Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp cho con đường quá độ lên CNXH ở nước ta pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.28 KB, 26 trang )











LUẬN VĂN:

Những giải pháp cho con
đường quá độ lên CNXH ở
nước ta
























Lời mở đầu


Sau hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc ngoại xâm và giành được
độc lập, đất nước ta tiếp tục con đường mình đã lựa chọnđó là con đường
đi lên CNXH, chúng ta đang vững bước tiến vào thế kỷ mới với những
thách thức và khó khăn mới với con đường mà chúng ta đã chọn ,nhưng
không vì thế mà ta chịu lùi bước,chịu khuất phục trước khó khăn .Chúng
ta sẽ vẫn tiếp tục đi theo con đường mà chúng ta đã lựa chọn ,chúng ta đề
ra nhiệm vụ để hoàn thành nó và những phương hướng để dẫn chúng ta tới
thắng lợi trên con đường mà chúng ta đã chon . Tuy nhiên để tiến đến
được CNXH chúng ta còn phải trải qua nhiều chặng đường đầy gian lao va
thử thách , đó là bước quá độ để Tổ quốc Việt Nam có thể sánh vai với
các cường quốc hùng mạnh trên thế giới , đó là bước quá độ để chúng ta
tiến đến chế độ mới , chế độ Cộng sản chủ nghĩa , chế độ mà mọi người
đều được hưởng hạnh phúc , ấm no và công bằng .Tuy nhiên từ giờ đến đó
chúng ta còn bao nhiêu công việc phải làm , bao nhiệm vụ phải hoàn tất .
Con đường mà chúng ta đang đi đầy chông gai , đòi hỏi chúng ta phải có
được phương hướng đúng đắn ,phải nêu được rõ nhiệm vụ cơ bản mà
chúng ta cần làm . Để có thể làm được điều đó , chúng ta cần có nhận
thức đúng đắn về CNXH và con đường quá độ để tiến lên CNXH . Và để
có thể làm được điều đó thì tất cả chúng ta cùng phải đồng lòng , chung
sức vun đắp nó . Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ chúng em ,thì nhiệm vụ

càng nhiều và thêm phần nặng gánh , đòi hỏi chúng em phải cố gắng ,nỗ
lực hết mình để góp phần vào cùng đất nước tiến lên . Đó chính là lý do
khiến em chọn đề tài này . Em mong rằng sau đề tài mà mình làm , em có
thể biết rõ hơn về con đường mà chúng ta đang đi , nhận thức về nó sâu



sắc hơn sẽ có thể hiểu được nhiệm vụ mà cả nước ta phải làm , con đường
mà chúng ta phải vượt qua .

Nội Dung Cơ Bản

I . Lý luận chung về thời kỳ quá độ lên CNXH .
1. Thời kỳ quá độ lên CNXH .
1.1. Thời kỳ quá độ lên CNXH là gì ?
1.2 . Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội .
2.Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH.
Lý luận chung về thời kỳ quá độ lên CNXH.
Khẳng định của Lênin về quá độ lên CNXH ở các nước kém phát triển .
Thực tiễn Cách mạng tháng 10 Nga .
3.Các hình thức quá độ lên CNXH .
4.Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam .
4.1.Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta .
4.2.Vậy quá độ lên CNXH ở Việt Nam nghĩa là gì ?
4.3.Khả năng quá độ lên CNXH của nước ta .
II.Quá trình nhận thức về con đường quá độ lên CNXH .
1.Quá trình nhận thức của chúng ta .
2.Nhiệm vụ -nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH,bỏ qua CNTB ở nước
ta .
III.Những giải pháp cho con đường quá độ lên CNXH ở nước ta .

3.1.Giải pháp cho việc phát triển lực lượng sản xuất ,công nghiệp hoá
,hiện đại hoá đất nước .
3.2.Giải pháp cho việc xây dựng ,phát triển và hoàn thiện quan hệ sản
xuất theo định hướng XHCN.
3.3.Giải pháp cho việc mở rộng ,nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.








Nội dung

I . Lý luận chung về quá độ lên Chủ nghĩa xã hội .
1.1. Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là gì ?
Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu
sắc , triệt để và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới xã hội xã hội chủ
nghĩa .
Nó diễn ra trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống của xã hội , tạo ra các tiền
đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mà trong đó
những nguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ nghĩa từng bước được
thực hiện .
1.2 . Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội .
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là những nhân
tố của xã hội mới và tàn dư của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau , đấu
tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị , kinh tế , văn hóa
, xã hội , tư tưởng , tập quán trong xã hội . Về mặt kinh tế , đây là thời kỳ
bao gồm những mảng , những phần , những bộ phận của Chủ nghĩa tư bản

và Chủ nghĩa xã hội xen kẽ nhau tác động với nhau , lồng vào nhau ,
nghĩa là thời kỳ tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất , do đó
tồn tại nhiều thành phần kinh tế , cả thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa
lẫn thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa , thành phần kinh tế sản xuất hàng
hoá nhỏ cùng tồn tại phát triển , vừa hợp tác thống nhất nhưng vừa mâu
thuẫn và cạnh tranh gay gắt với nhau .
Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền và kết
thúc khi xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ nghĩa
xã hội .
2. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội .



Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể ra đời từ trong lòng xã hội tư
bản chủ nghĩa do cả hai cùng dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất .
Nhưng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không thể ra đời từ trong lòng
chế độ tư bản chủ nghĩa bởi nó dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất . Phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa chỉ ra đời sau khi cách
mạng vô sản thành công, giai cấp vô sản giành được chính quyền và bắt
tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội – giai đoạn đầu của phương
thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa .
Cuộc cách mạng vô sản khác với các cuộc cách mạng trước đó ở chỗ các
cuộc cách mạng trước đó giành được chính quyền là kết thúc cuộc cách
mạng vì nó dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất , còn cuộc cách
mạng vô sản thì việc giành được chính quyền mới chỉ là bước khởi đầu
còn vấn đề cơ bản hơn là giai cấp vô sản phải phải xây dựng một xã hội
mới cả về lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuât , cả về cơ sở hạ tầng
lẫn kiến trúc thượng tầng , cả về tồn tại xã hội lẫn ý thức xã hội .
Không những thế , công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội phải thông qua
quá trình đấu tranh gian khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

nhằm giành lấy chính quyền Nhà nước và sử dụng bộ máy Nhà nước của
mình để cải tạo xã hội cũ , xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa
, quá trình đó cần phải có thời gian , một thời kỳ lâu dài .
Vì thế thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là tất yếu đối với mọi nước đi
lên Chủ nghĩa xã hội .
Nó do đặc điểm của sự ra đời phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa và
đặc điểm của cuộc cách mạng vô sản quy định .

Xã hội Tư bản chủ nghĩa càng phát triển mạnh bao nhiêu thì mâu thuẫn
trong lòng nó càng gay gắt hơn bấy nhiêu , vì thế sự mâu thuẫn đó đã tạo
ra những tiền đề vật chất làm cơ sở cho sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới



V.I.Lênin đã khẳng định rằng ở các nước kém phát triển cũng có khả năng
tiến lên Chủ nghĩa xã hội trong những điều kiện thích hợp . Trên thực tế
,thắng lợi của cách mạng tháng 10- Nga , sau đó là thắng lợi của một loạt
các nước cộng hoà ở Trung á , Mông Cổ , Trung Quốc , Việt Nam đã
chứng minh khẳng định này là hoàn toàn đúng đắn .
3. Các hình thức quá độ lên Chủ nghĩa xã hội .
Theo Chủ nghĩa Mác- Lênin thì thời kỳ quá độ là một tất yếu đối với mọi
nước đi lên Chủ nghĩa xã hội . Tuy nhiên do đặc điểm của từng nước là
khác nhau , có nước nền kinh tế còn lạc hậu kém phát triển , có nước nền
kinh tế phát triển theo chủ nghĩa tư bản , vì vậy thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội cũng khác nhau . Chủ nghĩa Mac-Lênin cho rằng có hai loại
hình quá độ , đó là :
3.1. Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội .
Loại hình này phản ánh quy luật phát triển tuần tự của xã hội loài người .
Đó là loại hình quá độ đối với các nước đã trải qua giai đoạn phát triển tư

bản chủ nghĩa . Với các nước này , do đã trải qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa ,nên đã có sẵn tiền đề về cơ sở vật chất kỹ thuật . Vì thế
công cuộc quá độ , chỉ còn là biến những tiền đề ấy thành cơ sở vật chât
của chủ nghĩa xã hội, thiết lập một quan hệ sản xuất mới , một Nhà nước
mới , một xã hội mới – xã hội chủ nghĩa .
3.2. Quá độ từ các hình thái kinh tế- xã hội trước chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội .

Loại hình này phản ánh quy luật phát triển nhảy vọt của xã hội loài người
.
Với các nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu , kém phát triển , cũng
có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển . Tuy
nhiên để có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội thì các nước này cần phải thực
hiện từng bước quá độ và phải có những điều kiện phù hợp .



Để có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội , các nước này cần phải có sự giúp
đỡ của giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến đang xây dựng Chủ nghĩa xã
hội cả về vốn , kỹ thuật công nghệ lẫn kinh nghiệm xây dựng Chủ nghĩa
xã hội .Đồng thời nước này cũng phải hình thành được các tổ chức đảng
cách mạng và cộng sản , phải giành được chính quyền về tay mình , xây
dựng được các tổ chức nhà nước mà bản chất là xô viết nông dân và xô
viết những người lao động .
Lênin khẳng định rằng ở một nước kém phát triển có thể và cần phải tạo
ra những điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội bắt đầu bằng
một cuộc cách mạng thiết lập chính quyền liên minh công nông và phải
tiến lên Chủ nghĩa xã hội qua các bước quá độ , không được nhảy vọt
cũng như nóng vội .
4.Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa ở Việt

Nam .
Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ
nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua , ngay cả đối với các nước đã có nền
kinh tế rất phát triển . Đối với nước ta , một nước nông nghiệp lạc hậu đi
lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì lại càng phải trải
qua một thời kỳ quá độ lâu dài .
4.1.Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của
nước ta .
Từ khi Thực dân Pháp xâm lược cho đến năm 1930 , các phong trào cứu
nước của nhân dân ta ,những phong trào theo lập trường tiểu tư sản và tư
sản , đều lần lượt thất bại . Nhưng từ năm 1930 trở đi ,dưới ngọn cờ lãnh
đạo của Đảng Cộng Sản theo con đường chủ nghĩa xã hội , nhân dân ta đã
thu được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác . Đầu tiên là chiến thắng
Thực dân Pháp xâm lược , sau đến đế quốc Mỹ , và tiếp tục đưa đất nước
tiến lên theo con đường mới con đường xã hội chủ nghĩa .
Hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc xâm lược đã khiến nhân dân
ta phải hy sinh rất nhiều cả về người và của . Cuộc đấu tranh đó chính là



cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản . Vì vậy sau khi giành chiến
thắng , chúng ta không thể tiến theo con đường tư bản chủ nghĩa . Bởi
nhân dân ta đã phải chịu quá nhiều đau thương , đó cũng là do chủ nghĩa
tư bản gây ra . Tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội là phù hợp với đông
đảo nguyện vọng của quần chúng nhân dân .
Hơn thế nữa trong hoàn cảnh toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội . Thực tiễn đã khẳng định chủ nghĩa
tư bản đã lỗi thời về mặt lịch sử . Vì thế sớm hay muộn nó cũng phải được
thay thế bằng hình thái kinh tế mới xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai
đoạn đầu là giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa . Cho dù chủ nghĩa tư bản

