Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng phiếu học tập để nâng cao kết quả học tập và tự học môn địa lí lớp 10 trường THPT hoàng hoa thám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.45 KB, 29 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC
TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT HỒNG HOA
THÁM , TỈNH QUẢNG BÌNH

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Sâm
Tổ CM: Địa- Sử -GDCD
Trường THPT Hồng Hoa Thám

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019

download by :


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC
TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT HỒNG HOA
THÁM , TỈNH QUẢNG BÌNH

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019


download by :


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt

Phiếu học tập
Chương trình và sách giáo khoa
Công nghệ thông tin
Học sinh
Giáo viên
Sách giáo khoa
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Kinh tế - Xã hội

PHT

Nhà xuất bản
Kiểm tra đánh giá
Phương pháp
Giáo dục và Đào tạo

Nxb
KTĐG
PP
GD & ĐT


CT & SGK
CNTT
HS
GV
SGK
THCS
THPT
KT - XH

download by :


MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................................ 1
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................................... 1
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................... 2
4. PHẠM VỊ VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.............................................................. 2
B. NỘI DUNG................................................................................................................. 3
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................... 3
1.1. Vài nét về phiếu học tập............................................…………………………............
3
1.1.1. Khái niệm ......................…………………………………………..…….…..3
1.1.2. Vai trò ...........................................................................................….………3
1.1.3. Phân loại ................................................................………………..…....…...3
1.1.4. Những chú ý khi xây dựng phiếu học tập.…………………..……...………...3
1.2. Tự học......................................................................................................................3
1.2.1. Khái niệm tự học..................………..…………………………...…………….3
1.2.2. Các hình thức tự học..........................................................................................4

1.2.3. Ý nghĩa của tự học.............................................................................................4
2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 Ở
TRƯỜNG THPT HỒNG HOA THÁM , TỈNH QUẢNG BÌNH. ………………5
2.1. Đặc điểm tình hình trường THPT Hồng Hoa Thám …………………………….5
2.2. Thực trạng sử dụng PHT trong dạy học Địa lí ở trường THPT Hồng Hoa Thám.6
2.2.1. Đặc điểm tình hình của bộ mơn Địa lí:……….………..……………………...6
2.2.2. Thực trạng sử dụng PHT ở trường THPT Hoàng Hoa Thám ...........................6
3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHT ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ VÀ
KHẢ NĂNG TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT
HOÀNG HOA THÁM , TỈNH QUẢNG BINH.…................................................…7
3.1. Phương pháp sử dụng phiếu học tập....……....………………………….………..7
3.1.1. Sử dụng PHT để hình thành kiến thức mới.......................................................7
3.1.2. Sử dụng PHT để chuẩn bị kiến thức ở nhà........................................................7
3.1.3. Sử dụng PHT để củng cố bài học trên lớp.........................................................7
3.1.4. Sử dụng PHT để kiểm tra bài cũ trên lớp..........................................................7
3.2. Nội dung và phương pháp sử dụng một số loại PHT.........………..…….……..…7
3.3. Thực nghiệm sư phạm...……………………………………………….…….…...11
3.4. Đánh giá khái quát chung và kết quả đề tài...…………………………….….…...12
3.4.1. Ưu điểm............................................................................................................12
3.4.2. Nhược điểm......................................................................................................13
3.5. Bài học kinh nghiệm...............................................................................................13
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…….....………………………………….………..14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.………..…….…….……………………..………………16
PHỤ
LỤC.....................................................................................................................17

download by :


A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão với sự
xuất hiện của nhiều ngành khoa học mới; đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông
tin làm cho khối lượng tri thức tăng lên một cách nhanh chóng. Điều đó đã đặt ra cho
dạy học một yêu cầu mới không chỉ dạy học kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho
học sinh cách học và tự học. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Đảng và Nhà nước đã và
đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có THPT nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Sự đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh
vực như: đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
và KTĐG. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học được đặt lên hàng đầu. Luật giáo
dục điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” có thể
nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là “ hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống
lại thói quen học tập thụ động”. Vì vậy, phương pháp dạy học tích cực ngày càng
được chú trọng và trở nên phổ biến. Tuy nhiên, trong thực tiễn để tổ chức được hoạt
động học tập cho học sinh theo hướng tích cực người dạy cần phải có cơng cụ,
phương tiện tham gia tổ chức như: câu hỏi, bài tập, bài tốn nhận thức, tình huống có
vấn đề, phiếu học tập… Trong đó, phiếu học tập có những ưu điểm rất lớn như dễ sử
dụng, hiệu quả cao, sử dụng được trong nhiều khâu của quá trình dạy học: hình
thành kiến thức mới, củng cố vận dụng, kiểm tra đánh giá… vừa phát huy được hoạt
động độc lập của học sinh, vừa phát huy được hoạt động tập thể. Phiếu học tập không
chỉ là phương tiện truyền tải kiến thức mà còn hướng dẫn cách tự học cho học sinh
đồng thời qua đó rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và xử lý linh hoạt cho người học.
Phiếu học tập không chỉ tổ chức hoạt động theo cá nhân mà có thể tổ chức hoạt động
theo nhóm một cách có hiệu quả. Vậy sử dụng phiếu học tập như thế nào cho có hiệu
quả? Đặc biệt sử dụng phiếu học tập trong hướng dẫn tự học là vấn đề rất được quan
tâm.
Thực tế, vấn đề sử dụng phiếu học tập trong dạy học ở trường trung học phổ thông

đã được nhiều giáo viên lựa chọn khi dạy học. Tuy nhiên, sử dụng như thế nào cho có
hiệu quả, nhuần nhuyễn là vấn đề địi hỏi giáo viên dạy Địa lí nói riêng và giáo viên
nói chung cần phải đầu tư. Tại các lớp được phân cơng giảng dạy có nhiều đối tượng
rất khác nhau, trong đó bản thân rất quan tâm đến đối tượng học sinh yếu. Vì đối
tượng này vấn đề tự học rất kém, khả năng và phương pháp tự học chưa nhiều. Ngoài
ra, trong giờ học tỏ ra rất mệt mỏi, không quan tâm đến môn học nếu không được làm
việc.
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, bản thân đã sử dụng phiếu học tập để nâng cao
tinh thần học tập của đối tượng này trong nhiều năm và thấy có hiệu quả rõ rệt.

