Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) mùa xuân trong thơ nôm đường luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------

PHẠM THỊ THIỆN

MÙA XUÂN TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2017

download by :


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------

PHẠM THỊ THIỆN

MÙA XUÂN TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thanh

Thái Nguyên - 201



download by :


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Vũ Thanh. Các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơơng trình nào khác.
Thái Ngun, ngày 12 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thiện

download by :


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa
sau đại học, Khoa Văn - Xã hội,Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và
các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Vũ Thanh - người đã trực tiếp
hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Cũng cho phép em được gửi lời cảm ơn tới Trường THPT Phù Cừ, Sở Giáo dục
và Đào tạo tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện cho em tham dự khoá học này.
Cuối cùng, em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên
và góp ý để em hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 05 năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thiện

download by :


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................v
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài. .........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ..............................................................................................................2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................8
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 8
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .........................................................................8
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................................................... 8
4.2. Phương pháp nghiên cứu: ..........................................................................................9
5. Phạm vi nghiên cứu: .....................................................................................................9
5.1. Phạm vi nội dung: .....................................................................................................9
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................10
7. Đóng góp của luận văn ............................................................................................... 11
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI ................................................................................................................................ 12
1.1. Thời gian nghệ thuật và quan niệm về Mùa trong thơ trung đại .............................. 12
1.1.1. Mùa – tín hiệu chỉ thời gian trong quan niệm của con người và trong thơ trung đại
.......................................................................................................................................12

1.1.2. Tính biểu tượng và những giá trị thẩm mỹ của Mùa ............................................19
1.2. Chủ đề mùa xuân trong thơ ca trung đại và tương quan giữa các mùa ....................28
1.2.1. Chủ đề mùa xuân trong thơ ca trung đại ............................................................... 28
1.2.2. Tương quan của mùa xuân với mùa hạ, thu, đông ................................................35
Tiểu kết Chương 1........................................................................................................40
Chương 2. NỘI DUNG THỂ HIỆN MÙA XUÂN TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG
LUẬT ............................................................................................................................ 41
2.1. Phân loại thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân ....................................................41
2.1.1. Biểu bảng về số lượng tác giả, tác phẩm thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân 41

download by :


iv
2.1.2. Nhận xét, đánh giá qua biểu bảng.........................................................................41
2.2. Những biểu hiện của mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật ....................................42
2.2.1. Vẻ đẹp mùa xuân thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc 42
2.2.2. Mùa xuân thể hiện mong ước về một tương lai tốt đẹp, một cuộc sống ấm no,
hạnh phúc .......................................................................................................................52
2.2.3. Mùa xuân thể hiện tâm trạng, nỗi niềm của nhà thơ trước cuộc đời và những thăng
trầm thời cuộc ................................................................................................................58
Tiểu kết Chương 2........................................................................................................73
Chương 3. NGHỆ THUẬT PHẢN ÁNH MÙA XUÂN TRONG THƠ NƠM
ĐƯỜNG LUẬT ............................................................................................................74
3.1. Thời gian và khơng gian nghệ thuật ........................................................................74
3.1.1. Thời gian nghệ thuật............................................................................................. 74
3.1.2. Không gian nghệ thuật .........................................................................................78
3.2. Bút pháp nghệ thuật: ............................................................................................... 84
3.2.1. Bút pháp tượng trưng, ước lệ ................................................................................84
3.2.2. Bút pháp chấm phá, thi trung hữu họa ..................................................................87

3.2.3. Bút pháp tả cảnh, ngụ tình ....................................................................................90
3.2.4. Bút pháp trào phúng ............................................................................................. 94
3.3. Ngôn ngữ thơ ..........................................................................................................96
3.3.1. Thành phần ngôn ngữ Hán học.............................................................................97
3.3.2. Thành phần ngôn ngữ dân tộc ............................................................................104
Tiểu kết Chương 3......................................................................................................115
KẾT LUẬN .................................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................118
PHỤ LỤC .......................................................................................................................1

download by :


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BVQNTT

Bạch Vân quốc ngữ thi tập

HĐQÂTT

Hồng Đức quốc âm thi tập

Nxb


Nhà xuất bản

QÂTT

Quốc âm thi tập

SLKS

Số lượng khảo sát

[44; 501]

Tài liệu tham khảo số 44 trang 501

download by :


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Trong vũ trụ, vạn vật và con người đều chịu sự chi phối bởi yếu tố thời gian.
Thời gian chính là một phạm trù của văn học nghệ thuật. Trong đó, mùa là một trong những
đơn vị thời gian cơ bản của văn học trung đại. Bằng tài năng và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm,
các nhà nho xưa đã tái hiện bước luân chuyển của đất trời, vũ trụ với sự hiện diện của bốn
mùa: Xuân – hạ – thu – đông trong những sáng tác thơ ca của mình. Mỗi mùa trong văn
học trung đại lại mang một sắc thái riêng với sức hấp dẫn riêng. Qua những bài thơ viết về
thiên nhiên bốn mùa, chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh quan tuyệt đẹp
trên mọi miền đất nước, những biến chuyển tinh vi của đất trời mà còn cảm nhận được

