HOÁ HỌC THỰC TIỄN
1 . Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc
thông gió?
Khi máy photocopy hoạt động thường xảy ra hiện tượng
phóng điện cao áp nên có thể sinh ra khí ozon. Khí ozon khi
có nồng độ cao sẽ rất nguy hiểm cho sức khoẻ, gây tổn hại
cho đại não, gây đột biến, ung thư,...
2. Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân không được
dùng chổi quét mà lại rắc bột S lên?
Hg là một chất lỏng linh động, vì vậy khi đánh rơi nhiệt kế
thủy ngân ta không thể dùng chổi để quét Hg được, vì làm
như vậy thủy ngân sẽ càng bị phân tán nhỏ, và càng gây khó
khăn cho quá trình thu gom. Ta phải dùng bột S rắc lên chỗ
có Hg rơi vì S có thể kết hợp với Hg dễ dàng tạo thành HgS
rắn. Việc thu gom HgS trở nên thuận tiện hơn. Hg + S →
HgS.
3. Tại sao hidro sunfua lại độc đối với người? Vì sao khi
luộc trứng chín, ta thấy lòng đỏ trứng có một lớp màu đen
bao quanh?
Trong lòng đỏ trứng có protein chứa lưu huỳnh. Khi luộc
trứng một thời gian, lòng đỏ phân hủy thành các amino axit
và khí H2S. Khí H2S phát tán xung quanh lòng đỏ và kết hợp
với ion sắt tao thành FeS có màu đen.
4. Thành phần chính của không khí gồm những chất khí nào?
Hiện tượng nào cho biết N2 chiếm khoảng 78% thể tích
không khí? Giải thích.
Thành phần chính của không khí gồm khí nitơ và oxi.
Hiện tượng cho biết N2 chiếm khoảng 78% thể tích không
khí là hiện tượng mực nước trong bình dâng lên chiếm
khoảng 1/5 thể tích. Trong thí nghiệm đốt P, P cháy trong
bình sẽ tác dụng hết với O2 tạo ra P2O5 trong không khí sau
1
đó tan trong nước, mực nước trong bình dâng lên chiếm
khoảng 1/5 (khoảng 20%), như vậy chất còn lại trong bình
chủ yếu là lượng N2 không tác dụng với oxi chiếm khoảng
80%.
5. Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng
nóng, người ta lại ngửi thấy mùi khai?
Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu
đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ... lượng urê
trong các chất hữu cơ sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men
ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân huỷ tiếp thành CO2 và
NH3 theo phản ứng CO(NH2)2 + H2O → CO2 + 2NH3.
Như vậy khi trời nắng (nhiệt độ cao), NH3 bay vào không khí
làm cho không khí quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.
6. Nitơ phản ứng với nhiều kim loại nhưng tại sao trong
vỏ Trái Đất không gặp một nitrua kim loại nào cả?
N2 phản ứng với nhiều kim loại (Li ở nhiệt độ thường, với Ca
và Mg khi đun nóng) tạo các nitrua kim loại (Li3N, Ca3N2,
Mg3N2, ...). Khi hình thành quả đất, thời kì đầu rất nóng là
điều kiện cho N2 có thể tạo với một số kim loại mạnh thành
những nitrua. Nhưng ở nhiệt độ này hiđro và oxi cũng đã hóa
hợp với nhau tạo thành nước. khi có mặt nước, các nitrua kim
loại đều bị thủy phân tạo ra bazơ kiềm và amoniac.
Ví dụ: Ca3N2 + 6H2O -> 2NH3 + 3Ca(OH)2
NH3 tạo ra có thể cháy, nghĩa là bị oxi của không khí oxi hóa
trở lại nitơ :
4NH3 + 3O2 →2N2 + 6H2O.
7. Hãy giải thích câu ca dao: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ - Hê
nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
Do hiện tượng phóng điện xảy ra giữa các đám mây tích điện
trái dấu nằm cạnh nhau gọi là sấm, hoặc giữa đám mây tích
2
điện dương với vùng đất cao tích điện âm khi có gió ta gọi là
sét. Trong điều kiện đó N2 vàO2 của không khí tác dụng với
nhau tạo ra NO và sau đó là NO2
N2 + O2 2NO ;
2NO + O2 2NO2
NO2 tác dụng với nước mưa tạo ra HNO3
4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3
Axit nitric rơi xuống đất phản ứng với các chất có trong đất
như đá vôi (CaCO3), magiezit (MgCO3), đôlômit
(MgCO3.CaCO3), ...tạo ra muối nitrat là phân đạm cung cấp
ion NO3- làm cho cây xanh tốt:
2HNO3 + CaCO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
4HNO3 + MgCO3.CaCO3 Mg(NO3)2 + Ca(NO3)2 +
2CO2 + 2H2O
8. Vì sao pháo hoa có nhiều màu?
Cấu tạo của pháo hoa chính là hỗn hợp các muối: KNO3,
LiNO3, Sr(NO3)2, CuCO3, Cu(NO3)2. Màu của pháo hoa là
do màu của các ion kim loại: K+ cho ngọn lửa màu tím Li+
cho ngọn lửa màu đỏ tía Sr2+ cho ngọn lửa màu đỏ son Cu2+
cho ngọn lửa màu xanh
9. Kẽm photphua (Zn3P2) được dùng để diệt chuột. Chất
này dê bị thuỷ phân nên khi chuột ăn phải đi tìm nơi có
nguồn nước để uống và chết. Viết phương trình hóa học của
phản ứng thuỷ phân của kẽm photphua.
