Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.46 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi)………………………………………..…

1. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong dạy
học môn Giáo dục công dân lớp 12
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Hiện nay nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng
mở rộng đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới phù hợp với
thế giới và các quốc gia trong khu vực. Mặt khác, trong bối cảnh đó, nền giáo dục
cịn có những bất cập về chất lượng giáo dục, bên cạnh một số giáo viên sử dụng các
1

download by :


phương pháp tích cực như sắm vai, vấn đáp, thảo luận nhóm..... vẫn cịn nhiều giáo
viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, lạc hậu đã gây nên tình trạng thụ
động trong học tập của học sinh dẫn đến chất lượng cũng như hiệu quả dạy học chưa
cao. Học sinh ít được lơi cuốn động viên khích lệ để hứng thú, tự giác học tập, gây
nên tình trạng chán học, bỏ học ở một số học sinh học lực yếu kém.
Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học nhằm khắc phục những hạn
chế trên, hiện nay nhiều giáo viên đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy
học nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Giáo viên không yêu cầu học sinh chuẩn bị
đầy đủ trước khi thảo luận, các em chủ yếu là đọc sách giáo khoa và đến lớp giáo
viên mới yêu cầu thảo luận. Thông thường giáo viên sẽ chia theo dãy, theo tổ, số
lượng nhóm thường là bốn dẫn đến số lượng học sinh trong một nhóm từ 10 đến 12


học sinh (đối với số lượng học sinh trung bình 42HS/lớp) với thời gian thảo luận
thường từ 3 phút đến 5 phút, thì với số lượng học sinh đơng như vậy sẽ dẫn đến có
một số em khơng thảo luận, nói chuyện riêng và dẫn tới hiệu quả hoạt động thảo luận
chưa cao. Đơi khi, giáo viên chỉ chú trọng đến hình thức mà ít chú ý đến nội dung
thực chất của buổi thảo luận.

2

download by :


Hiện nay, ngành giáo dục đang nỗ lực thực hiện chủ trương đổi mới dạy học
theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học, tăng cường giáo dục đạo
đức và trang bị cho học sinh những kỹ năng sống cần thiết. Để góp phần thực hiện
tốt chủ trương đổi mới giáo dục, khắc phục những hạn chế trong q trình áp dụng
phương pháp thảo luận nhóm, nâng cao tính tích cực của học sinh trong học tập bộ
mơn, tôi xin đề xuất giải pháp “Nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm
trong dạy học mơn Giáo dục công dân lớp 12”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
* Mục đích của giải pháp:
Trên cơ sở dự giờ các lớp tại đơn vị, đề tài đưa ra giải pháp, phương hướng để
góp phần cụ thể hóa một trong những phương pháp dạy học tích cực – phương pháp
thảo luận nhóm nhằm nâng cao năng lực tự học, tính tích cực của học sinh trong giờ
Giáo dục cơng dân. Qua đó, đề tài cũng góp phần nhỏ trong việc thực hiện chương
trình đổi mới giáo dục hiện nay – chương trình giáo dục theo hướng phát triển năng
lực và phẩm chất của học sinh.
* Nội dung giải pháp:
- Tính mới, điểm khác biệt so với giải pháp cũ:
3


download by :


Trong các tiết dạy học trước đây, giáo viên lên lớp chủ yếu sử dụng các phương
pháp truyền thống cho nên thường dẫn tới nội dung khô khan, học sinh khó có thời
gian được tự do phát biểu ý kiến riêng của mình về một vấn đề nào đó. Trong các tiết
học thường truyền thụ theo hình thức một chiều thầy nói – trị nghe nên làm cho
khơng khí lớp học nặng nề, buồn chán. Hoặc có một số giáo viên sử dụng hoạt động
thảo luận nhóm trong dạy học nhưng phần lớp mang tính hình thức chưa chú ý nhiều
đến nội dung, hiệu quả đạt được của hoạt động thảo luận.
Điểm mới của đề tài là làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của
học sinh hơn, học sinh thể hiện sự tích cục của mình, được tự do trình bày ý kiến của
mình về một vấn đề nào đó. Đổi mới hình thức hoạt động thảo luận nhóm sẽ làm cho
học sinh tự học và thể hiện tính tích cực nhiều hơn qua đó nâng cao chất lượng giảng
dạy.
- Cách thức và các bước thực hiện giải pháp
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị chủ đề, câu hỏi thảo luận.
Trong từng tiết học giáo viên sẽ chuẩn bị nội dung thảo luận cho tiết học sau và
phân công học sinh chuẩn bị.