những tình cảm riêng tư, thầm kín cùng những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời của các
tác giả. Đó là cơ sở cho thấy các nhà nho xưa thường lấy mùa làm tín hiệu để bộc lộ tâm tư,
tình cảm của mình. Và trong sức hút của bốn mùa ấy, thơ ca trung đại nói chung và thơ
Nơm Đường luật nói riêng đã dành cho mùa xn một vị trí đặc biệt.
Trong vịng tuần hồn bốn mùa của vũ trụ thì mùa xuân là mùa quyến rũ nhất, là
mùa được thiên nhiên ưu ái hơn cả. Mùa xuân mở đầu cho một năm mới, mùa của hoa khoe
sắc thắm, chim hót líu lo, bướm lượn rập rờn, cây cối đâm chồi nảy lộc. Không gian mùa
xuân trong trẻo, tràn đầy sự sống, âm thanh, hương sắc khiến tâm hồn con người trở nên
xốn xang, rạo rực trước bước chân của xuân về. Mùa xuân chính là thời khắc để hồn thơ
bay bổng của người nghệ sĩ cất cánh, thăng hoa. Vì vậy, thơ viết về mùa xuân thường hay
và luôn chiếm một tỉ lệ rất lớn.
1.2. Thơ Nôm Đường luật là tài sản tinh thần, là kết quả nỗ lực sáng tạo không
ngừng của bao thế hệ nhà thơ trong q trình Việt hóa thể thơ Đường luật Trung Quốc. Trải
qua năm thế kỉ hình thành và phát triển (từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX) thơ Nôm Đường luật
đã gặt hái được những thành tựu rực rỡ, trở thành dòng văn học chủ lực của văn học trung
đại Việt Nam gắn liền với tên tuổi của các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh
Tông và các tác giả thời Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm, bà Hồ Xuân Hương, kết thúc là

download by :


2

Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương. Những trang thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân
của họ khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam đồng thời hé mở thế
giới tâm hồn phong phú với nhiều cung bậc cảm xúc.
Xuất phát từ sức ảnh hưởng sâu rộng của thơ Nôm Đường luật và niềm yêu thích
những trang thơ viết về thiên nhiên đất nước, viết về mùa xuân của cổ nhân đã tạo động lực
thôi thúc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết rất mong muốn có thể góp chút hiểu biết,

suy nghĩ của mình về thơ Nơm Đường luật nói chung và mảng thơ viết về mùa xn trong
thơ Nơm Đường luật nói riêng.
1.3. Hiện nay các tác phẩm viết bằng thể thơ Nôm Đường luật chiếm số lượng đáng
kể trong chương trình giảng dạy ở các cấp học... Do đó việc thực hiện đề tài Mùa xn
trong thơ Nơm Đường luật nhằm góp phần phục vụ đắc lực khi dạy các tác phẩm thơ Nôm
Đường luật và thể Đường luật trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu thơ trung đại viết về mùa ở Việt Nam:
Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của văn học trung đại nên ngay từ khi
mới ra đời, thơ Nôm Đường luật đã thu hút được sự quan tâm, đánh giá của nhiều nhà
nghiên cứu. Hơn nữa, mảng đề tài viết về thiên nhiên bốn mùa lại có một vị trí đặc biệt
trong thơ Nôm Đường luật.
Trước hết phải kể đến cây đại thụ trong ngành thi pháp học ở Việt Nam – giáo sư
Trần Đình Sử. Trong cuốn Trần Đình Sử tuyển tập – tập 1, tác giả đã đưa ra những những
nhận xét khái quát về thời gian nghệ thuật trong thơ cổ điển trên cơ sở đi sâu nghiên cứu
văn học trung đại Việt Nam. Mặt khác, giáo sư Trần Đình Sử còn đưa ra ý kiến của L. Âyđơ-lin – nhà Hán học Nga trong cơng trình giới thiệu thơ Trung Quốc và Việt Nam: "Các
mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đơng) tượng trưng cho thời gian trơi vơ tình. Chúng gây xúc
động cho con người hơn bất cứ hiện tượng nào khác... Chúng là cái nền trữ tình phổ biến"

download by :


3

[44; 501] để khẳng định cảm thức thời gian trong thơ trung đại Việt Nam được thể hiện
bằng các mùa trong năm (xn, hạ, thu, đơng).
Cịn trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều, giáo sư Trần Đình Sử đã chỉ ra mối liên hệ
giữa thời gian vật lí, thời gian lịch sử với thời gian tâm lí, tâm trạng của nhân vật: "Truyện
Kiều của Nguyễn Du cịn có một thời gian bốn mùa mải mốt trơi chảy, khách quan, vơ tình.
Nó như giữ nhịp cho cuộc đời và thông báo cho con người sự mất mát, vơi cạn của cuộc

đời mà khơng có cách gì dừng lại được" [42; 184].
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học – giáo trình dành cho hệ đào tạo từ xa, giáo sư
Trần Đình Sử đã bày tỏ những suy nghĩ, quan niệm của mình về thời gian nghệ thuật trọn
vẹn trong một chương với hơn 30 trang viết. Theo giáo sư, thời gian thiên nhiên là: "cuộc
vận hành của vũ trụ, bốn mùa, xuân hạ thu đông, mùa mưa, mùa khô, mùa nào thức ấy..."
[41; 91]. Đến với cuốn giáo trình này, chúng ta cịn thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa
thiên nhiên bốn mùa với đời sống tâm hồn của con người. Mùa chính là người bạn tri âm,
tri kỉ để con người giãi bày tâm sự, gửi gắm nỗi lịng mình: "Thiên nhiên, vũ trụ, với các
biểu hiện, biến đổi của cỏ hoa... bốn mùa xuân, hạ, thu, đông luôn là tấm gương" [41; 416]
để mỗi con người nhận thấy rõ hơn giá trị và sự tồn tại của bản thân.
Có thể thấy rằng, những cơng trình nghiên cứu của giáo sư Trần Đình Sử đã đem
đến cho chúng ta những nhận xét khái quát về thời gian nghệ thuật trong thơ ca trung đại.
Đặc biệt, tác giả đã khẳng định vai trị của mùa – một hình thức biểu hiện của thời gian
nghệ thuật. Đây được coi là cơ sở quan trọng để chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
Bốn mùa trong văn học trung đại nói chung thường mang tính ước lệ cao. Mỗi mùa
lại có những tín hiệu riêng để nhận biết và nó bị chi phối bởi đối tượng được miêu tả. Trong
bài viết Sự đa dạng và thống nhất trên quá trình chuyển động một phong cách và dấu hiệu
chuyển mình của tư duy thơ dân tộc, tác giả Nguyễn Huệ Chi đã nhận định: "Trong tập thơ
Hồng Đức quốc âm thi tập, cảnh vật được quy ước bằng xuân, hạ, thu, đông, bằng 12
tháng, bằng năm canh... Và đọc hết bài này đến bài khác sẽ thấy các vịng quay tháng năm,
tháng năm trở thành hình thức biểu hiện nghệ thuật của thơ" [2; 70]. Cũng như các thi sĩ

download by :


