Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại lợn nguyễn văn tưởng, huyện kim thành, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.96 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỒNG NGỌC
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC NI DƯỠNG,
PHỊNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN THỊT NUÔI TẠI
TRẠI LỢN NGUYỄN VĂN TƯỞNG, HUYỆN KIM
THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành: Thú y
Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2021

Thái Nguyên, năm 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN HỒNG NGỌC
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC NI DƯỠNG,
PHỊNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN THỊT NUÔI TẠI
TRẠI LỢN NGUYỄN VĂN TƯỞNG, HUYỆN KIM
THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K48 - TY - N06

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2021

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thanh Vân


Thái Nguyên, năm 2021


i

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quãng thời gian học tập và rèn luyện dưới ngôi trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên. Cũng như trong quãng thời gian thực tập tốt nghiệp tại
trang trại chăn nuôi Nguyễn văn Tưởng, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

. Em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ trong khoa Chăn ni
Thú y. Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới: Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa cùng tồn thể các thầy giáo, cơ giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS. Trần Thanh Vân đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, nhắc nhở và chỉ bảo
chu đáo để em có thể hồn thành tốt khóa luận này.
Đồng thời em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn trân thành tới Công ty Cổ
phần chăn nuôi CP Việt Nam, cùng với gia đình chủ trang trại là chú Nguyễn
Văn Tưởng và toàn thể cán bộ kỹ sư và anh em công nhân trong trại đã giúp
đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, những người thân
cùng bạn bè đã động viên khích lệ tinh thần giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực tập và hồn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Loại thức ăn, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng ..................
trong các loại thức ăn được sử dụng tại trang trại ...........................................
Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại ...........
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn thịt của trang trại trong 3 năm gần đây (2018 2020) ...............................................................................................
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng .........................................
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh khử trùng ................................
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng vắc - xin tại trại ................
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đường hô hấp và tỷ lệ chết của lợn nuôi tại
trại theo tháng tuổi ..........................................................................
Bảng 4.6. Kết quả áp dụng phác đồ điều trị bệnh viêm đường hô hấp cho đàn
lợn thịt được nuôi tại trang trại .......................................................
Bảng 4.7. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy xảy ra trên đàn lợn thịt và hiệu
quả điều trị bệnh ..............................................................................
Bảng 4.8. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đuôi, viêm rốn, viêm khớp ở đàn lợn thịt nuôi
tại trại và hiệu quả điều trị ..............................................................
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện nhập lợn và xuất lợn ..........................................


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
cs

Cộng sự

C. Perfringens


Clostridium perfringens

E. coli

Escherichia coli

Nxb

Nhà xuất bản

Scs

Sau cai sữa

S. typhimurium

Salmonella typhimurium

P

Khối lượng

Vsv

Vi sinh vật


iv


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................... iii
MỤC LỤC........................................................................................................... iv
Phần 1 MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề...............................................................2
1.2.1. Mục đích của chuyên đề..............................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề................................................................................2
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.................................................................3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập..........................................................................3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................3
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại................................................................................4
2.1.3. Cơ sở vật chất của trại.................................................................................5
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn.................................................................................6
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài..............................................................................6
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn...........6
2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt............................................................ 11
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước.................................................. 25
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................................. 25
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi........................................................... 27
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH...........29
3.1. Đối tượng..................................................................................................... 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành................................................................... 29
3.3. Nội dung thực hiện....................................................................................... 29
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện.......................................... 29
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.................................................................................. 29
3.4.2. Phương pháp thực hiện.............................................................................. 30

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................. 39


v

4.1. Kết quả thực hiện cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và quản lý đàn lợn........39
4.3. Thực hiện công tác vệ sinh, khử trùng......................................................... 42
4.4. Thực hiện biện pháp phòng bệnh cho lợn thịt.............................................. 43
4.4.1. Tiêm vắc – xin phòng bệnh cho đàn lợn thịt............................................. 43
4.5. Kết quả điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại.............................................. 44
4.5.1. Kết quả chẩn đốn và điều trị bệnh viêm đường hơ hấp cho đàn lợn thịt
ni tại trại.......................................................................................................... 44
4.5.2. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy xảy ra trên đàn lợn thịt và hiệu quả
điều trị bệnh........................................................................................................ 47
4.5.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đuôi, viêm rốn, viêm khớp ở đàn lợn thịt nuôi tại trại
và hiệu quả điều trị.............................................................................................. 49
4.6. Kết quả thực hiện một số công việc khác trong thời gian thực tập..............50
4.6.1. Nhập lợn.................................................................................................... 50
4.6.2. Xuất lợn..................................................................................................... 52
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................... 55
5.1. Kết luận........................................................................................................ 55
5.2. Đề nghị......................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 56
PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN CHO CHUYÊN ĐỀ.................0