Phương trình hóa học: Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 +
2PH3↑
Sau khi chuột ăn Zn3P2 bị thủy phân mạnh, hàm lượng nước
trong cơ thể chuột giảm, nó khát nước và đi tìm nước. Càng
đưa nhiều nước vào cơ thể chuột thì PH3 thoát ra càng nhiều,
chuột càng chết nhanh.
3
10. Có thể bón phân đạm amoni cùng với vôi bột để khử
chua được không? Tại sao?
Phân đạm amoni tan trong nước tạo môi trường axit.
Vôi có tính bazơ.
Đất chua có tính axit.
Phân đạm amoni và vôi trộn với nhau sẽ có phản ứng trung
hòa. Như vậy không có tác dụng khử chua. Vậy không thể
bón phân đạm amoni cùng với vôi bột để khử chua được.
Muốn khử chua thì bón vôi trước, sau đó bón đạm sau.
- Khi bón vôi và phân đạm cùng một lúc sẽ xảy
ra phản ứng:
Ca(OH)2 + NH4NO3---> Ca(NO3)2 + NH3 + H2O
Như vậy NH3 ở dạng khí sẽ thất thốt vào mơi trường làm
giảm lượng đạm trong phân bón
11. Tại sao không được trộn supephotphat với vôi? Giải
thích và viết phương trình hóa học của phản ứng.
Không được trộn supephotphat với vôi vì sẽ tạo ra kết tủa khi
đó muối tan trở thành không tan, cây cối không hấp thụ được
dinh dưỡng. Phương trình hóa học:
Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 → 2CaHPO4↓ + 2H2O
Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2 → 2Ca3(PO4)2↓ + 4H2O
12. Supephotphat đơn được điều chế từ một loại bột
quặng có chứa 73,0% Ca3(PO4)2, 26,0% CaCO3 và 1,0%
SiO2.
a) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 65,0% đủ để tác dụng
với 100,0 kg bột quặng đó. b)Supephotphat đơn thu được
gồm những chất nào? Tính tỉ lệ % P2O5 trong loại
supephotphat đơn trên.
4
a) Phương trình hóa học:
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → 2CaSO4↓ + Ca(H2PO4)2 (1)
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4↓ + CO2↑ + H2O (2)
100 kg quặng chứa 73 kg Ca3(PO4)2, 26 kg CaCO3 và 1 kg
SiO2. Theo (1) và (2) tính được khối lượng H2SO4 phản ứng
là 71,63 kg. Vậy khối lượng dung dịch H2SO4 65% cần lấy
là 110,2 kg.
b) Supephotphat đơn gồm Ca(H2PO4)2, CaSO4, SiO2.
Tỉ lệ % P2O5 trong loại supephotphat đơn trên là 21,64%.
13. Vì sao trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4, hai lá
NH4NO3 hoặc nước tiểu với vôi Ca(OH)2 hay tro bếp
(hàm lượng K2CO3 cao) đều bị mất đạm?
Do có các phản ứng xảy ra làm thất thoát NH3
(NH4)2SO4 + Ca(OH)2 → 2NH3 + CaSO4 + 2H2O
(NH4)2SO4 + K2CO3 → 2NH3 + K2SO4 + H2O + CO2
2NH4NO3 + Ca(OH)2 → 2NH3 + Ca (NO3)2 + 2H2O
2NH4NO3 + K2CO3 → 2NH3 + 2KNO3 + H2O + CO2
Nước tiểu chứa hàm lượng urê CO(NH2)2, vi sinh vật hoạt
động chuyển urê thành (NH4)2CO3 → CO(NH2)2 + 2H2O
(NH4)2CO3 phản ứng với Ca(OH)2 và bị phân hủy khi trời
nắng
(NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → 2NH3 + CaCO3 + 2H2O
(NH4)2CO3 → NH3 + NH4HCO3
NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O
14. Để khử mùi hôi trong tủ lạnh, ta có thể cho vào trong tủ
vài cục than hoa. Vì sao than hoa có thể khử được mùi hôi
trong tủ lạnh?
Để khử mùi hôi trong tủ lạnh, ta có thể cho vào trong tủ vài
cục than hoa. Than hoa là cacbon vô định hình, có khả năng
hấp phụ tốt các mùi hôi trong tủ lạnh.
5
15. Tại sao có hiện tượng người dân sửoi bằng than lại bị
ngạt dẫn đến tử vong.
Vì khi sưởi ấm bằng bếp than vì không được cung cấp đầy đủ
khí oxi cho than cháy, phản ứng không hoàn toàn thường sinh
ra khí CO, con người hít phải khí này vào trong cơ thể CO sẽ
kết hợp với Hb trong máu, ngăn không cho máu nhận oxi và
cung cấp oxi lên não và đến các tế bào nên gây tử vong cho
con người.
16. Vì sao người ta dùng nước đá khô để bảo quản thực
phẩm khi vận chuyển đi xa? Nước đá khô là CO2 rắn, khi
bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt độ của môi trường
xung quanh, do đó làm giảm quá trình oxi hóa thực phẩm. Vì
vậy nước đá khô được dùng để bảo quản thực phẩm khi vận
chuyển đi xa
17. Trên bát, đĩa và một số vật dụng khác bằng gốm sứ ta
thường thấy ở mặt ngoài có một lớp men bong với nhiều
họa tiết, hoa văn và hình ảnh có màu sắc rất đẹp. Hãy cho
biết màu sắc trên lớp men này được cấu tạo như thế nào.
Màu sắc trên lớp men gốm sứ cấu tạo từ các oxit kim loại,
chúng được phủ lên bề mặt đồ gốm, sau đó đem nung. Các
oxit kim loại khi nung ở nhiệt độ cao sẽ nóng chảy tạo thành
một lớp màng bóng, kín trên bề mặt đồ gốm. Các hạt nhỏ oxit
kim loại trong lớp men sẽ hấp thụ một phần ánh sang chiếu
vào và phản xạ phần ánh sang còn lại, làm cho đồ gốm có
màu sắc khác nhau, đẹp mắt.