đã cố gắng để thích nghi với tình hình mới , nhưng càng cố gắng thì nó
càng không thể vượt qua khỏi những mâu thuẫn ngày càng gay gắt . Vì thế
chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của nhân loại . Thời đại ngày
nay là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội . Quá trình
cải biến xã hội cũ , xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa là vì sự
nghiệp cao cả là giải phóng con người , vì sự phát triển tự do và toàn diện
của con người , vì tiến bộ chung của loài người .Đi theo dòng chảy của
thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử .Mà
thực tế lịch sử đã cho thấy rằng, trên thế giới , đã có nhiều nước phát
triển theo con đường tư bản chủ nghĩa , nhưng kết quả là chỉ có một số
nước có nền kinh tế phát triển còn lại đa số các nước thì Châu Phi đói ,
Châu á nghèo , Châu Mỹ La Tinh nợ nần chồng chất .
Điều đó cho thấy sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội của nhân dân ta như vậy là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc lại
vừa phù hợp với xu thế của thời đại . Vì thế việc chúng ta quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu khách quan và
hoàn toàn đúng đắn .
4.2.Vậy quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nghĩa là gì ?
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nghĩa là rút ngắn một
cách đáng kể quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội . Việc bỏ qua chế độ tư bản



chủ nghĩa không phải là xoá bỏ kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư
nhân tư bản nói riêng , mà là bỏ qua sự thống trị của kinh tế tư bản tư
nhân , của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa , của kiến trúc thượng tầng
tư bản chủ nghĩa .
Việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội không phải là việc có thể làm một cách
nhanh chóng mà cần phải có cả một quá trình lâu dài với nhiều bước quá
độ . Trong quá trình đó , chúng ta phải biết tiếp thu , nhận thức và tận

dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật –công nghệ của thời đại để
phát triển nền kinh tế của nước nhà .
Không những thế , chúng ta phải biết phát huy những truyền thống quý
báu của dân tộc , tranh thủ tối đa mọi điều kiện thuận lợi từ bên ngoài .
Nói chung , thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình hết sức
khó khăn phức tạp ,đòi hỏi chúng ta phải biết phát huy được sức mạnh
tổng hợp của mọi thành phần kinh tế , tận dụng tối đa thành tựu khoa học
của nhân loại thì mới có thể thực hiện được chặng đường quá độ .
4.3.Khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản ở nước
ta .
Chúng ta có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa bởi chúng ta có đầy đủ điều kiện thuận lợi cả về
khách quan lẫn chủ quan .
Về khách quan , đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới phát triển hết sức
mạnh mẽ ,nó làm cho lực lượng sản xuất ngày càng mang tính quốc tế hoá
cao ,vì vậy các quốc gia phụ thuộc vào nhau ngày càng lớn . Điều đó cho
phép chúng ta có thể tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài ,đặc biệt
là vốn , khoa học công nghệ , kinh nghiệm quản lý để phát triển nhanh
nền kinh tế trong nước .
Về chủ quan, sau chặng đường gian lao chống giặc ngoại xâm , chúng ta
đã giành được chính quyền về tay giai cấp vô sản , do Đảng Cộng Sản -
đại diện của Đảng Mác xit lãnh đạo ,chúng ta đã thiết lập được liên minh



giai cấp công nông . Có nghĩa là chúng ta đã có đầy đủ điều kiện để tiến
hành quá độ lên chủ nghĩa xã hội .
II . Quá trình nhận thức về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta .

1. Quá trình nhận thức về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của
chúng ta .
Việc bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa ,tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta nghĩa là rút ngắn một cách đáng kể quá trình đi lên
chủ nghĩa xã hội . Tuy nhiên chúng ta cần phải biết tiếp thu ,nhận thức
,vận dụng những thành khoa học –kỹ thuật tiên tiến để phát triển nền kinh
tế , biết tranh thủ tối đa mọi điều kiện thuận lợi . Chúng ta phải biết tận
dụng sức mạnh tổng hợp của mọi thành kinh tế trong nước để phát triển
kinh tế nước nhà .
Với nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu như nước ta , thời kỳ quá
độ phải trải qua rất nhiều chặng đường , đó là :
1.1.Bước đầu hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc .
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược 1954,Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta chuyển sang
giai đoạn mới của cách mạng : đó là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội , đồng thời tiếp tục hoàn thành
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng miền Nam , thống nhất
đất nước . Đường lối chung của Đảng trong thời kỳ này là đoàn kết toàn
dân , phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn , truyền thống phấn đấu anh
dũng và lao động cần cù của nhân dân ta , đồng thời tăng cường đoàn kết
với các nước xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng đầu để đưa miền
Bắc tiến nhanh , tiến mạnh ,tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội , xây
dựng cuộc sống ấm no ,hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Nam thành
cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà , góp
phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa . Thực hiện đường lối cách mạng
do Đại hội Đảng lần thứ III nêu ra miền Bắc đã có những bước tiến và



