BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VŨ THỊ BÍCH THÚY
KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHĨM TRONG
DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CƠNG DÂN LỚP 12
(QUA KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG THPT
BÙI THỊ XUÂN, Q1, TP. HCM)
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Giáo dục chính trị
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.01.11
TP. HỒ CHÍ MINH – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VŨ THỊ BÍCH THÚY
KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHĨM TRONG
DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CƠNG DÂN LỚP 12
(QUA KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG THPT
BÙI THỊ XUÂN, Q1, TP. HCM)
Chuyên ngành: Lý luận và PPGH bộ môn Giáo dục chính trị
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.01.11
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VĂN DŨNG
TP. HỒ CHÍ MINH - 2012
LỜI CÁM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới TS. Bùi Văn Dũng.
Thầy đã tận tình hướng dẫn, góp ý, động viên tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài này.
Nhân dây, tơi xin chân thành cám ơn các thầy, cơ trong khoa Giáo dục
Chính trị, khoa đào tạo sau đại học Trường Đại học Vinh đã giảng dạy và
hướng dẫn tơi hồn thành chương trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin gửi lời cám ơn tới BGH, thầy cô giáo dạy học môn GDCD,
các em học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP. HCM, các bạn đồng
nghiệp và người thân trong gia đình đã ln động viên, giúp đỡ, khích lệ tơi
trong q trình học tập.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do năng lực còn hạn chế và thời gian nghiên
cứu hạn hẹp, do vậy luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong
nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ Trường Đại
học Vinh và những ý kiến trao đổi của đồng nghiệp về nội dung của luận văn
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012
Tác giả
Vũ Thị Bích Thúy
MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG
PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG
9
1.1. Cơ sở lý luận của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương
DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12
pháp thảo luận nhóm
9
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với
phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn GDCD lớp 12
32
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN, Q1, TP.
42
HCM
2.1. Chuẩn bị thực nghiệm
2.2. Nội dung thực nghiệm
2.3. Kết quả thực nghiệm
42
42
56
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TỔ CHỨC HIỆU QUẢ VIỆC
KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO
67
3.1. Quy trình kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo
LUẬN NHĨM TRONG DẠY HỌC MƠN GDCD LỚP 12
luận nhóm trong dạy học mơn GDCD lớp 12
67
3.2. Một số giải pháp nhằm tổ chức hiệu quả việc kết hợp phương pháp giải
quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn GDCD lớp
12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
78
87
90
93
5
STT
1
2
3
4
5
6
Từ viết tắt
GDCD
PPDH
PPDHTC
PPGQVĐ
PPTLN
THPT
Từ, ngữ đầy đủ
Giáo dục công dân
Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp thảo luận nhóm
Trung học phổ thơng
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với
mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước cơng nghiệp. Bối
cảnh đó, đặt ra những u cầu mới về nguồn lực con người và đặt ra cho
ngành giáo dục những thách thức mới mà đổi mới PPDH luôn là nhiệm vụ
trọng tâm. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết từ
việc xác định mục tiêu đào tạo. Khoản 1, Điều 27 Luật giáo dục quy định mục
tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển cá nhân, tính năng động, sáng
tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi
vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [17; 20].
Nghị quyết đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng ta đã chỉ rõ: “Đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra
theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặt biệt coi
trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối
sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức
trách nhiệm xã hội” [7; 216].
Đối với giáo viên THPT, việc vận dụng một cách sáng tạo, có sự phối hợp
nhịp nhàng các PPDH, biết phát huy ưu thế từng phương pháp, sử dụng thiết
bị dạy học phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Một trong những
giải pháp nhằm đẩy mạnh chất lượng dạy và học môn GDCD theo hướng
“Lấy người học làm trung tâm” là kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với
6
phương pháp thảo luận nhóm.
Trường THPT Bùi Thị Xuân tọa lạc tại Quận 1, quận trung tâm TP. HCM,
nơi đi đầu trong mọi lĩnh vực, trong đó có đóng góp đáng kể của ngành Giáo
dục và đào tạo. Chính vì vậy, tập thể giáo viên nhà trường luôn quan tâm giáo
dục toàn diện học sinh. Tuy nhiên, các em lớp 12 đang đến tuổi trưởng thành,
sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Hơn nữa, tâm lý học sinh thường ngán
ngại phần học lý thuyết pháp luật khô khan trong chương trình mơn GDCD
lớp 12. Do đó, người giáo viên GDCD không chỉ sử dụng một PPDH trong
tiết dạy của mình mà cần có sự phối kết linh hoạt các phương pháp dạy học
tích cực nhằm tạo sự hứng thú của học sinh trong học tập để từ hiểu biết pháp
luật, các em có thể áp dụng vào cuộc sống, có ý thức cơng dân, tự giác tn
thủ pháp luật nhà nước, phấn đấu trở thành cơng dân có ích cho xã hội.
Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp còn nhiều bất cập, nhiều giáo viên
GDCD chưa quan tâm đổi mới phương pháp hoặc áp dụng máy móc, đơn điệu
một phương pháp dạy học, thiếu sự kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy
học tích cực. Phương pháp giải quyết vấn đề và phương pháp thảo luận nhóm
là hai trong số các phương pháp dạy học tích cực có thể kết hợp tạo nên hiệu
quả tốt trong dạy học mơn GDCD. Khi kết hợp thì phương pháp giải quyết
vấn đề và phương pháp thảo luận nhóm sẽ hỗ trợ nhau và khắc phục hạn chế
vốn có của mỗi phương pháp. Do vậy, việc kết hợp phương pháp giải quyết
vấn đề và phương pháp thảo luận nhóm là cấp thiết có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn.
Với những lý do trên, chúng tôi mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả dạy và học môn GDCD ở trường THPT thông qua việc lựa
chọn và nghiên cứu đề tài Kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương
pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 qua khảo sát ở Trường
THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP. HCM.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
7
Đổi mới PPDH được tiến hành từ những năm 90 của thế kỷ trước, đã có
nhiều Nghị quyết của Đảng và nhà nước ta, nhiều nguyên thủ quốc gia, nhà
lãnh đạo ngành giáo dục và nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều dự án lớn được
triển khai như: Nghị quyết trung ương lần II Ban chấp hành Trung ương khóa
VIII đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy, sáng tạo ở người
học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học,
đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh” [6; 41]; Cố Thủ tướng
Phạm văn Đồng đã nêu định hướng đổi mới PPDH trong bài viết Phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực - Một phương pháp vàng quý báu, Tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục, số 271/1994; Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào
tạo Nguyễn Minh Hiển cũng khẳng định Đổi mới chương trình và PPDH ở
bậc tiểu học theo hướng ổn định, gắn kết chặt chẽ việc dạy chữ và dạy người,
Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 7/1999. Tiếp sau đó “Dạy học lấy người học
làm trung tâm”, PPDHTC nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đã có
nhiều sách của các tác giả như: Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Nguyễn Cảnh
Toàn, Đặng Thành Hưng, Nguyễn Ngọc Quang… Nhiều cơng trình nghiên
cứu về phương pháp dạy học tích cực trong đó phương pháp giải quyết vấn đề
và phương pháp thảo luận nhóm được các tác giả đề cập ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Điển hình là các cơng trình: Nguyễn Gia Cầu (2007), Dạy học
phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh, Tạp chí Giáo dục, số 156;
Dương Giáng Thiên H