Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

giới thiệu tổng quan về đất nước, con người brazil

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.76 KB, 32 trang )

A- Giới thiệu tổng quan về đất nước, con người Brazil.
I- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của đất nước Brazil.

Tên gọi chính thức của đất nước Brazil là Cộng hoà liên bang Brazil.
Thủ đô chính thức của Brazil là Brazilia.
Thành phố lớn nhất là SaoPaulo.
Brazil thuộc Đông Nam châu Mỹ La tinh, giáp Đại Tây Dương, trải rộng gần một nửa
Nam Mỹ và là đất nước lớn nhất vùng này. Brazil trải dài 4,772 km từ Bắc xuống Nam;
4,331 km từ Đông sang Tây và có biên giới chung với mọi quốc gia Nam Mỹ trừ Chile và
Ecuador. Brazil có thể được phân chia thành Brazil cao nguyên ở phía Nam và Brazil
sông Amazon ở phía Bắc.
Brazil có diện tích 8.514.215 km², đứng thứ 5 trên Thế Giới.
Phần lớn đất nước Brazil nằm trong vùng nhiệt đới và có các loại hình khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm và xích đạo.
Tài nguyên thiên nhiên của Brazil dồi dào, phong phú với sắt, nhôm, đá quý, gỗ, dầu
khí, tài nguyên nước.
Địa hình của Brazil phân bố rất đa dạng và phức tạp.Phần lớn lãnh thổ ở phía Bắc của
Brazil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Phía Nam của nước này
1
có địa hình chủ yếu là đồi và những vùng núi thấp. Vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương có
nhiều dãy núi cao.
Brazil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước
này có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sông đi qua các bồn địa này để thoát ra
Đại Tây Dương. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới (tính theo dung lượng nước)
và đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới.Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu
mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với hệ thống
sinh vật phong phú. Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống sông Parana và phụ lưu; sông
Iguacu nơi có thác nước Iguacu nổi tiếng.
Tuy nhiên nhìn chung địa hình của Brasil ra làm hai vùng chính. Phần lớn lãnh thổ ở
phía bắc của Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Trong khi
đó, phía nam của nước này có địa hình chủ yếu lại là đồi và những vùng núi thấp. Vùng


bờ biển giáp Đại Tây Dương có nhiều dãy núi cao, có độ cao so với mặt nước biển là
2900 m.
Do có sự ưu đãi về thiên nhiên nên Brasil là quốc gia có độ đa dạng sinh học cao nhất
trên thế giới, hơn hẳn so với mọi quốc gia khác. Đây cũng chính là một trong những yếu
tố tiên quyết giúp đất nước Brazil có thể phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn con người.
II- Các yếu tố xã hội.
Đa phần người Brazil ngày nay có tổ tiên là người Bồ Đào Nha từ thời nước này còn
là thuộc địa của Đế chế Bồ Đào Nha (từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18) và những người dân di
cư Bồ Đào Nha (thế kỉ 19 và thế kỉ 20), và sau đó là người nhập cư Ý.
Người da đỏ bản xứ Brazil (khoảng 3-5 triệu người) phần lớn đã bị tiêu diệt hay đồng
hóa bởi người Bồ Đào Nha. Từ đầu thời kỳ thực dân hoá Brazil, những cuộc hôn nhân lai
chủng giữa người Bồ Đào Nha và những người Brazil bản xứ đã trở nên phổ biến. Ngày
nay, Brazil có khoảng 700.000 dân bản xứ, chiếm chưa tới 1% dân số nước này.
Brazil cũng có một số lượng lớn người da đen, là con cháu của những người nô lệ
Châu Phi bị bắt tới đây từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 19. Những người Châu Phi này sau đó đã
lai tạp với người Bồ Đào Nha, trở thành một bộ phận dân cư lai khá lớn tại Brazil.
Bắt đầu từ thế kỷ 20, Brazil cũng đã tiếp nhận một số lượng lớn người Châu Á: người
Hàn Quốc, người Trung Quốc, người Đài Loan và người Nhật Bản. Người Nhật là cộng
2
đồng thiểu số Châu Á lớn nhất tại Brazil, và những người Nhật Bản-Brazil là cộng đồng
người Nhật bên ngoài nước Nhật lớn nhất với 1,6 triệu người.
Theo thống kê năm 2004,dân số của Brazil là 186.112.794 (hạng 5 trên Thế Giới).
Dân số Brazil chủ yếu tập trung dọc bờ biển, trong nội địa mật độ dân số khá thấp,
khoảng 22 người/km
2
( năm 2004). Dân chúng các bang miền nam chủ yếu là con cháu
người Âu da trắng, trong khi đa số dân chúng miền bắc và đông bắc là người lai giữa các
chủng tộc (người da đỏ Châu Mỹ, người Phi, người Âu).
Văn hóa của Brazil chủ yếu dựa trên nền văn hóa của Bồ Đào Nha . Nước này đã
từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong vòng ba thế kỉ và những người dân di cư Bồ Đào

Nha đã mang đến cho Brazil những nền tảng quan trọng của nền văn hóa nước này là
tiếng Bồ Đào Nha, Đạo Thiên Chúa và kiến trúc. Bên cạnh đó còn có những phong tục
tập quán và lối sống đặc trưng của người dân Bồ Đào Nha.
Là một đất nước đa chủng tộc với nhiều màu sắc văn hóa, Brazil còn chịu ảnh hưởng
của nhiều dân tộc khác nữa. Những người thổ dân châu Mỹ có ảnh hưởng đến vốn từ
vựng và ẩm thực của Brazil, trong khi người da đen gốc châu Phi, vốn được mang đến
Brazil để làm nô lệ trước kia, lại có ảnh hưởng quan trọng trong âm nhạc và các điệu
nhảy của nước này. Vào thế kỉ 19 và thế kỉ 20, những dòng người nhập cư đến từ Ý, Đức,
Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Đông đã đến Brazil và thiết lập nên những cộng đồng lớn
sinh sống với nhau tại các thành phố, tạo nền những dấu ấn độc đáo khác nhau và tập
trung chủ yếu tại miền nam Brazil.
Ngôn ngữ chính thức của Brazil là Tiếng Bồ Đào Nha. Toàn bộ dân chúng sử dụng
thứ tiếng này và rõ ràng nó là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong các trường học, trên
các phương tiện truyền thông, trong kinh doanh và mọi mục đích hành chính. Hơn nữa,
Brasil là nước nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất tại Châu Mỹ nên nó đã biến ngôn ngữ này
trở thành một trong những đặc trưng riêng của quốc gia.
Nhiều ngôn ngữ bản xứ được sử dụng hàng ngày trong các cộng đồng thổ dân, chủ
yếu ở phía bắc Brazil. Dù nhiều trong số các cộng đồng đó tiếp xúc thường xuyên với
người Bồ Đào Nha, hiện nay việc dạy các ngôn ngữ bản xứ đang được khuyến khích.
Người Brazil chủ yếu là theo Đạo Thiên chúa. Nước này cũng là nước có cộng đồng
người theo đạo Thiên chúa lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, số lượng tín đồ theo đạo
Tin lành cũng đang ngày càng tăng lên.
3
Môn thể thao phổ biến nhất tại Brazil là môn bóng đá. Brazil cũng là nước có thế
mạnh tại nhiều môn thể thao khác như bóng rổ, bóng chuyền, tennis, bơi lội. Ngoài ra,
đất nước này còn sản sinh ra nhiều môn thể thao khác nữa. Có thể kể ra như môn bóng đá
bãi biển, bắt nguồn trên những bãi biển của Rio de Janeiro hay biribol, một biến thể chơi
dưới nước của bóng chuyền.
Nền kiến trúc của Brasil bắt đầu từ thời kỳ thuộc địa Bồ Đào Nha, khi những pháo đài
trung cổ đầu tiên được người Bồ Đào Nha thiết lập tại đây từ khoảng năm 1530.

