Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương i hóa học lớp 8 nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.82 KB, 22 trang )

SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

PHỤ LỤC
TT

Kí hiệu trong văn bản

Chú thích

1

THCS

Trung học cơ sở

2

SGK

Sách giáo khoa

3

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

4

HS



Học sinh

5

GV

Giáo viên

6

đvC

Đơn vị cacbon

7

KHHH

Kí hiệu hóa học

8

NTK

Ngun tử khối

9

PTK


Phân tử khối

10

NXB

Nhà xuất bản

11

CTHH

Cơng thức hóa học

Năm học 2016 - 2017

download by :

1


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

A - ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Bối cảnh của đề tài:
Trong giai đoạn toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
trong hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ cho học sinh, thì phương pháp

dạy học được xem là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ
chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy
học.
Với mục tiêu chung và chương trình cụ thể hiện nay, để việc dạy học đạt
hiệu quả với các phương pháp dạy học mới đang được các nhà quản lý giáo dục
và giáo viên vận dụng linh hoạt vào trong chương trình giáo dục hiện hành. Ở
bậc THCS mơn Hóa học là môn học mà các em được tiếp cận muộn nhất so với
các mơn học khác, nhưng mơn Hóa học lại có vai trị rất quan trọng trong học
tập cũng như thực tiễn cuộc sống. Chính vì lẽ đó người giáo viên dạy hóa học
lớp 8 phải làm sao để học sinh bước vào môn học một cách yêu thích, hứng thú
qua mỗi bài học đây là điều trăn trở và thơi thúc người giáo viên ln tìm tịi đổi
mới và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả nhất đối với học
sinh.
II. Lí do chọn đề tài
Hố học là một mơn khoa học tổng hợp kiến thức của các môn khoa học tự
nhiên và xã hội khác. Cách tiếp cận với mơn học địi hỏi phải có tư duy (bao
gồm cả tư duy thực tế và tư duy trừu tượng). Cho nên sau khi học xong chương
trình lớp 7 các em mới có đủ điều kiện để lĩnh hội kiến thức của môn học này.
Mặc dù là mơn học mới, có nhiều kiến thức hay gắn liền với những hiện
tượng trong đời sống, có những tiết thực hành thí nghiệm lí thú nhưng đối với
hóa học lớp 8 nhiều bài lí thuyết. Nên học sinh say mê học mơn hóa học ngay từ
lớp 8 chưa nhiều, có một bộ phận học sinh chán học mơn hóa do khơng nắm
được kiến thức cơ bản khơng biết vận dụng lí thuyết vào giải bài tập, kĩ năng
giải bài tập của học sinh còn hạn chế, phần lớn học sinh khi giải bài tập thường
cảm thấy khó khăn lúng túng, bế tắc và lâu dần trở nên chán nản khi phải làm
bài tập hóa học.
Ngun nhân chính là trong 1 tiết học chúng ta thường quan tâm nhiều đến
việc truyền đạt hết nội dung kiến thức lí thuyết, thời gian dành cho việc hướng
dẫn làm bài tập rất ít. Bài tập đưa ra khi có một số học sinh giải được là giáo
viên yêu cầu một em lên giải và nhận xét đúng sai, ít khi phân dạng và rút ra các

2
Năm học 2016 - 2017

download by :


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

bước giải bài tập đó nên những đối tượng học cịn yếu, trung bình tiếp thu ghi
chép bài giải một cách thu động, ít có khi được tiến trình giải hết một bài và lâu
dần thành thói quen ỉ lại, lười suy nghĩ khi phải làm bài tập, thường chờ bạn khá
giỏi hoặc thầy cô chữa bài xong thì chép vào. Đa số giáo viên chưa chú trọng ở
phần cũng cố, hướng dẫn bài tập mà chỉ dặn dò học sinh về nhà làm bài tập theo
SGK. Trong khi đó kiến thức vừa học trên lớp chủ yếu là lí thuyết nên nhiều học
sinh khơng biết áp dụng, vận dụng lí thuyết vào giải bài tập mà các em chỉ trả lời
được một số câu hỏi ở phần bài tập mang tính lí thuyết như định nghĩa, khái
niệm.
Một nguyên nhân nữa là nhiều giáo viên chưa đặt mình vào vị trí của một
học sinh để đánh giá đúng trình độ nhận thức, tiếp thu bài của các em, nên nhớ
rằng tư duy, trình độ năng lực của học sinh trong cùng một lớp cũng có nhiều
loại khác nhau, về vấn đề này đa số chung ta đều biết, nhưng chúng ta thường
phân loại đối tượng học sinh vào cuối mỗi học kì dựa trên điểm số. Vậy tại sao
chúng ta không phân loại học sinh ngay trong tiết học để thấy được vai trò, trách
nhiệm của người thầy sau mỗi tiết học là phải làm cho học trò nắm được trọng
tâm bài học và xác định được hướng giải bài tập sau mỗi bài học.
Vậy làm thế nào để học sinh u thích mơn hóa học, thích làm bài tập hóa
học và rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học nhằm nâng cao chất lượng nắm
vững kiến thức hóa học cho học sinh. Để giải quyết được vấn đề này thì ngay từ
những tiết học đầu tiên của chương I hóa học lớp 8 cần tạo cho học sinh có niềm