phát triển nhanh các lĩnh vực kinh tế và xã hội ,cơ sở vật chất trong công

nghiệp ,nông nghiệp và kết cấu hạ tầng được xây dựng ,phát triển tương
đối nhanh .Những thành tựu đó đã giúp miền Bắc trở thành hậu phương
vững chắc , căn cứ địa cách mạng của cả nước .
1.2.Quá trình bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng xã hội chủ
nghĩa của Đảng , nó bắt đầu từ sau Đại hội III đến Đại hôi IV.
Trong thời kỳ này , Đảng ta đã đề ra nhiều việc cần phải làm .
Phải ra sức tăng cường chuyên chính vô sản , phát huy cao độ vai trò lãnh
đạo của Đảng ,vai trò tổ chức của và quản lý của Nhà nước và tinh thần
làm chủ tập thể của quần chúng lao động nhằm thực hiện thắng lợi ba
cuộc cách mạng ,trong đó cách mạng kỹ thuật là then chốt ,là phương
hướng cơ bản có tính quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta .
Đảng nêu ra mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là phải xây dựng chế độ làm
chủ tập thể xã hội chủ nghĩa –chế độ mới, nền sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa –nền kinh tế mới , nền văn hoá mới , con người mới xã hội chủ
nghĩa . Cần phải nhận thức về vai trò của sự phát triển lực lượng sản xuất
trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa rõ hơn ,đồng thời phải thấy rõ
hơn sự cần thiết phải gắn liền nhiệm vụ xây dựng kinh tế với xây dựng
văn hoá và con người mới Điều đáng chú ý là việc phát huy quyền làm
chủ của nhân dân lao động được nhấn mạnh , xem đó là động lực to lớn
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta .Tất cả đều thể hiện
mong muốn và cố gắng của Đảng tatrong việc tìm tòi sáng tạo con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội , một mô hình của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .
1.3.Cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và công cuộc đối mới do Đảng ta
khởi xướng và lãnh đạo .
Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước thống nhất , cả nước cùng quá
độ lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện những điều kiện không thuận lợi
do tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp .




Cùng lúc đó , mô hình kinh tế tập trung quan liêu ,bao cấp bộc lộ một
cách toàn diện mặt tiêu cực của nó , hậu quả nó mang lại là một tổn thất
lớn đối với chúng ta .
Với những khó khăn đó Đảng ta đã phân tích tình hình và nguyên nhân ,
tìm ra các giải pháp , từ đó thực hiện đổi mới .
Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện từ đổi
mới kinh tế là chủ yếu , phải đi đến đổi mới chính trị , văn hoá ,xã hội ,
từ đổi mới tư duy , nhận thức , tư tưởng đến đổi mới hoạt động thực tiễn
của Đảng , nhà nước và các tầng lớp nhân dân Chúng ta phải vượt qua mô
hình chủ nghĩa xã hội cũ để xác lập mô hình mới về chủ nghĩa xã hội của
nước ta , mô hình hướng sự phát triển của đất nước đi tới thắng lợi của
chủ nghĩa xã hội . Từ những quan điểm đó , Đảng đã đề ra Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đề ra nhiệm mà
chúng ta phải làm đó là phải xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước , tiến hành công
nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước ,thu hút mạnh mẽ đầu tư của nước
ngoài , tận dụng những thành tựu của nhân loại vào công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội
2. Nhiệm vụ –nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ,bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa .
Nước ta tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một điểm xuất phát về
kinh tế quá thấp ,từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu , lại bị chiến
tranh tàn phá nặng nề trong gần ba thập kỷ ,và một cơ chế quản lý kinh tế
tập trung quan liêu bao cấp kém hiệu quả kéo dài . Thêm vào đó , tình
hình quốc tế có nhiều biến động lớn ,ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế
nước ta . Tất cả những yếu tố khách quan lẫn chủ quan đó đã làm cho nền
kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trong đầu những năm 80. Mười
lăm năm trở lại đây nhờ công cuộc đổi mới ,nước ta đã thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế xã hội và đạt được nhiều thắng lợi to lớn . Nhưng vì điểm
xuất phát quá thấp ,tốc độ tăng trưởng chậm và chưa có cơ sở thật sự




vững chắc ,nên nước ta chưa hoàn toàn thoát khỏi nguy cơ tụt hậu về kinh
tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới . Từ tình hình thực tế
như vậy ,muốn xây dựng được chủ nghĩa xã hội thành công ,chúng ta cần
phải thực hiện những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ , trong
đó nhiệm vụ công nghiệp hoá , hiện đại hoá là nhiệm vụ quan trọng và
thiết yếu nhất .
2.1. Phải phát triển lực lượng sản xuất ,công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất
nước .
Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp về thực chất mang tính chất
kinh tế , và với riêng nước ta thì nó càng có ý nghĩa . Để thực hiện mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ,vấn đề có ý nghĩa quyết định là
phải giành thắng lợi trong lĩnh vực kinh tế . Đây là một nhiệm vụ vô cùng
khó khăn và phức tạp . Nguy cơ tụt hậu về kinh tế là một trong những
nguy cơ lớn nhất trên con đường của chúng ta . Để củng cố vững chắc độc
lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ,vấn đề trung tâm là
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước
để có thể biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước
có nền công nghiệp hiện đại , thực hiện mục tiêu “dân giàu , nước mạnh
xã hội công bằng ,dân chủ ,văn minh “.Vì thế công nghiệp hoá ,hiện đại
hoá là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ,là nội dung cơ bản để
khắc phục tình trạng kém phát triển và nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế
,đuổi kịp và có thể vượt qua trình độ phát triển của các nước tư bản .
Để tiến lên một nền sản xuất hiện đại ,tất cả các nước đều phải thực hiện
quá trình công nghiệp hoá ,hiện đại hoá . Đây là quá trình tạo nên sự phát
triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất của khoa học và công nghệ cả về số
lượng và chất lượng . Nó làm thay đổi cách thức sản xuất ,chuyển người
lao động từ lao động thủ công sang sử dụng lao động cơ giới ,tự động

hóa,tin học hoá và nhờ đó sức lao động của con người được giải phóng ,
năng suất lao động xã hội ngày càng tăng ,sản phẩm được sản xuất ra ngày
càng nhiều và đa dạng ,đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của con



