Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

buổi thảo luận thứ 2 môn học luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 52 trang )



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 –
NXB TƯ PHÁP.
2. BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 –
NXB HỒNG ĐỨC.
3. Nguyễn Hồ Bích Hằng và
Nguyễn Trương Tín, Giáo
trình Những quy định chung
về Luật dân sự của ĐH Luật
TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng
Đức -Hội Luật gia Việt Nam
2018, Chương VI.
4. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết
và Nguyễn Hồ Bích Hằng,
Luật dân sự Việt Nam, Nxb.
Đại học quốc gia 2007.
5. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng
Việt Nam - Bản án và bình
luận bản án, Nxb. Đại học
quốc gia TP. Hồ Chí Minh
2020 (xuất bản lần thứ 8).
6. Bản án số 48-51.
7. Bản án số 32/2018/DS-ST
ngày 20-12-2018 của Tòa án
nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
8. Bản án số 56-58.
9. Quyết định số 329/2013/DSGĐT ngày 25/7/2013 của Tòa
dân sự Tòa án nhân dân tối
cao.




10. Quyết định số 521/2010/DSGĐT ngày 19/8/2010 của Tòa
dân sự Tòa án nhân dân tối
cao.
Quyết
định
số
210/2013/DS-GDDT
ngày
21/5/2013 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
11. Bản án số 62-64, 68-69, 7071.
12. Quyết
định
số
26/2013/KDTM-GĐT
ngày
13-8-2013 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao.
13. Quyết định số 75/2012/DSGDDT ngày 23/02/2012 của
Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
14. Bản án số 133/2017/DSPT
ngày 15/5/2017 của Tòa án
nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
15. Bản án số 123-125.




1. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT
DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ
TRONG XÁC LẬP GIAO
DỊCH
Tóm tắt Bản án số 32/2018/DS- ST
ngày 20/12/2018 của Tịa án nhân dân
tỉnh Vĩnh Long
- Ngun đơn là ơng J Ph T và bà A
Th Ph (L Th H) người Mỹ gốc Việt
đang định cư tại nước ngoài khởi
kiện. Bị đơn là bà L K Đ yêu cầu
hoàn trả cho vợ chồng nguyên đơn
toàn bộ tài sản nhà đất đã nhờ mà bà
L K Đ đứng tên mua giúp năm 2014.
- Bà L K Đ đã 05 lần nhận tiền của vợ
chồng nguyên đơn và đồng ý bán cho
vợ chồng nguyên đơn 1 căn nhà cấp 4
và quyền sử dụng đất có diện tích
1.251, 8 mét vng, bao giờ nguyên
đơn về Việt Nam thì bà sẽ trả lại. Khi
nguyên đơn yêu cầu bị đơn trao trả lại
căn nhà và mảnh đất thì bà L K Đ từ
chối trao trả và đề nghị sẽ hoàn lại
tổng số tiền mà nguyên đơn đã đưa
cho bà là 13.950 USD tương đương
với số 329.220.000 đồng và phía bị
đơn tình nguyện hồn trả 350.000.000
đồng chứ không phải 550.000.000
đồng như nguyên đơn yêu cầu và xin
đề nghị miễn án phí cho bị đơn vì đã

cao tuổi, khó khăn về kinh tế.

1


- Tịa án xác định bà L K Đ có nhận
tiền của nguyên đơn để mua nhà và
đất. Tòa án chấp nhận một phần yêu
cầu của nguyên đơn là ông J Ph T và
bà A Th Ph (L Th H) là vô hiệu giấy
cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy
nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004,
giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà các
bên đã xác lập do vi phạm điều cấm
của pháp luật. Buộc bà L K Đ hồn
trả cho ơng ơng J Ph (Ph J T) và bà A
Th Ph (L Th H) số tiền 350.000.000
đồng.
1. So với BLDS năm 2005,
BLDS 2015 có gì khác về
điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự? Suy nghĩ
của anh/chị về sự thay đổi
trên.
Điều 122(BLDS 2005): Điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có
đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng
lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao
dịch không vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn
toàn tự nguyện.