say mê, u thích mơn học và giải bài tập hóa học.
Với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tìm tịi phương
pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh, nhằm phát
triển tư duy của học sinh trung học cơ sở nói chung, đặc biệt là học sinh lớp 8
nói riêng, làm cho học sinh u thích mơn học và nắm được phương pháp, kĩ
năng giải những bài tập cơ bản trong SGK, giúp các em tự lực hoạt động tích
cực để tìm tịi chiếm lĩnh kiến thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư
duy của các em ở các cấp học cao hơn cũng như trong cuộc sống sau này. Do đó
tơi đã đi sâu nghiên cứu đề tài:“Phân dạng và định hướng giải các dạng bài tập
cơ bản trong chương I hóa học lớp 8 nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh”.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối lớp 8 ở trường trung học cơ sở nơi tôi đang giảng dạy.
2. Phạm vi nghiên cứu
Các bài dạy trong chương I Hóa học 8
Năm học 2016 - 2017

download by :

3


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

IV. Mục đích nghiên cứu
1. Nêu lên được cơ sở lí luận của việc phân dạng bài tập và định hướng giải
các dạng bài tập cơ bản chương I hóa học lớp 8 ở trường trung học cơ sở trong
quá trình dạy và học.
2. Tiến hành điều tra học sinh về tình hình nắm vững kiến thức cơ bản của

từng bài trong chương I hoá học lớp 8 ở trường trung học cơ sở.
3. Hệ thống các dạng bài tập hoá học cơ bản trong chương I hóa lớp 8.
4. Bước đầu dùng sơ đồ định hướng giải các dạng bài tập cơ bản chương I
hóa học lớp 8 nhằm giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức một cách vững chắc,
rèn luyện tính độc lập hành động và trí thơng minh của học sinh. Đồng thời tạo
cho các em sở thích giải bài tập hóa học.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Hiện nay các trường THCS được chủ động biên soạn phân phối chương
trình mơn học dựa trên bộ khung chương trình của bộ giáo dục, đây là điều kiện
thuận lợi để các giáo viên trực tiếp giảng dạy có thể lập kế hoạch chương trình
dạy học phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường và đối tượng học sinh.
Việc phân dạng và sử dụng định hướng giải các bài tập cơ bản trong
chương I Hoá học lớp 8 ở trường trung học cơ sở sẽ đạt hiệu quả cao, sẽ là tiền
đề cho việc phát triển năng lực trí tuệ của học sinh ở những chương học tiếp
theo trong hóa học lớp 8 và cấp học cao hơn. Khi giáo viên sử dụng linh hoạt và
hợp lí hệ thống các dạng bài tập hoá học theo các mức độ phù hợp với trình độ
của từng đối tượng học sinh sẽ làm cho học sinh u thích mơn học và nắm
được phương pháp, kĩ năng giải những bài tập cơ bản trong SGK, giúp các em
tự lực hoạt động tích cực để tìm tịi chiếm lĩnh kiến thức.

B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
Giải bài tập hóa học là một quá trình phức tạp. Sơ đồ đinh hướng giải bài
tập hóa học là một bản chỉ dẫn các thao tác cần thiết để giải bài tập hóa học nói
chung. Tuy nhiên việc hướng dẫn học sinh giải bài tập hóa học theo các sơ đồ
định hướng chỉ là bước đầu tiên hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học nói
chung để dần chuyển sang giải các bài tập phân hóa đa dạng hơn.
4
Năm học 2016 - 2017


download by :


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

Tác dụng của sơ đồ định hướng:
Đó là những chỉ dẫn chỉ ra phương hướng chung để tìm kiếm lời giải bài
tập, do vậy tạo điều kiện cho học sinh có thói quen xác định phương hướng và
cách thức hành động trước khi bắt tay vào hành động cụ thể. Mặt khác mỗi chỉ
dẫn nêu ra cần phải làm gì, cịn phải thực hiện những thao tác nào và theo trình
tự nào trong mỗi hành động ấy thì học sinh phải suy nghĩ và tự quyết định.
Việc giải bài tập theo sơ đồ định hướng làm giảm bớt khó khăn cho học
sinh trong q trình nắm vững kĩ năng giải bài tập và cho phép dạy mọi đối
tượng học sinh đặc biệt đối tượng học sinh yếu và trung bình, sơ đồ định hướng
giúp các em một phương hướng để tìm kiếm lời giải dễ dàng hơn. Cịn đối với
học sinh khá giỏi có thể rút ra phương pháp giải mỗi loại bài tập và có thể vận
dụng để giải các bài tập tương tự và bài tập có biến đổi.
Giải bài tập theo sơ đồ định hướng tạo cho học sinh có thói quen làm việc
theo quy trình chặt chẽ, đặt kế hoạch trước khi thực hiện cụ thể. Có thói quen
hành động và lập luận giải bài tập một cách sáng tạo. Bởi lẽ trong quá trình
hướng dẫn học sinh giải các bài tập mẫu, những thao tác tư duy và kĩ năng giải
bài tập của học sinh được hình thành, đồng thời khi học sinh thực hiện các thao
tác đó một cách thành thạo thì việc chuyển từ giải bài tập theo sơ đồ định hướng
sang các bài tập tương tự và các bài tập có biến đổi sẽ dễ dàng hơn.
Yêu cầu của sơ đồ định hướng:
Phải ngắn gọn cô đọng. Giúp học sinh dễ nhớ và tạo điều kiện cho tư duy
độc lập và phát triển.
Mỗi hành động nêu ra khơng q rộng đảm bảo cho học sinh có khả năng
thực hiện được.