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nơng nghiệp do vậy nơng nghiệp giữ vai trị chủ
đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trong nông nghiệp ngành chăn ni chiếm vị
trí rất quan trọng, nó khơng những cung cấp một lượng lớn thực phẩm cho
con người mà còn cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu. Đồng thời ngành chăn
ni cịn góp phần tạo cơng ăn việc làm cho phần lớn nông dân ở các vùng
nông thôn ở nước ta. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà
nước cùng với xu hướng phát triển của xã hội thì chăn ni lợn cũng chuyển
từ loại hình chăn nuôi nông hộ dần sang tập trung trang trại đã giúp cho ngành
chăn nuôi lợn đạt được bước phát triển không ngừng cả về chất lượng và số
lượng. Mặt khác, nước ta cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển
chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn như có nguồn nguyên liệu dồi dào cho
chế biến thức ăn, sự đầu tư của nhà nước…
Trong những năm gần đây ngành chăn ni đang phát triển khá mạnh,
trong đó ngành chăn ni lợn chiếm một vị trí quan trọng và đem lại nhiều lợi
ích cho người chăn ni. Hàng năm, ngành chăn nuôi lợn cung cấp trên 70%
sản lượng thịt cho thị trường. Không những cung cấp nguồn thực phẩm lớn
cho con người, chăn ni lợn cịn cung cấp một lượng phân bón khá lớn cho
ngành trồng trọt và cung cấp các sản phẩm phụ như: da, mỡ… cho ngành
công nghiệp chế biến. Trên thực tế, nhu cầu sử dụng thịt lợn chiếm tỷ lệ cao
trong tổng số thịt tiêu thụ trên toàn thế giới, điều này chứng tỏ tính ưu việt của
thịt lợn trong cuộc sống của con người.
Để phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi lợn ở nước ta, chăn nuôi lợn thịt là
một trong những khâu quan trọng góp phần quyết định đến dự thành cơng trong
chăn nuôi lợn. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của BCN Khoa và cô
giáo hướng dẫn em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm

sóc ni dưỡng, phịng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại lợn Nguyễn
Văn Tưởng, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”.



2

Do mới bước đầu làm quen nên bản báo cáo này khơng tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Vậy nên, em kính mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp
kiến q báu của các thầy, các cơ, các bạn đồng nghiệp để cho bản báo cáo
của em được hoàn chỉnh hơn, hồn thành tốt chương trình học.
ý

1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích của chuyên đề
-

Nắm được quy trình chăm sóc lợn thịt.

Nắm được các loại thức ăn dành cho lợn thịt, khẩu phần ăn và cách cho
lợn thịt ăn qua từng giai đoạn.
-

Nắm được các bệnh thường xảy ra đối với lợn thịt và phương pháp
phòng và trị bệnh hiệu quả nhất.
-

1.2.2. Yêu cầu của chun đề
Đánh giá tình hình chăn ni tại trại lợn Nguyễn Văn Tưởng, huyện Kim
Thành, tỉnh Hải Dương. Áp dụng quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho đàn lợn
thịt ni tại trại.
Xác định tình hình nhiễm bệnh và áp dụng được quy trình phịng và trị
bệnh cho đàn lợn tại trang trại.



3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Ví trí địa lí
Trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Văn Tưởng được thành lập
năm 2015, là trại gia công của công ty cổ phần CP Việt Nam với quy mô là
2000 lợn thịt. Trại được xây dựng tại xã Kim Tân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải
Dương với diện tích 2 ha nằm trong diện tích 7 ha ruộng.
-

Có vị trí địa lý:

Phía đơng và phía nam giáp thành phố Hải Phịng, Phía bắc giáp thị xã
Kinh Mơn, Phía tây giáp huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương, Phía tây
nam giáp huyện Thành Hà.
-

Có giao thơng, thủy lợi:

Có hệ thống ao gồm 5 ao nuôi cá và 2 ao dùng để dự trữ nước phục vụ
cho chăn ni và sản xuất, có hệ thống sông Kinh Môn chảy qua trại đảm bảo
nguồn nước cung cấp cho chăn ni.
Có tuyến đường 188 chạy từ quốc lộ 5 vào đến trại rất thuận lợi cho đi
lại và vận chuyển các sản phẩm của trại.
Những năm gần đây, hệ thống giao thông trong xã Kim Tân, huyện Kim
Thành đã được đầu tư mới, thuận tiện cho việc đi lại buôn bán và vận chuyển

các sản phẩm của trại.
Khoảng cách từ trại đến khu dân cư là 1km đảm bảo được an tồn vệ
sinh mơi trường và không gây ô nhiễm cho khu dân cư.
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Huyện Kim Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có độ nóng và
độ ẩm cao.


4

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23◦C lượng mưa trung bình hằng
năm là 1453 mm
Độ ẩm khơng khí trung bình hằng năm là 85%. Có hai con sơng lớn chạy
qua địa bàn huyện là sông Kinh Môn và sông Rạng đây là nguồn cung cấp
nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Đồng thời cũng là nguồn mang lại phù
sa cho đất.
2.1.1.3. Điều kiện đất đai
Nghiên cứu về những đặc điểm tính chất và phân loại đất được thực hiện
theo phương pháp phân loại của FAO- UNESCO để xác định khả năng sử
dụng bền vững cho đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương.
Những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cho thấy: Vùng đồng bằng ở Hải
Dương có 4 nhóm đất chính: Đất mặn; Đất phèn; Đất phù sa và Đất xám với
tổng cộng 9 đơn vị phụ. Trong các nhóm đất trên nhóm phù sa chiếm diện tích
lớn nhất (khoảng 80% diện tích điều tra), đất phù sa thích hợp cho nhiều loại
cây trồng nơng nghiệp như lúa, màu, các loại cây ăn quả và cây công nghiệp
ngắn ngày với những điều kiện thuận lợi về địa hình bằng phẳng, có điều kiện
tưới tiêu tốt và độ phì cao.
Hai nhóm đất khác là đất mặn và đất phèn (chiếm khoảng 7% diện tích
điều tra) những loại đất này chủ yếu thích hợp cho trồng lúa và ni trồng
thủy sản nước lợ. Trong vùng đồi chỉ có nhóm đất xám- Acrisols (chiếm 13%

diện tích đất điều tra) nhóm đất này có tiềm năng cho phát triển cây ăn quả và
trồng rừng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại
-

Tổng số nhân lực của trại gồm có 6 người, trong đó có:

+

1 chủ trại làm nhiệm vụ quản lý.