1

download by :


Với những lý do trên, đề tài: “Sử dụng phiếu học tập để nâng cao kết quả học
tập và tự học mơn Địa lí lớp 10 trường THPT Hồng Hoa Thám ” có thể sẽ là
kinh nghiệm quý giá cho học sinh và các giáo viên tham khảo.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Phiếu học tập và quy trình hướng dẫn tự học chương trình Địa lí lớp 10.
- Giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập mơn Địa lí.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 
Thu thập, lựa chọn và xử lý tài liệu nhằm giải quyết nhiệm vụ đề ra của đề tài. 
3.2. Phương pháp điều tra: 
Các phương pháp điều tra được sử dụng để nghiên cứu đề tài này bao gồm: 
- Điều tra trực tiếp: Trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy học Địa lí và với học
sinh về các phương pháp dạy và học tập dựa vào phiếu học tập. 
- Điều tra gián tiếp: sử dụng phiếu điều tra. 
3.3. Phương pháp thực nghiệm Sư phạm: 

3.3.1.Thực nghiệm thăm dò: 
- Trao đổi với giáo viên, học sinh về những khó khăn, yêu cầu, khúc mắc, những
vấn đề tồn tại trong dạy Địa lí 10. 
- Sử dụng phiếu điều tra: Xây dựng phiếu điều tra tìm hiểu thực trạng sử dụng
phiếu học tập trong dạy học Địa lí 10. Tổ chức điều tra và xử lý kết quả điều tra. 
3.3.2. Thực nghiệm chính thức: 
- Nhằm thu thập số liệu và xử lý bằng toán học thống kê, xác định chỉ tiêu đo
lường và đánh giá kết quả dạy học. 
- Cách thực nghiệm: Chọn cặp lớp tương đương ( một lớp thực nghiệm và một
lớp đối chứng)
3.3.3. Xử lý số liệu: 
Phân tích và nhận xét khái quát những kiến thức của học sinh thông qua các bài
kiểm tra nhằm xác định rõ mức độ lĩnh hội về tri thức của học sinh ở nội dung nghiên
cứu. Đồng thời phân tích kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học. 
4. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi nghiên cứu:
- Áp dụng cho chương trình Địa lí lớp 10.
- Giới hạn trong việc tạo kỹ năng xây dựng phiếu học tập kết hợp với phương
pháp hướng dẫn tự học cho học sinh.
4.2. Kế hoạch nghiên cứu:
STT
Hoạt động
Thời gian
Sản phẩm mong đợi
1

Lựa chọn đề tài

Tháng 8/2018


2

Xây dựng công cụ điều Tháng 9/2018 tra, nghiên cứu cơ sở lý 10/2018
luận

Tên đề tài SKKN
Hồn thành cơng cụ điều
tra, nghiên cứu cơ sở lý
luận

2

download by :


3

Dạy học thực nghiệm Tháng 10/2018trên lớp, khảo sát điều tra 12/2018

Kết quả thực nghiệm và
khảo sát

4

Xử lý thông tin

Tháng 12/2018

Kết quả xử lý thơng tin


5

Viết SKKN

Tháng 12/2018

Hồn thành SKKN

6

Hồn thành SKKN

Tháng 1/2019

Nộp SKKN

3

download by :


B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vài nét về phiếu học tập
1.1.1. Khái niệm
Theo từ điển của tiếng Việt, phiếu có 3 nghĩa:
- Tờ giấy rời có cỡ nhất định, ghi chép những nội dung nhất định nhằm phân loại,
sắp xếp theo một hệ thống nào đó như: Phiếu điều tra, phiếu tra cứu......
- Tờ ghi nhận quyền lợi nào đó cho người sử dụng.
- Tờ giấy biểu thị ý kiến trong cuộc bầu cử hoặc biểu quyết.

Như vậy theo nghĩa thứ nhất, phiếu học tập được hiểu là tờ giấy rời cỡ nhỏ, ghi
chép những nội dung kiến thức nhất định, phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trị
ở mọi cấp học.
1.1.2. Vai trị
- Cung cấp thơng tin và sự kiện: Phiếu học tập chứa đựng thông tin, dữ liệu hoặc
sự kiện hoặc dùng làm cơ sở cho một hoạt động nhận thức nào đó.
- Cơng cụ hoạt động và giao tiếp: Phiếu học tập chứa đựng các câu hỏi, bài tập,
yêu cầu hoạt động, những vấn đề để yêu cầu HS giải quyết, hoặc thực hiện kèm theo
những hướng dẫn, gợi ý cách làm...
1.1.3. Phân loại
Có thể phân loại theo các dấu hiệu như sau:
- Dựa vào mục đích: Phiếu học bài, phiếu ơn tập, phiếu kiểm tra.
- Dựa vào nội dung:
+ Phiếu thông tin: Nội dung gồm các thông tin bổ sung, mở rộng, minh họa cho
các kiến thức cơ bản.
+ Phiếu bài tập:
Nội dung là các bài tập nhận thức hoặc bài tập củng cố.
+ Phiếu yêu cầu: Nội dung là các vấn đề và tình huống cần phải giải quyết.
+ Phiếu thực hành: Nội dung liên quan đến những nhiệm vụ thực hành, rèn luyện
kĩ năng.
1.1.4. Những chú ý khi xây dựng phiếu học tập
- Khi học sinh chưa quen (lớp10) nên chọn những bài, mục có nội dung rõ ràng,
dễ hiểu, dễ chọn lọc để học sinh hoàn thành đúng thời gian. Sau đó nâng dần mức độ
khó về kiến thức, phức tạp về nội dung.
- Nên cho học sinh làm quen với những loại phiếu học tập khác nhau.
- Cần xác định cơ hội sử dụng phiếu học tập và loại hình phiếu thích hợp ở từng
bài, từng mục, từng chương.
1.2. Tự học
1.2.1. Khái niệm
Trong các giáo trình, tài liệu, các tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về tự

học, sau đây là một số định nghĩa cơ bản:
- Nhà tâm lý học N.ARubakin coi: Tự tìm lấy kiến thức – có nghĩa là tự học. Tự
học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động
cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu
4

download by :


với các mơ hình phản ánh hồn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn
tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng , kỹ xảo của chủ thể.
- Trong cuốn “Học tập hợp lí” R.Retke chủ biên, coi “Tự học là việc hồn thành
các nhiệm vụ khác khơng nằm trong các lần tổ chức giảng dạy”
- Theo tác giả Lê Khánh Bằng: thì tự học (self learning) là tự mình suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học
nhất định
- Theo tác giả Nguyễn Văn Đạo: “Tự học phải là công việc tự giác của mỗi người
do nhận thức được đúng vai trị quyết định của nó đến sự tích lũy kiến thức cho bản
thân, cho chất lượng cơng việc mình đảm nhiệm, cho sự tiến bộ của xã hội”
- Theo Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Tồn: “Tự học – là tự mình động não, suy
nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi
cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ,
tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí
tiến thủ, khơng ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lịng say mê khoa học, ý muốn
thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi..vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào
đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”.
Từ những quan điểm về tự học nêu trên, chúng tôi đi đến định nghĩa về tự học như
sau: Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri
thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm
đạt được mục đích nhất định.