Tập hợp các sơ đồ định hướng phải tương đối đầy đủ sao cho có thể giải
được các bài tập cùng loại, cùng kiểu.
II. Thực trạng của vấn đề
Bài tập Hoá học rất đa dạng, phong phú song chất lượng đối tượng học sinh
chưa đồng đều, một số học sinh vận dụng kiến thức để giải bài tập Hoá học chưa
thành thạo, hoặc giải được một số bài khi giáo viên gợi ý, nhưng chẳng bao lâu
sau đã qn cách giải bài đó.
Vùng học sinh tơi dạy là nơng thơn nên trình độ học của học sinh đa số
trung bình. Việc nhiều học sinh khơng giải được hoặc giải sai bài tập, nguyên
Năm học 2016 - 2017

download by :

5


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

nhân chủ yếu là do học sinh không hiểu điều kiện của bài tập, không biết cần
vận dụng kiến thức nào để giải bài tập, khơng biết cách thực hiện cụ thể, tính
tốn sai, kĩ năng tốn học cịn yếu.
Vì thế trong giảng dạy, ngồi việc truyền đạt nội dung bài học theo yêu cầu
của chuẩn kiến thức kĩ năng và của sách giáo khoa thì người giáo viên phải chú
ý thiết kế hệ thống các bài tập cơ bản nhất và cách giải tổng quát cho từng loại
bài tập, biết sử dụng bài tập phù hợp với từng công việc như luyện tập, kiểm tra,
nghiên cứu,…nhằm đánh giá trình độ cũng như mức độ nắm vững kiến thức của
học sinh. Từ đó biết sử dụng các bài tập ở các mức độ khác nhau phù hợp với
từng đối tượng học sinh.Vận dụng kiến thức vừa học một cách khoa học để học
sinh có hứng thú khi giải bài tập. Sau khi giải một dạng bài tập thì phải khắc sâu

phương pháp cơ bản để giải bài tập dạng đó cho học sinh.
Trong q trình giảng dạy tôi thấy hướng dẫn cụ thể cho học sinh giải bài
tập dựa trên sơ đồ định hướng và chọn bài tập mẫu là rất quan trọng
III. Các biện pháp
Như chúng ta đã biết bài tập hóa học nếu chia cụ thể chi tiết thì có nhiều
dạng. Trong đề tài này tôi đề cập đến những dạng bài tập cơ bản nhằm nâng cao
kiến thức cho học sinh trong chương I SGK hóa học lớp 8
1. Dạng bài tập về nguyên tử: Tính số proton, notron, electron trong
nguyên tử.
Kiến thức cần nhớ:
Trong nguyên tử:
- Tổng số hạt = p + n + e
- Hạt mang điện là p và e, hạt p mang điện tích dương, hạt e mang điện
tích âm và p = e.
- Hạt khơng mang điện là n
- Số khối = p + n
Bài tập 1. Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt khơng mang điện là 24. Xác định các loại hạt
có trong nguyên tử X.

Năm học 2016 - 2017

download by :

6


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh


Vì là bài tập mẫu nên tôi hướng dẫn HS giải từng bước một, các bước định
hướng này tôi lần lượt viết lên trên bảng.
Sơ đồ định hướng:
- Viết cơng thức tính tổng 3 loại hạt.(1)
- Viết công thức mối quan hệ giữa: tổng hạt mang điện với hạt không mang
điện (2).
- Kết hợp (1) và (2) để giải tìm hạt n, từ đó tìm hạt p, e
Đáp án:
Theo đề ra:

p + e + n = 116  2p + n = 116  2p = n – 116 (1)

Theo đề ra: p + e - n = 24  2p = n + 24 (2)
Kết hợp (1) với (2)  n – 116 = n + 24 ( giải theo cách này vì HS lớp 8
chưa học giải hệ PT)
 2n = 92
 n = 92 : 2 =46
Thay n = 46 vào (1)  2p = 70  p = e = 35
Bài tập 2. Ngun tử Nhơm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử
nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy xác
định các hạt p, n, e trong nguyên tử.
Đáp án:
Theo đề ra: p = 13 mà e = p =13
(p+e) – n = 12
 13 + 13 – n = 12   
  26 – n = 12
   n = 26 - 12 = 14
Vậy trong nguyên tử có: p = e =13, n = 14.
Bài tập 3. Nguyên tử Na có tổng số hạt là 34 trong đố số hạt không mang
điện ít hơn số hạt mang điện là 10, tính số hạt p, n, e trong nguyên tử.