2


2. Hình thức giao dịch dân sự là điều
kiện có hiệu lực của giao dịch trong
trường hợp pháp luật có quy định.
Điều 117(BLDS 2015): Điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có
đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân
sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp
với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự
hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao
dịch dân sự không vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Hình thức của giao dịch dân sự là
điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự trong trường hợp luật có quy
định.
➔ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 về
điều kiện có hiệu lực của giao dịch

dân sự so với Điều 122 Bộ luật
Dân sự 2005 đã có sự thay đổi theo
hướng tiến bộ hơn:
- Một là, thay cụm từ “Người tham
gia giao dịch” thành cụm từ “Chủ
thể”. Điều này xác định rằng chủ
thể tham gia giao dịch dân sự có
thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Sự
thay đổi mang tính kỹ thuật, khơng
ảnh hưởng thay đổi về nội dung,

3


-

4

đồng thời sự thay đổi đó cũng tạo
ra sự thống nhất với những thay
đổi khác trong Bộ luật Dân sự
2015.
Hai là, tại điều 117 Bộ luật Dân sự
2015 đề cập đến năng lực hành vi
dân sự phù hợp với giao dịch dân
sự được xác lập và năng lực pháp
luật của chủ thể. Điểm bổ sung
mới, quan trọng và tiến bộ của Bộ
luật Dân sự 2015 là năng lực pháp
luật của chủ thể. Quy định chặt chẽ

hơn so với Điều 122 Bộ luật Dân
sự 2005 vì có những trường hợp
năng lực pháp luật của chủ thể có
thể bị hạn chế hoặc mất năng lực
hành vi dân sự do đó khơng thể
cho rằng mọi chủ thể đều có năng
lực pháp luật như nhau khi xác lập
giao dịch dân sự. Ví dụ, đối với
người mất năng lực hành vi dân sự,
mọi giao dịch dân sự của người
này phải do người đại diện theo
pháp luật xác lập, thực hiện; còn
đối với người bị hạn chế năng lực
hành dân sự thì việc xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự liên quan đến
tài sản của người này phải có sự
đồng ý của người đại diện theo
pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục
vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
hoặc luật liên quan có quy định
khác (theo khoản 2 tại Điều 22, 24
Bộ luật Dân sự 2015).


-

5

Về mục đích và nội dung của giao
dịch dân sự, tại điểm b khoản 1

Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 quy
định: “Mục đích và nội dung của
giao dịch khơng vi phạm điều cấm
của pháp luật, không trái đạo đức
xã hội”, từ “pháp luật” có nội hàm
rất rộng bao gồm các quy định
trong Hiến pháp hoặc các văn bản
dưới luật như nghị định, thông
tư…, “điều cấm” quá rộng làm giới
hạn tự do của các chủ thể; còn
điểm c, khoản 1 Điều 117 Bộ luật
Dân sự 2015 quy định: “Mục đích
và nội dung của giao dịch dân sự
không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội”. Tương
tự với hình thức giao dịch của dân
sự tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật
Dân sự 2005 quy định “Hình thức
giao dịch dân sự là điều kiện có
hiệu lực của giao dịch trong trường
hợp pháp luật có quy định” cũng
được thay đổi cụm từ “pháp luật”
thành “luật” tại khoản 2 Điều 117
Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy tại
Bộ luật Dân sự 2015 đã có sự khắc
phục, thay đổi từ “pháp luật” thành
“luật”, giúp nhấn mạnh tầm quan
trọng của văn bản luật do với các
văn bản dưới luật, giới hạn quyền
hay tự do của chủ thể là do luật

quy định.