1.2.2. Các hình thức tự học
Hoạt động tự học diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau:
* Hình thức 1: Cá nhân tự mày mị theo sở thích và hứng thú độc lập khơng có sách
và sự hướng dẫn của giáo viên
Hình thức này gọi là tự nghiên cứu của các nhà khoa học. Kết quả của quá trình
nghiên cứu đi đến sự sáng tạo và phát minh ra các tri thức khoa học mới, đây thể hiện
đỉnh cao của hoạt động tự học. Dạng tự học này phải được dựa trên nền tảng một
niềm khao khát, say mê khám phá tri thức mới và đồng thời phải có một vốn tri thức
vừa rộng, vừa sâu. Tới trình độ tự học này người học không thầy, không sách mà chỉ
cọ sát với thực tiễn vẫn có thể tổ chức có hiệu quả hoạt động của mình.
* Hình thức 2: Tự học có sách nhưng khơng có giáo viên bên cạnh.
Ở hình thức tự học này có thể diễn ra ở hai mức:
Thứ nhất, tự học theo sách mà khơng có sự hướng dẫn của thầy:
Trường hợp này người học tự học để hiểu, để thấm các kiến thức trong sách qua
đó sẽ phát triển về tư duy, tự học hoàn toàn với sách là cái đích mà mọi người phải đạt
đến để xây dựng một xã hội học tập suốt đời.
Thứ hai, tự học có thầy ở xa hướng dẫn:
   Mặc dù thầy ở xa nhưng vẫn có các mối quan hệ trao đổi thơng tin giữa thầy và trị
bằng các phương tiện trao đổi thông tin thô sơ hay hiện đại dưới dạng phản ánh và
giải đáp các thắc mắc, kiểm tra, đánh giá,...
* Hình thức 3: Tự học có sách, có thầy giáp mặt, sau đó học sinh về nhà tự học dưới
sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên
5

download by :


  Trong q trình học tập trên lớp, người thầy có vai trò là nhân tố hỗ trợ, chất xúc
tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức. Trị với vai trị là chủ thể
của q trình nhận thức: tự giác, tích cực, say mê, sáng tạo tham gia vào quá trình học

tập. Mối quan hệ giữa thầy và trị chính là mối quan hệ giữa Nội lực và Ngoại lực,
Ngoại lực dù quan trọng đến mấy cũng chỉ là chất xúc tác thúc đẩy Nội lực phát triển.
1.2.3. Ý nghĩa của tự học
Ở bất kỳ bậc học hay cấp học nào hoạt động tự học cũng có ý nghĩa rất quan trọng
đối với kết quả học tập, tuy nhiên đối với học sinh cấp THPT nó lại càng thiết thực
hơn. Do đó có thể nói hoạt động tự học là một khâu của quá trình giáo dục, là một q
trình gia cơng, chế biến và tự điều khiển theo đúng mục tiêu giáo dục qui định.
Nhờ có tự học và chỉ bằng con đường tự học, người học mới có thể nắm vững tri
thức, thơng hiểu tri thức, bổ sung và hoàn thiện tri thức cũng như hình thành những
kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Điều này đã được K.Đ.Usinxki nói: chỉ có cơng tác tự học
của học sinh mới tạo điều kiện cho việc thông hiểu tri thức. Và như vậy hoạt động tự
học sẽ quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường.
Hoạt động tự học của học sinh không chỉ nâng cao năng lực nhận  thức, rèn luyện
thói quen, kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức của bản thân vào cuộc sống mà cịn giáo
dục tình cảm và những phẩm chất đạo đức của bản thân. Vì trên cơ sở những tri thức
cá nhân tiếp thu được thì sẽ có ý nghĩa sâu sắc đến việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối
sống, niềm tin, rèn luyện phong cách làm việc cá nhân cũng như những phẩm chất ý
chí cần thiết cho việc tổ chức lao động học tập của mỗi học sinh; Bên cạnh đó cịn rèn
luyện cho cá nhân người học cách suy nghĩ, tính tự giác, độc lập… trong học tập cũng
như rèn luyện thói quen trong hoạt động khác. Nói cách khác hoạt động tự học hướng
vào việc rèn luyện phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Mặt khác hoạt động tự học
không những là yêu cầu cấp bách, thiết yếu của học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế
nhà trường để tiếp nhận tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân mà cịn có ý
nghĩa lâu dài trong suốt cuộc đời mỗi con người, đó là thói quen học tập suốt đời, bởi
sau khi ra trường vẫn phải tiếp tục: Học, học nữa, học mãi.
Tự học khơng chỉ có ý nghĩa đối với bản thân người học mà cịn góp phần to lớn
nâng cao chất lượng dạy học và đào tạo. Nói như vậy khơng có nghĩa là hạ thấp vai
trị trách nhiệm của người giáo viên mà dưới sự tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo của
người giáo viên, học sinh đã biết cách tự học, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh kho tàng
tri thức của nhân loại.

2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT HỒNG HOA THÁM , TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Đặc điểm tình hình trường THPT Hồng Hoa Thám
Trường THPTHồng Hoa Thám được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8
năm 1999. Trường được đóng trên địa bàn TT Lệ Ninh, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình.
Là một trường nằm ở khu vực miền núi nên khó khăn lớn nhất là chất lượng đầu
vào học sinh quá thấp so với mặt bằng chung của các trường trong huyện, cũng như
trong tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt trường khơng thi tuyển mà xét tuyển đầu vào lớp 10
6

download by :


nên chất lượng đầu vào của học sinh là rất hạn chế. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên trẻ
chiếm tỉ lệ tương đối cao nên còn hạn chế nhiều về mặt kinh nghiệm giảng dạy và
chuyên môn.
Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên trẻ chiếm tỉ lệ tương đối cao nên nhiệt tình trong
cơng tác giảng dạy và khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy là tương đối thuận
lợi.
Cơ sở vật chất của nhà trường
- Từ năm học 2010 đến nay trường có 23 phịng học, nhìn chung cơ sở vật chất
nhiều thiếu thốn.
- Hiện nay, trường đã có nhà thi đấu, có dãy nhà hiệu bộ và các phịng dành cho
từng bộ mơn.
Nhìn chung cơ sở vật chất của Nhà trường vẫn chưa thực sự đáp ứng tốt nhất
cho việc dạy và học.
Về chất lượng giáo dục
Nhìn chung chất lượng học lực của học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám
những năm gần đây là tương đối ổn định