Lễ hội Carnaval ở Brasil rất nổi tiếng, đặc biệt là tại Rio de Janeiro. Lễ hội này cũng
là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch nước ngoài tới Brazil.
B- Brazil và các giai đoạn phát triển.
I. Thời kì tiền Colombo.
Những hóa thạch được tìm thấy tại Brasil là bằng chứng về việc con người đã đến
định cư tại vùng đất này ít nhất 8000 năm về trước. Tuy nhiên câu hỏi về việc ai là người
đầu tiên đến Brasil vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi.
Người da đỏ ở Brazil lại sống theo hình thức bán du mục gồm săn bắn, đánh bắt cá và
trồng trọt. Họ không có chữ viết hay xây dựng những công trình kiến trúc quy mô cho
nên việc tìm hiểu về họ rất khó khăn, chủ yếu là qua đồ gốm. Khi người châu Âu tìm ra
Brazil, mật độ thổ dân ở Brazil rất thấp, dân số chỉ khoảng 1 triệu người. Ngày nay, thổ
dân da đỏ ở Brazil một phần bị lai với các chủng tộc khác hoặc sống nguyên thủy trong
những rừng Amazon.
Có thể nói, trong giai đoạn này, Brazil vẫn còn sơ khai, cuộc sống của người dân còn
khá nguyên thuỷ, cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên trong khi ở Châu Âu đây đang
là giai đoạn phát triển rực rỡ đạt được thành tựu trên trên tất cả các mặt.
II. Thuộc địa Brazil.
Brasil được khám phá bởi nhà thám hiểm Pedro Álvares Cabral người Bồ Đào Nha
vào ngày 22 tháng 4 năm 1500. Với nguồn tài nguyên và đất đai chưa khai phá hết sức
lớn, nhiều nước châu Âu khác như Pháp và Hà Lan cũng muốn lập thuộc địa tại Brazil
song cuối cùng đều thất bại trước người Bồ Đào Nha. Brazil trở thành thuộc địa của Bồ
Đào Nha.
4
Từ đây, xã hội Brazil có sự thay đổi, xáo trộn rất lớn.
1. Về văn hóa.
Dân cư Brazil khá đa dạng, gồm người da đỏ châu Mỹ (chủ yếu là người Tupi và
Guarani), người châu Âu (chủ yếu là Bồ Đào Nha , Ý, Đức, Tây Ban Nha) và người Châu
Phi (chủ yếu là Bantu và Yoruba), với một số cộng đồng thiểu số Châu Á (chủ yếu là
Nhật Bản), Liban, và Ả Rập Syria.
Miền nam Brazil với đa số dân là con cháu người Âu còn ở phía đông nam và trung

tây Brasil số lượng người da trắng tương đương người Phi và những người Brasil đa
chủng khác. Đông bắc Brazil có đa số dân là con cháu người Bồ Đào Nha và Châu Phi,
trong khi miền bắc Brazil có số lượng hậu duệ người da đỏ Châu Mỹ lớn nhất nước.
Hơn 90 triệu người Brazil có nguồn gốc từ các làn sóng di cư từ nước ngoài vào.
Những nhóm người đông đảo nhất là người thuộc bán đảo Iberia, Ý và người Đức ở
Trung Âu. Các nhóm thiểu số gồm người Slav (đa số là người Ba Lan, Ukraina và Nga).
Những nhóm nhỏ hơn gồm người Armenia, người Phần Lan, người Pháp, người Hy Lạp,
người Hungary, người Romania, người Anh và người Ireland. Trong số các nhóm thiểu
số còn có 200.000 người Do Thái, chủ yếu là Ashkenazi.
Dân nhập cư Brasil có cơ cấu như sau:
• 79 triệu người Châu Phi và người đa chủng.
• 13 triệu người Ả Rập, chủ yếu từ Syria và Liban ở Đông Địa Trung Hải .
• 1,6 triệu người Châu Á, chủ yếu từ Nhật Bản
5
Văn hóa của Brazil chủ yếu dựa trên nền văn hóa của Bồ Đào Nha. Nước này đã từng
là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong vòng ba thế kỉ và những người dân di cư Bồ Đào Nha
đã mang đến cho Brasil những nền tảng quan trọng của nền văn hóa nước này là tiếng Bồ
Đào Nha, Đạo Thiên chúa và kiến trúc. Bên cạnh đó còn có những phong tục tập quán và
lối sống đặc trưng của người dân Bồ Đào Nha.
Là một đất nước đa chủng tộc với nhiều màu sắc văn hóa, Brazil còn chịu ảnh hưởng
của nhiều dân tộc khác nữa. Những người thổ dân châu Mỹ có ảnh hưởng đến vốn từ
vựng và ẩm thực của Brazil, trong khi người da đen gốc châu Phi lại có ảnh hưởng quan
trọng trong âm nhạc và các điệu nhảy của nước này. Vào thế kỉ 19 và thế kỉ 20, những
dòng người nhập cư đến từ Ý, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Đông đã đến Brazil
và thiết lập nên những cộng đồng lớn sinh sống với nhau tại các thành phố, tạo nền những
dấu ấn độc đáo khác nhau và tập trung chủ yếu tại miền nam Brazil.
2. Về kinh tế.
Thoạt tiên, người Bồ Đào Nha không tìm thấy nguồn khoáng vật quan trọng tại
Brazil nhưng họ không bao giờ đánh mất hy vọng vào ngày tìm thấy của cải ở đây. Để ổn
định và bảo vệ thuộc địa từ những kẻ muốn tranh giành thuộc địa, người Bồ Đào Nha đã

tiên phong mở đường cho một ngành công nghiệp mới: công nghiệp sản xuất đường
(1540 – 1640). Vào giữa thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha có được thành công trong việc thiết
lập một nền kinh tế đường chủ yếu nằm ở khu bờ biển Đông Bắc của thuộc địa. Các
doanh nghiệp sản xuất đường ở thuộc địa có quy mô lớn đầu tiên được phép hoạt động
nhờ một loạt các điều kiện thuận lợi như: đã tìm ra được bí quyết nông nghiệp và cách
sản xuất mía như thế nào ở những hòn đảo Đại Tây Dương và sản xuất các thiết bị đặc
biệt để rút đường từ cây mía. Hơn nữa, việc buôn bán nô lệ Châu Phi vẫn được phép do
đó các nhân lực được huy động tối đa
Sự bùng nổ đường tại khu vực Caribbean đã gây ra một sự giảm sút trong giá đường
thế giới. Không thể cạnh tranh , xuất khẩu đường của Brazil đã suy giảm một cách rõ nét
mà những mầm mống của sự suy giảm này đã có từ giữa thế kỷ XVII .
Khoảng những năm 1531, gia súc được đưa đến Brazil và ngành công nghiệp chăn
nuôi cũng được phát triển nhanh chóng để đáp lại nhu cầu của vận tải và thức ăn cho
công nhân.
6
Vào thế kỉ thứ XVIII, kim loại quý được phát hiện tại phía Nam trung tâm thuộc địa,
ngành công nghiệp khai thác mỏ tại đây cũng được hình thành mà lịch sử gọi là “ cuộc
săn vàng thế kỉ XVIII”.
Ta có thể thấy được tác dụng to lớn của việc khai thác vàng và kim loại quý tại
Brazil.Nó đã góp phần hợp nhất lãnh thổ, tạo ra hình dáng đất nước Brazil như hiện nay.
Cũng từ ngành công nghiệp khai thác mỏ, hàng hoá được khuyến khích lưu thông, ngành
nông nghiệp cũng được phát triển tại nơi khai thác mỏ. Trung tâm kinh tế và hành chính
của thuộc địa Brazil cũng di chuyển tới vùng Đông Nam .
Tuy nhiên, nó cũng để lại những hậu quả khôn lường đối với nền kinh tế những năm
về sau này: tài nguyên cạn kiệt, kinh tế sa sút…
Cuối thế kỉ XVIII, nền kinh tế thuộc địa Brazil rơi vào tình trạng sa sút, xuất khẩu
bông của Brazil bị Mỹ qua mặt.
Có thể nói giai đoạn này là giai đoạn thay đổi lớn nhất của Brazil trong lịch sử. Từ
một vùng đất hoang sơ, Brazil đã trở thành thuộc địa, bị khai thác cạn kiệt, kinh tế suy tàn
người dân bị bó lột tàn tệ và cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào Bồ Đào Nha.