4

khác, các nhà thơ thời Hồng Đức đã nhìn thiên nhiên bằng con mắt say đắm và thời gian
được cảm thức theo một vịng trịn tĩnh tại, tuần hồn.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, mỗi chặng đường đều được ghi dấu bởi tên tuổi

của những tác gia tiêu biểu với những đóng góp lớn lao cho nền văn học dân tộc về cả
phương diện nội dung và nghệ thuật. Nguyễn Trãi là một trong những cây đại thụ của nền
văn học thời kỳ trung đại, người đã "khai sơn, phá thạch" ra thể thơ Nôm Đường luật ở
Việt Nam. Ông yêu thiên nhiên tha thiết, mỗi mùa bước vào trang thơ với những nét đặc
trưng riêng. Trong chuyên luận Thơ Nơm Đường luật, nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn nhận
xét về thời gian trong tập thơ QÂTT của Nguyễn Trãi: "Những bức tranh thiên nhiên nhiên
của Nguyễn Trãi phong phú và nhiều tới mức phịng tranh thiên nhiên khơng đủ chỗ trưng
bày và nhà thơ phải treo sang cả những phòng dành cho mảng đề tài khác” [53; 57]. Cụ thể
hơn trong cuốn sách "Các nhà thơ cổ điển Việt Nam", Xuân Diệu đã có những đánh giá về
thiên nhiên bốn mùa trong "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi như sau: "khi nói về thời tiết
bốn mùa, khi tiếc cảnh, trong khi vịnh các hoa, các cây mà Nguyễn Trãi đã có nhiều câu
tình tứ, phóng khống nhất, đầy dẫy những chân tình, ân tình" [6; 42]. Lời nhận xét cũng
chính là lời khẳng định vẻ đẹp thiên nhiên bốn mùa là yếu tố nổi bật nhất trong "Quốc âm
thi tập" của Nguyễn Trãi.
Trên đây là những công trình nghiên cứu và những ý kiến tiêu biểu nhất của một số
các nhà nghiên cứu về thiên nhiên nói chung và hình ảnh bốn mùa nói riêng trong thơ ca
trung đại. Có thể khẳng định, đây là những tài liệu quý giá để người viết tham khảo trong
quá trình viết luận văn của mình.
2.2. Lịch sử nghiên cứu thơ trung đại viết về mùa xuân ở Việt Nam:
Trong vòng tuần hồn bốn mùa xn, hạ, thu, đơng thì mùa xuân là mùa đẹp nhất,
quyến rũ nhất. Đó là khoảng thời gian mở đầu cho một năm mới, khép lại ba tháng lạnh giá
với những cơn mưa dầm, gió bấc khắc nghiệt của mùa đơng. Mùa xn đến với khí hậu ơn
hịa kèm theo những ngọn gió đơng se se lạnh là chất xúc tác mạnh khiến vạn vật chợt bừng
tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Thời gian là vơ hình nhưng điều thú vị là đến với mùa

download by :


5


xuân, thời gian lại hiện hữu trên những đóa hoa rực rỡ sắc màu, trên chồi biếc, lá non,
trong tiếng chim ca líu lo hay trong màu xanh bất tận của cỏ được điểm xuyết màu trắng
tinh khiết của hoa lê:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bơng hoa
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Đó cũng là lí do quan trọng khiến các thi nhân từ cổ đến kim yêu và say xuân đến
thế. Đề tài về mùa xn trong thơ Nơm Đường luật khơng cịn là mới mẻ nhưng ln là đề
tài hấp dẫn, huyền bí, là mảnh đất hứa thu hút hồn thơ của các thi sĩ mn đời. Việc tìm
hiểu, nghiên cứu, đánh giá những giá trị nội dung và nghệ thuật của thể thơ Nơm Đường
luật có một lịch sử khá lâu dài, nhưng việc nghiên cứu cụ thể các bài thơ nói chung và thơ
Nơm nói riêng viết về mùa xn thì khơng nhiều.
Viết về mùa xuân trong thơ Thiền Lý - Trần trước hết phải kể đến cơng trình Khảo
sát nghệ thuật thơ Thiền Việt Nam từ thế kỉ X – XIV của Đồn Thị Thu Vân. Dưới góc độ
thi liệu, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ gắn kết, song hành giữa hai mùa xuân – thu: "cặp
hình ảnh xuân thu thường đi liền với nhau biểu tượng cho quy luật sinh trưởng và tàn lụi
của vạn vật"[60; 88]. Tác giả cũng nhấn mạnh, ở hai mùa này: "sinh vật đang phát triển
theo hai hướng trái ngược nhau, nhưng chưa phải là tột độ để dừng lại và sắp biến đổi về
chất "[60; 94].
Đến với bài Tản mạn Xuân - Thu và triết lý thơ Thiền thời Lý - Trần đăng trên tạp
chí Nghiên cứu tơn giáo, số 4. 2009, tác giả Hà Thúc Minh cũng chỉ ra mối quan hệ khăng
khít của cặp hình ảnh Xn – Thu. Trong thơ Thiền, các Thiền sư dựa vào sự cảm nhận về
bước đi của thời gian làm phương tiện để thể hiện triết lí đạo Phật. Tác giả cũng nhấn
mạnh: "thi sĩ Thiền Tông trước hết vẫn là con người "thế gian" nhưng lại là con người
"xuất thế gian" của "thế gian", cho nên càng cảm nhận được Xuân – Thu của Đất, Trời,
Xuân – Thu của con người, của nhân tình thế thái nhưng lại từ triết lý của "đạo" chứ không
phải của đời "[26; 7].