+

Kỹ sư chính của Cơng ty phụ trách kỹ thuật.

+

Cơng nhân và 3 sinh viên thực tập trực tiếp làm công tác chăm sóc, ni

dưỡng


5

2.1.3. Cơ sở vật chất của trại
Trại mới được xây dựng nên cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng khá
hiện đại và hiệu quả.
-

Về cơ sở vật chất kỹ thuật:


+

Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hồn tồn: Hai bên tường có dãy

cửa sổ lắp kính; mỗi cửa sổ có diện tích 1,2 m2; cách nền 1,2 m; mỗi cửa sổ
cách nhau 2,5 m.
+ Trong các chuồng có các ơ chuồng được ngăn cách bằng tường và thép chắn.
+
+

Có hệ thống quạt gió, dàn mát, điện sáng, vịi uống nước tự động.
Trong khu chăn ni, đường đi lại giữa các ơ chuồng, các khu khác đều

Có một máy phát điện công suất lớn đủ cung cấp điện cho cả trại sinh
hoạt và hệ thống chuồng nuôi những khi mất điện.
+

-

Về cơ sở hạ tầng:

Trại xây dựng gồm 2 khu tách biệt: Khu nhà ở, sinh hoạt của công
nhân, sinh viên và khu chuồng nuôi.
+

+

Khu nhà ở rộng rãi có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh tiện nghi.


+

Nhà bếp rộng rãi và sạch sẽ.

Trại có một nhà kho là nơi chứa thức ăn cho lợn và một kho thuốc là
nơi cất giữ và bảo quản các loại thuốc, vắc - xin, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ
cơng tác chăm sóc, điều trị cho đàn lợn của trại.
+

-

Hệ thống chuồng nuôi

Khu vực chuồng nuôi của trại được xây dựng trên một khu vực bằng phẳng,
có các mương thoát nước và xây cách ly xa khu vực sinh hoạt của cơng nhân.
Trại gồm có 4 chuồng ni mỗi chuồng ni có 14 ơ ni được đánh số 01 đến
14.

Hệ thống chuồng ni có đầy đủ trang thiết bị như bóng đèn sưởi ấm, thắp

sáng, quạt thơng gió đảm bảo và có giàn mát tạo nhiệt độ ấm áp về mùa đông và


6

mát mẻ về mùa hè. Thuốc và dụng cụ để chăm sóc điều trị bệnh cho lợn được
trại trang bị đầy đủ cho từng chuồng riêng biệt.
Hệ thống chuồng của trại có thể đáp ứng quy mơ chăn ni 2000 lợn thịt.
Ngồi lĩnh vực sản xuất chính là chăn ni lợn, trại cịn sử dụng diện tích ao, hồ
chăn ni cá và một số lồi thủy cầm góp phần tăng thu nhập cho trang trại.


2.1.4. Thuận lợi và khó khăn
+

Thuận lợi
Trại được xây dựng trên một cánh đồng nên cách xa khu dân cư, đảm bảo

cơng tác vệ sinh, phịng dịch; không làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh.

Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại có năng lực, năng
động, nhiệt tình và có trách nhiệm trong cơng việc.
+

Trại được xây dựng theo mơ hình cơng nghiệp, trang thiết bị hiện đại,
do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay.
+

-

Khó khăn

Trại được xây dựng ở giữa cánh đồng nên hệ thống thốt nước chưa
được nhanh và hiệu quả.
+

+

Cơng tác xử lý chất thải của trang trại cũng còn một số hạn chế.

2.2. Cơ sở khoa học của đề tài

2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn
2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, cơ sở di truyền của sự sinh trưởng
Sinh trưởng được nhiều tác giả nghiên cứu cho các khái niệm cũng phần
nào khác nhau. Khi nghiên cứu về sinh trưởng, theo Johansson (1972) [9] đã có
khái niệm như sau: về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng
hợp protein, cho nên người ta lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh
giá sự sinh trưởng. Tuy nhiên, có những khi tăng khối lượng khơng phải là tăng
trưởng. Sự tăng trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, số lượng


7

và các chiều của tế bào mơ cơ. Ơng cịn cho biết cường độ phát triển qua giai
đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh thưởng đến chỉ tiêu phát triển
của lợn.
2.2.1.2. Sự phát triển các cơ quan trong cơ thể
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn, các tổ chức khác nhau
được ưu tiên tích luỹ khác nhau. Các hệ thống chức năng như hệ thần kinh, hệ
tiêu hoá, tuyến nội tiết được ưu tiên phát triển trước hết. Sau đó là bộ xương,
hệ thống cơ bắp
Cơ bắp là phần quan trọng tạo nên sản phẩm thịt lợn. Trong quá trình
sinh trưởng và phát triển của cơ thể, từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành, số
lượng các bó cơ và sợi cơ ổn định. Tuy nhiên, giai đoạn lợn còn nhỏ đến
khoảng 60 kg trong cơ thể có sự ưu tiên cho sự phát triển các tổ chức nạc.
Đối với mô mỡ, sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào mỡ là
nguyên nhân chính gây nên sự tăng về khối lượng của mơ mỡ. Ở giai đoạn
cuối của q trình phát triển trong cơ thể lợn có q trình ưu tiên phát triển và
sự tích luỹ mỡ.
2.2.1.3. Quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng trong cơ thể
Trong cơ thể lợn, có sự ưu tiên dinh dưỡng khác nhau và theo từng giai