III- Đế chế Brazil ( 1808 – 1888).
Vào năm 1808, để chạy trốn khỏi quân đội Napoléon, hoàng gia Bồ Đào Nha cùng
chính phủ đã di cư đến thủ đô lúc bấy giờ của Brazil là Rio de Janeiro. Đây là sự di cư
xuyên lục địa của một hoàng tộc duy nhất trong lịch sử.
Năm 1815, vua John VI của Bồ Đào Nha tuyên bố Brazil là một vương quốc hợp nhất
với Bồ Đào Nha và Algarve (nay là miền nam Bồ Đào Nha). Từ đó, về mặt danh nghĩa
thì Brazil không còn là một thuộc địa nữa nhưng quyền nhiếp chính thì vẫn nằm trong tay
của Bồ Đào Nha.Chế độ chiếm hữu nô lệ tại Brazil bị xoá bỏ vào năm 1888.
Những năm đầu dành được độc lập là thời kỳ vô cùng khó khăn của Brazil Lúc này,
nền kinh tế của Brazil rơi vào tình trạng khó khăn, xuất khẩu nhỏ và kinh tế trong nước bị
nén xuống. Những tài nguyên (đất, những nô lệ và những động vật dùng làm sức kéo)
không còn cần thiết như trước bởi sự suy tàn của việc xuất khẩu, thay vào đó nó được hút
vào trong phần lớn những hoạt động tự tiêu thụ. Đây là giai đoạn duy nhất mà kinh tế tư
nhân là chủ yếu.
7
Nguồn thu từ tài nguyên như khai thác mỏ, buôn bán nô lệ… cũng không làm giảm
gánh nặng cho nền kinh tế.
Tuy nhiên trong giai đoạn này, Brazil nhanh chóng tìm ra cho minh nguồn hàng xuất
khẩu tiềm năng mới – cà phê. Ảnh hưởng của cà phê lên kinh tế Brazil mạnh hơn ảnh
hưởng của đường và vàng. Cà phê được giới thiệu ở Brazil vào đầu thế kỷ mười tám,
nhưng thoạt tiên cà phê chỉ được sử dụng trong nước. Giá cà phê thế giới tăng cao vào
cuối những năm 1820 và đầu những năm 1830, cà phê trở thành mặt hàng xuất khẩu
chính của Brazil.
Trong năm 1885 sản lượng cà phê của Brazil sản xuất ra chiếm hơn một nửa lượng cà
phê được sản xuất ra trên toàn thế giới. Thương mại của Brazil vào năm 1890 là hơn 71
triệu trong khi Achentina và Chi lê là 14 triệu đôla và 6 triệu đôla tương ứng.
Sự mở rộng của cà phê đòi hỏi sự cải tiến của các phương tiện chuyên chở. Từ yêu
cầu đó, hệ thống đường sắt đầu tiên đã được xây dựng, đầu tiên nối từ xung quanh Rio de
Janeiro và vào trong Thung lũng Paraíba, và sau đó vào trong những vùng đất cao phì
nhiêu (của) Paulo São. Vào năm 1885 Brazil chỉ có 223 km (140 dặm) đường sắt và năm

1860 số km đường sắt tăng tới 6.930 kilômet (4.330 dặm)…
Tất cả những thay đổi trên đều chứng tỏ rằng kinh tế Brazil tuy vẫn bị lệ thuộc vào
Bồ Đào Nha song cũng đã có những bước tiến vượt bậc. Brazil đã khẳng định vai trò của
mình với các nước trên Thế Giới cũng như đã xác định được hướng đi đúng đắn cho
riêng mình - trở thành đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất Thế Giới. Điều này vẫn được
Brazil duy trì cho tới hiện tại.
IV- Nền Cộng hòa cũ (1889-1930).
Vua Pedro II bị phế truất vào ngày 15 tháng 11 năm 1889 trong một cuộc đảo chính
quân sự của những người cộng hòa. Tướng Deodero de Fonseca, người lãnh đạo cuộc đảo
chính đã trở thành tổng thống trên thực tế đầu tiên của Brazil. Tên của đất nước được đổi
thành Cộng hòa Hợp chúng quốc Brazil. Từ năm 1889 đến năm 1930, Brazil là một quốc
gia với chính phủ theo thể chế dân chủ lập hiến. Cũng trong thời kì này nổ ra cuộc chiến
tranh Thế Giới lần thứ I ( 1914- 1918) và tiếp theo đó là “ Đại khủng hoảng kinh tế 1929
– 1933 ”.
8
Giai đoạn này,Brazil trở thành một nước độc lập và nền kinh tế không còn bị phụ thộc
vào Bồ Đào Nha nữa. Brazil trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn trên thế
giới.
Tác động của cây cà phê vào nền kinh tế Brazil là hết sức to lớn: hình thành thị
trường cà phê lớn trong nước. Giảm thất nghiệp do dư thừa lao động là những người
được tự do, không còn là nô lệ nữa và làn sóng người di cư từ châu Âu sang.Phát triển
giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt.
Thêm vào đó, đường, bông, thuốc lá, cacao, cao su vẫn là những mặt hàng quan trọng
của Brazil.
Giai đoạn từ 1880 – 1930 cũng là thời kì phát triển của những ngành công nghiệp
nhẹ: dệt, chế biến thực phẩm, thuốc lá…
Tất cả các yếu tố trên đã góp phầnlàm nên sự tăng trưởng trong thu nhập. Những
nhân tố quan trọng khác là sự mở rộng của vận tải, công suất thiết kế điện năng, sự đô thị
hóa đang gia tăng, và sự hình thành hệ thống điều hành linh hoạt. Tuy nhiên, sự tăng
trưởng sản xuất trong thời kỳ này không phát sinh những sự biến đổi cấu trúc quan trọng.

