Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế trong công tác đánh giá và phân loại nợ tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.67 KB, 79 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG 7
1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng 7
1.2. Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng nội bộ các doanh nghiệp
trong ngân hàng thương mại 8
1.2.1. Theo yêu cầu đảm bảo an toàn của các cơ quan giám sát hoạt động
Ngân hàng 8
1.2.2. Yêu cầu tăng cường quản lý tín dụng tập trung thống nhất trong
nội bộ Ngân hàng 10
1.3. Nội dung của công tác xếp hạng tín dụng trong NHTM 10
1.3.1. Phương pháp được sử dụng để xếp hạng tín dụng 10
1.3.1.1. Phương pháp chuyên gia 10
1.3.1.2. Phương pháp cho điêm theo tiêu chuẩn 11
1.3.1.3. Phương pháp so sánh 12
1.3.1.4. Phương pháp kết hợp 12
1.3.2. Quy tình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế tại
NHTM 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG
NỘI BỘ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ NỘI 15
2.1. Khái quát về ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Nội 15
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh 15
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà
Nội 17
1
2.1.3. Các dịch vụ của Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Nội
18
2.1.4. Thực trạng và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu
tư và phát triển chi nhánh Hà Nội 19


2.1.4.1. Tình hình huy động vốn trong 3 năm gần đây (2007-2009) 19
2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn trong 3 năm gần đây (2007-2009) 21
2.4.1.3. Các hoạt động khác 23
2.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ các doanh nghiệp tại BIDV Việt
Nam 26
2.2.1. Vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 26
2.2.2. Căn cứ xây dựng – xếp hạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. 28
2.2.2.1. Căn cứ xây dựng 28
2.2.2.2. Căn cứ xếp hạng 29
2.2.3. Nguyên tắc chấm điểm 30
2.2.4. Quy trình xếp hạng 32
2.2.5. Tổ chức thực hiện xếp hạng tín dụng các tổ chức kinh tế tại BIDV
42
2.2.5.1. Tổ chức thực hiện 42
2.2.5.2. Tần suất 43
2.3. Thực trạng việc áp dụng xếp hạng tín dụng nội bộ các doanh
nghiệp tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi nhánh Hà Nội 44
2.3.1. Kết quả xếp hạng tín dụng các tổ chức kinh tế tại BIDV Hà Nội.44
2.3.2. Ví dụ 46
2.3.2.1. Kết quả xếp hạng của công ty cổ phần vật tư thiết bị Kim
Dương 46
2.3.2.1. Kết quả xếp hạng của Công ty xây dựng Công trình giao
thông 829 50
2
2.4. Đánh giá công tác áp dụng xếp hạng tín dụng nội bộ các doanh
nghiệp tại BIDV Hà Nội 54
2.4.1 Những thành công đạt được 54
2.4.1.1. Trong công tác đánh giá và phân loại nợ 54
2.4.1.2. Hỗ trợ quá trình ra quyết định vay vốn 57
2.4.1.3. Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả 58

2.4.2. Hạn chế 61
2.4.2.1. Nguồn thông tin được sử dụng để xếp hạng 61
2.4.2.2. Quy trình xếp hạng 62
2.4.2.3. Trình độ của cán bộ tín dụng 63
2.4.3. Nguyên nhân 64
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan 64
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan 66
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ NỘI 67
3.1. Định hướng phát triển 67
3.1.1. Định hướng chung: 67
3.1.2. Định hướng phát triển của BIDV Hà Nội đến năm 2015 68
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV
Hà Nội 69
3.2.1. Cải thiện chất lượng và tăng tính phong phú của nguồn thông tin
sử dụng để xếp hạng tín dụng 69
3.2.2. Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng 70
3.2.3. Nâng cao trình độ của cán bộ xếp hạng tín dụng 72
3.2.4. Giảm thiểu tính chủ quan trong hệ thống chỉ tiêu sử dụng để xếp
hạng 72
3
3.3. Kiến nghị 73
3.3.1.Kiến nghị với BIDV Việt Nam 73
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 76
3.3.3. Kiến nghị với các đơn vị liên quan 77
KẾT LUẬN 79
4
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong lĩnh vực mà Việt Nam sớm mở cửa khi gia nhập WTO là lĩnh