download by :



6

Mùa xuân là một phần trong mạch chảy tuần hoàn của tự nhiên, để làm sáng tỏ các
luận điểm nêu ở trên, các cơng trình nghiên cứu cịn dẫn các ý thơ, các thi phẩm viết về
thiên nhiên, mùa xuân. Trong Thi kệ và thủ pháp văn học, Nguyễn Phạm Hùng đã lấy tác
phẩm Cáo tật thị chúng để làm minh chứng cho việc "sử dụng rất thành công cho các thủ
pháp tượng trưng, ước lệ để trình bày một cách sinh động cái bất biến của bản thể trước sự
vạn biến của đời người và cảnh vật"[18; 31]. Hai bài thơ xuân nổi tiếng của Trần Nhân
Tông (Mộ xuân tức sự, Xuân vãn) đã thu hút sự khám phá của các nhà nghiên cứu Nguyễn
Kim Sơn – Trần Thị Mỹ Hòa với bài viết Mấy phương diện thẩm mỹ của thơ Nho gia và
Thiền gia (trong Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX – những vấn đề lý luận và lịch sử, NXB
Giáo dục, 2007). Khi bàn luận về mùa xuân, các tác giả đó đã khẳng định đây là "mùa xuân
vĩnh cửu", "không gian siêu thế, an tĩnh hằng nhiên", thể hiện "con người trong trạng thái
con người vơ ngơn, vơ sự"[66; 370].
Ngồi những cơng trình nghiên cứu về thơ Thiền nói chung, các tác giả cịn hướng
ngịi bút của mình để khám phá những tác phẩm cụ thể. Cáo tật thị chúng là một thi phẩm
đặc sắc viết về mùa xuân của Mãn Giác Thiền sư. Trong bài viết Mãn Giác và bài thơ
Thiền, tác giả Nguyễn Huệ Chi khẳng định: "Tác giả khéo léo hình tượng hóa thời gian và
đời người bằng hai đại lượng rất giàu thi hứng xn và hoa".
Trong cơng trình nghiên cứu Trần Nhân Tông với cảm hứng mùa xuân, Nguyễn
Công Lý đã nhận định về thơ xuân Trần Nhân Tơng có khi là "những ý xn, cảnh xn bất
chợt"; có khi là "những vần thơ trực tiếp tả cảnh mùa xuân, bộc lộ tình xuân"… Trên cơ sở
tìm hiểu, đánh giá về ba bài thơ Xuân hiểu, Xuân cảnh và Xuân vãn gắn với những chặng
đời quan trọng của vị tổ Thiền phái Trúc Lâm, tác giả đã kết luận: "Thơ là tiếng lịng, là
tiếng nói của thi nhân trước hiện thực… Cảm hứng mùa xuân trong thơ của nhà vua – thi
nhân – Thiền sư – vị phật Hồng Trần Nhân Tơng là thế"[25].
Thơ Nơm Đường luật là một thành tựu rực rỡ khẳng định bước phát triển nhảy vọt
của thơ ca dân tộc thời trung đại. Trong những bức tranh thiên nhiên mn màu nói chung
thì những bức tranh mùa xuân đã thu hút niềm đam mê, khám phá của nhiều nhà nghiên

cứu. Trong cuốn Nguyễn Trãi về tác giả, tác phẩm do Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới

download by :


7

thiệu, ở bài nghiên cứu Cảm quan mùa xuân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi ông cho rằng:
"Trong thơ Nguyễn Trãi mùa xuân được cảm nhận như là biểu tượng của vẻ đẹp tồn mỹ,
hồn chỉnh, phổ biến"[35; 535]. Cịn nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn trong bài Cảnh tình mùa
hè đã đưa ra những nhận xét về sự ưu ái của thi nhân dành cho mùa xuân: "Xưa thơ thích
thơ xn, mến thu chứ chẳng ai đối hồi đến hè"[35; 541]. Lời nhận xét cũng là lời khẳng
định vì sao thơ viết về mùa xuân chiếm một tỉ lệ lớn so với các mùa khác trong năm. Tác
giả Nguyễn Thiên Thụ trong bài viết Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi thì nhấn mạnh vị
trí vai trị của mùa xn trong thơ ca nói chung: "Thi nhân thường ca tụng mùa xuân vì mùa
xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Mùa xuân có nắng ấm, có hoa tươi và bướm khoe màu
sắc"[35; 675].
Còn trong cuốn Nguyễn Khuyến về tác giả, tác phẩm do Vũ Thanh tuyển chọn và
giới thiệu ở bài viết Những vần thơ xuân, tác giả Phạm Ngọc Lan đã nhấn mạnh cái hay, cái
đẹp trong thơ Xuân của Nguyễn Khuyến là: "thường hướng vào việc miêu tả xác thực
khung cảnh mùa xn ở nơng thơn với khơng khí của hội làng, hội xuân và những sinh hoạt
nông thôn cổ truyền… Nó khơng chỉ có ý nghĩa xã hội sâu sắc mà còn là những bức tranh
xuân vừa chân thực, sinh động, vừa mang đậm màu sắc và phong vị làng quê"[34; 202].
Luận văn Thạc sĩ khoa học của Bế Diệu Hồng với đề tài Biểu tượng mùa trong thơ
trung đại, Đại học sư phạm Hà Nội 2013, tác giả đã khẳng định: "Biểu tượng mùa là một
hình thức của thời gian nghệ thuật "[13; 16]. Khi luận giải về vai trò của biểu tượng mùa
trong thơ trung đại, Bế Diệu Hồng cũng khẳng định: "Bức tranh mùa xuân bao giờ cũng
đẹp bởi mùa xuân là mùa của sự bắt đầu, tươi mới và tràn đầy nhựa sống "[13; 16] thông
qua bức tranh thiên nhiên mà người đọc thấy được bức tranh tâm hồn con người. Tác giả đã
bước đầu chỉ ra mối quan hệ gắn kết giữa mùa xn và tâm trạng nhà thơ.