đoạn sinh trưởng phát triển cho từng hoạt động chức năng của tất cả các bộ
phận trong cơ thể.
Trước hết, dinh dưỡng được ưu tiên cho hoạt động thần kinh, tiếp đến
cho hoạt động sinh sản, cho sự phát triển bộ xương, cho sự tích luỹ nạc và
cuối cùng cho sự tích luỹ mỡ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, khi dinh
dưỡng cung cấp bị giảm xuống 20% so với tiêu chuẩn ăn cho lợn thì quá trình
tích luỹ mỡ bị ngưng trệ, khi dinh dưỡng giảm xuống 40% thì sự tích luỹ nạc,
mỡ của lợn bị dừng lại. Vì vậy, ni lợn khơng đủ dinh dưỡng thì lợn sẽ
khơng tăng khối lượng.


8

2.2.1.4. Ảnh hưởng của quy trình chăm sóc ni dưỡng lợn thịt
Lợn thịt là giai đoạn chăn nuôi cuối cùng để tạo ra sản phẩm, lợn thịt
cũng là thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu đàn (65 - 80%), do vậy,
chăn nuôi lợn thịt quyết sự định thành bại trong chăn nuôi lợn.
Chăn nuôi lợn thịt cần đạt những yêu cầu: lợn có tốc độ sinh trưởng
nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, tốn ít cơng chăm sóc và phẩm chất thịt tốt.
2.2.1.5. Dinh dưỡng thức ăn
Dinh dưỡng là nhân tố quan trọng của yếu tố ngoại cảnh quyết định đến
khả năng sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn. Trần Văn Phùng và cs.
(2004) [15] cho rằng, các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu
khơng có một mơi trường dinh dưỡng và thức ăn hồn chỉnh. Một số thí
nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh
dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các thành phần trong cơ thể. Khẩu
phần có mức năng lượng cao và mức protein thấp thì lợn sẽ tích luỹ mỡ nhiều
hơn so với khẩu phẩn có mức năng lượng thấp và hàm lượng protein cao.
Khẩu phần có hàm lượng protein cao thì lợn có tỷ lệ nạc cao hơn.
Lượng thức ăn cho ăn cũng như thành phần dinh dưỡng ảnh hưởng trực

tiếp đến quá trình tăng khối lượng của lợn. Hàm lượng xơ thô tăng từ 2,4 11% thì tăng khối lượng mỗi ngày của lợn giảm từ 566 g xuống 408 g và thức
ăn cần cho 1 kg tăng khối lượng tăng lên 62%.
Vì vậy để chăn ni có hiệu quả cần phối hợp khẩu phần ăn sao cho vừa
cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển và vừa tận
dụng được nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương.
-

Mơi trường:

Trần Văn Phùng và cs. (2004) [15] cho biết, môi trường xung quanh gồm nhiệt
độ, độ ẩm, mật độ, ánh sáng. Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất
và phẩm chất thịt. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 18 oC. Nhiệt độ
chuồng nuôi liên quan mật thiết đến độ ẩm khơng khí, độ ẩm khơng khí thích hợp
cho lợn ở khoảng 70%. Tác giả Nguyễn Thiện và cs. (2005) [20] cho biết, ở điều


9

kiện nhiệt độ và độ ẩm cao hơn lợn phải tăng cường q trình toả nhiệt thơng
qua q trình hơ hấp (vì lợn có rất ít tuyến mồ hơi) để duy trì thăng bằng thân
nhiệt. Ngồi ra, nhiệt độ cao sẽ làm khả năng thu nhận thức ăn hàng ngày của
lợn giảm. Do đó, khả năng tăng khối lượng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển
hoá thức ăn kém dẫn đến sự sinh trưởng phát triển của lợn bị giảm.
Mật độ lợn trong chuồng ni cũng có ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất.
Khi nhốt lợn ở mật độ cao hay số con/ô chuồng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến
tăng khối lượng hàng ngày của lợn và phần nào ảnh hưởng đến sự chuyển hoá
thức ăn. Do vậy, khi nhốt ở mật độ cao sẽ tăng tính khơng ổn định trong đàn.
Lợn cắn lẫn nhau, giảm bớt thời gian ăn và nghỉ của lợn. Một nghiên cứu ở
Mỹ (Bord) cho thấy, khi nuôi lợn với mật độ thấp, sẽ làm tăng tốc độ tăng
khối lượng cũng như làm giảm mức tiêu tốn thức ăn. Chăm sóc ảnh hưởng

chủ yếu đến năng suất, chuồng vệ sinh kém dễ gây bệnh, chuồng nuôi ồn ào,
không yên tĩnh đều làm năng suất giảm. Sức khoẻ trong giai đoạn bú sữa kém
như thiếu máu, cịi cọc dẫn đến giai đoạn ni thịt tăng khối lượng kém (Vũ
Đình Tơn và Trần Thị Thuận, 2005 [19]).
Phương thức nuôi dưỡng như cho ăn tự do sẽ làm tăng tốc độ tăng
trưởng của lợn hơn so với cho ăn hạn chế, những giống lợn hướng mỡ nên
cho ăn hạn chế từ đầu, còn với những giống lợn hướng nạc nên cho ăn tự do
sẽ có được năng suất và chất lượng tốt nhất.
2.2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt lợn Giống

Theo Nguyễn Thiện và cs. (2005) [20], giống là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt. Các giống lợn
nội có tốc độ sinh trưởng chậm hơn và chất lượng thịt thấp hơn các giống lợn
lai và lợn ngoại.
Các giống khác nhau có khả năng tăng khối lượng khác nhau, phụ thuộc
vào các gen quy định tính trạng này. Cùng một khối lượng như nhau, cùng
kiểu gen, nhưng khi trưởng thành, những con có khối lượng lớn hơn có khả
năng tăng khối lượng nhanh hơn lại có ít mỡ hơn những con có khối lượng
nhỏ hơn (dẫn theo Giang Hồng Tuyến, 2009 [22]).