Mặc dù cơ sở vật chất khó khăn tuy nhiên trường ln đứng trong tốp 15 trường
có chất lượng tốt nhất tỉnh, đặc biệt là chất lượng tốt nghiệp và đại học cao đẵng.
2.2. Thực trạng sử dụng PHT trong dạy học Địa lí ở trường THPT Hồng Hoa
Thám
2.2.1. Đặc điểm tình hình của bộ mơn Địa lí
Hiện nay bộ mơn Địa lí gồm có 03 giáo viên, thuộc biên chế của tổ Sử - Địa GDCD, do cơ Hồng Thị Hải Yến làm tổ trưởng.
Các giáo viên trong bộ Địa lí đều trẻ, năng nổ nhiệt tình và được đào tạo bài bản
nên có kiến thức chun mơn vững vàng. Trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh bộ mơn
Địa lí ln đạt điểm cao và có nhiều giải thưởng, đồng thời thành tích khác của bộ
mơn địa lí ln giữ ổn định. Đó là động lực để anh em bộ mơn Địa lí cố gắng nhiều
hơn nữa trong việc tìm ra những phương pháp dạy học hợp lí để học sinh u thích
mơn học.
Tuy nhiên, tuổi đời cịn trẻ, tuổi nghề cịn ít nên cịn thiếu kinh nghiệm trong công
tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Bên cạnh đó nhóm lại thuộc biên chế của Tổ Sử Địa – GDCD nên trong hoạt động chuyên môn cũng gặp nhiều khó khăn. Nhà trường
chưa có phịng bộ mơn nên muốn tổ chức một hoạt động mang màu sắc Địa lí là rất
khó thực hiện.
2.2.2. Thực trạng sử dụng PHT trong dạy học mơn Địa lí lớp 10 ở trường THPT
Hồng Hoa Thám
Vấn đề sử dụng phiếu học tập khơng mới tại trường THPT Hoàng Hoa Thám .
Tuy nhiên, mức độ sử dụng cịn rất ít, đa số sử dụng ở các giáo viên bộ môn xã hội
nhân văn là nhiều, các mơn tự nhiên rất ít sử dụng phiếu học tập ở lớp 10. Ngoài ra,
việc thiết kế các phiếu học tập khá mất thời gian và phức tạp nên nhiều giáo viên còn
hạn chế thực hiện.
Đối với giáo viên Địa lí trong trường THPT Hồng Hoa Thám,việc dạy học sử
dụng phiếu học tập cịn rất ít(qua khảo sát và kiểm tra giáo án của giáo viên). Đa số
7

download by :



giáo viên thực hiện phiếu học tập khi thao giảng, dạy tốt hoặc dạy học chuyên đề...các
tiết còn lại hầu như chưa thể hiện.
Ngoài ra, việc sử dụng phiếu học tập của GV trong nhà trường nói chung và bộ
mơn Địa lí nói riêng chủ yếu nhằm mục đích thảo luận nhóm. Đồng thời, GV chỉ sử
dụng phiếu ở một số phần học nhất định trong bài học cụ thể.
Qua dự giờ, giao lưu và trao đổi chuyên môn, tôi nhận thấy thực trang trên là gần
đúng với đa số trường học và giáo viên Địa lí ở tỉnh Quảng Bình nói chung cũng như
đối với học sinh và giáo viên Địa lí trường THPT Hồng Hoa Thám nói riêng.
Do đầu vào của học sinh lớp 10 trên địa bàn còn thấp, hơn nữa khả năng làm quen
với nhiều dạng phiếu học tập ở THCS chưa nhiều nên giáo viên ngại sử dụng phiếu
học tập hay việc sử dụng rất hạn chế.
Để nâng cao hiệu quả việc dạy và học Địa lí, cần phải có phương pháp dạy học
phù hợp với mục đích yêu cầu của bài học là một trong những giải pháp cơ bản, lâu
dài nhằm nâng cao khả năng tự học, phát triển tư duy sáng tạo của học sinh trong thời
kỳ hội nhập của đất nước.
3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHT ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ VÀ
KHẢ NĂNG TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT
HỒNG HOA THÁM , TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Phương pháp sử dụng phiếu học tập
3.1.1. Sử dụng PHT để hình thành kiến thức mới
Đây là phương pháp GV sử dụngkhá phổ biến khi lên lớp. Cụ thể, GV có thể phát
phiếu học tập hoặc kẻ phiếu học tập lên bảng trong tiết học. Nếu phát phiếu thì mỗi
em nên có một phiếu riêng; nếu kẻ thì yêu cầu tất cả HS phải kẻ vào vở học của mình.
Cuối cùng là GV hướng dẫn học sinh hồn thành phiếu học tập dựa vào mức độ hiểu
bài, tất nhiên GV phải hướng dẫn rõ ràng và chú ý đến đối tượng học sinh yếu.
Trong việc hình thành kiến thức mới trên lớp, GV có thể sử dụng cho toàn bài
hoặc sử dụng cho một vài mục kiến thức cơ bản. Đặc biệt tránh mỗi mục GV lại sử
dụng một phiếu học tập khác nhau gây ra sự nhàm chán và quá tải cho học sinh.
3.1.2. Sử dụng PHT để chuẩn bị kiến thức ở nhà(tự học ở nhà)
GV hướng dẫn HS cách thiết lập phiếu và trên cơ sở đó GV có thể hướng dẫn HS

chuẩn bị kiến thức ở nhà và đánh giá quá trình chuẩn bị đó vào tiết hơm sau.
Cụ thể, đối với việc chuẩn bị cho việc hình thành kiến thức mới GV nên chọn
những bài học đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng, sau đó định hướng để HS có
thể chuẩn bị một cách tốt nhất. Việc làm này của GV thông thường thực hiện vào cuối
tiết học, trong phần chuẩn bị tiết học sau. Phần này GV nên hướng dẫn kĩ để định
hướng học tập cho học sinh tìm nguồn tài liệu tránh sự nhầm lẫn hoặc gây nên những
áp lực không cần thiết.
3.1.3. Sử dụng PHT để củng cố bài học
GV sử dụng phiếu học tập để củng cố bài học, có thể tồn bài theo dạng đơn giản
hoặc có thể một phần quan trọng của bài học.
Phiếu học tập sử dụng củng cố phải thể hiện được thông điệp của bài học hoặc thể
hiện được nội dung cốt lõi mà mỗi học sinh cần đạt khi học xong bài học đó.
8

download by :