-

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 122 Bộ
luật Dân sự 2005, điểm b quy định
mục đích và nội dung của giao
dịch được đặt trước điểm c quy
định người tham gia giao dịch hồn
tồn tự nguyện; cịn tại khoản 1
Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì
ngược lại điểm b quy định người
tham gia giao dịch hoàn toàn tự
nguyện được đặt lên trước điểm c
quy định mục đích và nội dung của
giao dịch. Như vậy tại Bộ luật Dân
sự 2015 đã có sự thay đổi về sự ưu
tiên khi xét điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự
1. Đoạn nào của bản án trên cho
thấy ông T và bà H khơng có
quyền sở hữu nhà ở tại Việt
Nam?
Hơn nữa ơng Ph J T và bà L
Th H là người Việt Nam ở nước
ngồi đã nhập quốc tịch Mỹ thì
theo quy định Luật đất đai năm
2003 và Điều 121 của Luật nhà ở
năm 2005 thì người Việt Nam định

cư ở nước ngoài được quyền sở
hữu nhà ở Việt Nam khi thỏa mãn
các điều kiện sau: “Người Việt
Nam định cư ở nước ngồi về đầu
tư lâu dài tại Việt Nam, người có
cơng đóng góp với đất nước, nhà
hoạt động văn hố, nhà khoa học
có nhu cầu về hoạt động thường
xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ

6


sự nghiệp xây dựng đất nước,
người được phép về sống ổn định
tại Việt Nam và các đối tượng khác
do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy
định được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam”. “Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài không thuộc diện quy
định này đã về Việt Nam cư trú với
thời hạn được phép từ sáu tháng
trở lên được sở hữu một nhà ở
riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó
ơng T và bà H khơng được sở hữu
quyền sử dụng đất ở nông thôn và
đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam
vì vậy các giao dịch giấy cho nền
thổ cư
ngày 31/5/2004, giấy

nhường đất thổ cư
ngày
02/6/2004, giấy cam kết ngày
16/3/2011 bị vô hiệu do vi phạm
điều cấm của pháp luật và do
khơng tn thủ quy định về hình
thức theo Điều 117, 123, 129 của
Bộ luật Dân sự và căn cứ theo
Điều 131 của Bộ luật Dân sự thì
các đương sự phải khơi phục lại
tình trạng ban đầu, hồn trả cho
nhau những gì đã nhận.
2. Đoạn nào của bản án trên cho
thấy giao dịch của ông T và bà
H với bà Đ đã bị Tịa án tun
bố vơ hiệu?
Tuy nhiên giấy cho nền thổ cư
ngày 31/5/2004, giấy nhường đất

7


thổ cư ngày 02/6/2004 được lập
giữa nguyên đơn và bị đơn LKĐ
xét về hình thức thì tờ cho đất thổ
cư và tờ nhường đất thổ cư không
tuân thủ theo quy định của pháp
luật, không được công chứng,
chứng thực theo quy định tại Điều
127 của Luật đất đai năm 2003 và

Điều 117 của Bộ luật dân sự nên
không phát sinh hiệu lực của hợp
đồng.
Vì vậy các giao dịch giấy cho
nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy
nhường đất thổ cư ngày
02/6/2004, giấy cam kết ngày
16/3/2011 bị vô hiệu do vi phạm
điều cấm của pháp luật và do
khơng tn thủ quy định về hình
thức theo Điều 117, 123, 129 của
Bộ luật dân sự và căn cứ theo Điều
131 của Bộ luật dân sự thì các
đương sự phải khơi phục lại tình
trạng ban đầu, hồn trả cho nhau
những gì đã nhận.
Từ những phân tích trên nên
chấp nhận một phần yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn.
Vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày
31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư
ngày 02/6/2004, giấy cam kết ngày
16/3/2011 mà các bên đã xác lập
do vi phạm điều cấm của pháp luật.