10

Tăng khối lượng trung bình của lợn Móng Cái khoảng 300 - 350
gam/ngày, trong khi con lai F1 (nội x ngoại) đạt 550 - 600 g/ngày. Lợn ngoại
nếu chăm sóc, ni dưỡng tốt có thể đạt tới 700 - 800 g/ngày.
Phẩm chất thịt của lợn ngoại và lợn lai cũng tốt hơn so với lợn địa
phương, tỷ lệ thịt nạc của các giống lợn ngoại là cao hơn so với lợn nội. Hiện
nay, người ta lợi dụng ưu thế lai của phép lai kinh tế để phối hợp nhiều giống
vào trong 1 con lai nhằm tận dụng các đặc điểm tốt từ các giống lợn khác

nhau. Đồng thời, sản phẩm của phương pháp lai là các con giống có thể đáp
ứng tốt yêu cầu của thị trường, nâng cao năng suất và chất lượng thịt. Kết quả
khảo sát năng suất và phẩm chất thịt của 1 số giống lợn cho thấy tăng khối
lượng, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt nạc của lợn Landrace và lợn Đại Bạch đều cao
hơn nhiều so với của lợn Móng Cái.
-

Thời gian và chế độ nuôi

Là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất thịt. Thời
gian nuôi dài lợn có trọng lượng cao nhưng tiêu tốn thức ăn nhiều, tốn nhiều
cơng chăm sóc ni dưỡng, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, chất
lượng thịt kém. Thời gian nuôi dưỡng ngắn sẽ khắc phục được các nhược
điểm trên nhưng địi hỏi phải đầu tư chăm sóc ni dưỡng tốt. Chế độ dinh
dưỡng cao lợn tăng khối lượng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp, hiệu quả cao
chất lượng thịt tốt. Nếu lợn được ăn thức ăn có dinh dưỡng cao và phù hợp
với các giai đoạn sinh trưởng phát triển của chúng thì năng suất và chất lượng
thịt sẽ tăng cao.
-

Khí hậu và thời tiết

Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hố
cao, tích lũy cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao. Nhiệt độ
chuồng ni q cao lợn ăn ít, tỷ lệ tiêu hố kém, giảm tăng khối lượng. Nhiệt
độ quá thấp lợn tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét, tiêu tốn thức ăn cao

.



11

2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt
2.2.2.1. Bệnh viêm phổi (Bệnh suyễn lợn)
- Nguyên nhân
Bệnh viêm phổi do Mycoplasma, còn gọi là bệnh suyễn lợn do vi khuẩn
Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Đặc điểm của bệnh là ho kéo dài nhiều
tuần, lợn chậm lớn, sức kháng bệnh yếu. Nếu kết hợp với các vi trùng gây
viêm phổi khác sẽ tạo nên tình trạng viêm phổi nặng với triệu chứng sốt cao,
ho nhiều, khó thở.
Tajima, Yagihashi (1982) [32] cho biết, Mycoplasma hyopneumoniae có
kích thước khá nhỏ, bằng khoảng 1/5 vi trùng (400 - 1200 nm, bộ gene
khoảng 893 - 920 kb). Tế bào vi khuẩn khơng có vách mà chỉ có một lớp
màng rất linh động, là vi khuẩn Gram (-), tuy nhiên khơng thể quan sát dưới
kính hiển vi quang học.
+

Triệu chứng
Thể mãn tính: Triệu chứng chính là ho nhiều, với đặc điểm là ho khan,

kéo dài trong nhiều tuần, khơng thấy có dấu hiệu chảy nước mũi và sốt. Lợn
tăng trọng chậm, thể mãn tính ít gây các triệu chứng điển hình do đó ít được
các nhà chăn nuôi để ý, tuy nhiên thể bệnh này gây thiệt hại kinh tế lớn nhất
do lợn chậm lớn và tiêu tốn thức ăn nhiều.
+

Thể mang trùng: Thường xảy ra trên lợn giống hoặc lợn ni thịt có

thời gian ni trên 6 tháng tuổi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang trùng
là do giai đoạn nuôi hậu bị đã nhiễm bệnh thể mãn tính. Khi lợn lớn dần, vai

trị gây bệnh của Mycoplasma cũng giảm bớt, từ đó dẫn đến hiện tượng mang
trùng. Hiện tượng mang trùng trên lợn có thể kéo dài rất lâu: từ nhiều tháng
đến nhiều năm và là nguồn chính lây lan bệnh trong đàn lợn. Trên lâm sàng
khơng thấy rõ các triệu chứng, thỉnh thoảng có những cơn ho nhẹ, tốc độ tăng
trọng giảm thấp đến 15%.