người.Công nghiệp hóa ,hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ có tính quy
luật của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những nước kinh tế lạc hậu ,chủ
nghĩa tư bản chưa phát triển nói chung và nước ta nói riêng . Chỉ có hoàn
thành nhiệm vụ công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước mới có thể xây
dựng được cơ sở vật chất –kỹ thuật cho xã hội mới ,nâng cao năng suất
lao động .Việc thực hiện công nghiệp hoá ,hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
vừa nhằm cơ khí hoá sản xuất thay thế lao động thủ công bằng lao động
sử dụng máy móc ,vừa nhằm tạo ra những bước nhảy vọt ,đi tắt từ thủ
công lên thẳng từ động hoá ,tin học hoá ở một số ngành mũi nhọn .
Bên cạnh việc phát triển lực lượng sản xuất –cơ sở vật chất kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội ,trên cơ sở thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội và
áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại –là nhiệm vụ cơ
bản của công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước .Chúng ta cần phải
chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá ,hợp lý và hiệu quả cao
,có nghĩa là chúng ta cần phải giảm dần tỷ trọng nông nghiệp , tăng dần tỷ
trọng các ngành công nghiệp,xây dựng và dịch vụ ;trình độ kỹ thuật phải
ngày càng tiến bộ ,phù hợp với xu hướng của sự tiến bộ khoa học công
nghệ trên toà thế giới ;phải khai thác tối đa mọi nguồn lực trong nước và
thực hiện sự phân công lao động và hợp tác quốc tế theo xu hướng toàn
cầu hoá kinh tế .Nước ta kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay
,dưới ánh sáng của đường lối đổi mới do Đảng đề xướng ,việc chuyển dịch
cơ cấu đã đạt được những thành tựu quan trọng .Đảng ta đã xác định một
cơ cấu kinh tế hợp lý mà "bộ xương " của nó là cơ cấu kinh tế công -nông
nghiệp-dịch vụ gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế sâu rộng .

2.2.Phải xây dựng ,phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa .
Phải xây dựng từng bước những quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mới .Nhưng việc xây
dựng quan hệ sản xuất mới không thể thực hiện theo ý muốn chủ quan duy



ý chí mà phải tuân theo những quy luật khách quan về mối quan hệ giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất .
Vì vậy ,việc xây dựng quan hệ sản xuất mới ở nước ta phải được phát
triển từng bước ,theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những nước như nước ta ,thì
việc cải tạo quan hệ sản xuất mới phải làm một cách từ từ không thể nóng
vội ,bởi lực lượng sản xuất mới cũng không thể phát triển một cách nhảy
vọt được .
Điều quan trọng cần làm là phải phát triển một nền kinh tế nhiều thành
phần với chế độ sở hữu đa dạng ,trong đó kinh tế nhà nước làm nòng cốt
kinh tế hợp tác làm nền tảng .Vì quan hệ sở hữu là đa dạng cho nên phải
có nhiều hình thức phân phối và nhiều hình thức tổ chức quản lý hợp lý.
Như vậy việc xây dựng quan hệ sản xuất mớiphải phù hợp trên cả ba mặt
sở hữu ,quản lý và phân phối.
Thứ nhất là về sở hữu :trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta ,lực lượng sản xuất phát triển chưa cao và có nhiều trình độ khác nhau
.Do đó trong nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau là sở
hữu tư nhân ,sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và sở hữu hỗn hợp .Các
hình thức sở hữu tư liệu sản xuất này không tồn tại biệt lập mà đan xen
nhau và tác động lẫn nhau .Với sự thiết lập sở hữu nhà nước trong nhiều
ngành, lĩnh vực quan trọng ,Nhà nước trở thành chủ thể kinh tế thực sự
,thiết lập quan hệ kinh tế và tác động đến các chủ thể kinh tế khác .Trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ,sở hữu tư bản tư nhân không còn là
hình thức sở hữu thống trị nhưng vẫn tồn tại đan xen với sở hữu nhà nước.
Thứ hai là về tổ chức quản lý : chúng ta phải xây dựng được nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa .Nền kinh tế thị trường mà
chúng ta đang xây dựng mới chỉ là nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ
nghĩa chứ chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ,nên còn
tồn tại nhiều thành phần kinh tế .Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ ,vì



thế cần phải kết hợp và tận dụng thế mạnh của tất cả các thành phần kinh
tế ,chưa nên xoá bỏ hẳn thành phần kinh tế tư nhân ,vì nó còn mang lại
nhiều ích lợi cho con đường chúng ta đang đi .
Thứ ba là về phân phối : Đất nước ta còn nghèo ,chúng ta chưa thể cải
thiện đời sống nhân dân nhanh chóng .Thế nhưng ,sự phát triển của các
quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ cho phép đồng thời
đòi hỏi mỗi bước tiến của sự phát triển kinh tế phải là một bước cải thiện
đời sống nhân dân ,đặc biệt là người lao động.Vì thế trong thời kỳ quá độ
,khi mà các thành phần kinh tế tồn tại đan xen nhau với chế độ sở hữu đa
dạng , chúng ta lấy mục tiêu phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế
làm nền tảng .
Phân phối theo lao động là phân phối trong các đơn vị kinh tế dựa trên cơ
sở sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất .Nó là hình thức phân phối thu
nhập căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của từng người đã đóng
góp cho xã hội .Người làm nhiều hưởng nhiều ,người làm ít hưởng ít
.Phân phối theo lao động sẽ khuyến khích mọi người cùng cố gắng phấn
đấu , làm cho dân giàu ,nước mạnh ,xã hội công bằng ,văn minh và hạnh
phúc .
Chúng ta sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn ,gian lao và thử thách trên con

đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang đi . Đòi hỏi ,không
phải chỉ riêng với Đảng -Nhà nước -các cấp chính quyền ,mà còn đòi hỏi
toàn thể quần chúng nhân dân cùng cố gắng nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp
phát triển của cả nước ,có thế chúng ta mới có thể giành thắng lợi trên
con đường đi đến vinh quang .
2.3.Phải mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế .
Đứng trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động của cuộc cách
mạng khoa học -công nghệ ,con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng
ta không thể là con đường đóng cửa thu mình mà phải là con đường mở
cửa ,hội nhập vào nền kinh tế quốc tế ,xây dựng một nền kinh tế độc lập
tự chủ trong hội nhập .Đó là một quá trình đấu tranh giai cấp và đấu



tranh dân tộc gay go phức tạp ,tuy có những điều kiện thuận lợi khách
quan nhưng có không ít khó khăn trở ngại đòi hỏi sự nỗ lực chủ quan rất
lớn của toàn Đảng,toàn dân ,toàn thể bộ máy nhà nước ta . Đó cũng là một
xu thế tất yếu của thời đại ,là vấn đề có tính chất quy luật .Chúng ta mở
cửa nền kinh tế ,thực hiện đa dạng ,đa phương hoá quan hệ kinh tế quốc tế
,nhằm thu hút các nguồn lực phát triển từ bên ngoài và phát huy lợi thế
kinh tế trong nước làm thay đổi mạnh mẽ về công nghệ ,cơ cấu ngành và
sản phẩm mở rộng phân công lao động quốc tế ,tăng cường liên doanh
,liên kết ,hợp tác ,là cơ sở để tạo điều kiện và kích thích sản xuất trong
nước phát triển ,vươn lên bắt kịp trình độ thế giới . Chúng ta hội nhập
kinh tế ,nhưng không thể quên rằng nền kinh tế mà chúng ta hội nhập là
nền kinh tế mà ở đó chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đang đóng vai
trò chi phối . Vì thế vấn đề đặt ra là một nước lạc hậu như nước ta muốn
phát triển mà lại phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì liệu có
thể sử dụng được chính những nguồn lực từ thế giới tư bản chủ nghĩa để
phục vụ cho công cuộc xây dựng phát triển đất nước hay không ? Đúng là

có không ít khó khăn và thách thức phải đối mặt ,phải vượt qua ,nhưng
với thực tiễn 16 năm đổi mới ,chúng ta có cơ sở để tin rằng hoàn toàn có
thể vượt qua để biến khả năng thành hiện thực .Với đường lối đối ngoại
độc lập ,tự chủ ,đa phương hoá và đa dạng hoá ,sử dụng một cách khôn
khéo những mâu thuẫn trong thế giới tư bản ,chúng ta có thể khai thác
những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và mặt tích
cực của toàn cầu hoá kinh tế đem lại để phục vụ việc xây dựng chủ nghĩa
xã hội trên đất nước ta . Tuy nhiên trong điều kiện và bối cảnh quốc tế
như vậy , quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta phải đồng thời là
quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ . Hai phương hướng phát
triển đó tưởng như đối lập với nhau nhưng thực chất lại gắn bó hữu cơ với
nhau ,làm điều kiện cho nhau để phát triển . Độc lập tự chủ về kinh tế tạo
cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả .Hội nhập kinh tế quốc tế
có hiệu quả tạo điều kiện cần thiết để xây dựng kinh tế độc lập tự chủ



Muốn vậy,phải từng bước nâng cao sức cạnh tranh quốc tế ,tích cực khai
thác thị trường thế giới ,tối ưu hoá cơ cấu xuất-nhập khẩu
tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực và hệ thống mậu dịch đa
phương toàn cầu ,xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa mở rộng quan hệ kinh
tế đối ngoại với độc lập tự chủ ,tự lực cánh sinh ,bảo vệ an ninh kinh tế
quốc gia .
III . Những giải pháp cho con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Để có thể đưa đất nước vững bước trên con đường quá độ ,Đảng ta đã đề
ra đường lối kinh tế chung là đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá ,xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ,đưa nước ta trở thành một nước công
nghiệp ;ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ
sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN ;phát huy cao độ nội lực ,đồng
thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

để phát triển nhanh ,có hiệu quả và bền vững ; tăng trưởng kinh tế đi liền
với phát triển văn hoá ,từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân ,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ,bảo vệ và cải thiện
môi trường ;kết hợp phát triển kinh tế -xã hội với tăng cường quốc phòng
-an ninh .Đồng thời Đảng đã đề ra những biện pháp cụ thể cho từng nhiệm
vụ để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã đặt ra .
3.1.Giải pháp cho việc phát triển lực lượng sản xuất ,công nghiệp hoá
,hiện đại hoá ở nước ta .
Con đường công nghiệp hoá ,hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút
ngắn thời gian,vừa có những bước tuần tự ,vừa có những bước nhảy vọt
.Phát huy những lợi thế của đất nước ,tận dụng mọi khả năng để đạt trình
độ công nghệ tiên tiến ,đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh
học ,tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn ,ở mức cao hơn và phổ biến
hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ ,từng bước phát triển
kinh tế tri thức .Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của
người Việt Nam coi phát triển giáo dục và đào tạo ,khoa học và công nghệ
là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hóa .



Công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ ,trước hết là độc lập tự chủ về đường lối chính sách
,đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh đó là : có mức tích luỹ ngày càng
cao từ nội bộ nền kinh tế ; kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một
số ngành công nghiệp nặng then chốt ;có năng lực nội sinh về khoa học và
công nghệ ;giữ vững ổn định kinh tế-tài chính vĩ mô ;bảo đảm an ninh
lương thực ,an toàn năng lượng ,tài chính ,môi trường Xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ;kết
hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp đểphát triển đất nước
.