8


Buộc bà L K Đ hồn trả cho ơng
ơng JPh(Ph J T) và bà A Th Ph(L

Th H) số tiền 350.000.000 đồng.
3. Suy nghĩ của anh/chị (trong
mối quan hệ với năng lực pháp
luật của chủ thể) về căn cứ để
Tòa án tuyên bố giao dịch trên
vô hiệu?
Điều 117 (BLDS 2015). Điều kiện có
hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có
đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân
sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp
với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự
hồn tồn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao
dịch dân sự không vi phạm điều cấm
của luật, khơng trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là
điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự trong trường hợp luật có quy
định.
Điều 122 (BLDS 2015). Giao dịch
dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự khơng có một trong
các điều kiện được quy định tại Điều
117 của Bộ luật này thì vơ hiệu, trừ
trường hợp Bộ luật này có quy định
khác.


9


Điều 127 (Luật đất đai 2003). Trình
tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử
dụng đất
1. Việc nộp hồ sơ chuyển nhượng
quyền sử dụng đất được quy định như
sau:
a) Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử
dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất; trường hợp hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất tại nơng
thơn thì nộp tại Uỷ ban nhân dân xã
nơi có đất để chuyển cho văn phịng
đăng ký quyền sử dụng đất;
b) Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử
dụng đất gồm hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất phải có chứng nhận của
cơng chứng nhà nước; trường hợp
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì
được lựa chọn hình thức chứng nhận
của công chứng nhà nước hoặc chứng
thực của Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất.
2. Trong thời hạn không quá mười

lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất có trách nhiệm
thẩm tra hồ sơ, gửi hồ sơ cho cơ quan
quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân

10


dân cấp có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất để làm
thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Trường hợp các bên chuyển nhượng
phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà
nghĩa vụ tài chính đó được xác định
theo số liệu địa chính thì văn phịng
đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu
địa chính đến cơ quan thuế để xác
định nghĩa vụ tài chính theo quy định
của pháp luật; văn phịng đăng ký
quyền sử dụng đất thơng báo cho các
bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa
vụ tài chính.
Trong thời hạn không quá năm ngày
làm việc, kể từ ngày thực hiện xong
nghĩa vụ tài chính, các bên tham gia
chuyển nhượng quyền sử dụng đất
nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất tại nơi đã nộp hồ sơ.

Điều 121 (Luật nhà ở 2005). Nội
dung uỷ quyền quản lý nhà ở
1. Uỷ quyền quản lý nhà ở là việc chủ
sở hữu nhà ở uỷ quyền cho người
khác thực hiện trách nhiệm chủ sở
hữu trong quản lý nhà ở. Nội dung và
thời hạn uỷ quyền do các bên thỏa
thuận và được ghi trong hợp đồng uỷ
quyền; nếu khơng có thoả thuận về
thời hạn uỷ quyền thì hợp đồng uỷ
quyền có hiệu lực một năm, kể từ
ngày ký kết hợp đồng uỷ quyền.

11


2. Bên uỷ quyền quản lý nhà ở phải
trả chi phí quản lý, trừ trường hợp các
bên có thoả thuận khác.
Theo bản án số 32/2018/DT- ST ngày
20/12/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh
Vĩnh Long:
“Giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004,
giấy nhường đất thổ cư ngày
02/6/2004 được lập giữa nguyên đơn
và bị đơn L K Đ xét về hình thức thì
tờ cho đất thổ cư và tờ nhường đất thổ
cư không tuân thủ theo quy định của
pháp luật, không được công chứng,
chứng thực theo quy định tại Điều

127 của Luật đất đai năm 2003 và
Điều 117 của Bộ luật dân sự nên
không phát sinh hiệu lực của hợp
đồng. Hơn nữa ông Ph J T và bà L Th
H là người Việt Nam ở nước ngồi đã
nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định
Luật đất đai năm 2003 và Điều 121
của Luật nhà ở năm 2005 thì người
Việt Nam định cư ở nước ngoài được
quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi
thỏa mãn các điều kiện sau: “Người
Việt Nam định cư ở nước ngoài về
đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có
cơng đóng góp với đất nước, nhà hoạt
động văn hố, nhà khoa học có nhu
cầu về hoạt động thường xuyên tại
Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp
xây dựng đất nước, người được phép
về sống ổn định tại Việt Nam và các