Các cơng trình nghiên cứu về thơ viết về mùa và về mùa xuân đều hết sức có giá
trị, nhưng đó mới là các bài viết tập trung vào một tác giả, một tác phẩm mà chưa có cơng
trình nào đi sâu nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân. Tuy nhiên, tất cả
những cơng trình nghiên cứu trên đều là những cơ sở quan trọng, những kiến thức quý báu
giúp chúng tơi rất nhiều trong q trình thực hiện đề tài này.

download by :


8

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu Mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật qua một số
sáng tác của các tác giả tiêu biểu từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX.
- Việc tìm hiểu những bức tranh mùa xuân còn giúp chúng ta mở ra thế giới tâm hồn
đầy phong phú, những tâm tư, tình cảm thầm kín được bộc lộ trong những sáng tác của các
thi nhân.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài Mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật hướng đến các mục tiêu sau:
- Thứ nhất: Đề tài bước đầu đi sâu vào tìm hiểu biểu tượng mùa - một trong những
đơn vị thời gian cơ bản của văn học trung đại.
- Thứ hai: Luận văn cố gắng làm rõ nội dung và nghệ thuật biểu hiện của mùa xuân
trong thơ Nôm Đường luật.
- Thứ ba: Qua việc nghiên cứu đề tài góp phần vào việc giảng dạy thơ Nơm Đường
luật nói riêng và văn học trung đại nói chung trong nhà trường, đồng thời là cơ hội tìm hiểu
sâu hơn về thể loại văn học dân tộc độc đáo này.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thực hiện đề tài: Mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật, chúng tôi chủ yếu tìm

hiểu về quan niệm về Mùa trong văn học trung đại; mối tương quan giữa mùa xuân với các
mùa khác trong văn học trung đại và đặc biệt đi sâu tìm hiểu nội dung và nghệ thuật thể
hiện mùa xn trong thơ Nơm Đường luật.
- Trong q trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên những tác phẩm
thơ Nôm Đường luật của các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, các nhà thơ thời Hồng Đức,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương để làm căn cứ.

download by :


9

4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích mà đề tài đặt ra trong luận văn này, chúng tôi kết hợp sử
dụng một số phương pháp thông dụng trong nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại nhằm để chỉ ra quy mô và số lượng của tư liệu,
xác định tần số xuất hiện của các yếu tố thống kê đi tới phân loại chúng theo yêu cầu của
luận văn.
- Phương pháp loại hình học giúp người đọc xác định loại hình tác phẩm đang
nghiên cứu thuộc dịng thơ vịnh cảnh mùa xn trong thơ Nơm Đường luật, qua đó khái
quát được đặc trưng cơ bản của mùa xuân trong thơ vịnh cảnh trung đại Việt Nam để thấy
được sự vận động và phát triển của đề tài thơ này.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh văn học nhằm tìm ra những nét tương đồng và
khác biệt về đề tài mùa xuân trong trong thơ Nôm của các tác giả, đồng thời thấy được sự
kế thừa và cách tân, sáng tạo ở nội dung cũng như phương diện nghệ thuật thơ của họ.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tơi sử
dụng phương pháp phân tích để rõ cái hay, cái đẹp của hình tượng thơ trong các bài tiêu
biểu mà các tác giả sáng tạo nhằm gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình. Đồng thời chúng tơi
cịn sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng kết vấn đề sau khi đã phân tích.
- Phương pháp văn học sử nhằm nghiên cứu mùa xuân trong tiến trình phát triển thơ

Nơm để từ đó đưa ra kết luận chính xác về đối tượng.
5. Phạm vi nghiên cứu:
5.1. Phạm vi nội dung:
- Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề nội dung và nghệ thuật của bộ phận thơ
Nôm Đường luật viết về mùa xuân trong các sáng tác của các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn
Trãi, các nhà thơ thời Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,
Trần Tế Xương.
- Tác giả Huyện Thanh Quan, theo khảo sát của chúng tơi, khơng có thơ xn.

download by :


10

5.2. Phạm vi tư liệu:
Khi triển khai đề tài này chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê các tập thơ, các
cơng trình tuyển thơ sau:
- Quốc âm thi tập trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, Mai Quốc Liên chủ biên,
Nxb văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc học, năm 2000.
- Hồng Đức quốc âm thi tập do nhóm tác giả Phan Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên
phiên âm – chú giải – giới thiệu, Nxb Văn học, năm 1982.
- Bạch Vân Quốc ngữ thi tập (1989), Bùi Văn Nguyên, Nxb giáo dục, Hà Nội.
- Hồ Xuân Hương - thơ chữ Hán, chữ Nôm và giai thoại, Nxb Văn hóa Thơng tin
năm 1995 của Bùi Hạnh Cẩn.
- Nguyễn Khuyến tác phẩm do Nguyễn Văn Huyền dịch, biên soạn và giới thiệu,
Nxb Khoa học Xã hội, năm 1984.
- Tú Xương toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội, 2010.
- Tổng tập văn học Nôm Việt Nam – Thơ Nôm Hàn luật tập 1, tập 3, Nxb Khoa học
xã hội, năm 2008 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Nghiên cứu Hán Nơm do
PGS. TS. Nguyễn Tá Nhí chủ biên, Lưu Đình Tăng, Hồng Thị Ngọ, Đỗ Thị Bích Tuyền,

Nguyễn Thị Lâm, Lã Minh Hằng, Trần Thị Giáng Hoa biên soạn làm đối tượng khảo sát
trong luận văn của mình.
- Các cuốn Tổng tập Văn học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội về các tác giả có liên quan.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tơi
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và các vấn đề khác liên quan đến đề tài
Chương 2: Nội dung thể hiện mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật
Chương 3: Nghệ thuật phản ánh mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật

download by :