Ngồi ra, phiếu học tập này có thể hình thành cho học sinh các kĩ năng cơ bản
khác của bài học.
Tóm lại, khi thiết kế phiếu học tập ở dạng này, GV cần tránh ôm đồm kiến thức
hoặc bắt buộc học sinh phải tổng kết trọn vẹn bài học, làm như vậy sẽ không gây nên
sự hứng thú dẫn đến quá tải và không đủ thời gian để thực hiện.
3.1.4. Sử dụng PHT để kiểm tra bài cũ
Đây là dạng phiếu học tập mà GV không chỉ kiểm tra được bài cũ với nhiều học
sinh và nhiều đối tượng học sinh khác nhau mà còn định hướng bài học mới một cách
hiệu quả nhất.
Khi sử dụng phiếu học tập dạng này GV nên lưu ý kiểu phiếu học tập có thể kiểm
tra được nhiều học sinh một lúc, vì thời gian kiểm tra có hạn việc GV sử dụng phiếu
học tập đơn giản sẽ gây mất thời gian. Thông thường phiếu dạng này GV nên sử dụng
phiếu dạng điền khuyết hay dạng ghép đôi với nhau.

3.2. Nội dung và phương pháp sử dụng một số loại PHT
Sau đây là một vài ví dụ về việc sử dụng phiếu học tập trong chương trình Địa lí
10, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tự học của học sinh.
3.2.1. Phiếu học tập dưới dạng củng cố bài học:
Ví dụ: Bài 40: “Địa lí ngành thương mại”
Sau khi học xong bài 40 “Địa lí ngành thương mại”
Bước 1: giáo viên giao bài tập cho học sinh củng cố kiến thức, bằng cách phát cho
1 bàn 1 phiếu học tập.
Dựa vào mục II, Sắp xếp nội dung ở cột (2), (3) cho thích hợp với các ngành ở cột
(1), bằng cách điền các ký hiệu a, b, c, vào các ô trong 5 phút.
Bước 2: 2 học sinh ngồi cùng bàn tiến hành thảo luận. Giáo viên quan sát, theo dõi
tiến trình làm của học sinh.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày và các nhóm khác bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4: giáo viên nhận xét bài làm của học sinh và chuẩn kiến thức.
Ngành
a. Thương
mại
b. Nội
thương
c. Ngoại
thương

Khái niệm

Vai trò

- Là hoạt động trao đổi mua - Thống nhất thị trường trong
bán giữa các nước
nước
C

- Thúc đẩy phân công lao động
theo lãnh thổ.
b
- Là khâu nối giữa sản xuất - Điều tiết sản xuất, hướng dẫn
với tiêu dùng
tiêu dùng.
A
a
- Các hoạt động trao đổi mua - Gắn thị trường trong nước với
bán giữa các vùng trong nước. thị trường quốc tế.
B
- Là động lực mạnh phát triển
kinh tế.
c
9

download by :


3.2.2. Phiếu học tập dưới dạng kiểm tra bài cũ:
Ví dụ: Sau khi học xong bài 23: “Cơ cấu dân số”
- Giáo viên kiểm tra kiến thức cũ của học sinh bằng cách kẻ phiếu học tập lên
bảng, sau đó gọi 2 học sinh lên trình bày để học sinh tự đối chiếu kết quả, tìm ra
phương án đúng
Cụ thể phiếu học tập như sau:
Dựa vào bảng số liệu trong sách giáo khoa trang 90 và những
hiểu biết của bài học, hãy điền những thuận lợi và khó khăn của dân
số già và dân số trẻ đới với quá trình phát triển KT – XH?
Dân số trẻ


Dân số già

Thuận lợi
Khó khăn
- Sau khi 2 em học sinh trình bày trên bảng, giáo viên cho học sinh dưới lớp nhận
xét bài làm. Sau đó, giáo viên kết luận, bổ sung.
Cụ thể kết quả như sau:
THUẬN LỢI
KHÓ KHĂN

Dân số trẻ
- Lực lượng lao động dồi dào
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Thiếu việc làm
- Nhà nước phải giải quyết
nhiều vấn đề như: giáo dục, y
tế, các tệ nạn xã hội......

Dân số già
- Ổn định phát triển KT và giải
quyết tốt các vấn đề của xã hội.
- Thiếu lực lượng lao động bổ
sung trọng trong tương lai.
- Phúc lợi xã hội cho người già
tăng

3.2.3. Phiếu học tập dùng để giảng bài mới (hình thành kiến thức mới)
Ví dụ 1: Bài 9: “ Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”
Giáo viên sử dụng phiếu học tập để học sinh hình thành kiến thức mới. Có thể sử
dụng cả tiết học để học sinh chuẩn bị bài học này. Sau đó đánh giá và cho điểm để

khuyến khích học sinh.
Cụ thể: Giáo viên sử dụng phương án cặp đôi, yêu cầu 2 HS ngồi một bàn làm
việc với nhau để hoàn thành phiếu học tập
Giáo viên phát cho mỗi bàn một phiếu học tập sau đó yêu cầu học sinh cùng thảo
luận
Trong quá trình học sinh làm, giáo viên đến từng cặp học sinh để chỉ dẫn cho các
em.
Sau khi học sinh làm xong, giáo viên chọn một vài cặp học sinh và đưa phiếu học
tập này về nhà chấm
Tiết học tới giáo viên đưa ra các nhận xét cho từng học sinh
Cuối cùng giáo viên tổng kết kiến thức, nhận xét và liên hệ thực tế củng cố bài học
cho học sinh.
Cụ thể phiếu học tập như sau:
10

download by :


Các qúa trình

Khái
niệm

Các tác nhân chủ
yếu

Kết quả
(các dạng địa hình tạo ra)

Phong hóa Lý

học
Phong hóa Hóa
học
Phong hóa Sinh
học
Bóc mịn
Vận chuyển
Bồi tụ
Cụ thể kết quả như sau:
Các qúa
trình

Phong
hóa Lý
học

Khái niệm
phá hủy đá thành
các khối vụn có
kích thước to nhỏ
khác
nhau

khơng làm biến đổi
về màu sắc, thành
phần khống vật,
hóa học của chúng
Là qt phá hủy và
làm biến đổi thành
phần tính chất hóa

học của đá và
khống vật

Các tác nhân chủ
yếu

Kết quả
(các dạng địa hình tạo
ra)
gió, sóng, nước Làm cho đá bị rạn nứt,
chảy, hoạt động vỡ thành tảng và mãnh
sản xuất của con vụn
người