12

Thể viêm phổi phức hợp: Thường hay xảy ra trên lợn con giai đoạn sau

+

cai sữa, sau khi đã nhiễm Mycoplasma vài tuần và điều kiện nuôi dưỡng
không tốt, các vi khuẩn khác trong đường hô hấp phát triển gây bội nhiễm,
làm trầm trọng thêm tình trạng viêm phổi với các triệu chứng: ho nhiều, thở
nhanh, rất khó thở sau cơn ho, bệnh tiến triển trong 2 - 3 tuần thì giảm dần, tỉ
lệ chết thấp nhưng tốc độ tăng trưởng rất chậm. Nếu cảm nhiễm nặng lợn sẽ
sốt cao, bỏ ăn, rất khó thở, tỉ lệ chết khoảng 20 - 25%. Lợn được chữa khỏi
thường bị cịi, bệnh tích viêm phổi tồn tại đến lúc giết mổ.
-

Phòng bệnh

Hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh viêm phổi do Mycoplasma phụ
thuộc rất nhiều vào các biện pháp quản lý đàn lợn. Cần phải tạo được môi
trường thuận lợi cho đàn lợn như khơng khí sạch sẽ, thơng gió thường xun,
nhiệt độ ấm áp và mật độ trong chuồng phù hợp. Trong dãy chuồng không nên
nuôi lẫn lộn các đàn lợn có lứa tuổi cách nhau quá 3 tuần.



các trại lợn cung cấp giống, để xây dựng đàn lợn không nhiễm

Mycoplasma cần sử dụng kháng sinh cho lợn nái từ giai đoạn cuối của quá
trình mang thai cho đến khi cai sữa.
-

Điều trị:

Những kháng sinh có hiệu lực điều trị với Mycoplasma là tetracycline,
tylosin và tiamulin. Nên phối hợp các loại kháng sinh điều trị bệnh viêm phổi
do Mycoplasma. Nếu điều trị sớm thì đạt được hiệu quả chữa bệnh cao.
Vắc - xin đã được tìm thấy để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh,
nhưng không ngăn chặn các bệnh xảy ra từ trong toàn bộ số lợn mắc bệnh.
+

Nguyên tắc điều trị
Phát hiện sớm và kịp thời điều trị: Cần tiến hành cách ly lợn bệnh và theo

dõi chặt chẽ hiện tượng ho, khó thở của con vật bị bệnh, xác định bệnh và


13

đưa ra phương pháp điều trị kịp thời không để con vật bị nhiễm khuẩn và
viêm phổi quá nặng gây khó khăn cho việc điều trị.
+

Điều trị căn nguyên phải kết hợp điều trị triệu chứng: việc điều trị có


thể dùng liệu pháp khác nhau để đạt được mục đích loại trừ căn nguyên. Để
điều trị hội chứng hô hấp do vi khuẩn gây ra phải lựa chọn kháng sinh phù
hợp, phải tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh. Đồng thời với việc
điều trị căn nguyên cần kết hợp điều trị triệu chứng. Triệu chứng của hội
chứng hô hấp thường là ho, khó thở, có thể bị sốt... do đó cần sử dụng thuốc
có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho giúp cho quá trình lưu thơng
khí được tốt và dùng các thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt,
tránh quá trình viêm lan rộng để giảm mức độ trầm trọng của bệnh. Ngoài ra,
kết hợp bổ sung thêm các loại vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực..., để tăng sức đề
kháng của cơ thể, giúp nhanh chóng phục hồi đường hơ hấp bị tổn thương.
+

Điều trị bệnh phải kết hợp chăm sóc ni dưỡng tốt để hạn chế tới

mức thấp nhất tác động của bệnh nguyên, giúp con vật nâng cao sức đề kháng
chống lại các yếu tố bất lợi.
+

Ngăn ngừa bệnh kế phát: Để giảm tác động xấu của bệnh, ngoài việc

nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, cần phải ngăn ngừa bệnh kế phát. Như
bệnh suyễn lợn thường kế phát các bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn,
nhiễm khuẩn Streptococcus suis... Do đó, cần tiêm phịng định kỳ các bệnh
theo lịch tiêm vắc - xin tiêm phịng có chất lượng và hiệu quả.
2.2.2.2. Bệnh viêm phổi do virus gây ra
-

Nguyên nhân:

Coronavirus (Virus pneumoniae của lợn) gây viêm phổi truyền nhiễm

của lợn: Bệnh thường phát sinh ở thể mãn tính, với triệu chứng hơ hấp như:
khó thở, thở thể bụng (bụng hóp lại và giật), lợn ở các lứa tuổi đều mắc nhưng
lợn con 1 – 2 tháng và lợn mới cai sữa dễ mắc và có tỷ lệ chết cao.
+


14

+

Influenzavirus typ A (H1N1) gây bệnh cúm lợn: Tác nhân gây bệnh là

virus nhóm A: H1N1, H1N2, H3N2 là những virus gây bệnh cho người, gia súc,
gia cầm và chim thú hoang dã, trong đó có lợn. Virus cúm có thể lây truyền từ
lợn, gia cầm và người.
Virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS): Đó là
một loại virus thuộc họ Togaviridae, có ARN đặt tên là Lelystad đã gây ra gây
ra hội chứng rối loạn sinh sản như: sảy thai, chết lưu thai, lợn con chết yểu
sau khi sinh và trạng thái viêm phổi ở lợn con và lợn choai.
+