12


đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ
Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở
tại Việt Nam”. “Người Việt Nam định
cư ở nước ngồi khơng thuộc diện
quy định này đã về Việt Nam cư trú
với thời hạn được phép từ sáu tháng
trở lên được sở hữu một nhà ở riêng

lẻ hoặc một căn hộ”do đó ơng T và bà
H không được sở hữu quyền sử dụng
đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu
năm tại Việt Nam…”.
➔ Dựa theo quy định tại Điều 127 của
Luật đất đai năm 2003, Điều 121 của
Luật nhà ở năm 2005 và Điều 117 của
Bộ luật dân sự 2015 thì ơng Ph J T và
bà L Th H khơng có năng lực pháp
luật trong giao dịch dân sự này. Nên
Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long
tuyên bố giao dịch dân sự trên vô hiệu
là thuyết phục và đúng với quy định
của pháp luật.
II. GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI
NGƯỜI KHƠNG CĨ KHẢ NĂNG
NHẬN THỨC
Tóm tắt quyết định số 339/2013/DSGĐT:
Tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà
ở gắn liền với quyền sử dụng đất.
Nguyên đơn: chị Đặng thị Kim Ánh,
bị đơn: bà Phạm Thị Hương, bà
Hương ủy quyền cho ơng Trịnh Bình

13


Tấn làm đại diện.Vợ chồng ông Hội
và bà Hương tạo lập được 1 ngôi nhà
gắn liền với quyền sử dụng đất là 167,

3m2. Năm 2007 ông Hội bị tai biến
nằm liệt một chỗ không nhận thức
được. Ngày 8/2/2010, bà Hương tự ý
bán căn nhà và diện tích đất trên cho
vợ chồng ơng Hùng và bà Trinh.Ngày
10/8/2010, tịa án nhân dân thành phố
Tuy Hịa tun bố ơng Hội bị mất
năng lực hành vi dân sự. Chị Ánh
khởi kiện yêu cầu tòa hủy hợp đồng
mua bán giữa ông Hội, bà hương với
vợ chồng ơng Hùng và bà Trinh vì
cho rằng việc bà Hương chuyển
nhượng quyền sở hữu nhà và quyền
sử dụng đất cho ông Hùng, bà Trinh
trong lúc bố chị là ông Hội đang bị
nằm liệt giường, không nhận thức
được hành vi của mình là khơng
đúng.
Tịa sơ thẩm chấp nhận u cầu tại
đơn khởi kiện của bà Ánh, hủy hợp
đồng chuyển nhượng sử dụng đất lập
ngày 8/2/2010, buộc bà Hương trả lại
tiền và vợ chồng ông Hùng phải trả
lại giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, bác u cầu của bà Hương, ơng
Bình và vợ chồng ông Hùng về việc
công nhận hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất lập ngày 8/2/2010.
Tòa phúc thẩm chấp nhận yêu cầu
kháng cáo của vợ chồng ông Hùng,


14


sửa quyết định của bản án sơ thẩm,
công nhận hợp đồng mua bán nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ngày
8/2/2010.
1. Từ thời điểm nào ông Hội thực
chất không cịn khả năng nhận
thức và từ thời điểm nào ơng
Hội bị Tòa án tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự?
Thời điểm ơng Hội thực chất khơng
cịn khả năng nhận thức: từ năm
2007, ông Hội đã bị tai biến nằm liệt
một chỗ và khơng cịn nhận thức
được.
Thời điểm ơng Hội bị Tòa án tuyên
bố mất năng lực hành vi dân sự: sau
khi thụ lý vụ án, Tòa án nhân dân
thành phố Tuy Hịa quyết định tun
bố ơng Đặng Hữu Hội bị mất năng
lực hành vi dân sự vào ngày 7/5/2010.
2. Giao dịch của ông Hội(với vợ
là bà Hương) được xác lập
trước hay sau khi ông Hội bị
tuyên bố mất năng lực hành vi
dân sự?
Ngày 8/2/2010, giao dịch dân sự của