Tuy nhiên, chiến tranh Thế Giới lần I ( 1914 – 1918) và Đại khủng hoảng ( 1929 –
1933 ) đã làm nền kinh tế Brazil rơi vào tình trạnh “khủng hoảng thừa” về cà phê. Nền
kinh tế Brazil bị chao đảo. Sau năm 1896, lượng cung cà phê đã vượt cầu gây ảnh hưởng
đến giá. Brazil cất trữ cà phê của họ thay vì việc bán tất cả nó, và khi cà phê mất mùa họ
lại sử dụng lượng cà phê tích trữ ấy.
Cùng với đó là sự chênh lệch về mức sống giữa vùng phía Nam, Đông Nam và những
vùng phía Đông. Sự phát triển và tăng trưởng được tập trung ở phía Đông nam. Phía Nam
cũng đạt được sự phát triển đáng kể được dựa vào cà phê và những sản phẩm nông
nghiệp khác.Tuy nhiên phía Đông Bắc kinh tế lại chậm phát triển, dân cư sống dựa vào tự
cung tự cấp.
Trong giai đoạn này Brazil vẫn chứng tỏ được vị trí số một của mình trên thị trường
cà phê Thế Giới. Kinh tế Brazil vẫn tăng trưởng tốt trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, sự
chênh lệch về mức sống của người dân Brazil vấn chưa được chú ý đến.
9
V- Brazil tồn tại Chủ nghĩa dân túy, nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc (1930 –
1964).
Getulio Vargas lên nắm quyền sau cuộc đảo chính của giới quân sự năm 1930.
Ông đã cai trị Brazil như một nhà độc tài với những thời kỳ dân chủ xen kẽ. Tổng
thống Getulio Vargas đã cai trị như một nhà độc tài trong hai nhiệm kỳ 1930-1934
và 1937-1945. Ông tiếp tục được bầu làm tổng thống Brazil trong khoảng thời gian
1951-1954.
Tổng thống Vargas đã kiểm soát nền chính trị của Brazil một cách tương đối ổn định
trong vòng 15 năm đến khi ông tự tử vào năm 1954. Năm 1954, tổng thống Getulio
Vargas bị lật đổ, quy tắc dân chủ được thiết lập lại.
Cũng trong thời gian này, Thủ đô của Brazil được chuyển từ thành phố Rio de Janeiro
sang thành phố Brazilia.
1. Những sự thay đổi kinh tế từ 1930 – 1945.
Kinh tế cà phê rơi vào tình trạng suy tàn khi cuộc “ Đại khủng hoảng” và sản xuất
thừa hoành hành dữ dội trên toàn Thế Giới. Thêm vào đó là các điều khoản mậu dịch trở
nên lỗi thời, không thể tiếp tục áp dụng được nữa đã khiến cho nền kinh tế Brazil rơi vào

tình trạng nợ nước ngoài trầm trọng.
Để cứu vãn tình trạng bi đát của nền kinh tế, Chính phủ đã có những biện pháp đóng
vai trò quyết định trong việc vực dậy nền kinh tế. Trước tiên, Chính Phủ Brazil đã hoãn
việc thanh toán những món nợ nước ngoài mà thay vào đó áp dụng những chính sách
quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ. Vào năm 1930, các chương trình trợ giá của Chính
Phủ nhằm phát triển sản xuất cà phê lần lượt bị phá sản. Và để tránh cho giá cà phê sụt
giảm thêm nữa, Chính Phủ đã có một chính sách hết sức táo bạo: Thu mua số lượng lớn
cà phê dư thừa trên thị trường để tiêu huỷ nhằm mục đích giảm sản lượng cà phê trên thị
trường, từ đó làm giảm nhẹ vấn nạn sản xuất thừa. Chính phủ Brazil hi vọng rằng cơn
khủng hoảng sẽ nhanh chóng qua đi và sự bùng nổ của xuất khẩu sẽ lại tái diễn.
Tuy nhiên, khi cuộc “Đại khoảng hoảng” với sức ảnh hưỏng to lớn đi qua, Brazil
nhanh chóng hiểu rằng không thể chỉ trông chờ vào việc xuất khẩu mặt hàng cà phê được
mà cần phải có sự đa dạng hoá nền kinh tế. Năm 1930, thiết lập doanh nghiệp nhà nước
đầu tiên, nhà máy luyện thép tổng hợp.
10
Dần dần, nền kinh tế Brazil đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, kinh tế Brazil đã
sẵn sàng cho phát triển. Tuy nhiên đúng lúc này, chiến tranh Thế Giới lần II nổ ra và các
cơ sở hạ tầng, vận tải bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng cũng làm giảm những nỗ lực
phát triển của Brazil.
2. Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu ( 1945 – 1964).
Trong giai đoạn này, tổng thống Getulio Vargas bị lật đổ, quy tắc dân chủ được thiết
lập lại, việc dự trữ, trao đổi với nước ngoài cũng được tiến hành một cách khẩn trương.
Tuy nhiên, tự do hoá thương mại nhanh chóng lộ ra nhiều điểm yếu. Cùng với đó là tình
trạng lạm phát kéo dài, sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu trong khi xuất khẩu lại trì
trệ đã làm nền kinh tế Brazil phải đối mặt với cơn khủng hoảng tín dụng và rơi vào tình
trạng nhập siêu, đặc biệt là hàng hoá tiêu dùng.
Chính phủ đã đưa ra một loạt các chính sách nhằm vực dậy nền kinh tế, khắc phục
tình trạng nhập siêu. Năm 1951, Chính Phủ thiết lập hệ thống cấp phép nhập khẩu, chỉ ưu
tiên nhập khẩu hàng hoá và đầu vào quan trọng ( nhiên liệu, máy móc…), và hạn chế việc
nhập khẩu các loại hàng hoá tiêu dùng. Tiếp đó, Chính Phủ đưa ra chính sách công

nghiệp hoá thay thế nhập khẩu mà công cụ quan trọng nhất là việc sử dụng “ foreign
exchanges controls” - khiểm soát sự trao đổi với nước ngoài để bảo vệ một ngành công
nghiệp quan trọng của đất nước và cũng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu
thiết bị và các yếu tố đầu vào.
Năm 1953, một hệ thống tỉ giá hối đoái mới linh hoạt hơn được Chính Phủ giới thiệu:
những mặt hàng nhập khẩu quan trọng được xem xét với một tỉ giá ưu đãi còn nhập khẩu
các hàng hoá thiết yếu có thể được cung cấp bởi thị trường trong nước sẽ phải đối mặt
với một tỉ giá tương đối cao. Tương tự, xuất khẩu các mặt hàng truyền thống cũng được
khuyến khích. Đây là công cụ chính thúc đẩy chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập
khẩu của Brazil. Tuy nhiên, sự chuyển biến của khu vực xuất khẩu tương đối chậm chạp.
Vào những năm 1950, Chính Phủ đã đưa ra một loạt các chính sách nhằm loại bỏ
những vướng mắc và đẩy mạnh việc liên kết dọc trong những ngành Công nghiệp nhất
định. Chính Phủ đặc biệt chú ý đến phát triển các ngành công nghiệp cơ bản như xi
măng, thép, hoá chất, nhôm…); công bố Luật thuế quan năm 1957 để bảo vệ và mở rộng
11
các ngành Công nghiệp trong nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư
nước ngoài…
Kết quả của việc áp dụng chính sách Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu là kinh tế
Brazil tăng trưởng và đa dạng hoá một cách nhanh chóng. Từ năm 1950 đến năm 1961, tỉ
số tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP là 7%, của Công nghiệp là 9% và của Nông
nghiệp là 4,5%. Ngoài ra, cơ cấu của khu vực chế tạo thay đổi đáng kể, Công nghiệp
truyền thống được duy trì ở một tỉ lệ nhất định còn Công nghiệp hoá chất, chế tạo máy,
trnag thiết bị… được mở rộng.
Tuy nhiên, vì chú trọng vào Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu mà không quan tâm
đến cơn khủng hoảng tín dụng lúc bấy giờ, Brazil vẫn lâm vào tình trạng nợ nước ngoài.
VI- Sự ngưng trệ và sự tăng trưởng ngoạn mục ( 1962 -1980).
1. Sự ngưng trệ (1962 – 1967).
Những khủng hoảng về mặt kinh tế, xã hội - kết quả từ sự méo mó của các chiến lược
ở giai đoạn trước đã dẫn tới cuộc đảo chính của giới quân sự vào năm 1964. Sau cuộc đảo
chính, một giai đoạn độc tài quân sự được thiết lập tại Brasil trong vòng 21 năm với việc