vực tài chính ngân hàng. Do nhiều rào cản bị bãi bỏ nên hoạt động ngân hàng
chắc chắn sẽ trở nên sôi động và cạnh tranh khốc liệt hơn. Để tham gia vào
cuộc cạnh tranh đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương
mại trong nước ngay từ bây giờ phải tự đổi mới mình, xây dựng hệ thống
quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Hoạt động tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất trong những hoạt
động của ngân hàng thương mại. Vì vậy để hoàn thiện các công cụ quản lý rủi
ro tín dụng một cách khoa học và hiệu quả mà các ngân hàng thương mại hiện
nay đang triển khai áp dụng. Mặc dù mang những tên gọi khác nhaum tùy
thuộc vào mỗi ngân hàng, có ngân hàng gọi là “hệ thống xếp hạng tín dụng
nội bộ”, “hệ thống chấm điểm tín dụng “ nhưng bản chất đều nhằm đánh giá
mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng có quan hệ
dựa trên hệ thống xếp hạng.
Từ những lý do đó, em chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả việc áp dụng
hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế trong công
tác đánh giá và phân loại nợ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi
nhánh Hà Nội”.
Trong bài chuyên đề của mình, em xin đi sâu tìm hiểu đối tượng khách
hàng là các doanh nghiệp. Kết cấu bài chuyên để ngoài phần mở đầu và két
luận, mục lục gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng
Chương II: Thực trạng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối
với các tổ chức kinh tế tại BIDV Hà Nội
5
Chương III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xếp
hạng tín dụng tại BIDV Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn của thầy giáo TS. Lê Việt Thủy cũng như phòng Quan hệ khách
hàng 2 – BIDV Hà Nội đã giúp em hoàn thành chuyên đề này!
6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG
1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng
Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá
hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ
thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng
hạn.
Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất
lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những
phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C.
Định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura: Xếp hạng tín nhiệm là đánh giá
hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán
nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó
Như vậy, có thể định nghĩa, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về
rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ
(gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính
một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.
Trong thực tế, xếp hạng tín nhiệm mới chỉ đánh giá khả năng trả nợ của chủ
thể trong quá khứ và hiện tại. Nên các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn thường
cung cấp thêm những tín hiệu bổ sung thể hiện những sự kiện xảy ra trong
khoảng thời gian gần (3 tháng) mà có thể tác động đến hạng mức tín nhiệm
hay dựa trên cơ sở đánh giá triển vọng hạng mức tín nhiệm của doanh nghiệp
trong tương lai với thời hạn trung bình (6 - 24 tháng). Các tổ chức xếp hạng
tín nhiệm cũng dự báo hạng mức tín nhiệm, bằng cách dự phóng báo báo cáo
tài chính tương lai rồi xếp hạng lại hoặc xây dựng mô hình toán học để dự báo
hạng mức tín nhiệm doanh nghiệp.
7
1.2. Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng nội bộ các doanh nghiệp
trong ngân hàng thương mại.
1.2.1. Theo yêu cầu đảm bảo an toàn của các cơ quan giám sát hoạt động
Ngân hàng.

Ngân hàng là một trung gian tài chính lớn nhất và quan trọng nhất của
nền kinh tế, do vậy, hoạt động của Ngân hàng luôn bị theo dõi giám sát, quản
lý về các mặt rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng bởi các cơ quan giám sát. Một
trong những công cụ quản lý rủi ro mà các cơ quan giám sát hoạt động NH
theo tiêu chuẩn quản lý tốt nhất theo kiến nghị của Besel 2 đều hướng tới đó
là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (IRS – Internal Rating System).
Hiệp định Basel II yêu cầu các NH hoạt động ở phạm vi quốc tế phải sử
dụng các biện pháp nhạy cảm với lãi suất hơn để tính toàn mức vốn tối thiểu
yêu cầu cho rủi ro tín dụng. Hiệp định cũng cho phép một NH được tính toán
yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng căn cứ vào một trong hai cách sau:
- Phương pháp cơ bản là sử dụng mức tín nhiệm của các tổ chức xếp
hạng để định mức rủi ro cho các khoản vay.
- Phương pháp tiếp cận sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho
phép tổ chức tín dụng tự ước lượng các nhân tố rủi ro tín dụng nhằm tính toán
yêu cầu tối thiểu về vốn rủi ro tín dụng.
Phương pháp tiếp cận theo hướng sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng
nội bộ được xây dựng trên cơ sở 4 tham số chính:
- PD: Xác suất vỡ nợ của một người vay trong khoảng thời gian một
năm.
- LGD: Tỷ lệ tổn thất vỡ nợ được tính bằng tỷ lệ phần trăm của khoản
vay bị rủi ro khi xảy ra vỡ nợ.
- EAD: Giá trị rủi ro vỡ nợ.
8
- M: Thời gian đáo hạn.
Trong thời gian đáo hạn, khoản lỗ (EL) được dự tính như sau:
- Giá trị lỗ dự tính: EL = PD x LGD x EDA.
- Tỷ lệ lỗ dự tính: %EL = PD x LGD.
Với Basel II, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trở thành
một trong những công cụ xác định và quản trị rủi ro. Hiện nay, Ngân hàng
Trung Ương đều có những chính sách yêu cầu và khuyến khích các tổ chức