Triệu chứng: Virus xâm nhập vào cơ thể lợn qua niêm mạc đường hô
hấp, khi lợn hít thở khơng khí có mầm bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể
lợn, virus tác động đến cơ quan sinh dục của lợn cái gây ra hiện tượng viêm tử
cung và âm đạo, làm giảm tỷ lệ thụ thai, đặc biệt gây sảy thai ở lợn cái chửa
thời kỳ 2, chết lưu thai ở lợn chửa kỳ 3, đẻ non và làm lợn con chết yểu. Lợn
con theo mẹ và lợn sau cai sữa bị bệnh là do lợn mẹ. Những lợn con này
thường gầy yếu, thể hiện hội chứng viêm phổi rõ rệt: chảy dịch mũi, thở khó,
ho nhiều vào ban đêm và sáng sớm, nhất là khi thời tiết lạnh.
-


Sau thời gian ủ bệnh khoảng 4 - 7 ngày, lợn con sốt cao 40 - 41 0C, kém
ăn, uể oải, sau khi thể hiện các triệu chứng viêm phổi như: thở khó, thở thể
bụng, ho tăng dần và chảy dịch mũi. Đặc biệt, lợn con và lợn choai bị bệnh
phần lớn tai bị xanh từng đám như nốt chàm nên còn được gọi là lợn tai xanh.
o

lợn choai, lợn thịt: Lợn mắc bệnh sốt cao 40 - 42 C, bỏ ăn, ủ rũ, khó thở,
ho; những phần da mỏng gần tai, phần da bụng lúc đầu có màu hồng nhạt, dần
dần chuyển sang màu hồng thẫm và xanh nhạt. Lợn con mới sinh hầu như sẽ chết
sau vài giờ; số cịn sống sót tiếp tục chết vào tuần thứ nhất. Lợn con có triệu
chứng gầy yếu, bỏ bú, da xuất huyết phồng rộp, khó thở và tiêu chảy.


Bệnh tích: Lợn mắc PRRS bệnh tích thường thấy như thận xuất huyết
lấm tấm như đầu đinh ghim; não xung huyết; hạch hầu, amidan sưng hoặc
sung huyết; gan sưng, tụ huyết; lách sưng, nhồi huyết; hạch màng treo ruột
xuất huyết; loét van hồi manh tràng; phổi tụ huyết, xuất huyết, cuống phổi
chứa đầy dịch nhớt, sùi bọt.
-

-

Điều trị: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.


15

các nước nuôi lợn công nghiệp với quy mô lớn thuộc Bắc Mỹ. Châu
Âu, Châu Á và Châu Phi, khi phát hiện trong đàn có bệnh rối loạn sinh sản hơ

hấp, thì người ta thường tiêu hủy số lợn bị bệnh này và thay thế cả đàn lợn ở
cơ sở chăn nuôi, bởi lẽ bệnh tồn tại lâu dài trong đàn lợn rất khó thanh tốn.


-

Phòng bệnh: Để phịng bệnh đặc hiệu, các nhà khoa học đã tiến hành sản

xuất vắc - xin PRRS dựa trên việc nghiên cứu công nghệ lựa chọn kháng nguyên
MJPRRS. Sử dụng vắc - xin nhược độc và vaccine vơ hoạt tiêm phịng bệnh cho
đàn lợn ở những vùng có lưu hành bệnh, theo định kỳ 2 lần/năm. Nhưng hiện
nay chưa có một loại vắc - xin có hiệu lực phịng bệnh như mong muốn.
Ứng dụng các phương pháp chẩn đoán miễn dịch sớm để phát hiện lợn bị
bệnh và lợn mang virus, xử lý kịp thời bằng cách: tiêu hủy để tránh lây nhiễm
bệnh trong đàn lợn. Biện pháp này được thực hiện theo định kỳ kết hợp với theo
dõi lâm sàng, dịch tễ trong đàn lợn cho phép phát hiện sớm lợn bệnh. Ở những
cơ sở chăn nuôi mà bệnh tồn tại lâu dài, gây nhiều thiệt hại cho đàn lợn, người ta
phải thay cả đàn lợn giống và để trống chuồng lợn trong một thời gian.

Kiểm dịch nghiêm ngặt khi xuất nhập lợn, đặc biệt là khi nhập lợn vào
cơ sở chăn nuôi. Người ta không nhập ở các cơ sở chăn ni có lưu hành bệnh
và các vùng dịch tễ.
2.2.2.3. Bệnh viêm phổi do ký sinh trùng gây ra
Nguyên nhân: Do giun phổi lợn Metastronggylus ký sinh ở khí quản và
nhánh khí quản của lợn; do ấu trùng đũa lợn Ascaris suum trong giai đoạn di
hành qua phổi.
-

Triệu chứng: Con vật ho, gầy gị, suy dinh dưỡng, lơng xù, chậm lớn.
Hiện tượng ho rõ nhất vào buổi sáng sớm và buổi tối, giai đoạn con vật ăn

uống bình thường nhưng gầy dần, giai đoạn sau ăn ít, khó thở và chết.
-

-

Bệnh tích: Lợn bị nhiễm giun, ở đường tiêu hóa thường xuất hiện giun.

Nếu số lượng nhiều thường gây viêm nhiễm ở vùng chúng ký sinh.
+

Giun đũa: Ấu trùng gây hoại tử ở gan, viêm phổi (hầu hết ấu trùng ở

phổi), giun trưởng thành ký sinh ở ruột non và gây bệnh tích làm ruột non mỏng.


16

+ Giun phổi: Ký sinh ở phổi và gây tổn thương phổi, viêm phế quản.
-

Chẩn đoán:

+

Dựa vào dịch tễ

+

Dựa vào triệu chứng điển hình


+

Xét nghiệm phân bằng phương pháp Chekbovic

+

Mổ khám vùng phổi.

