dựa vào ý định điều tra đánh giá của người hỏi, phỏng vấn trực
tiếp, gọi điện thoại hoặc gửi thư. Ngoài ra còn một phương cách khác là thảo
luận nhóm. Mỗi cách này đều có mặt tích cực và hạn chế, ví dụ phỏng vấn
trực tiếp từng người là tốt nhất, nhưng nó sẽ rất mất thời gian và tiền bạc nếu
quy mô điều tra càng lớn; còn gửi thư thì rất nhanh, số lượng phát ra nhiều,
trên quy mô rộng, nhưng lại khó đảm bảo độ phản hồi cao và chất lượng
phỏng vấn đúng như người điều tra mong muốn. Tuỳ vào các điều kiện
khách quan, sự sẵn có của thông tin sơ cấp mà ta lựa chọn phương thức điều
tra thích hợp.
∗ Bước 4 : Nhập dữ liệu, phân tích kết quả, tổng hợp kết quả điều tra mẫu để
suy rộng ra tổng thể. Để thực hiện tốt khâu này, ta cần phải có những kiến
thức nhất định về thống kê và kinh tế lượng. Các chương trình phổ biến hay
được áp dụng là MFIT3, EXCEL, ACCESS, SPSS.
∗ Bước 5 : Sử dụng ước lượng WTP hay WTA trong phân tích chi phí lợi ích,
xem xét mức độ phù hợp của kết quả điều tra. Ta biết được tổng số người
hưởng lợi từ môi trường, biết các giá trị sẵn lòng chi trả/chấp nhận trung
bình mẫu, nhân chúng với nhau ta được tổng giá trị kinh tế tương đối của
hàng hoá dịch vụ môi trường đó.
∗ Bước 6 : Phân tích độ nhạy: bước này cần thiết khi cuộc điều tra của chúng ta
được tiến hành trong nhiều năm, khi mà giá trị chiết khấu trong xã hội có sự
biến động so với giá trị dự tính ban đầu. Ta phải điều chỉnh cho đúng với giá
trị thực của tiền.
Trong bước thứ ba, ta có đề cập đến việc xây dựng một bảng hỏi. Vậy, đặc
trưng của một bảng hỏi CV là gì? Trước hết, nó phải có ba thành phần được bố
cục rõ ràng. Phần 1 mô tả cặn kẽ những giá trị, đặc điểm môi trường của khu
vực cần đánh giá, làm thế nào để người đọc thấy rằng, những giá trị đó là hết
sức thiết yếu mà có thể trước đó họ đã không nhận ra hết được. Phần 2 đưa ra
một kịch bản giả thuyết để cho người trả lời hiểu được ý nghĩa của việc chúng
ta làm. Ví dụ, giả sử bạn đang hưởng nguồn cung cấp không khí trong lành cảnh
quan giấ trị thẩm mỹ từ hệ thống cây xanh , bỗng dưng hệ thống cây xanh đang
ngày ngày bị phá huỷ vì mục tiêu của con người và xã hội, ta đưa ra các câu trả
lời lựa chọn (bảng hỏi đóng) để người đọc tích vào hoặc để chỗ trống cho họ
viết câu trả lời theo như những gì họ nghĩ (bảng hỏi mở). Về các mức chi trả, có
thể đưa ra một hệ thống giá trị tiền tệ từ thấp lên cao hoặc gợi ý lựa chọn cho
người được điều tra. Phần này bao gồm cả câu hỏi về phương tiện chi trả nếu họ
bằng lòng một mức giá nào đó. Một nội dung không thể thiếu là phần thứ 3, tìm
hiểu về thông tin cá nhân của người trả lời. Những dữ liệu về tuổi tác, nghề
nghiệp, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập cá nhân… đều có ảnh hưởng rất
nhiều đến quyết định WTP/WTA của họ, vậy nên ta không thể bỏ qua chúng
trong phân tích hồi quy tương quan (biến độc lập).
Bảng hỏi là một phần quan trọng trong đánh giá ngẫu nhiên, bởi vì hầu hết các
kết luận của nghiên cứu đều dựa trên thông tin lấy được từ những người trả lời
bảng phỏng vấn. Chính vì vậy, khi thực hiện bảng hỏi phải tuân theo nhiều yêu
cầu ngặt nghèo như làm tuần tự từng bước một (peer review), kiểm tra chéo