Chẳng hạn:
- Al2O3 lẫn Cr2O3 tạo màu hồng ngọc.
- Al2O3 tạo màu ngọc trắng.
- Fe2O3 tạo màu sẫm.
- Oxit niken tạo màu xanh.
6
18. Một loại thuỷ tinh có thành phần gồm Na2SiO3 và
CaSiO3. Viết phương trình phản ứng để giải thích việc
dùng axit flohiđric để khắc chữ lên thuỷ tinh đó.
Thành phần thủy tinh có thể viết như sau: Na2O.CaO.2SiO2
Khi dùng HF tác dụng lên thủy tinh thì có phản ứng sau:
SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
19. Trong công nghiệp luyện kim thường dùng Li để khử dấu
vết cacbon trong các hợp kim kim loại. Có thể dùng Na hoặc
K thay thế cho Li được không? Chỉ có kim loại Li là phản
ứng trực tiếp với cacbon tạo ra Li2C2 :
2Li + 2C →
Li2C2
Còn cacbua của các kim loại kiềm khác đều thu được bằng
phương pháp gián tiếp. Na và K không phản ứng trực tiếp với
C nên không thể thay thế cho Li.
20. Vì sao dung dịch nước muối có tính khử trùng?
Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối
trong các tế bào của vi khuẩn, do hiện tượng thẩm thấu, muối
đi vào các tế bào, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng
cao và có quá trình chuyển ngược lại từ tế bào vi khuẩn ra
ngoài. Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt.
21. Vì sao người ta dùng muối NaHCO3 chế thuốc đau dạ
dày?
Đau dạ dày do dư axit trong dịch vị dạ dày, khi cho NaHCO3
vào nó trung hòa bớt HCl nhờ phản ứng: NaHCO3 + HCl
NaCl + CO2 + H2O
22. Trong y học, dược phẩm dạng sữa magie (các tinh thể
Mg(OH)2 lơ lửng trong nước) dùng để chữa chứng khó
tiêu do dư HCl. Để trung hòa hết 788,0 ml dung dịch HCl
0,035M trong dạ dày cần bao nhiêu ml sữa magie, biết rằng
trong 1,0 ml sữa magie chứa 0,08 g Mg(OH)2. ĐS: 10 ml
7
23. Khi có đám cháy do Mg gây ra, người ta có thể dùng các
chất chữa cháy thông thường như nước, cát, bình cứu hỏa
chứa tuyết cacbonic hay không? Giải thích.
Không thể dùng các chất chữa cháy thông thường như nước,
cát, bình cứu hỏa chứa tuyết cacbonic để dập đám cháy do
Mg gây ra vì ở nhiệt độ cao Mg phản ứng mạnh với H2O,
SiO2, CO2.
24. Tại sao các vận động viên trước khi thi đấu thường phải
xoa bột trắng vào lòng bàn tay? Bột trắng đó là gì?
Bột trắng thường dùng là bột magie cacbonat, một loại bột
rắn mịn, nhẹ và có tác dụng hút ẩm tốt. Magie cacbonat có
tác dụng hấp thụ mồ hôi trên bàn tay của vận động viên, đồng
thời tăng cường độ ma sát giữa bàn tay và các dụng cụ thể
thao.
25. Mực xanh đen là loại mực thường được học sinh dùng
để viết bài. Khi viết vừa xong mực có màu xanh nhưng để
một thời gian ta thấy chúng biến thành màu đen. Hãy giải
thích vì sao.
Thành phần chủ yếu trong mực xanh đen là Fe(OH)2. Bản
thân Fe(OH)2 có màu xanh nhạt, để chữ viết được rõ nét hơn,
người ta thêm vào trong mực xanh một loại bột màu xanh da
trời, màu mực trở thành xanh đen. Khi mực khô thì lớp sắt
(II) hidroxit sẽ lộ ra và phản ứng với oxi tạo thành hợp chất
sắt (III) hidroxit có màu đen.
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
26. Tại sao những vùng nước giếng khoan khi mới múc
nước lên thì thấy nước trong nhưng để lâu lại thấy nước
đục, có màu vàng?
Trong nước giếng khoan của những vùng này có chứa Fe2+,
ở dưới giếng, điều kiện thiếu O2 nên Fe2+ có thể được hình
thành và tồn tại được. Khi múc nước giếng lên, nước tiếp xúc
8
với O2 không khí làm Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+ và Fe3+
tác dụng với H2O chuyển thành hiđroxit là một chất rất ít tan.
27. Vì sao ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2,
đất thường bị chua? Để khử chua người ta thường bón
vôi (CaO) trước khi canh tác. Viết phương trình hóa học
của phản ứng xảy ra.
Ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất thường bị
chua là do quá trình oxi hóa chậm FeS2 bởi oxi không khí
sinh ra H2SO4 và Fe2(SO4)3.
4FeS2 + 15O2 + 2H2O 2Fe2(SO4)3 + 2H2SO4
Để khử chua người ta thường bón vôi (CaO) trước khi canh
tác
H2SO4 + CaO CaSO4 + H2O
CaO + H2O Ca(OH)2
Fe2(SO4)3 + 3Ca(OH)2 2Fe(OH)3 + 3CaSO4
28. Có thể điều chế thuốc diệt nấm dung dịch 5% CuSO4
theo sơ đồ sau: CuS → CuO → CuSO4. Tính khối lượng
dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu chứa
80% CuS. (Hiệu suất của quá trình chuyển hóa là 80%).