Năm học 2016 - 2017

download by :

7


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

Đáp án:
p + n + e = 34 (1)
p + e – n = 10 (2)
p=e

(3)

Thay (3) vào (1) và (2)
ta có: 2p + n = 34
2p – n =10
suy ra 2n = 24
n = 12
p =11 => e = 11
Bài tập 4. Nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt khơng mang điện
chiếm 33,33 %. Xác định các hạt trong nguyên tử B
* Điểm mới trong bài này là tỉ lệ %, vì thế Gv cần hướng dẫn học sinh
cụ thể hơn, thêm công thức
% số hạt n = số hạt n : tổng số hạt
Đáp án:
%n =


=

suy ra n = 7
p + e + n = 21
2p + n =21
2p = 14

Năm học 2016 - 2017

download by :

8


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

p = 7 => e = 7
Vậy nguyên tử B gồm 7p, 7n, 7e
2. Dạng bài tập về nguyên tố hóa học
Bài nguyên tố hóa học là bài học có nhiều kiến thức rất quan trọng bước
đầu giúp học sinh biết được tên nguyên tố, kí hiệu hóa học và ngun tử khối
(giá trị một đvC so với 1 gam) của một số nguyên tố hóa học ở bảng 1 trang 42
(SGK). Phần bài tập gồm có 8 bài tập, trong đó có một số bài liên quan đến kĩ
năng phân tích, tính tốn...
Dạng 1: So sánh sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử A và B
Sơ đồ định hướng:
Bước 1: Tìm NTK của A và B (Tra bảng 1 trang 42- SGK)
Bước 2: Lập tỉ lệ về NTK của A và B:


= x (lần)

Bước 3: So sánh kết quả x với 1:
+ x < 1 Nguyên tử A nhẹ hơn, bằng x lần nguyên tử B.
+ x > 1 Nguyên tử A nặng hơn, bằng x lần nguyên tử B.
Bài tập Hãy so sánh xem nguyên tử lưu huỳnh nặng hay nhẹ bao nhiêu lần
so với nguyên tử oxi, so với nguyên tử đồng.
Đáp án:
=2(lần)  Nguyên tử lưu huỳnh nặng hơn, bằng 2 lần nguyên
tử oxi.
=0,5(lần)Nguyên tử lưu huỳnh nhẹ hơn nguyên tử đồng,
băng 0,5 lần nguyên tử đồng.
Dạng 2. Xác định nguyên tố A dựa vào nguyên tử khối của nguyên tố B.
Sơ đồ định hướng:
Bước 1: Tìm nguyên tử khối của nguyên tố B.
Năm học 2016 - 2017

download by :

9


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

Bước 2: Lập tỉ lệ về nguyên tử khối của A so với B theo đề ra.
 NTKA= x.NTKB
Ví dụ: Xác định tên nguyên tố và KHHH của X và Y biết:
a) Một nguyên tử X nặng hơn nguyên tử cacbon 2 lần.

b) Một nguyên tử Y nhẹ hơn nguyên tử đồng, bằng 0,25 lần nguyên tử
đồng. 
c) Hai nguyên tử Z nặng bằng 4 nguyên tử oxi.
Đáp án:
a) NTKX = 2. NTKC = 2.12 = 24  X là nguyên tố Magie: Mg
b) NTK Y = 0,25. NTKCu = 0,25. 64 = 16  Y là nguyên tố Oxi: O
c) 2NTKZ =4. NTKO = 4.16 = 64  NTKZ = 64 : 2 = 32  Z là nguyên tố lưu
huỳnh: S
Bài tập áp dụng: bài 6 (SGK- trang 20 ), bài 5.6(SBT).
Dạng 3. Tính khối lượng bằng gam của nguyên tử.
Sơ đồ định hướng:
- Bước 1: Tra bảng 1 trang 42 để tìm NTKA=a đvC
- Bước 2: Áp dụng 1 đvC = 0,16605.10 -23(g).( lưu ý: khi tính giữ nguyên
10-23 )
- Bước 3: Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử A là: m A=a.
0,16605.10-23(g)
Bài tập Hãy tính khối lượng bằng gam của nguyên tử oxi, nguyên tử Ca
Đáp án:
NTK

O = 16 đvC  mO = 16 . 0,16605 . 10-23(g) = 2,6568 . 10-23(g)

NTK

Ca = 40 đvC  mCa = 40 . 0,16605 .10-23(g) = 6,642 . 10-23(g)

Bài tập áp dụng: bài 7 (SGK- trang 20).
3. Bài tập về tính phân tử khối.
Năm học 2016 - 2017


download by :