4

download by :


Số lượng nhóm và câu hỏi tùy theo nội dung từng bài, từng tiết học. Khi xác
định câu hỏi thảo luận, giáo viên cần quan tâm đén những nội dung mà học sinh có
thể trả lời là gì? Năng lực cần hướng tới trong nội dung đó là gì? Ví dụ: Đối với bài
2 lớp 12: Thực hiện pháp luật, với nội dung “các hình thức thực hiện pháp luật” giáo
viên sẽ chia thành 4 nội dung nhỏ tương ứng với bốn hình thức thực hiện pháp luật,

phân nhóm và yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị từ đó hình thành năng lực tự học cho
học sinh và ý thức chấp hành pháp luật...
Bước 2: : Phân cơng nhóm thảo luận, hướng dẫn học sinh thảo luận.
Giáo viên sẽ phân cơng nhóm thảo luận theo bàn gồm 2 học sinh/ nhóm và
chuẩn bị một cuốn tập để ghi chép nội dung thảo luận. Phân cơng 2 học sinh chung
nhóm sẽ tạo thuận lợi cho các em trong quá trình thảo luận. Thứ nhất, các em sẽ sắp
xếp được thời gian để họp nhóm và thảo luận. Thứ 2, các em sẽ khơng có tư tưởng
dựa dẫm vào bạn khác. Thứ 3, các em sẽ được tự do thể hiện quan điểm của mình về
nội dung giáo viên yêu cầu trong tập ghi chép thảo luận. Và mỗi khi kết thúc tiết học
giáo viên sẽ kiểm tra tập của các em.
Sau khi phân nhóm giáo viên sẽ giao nội dung thảo luận cho từng nhóm để các
em về nhà chuẩn bị và tiết sau lên trình bày. Giáo viên sẽ gọi bất kỳ em nào trong
5

download by :


nhóm để trình bày nội dung chuẩn bị ở nhà, việc làm này sẽ giúp các em khơng có tư
tưởng rằng lần này bạn làm hết nội dung đến lần sau sẽ tới mình, mà bất kỳ em nào
cũng có sự chuẩn bị để trình bày. Cách thức tổ chức như thế có ý nghĩa quan trong
trong việc tạo điều kiện để các em bộc lộ năng lực, tài năng, rèn kỹ năng, hợp tác,
thuyết trình, giao tiếp.
Trong quá trình thảo luận, nếu hoc sinh có vướng mắc thì có thể trao đổi với
giáo viên qua các hình thức như gặp trực tiếp để hỏi hoặc thông qua mạng xã hội như
facebook, zalo...
Bước 3: Tổ chức thực hiện
Sau khi xác định nội dung và câu hỏi thảo luận giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho
mỗi nhóm để về nhà chuẩn bị.
Học sinh sau khi nhận nhiệm vụ sẽ tiến hành họp nhóm để thảo luận.
Có thể gợi ý, hướng dẫn các em thực hiện nội dung thảo luận đã chuẩn bị theo

trình tự như sau:
- Đọc nội dung yêu cầu thảo luận. Trình bày quan điểm của nhóm về vấn đề
thảo luận. Tìm tranh, ảnh, số liệu minh họa để làm rõ vấn đề.