ĐS : 3,2 tấn
29. Vì sao trong phòng thí nghiệm người ta thường sử
dụng CuSO4 khan để phát hiện dấu vết nước trong các
chất lỏng?
CuSO4 khan là chất rắn màu trắng, khi hấp thụ nước tạo
thành muối hiđrat CuSO4.5H2O màu xanh. Do đó người ta
thường sử dụng CuSO4 khan để phát hiện dấu vết nước trong
các chất lỏng.
9
30. Các vật dụng bằng đồng khi để lâu trong không khí
ẩm thường bị bao phủ bởi một lớp màng màu xanh. Hãy
giải thích hiện tượng này.
Do trong không khí ẩm, với sự có mặt của khí CO2 trên bề
mặt đồng bị bao phủ bởi một lớp màng cacbonat bazơ màu
xanh (Cu(OH)2.CuCO3).
32. Vì sao các đồ vật bằng bạc hoặc đồng để lâu trong
không khí ẩm thường bị đen?
Trong không khí ẩm, Ag và Cu phản ứng với O2 và H2S tạo
ra Ag2S và CuS màu đen. 4Ag+O2 +2H2S → 2Ag2S+2H2O
2Cu+O2 +2H2S → 2CuS+2H2O
33. Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn không
bị ôi ?
Khi bạc gặp nước, sẽ có một lượng nhỏ bạc đi vào nước
thành ion. Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần
2.10-10 gam bạc trong một lít nước cũng đủ diệt các vi
khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển và thức ăn không bị ôi.
34. Khi người ta bị cảm thường đánh cảm bằng dây bạc
và khi đó dây bạc bị hóa đen. Hãy giải thích hiện tượng
đó và cho biết để dây bạc sáng trắng trở lại trong dân
gian người ta thường làm gì.
Khi bị cảm gió cơ thể người thường sinh ra các hợp chất có
gốc sunfua (S2-) vì vậy Ag sẽ phản ứng với các hợp chất này
tạo hợp chất kết tủa màu đen Ag2S. Vì vậy người bị cảm sẽ
cảm thấy dễ chịu hơn.
Để dây bạc sáng trắng trở lại trong dân gian người ta thường
ngâm trong nước tiểu vì: Ag2S + 2NH3 → Ag(NH3)2+ + S2Lớp kết tủa tan ra nên dây bạc sáng trắng trở lại.
10
35. Tại sao hàm lượng Pb ở các cây cối ven đường quốc lộ
lại lớn hơn nhiều so với hàm lượng Pb ở cùng loại cây đó
nhưng được trồng nơi khác?
Hàm lượng Pb cao đột biến trong các cây xanh trồng bên
đường quốc lộ đó là do cây đã hấp thụ Pb trong khói xăng
dầu do các phương tiện cơ giới thải ra. Như ta đã biết rằng
trước đây trong xăng dầu người ta thường pha một lượng
tetraetyl chì Pb(C2H5)4 để tăng chỉ số octan, do đó khi xăng
cháy thải ra ngoài môi trường một lượng lớn chì.
36. Một mẫu nước chứa Pb(NO3)2. Để xác định hàm lượng
Pb2+ người ta hòa tan một lượng dư Na2SO4 vào 500,0 ml
nước đó, làm khô kết tủa sau phản ứng thu được 0,96g
PbSO4. Hỏi nước này có bị nhiễm độc chì không, biết rằng
nồng độ chì tối đa cho phép trong nước sinh hoạt là 0,10
mg/l.
Số gam chì trong 1 lit nước là 1,31 mg/ml. Vậy nước này đã
bị nhiễm độc chì.
37. Để tăng chất lượng của xăng, trước đây người ta trộn
thêm vào xăng chất chì tetraetyl Pb(C2H5)4. Đó là một chất
rất độc và trong khí xả của ô tô, xe máy,.. có hợp chất chì (II)
oxit. Hàng năm trên thế giới, người ta đã dùng tới 227,25 tấn
chì tetraetyl để pha vào xăng. Hãy tính lượng chì (II) oxit bị
xả vào khí quyển là bao nhiêu? ĐS 156,89 tấn PbO.
38. “Ga” (gas) chứa trong các bình thép để đun nấu trong gia
đình và “ga” khí thoát ra từ hầm bioga khác nhau như nào?
“Ga” dùng để đun nấu và nạp bật lửa là hỗn hợp butan và một
phần propan được nén thành chất lỏng trong bình thép. Khí
bioga (có thành phần chính là khí metan) được dùng để đun
nấu thường có mùi rất khó chịu. Nguyên nhân chính gây ra
11
mùi đó là do khí metan có lẫn khí hiđro sunfua trong quá
trình lên men, phân huỷ chất hữu cơ trong phân động vật.
39. Trước đây phần lớn axetilen được sản xuất từ đất đèn.
Phương pháp này có nhược điểm gì? Tại sao không nên xây
dựng các lò sản xuất đất đèn ở khu vực đông dân? Ngày nay
axetilen được sản xuất bằng cách nào?
Muốn điều chế đất đèn từ C và CaO, người ta phải tốn rất
nhiều năng lượng điện, vì phản ứng xảy ra ở nhiệt độ rất cao
25000C trong lò điện, với các điện cực lớn bằng than chì.
Chính vì vậy hiện nay trên quy mô công nghiệp người ta ít
sản xuất axetilen từ đất đèn nữa, mà từ khí metan. Không nên
xây dựng các lò sản xuất đất đèn ở khu vực đông dân vì quá
trình sinh ra khí CO là một khí rất độc.
40. Trong các trận bóng đá khi cầu thủ bị thương thường
được chăm sóc bằng một loại thuốc phun lên vết thương.