10


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

Đây là dạng bài tập rèn cho HS kĩ năng sử dụng bảng trang 42, phần tính
tốn khá đơn giản đối với học sinh khá giỏi, nhưng với học sinh trung bình, yếu
thì cần phải hướng dẫn chu đáo. Tính PTK rất quan trọng trong chương trình
học hóa sau này, tính tốn thành thạo PTK thì sẽ tạo điều kiện tốt cho việc áp
dụng tính khối lượng mol và dùng trong các bài tốn hóa học sau này. Tôi sử
dụng 3 dạng bài tập và đưa vào trong các tiết dạy cụ thể như sau:
Bài đơn chất và hợp chất- phân tử: Được phân làm 2 tiết dạy. Tiết 1 tôi
dạy phần I- Đơn chất và phần II- Hợp chất. Tiết 2 tôi dạy phần III- phân tử ,
trong tiết 2 này mục IV- trạng thái của chất giảm tải khơng dạy nên có được một
lượng thời gian dành cho luyện tập nên tôi đã đưa vào phần này dạng bài tập cơ
bản sau:
Dạng 1. Tính phân tử khối
Sơ đồ định hướng
Phân tử hợp chất gồm x nguyên tử A và y nguyên tử B, vậy phân tử khối
của hợp chất là:
PTKhợp chat = NTKA.x + NTKB.y
Bài tập mẫu: Tính phân tử khối của các chất sau:
a. Khí cacbonic, biết phân tử gồm 1C và 2O.
PTK của metan =12.1 + 2.16 = 44 đvC.
b. Đường saccarozơ, biết phân tử gồm 12C, 22H và 11O
PTK đường = 12.12 + 22.1 + 11.16 =342 đvC
Bài tập áp dụng: bài 7 (SGK- trang 26), bài 6.6 b (SBT).

* Bài luyện tập 1. Sau khi hệ thống kiến thức cần nhớ. Phần bài tập tôi
đưa ra dạng bài tập cơ bản sau:
Dạng 2. Xác định tên nguyên tố và KHHH của nguyên tố có trong hợp
chất.
Bài tập: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết
với 2 nguyên tử O và nặng hơn phân tử oxi 2 lần.
a) Tính PTK hợp chất.
b) Tính NTK của X, cho biết tên và KHHH của nguyên tô.
Năm học 2016 - 2017

download by :

11


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

Sơ đồ định hướng
- Bước 1: Tính PTK của phân tử oxi (HS phải nhớ lại phân tử oxi gồm 2
nguyên tử O).
- Bước 2: Lập biểu thức liên hệ giữa PTK oxi so với PTK của hợp chất.
- Bước 3: Rút ra NTK của nguyên tố X  Tên nguyên tố và KHHH.
Đáp án:
a) PTK oxi = 2.16 = 32 đvC.
PTK

hợp chất = 32.2 = 64 đvC.

PTK


hợp chất =

NTK

X + 2NTKO = NTKX + 2.16 = 64 đvC.

 NTKX = 64 – 32 = 32 đvC.
 X là nguyên tố lưu huỳnh, KHHH: S
Bài tập áp dụng: bài 3 (SGK- trang 31), bài 8.5, 8.6 (SBT).
* Bài cơng thức hóa học: Sau khi học sinh đã nắm được cách viết CTHH
và ý nghĩa của CTHH, cần cho HS luyện tập về cách tính PTK dựa vào CTHH
một cách thành thạo. Tôi đã sử dụng 2 dạng bài tập sau: Dạng 1 các em đã được
biết ở bài đơn chất hợp chất và phân tử, ở bài này các em đã được học về CTHH
nên tôi cho các em luyện thêm về dạng bài tập này
Dạng 1. Tính phân tử khối của hợp chất.
Tổng quát:  PTKAxBy =

NTK

A.x + NTKB.y

Hoặc: PTKAx(ByCz)t = NTKA.x + ( NTKB.y + NTKC.z).t
(A, B, C là KHHH của các nguyên tố. x, y,z và t là các chỉ số).
Bài tập: Tính phân tử khối của các chất có CTHH sau:
a) Axitsunfuric: H2SO4.
b) Cacbon đioxit: CO2.
c) Nhơm photphat: Al2(SO4)3.
d) Khí clo: Cl2
Năm học 2016 - 2017


download by :

12


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

c. Tinh thể đồng sufat ngậm nước CuSO4.5H2O
Đáp án: Phân tử khối các chất là
PTK

H2SO4 = 1.2 + 32 + 16.4 = 98 đvC.

PTK

CO2 = 12 + 16.2 = 44 đvC.

PTK

Al2(SO4)3 = 27.2 +( 32 + 16.4).3 = 342 đvC.

PTK

Cl2 = 35,5.2 = 71 đvC.

PTK

CuSO4.5H2O = 64 +32+ 4.16 +5.(2.1+ 16) = 250 đvC


Bài tập áp dụng: bài 6 (SGK- trang 26), bài 6.6 a (SBT).
Dạng 2. Xác định CTHH của hợp chất dựa vào PTK
Sơ đồ định hướng
- Viết CTHH dạng chung của hợp chất
- Lập biểu thức PTK dựa trên CTHH và đề ra cho
- Xác định số nguyên tử mỗi nguyên tố trong hợp chất
- Viết CTHH đúng
Bài tập 1: Xác định CTHH của axit cacbonic biết phân tử gồm 2 nguyên tử
H, 1 nguyên tử C và x nguyên tử O. Phân tử khối của hợp chất là 62.
Đáp án:
CTHH hợp chất dạng H2COx
PTKH2COx =2 + 12 + 16x = 62
=> 16x = 62 – 14 = 48
=> x = 3
Vậy CTHH axit cacbonic là H2CO3
Bài tập 2: CTHH của hợp chất Bari nitrat có dạng Ba(NO 3)x phân tử khối
là 261. Hãy xác định số nhóm (NO3) và viết CTHH của hợp chất
Đáp án:
Năm học 2016 - 2017

download by :