Từ phương hướng chung đó chúng ta sẽ có một loạt các giải pháp cho việc
phát triển từng vùng ,từng ngành ,từng lĩnh vực .
Thứ nhất là giải pháp cho cả nền kinh tế là phát triển kinh tế
nhanh ,có hiệu quả và bền vững ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,cơ cấu lao
động theo hướng công nghiệp hoá ,hiện đại hoá.Mọi hoạt động kinh tế
được đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp về kinh tế tài chính ,xã hội ,môi
trường ,quốc phòng và an ninh.Trước mắt ,tập trung nâng cao hiệu quả
sản xuất ,kinh doanh của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhà
nước ,hiệu quả đầu tư ,hiệu quả sử dụng vốn .Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên cơ sở phát huy sức mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước ,tăng
sức cạnh tranh gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước ,nhu
cầu đời sống nhân dân ,an ninh và quốc phòng . Tạo thêm sức mua của thị
trường trong nước và mở rộng ở nước ngoài ,đẩy mạnh xuất khẩu.
Thứ hai là giải pháp cho nông nghiệp đó là phải tăng cường sự
chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp
hoá ,hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn .Đầu tư và tạo mọi điều kiện
cho thuận lợi cho việc phát triển nông- lâm -ngư nghiệp bằng cách ứng
dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến đặc biệt là công nghệ
sinh học . Đồng thời đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế và xã hội ở nông thôn .



Thứ ba là giải pháp cho công nghiệp :vừa phát triển các ngành sử
dụng nhiều lao động ,vừa đi nhanh vào một số ngành ,lĩnh vực có công
nghệ hiện đại ,công nghệ cao .Phải chú ý phát triển một số ngành công
nghiệp nặng quan trọng ,sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài
nguyên thiên nhiên ,xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu
trong cạnh tranh và hiện đại hoá.
Thứ tư là giải pháp cho việc phát triển các vùng:phát huy vai trò

của các vùng kinh tế trọng điểm ,có mức tăng trưởng cao ,tích luỹ lớn
;đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế
mạnh của từng vùng và phải việc quan tâm phát triển kinh tế -xã hội phải
gắn với tăng cường quốc phòng -an ninh
Thứ năm là giải pháp cho việc phát triển các thành phần kinh tế
.Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
trong đó thành phần kinh tế nhà nước phải phát huy vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế ,là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước
định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Nhà nước phải chú trọng phát
triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen ,hỗn hợp nhiều hình thức
sở hữu ,giữa các thành phần kinh tế ,giữa trong nước và ngoài nước .
Ngoài ra chúng ta còn phải quan tâm đến việc phát triển nguồn
nhân lực bởi nó là khâu quyết định triển vọng của tiến trình công nghiệp
hoá ,hiện đại hoá đất nước,bằng biện pháp đổi mới chương trình giáo dục
đào tạo để đạt hiệu quả tốt nhất.
3.2.Giải pháp cho việc xây dựng ,phát triển và hoàn thiện quan hệ sản
xuất mới theo định hướng XHCN.
Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam phải là con đường ra đời của phương
thức sản xuất XHCN.Cùng với quá trình công nghiệp hoá ,hiện đại hoá
,phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ,tất yếu phải có quá trình phát triển
tương ứng các quan hệ sản xuất mới .Về mặt kinh tế ,sự phát triển quá độ
lên CNXH ở nước ta bỏ qua chế độ TBCN có nghĩa là chúng ta bỏ qua
việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất TBCN ;các quan hệ sản



xuất trong thời kỳ quá độ ở nước ta phải vận hành theo định hướng
XHCN.Tuy nhiên xuất phát từ một trình độ kinh tế lạc hậu ,để phát triển
nhanh chóng lực lượng sản xuất ,hoàn thiện được quan hệ sản xuất mới
theo định hướng XHCN là một nhiệm vô cùng khó khăn ,đòi hỏi Đảng và

Nhà nước ta phải đề ra chủ chương đúng đắn cho nhiệm vụ này . Tiêu
chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định
hướng XHCN là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất ,cải thiện đời sống
nhân dân ,thực hiện công bằng xã hội.Điều này cũng chính là mục đích
của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của ta nêu ra đó là phát
triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chât -
kỹ thuật của CNXH ,nâng cao đời sống nhân dân,phát triển lực lượng sản
xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả
ba mặt sở hữu ,quản lý và phân phối .
Thứ nhất là giải pháp cho vấn đề sở hữu đó là chế độ sở hữu công
hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu từng được xác lập và sẽ chiếm ưu thế
tuyệt đối khi CNXH được xây dựng xong về cơ bản .Phải từ thực tiễn tìm
tòi ,thử nghiệm để xây dựng chế độ sở hữu công cộng nói riêng và quan
hệ sản xuất theo định hướng XHCN mới nói chung với những bước đi
vững chắc . Đường lối đổi mới của Đảng đã đặt lại vai trò của sở hữu tư
nhân trong công cuộc xây dựng CNXH.Thay cho việc xoá bỏ ngay lập tức
sở hữu tư nhân là việc sử dụng lâu dài sở hữu tư nhân , hợp tác với các
chế độ sở hữu khác để xây dựng CNXH .
Thứ hai là giải pháp cho vấn đề tổ chức quản lý . Nhà nước ta là
nhà nước XHCN ,quản lý nền kinh tế bằng pháp luật ,chiến lược quy
hoạch,kế hoạch ,chính sách ,sử dụng cơ chế thị trường áp dụng các hình
thức kinh tế và quản lý kinh tế của kinh tế thị trường để kích thích sản
xuất,giải phóng sức sản xuất phát huy mặt tích cực ,hạn chế và khắc phục
mặt tiêu cực của cơ chế thị trường,bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động .
Thứ ba là giải pháp cho vấn đề phân phối .Định hướng XHCN trong
quan hệ phân phối đòi hỏi chúng ta phải trước hết bảo vệ quyền lợi chân