6

download by :


- Các nhóm cịn lại sẽ theo dõi để tham gia nêu suy nghĩ của nhóm mình, bổ
sung, thảo luận về vấn đề .... có thể tranh luận để thống nhất nội dung.
- Giáo viên trao đổi thêm và nhận xét, đánh giá; chốt lại nội dung bài học.
Minh họa cụ thể bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2 tiết)
- Phần chuẩn bị: Giáo viên phân công lớp ở 5 nội dung của Bài 5: Quyền bình
đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo (tiết 1)
Nhóm 1. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? Kể tên và tìm hình ảnh minh họa một
số dân tộc ở nước ta? Bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu như thế nào?
Nhóm 2. Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị được thể hiện
như thế nào? Cơ sở pháp lý thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về
chính trị? Lấy số liệu minh họa cụ thể về số lượng đại biểu dân tộc thiểu số qua các
kỳ Quốc hội.
Nhóm 3. Các dân tộc ở Việt nam đều được bình đẳng về kinh tế được thể hiện
như thế nào? Các chính sách phát triển kinh tế đối với dân tộc thiểu số ở nước ta?
Mục đích các chính sách đó là gì?
Nhóm 4. Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục được thể
hiện như thế nào? Lấy ví dụ minh họa
7

download by :



Nhóm 5. Ý nghĩa của việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc là gì?
- Học sinh sau khi thảo luận ở nhà sẽ lên bảng trình bày nội dung theo từng
nhóm.
- Đại diện của nhóm điều khiển yêu cầu các bạn phát biểu suy nghĩ của mình,
nhận xét, bổ sung. Các nhóm cịn lại sẽ nhận xét, bổ sung, phản biện để thống nhất
nội dung.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại nội dung bài học. Phân công nhóm chuẩn bị cho
tiết học sau.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Những mơ tả cụ thể về tiến trình, cách thực hiện phương pháp nêu ra trong sáng
kiến nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khơng phải là một việc khó, tốn thời
gian mà giáo viên hồn tồn có thể triển khai, áp dụng được đối với bộ mơn trong
các giờ lên lớp.
Sáng kiến có thể áp dụng và triển khai nhân rộng trong các các tiết dạy bộ môn
ở nhiều đơn vị trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Đề tài này là một trong những hoạt
động để thực hiện công văn Số: 4612/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện
chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và
8

download by :


phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo và Công văn số 2130/SGD&ĐT-GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện
chương trinh giáo dục theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ngày 3
tháng 10 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo .
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
Khi sử dụng hoạt động này, các em không thể lười biếng và ln có ý thức tự

học ở nhà, chuẩn bị bài nhiều hơn thay vì chỉ đọc sách giáo khoa như trước đây, giúp
các em cải thiện được khả năng thuyết trình trước tập thể, tự tin hơn trong giao tiếp,
thể hiện được tính chủ động, tích cực trong học tập bộ môn. Các em thể hiện tinh
thần học tập tốt, đồn kết, hịa đồng.
Ngồi những chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập, thì từ đầu năm đến nay, ở
các lớp có sử dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm thì tinh thần, thái độ học
tập cũng như chất lượng bộ môn khá cao so với các lớp không áp dụng phương pháp
trên.

9

download by :


So sánh kết quả bộ mơn trong học kì 1 năm học 2017 - 2018 giữa các lớp
được phân công giảng dạy (có áp dụng sáng kiến) với các lớp cịn lại (khơng áp
dụng sáng kiến)
Xếp loại

Các lớp 12 được

Các lớp 12 cịn lại

phân cơng giảng dạy
Giỏi

48.33%

41.85%


Khá

47.50%

44.49%

Trung bình

4.17%

13.66%

Yếu

0%

0%

Kém

0%

0%

3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Hình ảnh

Bến Tre, ngày 19 tháng 03 năm 2018
Trần Thị Cẩm Nhung,
Trịnh Thị Lan


Trường THPT Phan Liêm, Ba
Tri

10

download by :


Một số hình ảnh hoạt động thảo luận nhóm trong tiết học

Học sinh lớp 12a2 (NH 2017 – 2018) trình này nội dung thảo luận
bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 1)

11

download by :


Học sinh lớp 12a2 (NH 2017 – 2018) bổ sung phần trình này của nhóm bạn
bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 1)

Học sinh lớp 12a6 (NH 2017 – 2018) phần trình nội dung thảo luận
bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo (tiết 2)
12

download by :


Học sinh lớp 12a6 (NH 2017 – 2018) bổ sung phần trình này của nhóm bạn
bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 2)


13

download by :



×