quân đội kiểm soát toàn bộ nền chính trị của đất nước. Chính phủ mới đưa ra chủ trương
biến Brazil thành một nước có nền kinh tế Chủ Nghĩa Tư Bản hiện đại bằng sức mạnh
quân đội.
Một loạt các chính sách đã được mới được ban hành nhằm tập trung giảm lạm phát,
loại bỏ một số méo mó trong chính sách Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, kích thích
phát triển thị trường vốn… Cuối cùng, Chính quyền quân nhân mới này cũng được người
dân Brazil chấp nhận do thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu và
từng bước cải thiên cơ sở hạ tầng để sau đó phát triển các ngành công nghiệp cơ bản.
Tuy nhiên, từ tháng 3 năm1964, nền kinh tế Brazil có dấu hiệu chững lại. Tỉ số tăng
trưởng bình quân GDP thời kì 1962 – 1967 có 4% và của công nghiệp chỉ còn 3,9% mà
nguyên nhân là do sự biến dạng của chiến lược trên và các rắc rối liên quan đến chính trị.
2. Sự tăng trưởng ngoạn mục ( 1968 – 1973).
Những nỗ lực đáng kể của chính phủ nhằm khôi phục nền kinh tế cùng với tình hình
kinh tế Thế Giới tương đối ổn định đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để nền kinh tế
12
Brazil phục hồi và phát triển. à quả thực nền kinh tế Brazil đã tăng trưởng rất nhanh trong
thời kì này.
Thời kì 1968 – 1973, Brazil có tỉ số tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP là
11,1% ; của Công nghiệp là 13,1%. Trong đó các ngành công nghiệp cơ bản như xi
măng, sắt, thép… tăng trưởng không ngừng. Đáng chú ý là cổ phiếu của ngành cơ khí
tăng mạnh từ 3,2% lên 10,3% ; cổ phiếu của các ngành công nghiệp khác cũng thay đổi
nhưng không đáng kể.
Xuất khẩu công nghiệp cũng gia tăng từ 1,4tỉ USD năm 1963 tới 6,2tỉ USD vào năm
1973. Sự mở rộng công nghiệp diễn ra mạnh mẽ ở các vùng trung tâm của phía Nam
Brazil. Cũng vì thế mà thu nhập bình quân đầu người tại khu vực này cao hơn so với thu
nhập bình quân cả nước và cơ sở hạ tầng phát triển hơn.
Mặc dù Chính Phủ cũng đưa ra các chính sách đặc biệt nhằm phát triển kinh tế ở khu
vực Đông Bắc song những chính sách này chỉ làm lợi cho một số ít các thành phố trong
khu vực. Sự khắc nghiệt về khí hậu, việc chiếm hữu đất tập trung cao đã cản trở sự phát
triển của khu vực này.

3. Sự tăng trưởng và món nợ ( 1974 – 1980).
Cú sốc dầu hoả năm 1973 đã làm hệ thống giao dịch của Brazil gặp nhiều khó khăn.
Sức ép trên làm cán cân thương mại mất cân bằng. Brazil tiếp tục lựa chọn chính sách
tăng trưởng cao, đẩy mạnh sản xuất các ngành công nghiệp cơ bản ( sắt, thép, nhôm, hoá
chất có nguồn gốc từ dầu…), xây dựng các cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xuất khẩu. Trong
thời kì này, tăng trưởng trung bình hàng năm của GDP là 6,2% ; của công nghiệp là
7,2%.
Chiến lược này đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhưng nó đã làm tăng nhu cầu nhập
khẩu của Brazil, tăng sự thiếu hụt trong Ngân sách. Quyết toán thường kỳ được chi trả
bởi các món nợ nước ngoài. Nợ nước ngoài tăng lên đáng kể từ 1,7 tỉ USD năm 1973 đến
12,8 tỉ USD năm 1980. Trong khi thời kì 1968 – 1974, tỉ lệ lạm phát luôn giảm đều đều
thì thời kì 1974 – 1980 là thời kì tỉ lệ lạm phát tăng đáng kể từ 16,2% năm 1973 lên đến
110,2% . Đây là con số hết sức báo động.
13
VII- Sự ngưng trệ, lạm phát và cơn khủng hoảng 1981 – 1994.
Năm 1985, Brasil bắt đầu quay trở lại tiến trình dân chủ. Năm 1979, cú sốc dầu hoả
thứ hai đã làm nền kinh tế Brazil lao đao. Giá dầu nhập khẩu tới Brazil trong thời kì này
tăng gấp đôi so với trước đây. Chính Ohủ tiếp tục vay mượn nước ngoài và món nợ nước
ngoài này ngày càng lớn. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực nhằm vực dậy kinh tế tuy nhiên
Brazil lại càng rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng.
Tuy nhiên,một loạt các cuộc cải cách tài chính trên quy mô lớn nhằm giảm tỉ lệ lạm
phát được goi là “ heterodox economic shocks". Tiêu biểu là ba cú sốc : kế hoạch
Cruzado (1986 ), Planar brea (1987), kế hoạch mùa hè (1989 ).
Mục tiêu của kế hoạch Cruzado là loại trừ lạm phát. Từ 1980 – 1985, GPI tăng từ
86,3% đến 248,5% hàng năm Những biện pháp chính của kế hoạch này là: điều chỉnh
lại tiền lương, đóng băng giá cả…Và kết quả là những điều chỉnh tiền lương quá lớn,
tăng tổng cầu quá mức đã đẩy mạnh chỉ số lạm phát. Hơn nữa, việc đóng băng giá cả quá
lâu cũng dẫn tới tình trạng thiếu hụt một lượng sản phẩm lớn. Ngày 20 tháng 2 năm 1987,
Brazil đã xin hoãn trả nợ nước ngoài.
Hai kế hoạch còn lại là những nỗ lực của Chính Phủ cũng nhằm làm giảm tỉ lệ lạm

phát đang tăng rất nhanh. Mục tiêu của kế hoạch mùa hè chỉ là tránh lạm phát trong cuộc
bầu cử năm đó. Những năm 1980 kết thúc với việc chỉ số lạm phát tăng khá cao và nền
kinh tế bị đình trệ mà chưa bao giờ phục hồi sau thất bại của kế hoạch Cruzado. Việc ban
hành công trái với lãi suất khổng lồ mà Chính Phủ đưa ra chỉ nhằm thuyết phục người
dân tiếp tục mua những chứng khoán nợ của Chính Phủ.
Từ năm 1990 đến năm 1992, Tổngg thống chế độ hậu quân đội đầu tiên , Collor
Fernando Mello de, được bầu bởi sự bỏ phiếu của đa số dân chúng. Chính phủ ban hành
một kế hoạch nhằm vực lại nền kinh tế, tập trung hạn chế tự do kinh doanh, tư hữu hoá
những doanh nghiệp quốc doanh, tăng năng suất…Tuy nhiên, kế hoạch bị phá sản, việc
ngăn cản sự gia tăng lạm phát không có hiệu quả, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế giảm sút
nghiêm trọng.
14
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là sự bất ổn về chính trị
của Brazil.
Tình hình kinh tế hết sức nghiêm trọng đã buộc Tổng thống giao trọng trách cho Bộ
trưởng Bộ Tài chính là Cardoso Fernando và các nhà kinh tế phải tìm cách vực dậy nền
kinh tế nước nhà. Đây là bước chuẩn bị cho việc thực hiện “kế hoạch Plano”.
VIII- Thực thi kế hoạch Plano ( 1994 – 2002 ).
Tình hình chính trị Brazil thời kì này đã khá ổn định. Tuy nhiên, Cuộc khủng hoảng
tài chính châu Á 1997 đã lan ra toàn Thế Giới và gây ra nhiều biến động cho các nước.
Kế hoạch Plano được Chhính Phủ Brazil thiết lập vào mùa xuân năm 1994với mục
đích ổn định nền kinh tế, giảm tỷ lệ lạm phát. Kế hoạch Plano gồm 3 giai đoạn: lập dự
thảo về cân bằng Ngân sách do cơ quan Lập pháp thực hiện, quy trình tác động của việc
trợ cấp ( giá cả, lương, thuế, hợp đồng…) và giới thiệu về đồng tiền mới sẽ được lưu
hành đồng RealBrazil, ổn định so với đồng Dollar. Kế hoạch Plano nhanh chóng được
thực thi vào ngày 1 tháng 7 năm 1994, khi mà tốc độ lạm phát của Brazil lúc này tăng
7000%/năm - một con số đáng kinh ngạc. Vào khoảng cuối năm 1996, nhịp độ lạm phát
đã ổn định không quá 20%/năm và cơn khủng hoảng nợ nước ngoài những năm 1980 mờ
dần đi. Kế hoạch Plano đã thực sự thành công khi loại trừ được lạm phát sau tất cả những
nỗ lực kiểm soát nó bị phá sản. Gần 25 triệu người dân trở thành người tiêu thụ.