Nước và các chất tạo ra các dạng địa
hòa tan trong hình caxtơ
Phong
nước, CO2, O2, axit
hóa Hóa
hữu cơ thơng qua
học
các phản ứng hóa
học
Phong
Phá hủy đá và vi khuẩn, nấm, rễ đá và khống vật bi
hóa Sinh khống vât
cây...
phá hủy về mặt cơ giới
học
và hóa học

các tác nhân ngoại Xâm
thực
do rãnh nơng, thung lũng
lựcl àm chuyển dời nước, Thổi mịn sơng suối, hố trũng
các sản phẩm phong kht mịn do gió thổi mịn, đá tổ ong,
Bóc mịn hóa khỏi vị trí ban tạo thành, tác dụng những ngọn đá sót
đầu của nó
xâm thực mài mịn hình nấm, hàm ếch…
của sóng biển...
Vận
chuyển

di chuyển vật liệu từ Nước, gió, sóng + Vật liệu được di
nơi này đến nơi biển, con người... chuyển từ nới này đến
khác
nơi khác
11

download by :


Bồi tụ

tích tụ các vật liệu Qt bồi tụ phụ tạo nên các dạng địa
bị phá hủy
thuộc vào động hình bồi tụ: tam giác
năng của các nhân châu, đồng bằng phù
tố ngoại lực
sa


Ví dụ 2: Bài 32: “Địa lí các ngành công nghiệp”
GV sử dụng phiếu học tập để học sinh hình thành kiến thức mới. Có thể GV sử
dụng cả tiết học để HS chuẩn bị bài học này.
GV sử dụng phương án làm việc cá nhân học sinh.
Mỗi HS kẻ phiếu học tập vào vở và làm theo u cầu
Trong q trình HS làm việc GV có thể định hướng cho HS. Sau khi HS làm xong
GV có thể thu một vài HS để đánh giá rút kinh nghiệm và cho điểm động viên.
Cụ thể phiếu học tập như sau:
Ngành cơng nghiệp Tên sản phẩm

Vai trị

Phân
bố

Năng lượng
Điện tử - tin học
Sản xuất hàng tiêu
dùng
Thực phẩm
Cụ thể kết quả như sau:
Ngành
cơng
nghiệp

Tên sản
phẩm

Vai trị


Than, dầu
mỏ, điện

Cơ sở phát triển cơng nghiệp
hiện đại, đáp ứng đời sống văn
hoá, văn minh của nhân loại
Cung cấp nhiên liệu cho nhiệt
điện, luyện kim, hoá chất

Năng
lượng

Điện tử tin học

Sản xuất
hàng tiêu
dùng

Ti vi, diện
thoại, linh
kiện
điện
tử...
Quần
áo,
sách vở, da
giày, sành
sứ...

Phân bố

Bắc bán cầu(Nga, TQ,
Hoa Kì)
Các nước kinh tế phát
triển
Trung Đông, LB Nga,
Mĩ La Tinh

Kinh tế mũi nhon, thước đo các nước phát triển:
trình độ phát triển kinh tế kĩ Hoa Kì, Nhật Bản, EU
thuật
SX các sản phẩm phục vụ cho rộng khắp trên toàn thế
nhu cầu tiêu dùng của người giới
dân, thúc đẩy các ngành cn
nặng phát triển
Tạo ra việc làm tăng thu nhập
12

download by :


Thực
phẩm

Sửa, rượu Đáp ứng nhu cầu hàng ngày rộng khắp trên toàn thế
bia,
nước của người dân, thúc đẩy tiêu giới
ngọt,
đồ thụ và phát triển nông nghiệp,
hộp...
tăng thêm giá trị thu nhập, tạo

việc làm

3.3. Thực nghiệm Sư phạm
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các phương pháp dạy học sử dụng phiếu học tập
mà đề tài nêu ra, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở một số lớp do mình dạy trong năm học
này như sau:
Tiến hành dạy 2 bài sử dụng phiếu học tập ở 3 lớp khác nhau trong 2 học kì khác
nhau. Lớp 10B là đối tượng khá giỏi, 2 lớp còn lại là 10A, 10C thuộc đối tượng tương
đương nhau. Mặc dù đưa lớp 10B vào để giảng dạy nhưng bản thân chỉ đối chứng 2
lớp là 10A và 10C vì vậy việc chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là tương đối
khách quan.
Lớp 10A tôi dùng phương pháp dạy học truyền thống, không sử dụng các loại
phiếu học tập...
Lớp 10C tôi dạy theo phương pháp sử dụng phiếu học tập
(Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
và Bài 32: “Địa lí các ngành cơng nghiệp”
Sau tiết dạy ở 2 lớp, tơi thấy có sự khác biệt rất lớn:
Lớp 10A các em rất bị động trong việc tiếp thu, chỉ chờ giáo viên định hướng u
cầu, khơng có khả năng tự học, khả năng tìm tịi phát hiện kiến thức mới rất hạn chế.
Ngoài ra, giáo viên làm việc rất vất vả. Những đối tượng học sinh yếu hầu như không
tham gia làm việc.
Lớp 10C chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, tiết học rất nhẹ nhàng, HS
hướng thú, tìm tịi khám phá kiến thức thơng qua phiếu học tập. Giáo viên có điều
kiện kiểm tra quá trình tự đọc tài liệu, tham gia trao đổi và cùng giáo viên làm việc.
Từ đó giúp các em nhớ lâu hơn và giáo viên làm việc nhẹ nhàng hơn, hiểu từng đối
tượng học sinh hơn.
Sau khi học xong bài học tôi tiến hành cho kiểm tra 15 phút (Phụ lục 3 ) với 5 câu
hỏi trắc nghiệm và 2 câu hỏi tự luận ở hai lớp trên và cho kết quả trung bình sau 2 lần
kiểm tra như sau:
Lớp

10B
10A
10C


5–6
<5 điểm
số
điểm
0 HS
0 HS
45
(0%)
(0%)
6 HS
15 HS
44
(13,6%)
(34%)
0 HS
10 HS
45
(0%)
(22,2%)

6–7
điểm
8 HS
(17,8%)
18 HS

(41%)
17 HS
(37,8%)

7–8
điểm
16 HS
(35,5%)
4 HS
(9%)
12 HS
(26,7%)

8–9
điểm
15 HS
(33,2%)
1 HS
(2,4%)
5 HS
(11,1%)

13

download by :

>9
điểm
6 HS
(13,5%)

0 HS
(0%)
1 HS
(2,2%)


Ngồi ra, tơi tiến hành điều tra học sinh về khả năng hứng thú và khả năng tự học
qua phiếu điều tra trên 2 lớp dạy có sử dụng phiếu học tập, kết quả cho được như sau:
Lớp