tín dụng trong hệ thống của mình xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ. Cũng theo xu thế hội nhập, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã đưa
ra những văn bản nhằm khuyến khích các NHTM xây dựng cho mình hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Năm 2005, Thống đốc NHNN ban hành
Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN cho phép các tổ chức tín dụng trong thời
gian chưa xây dựng được hệ thống xếp hạng, phân loại nợ thì có thể xếp hạng
khách hàng theo thời gian quá hạn của khoản nợ tức là áp dụng theo điều 6
của quyết định trên, và NH nào đã xây dựng cho mình hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ phân loại và xếp hạng theo kết quả của hệ thống đó, tức là theo
Điều 7 quyết định 493. NHNN cũng ra quy định là sau tối đa 3 năm, tức đến
năm 2008, tất cả các tổ chức tín dụng đều phải hoàn tất công việc xây dựng và
đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng, phân loại nợ khách hàng làm công cụ
quản lý tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, tính đến thời điểm
này, mới chỉ có một số NHTM hoàn thành việc xây dựng cho mình hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ như: BIDV, NH ngoại thương Việt Nam, NH công
thương Việt Nam, NH TMCP Quân đội… Các mốc thời gian NHNN quy định
các NHTM phải trình đề án xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bị lùi
lại và đến nay rất nhiều các NHTM đặc biệt là các NHTM CP chưa có hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho riêng mình.
9
1.2.2. Yêu cầu tăng cường quản lý tín dụng tập trung thống nhất trong
nội bộ Ngân hàng.
Lượng hóa rủi ro tín dụng mà cụ thể là ước lượng xác suất vỡ nợ đối với
mỗi khách hàng vay và tỷ lệ tổn thất khi xảy ra rủi ro đối với danh mục tín
dụng là một yêu cầu bắt buộc về quản lý giám sát an toàn NH của các cơ quan
giám sát cũng như về tăng cường quản trị điều hành trong NH. Hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ là một công cụ quản lý tín dụng cho phép các tổ chức tín
dụng đưa ra các mức ước lượng về xác suất vỡ nợ khách hàng và tỷ lệ tổn thất
vỡ nợ làm cơ sở cho việc định giá tín dụng và thực hiện việc trích lập dự
phòng rủi ro.

Mặt khác, tại các NH đang diễn ra việc tái cơ cấu NH theo hướng tập
trung hóa quản lý rủi ro với việc tăng cường năng lực quản lý rủi ro tại Hội sở
chính. Điều đó chỉ có thể áp dụng được trên cơ sở chính sách khách hàng
thống nhất từ cấp quản lý đến bộ phận kinh doanh. Một chính sách khách
hàng phù hợp chỉ có thể được xây dựng khi NH biết được khách hàng mang
lại lợi ích gì cho NH và các rủi ro đi kèm trong quan hệ tín dụng. Vì vậy, xếp
hạng tín dụng nội bộ là một công cụ quản lý rủi ro mà các NH cần phải xây
dựng khi thực hiện việc tập trung hóa quản lý.
1.3. Nội dung của công tác xếp hạng tín dụng trong NHTM
1.3.1. Phương pháp được sử dụng để xếp hạng tín dụng
1.3.1.1. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này thu thập ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài
doanh nghiệp theo những mẫu câu hỏi được soạn thảo trong phiếu điều tra.
Các bước thực hiện phương pháp này như sau:
- Bước 1: lập các nhóm nhà phân tích và nhóm chuyên gia đánh giá.
Nhóm các nhà phân tích là nhứng người am hiểu về lĩnh vực ần đánh giá và
10
thành thạo kỹ năng phân tích, tổng hợp để soạn thảo các câu hỏi để hính thành
phiếu điều tra. Nhóm các chuyên gia đánh giá là những người có kiến thức
chuyên môn về xếp hạng tín dụng, có trách nhiệm đưa ra ý kiến xếp hạng,
cung cấp những thông tin dự báo thay đổi xếp hạng trong tương lai.
- Bước 2: Xây dựng bảng hỏi
Yêu cầu của bảng hỏi là nội dung của câu hỏi phải gắn liền với nội dung
cần đánh giá và hình thức của chúng có thể là câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở,
tùy theo yêu cầu đánh giá. Bên cạnh đó, cũng có thể đề nghị các chuyên gia
xác định tầm quan trọng của các yếu tố cần đánh giá bằng mức điểm trọng số.
- Bước 3: Phát phiếu điều tra cho chuyên gia trả lời.
- Bước 4: Tập hợp các ý kiến trả lời, phân tích và hình thành bằng tổng
hợp kết quả đánh giá
- Bước 5: Tổng hợp các ý kiến đánh giá lần 2 của các chuyên gia.