Thuốc đó chính là cloetan, vậy thì nguyên tắc giảm đau ở đây
như thế nào?
Cloetan là hợp chất hữu cơ có nhiệt độ sôi thấp 12,3oC. Khi
phun cloetan vào da, nhiệt độ cơ thể làm cloetan bay hơi
nhanh, làm cho da bị lạnh cục bộ và tê cứng. Do đó thần kinh
cảm giác không truyền được cảm giác đau lên đại não. Đồng
thời, do sự đông lạnh cục bộ khiến cho các huyết quản chỗ bị
thương co lại nên làm cho vết thương ngừng chảy máu. Do
vậy cloetan có thể làm giảm đau tạm thời.
41. Brom lỏng rất dễ bay hơi. Brom lỏng hay hơi đều rất độc.
Để hủy hết lượng brom lỏng chẳng may bị làm đổ nên dùng
một chất dễ kiếm nào? Hãy giải thích vì sao lại chọn chất đó.
Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra (nếu có).
2Br2 + 2Ca(OH)2 _. > CaBr2 + Ca(OBr)2 + 2H2O
42. Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể
12
người cần được cung cấp 1,5.10-4 g nguyên tố iot. Nếu
nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lượng KI cần dùng cho một
người trong một ngày là bao nhiêu?
ĐS : 1,96 .10-4 g KI
43. Hidro sunfua nặng hơn không khí và trong tự nhiên có
nhiều nguồn phát sinh ra nó như núi lửa, xác động vật bị
phân hủy, nhưng tại sao trên mặt đất khí này không tích tụ
lại?
Trên mặt đất khí hidro sunfua không tích tụ lại vì H2S có tính
khử mạnh nên nó tác dụng ngay với các chất oxi hóa như oxi
của không khí hoặc SO2 có trong khí thải của các nhà máy.
Phương trình hóa học
2H2S + O2 (kk) 2S + 2H2O ;
2H2S + SO2 3S + 2H2O
44. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế hiđro
sunfua bằng cách cho sắt (II) sunfua tác dụng với axit
clohiđric. Có thể thay axit clohiđric bằng axit sunfuric đậm
đặc được không? Hãy giải thích vì sao và viết phương trình
hóa học của các phản ứng xảy ra.
Điều chế H2S trong phòng thí nghiệm: FeS + 2HCl → FeCl2
+ H2S
Không thể thay axit clohiđric bằng axit sunfuric đậm đặc
được vì hiđro sunfua có tính khử mạnh, axit sunfuric đậm đặc
có tính oxi hóa mạnh nên có thể oxi hóa H2S mới sinh ra.
H2SO4 + 3H2S 4S + 4H2O; 3H2SO4 + H2S 4SO2 +
4H2O
45. Vì sao các đồ vật bằng bạc hoặc đồng để lâu trong không
khí thường bị đen?
Trong không khí có chứa các chất O2, H2S, hơi H2O, ... Ag
và Cu phản ứng với O2 và H2S tạo ra Ag2S và CuS màu đen.
13
4Ag + O2 + 2H2S 2Ag2S + 2H2O 2Cu + O2 + 2H2S 2CuS +
2H2
46. Thành phần chính của một loại nến là hiđrocacbon có
công thức phân tử C25H52. Cần bao nhiêu lít không khí (ở
điều kiện tiêu chuẩn) để đốt cháy hoàn toàn một cây nến nặng
35,2 gam? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.
Phương trình hóa học của phản ứng cháy C25H52 + 38O2 →
25CO2 + 26H2O nnến = 35,2/352 = 0,1 (mol)
noxi = 3,8 (mol)
Voxi = 3,8x 22,4 = 85,12 (l) Vkk = Voxi x 100/20 = 425,6 (l)
47. Thời gian vừa qua báo chí đưa tin việc ngộ độc rượu tại
Hậu Giang, Sóc Trăng. Đa số người chết do ngộ độc loại
rượu chứa nhiều metanol. Hãy giải thích vì sao metanol lại
gây hại đến như vậy?
Metanol là chất rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ vào cơ thể
cũng có thể gây mù loà, lượng lớn có thể gây tử vong. Do
metanol được oxi hoá bởi các enzim khử hiđro trong gan tạo
ra fomanđehit. CH3OH + [O] → HCHO + H2O
48. Tại sao trong y tế người ta thường sử dụng cồn 700 để sát
trùng?
Cồn có khả năng thẩm thấu cao nên có thể thấm sâu vào
trong tế bào vi khuẩn, gây đông tụ protein làm cho vi khuẩn
chết. Tuy nhiên ở nồng độ cao sẽ làm protein trên bề mặt của
vi khuẩn đông tụ nhanh tạo ra lớp màng ngăn không cho cồn
thấm sâu vào bên trong, làm giảm tác dụng diệt khuẩn. Ở
nồng độ thấp, khả năng làm đông tụ protein giảm, vì vậy hiệu
quả sát trùng kém. Thực nghiệm cho thấy cồn 700 có tác
dụng sát trùng tốt nhất. Do đó trong y tế, cồn 700 hay được
sử dụng.
14
49. Các vật dụng bằng đồng khi để lâu trong không khí ẩm
thường bị bao phủ bởi một lớp màng màu xanh. Hãy giải
thích vì sao.
Lớp màng màu xanh là Cu(OH)2.CuCO3. Trong không khí
ẩm, với sự có mặt của khí CO2 trên bề mặt đồng bị bao phủ
bởi một lớp màng cacbonat bazơ màu xanh.
50. Khi đốt, da thật cho mùi khét, da nhân tạo không cho mùi
khét.