15
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 lan rộng trên thế giới và bản ký kết
ràng buộc với Nga tháng 8/1998 khiến Brazil cũng gặp nhiều khó khăn. Để ngăn cản việc
nền kinh tế lại rơi vào tình trrạng bi đát như trước, Tổng thống Brazil đã thay một Thống
đốc Ngân hàng mới, cho phép tỉ giá hối đoái dao động trên cơ sở cung - cầu để thu hút
các nhà đầu tư và giảm bớt sự thiếu hụt công cộng
Brazil được IMF cam kết giúp đỡ với tổng giá trị là 41.5 tỉ Dolar để phát triển. Năm
2000, kinh tế Brazil tăng trưởng 4.4% . Thêm vào đó là vấ đề của đất nước Achentina vào
năm 2001 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phục hồi và phát triển của Brazil.
Tóm lại, trong thời kì này,nền kinh tế Brazil đã tăng trưởng so với thời kì trước tuy
nhiên vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn.
IX- Từ năm 2002 đến nay.
1. Thể chế chính trị:
Theo hiến pháp, Brazil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, được tạo
lập dựa trên 4 thực thể chính trị là Liên bang, bang, các chính quyền thành phố tự trị và
quận liên bang. Không có sự phân cấp cụ thể nào về quyền lực giữa các thực thể chính trị
này. Chính quyền Brazil được chia thành các nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hoạt động của các nhánh này diễn ra độc lập với nhau và đồng thời được kiểm tra và điều
16
chỉnh cân bằng sao cho thích hợp. Nhánh hành pháp và lập pháp được tổ chức ở cả 4 thực
thể chính trị, trong khi nhánh tư pháp chỉ được tổ chức ở cấp Liên bang và bang.
Nhánh hành pháp được thực thi bởi chính phủ, trong khi nhánh lập pháp được thực
thi bởi cả chính phủ và hai viện của quốc hội Brazil. Nhánh tư pháp hoạt động riêng rẽ
với hai nhánh trên. Về nhánh hành pháp, người đứng đầu nhà nước là tổng thống Brazil
có nhiệm kỳ 4 năm và được phép nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Tổng thống có quyền chỉ định
thủ tướng liên bang, có vai trò hỗ trợ cho tổng thống trong việc điều hành đất nước. Về
nhánh lập pháp, Quốc hội của Brazil được chia làm 2 viện: thượng viện và hạ viện.
Thượng viện Liên bang Brazil gồm có 81 ghế, phân bố đều mỗi 3 ghế cho 26 bang và
quận liên bang (thủ đô) và có nhiệm kỳ 8 năm. Hạ viện có tổng cộng 513 ghế, được bầu
cử theo nhiệm kỳ 4 năm và phân bố theo tỉ lệ bang.

Một trong những nguyên tắc chính trị của nền cộng hòa là hệ thống đa đảng, như
một sự đảm bảo về tự do chính trị. Hiện nay có tổng cộng 15 đảng chính trị lớn nhỏ có
ghế trong Quốc hội Brazil. Bốn đảng lớn nhất hiện nay là Đảng Công nhân Brazil (PT),
Đảng Dân chủ Xã hội Brazil (PSDB), Đảng Vận động Dân chủ Brazil (PMDB) và Đảng
Dân chủ (tiền thân là Đảng Mặt trận Tự do - PFL).
Brazil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, được tạo lập dựa trên 4 thực
thể chính trị là Liên bang, bang, các chính quyền thành phố tự trị và quận liên bang.
Môi trường pháp lí của Brazil tương đối ổn định và hoàcn chỉnh.
2. Kinh tế.
Brazil sở hữu nền nông nghiệp, khai mỏ, gia công và lĩnh vực dịch vụ lớn ở mức độ
phát triển cao, cũng như một lực lượng lao động dồi dào, GDP (theo sức mua tương
đương) của Brazil vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác, và là nền kinh tế chủ chốt của
khối Mercosur. Brazil hiện nay đã mở rộng sự hiện diện của mình trong nền kinh tế thế
giới.Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế Giới ( WB), Brazil là nền kinh tế
lớn thứ chín thế giới theo sức mua tương đương. Brazil có nền kinh tế đa dạng ở mức thu
nhập trung bình với mức độ phát triển rất khác nhau. Đa số các ngành công nghiệp lớn
nằm ở phía Nam và phía Đông Nam.
Vì vùng Đông Nam là vùng giàu có tài nguyên và đông dân nhất nước. Riêng dân số
vùng này đã lớn hơn dân số của bất kỳ một nước Nam Mỹ nào khác. Đây là nơi có hai
17
thành phố lớn nhất của Brazil: Rio de Janeiro và Sao Paulo. Cảnh quan vùng này khá đa
dạng, với trung tâm thương mại chủ yếu của đất nước là São Paulo, thành phố lịch sử
Minas Gerais và bãi biển Rio de Janeiro nổi tiếng.Vùng Nam là vùng giàu có nhất tại
Brazil (tính theo GDP bình quân đầu người), với tiêu chuẩn sống tốt nhất cả nước. Đây
cũng là vùng lạnh nhất Brazil, thỉnh thoảng có thể xuất hiện băng giá và tuyết ở một số
vùng cao. Vùng này có nhiều người nhập cư Châu Âu sinh sống, chủ yếu là con cháu
người Đức, người Ý và người Slav, mang theo những ảnh hưởng rõ rệt về văn hóa quê
hương cũ của họ. Các thành phố lớn nhất là Curitiba và Porto Alegre.
Vùng Đông Bắc chiếm một phần ba dân số Brazil. Vùng này có nền văn hóa đa dạng,
bao gồm những ảnh hưởng văn hóa thời thuộc địa Bồ Đào Nha, văn hóa châu Phi và văn