11

7. Đóng góp của luận văn
Dựa trên cơ sở vận dụng những thành quả của của lớp người đi trước cùng với
những suy nghĩ, tìm tịi của bản thân, với vấn đề được triển khai nghiên cứu trong luận văn
này, chúng tôi hi vọng sẽ bổ sung thêm những phát hiện, những ý kiến có giá trị về mảng đề
tài viết về mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật. Luận văn đã chỉ ra quan niệm về Mùa
cũng như mối tương quan giữa mùa xuân và các mùa khác trong thơ ca trung đại.
Bước đầu luận văn đã làm rõ nét đặc sắc trong nội dung cũng như nghệ thuật miêu tả
mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật của các tác giả tiêu biểu. Chính những nét đặc sắc ấy
đã góp phần tạo nên một nền văn học trung đại đa dạng, độc đáo đồng thời cũng góp phần
đắc lực trong thực tế giảng dạy những bài thơ Nôm Đường luật trong nhà trường.

download by :


12


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thời gian nghệ thuật và quan niệm về Mùa trong thơ trung đại
1.1.1. Mùa – tín hiệu chỉ thời gian trong quan niệm của con người và trong thơ trung đại
1.1.1.1. Mùa – thời gian vũ trụ tĩnh tại, tuần hoàn
Trong vũ trụ, vạn vật tồn tại, vận động, phát triển đều gắn liền với một thời gian nhất
định. Thời gian được xem là hình thức tồn tại của vật chất. Mùa cũng là một trong những
đơn vị thời gian cơ bản nên có sự tương đồng với thời gian nghệ thuật trong thơ ca trung
đại. Thời gian nghệ thuật khơng chỉ mang tính khách quan mà cịn mang tính chủ quan.
Giáo sư Trần Đình Sử đã nhấn mạnh: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể chiêm
nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ
nhanh hay chậm, với các chiều dài thời gian quá khứ, hiện tại hay tương lai... Nó có thể
kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai. Nó có
thể dừng lại"[41; 77]. Điều đó có nghĩa là thời gian nghệ thuật không đơn thuần là thời gian
vật lí ln chuyển tuần tự mà cịn là thời gian tâm lí mang dấu ấn tâm trạng, cảm xúc của
con người.
Trong văn học nói chung và văn học trung đại nói riêng, cảm nhận về thời gian càng
có ý nghĩa quan trọng. Nó thể hiện nhận thức của con người về thế giới, về sự tồn tại của
bản thân trong mối quan hệ với thế giới xung quanh. Do chịu ảnh hưởng về quan niệm thời
gian trong thơ Đường và các hệ tư tưởng đặc biệt là Phật giáo nên đặc điểm nổi bật nhất
trong cách cảm nhận về thời gian trong thơ ca trung đại là thời gian mang tính tĩnh tại, tuần
hồn. Thời gian bốn mùa xn, hạ, thu, đông được các tác giả miêu tả sinh động trong các
tác phẩm thơ ca giống như một vòng tròn với điểm bắt đầu là mùa xuân và kết thúc là mùa
đơng theo đúng chu trình: “xn sinh, hạ trưởng, thu liễm, đơng tàng”. Hết một vịng quay
lại trở về với vị trí xuất phát ban đầu và cứ như vậy trở đi, trở lại không bao giờ thay đổi.
Qua các chặng biển đổi thành, thịnh, suy, hủy của vạn vật mà con người cảm nhận được rõ
hơn về quy luật sinh, lão, bệnh, tử của đời người. Vòng tròn tĩnh tại ấy vừa đem lại cho con

download by :



13

người chiêm nghiệm về lẽ tất yếu của cuộc sống nhưng đồng thời cũng đem lại cảm giác bi
quan, chán nản. Dịng thời gian của vũ trụ cứ chảy trơi bất tận trước sự ngắn ngủi, mong
manh của đời người là nỗi ám ảnh thường trực trong quan niệm của người trung đại.
Quan niệm về thời gian tĩnh tại, tuần hoàn trước hết được thể hiện trong thơ Thiền.
Thơ Thiền là thơ của các nhà sư, các cư sĩ làm để thể hiện sự ngộ đạo của mình trước lẽ hư
vô của cuộc đời, để thể hiện cái tâm trong sáng. Trong bài thơ Cáo tật thị chúng, thiền sư
Mãn Giác đã cảm nhận được sự luân chuyển nhịp nhàng của thời gian bốn mùa trong năm
qua các hình ảnh: xuân qua, xuân tới, hoa rụng, hoa cười được đặt trong sự đối lập tương
phản với tuổi già của con người:
Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân tới trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu, già tới rồi.
Bên cạnh một thời gian luôn vận động, chảy trôi không ngừng đẩy con người tới bờ
vực thẳm của tuổi già, bệnh tật thì nhà sư cịn cảm nhận có một thời gian tĩnh tại, bất biến,
khơng sinh, khơng diệt. Đó là kết quả của sự ngộ đạo, khi ấy con người sẽ mang một sức
mạnh diệu kì vượt lên những buồn đau, tuyệt vọng của sinh, lão, bệnh, tử mà tràn đầy tinh
thần lạc quan như cành mai kia vẫn tươi xanh khoe sắc bất chấp xuân tàn:
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai
Thời gian trong thơ Thiền là loại thời gian bất biến, thường trụ bởi khơng sinh mà
cũng khơng diệt. Đó là loại thời gian dường như bị đóng băng trong hiện tại mà khơng có
q khứ, khơng có tương lai. Ở đấy các nhà thơ say sưa, chìm đắm trong vẻ đẹp thanh tịnh
của thiên nhiên, của mây ngàn hạc nội, của những thú vui điền viên nên khơng cịn có ý
niệm về thời gian. Chỉ khi nhìn thấy tín hiệu cúc khoe sắc vàng mới biết thu sang, thấy hoa
nở mới biết xuân về:


download by :