Sĩ số

10A

44

10C

45

Khả năng hứng thú
Khả năng tự học
Trung
Trung
Thấp
Cao
Thấp
Cao
bình
bình

8 HS
11 HS
25 HS
2
17
25
(18,2%)
(25%)
(56,8%) (4,5%) (38,7%) (56,8%)
4 HS
13 HS
28 HS
0
18
27
(8,8%)
(28,9%) (62,3%) (0%)
(40%)
(60%)

3.4. Đánh giá khái quát chung kết quả của đề tài
3.4.1. Ưu điểm:
- Định hướng rõ nội dung học tập.
- Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tự nghiên cứu, tìm tịi kiến
thức.
- Học sinh tự trình bày và đưa ra các quan điểm của bản thân, từ đó giúp các em
mạnh dạn hơn trong học tập và trong cuộc sống
- Tất cả các thành viên trong lớp đều tham gia học tập, tham gia thảo luận và mạnh
dạn tranh luận với các nhóm khác.
- Đặc biệt khả năng tư duy của học sinh tiến bộ rõ rệt. Hầu hết các em khơng cịn

có thói quen chép lại tồn bộ những nội dung trong SGK có liên quan đến nội dung
thảo luận.
- Giáo viên có điều kiện thuận lợi đánh giá thái độ học tập và sự tiến bộ của các
dối tượng học sinh
- Khi làm việc với các lớp có lực học khá giỏi, GV có điều kiện cho học sinh thể
hiện năng lực sáng tạo trong thiết kế và sử dụng phiếu học tập. Đồng thời GV lại có
điều kiện trao đổi và học hỏi từ học sinh giỏi các mẫu phiếu học tập hay, từ đó hồn
thiện bài dạy của mình một cách tốt nhất có thể.
- Trong quá trình thực nghiệm ở một số lớp, giúp giáo viên thành thạo hơn, nhuần
nhuyễn hơn trong quá trình thiết lập các loại phiếu học tập cũng như phối hợp giữa
các phương pháp giảng dạy.
- Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.
3.4.2. Nhược điểm:
- Q trình thực hiện đề tài này, theo tơi quan sát trong q trình giảng dạy thì cịn
hạn chế đối với những học sinh khá giỏi, vì đối với đối tượng này cần sự đa dạng hơn
trong nội dung dạy học, sử dụng quá nhiều phiếu học tập sẽ dẫn đến sự nhàm chán
cho một số em trong quá trình giáo viên truyền thụ kiến thức và sẽ hạn chế khả năng
sáng tạo của học sinh.
- Đề tài chỉ mới thực hiện được trong phạm vi hẹp của phần Địa lí thuộc chương
trình lớp 10 có lựa chọn một số bài cụ thể.
- Quá trình đánh giá cho điểm các phiếu học tập giáo viên thực hiện chưa đồng
đều, gây nên sự khơng hài lịng của một số học sinh.
14

download by :


- Thời gian sử dụng và đánh giá phiếu học tập cịn lớn, đặc biệt là q trình kẻ
phiếu học tập trên bảng mất thời gian và sẽ gây lãng phí lớn cho cả giáo viên và học
sinh.

- Một số bài học, khi thiết kế phiếu học tập sẽ không bao quát hết nội dung bài
học, nên đôi lúc giáo viên có thể để sót một vài mảng kiến thức.
- Giáo viên không đủ thời gian để nhận xét hết phiếu học tập của từng học sinh,
nên hiệu quả sẽ không cao nhất cho từng đối tượng.
3.5. Bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn quá trình giảng dạy và kết quả cũng như tồn tại nêu trên, bản thân tôi
rút ra được những bài học kinh nghiệm khi sử dụng phiếu học tập phục vụ mục đích
tự học cho học sinh như sau:
- Giáo viên cần xác định những bài học, phần học sử dụng được phiếu học tập
hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiến thức.
- Không nên sử dụng phiếu học tập liên tiếp trong nhiều bài học gây ra sự nhàm
chán cho học sinh, tức là giáo viên phải luân phiên sử dụng phiếu học tập trong từng
bài, từng nội dung một cách hợp lí nhất, để tạo động lực học một cách tốt nhất.
- Phiếu học tập thiết kế phải rõ ràng, ngắn gọn dễ hiểu, phải thể hiện được thông
điệp của bài học.
- Sử dụng và thiết kế đa dạng các loại phiếu học tập khác nhau để tránh sự nhàm
chán cho cả giáo viên và học sinh khi lên lớp.
- Đối với đối tượng học sinh khá giỏi, giáo viên có thể định hướng nội dung cho
học sinh tự thiết kế phiếu học tập và tự học theo nhu cầu của các em.
- Giáo viên phải đa dạng dạng hóa các phương pháp dạy học khi kết hợp với sử
dụng phiếu học tập.
- Việc sử dụng phiếu học tập phải thường xuyên đi kèm với đánh giá cho điểm,
động viên khích lệ học sinh từ đó tạo động lực cho học sinh.
- Giáo viên phải đặc biệt chú ý đến đối tượng học sinh yếu kém khi sử dụng phiếu
học tập. Đồng thời khi đánh giá cần nhẹ nhàng, khách quan với các đối tượng này.
Ngồi ra, GV khơng nên u cầu q cao về nội dung ghi vào phiếu học tập với đối
tượng yếu mà chỉ cần những kiến thức cốt lõi nhất, dễ hiểu và dễ nhớ nhất, từ đó tạo
hiệu quả cao nhất.
- Quá trình kẻ phiếu học tập trên bảng mất thời gian và sẽ gây lãng phí lớn. Vì vậy
giáo viên nên cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà (trong phần chuẩn bị bài học sau của

học sinh).

15

download by :


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Có thể nói rằng, đổi mới phương pháp là yêu cầu cấp thiết của một giáo viên đứng
trên bục giảng, nhằm khẳng định vị trí chủ động nhận thức của học sinh. Phiếu học
tập là công cụ quan trọng để đánh giá quá trình học tập và khả năng tự học của học
sinh . Từ lý luận vận dụng vào thực tiễn cho thấy việc sử dụng phiếu học tập có chọn
lọc sẽ mang lại hiệu quả cao trong đổi mới phương pháp dạy học-một trong những
yêu cầu lớn nhất hiện nay của ngành giáo dục trong cả nước.
Với đề tài này, cung với quá trình giảng dạy, khả năng tự học, tự rèn luyện kiến
thức và tự nghiên cứu của học sinh đã tăng lên. Tuy nhiên khả năng sáng tạo của học
sinh vẫn chưa cao. Song đây cũng là một hiệu quả, thành cơng của đề tài.
Nhìn chung, với xu thế đi lên không ngừng của thời đại phát triển kinh tế nói
chung và của giáo dục nói riêng, thì đổi mới phương kết hợp với phương tiện dạy học
trực quan là điều tất yếu, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh.
Để tài trên tiến hành có kết quả như mong muốn là một việc làm tương đối khó, lý
do khách quan cũng có, chủ quan cũng có, nhưng theo tơi nghĩ là giáo viên ai ai cũng
làm được điều đó với điều kiện phải có nhận thức đúng đắn, phải dành nhiều thời gian
đầu tư suy nghĩ về giáo án giảng dạy, phải dốc hết tâm huyết và sự nhiệt tình của nghề
nhà giáo....
Hoạt động dạy học kết hợp phiếu học tập là một trong những phương pháp mới
được sử dụng nhiều trong những năm gần đây. Do đó với đề tài này, tơi mong muốn
trình bày những hiểu biết của mình và hồn thiện hơn nữa kĩ năng sử dụng phiếu học