13


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

PTKBa(NO3)x = 137 + (14 + 16.3).x = 137 + 62x = 261

=> 62x = 124 => x = 2
Vậy CTHH của Bari nitrat là Ba(NO3)2
Bài tập 3: Hợp chất Alx(NO3)3 có phân tử khối là 213. Xác định giá trị của
x và viết CTHH của nhôm nitrat
Đáp án:
PTKAlx(NO3)3 = 27x + (14 + 16.3).3 =27x + 186
=> 27x = 213-186 = 27
=> x = 1
Vậy CTHH của nhôm nitrat là Al(NO3)3
Dạng 3. So sánh sự năng nhẹ giữa các phân tử A với B
Gv cần gợi ý để HS tự xây dựng sơ đồ vì HS đã từng biết cách so sánh sự
năng nhẹ của 2 nguyên tử ở bài nguyên tử khối:
Sơ đồ định hướng
Bước 1: Tính PTK của các phân tử A và B.
Bước 2: Lập tỉ lệ về PTK

(lần)

Bước 3: So sánh:
+ x < 1 Phân tử A nhẹ hơn phân tử B, bằng x lần phân tử B.
+ x > 1 Phân tử A nặng hơn phân tử B, bằng x lần phân tử B.
+ x = 1  Phân tử A nặng bằng phân tử B.
Bài tập: So sánh sự nặng nhẹ giữa các phân tử sau:
a, Phân tử lưu huỳnh đioxit (SO2) nặng hay nhẹ hơn phân tử điphotpho pentaoxit
(P2O5) bao nhiêu lần?
b, Phân tử khí cacbonic (CO2 ) nặng hay nhẹ hơn phân tử khí metan (CH 4) bao
nhiêu lần?
Đáp án:
a)


(lần)  Phân tử SO2 nhẹ hơn, bằng 0,45 lần phân tử

b)

(lần) Phân tử CO2 nặng hơn, bằng 2,75 lần phân tử

P2O5

CH4.
Năm học 2016 - 2017

download by :

14


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

5. Bài tập về hóa trị.
Đối với bài 10 - Hóa trị, SGK đã hướng dẫn giải bài tập mẫu của 2 dạng,
nhưng theo tôi vẫn cần làm rõ sơ đồ định hướng của mỗi dạng. Do đó sau khi
dạy xong mỗi dạng một bài tập mẫu như SGK tôi yêu cầu HS rút ra sơ đồ định
hướng cho từng dạng bài tập đó. Và học sinh với sự gợi ý của tôi đã rút ra được
sơ đồ định hướng như sau:
Dạng 1. Tính hóa trị của nguyên tố A (hoặc B ) trong hợp chất A xBy khi
biết hóa trị của B là b.
Sơ đồ định hướng:
Bước 1: Đặt hóa trị nguyên tố cần tìm là a.
Bước 2: Theo quy tắc hóa trị: a.x = b.y.

Bước 3: Rút ra a =

= ( hóa trị viết bằng chữ số la mã)

Bài tập: Hãy xác định hóa trị của nguyên tố N và Fe, nhóm (PO 4) trong
các hợp chất sau: ( biết H hóa trị I và O hóa tri II)
a) NH3
b) FeO
c) Fe2O3
d) H3PO4
Đáp án:
a) NaHI3  a.1 = I.3  a =III. Vậy hóa tri của N trong NH3 là III.
b) FeaOII  a.1 = 1.II  a =II. Vậy hóa trị của Fe trong hợp chất FeO là II.
c) Fe2aO3II a.2 = 3.II  a = III. Vậy hóa trị Fe trong hợp chất Fe2O3 là III.
d) H3PO4 => H hóa trị I, (PO4) hóa trị a => I.3 = a. I => a =III vậy (PO 4) có hóa
trị III
Bài tập về nhà áp dụng: bài 2, 4 (SGK- trang 38) và bài 10.4; 10.5(SBT)

Dạng 2. Lập CTHH hợp chất chứa nguyên tố A và B.
Sơ đồ định hướng:
Bước 1: Xác định hóa trị của A và B, ghi hóa trị lên đầu nguyên tố (nhóm
nguyên tử)  AxaByb
Năm học 2016 - 2017

download by :

15


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8

nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

Bước 2: Theo quy tắc hóa trị: a.x = b.y.
Bước 3: Rút ra

(Rút gọn x và y và viết bằng chữ số thường)

Bước 4: Thay x, y bởi số vừa tìm được.
( nếu hai nguyên tố cùng hóa trị thì khơng cần tìm x, y và CTHH khơng ghi
chỉ số, cũng có thể khơng cần ghi hóa trị lên đầu nguyên tố)
Bài tập: Lập CTHH của những hợp chất tạo bởi:
a) S (IV) và O.
b) Al và O.
c) Mg và (PO4) (III)
Đáp án:
a) SxIVOyII  IV.x = II.y


 x = 1, y = 2.

CTHH hợp chất là SO2
b) AlxIIIOyII  III.x = II.y


 x = 2, y = 3.