14

Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật
Cúc hoa khai xứ tức trùng dương.
(Năm cuối trong rừng khơng có lịch,
Kìa hoa cúc nở ấy trùng dương).
(Hoa cúc – Huyền Quang Thiền sư).
Thấy nguyệt trịn thì kể tháng
Nhìn hoa nở mới hay xuân
(Tự thán, bài 32 – QÂTT)
Không chỉ trong thơ Thiền mà trong thơ của các nhà Nho, thời gian bốn mùa cũng
được cảm nhận là thời gian tĩnh tại, tuần hồn. Trong tập thơ cung đình HĐQÂTT, các nhà
thơ thời Hồng Đức đã tinh tế lắng nghe được nhịp bước của thời gian trong những khoảnh
khắc: bốn mùa, 12 tháng trong năm, năm canh trong đêm... Tất cả các khoảnh khắc thời
gian ấy đều trở thành những đối tượng tĩnh, khơng hề có sự vận động. Điều đó được thể
hiện rõ qua bài thơ Vịnh mùa hè:
Nghi ngút tàn mây tán lửa che,
Rùng người thay bấy gọi là hè.
Hồng bay lựu, màn vây liễu,
Hương nức sen, bóng rợp hịe.
Tường nọ nhặt khoan vang tiếng cuốc,
Cành kia dắng dỏi gẩy cầm ve.
(Vịnh mùa hè – HĐQÂTT)
Thời gian bốn mùa tuần hoàn, tĩnh tại được thể hiện qua các biểu tượng mùa tiêu biểu,
đặc biệt là các cặp từ sóng đơi: xn – thu; đông – hè. Các biểu tượng mùa ở đây xuất hiện
như một quy luật muôn đời và không bao giờ thay đổi. Điều đó thể hiện sự bất biến, vĩnh


download by :


15

hằng của vũ trụ. Chính vì thế, mỗi mùa thiên nhiên có một nét đặc trưng riêng, mang một
vẻ đẹp riêng, mn đời biến thiên:
Mưa thu tưới ba đường cúc,
Gió xn đưa một lảnh lan.
(Ngơn chí, bài 16 - QÂTT)
Thiên nhiên, vũ trụ muôn đời vẫn thế, luôn âm thầm vận hành theo bốn mùa xuân, hạ,
thu, đông. Nhà thơ đến với thiên nhiên, nương nhờ vào thiên nhiên như đứa con thơ sà vào
lòng mẹ hiền, tùy từng mùa mà họ tìm ra niềm vui cho riêng mình:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
(Thơ Nôm, bài 73 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Hai câu thơ mở ra trước mắt chúng ta cảnh sinh hoạt giản dị mà khơng kém phần
thích thú của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi thôn dã với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông
nhịp nhàng luân chuyển. Chuyện tắm, chuyện ăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày tuy
đơn sơ nhưng thích thú ở chỗ mùa nào thức ấy, tất cả đều có sẵn trong tự nhiên, chẳng phải
nhọc cơng tìm kiếm. Đời sống sinh hoạt nhịp nhàng ấy cho ta cảm nhận rõ về niềm hạnh
phúc, sự thanh thản của cụ Trạng Trình khi từ quan về ở ẩn, xa lánh chốn quan trường ra
luồn vào cúi, đang được sống tự do, tự tại, hòa hợp với thiên nhiên thuần khiết.
Còn trong bài Tự tình II, quan niệm về vịng tuần hoàn tĩnh tại của thời gian được Hồ
Xuân Hương cảm nhận rõ qua bước chân của mùa xuân đi rồi lại đến:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Sự đi - đến của mùa xuân nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người bởi đây là quy
luật tuần hoàn của vũ trụ. Và trong vẻ đẹp bất diệt của mùa xuân ấy, con người mang bao

nhiêu những nỗi niềm, thổn thức riêng tư.

download by :


16

Hay trong Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Cơn và dịch giả Đồn Thị Điểm, ta
thấy tính liên tục tuần hoàn của thời gian được hiện lên qua những hình ảnh biểu trưng:
Thuở lâm hồnh oanh chưa bén liễu (xuân)
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca (chuyển xuân sang hè)
Nay quyên đã giục oanh già (hè)
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo (thu)
Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió (đơng)
Hỏi ngày về chỉ độ đào bơng (xn)
Nay đào đã quyến gió đơng (hết xn chuyển sang hè)
Phù dung lại rã bên sơng ba xịa (thu)
Nét đặc sắc trong cách thể hiện bước luân chuyển thời gian bốn mùa của tác giả Đặng
Trần Cơn, dịch giả Đồn Thị Điểm là thơng qua những hình ảnh của những sinh thể trong
đời sống tự nhiên: chim oanh, chim đỗ quyên, chim én, hoa mai, hoa đào, hoa phù dung.
Nó là những biểu tượng mn đời về mùa mang tính ước lệ, tượng trưng trong thơ ca trung
đại. Chính vì thế, cả đoạn thơ khơng có một từ nào nói về thời gian nhưng người đọc vẫn
cảm nhận được sự tuần hồn trơi chảy bất tận của thời gian. Thời gian vũ trụ cứ tuần hồn,
vơ hạn, vĩnh hằng đối lập tương phản với sự ngắn ngủi, phù du của kiếp người. Đây là cảm
thức chủ đạo chi phối các tác phẩm thơ ca trung đại. Trong cái nhìn đối sánh với độ dài vô
tận của thời gian và sự chờ đợi của người chinh phụ chúng ta sẽ thấy nổi bật lên hình ảnh
của một con người mịn mỏi, ngóng trông người chinh phu trở về trong nỗi cô đơn, thời
gian cứ trơi đi mà bóng người chinh phu vẫn mịt mù tăm cá.
Như vậy, trong quan niệm của con người nói chung và thơ ca trung đại nói riêng,
mùa chính là quy luật tuần hồn, tĩnh tại của tự nhiên. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của đất

trời cứ nhịp nhàng luân chuyển tạo nên sự trôi chảy bất tận của thời gian. Nó hồn hồn đối
lập với sự ngắn ngủi, hữu hạn của đời người. Chính vì thế mùa đi vào trong thơ ca trung đại
mang bao nhiêu nỗi ám ảnh, day dứt.