Có thể làm thêm thí nghiệm sau: Nhỏ vài giọt AgNO3 vào
thành phía trong của phễu thuỷ tinh. Úp phễu ở phía trên
miếng da bị đốt. Mẩu da nhân tạo (PVC) sẽ cho kết tủa trắng
(AgCl) ở thành phễu:
5) HCl có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất
của cơ thể. Trong dich vị dạ dày của người có HCl với nồng
độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 ml/l. Ngoài việc hoà tan các
muối khó tan, HCl còn là chất xúc tác cho các phản ứng thuỷ
phân các gluxit (đường, tinh bột) và chất protein (chất đạm)
thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
Lượng HCl trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức
bình thường đều mắc bệnh. Khi trong dich vị dạ dày HCl có
nồng độ nhỏ hơn 0.00001 ml/l ta mắc bệnh khó tiêu, ngược
lại nồng độ lơn hơn 0.001ml/l ta mắc bênh ợ chua.
HOÁ HỌC THỰC TIỄN
15
1 . Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc
thông gió?
2. Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân không được dùng
chổi quét mà lại rắc bột S lên?
3. Tại sao hidro sunfua lại độc đối với người? Vì sao khi luộc
trứng chín, ta thấy lòng đỏ trứng có một lớp màu đen bao
quanh?
4. Thành phần chính của không khí gồm những chất khí nào?
Hiện tượng nào cho biết N2 chiếm khoảng 78% thể tích
không khí? Giải thích.
5. Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng,
người ta lại ngửi thấy mùi khai?
6. Nitơ phản ứng với nhiều kim loại nhưng tại sao trong vỏ
Trái Đất không gặp một nitrua kim loại nào cả?
7. Hãy giải thích câu ca dao: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ - Hễ
nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
8. Vì sao pháo hoa có nhiều màu?
9. Kẽm photphua (Zn3P2) được dùng để diệt chuột. Chất này
dễ bị thuỷ phân nên khi chuột ăn phải đi tìm nơi có nguồn
nước để uống và chết. Viết phương trình hóa học của phản
ứng thuỷ phân của kẽm photphua.
10. Có thể bón phân đạm amoni nitrat cùng với vôi bột để
khử chua được không? Tại sao?
11. Tại sao không được trộn supephotphat với vôi? Giải thích
và viết phương trình hóa học của phản ứng.
12. Supephotphat đơn được điều chế từ một loại bột quặng có
chứa 73,0% Ca3(PO4)2, 26,0% CaCO3 và 1,0% SiO2.
a) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 65,0% đủ để tác dụng
với 100,0 kg bột quặng đó. b)Supephotphat đơn thu được
16
gồm những chất nào? Tính tỉ lệ % P2O5 trong loại
supephotphat đơn trên.
13. Vì sao trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4, hai lá
NH4NO3 hoặc nước tiểu với vôi Ca(OH)2 hay tro bếp (hàm
lượng K2CO3 cao) đều bị mất đạm?
14. Để khử mùi hôi trong tủ lạnh, ta có thể cho vào trong tủ
vài cục than hoa. Vì sao than hoa có thể khử được mùi hôi
trong tủ lạnh?
15. Tại sao có hiện tượng người dân sửoi bằng than lại bị
ngạt dẫn đến tử vong.
16. Vì sao người ta dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm
khi vận chuyển đi xa?
17. Trên bát, đĩa và một số vật dụng khác bằng gốm sứ ta
thường thấy ở mặt ngoài có một lớp men bong với nhiều họa
tiết, hoa văn và hình ảnh có màu sắc rất đẹp. Hãy cho biết
màu sắc trên lớp men này được cấu tạo như thế nào.
18. Một loại thuỷ tinh có thành phần gồm Na2SiO3 và
CaSiO3. Viết phương trình phản ứng để giải thích việc dùng
axit flohiđric để khắc chữ lên thuỷ tinh đó.
19. Trong công nghiệp luyện kim thường dùng Li để khử dấu
vết cacbon trong các hợp kim kim loại. Có thể dùng Na hoặc
K thay thế cho Li được không?
20. Vì sao dung dịch nước muối có tính khử trùng?
21. Vì sao người ta dùng muối NaHCO3 chế thuốc đau dạ
dày?
22. Trong y học, dược phẩm dạng sữa magie (các tinh thể
Mg(OH)2 lơ lửng trong nước) dùng để chữa chứng khó tiêu
do dư HCl. Để trung hòa hết 788,0 ml dung dịch HCl 0,035M
trong dạ dày cần bao nhiêu ml sữa magie, biết rằng trong 1,0
ml sữa magie chứa 0,08 g Mg(OH)2.
17
23. Khi có đám cháy do Mg gây ra, người ta có thể dùng các
chất chữa cháy thông thường như nước, cát, bình cứu hỏa
chứa tuyết cacbonic hay không? Giải thích.
24. Tại sao các vận động viên trước khi thi đấu thường phải
xoa bột trắng vào lòng bàn tay? Bột trắng đó là gì?
25. Mực xanh đen là loại mực thường được học sinh dùng để
viết bài. Khi viết vừa xong mực có màu xanh nhưng để một
thời gian ta thấy chúng biến thành màu đen. Hãy giải thích vì
sao.
26. Tại sao những vùng nước giếng khoan khi mới múc nước
lên thì thấy nước trong nhưng để lâu lại thấy nước đục, có
màu vàng?
27. Vì sao ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất
thường bị chua? Để khử chua người ta thường bón vôi (CaO)
trước khi canh tác. Viết phương trình hóa học của phản ứng
xảy ra.