CTHH hợp chất là Al2O3
c) MgxII(PO4)yIII  x.II = y.III



 x = 3, y = 2

CTHH hợp chất là Mg3(PO4)2
Bài tập áp dụng: bài 5 (SGK- trang 38) và bài 10.6; 10.(SBT)
Ngoài hai dạng bài tập trên tơi thấy trong bài tập SGK có u cầu xác định
CTHH đúng sai, nên tôi hướng dẫn HS dạng thứ 3.
Dạng 3. Xác định CTHH đúng sai của hợp chất AxBy
Sơ đồ định hướng:
Bước 1: Xác định hóa trị của A và B.
Bước 2: Xét tỉ lệ a.x và b.y:
+ Nếu a.x = b.y  CTHH đúng.
+ Nếu a.x ≠ b.y  CTHH sai.
Năm học 2016 - 2017

download by :

16


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

Bước 3: Sửa lại CTHH (hóa trị nguyên tố này là chỉ số nguyên tố kia, chú ý
rút gọn các chỉ số)
Bài tập: Các CTHH sau đúng hay sai, nếu sai thì sửa lại:
a) CaO2
b) Al2O3.
c) Mg(OH)3.

Năm học 2016 - 2017


download by :

17


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

Đáp án:
a) CaO2 CTHH sai. CTHH đúng là CaO
b) Al2O3 CTHH đúng
c) Mg(OH)3 CTHH sai. CTHH đúng là Mg(OH)2
Bài tập áp dụng: bài 8b (SGK- trang 38) và bài 10.8 (SBT)
Dạng 4: Xác định hóa trị của nguyên tố trong CTHH dựa vào PTK
Bài tập 1: Một oxit có cơng thức Mn2Ox có phân tử khối là 222. Tìm hóa
trị của Mn trong CTHH trên
Đáp án:
PTKMn2Ox = 55.2 + 16.x = 222
=> 16.x = 222- 110=112
=> x =7
CTHH oxit là Mn2O7
Gọi hóa trị của Mn là a, ta có: a.2 = II.7 => a= VII
Vậy Mn có hóa trị VII trong Mn2O7
Bài tập 2: Hợp chất Ca(OH)x có PTK là 74, Ca hóa trị II. Tính hóa trị của
nhóm (OH).
Đáp án: (OH)x có khối lượng là 74 – 40 = 34 (g)
=> 17.x = 34 => x = 2, CTHH là Ca(OH)2
Gọi a là hóa trị nhóm (OH), ta có II.1 = a.2 => a = I. Vậy (OH) hóa trị I
Với từng dạng bài tập giáo viên cần đưa thêm các bài tương tự cho học

sinh để từ khai thác tư duy trực quan đến khai thác tư duy trừu tượng sẽ phù hợp
với các đối tượng học sinh trong lớp, và các em có thể làm bài theo trình độ tư
duy khác nhau nhưng vẫn có kết quả đúng, chỉ khác nhau về thời gian hoàn
thành.
IV. Hiệu quả của việc hướng dẫn học sinh dùng sơ đồ định hướng giải
một số dạng bài tập cơ bản trong chương I hóa học lớp 8.
Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ định hướng giải một số bài
tập cơ bản trong chương I hóa học lớp 8 tơi sử dụng tiết kiểm tra 1 tiết theo phân
phối chương trình sau chương I. Kết quả thống kê như sau:
Năm học 2016 - 2017

download by :

18


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

Loại yếu

SL
Lớp

HS

SL

Loại TB


%

SL

%

Loại khá
SL

Loại giỏi

%

SL

%

8A

35

1

2,86

13

37,14

10


28,57

11

31,43

8B

36

3

8,33

16

44,44

11

30,57

6

16,66

Tổng

71


4

5,6

29

40,84

21

29,58

17

23,98

Khi đối chiếu, so sánh kết quả với những năm trước, tôi nhận thấy việc
phân dang bài tập và định hướng khi giải bài tập hóa học nói chung và trong
chương I nói riêng đã khắc sâu kiến thức trọng tâm cho học sinh. Và đồng thời
cũng đã làm cho học sinh thích học mơn hóa hơn và đa số học sinh làm bài tập
hóa học đầy đủ, khơng cịn sợ mơn hóa học nữa. So với những năm học trước thì
chất lượng học tập của học sinh có được nâng lên, đặc biệt nhiều em đã nắm
được nhiều sơ đồ định hướng và có thói quen giải bài tập có định hướng. Một số
em cịn tự mình xây dựng sơ đồ định hướng cho các dạng bài tập ở những
chương tiếp theo
V. Khả năng ứng dụng và triển khai
Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu bài tập Hố học giúp tơi thấy rõ hơn
nhiệm vụ của mình trong giảng dạy cũng như trong việc giáo dục học sinh.
Người giáo viên dạy Hố học cần nắm vững chương trình hố học phổ thơng, thì

ngồi việc nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, cịn cần
phải nắm vững các bài tập Hố học của từng chương
Như đã trình bày ở phần hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm về những giải
pháp trong đề tài thì khả năng ứng dụng vào môn học là rất khả thi. Trước hết
giúp cho các em nắm được phương pháp giải các dạng bài tập trong chương mở
đầu của mơn hóa 8, tạo động lực, tích cực học tập ngay từ đầu cho học sinh làm
cho các em hứng thú say mê với môn học.