ông Hội được xác lập, đến ngày
7/5/2010 tòa mới tuyên bố ông Hội bị
mất năng lực hành vi dân sự. Vậy,
thời điểm xác lập giao dịch là trước
khi ông hội bị tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự.

15


3. Theo Tòa án nhân dân tối cao,
phần giao dịch của ơng Hội có
vơ hiệu khơng? Vì sao? Trên
cơ sở quy định nào?
Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần
giao dịch của ơng Hội khơng bị vơ
hiệu, vì thời điểm bà Hương ký hợp
đồng chuyển nhượng sử dụng đất cho
ông Hùng, bà Trinh thì ơng Hội chưa
chết nên bà Đặng Thị Kim Ánh
khơng có quyền khởi kiện u cầu
hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa vợ
chồng ông Hội, bà Hương với ông
Hùng, bà Trinh theo quy định tại điều
192 bộ Luật Tố tụng Dân sự.
4. Trong thực tiễn xét xử, có vụ
việc nào giống hồn cảnh của
ơng Hội khơng và Tịa án đã
giải quyết theo hướng nào?
Cho biết tóm tắt vụ việc mà

anh/chị biết
- Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc
giống hồn cảnh của ơng Hội.
- Cụ thể: Ngày 19/9/2003, ơng Tình
đến phịng cơng chứng ký hợp đồng
tặng cho một ngôi nhà cho bà Nga.Tại
Bản án dân sự sơ thẩm số 40/DS- ST
ngày 17/11/2003, Tòa án nhân dân
quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
tun bố ơng Tình mất năng lực hành
vi dân sự.Trong trường hợp này, ông

16


Tình xác lập hợp đồng trước ngày tịa
án tun bố ông mất năng lực hành vi
dân sự.Về thời điểm thực tế bắt đầu
mất năng lực hành vi dân sự, Tòa án
nhận định: “ơng Tình đã có một q
trình dài bị bệnh tâm thần phải điều
trị liên tục từ năm 2000”.Điều đó có
nghĩa là ơng Tình xác lập hợp đồng
sau khi thực tế mất năng lực hành vi
dân sự.
- Hướng giải quyết của tòa án: Trong
vụ việc trên, bên mua yêu cầu phải
lấy thời điểm cá nhân chính thức bị
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
nghĩa là chỉ những giao dịch xác lập

sau ngày này mới vô hiệu.Tuy nhiên,
theo Tịa án “do ơng Tình mất năng
lực hành vi dân sự nên mọi giao dịch
dân sự do ơng Tình thực hiện đều vơ
hiệu theo điều 140 BLDS năm 1995.
Ví dụ 2:
- Bản án số 1/2006/DS- ST ngày
21/2/2006 tòa án nhân dân tỉnh Yên
Bái.Hướng giải quyết của Tòa là
tuyên bố giao dịch dân sự vơ hiệu
tồn bộ do vi phạm quy định tại điều
133 BLDS 2005.
- Nội dung tóm tắt: Ngày 20/1/2004
vợ chồng ơng Cường, bà Bình ký giấy
chuyển nhượng cho anh Thăng- con
riêng của bà Bình một bất động
sản.Ngày 10/8/2005, anh Hưng- con
trai ông Cường và bà Chế(ông Cường