tập cho cả GV và HS. Tất nhiên, đề tài cịn có những hạn chế rất mong sự đóng góp
chân tình của các bạn đồng nghiệp, để nâng cao hiệu quả học tập và giáo dục học sinh
tốt hơn.
2. Kiến nghị
Để SKKN áp dụng một cách có hiệu quả trong việc giảng dạy và học tập các bài
học mơn Địa lí lớp 10 nói riêng và chương trình mơn Địa lí THPT nói chung tại trường
THPT Hồng Hoa Thám , tỉnh Quảng Bình, tôi xin kiến nghị và đề xuất một số vấn đề
sau:
- Về phía Nhà trường:
+ Cần tiếp tục quan tâm đến việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học ở tất
cả các tổ chuyên môn trong nhà trường; đặc biệt đề cao khả năng tìm tịi hướng dẫn
học sinh khả năng tự học.
+ Xây dựng phịng bộ mơn, tăng cường thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên
và học sinh, để phục vụ tốt hơn trong quá trình dạy học.
+ Mở các lớp bồi dưỡng thêm cho giáo viên về các chuyên đề phát huy tính
tích cực của học sinh và các phương pháp tự học.
+ Quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống vất chất lẫn tinh thần của GV, để họ có
nhiều điều kiện đầu tư vào các bài dạy trên lớp.
- Về phía Tổ chun mơn:
16

download by :


+ Tăng cường thao giảng dạy tốt chuyên đề gắn với đổi mới mạnh mẽ các
phương pháp dạy học.
+ Trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn HS tự học hiệu quả nhất, đặc biệt
là quá trình sử dụng PHT của các GV khác trong tổ.
+ Nâng cao trình độ sử dụng PHT thông qua các bài dạy tốt, thao giảng hay hội
giảng chuyên đề cấp tổ, cấp trường.

+ Tăng cường sử dụng phiếu học tập ở các môn khác ngồi mơn Địa lí lớp 10
như Lịch sử các khối lớp, GDCD các khối lớp...
- Về phía giáo viên:
+ Cần phải có sự đầu tư nghiên cứu, tìm tịi các phương pháp giảng dạy hiệu
quả nhất cho từng bài cụ thể và phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
+ Ln trau dồi và nâng cao trình độ chun, nghiệp vụ thông qua việc bồi
dưỡng thường xuyên do trường và Sở Giáo dục tổ chức. Luôn luôn coi việc đổi mới
phương pháp dạy học là nhiệm vụ thường xuyên và cần thiết.
+ Tìm hiểu thêm về các loại PHT và các phương pháp sử dụng phiếu học tập
một cách hiệu quả nhất.
- Về phía học sinh: Cần phải có nhận thức đầy đủ về vai trị của mơn Địa lí
trong hệ thống giáo dục phổ thơng. Từ đó có thái độ học tập tích cực hơn, đồng thời
phải có sự chuẩn bị bài học trước khi đến lớp nhất là các bài học mà GV yêu cầu sử
dụng PHT để chuẩn bị ở nhà.

17

download by :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo khoa Địa lí 10 THPT, Nxb GD.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Địa lí 10 THPT, Nxb GD.
3. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong
quá trình học tập, Nxb GD.
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - thực hiện
chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 10 THPT, Nxb GD
6. Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lý luận dạy học Địa lí, Nxb ĐHSP
HN.
7. Đặng Văn Đức - Nguyễn Thu Hằng (2003), Phương pháp dạy học Địa lí theo

hướng tích cực, Nxb ĐHSP HN.
8. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Thiết kế bài giảng Địa lý ở trường phổ thông, Nxb
ĐHSP HN.

18

download by :


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: MỘT SỐ BÀI HỌC GIÁO VIÊN SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
1. Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất(cả bài)
Các qt

Khái
niệm

Các tác nhân chủ Kết quả
yếu
(các dạng địa hình tạo ra)

Phong hóa Lý
học
Phong hóa Hóa
học
Phong hóa Sinh
học
Bóc mịn
Vận chuyển
Bồi tụ

2. Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính(phần II)
Loại gió

Nguồn
gốc

Hướng thổi Tính chất Nơi hoạt
nhiều

Tây
ơn
đới
Mậu dịch
Gió mùa
3. Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển (phần II)
Nhân tố
Mưa ít
Mưa nhiều
Khí áp
Gió
Frong
Địa hình
Dịng biển
4. Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
Một số sông lớn trên Trái Đất (phần II)
Nhân tố
Ảnh hưởng Ví dụ ở Việt
Nam
Chế độ mưa
Băng tuyết nước ngầm

Địa hình, địa thế
Thực vật(bề mặt đệm)
Hồ, đầm
19

download by :

động


5. Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dịng biển.(Phần II)
Hiện tượng

Vị trí mặt trăng, Vào những ngày
mặt Trời và Trái nào của tuần
Đất
trăng

Triều
cường
Triều kém
6. Bài 17: Thổ nhưỡng quyển(Phần II)
Nhân tố
Đá mẹ
Khí hậu
Sinh vật
Địa hình
Thời gian
Con người


Vai trị

Ví dụ

7. Chương IV: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí (cả chương)
Quy luật

Khái niệm Nguyên
nhân

Biểu hiện Ý nghĩa thực tiến

Thống nhất và
hồn chỉnh
Địa đới
Đai cao
Địa ơ
8. Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt (cả bài)
Trồng trọt

Cây trồng chủ Vai trò
yếu

Phân bố

Cây lương thực
Cây cơng nghiệp
Trồng rừng
9. Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải (cả bài)
Ngành giao thông

Ưu điểm
Hạn chế
Đường sắt
Đường ô tô
Đường biển
Đường hàng không

Phân bố

20

download by :


Đưpừng sông hồ
Đường ống

Phụ lục 2:
21

download by :


×