C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I - Kết luận
Việc sử dụng bài tập phù hợp theo từng mức độ khác nhau trong mỗi bài
học cần được tiến hành thường xun vì đặc thù bộ mơn khơng có tiết bài tập
riêng. Bài tập giúp học sinh được cũng cố lí thuyết, tìm kiến thức mới...Để có
những dạng bài tập phù hợp với mỗi kiểu bài đòi hỏi giáo viên phải luôn trau dồi
về chuyên môn, tâm huyết với nghề, chú trọng trong khi thiết kế bài giảng.
Năm học 2016 - 2017

download by :

19


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

Sử dụng bài tập để khai thác tư duy, nâng cao kiến thức và tạo hứng thú
học cho học sinh, là một trong những phương pháp có hiệu quả trong việc nâng
cao chất lượng dạy học mơn hóa nói chung và hóa học 8 nói riêng. Đây là tiền
đề để các em say mê với môn học ngay từ lớp 8. Phương pháp này phát huy
được tính tích cực, tư duy sáng tạo, tăng cường khả năng giao tiếp và sự mạnh

dạn... của mọi đối tượng học sinh. Tiết kiệm thời gian, tăng cường khả năng làm
việc của học sinh, trong khi đó giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển mọi
hoạt động.
Trên đây là một số giải pháp mà tơi đã tích lũy được qua q trình giảng
dạy bộ mơn hóa học ở trường THCS, cùng với việc nghiên cứu tài liệu, tiếp thu
các chuyên đề, dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng chuyên môn và tham khảo ý kiến của
các đồng nghiệp. Những giải pháp trên đã được thực hiện nhằm nâng cao chất
lượng bộ môn. Tôi mong rằng giải pháp này thực sự mang tính “hữu ích” thiết
thực và đáp ứng phần nào trong việc dạy học bộ mơn hóa học ở trường THCS.
Rất mong đuợc sự đóng góp ý kiến chân thành từ những đồng nghiệp và
quí cấp lãnh đạo để tơi có thể sửa chữa bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học.
II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Tổ chức các chuyên đề bộ môn có tính chất điển hình, tạo cho giáo viên có
điều kiện trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn
- Duy trì tổ chức thi học sinh giỏi huyện lớp 8 và lớp 9, để đẩy mạnh phong trào
say mê giảng dạy giáo viên và học tập tích cực của học sinh.
- Hằng năm thi khảo sát chất lượng học sinh mơn hóa học lớp 8 và lớp 9.
2. Đối với nhà trường
Tạo điều kiện thuận lợi, bố trí lịch phụ đạo buổi chiều cho học sinh yếu
kém.
3. Đối với giáo viên
- Luôn xác định đúng các đối tượng học sinh để từ đó có phương pháp giảng dạy
phù hợp, đặc biệt chú ý hướng dẫn phương pháp giải các dạng bài tập cụ thể cho
các em.
- Không nên chủ quan với những bài tập trong SGK hóa 8 tuy khơng khó nhưng
nếu GV chủ quan khơng hướng dẫn giải chi tiết cho học sinh thì nhiều em sẽ
khơng biết cách trình bày cách giải dạng tốn đó
- Thiết kế bài dạy cụ thể chú trọng phân phối thời gian hợp lí của từng phần, biết

lồng ghép bài tập trong hoạt động dạy học. Lựa chọn bài tập phù hợp nhưng vẫn
mang tính bao quát để làm bài tập mẫu.
Năm học 2016 - 2017

download by :

20


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

E - TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1

Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa Hóa học 8

Tên tác giả
NXB giáo dục
NXB giáo dục

2
Sách bài tập Hóa học 8
3

NXB giáo dục
Sách giáo viên Hóa học 8


4

Chuẩn kiến thức kĩ năng hóa học
NXB giáo dục năm 2009
THCS

5

Những vấn đề về đổi mới hóa học giáo
dục THCS mơn Hóa học

6

Nắm vững kiến thức rèn luyện kĩ năng
Hóa học 8

7
8
9

NXB giáo dục năm 2007.
NXB giáo dục năm 2008.

Ôn tập và kiểm tra hóa học 8

NXB đại học sư phạm Hà
Nội năm 2007

Chuyên đề bồi dưỡng Hố học 8, 9


Hồng Vũ

Hình thành kĩ năng giải bài tập hóa
NXB Giáo dục
học trường trung học sơ sở

Năm học 2016 - 2017

download by :

21


SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh

MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

Phụ Lục

1

A

ĐẶT VẤN ĐỀ:


2

I

Bối cảnh chọn đề tài

2

II

Lí do chọn đề tài

2

III

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3

IV

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

4

V

Điểm mới trong kết quả nghiên cứu


4

B

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

4

I

Cơ sở lí luận

4

II

Thực trạng của vấn đề

5

III

Các biện pháp

6

IV

Hiệu quả mang lại


17

V

Khả năng ứng dụng và triển khai

18

C

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

18

I

KẾT LUẬN

18

II

KIẾN NGHỊ

19

E

TÀI LIỆU THAM KHẢO


20

Năm học 2016 - 2017

download by :

22



×