hóa thổ dân da đỏ.Vùng Đông Bắc có mùa khô kéo dài và nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng.
Đông Bắc là vùng nghèo nhất Brazil, nhưng hiện đang thu hút được nhiều đầu tư nước
ngoài.
a. Cơ cấu ngành kinh tế của Brazil hiện nay.
Braxin là quốc gia ở nam Mỹ rộng trên 8,5 triệu km
2
, giàu tài nguyên khoáng sản, dân
số hơn 185 triệu người với nền văn hoá đa dạng. Braxin có nền kinh tế lớn hàng đầu ở
Mĩ Latinh, đứng thứ 12 trên thế giới, cơ cấu kinh tế GDP có nền tảng công nghiệp vững
chắc.
Về công nghiệp, Brazil có lĩnh vực công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh. Chiếm
một phần ba GDP, các ngành công nghiệp đa dạng của Brazil từ sản xuất ô tô, thép, hóa
dầu tới máy tính, máy bay và các sản phẩm tiêu dùng. Trong đó các công ty chế tạo máy
bay của Brazil đã qua mặt các công ty lớn khác ví dụ như: Công ty Embraer của Brazil
18
thì vượt qua Bombardier như nhà lãnh đạo thị trường máy bay phản lực khu vực. Chính
phủ Braxin ưu tiên phát triển Khoa học Công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,
năng lực cạnh tranh và tăng năng suất, hiệu quả của nền Công nghiệp và Ngoại thương.
Có bốn lĩnh vực chiến lược gồm : Công nghệ thông tin và phần mềm, thuốc và dược liệu,
bán dẫn và điện tử, tư liệu sản xuất. Nền sản xuất chú trọng mục tiêu tạo ra sản phẩm
hàng hoá có hàm lương chất xám cao, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các
công ty Bắc Mỹ. Đa số các ngành công nghiệp lớn nằm ở phía Nam và phía Đông Nam.
Brazil cũng sở hữu một nền dịch vụ đa dạng và có chất lượng cao. Những năm đầu
thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Dù trải qua một quá trình tái cơ
cấu rộng lớn, công nghiệp dịch vụ tài chính nước này đã cung cấp tiền vốn cho nhiều
công ty trong nước sản xuất ra các loại hàng hóa phong phú, lôi cuốn nhiều nhà đầu tư
nước ngoài mới, kể cả các công ty tài chính lớn của Mỹ. Thị trường chứng khoán Sao
Paulo và Rio de Janeiro đang trải qua quá trình hợp nhất.
Bên cạnh đó ngành dịch vụ du lịch ở Brazil cũng rất phát triển. Năm 2006 Brazil thu
hút 6,3 triệu khách du lịch nước ngoài. Năm 2007, Bộ Du lịch Braxin tạo ra khoảng 1,2

triệu việc làm, với số vốn đầu tư trên 9 tỷ USD, thu hút trên 9 triệu khách du lịch tới thăm
Braxin. Hiện nay Brazil đang làm thủ tục đăng cai giải bóng đá thế giới năm 2014. Các
thành phố thu hút nhiều khách du lịch là thành phố Rio de Janeiro (31,5 %) là thủ đô cũ,
có cảng biển, tượng chúa trên đỉnh núi Corcovado là một trong bảy kỳ quan nhân tạo
được thế giới công nhận năm 2007; thành phố Foz do Iguaco (17,0%) có thác nước lớn
nhất thế giới gíap với Achentina; thành phố Sao Paulo (13,6%) một trong những thành
phố lớn nhất thế giới.
b. Tổng sản phẩm thu nhập quốc dân GDP.
Brazil có tốc độ tăng trưởng trung bình qua 9 năm là 3,4% có thể thấy tốc độ tăng
trưởng của Brazil tương đối đồng đều. Trong giai đoạn từ năm 2001-2003 tốc độ tăng
trưởng của Brazil có giảm khá mạnh từ 4,3% năm 2000 xuống còn 1,3% năm 2001, năm
2003 được coi là năm tồi tệ nhất trong hơn 1 thập kỷ qua của nền kinh tế lớn nhất Nam
Mỹ sau khi Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE) thông báo tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) năm 2003 của nước này giảm 0,2%, trái ngược với mức tăng 0-0,4% mà Chính
phủ dự kiến.
19
Theo IBGE, việc Ngân hàng Trung ương Brazil duy trì lãi suất ở mức cao nhằm kiềm
chế lạm phát, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh là
những nguyên nhân chủ yếu khiến nền kinh tế Brazil thụt lùi trong năm 2003.
Tình hình việc làm cũng chưa có dấu hiệu được cải thiện trong những tháng đầu năm
2004, khi tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 10,9% trong tháng 12-2003 lên 11,7%, khiến người
dân hoài nghi về lời hứa hẹn tạo thêm hàng triệu việc làm mới mà chính phủ Brazil đưa
ra trước đó.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2002 ứng cử viên tổng thống Lula da Silva cam kết sẽ
tạo nhiều việc làm, thúc đẩy nền kinh tế Brazil tăng trưởng ổn định và bền vững với mức
tăng GDP trung bình hàng năm vào khoảng 5%.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng GDP - 0,2% vừa công bố được coi là kết quả hết sức thất
vọng trong năm đầu cầm quyền của vị tổng thống đầu tiên xuất thân từ tầng lớp lao động,
làm tỷ lệ ủng hộ ông giảm còn 65,3%, mức thấp nhất kể từ năm 2003. Dự đoán kinh tế
Brazil chỉ đạt được mức tăng trưởng 3-4% năm 2004, trong thực tế năm 2004 tốc độ tăng

trưởng đã lên đến 5,7% một con số khả quan cho Brazil và trong những năm tiếp theo
Brazil đã giữ được tốc độ tăng trưởng trung bình 4,28%/năm. Ước tính trong năm 2008
này tốc độ tăng trưởng của Brazil có thể đạt mức bền vững là 4,5%.
c. Môi trường kinh doanh.
Theo bản báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB), mức độ thuận lợi trong kinh
doanh tại các thành phố nước này rất khác nhau. Thời gian và chi phí để đăng ký tài sản
20
ti cỏc thnh ph Brazil mc tt. Nhng dự cú nhng quy nh nh nhau trờn ton
lónh th, thi gian cn thit chuyn i ti sn vn khỏc bit nhiu ti tng thnh ph.
Braxin ngy nay cú v th quan trng trờn trng quc t. Chớnh ph nh hng
chớnh sỏch quan h quc t a phng, hu ngh, u tiờn hp tỏc vi cỏc nc khi Th
trng Nam M v khu vc M La tinh, tng cng quan h kinh t vi cỏc nc bc
M v Cng ng Chõu u, quan tõm phỏt trin quan h vi cỏc nc chõu - Thỏi
Bỡnh Dng. Hin nay Braxin l thnh viờn ca LHQ, Hip hi Liờn kt M La-tinh
(ALADI), T chc cỏc nc chõu M (OEA), Ngh vin M La-tinh (PARLATINO), H
thng Kinh t M La-tinh (SELA), thnh viờn Nhúm 77, tham gia khi Th trng Nam
M (MERCOSUR). Nh nhng thnh tu v kinh t- xó hi v chớnh sỏch hi nhp tớch
cc, Braxin ngy cng úng vai trũ ni tri trong cỏc t chc ca Liờn Hip Quc, l mt
trong nhng tr ct hng u ca khi cỏc nc ang phỏt trin.
d. Quan h thng mi - th trng.
Nm 1990 xut khu t 21,4 t USD, nhp khu t 20,6 t USD. Nm 2005 xut
khu t 118 t USD, nhp khu t 73,5 t USD. Tng kim ngch nm 2006 t
228,853 t USD, trong ú xut khu t 137,469 t USD, nhp khu t 91,383 t
USD), thng d thng mi t 48,080 t USD. T l xut / nhp l 1,5 ln.