chính của người lao động . Vấn đề ưu tiên hàng đầu để bảo vệ quyền lợi

người lao động là vấn đề khắc phục nạn thất nghiệp,tạo công ăn việc
làm,có việc làm sẽ có thu nhập. Các thành phần kinh tế phải đóng góp vào
việc tạo công ăn việc làm cho người lao động ,đặc biệt là thành phần kinh
tế tư bản tư nhân với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thu hút nhiều
lao động.Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN nên việc
áp dụng phân phối theo lao động là chủ yếu là hoàn toàn đúng đắn .
3.3.Giải pháp cho việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại .
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ ,rộng mở đa
phương hoá ,đa dạng hoá các quan hệ quốc tế . Việt Nam sẵn sàng là bạn
,là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế ,phấn đấu vì hoà
bình ,độc lập và phát triển .
Nhiệm vụ của đối ngoại là tiếp tục giữ vững môi trường hoà bình và tạo
các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
,công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước ,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,bảo
đảm độc lập và chủ quyền quốc gia ,đồng thời góp phần tích cực vào cuộc
đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình ,độc lập dân tộc ,dân
chủ và tiến bộ xã hội .
Mở rộng quan hệ nhiều mặt ,song phương và đa phương với các nước và
vùng lãnh thổ ,các trung tâm chính trị ,kinh tế quốc tế lớn các tổ chức
quốc tế và khu vực theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập ,chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ ,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau ,không
dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực;bình đẳng và cùng có lợi ;giải quyết
các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình;làm thất bại mọi
âm mưu và hành động gây sức ép ,áp đặt và cường quyền .
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối
đa nội lực ,nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế ,bảo đảm độc lập tự chủ và
định hướng XHCN ,bảo vệ lợi ích dân tộc ,bảo vệ môi trường.
Chúng ta xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế có nghĩa là chúng ta phải xây dựng được một nền kinh tế




trước hết là độc lập tự chủ về đường lối phát triển theo định hướng
XHCN,sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
phải dẫn đến CNXH mà không đi chệch hướng,phải là một nền kinh tế mà
các nhân tố XHCN ngày càng lớn lên ,đóng vai trò chi phối nền kinh tế
quốc dân . Tiếp đó chúng ta phải thực hiện thắng lợi công cuộc công
nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước ,tạo ra một tiềm lực kinh tế ,khoa học
và công nghệ đủ mạnh ,hình thành bước đầu một cơ sở vật chất ,kỹ thuật
mới đủ sức đem lại cho đất nước một tư thế độc lập và bình đẳng trong
hợp tác và đấu tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế . Đồng thời phải xây
dựng được một nền kinh tế mà cơ cấu phải chuyển dịch dần theo hướng
tiến bộ ,hiện đại ,có sự cân đối hợp lý giữa công nghiệp ,nông nghiệp
,dịch vụ ,kết cấu hạ tầng kinh tế .Sau cùng đó phải là một nền kinh tế giữ
vững được ổn định kinh tế vĩ mô ,bảo đảm cho nền kinh tế đủ sức đứng
vững và ứng phó được với tất cả các tình huống phức tạp .
Để bảo hiểm cho nền kinh tế của đất nước ,chúng ta phải xây dựng được
một cơ cấu và cơ chế kinh tế thích hợp ,làm cho kinh tế nước ta trong khi
hội nhập kinh tế quốc tế vẫn không bị hoà tan ,không phụ thuộc hoàn toàn
vào thị trường thế giới ,vẫn tự tạo cho mình được một thế đứng vững về
kinh tế tài chính ,giữ được một khoảng cách đủ để chúng ta có thể xoay sở
mỗi khi thị trường thế giới diễn biến không lành mạnh và tác động tiêu
cực đến nền kinh tế của nước ta .
3.4.Giải pháp cho một số lĩnh vực khác .
Thứ nhất là về vấn đề xã hội ,cần phải thực hiện các chính sách xã
hội hướng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội ,thực hiện công bằng
trong phân phối ,tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất ,tăng năng suất
lao động xã hội ,thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội ,khuyến
khích nhân dân làm giàu một cách hợp pháp . Trong đó chính sách giải
quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản .




Thứ hai là về vấn đề giáo dục phải tiếp tục nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện ,đổi mới nội dung ,phương pháp dạy và học ,hệ thống
trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục .
Thứ ba là vấn đề khoa học- công nghệ :trình độ khoa học -công
nghệ của chúng ta còn thấp vì vậy phải đầu tư ngân sách và huy động các
nguồn lực khác cho nó ,phải đẩy mạnh hợp tác quốc trong nghiên cứu
khoa học và công nghệ ,phải coi trọng nghiên cứu cơ bản trong khoa học .
Thứ tư là phải củng cố và xây dựng nền văn hoá tiên tiến ,đậm đà
bản sắc dân tộc ,tiếp tục giữ gìn và phát huy các truyền thống quý báu của
dân tộc ,để giữ được nếp sống lành mạnh ,văn minh trong mỗi gia đình
Việt Nam .
Thứ năm là tăng cường quốc phòng và an ninh ,bảo vệ độc lập
,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc .
Và cuối cùng ,quan trọng là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ
Đảng trong sạch ,vững mạnh ,là đội ngũ nòng cốt đưa nước ta vững bước
đi lên CNXH.
Lời Kết

Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu con đường quá độ lênCNXH,
bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN ,chúng ta phải nhận thấy rằng con
đường mà chúng ta đang đi tới là một con đường gian lao ,thử thách ,đòi
hỏi toàn Đảng - toàn dân - toàn quân ta phải cùng đồng lòng ,chung sức
và cùng cố gắng ,thì mới có thể thành công . Chúng ta bước được tới đỉnh
vinh quang hay không ,có bước được đến CNXH-CNCS hay không ,điều
đó còn phải tuỳ thuộc vào tất cả mọi người có cố gắng ,nỗ lực hay không.
Tất cả chúng ta sẽ cùng cố gắng để có thể thực hiện được ước mơ và
nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân ,bởi quá độ được đến

CNXH ,chúng ta sẽ tìm được thấy hạnh phúc ,ấm no và công bằng ,chúng
ta sẽ thấy được ánh sáng của văn minh nhân loại ,cái mà bấy lâu nay
chúng ta tìm kiếm nó .














×