17


và bà Chế đã ly hôn năm 1979) đăng
ký việc giám hộ cho ông cường tại
UBND xã dựa trên biên bản giám
định pháp y tâm thần số 147/GĐPY
ngày 15/12/2005 có kết luận: ông
Cường bị mắc bệnh loạn thần do sử
dụng rượu.Tịa án xác định ơng
Cường là người mất năng lực hành vi

dân sự từ thời điểm trước ngày
1/1/2004.Hợp đồng được xác lập vào
ngày 20/1/2004 tức là sau thời điểm
ông Cường được tòa tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự.Việc bà Bình
tự ý định đoạt bất động sản này là trái
với quy định của pháp luật về quyền
sở hữu vì đây là tài sản riêng của ơng
Cường. Do đó giao dịch dân sự của
ơng Cường, bà Bình và anh Thăng là
vơ hiệu tồn bộ do vi phạm điều 133
BLDS 2005.Cuối cùng Tòa án ra
quyết định hủy bỏ hợp đồng giao
dịch, yêu cầu anh Hưng và bà Bình
cùng chịu trách nhiệm hồn trả lại số
tiền từ anh Thăng và chi phí khi anh
Thăng đầu tư xây dựng cơng trình
trên đất.
5. Suy nghĩ của anh chị về hướng
giải quyết của Tòa án nhân dân
tối cao trong vụ việc trên(liên
quan đến giao dịch do ông Hội
xác lập)?Nêu cơ sở pháp lý khi
đưa ra hướng xử lý?

18


- Hướng tun bố hợp đồng vơ hiệu
của Tịa là thuyết phục và cần được

công nhận.Nên lấy ngày cá nhân thực
sự mất năng lực hành vi dân sự làm
mốc để bảo vệ quyền lợi cho họ hoặc
những người kế thừa quyền, nghĩa vụ
của họ.Bộ luật dân sự đã cho phép
tuyên bố vô hiệu hợp đồng khi một
người xác lập hợp đồng trong tình
trạng khơng nhận thức được hành vi
của mình.Trong khi đó trường hợp
của ơng Hội là 1 trường hợp nghiêm
trọng hơn, ông Hội không chỉ không
nhận thức được hành vi của mình vào
thời điểm xác lập giao dịch mà cịn
khơng nhận thức được hành vi từ
trước đó cho đến khi ông mất nên
càng cần tuyên bố hợp đồng vô hiệu
- Về cơ sở pháp lý theo khoản 1 điều
122 BLDS 2005 điều kiện để giao
dịch dân sự có hiệu lực: “Người tham
gia giao dịch hoàn toàn tự
nguyện.”Điều này vẫn được quy định
ở điều 117 BLDS 2015, theo đó chủ
thể có năng lực pháp luật dân sự,
năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập và chủ
thể tham gia giao dịch dân sự hoàn
toàn tự nguyện.Giao dịch được xác
lập bởi người chưa đủ năng lực hành
vi dân sự hay khơng hồn tồn tự
nguyện thì khơng có giá trị pháp

lý.Như vậy, nên kết hợp cả 2 điều luật
trên( điều 122 BLDS 2005 và điều

19


117 BLDS 2015) để tuyên bố giao
dịch dân sự vô hiệu.Trong trường hợp
này ông Hội xác lập Giao dịch dân sự
trong khi thực sự bị mất năng lực
hành vi dân sự và việc điểm chỉ là do
bà Hương cầm tay ông thực hiện nên
theo đó vi phạm nguyên tắc tự
nguyện.
6. Nếu giao dịch có tranh chấp là
giao dịch tặng cho ơng Hội thì
giao dịch đó có bị vơ hiệu
khơng?Vì sao?
Căn cứ điểm b khoản 2 điều 125
BLDS 2015: “Giao dịch dân sự chỉ
làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn
trừ nghĩa vụ cho người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự với
người đã xác lập, thực hiện giao dịch
với họ;”
Nếu giao dịch có tranh chấp là giao
dịch tặng cho ơng Hội thì trong

trường hợp này giao dịch dân sự làm
phát sinh quyền cho người mất năng
lực hành vi dân sự khơng bị vơ hiệu

III. Giao dịch xác lập do có lừa dối

20


×