-

Điều trị:

+

Mebenvet, liều 10 mg/kg P cho ăn, uống

+

Tetramizol, liều 10 - 15 mg/kg P

+

Hanmectin - 25, tiêm 3 mg/15 kg P

+

Ivermectin 0,1 - 0,3 mg/kg P

+


Dung dịch Lugol 0,5 ml/kg P tiêm khí quản.

Xây dựng chuồng nơi cao ráo, nền chuồng nên cứng hoặc nện chặt, lợn
cần ni nhốt, khi cho ăn thức ăn có củ cần rửa sạch.
+

2.2.2.4. Hội chứng tiêu chảy ở lợn
-

Nguyên nhân

Tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hoá, có liên quan đến
rất nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên
nhân thứ phát. Song dù bất cứ nguyên nhân nào gây ra tiêu chảy thì hậu quả
của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối
cùng là dẫn đến nhiễm trùng. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân bị
tiêu chảy ở lợn là do một số nguyên nhân sau đây:
+ Do vi khuẩn:
Trong đường ruột của lợn có rất nhiều vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật
trong đường ruột tồn tại dưới dạng một hệ sinh thái. Hoạt động sinh lý của hệ
tiêu hố chỉ diễn ra bình thường khi hệ sinh thái đường ruột luôn ở trạng thái cân


17

bằng. Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá
vỡ dẫn đến lợn bị tiêu chảy.
Nhiều tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng,
khi gặp điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hoá sẽ
tăng độc tính, phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh.

Bình thường E. coli cư trú ở ruột già và phần cuối của ruột non, nhưng
khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế bào thành
ruột, đi vào máu đến các nội tạng. Ở trong các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này
tiếp tục phát triển và cư trú làm cho con vật rơi vào trạng thái bệnh lý.
Đào Trọng Đạt và cs. (1996) [4] cho biết, khi sức đề kháng của cơ thể giảm
sút, E. coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất
nhanh và gây nên sự mất cân bằng hệ vsv đường ruột nên gây tiêu chảy.

Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997) [12], khi xét nghiệm phân gia súc khoẻ
và gia súc bị tiêu chảy đã nhận thấy trong phân lợn thường xuyên có các loại
vi khuẩn hiếu khí: E. coli, Salmonella, Streptococcus, Bacilus subtilis. Khi lợn
bị tiêu chảy thì E. coli, Salmonella tăng lên một cách bội nhiễm.
E. coli có sẵn trong đường ruột của lợn, nhưng không phải lúc nào cũng
gây bệnh mà chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của lợn giảm sút do chăm sóc
ni dưỡng kém, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, các bệnh kế phát.
Khi nghiên cứu về E. coli và Salmonella trong phân lợn tiêu chảy và lợn
không tiêu chảy, Nguyễn Thị Ngữ (2005) [13] cho biết, ở lợn khơng tiêu chảy
có 83,30% - 88,29% số mẫu có E. coli, 61,00% - 70,50% số mẫu có mặt
Salmonella. Trong khi đó, ở mẫu phân của lợn bị tiêu chảy có tới 93,70% 96,40% cố mẫu phân lập có E. coli và 75,00% - 78,60% số mẫu phân lập phát
hiện có Salmonella.
+ Do virus
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng, virus cũng là nguyên nhân gây tiêu
chảy ở lợn. Nhiều tác giả nghiên cứu đã kết luận 1 số loại virus như Rota-virus,
TGE, Parvovirus, Adenovirus có vai trị nhất định gây hội chứng tiêu chảy ở


18

lợn. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá, suy
giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể cấp tính.

TGE (Transmisssible gastro enteritis) được chú ý nhiều trong hội chứng
tiêu chảy ở lợn. TGE gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn, là một
bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là nôn mửa và tiêu
chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở nuôi tập trung khi thời tiết
rét, lạnh và chỉ gây bệnh cho lợn. Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất ở niêm mạc
của không tràng và tá tràng, rồi đến hồi tràng, chúng không sinh sản trong dạ
dày và kết tràng.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [10], virus TGE (Transmisssible
gastro enteritis) có sự liên hệ đặc biệt với các tế bào màng ruột non. Khi virus
xâm nhập vào tế bào, nó nhân lên và phá huỷ tế bào trong 4 - 5 giờ. Các thức
ăn vào sẽ không tiêu hoá được ở lợn nhiễm virus TGE. Các chất dinh dưỡng
khơng được tiêu hố, nước khơng được hấp thu, lợn tiêu chảy, mất dịch, mất
chất điện giải và chết.
Theo Bergenland và cs. (1992) [24], trong số những mầm bệnh thường
gặp ở lợn bị tiêu chảy có rất nhiều loại virus, 29% phân lợn bệnh tiêu chảy
phân lập được Rota-virus, 11,20% có virus TGE, 2% có Enterovirus, 0,70%
có Parvovirus.
+ Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng ký sinh trong hệ tiêu hoá là một trong những nguyên nhân
gây hội chứng tiêu chảy. Ký sinh trùng ngoài việc lấy đi dinh dưỡng của lợn,
tiết độc tố đầu độc cho lợn, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương
niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho quá trình nhiễm trùng. Có
nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra bệnh tiêu chảy như sán lá
ruột lợn, giun đũa lợn...
Giun sán ở đường tiêu hóa có vai trò rõ rệt trong hội chứng tiêu chảy ở lợn
từ sau cai sữa. Ở lợn bình thường và lợn bị tiêu chảy đều nhiễm các loại giun


×