Phát triển ngoại thơng Braxin từ 1990 đến 2006
(FOB- tỷ USD)
91,3
20,6
137,4

31,4
0
20
40
60
80
100
120
140
160
1990 1992 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Ngun : Anuario- Analise do Comercio, 2005-2006 e MDIC.
21
Hiện nay có 25 nước đang là đối tác có quan hệ buôn bán lớn với Braxin xếp theo tầm
quan trọng tổng kim ngạch bao gồm : Mỹ, Achentina, Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Nhật
Bản, Italia, Mehico, Pháp, Nigeria, Chi lê, Anh, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nga, Bỉ,
Algeri, Arap Saudit, Đài Loan, Vênêduêla, Thuỵ Sĩ, Nam Phi, Côlômbia, I ran. Chỉ 25
nước trên đã mua 75 % lượng hàng xuất khẩu của Braxin và bán cho Braxin 80 % lượng
hàng nước này cần nhập khẩu.
Brazil ngày nay có vị thế quan trọng trên trường quốc tế.
Trong năm 2006, một số mặt hàng xuất khẩu chính của Braxin bao gồm thiết bị
giao thông vận tải : ôtô và máy bay đạt 20,4 tỷ USD, chiếm 14,9 % tổng giá trị kim ngạch
xuất khẩu, tăng 7,8 % so với năm 2005. Đứng tiếp sau là sản phẩm cơ khí (đạt 16,6 tỷ
USD), Dầu khí, nhiên liệu (13,0 tỷ USD), Quặng (9,7 tỷ USD), Đậu nành và bột đậu
nành (9,3 tỷ USD), Sản phẩm hoá chất (9,1 tỷ USD), Thịt (8,5 tỷ USD), Đường và Cồn
nhiên liệu Etanol (7,7 tỷ USD), Máy và thiết bị (7,6 tỷ USD), Thiết bị điện (5,8 tỷ USD),
Giấy và bột giấy ( 4,0 tỷ USD), Giầy – Da nguyên liệu (3,9 tỷ USD). Các nước nhập
khẩu chính hàng hoá của Braxin là Mĩ (đạt 24,7 tỷ USD), Achentina (11,7 tỷ USD),

Trung Quốc (8,3 tỷ USD), Hà Lan (5,7 tỷ USD), Đức (5,6 tỷ USD), Mexico (4,4),
Chile(3,8), Nhật Bản (3,8), Italia (3,80) , Vênduela (3,5), LB Nga (3,4), Bỉ (2,9). Hàng
hoá Braxin xuất khẩu sang một số thị trường mới có kim ngạch tăng nhanh gồm các nước
ở Đông Âu và châu Phi, trong đó Việt Nam được xếp thứ 4 với 129 triệu USD năm 2006
tăng 109,3 % so với năm 2005.
22
Quan hÖ th¬ng m¹i cña Braxin víi thÕ giíi
Mi Latinh
16%
Ch©u Phi 6%
Trung §«ng
2%
Ch©u Au
30%
B¾c MÜ 30%
Ch©u A 16%
Các mặt hàng nhập khẩu chính là dầu khí, thiết bị điện, ô tô, phụ tùng ô tô, dược
phẩm, máy điện thoại, máy bay, phân bón, thiết bị tin học, than đá, cao su… Năm 2006
xuất khẩu đạt 137,469 tỷ USD, nhập khẩu đạt 91,383 tỷ USD. Tổng kim ngạch đạt
228,853 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 48,080 tỷ USD. Tỷ lệ xuất / nhâp là 1,5 lần.
So sánh với năm 2005 : Xuất khẩu tăng 16,1 %, nhập khẩu tăng 24,1 %, tổng kim ngạch
tăng 19,2 %, thặng dư thương mại tăng 3,8 %.
e. Đầu tư.
Năm 2006, tổng các ngồn vốn đầu tư chung vào các ngành kinh tế - xã hội chiếm 20,5
% GDP. Trong đó riêng vốn đầu tư của Chính phủ Liên bang và các tiểu Bang đạt 76,8 tỷ
USD (chiếm 3,3 % GDP). Từ năm 1996-2000 đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào
Braxin tăng nhanh, đạt 103 tỷ USD. Thời kỳ từ 1998 đến 2000, mỗi ngày thu hút 70 triệu
USD đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nước có đầu tư nhiều vào Braxin là Mỹ, Tây Ban
Nha, Hà Lan, Pháp.
Tû lÖ §Çu t trong tæng GDP tõ n¨m 1996 ®Õn n¨m 2007

19,3
19,9
19,7
18,9
19,3
19,5
18,3
17,8
19,6
20
20,5
21,2
17
18
19
20
21
22
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007*
Tû lÖ §T %
Tû lÖ §T %
Nguồn : IPEA “O E. SP”, tr. B6, dia 8/7/2006. * :Uớc năm 2007
Braxin sớm có chính sách cải cách, mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI. Luật Vốn đầu tư nước ngoài tạo khung pháp lý đảm bảo cho nhà đầu tư an
tâm đưa vốn, công nghệ, được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà đầu tư được tự do tái
xuất ngoại tệ bằng tổng số vốn đầu tư ban đầu đã đưa vào Braxin. Số ngoại tệ còn lại
23
được coi là lợi nhuận thu được, cũng được phép đưa ra nước ngoài sau khi nộp thuế
15%. Công dân nước ngoài hay doanh nghiệp nước ngoài được phép mua bất động sản ở
ngoài phạm vi ven biển, biên giới, khu an ninh quốc gia.

Năm 2006 đầu tư FDI vào Braxin đạt trên 17 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2005
(15,2 tỷ). Hết quý I/2006 , Đầu tư FDI vào Braxin đã đạt 10,66 tỷ USD, riêng về cơ sở
hạ tầng đạt 2,39 tỷ USD. Uớc đầu tư FDI vào Braxin năm 2007 đạt 19,9 tỷ USD.
Nguồn : Banco Cental do Brasil
Theo công bố của tổ chức OCDE, từ năm 1990 đến tháng 6/2007, Braxin đã đầu tư ra
nước ngoài 31,2 tỷ USD, đứng thứ hai sau Singapor (36 tỷ USD) là nước có nhiều đầu tư
nhất trong số các nước đang phát triển có đầu tư ra nước ngoài.
3. Giáo dục và đào tạo.
Hệ thống Giáo dục phổ thông của Braxin có 12 lớp, không kể những năm học ở bậc
giáo dục mầm non. Giáo dục phổ cập bắt buộc là 9 năm, hết THCS. Năm 2005 có 56,6
triệu học sinh giáo dục tiểu học và TH cơ sở. Hiện nay, ở Braxin, người lao động có cơ
may tăng được 14 % thu nhập thêm nếu có thêm 01 năm đi học ở lớp học cao hơn.
24
Mức chi cho giáo dục năm 2005 chiếm 4,1 % GDP, năm 2006 chiếm 5, 1 % GDP,
bằng mức chi cuả các nước có mức thu nhập tương đương. Chi phí trung bình cho giáo
dục của các nước Mỹ Latinh hiện nay là 3,7 % GDP. Chỉ số phát triển con người IDH
năm 2005 của Braxin được xếp thứ 63 trong số 177 nước trên thế giới. Tỷ lệ người lớn
biết chữ ở Braxin đạt trên 90%. Hệ thống giáo dục đại học có 2013 trường, một số
trường ĐH công lập đạt chất lượng cao ngang tầm quốc tế. Tỷ lệ chọn vào Đại học công
lập trung bình là 1/7, có trường chọn tỷ lệ 1/ 40 người. Hệ thống Đại học có 224 trường
công lập, chiếm 11,2 %, và 1789 trường đại học tư thục, chiếm 88,8 %. Giáo viên đại
học công lập có 100,4 ngàn người. Cả nước có 4,1 triệu sinh viên đại học (2,9 triệu SV
trường tư thục chiếm 87,7 %, 1,2 triệu SV trường công lập, chiếm 12,3 %). Tỷ lệ thanh
niên trong độ tuổi từ 18-24 được vào học đại học chiếm 10,4%.
Nguồn : O Estado de Sao Paulo, 11/8/2006. Pag.H 12.
4. Quan hệ thương mại giữa Brazil và Việt Nam.
Quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Braxin không ngừng phát triển. Nhờ sự
quan tâm của Nhà nước và sự năng động của các doanh nghiệp, trao đổi thương mại giữa
Việt Nam và Braxin đạt được kết quả ban đầu đáng khích lệ. Tổng kim ngạch hai chiều
giữa Việt Nam và Braxin năm 2006 đạt 204,5 triệu USD, vượt 91,5 triệu USD so với

25

×