28. Có thể điều chế thuốc diệt nấm dung dịch 5% CuSO4
theo sơ đồ sau: CuS → CuO → CuSO4. Tính khối lượng
dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu chứa
80% CuS. (Hiệu suất của quá trình chuyển hóa là 80%).
29. Vì sao trong phòng thí nghiệm người ta thường sử dụng
CuSO4 khan để phát hiện dấu vết nước trong các chất lỏng?
30. Các vật dụng bằng đồng khi để lâu trong không khí ẩm
thường bị bao phủ bởi một lớp màng màu xanh. Hãy giải
thích hiện tượng này.
32. Vì sao các đồ vật bằng bạc hoặc đồng để lâu trong không
khí ẩm thường bị đen?
33. Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn không bị
ôi ?
34. Khi người ta bị cảm thường đánh cảm bằng dây bạc và
khi đó dây bạc bị hóa đen. Hãy giải thích hiện tượng đó và
18
cho biết để dây bạc sáng trắng trở lại trong dân gian người ta
thường làm gì.
35. Tại sao hàm lượng Pb ở các cây cối ven đường quốc lộ lại
lớn hơn nhiều so với hàm lượng Pb ở cùng loại cây đó nhưng
được trồng nơi khác?
36. Một mẫu nước chứa Pb(NO3)2. Để xác định hàm lượng
Pb2+ người ta hòa tan một lượng dư Na2SO4 vào 500,0 ml
nước đó, làm khô kết tủa sau phản ứng thu được 0,96g
PbSO4. Hỏi nước này có bị nhiễm độc chì không, biết rằng
nồng độ chì tối đa cho phép trong nước sinh hoạt là 0,10
mg/l.
37. Để tăng chất lượng của xăng, trước đây người ta trộn
thêm vào xăng chất chì tetraetyl Pb(C2H5)4. Đó là một chất
rất độc và trong khí xả của ô tô, xe máy,.. có hợp chất chì (II)
oxit. Hàng năm trên thế giới, người ta đã dùng tới 227,25 tấn
chì tetraetyl để pha vào xăng. Hãy tính lượng chì (II) oxit bị
xả vào khí quyển là bao nhiêu?
38. “Ga” (gas) chứa trong các bình thép để đun nấu trong gia
đình và “ga” khí thoát ra từ hầm bioga khác nhau như nào?
39. Trước đây phần lớn axetilen được sản xuất từ đất đèn.
Phương pháp này có nhược điểm gì? Tại sao không nên xây
dựng các lò sản xuất đất đèn ở khu vực đông dân? Ngày nay
axetilen được sản xuất bằng cách nào?
40. Trong các trận bóng đá khi cầu thủ bị thương thường
được chăm sóc bằng một loại thuốc phun lên vết thương.
Thuốc đó chính là cloetan, vậy thì nguyên tắc giảm đau ở đây
như thế nào?
41. Brom lỏng rất dễ bay hơi. Brom lỏng hay hơi đều rất độc.
Để hủy hết lượng brom lỏng chẳng may bị làm đổ nên dùng
một chất dễ kiếm nào? Hãy giải thích vì sao lại chọn chất đó.
Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra (nếu có).
19
42. Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể
người cần được cung cấp 1,5.10-4 g nguyên tố iot. Nếu
nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lượng KI cần dùng cho một
người trong một ngày là bao nhiêu?
43. Hidro sunfua nặng hơn không khí và trong tự nhiên có
nhiều nguồn phát sinh ra nó như núi lửa, xác động vật bị
phân hủy, nhưng tại sao trên mặt đất khí này không tích tụ
lại?
44. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế hiđro
sunfua bằng cách cho sắt (II) sunfua tác dụng với axit
clohiđric. Có thể thay axit clohiđric bằng axit sunfuric đậm
đặc được không? Hãy giải thích vì sao và viết phương trình
hóa học của các phản ứng xảy ra.
45. Vì sao các đồ vật bằng bạc hoặc đồng để lâu trong không
khí thường bị đen?
46. Thành phần chính của một loại nến là hiđrocacbon có
công thức phân tử C25H52. Cần bao nhiêu lít không khí (ở
điều kiện tiêu chuẩn) để đốt cháy hoàn toàn một cây nến nặng
35,2 gam? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.
47. Thời gian vừa qua báo chí đưa tin việc ngộ độc rượu tại
Hậu Giang, Sóc Trăng. Đa số người chết do ngộ độc loại
rượu chứa nhiều metanol. Hãy giải thích vì sao metanol lại
gây hại đến như vậy?
49. Các vật dụng bằng đồng khi để lâu trong không khí ẩm
thường bị bao phủ bởi một lớp màng màu xanh. Hãy giải
thích vì sao?
50. Phân biệt da thật và da nhân tạo?
20
BÀI TÂP VỀ THÍ NGHIỆM - PISA
Bài 1: Nêu hiện tượng quan sát được và viết các phương
trình hóa học của phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí
nghiệm sau:
a) Nhỏ dd canxi hiđrocacbonat đến dư vào dd NaOH.
- Hiện tượng xuất hiện kt trắng
NaOH + Ca(HCO3)2 - Na2CO3 + CaCO3 + H2O
Na2CO3 + Ca(HCO3)2 dư - CaCO3 + NaHCO3
b) Cho Na kim loại vào dd FeCl3.
c) Nhỏ dd
H2SO4 vào dd Ba(HCO3)2.
d) Cho BaO vào dung dd Na2SO4
e) Cho dd
Na2CO3 vào dd FeCl3
g) Sục khí H2S vào dd FeCl3
h) Cho đá
vôi vào dd NaHSO4
Bài 2: Trong quá trình điều chế khí, để thu các chất khí vào
bình, người ta có thể sử dụng phương pháp đẩy nước hoặc
phương pháp thu ngửa bình như trong hình dưới. Có thể thu
khí H2, SO2, Cl2, HCl bằng phương pháp nào trong hai
phương pháp trên. Giải thích?