download by :


17

1.1.1.2. Mùa - sự hòa hợp tương quan giữa thiên, địa, nhân
Thiên – địa – nhân hợp nhất là một trong những tư tưởng tiêu biểu của triết học vùng
văn hóa Đơng Á. Tư tưởng này đã chỉ ra giữa con người và tự nhiên là một thể thống nhất,
sự sinh tồn và sự phát triển chất lượng cuộc sống loài người chủ yếu dựa vào sự sinh tồn
phát triển của vạn vật trong tự nhiên. Mối quan hệ hòa hợp giữa thiên - địa - nhân được thể
hiện rõ qua câu nói của Trang Tử: Thiên địa dữ ngã tịnh sinh, vạn vật dữ ngã vi nhất (Trời
đất cùng sinh ra với ta, vạn vật với ta là một) và câu nói của Mạnh Tử: Vạn vật giai bị ư
ngã (Vạn vật đều có đầy đủ trong ta). Trong triết học cổ đại, người ta thường gọi mối quan
hệ giữa con người và tự nhiên là mối quan hệ giữa tiểu vũ trụ với đại vũ trụ vô thủy, vô
chung. Thời gian của đời người chẳng qua là một khoảnh khắc trong dòng chảy luân hồi
của vũ trụ. Tư tưởng triết học trên có ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm sáng tác trong thơ ca
trung đại và đặc biệt là những bài thơ chứa biểu tượng mùa. Ở góc độ tự nhiên, góc độ sinh
thái, con người là sản phẩm của tự nhiên, hòa điệu với tự nhiên, chịu sự tác động của tự
nhiên. Nếu nước là môi trường sống của các lồi thủy tộc thì thiên nhiên chính là mơi
trường sống của con người, mơi trường tự nhiên thay đổi thì tất ảnh hưởng đến cuộc sống
của loài người: “Cái trong và nhẹ dâng lên cao tạo thành trời, cái đục và nặng lắng xuống
tạo thành đất, chúng va chạm vào nhau và tạo thành con người... Tạo thành bộ ba nổi tiếng
– Tam tài: Thiên, Địa, Nhân" [69 ;55]. Chính vì vậy trong thơ ca nghệ thuật, các nhà thơ
thường miêu tả thế giới tự nhiên sâu xa là để hướng đến thế giới con người.
Trong thơ ca trung đại, sự hòa hợp tương quan giữa thiên, địa, nhân trước hết được
thể hiện ở quan niệm mùa hay được đồng nhất với năm tháng, tuổi tác, cuộc đời gắn liền

với những thay đổi của vạn vật và con người. Quan niệm ấy được thể hiện rõ trong thơ của
Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Lần lữa ngày qua, tháng qua,
Một phen xuân tới, một phen già.
(Thơ Nôm, bài 1 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

download by :


18

Mỗi năm, mỗi mùa xuân đến con người lại thêm một tuổi, cái tuổi nó đuổi xuân đi.
Trong sự tươi non tràn đầy sức sống của mùa xuân đất trời là tuổi già sức yếu của cuộc đời
con người. Chính cái vòng tròn bất tử ấy của mùa xuân đã khiến cho bà Hồ Xuân Hương
chán ngán, đau buồn:
Ngán nỗi xn đi xn lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
(Tự tình II – Hồ Xn Hương)
Mùa cịn được nói tới gắn liền tuổi trẻ, với hạnh phúc trần thế nhưng đồng thời lại
thể hiện sự nuối tiếc, khao khát hạnh phúc trường tồn của con người. Tâm trạng đầy mâu
thuẫn ấy là xuất phát từ sự hữu hạn, phù du của kiếp người như nhà sư Vạn Hạnh từng nói:
“Thân như bóng chớp có rồi khơng". Nhà Phật thì nhấn mạnh quan niệm “sống gửi thác về"
khiến con người ngay cả trong những tháng ngày tuổi trẻ, trong những phút giây hạnh phúc
cũng không tránh khỏi cảm giác buồn, hụt hẫng, tiếc nuối vì hạnh phúc sắp tuột khổi tầm
tay. Trong nhiều bài thơ của Nguyễn Trãi tâm trạng ấy được thể hiện rõ nét. Mùa xuân đến
càng đẹp bao nhiêu thì nhà thơ càng tiếc nuối bấy nhiêu khi xuân đi:
Xuân xanh chưa dễ hai phen lại
Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên
(Tiếc cảnh, bài 3 - QÂTT)
Mùa xuân của đất trời được liên tưởng giống như giai đoạn tuổi trẻ của đời người –

giai đoạn gợi một cuộc sống tươi vui, sôi động, đáng sống nhất trong cuộc đời mỗi con
người. Nhưng nó lại là giai đoạn một đi không trở lại nên tác giả đã “Tiếc xuân cầm đuốc
mảng chơi đêm"(Tiếc cảnh, bài 7 - QÂTT) để tận dụng triệt để cái quỹ thời gian ngắn ngủi
của tuổi trẻ đó. Hành động của Nguyễn Trãi là sự tự thức tỉnh cái hữu hạn của đời người
trước sự dài dặc, mênh mang của vũ trụ. Tâm trạng đó sau này được nhà thơ Xuân Diệu
tiếp nối thể hiện một cách táo bạo, mãnh liệt hơn trong bài thơ Vội vàng.
Hay tác giả Cao Bá Quát trong một lần say rượu qua đầm sen đã hỏi sen một câu:

download by :


×