Đẩy nước
Thu ngửa
bình
Bài 3: Điện phân dd NaCl bão hòa có màng ngăn xốp.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra?
21
b) Các khí Cl2, H2 sinh ra ở điện cực nào? màng ngăng xốp
đặt ở điện cực nào và có vai trò gì? Tại sao phải dùng dd
NaCl bão hòa.
c) Viết phương trình hóa học nếu tiến hành điện phân không
có màng ngăn.
d) Nếu trộn các khí thu được ở các điện cực (theo điện phân
có màng ngăn) trong một ống nghiệm rồi úp ngược ống
nghiệm vào chậu thủy tinh có chứa dd NaCl bão hòa và vài
giọt quỳ tím. Sau đó đem để ngoài ánh sáng. Hãy nêu hiện
tượng quan sát được và giải thích, viết phương trình hóa học.
Bài 4: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dd
riêng biệt trong các trường hợp sau:
a) Dd AlCl3 và dd NaOH (không dùng thêm hóa chất).
b) Dd Na2CO3 và dd HCl (không dùng thêm hóa chất).
c) Dd NaOH 0,1M và dd Ba(OH)2 0,1M (chỉ dùng thêm dd
HCl và phenolphtalein).
Bài 5: Có các thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:
a) Xác định chất rắn A và viết các phương trình hóa học xảy
ra ở thí nghiệm hình A.
b) Nếu lần lượt thay dd Br2 (hình A) bằng dd FeCl3 hoặc dd
CuCl2 thì sẽ có hiện tượng gì ở ống nghiệm (3)? Viết phương
trình hóa học.
c) Hiện tượng gì xảy ra ở thí nghiệm hình B? Giải thích.
22
Bài 6: Trong phòng thí
nghiệm, bộ dụng cụ ở
hình vẽ bên có thể
dùng để điều chế
những chất khí nào
trong số các khí sau:
Cl2, NO, NH3, SO2,
CO2, H2, C2H4? Giải
thích. Ứng với mỗi khí
điều chế được, hãy
chọn một cặp chất A và
B thích hợp để viết
phản ứng điều chế chất
khí đó.
Bài 7: Hãy giải thích vì sao và viết phương trình hóa học
minh họa (nếu có)?
a) Không bón chung các phân đạm với vôi hoặc tro bếp.
(Lấy ví dụ với đạm ure, đạm 2 lá NH4NO3).
b) Vôi sống khi mới nung tan được trong nước, còn vôi
sống để lâu trong không khí thì không tan được trong nước.
Bài 8: Trong phòng thí nghiệm có sẵn NaOH rắn, nước cất,
dd quỳ tím, và một lọ dd H2SO4 x(M). Hãy nêu cách tiến
hành thí nghiệm để xác định nồng độ của dd H2SO4 . Các
dụng cụ thí nghiệm coi như có đủ.
Bài 9: Trong phòng thí nghiệm có 2 cốc thủy tinh giống
nhau, một lọ đựng dd NaOH và một bình khí CO 2. Làm thế
nào điều chế dd Na2CO3 không lẫn chất tan khác? Viết các
phương trình hóa học.
23
Bài 10: Thí nghiệm điều chế và thu khí oxi trong phòng thí
nghiệm (hình vẽ).
a) Viết phương
trình hóa học của
phản ứng xảy ra.
b) Vì sao có thể thu
được khí O2 vào lọ
bằng cách như hình
vẽ.
c) Vì sao phải đặt (Điều chế khí O2
trong phịng thí
đáy ớng nghiệm hơi
nghiệm)
cao hơn miệng ống
một chút ?
d) Lớp bông có tác
dụng gì?
e)Có
thể
thay
KMnO4 bằng chất
nào? Viết phương
trình hóa học minh
họa.
Bài 11: Có một lọ đựng dd loãng gồm cả 3 axit: HCl, HNO 3,
H2SO4. Chỉ được dùng 2 ống nghiệm hãy nêu cách tiến hành
thí nghiệm để nhận biết sự có mặt của từng axit trong dd ?
Viết các phương trình hóa học minh họa. Các dụng cụ để lấy
hóa chất và các thuốc thử có đủ.
24
Bài 12: Trong phòng thí nghiệm, để điều
chế CO2 người ta sử dụng bộ dụng cụ
như hình vẽ.
a) Tại sao CO2 có thể thu được bằng
phương pháp dời chỗ nước?
b) Đề xuất 1 trường hợp dd X và chất
rắn Y có thể sử dụng để điều chế CO2
trong thí nghiệm trên. Viết phương trình
hóa học xảy ra.
Bài 13: Cho thí nghiệm
như hình vẽ bên
a) Viết các phương trình
hóa học xảy ra trong thí
nghiệm.
b) Chọn 5 chất rắn khác
thay cho KMnO4 mà vẫn
điều chế được khí Cl2. Viết
các phương trình hóa học.
Bài 14: Bằng kiến thức hóa học, hãy giải thích câu ca dao sau
đây và viết các phương trình phản ứng:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe sấm sét phất cờ mà lên.
Bài 15: Có thể điều chế phân hỗn hợp nitrophotka (NPK)
bằng cách trộn: NH4NO3, (NH4)2HPO4, KCl và một chất độn
(giả thiết chất độn không chứa các nguyên tố trên). Xác định
khối lượng mỗi chất cần lấy để thu được 100 kg phân bón
NPK có chứa 14% về khối lượng mỗi thành phần dinh dưỡng
N, P2O5, K2O.
25