- Phương pháp này có ưu điểm là tận dụng được kinh nghiệm và kiến
thức của các chuyên gia. Kết quả có độ tin cậy cao, tránh được nhứng ảnh
hưởng của những người có ưu thế trong số người được hỏi ý kiến. Tuy nhiên,
chi phí thực hiện có thể rất cao do số lượng người tham gia đông và số lần thu
thập ý kiến nhiều. Thêm vào đó, thời gian thực hiện kéo dài gây khó khăn cho
việc tổng hợp, phân tích. Và khi sử dụng phương pháp này thì cũng không thể
loại bỏ tính chủ quan trong kết quả đánh giá.
1.3.1.2. Phương pháp cho điêm theo tiêu chuẩn.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định nội dung và tiêu thức cần đánh giá và xác định điểm
chuẩn cho từng tiêu thức.
11
- Bước 2: Tiến hành đánh giá: phân tích dữ liệu, thông tin về DN trên
cơ sở thang điểm đã xác định. Sau đó tổng hợp số điểm của các tiêu thức và
tiến hành xếp hạng DN
Phương pháp này cho điểm theo tiêu chuẩn đơn giản, dễ áp dụng, việc
đánh giá dựa trên cơ sở định lượng, thời gian tiến hành ngắn, chi phí thấp.
Nhưng kết quả lại mang tính chủ quan cao.
1.3.1.3. Phương pháp so sánh.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: thu thập thông tin
- Bước 2: tiến hành so sánh
Phương pháp này khá đơn giản bởi có thể lấy tiêu thức của một DN khác
hay của ngành làm cơ sở cho sự đánh giá. Thời gian tiến hành ngắn nên chi
phí thấp. Tuy nhiên, việc so sánh sẽ gặp khó khăn trong trường hợp điều kiện
và đặc điểm của DN khác nhau, không xác định tiêu chuẩn để so sánh.
1.3.1.4. Phương pháp kết hợp.
Để tận dụng những ưu điểm, hạn chế nhược điểm của từng phương pháp
thì có thể sử dụng phương pháp kết hợp. Tức là với mỗi nội dung cần đánh
giá, có thể áo dụng từng phương pháp cho phù hợp.

1.3.2. Quy tình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế tại
NHTM
Bước 1: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích:
Việc xếp hạng tín dụng các DN phải dựa trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu
liên quan nhằm mục đích đánh giá chính xác khả năng và thiện chí trả nợ của
khách hàng. Do vậy, bước đầu tiên trong quy trình là phải xây dựng hệ thống
các chỉ tiêu phân tích một cách khoa học. Số lượng các chỉ tiêu phải phù hợp
12
và phản ánh chính xác tình hình thực tế của DN cần đánh giá, phải gồm cả chỉ
tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính.
Bước 2: Thu thập thông tin về doanh nghiệp vay vốn:
Thông tin thu thập về Dn bao gồm: các thông tin từ báo cáo tài chính và
các nguồn thông tin khác.
Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng để phân tích rủi ro tín
dụng và xếp hạng tín dụng các DN đi vay, là báo cáo tổng hợp nhất về tình
hình tài sản, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của DN. Bóa cáo
tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của
DN. Báo cáo tài chính gồm các loại: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, thông tin trên báo cáo tài chính không phải lúc nào cũng đáng
tin cậy, vì thế để có thể đưa ra các dự báo chính xác thì phương pháp phân
tích phải kết nối các dữ liệu trong quá khứ với hiện tại để đưa ra các dự báo
hợp lý trong tương lai.
Các số liệu tài chính của DN trong bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh
tình hình tài sản và nguồn vốn của Dn tại một thời điểm. Vì thế, các số liệu có
thể tốt cho một thời điểm nhất định mà không tốt trong cả kỳ kinh doanh, nhất
là đối với những DN hoạt động mang tính chất thời vụ. Hơn nữa, không phải
báo cáo tài chính nào cũng được kiểm toán, do đó độ tin cậy cũng khác nhau.
Khi phân tích, cần cẩn thận với một thái độ nghi ngờ cần thiết.
Việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau trong việc xác định giá

trị hàng tồn kho, cách tính khấu hao… có thể dẫn tới sự khác biệt về các chỉ
tiêu hàng tồn kho, lợi nhuận. Vì vậy, khi so sánh giá trị hàng tồn kho, hoặc
mức lợi nhuận giữa các DN cần phải xem xét phương pháp kế toán đối với
các chỉ tiêu này như thế nào.
13
Bên cạnh các thông tin từ báo cáo tài chính, thông tin có thể được thu
thập từ những nguồn khác như: từ khảo sát thực tế, từ cơ quan kiểm toán, từ
cơ quan quản lý… Số lượng thông tin cần thu thập phụ thuộc vào mục tiêu và
kinh nghiệm của người phân tích. Sự chính xác và đầy đủ các thông tin là yếu
tố quyết định đến kết quả phân tích. Thông tin có thể được thu thập từ các dối
thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, khách hàng, các đại lý
tiêu thụ … của DN. Thông tin thu thập qua hình thức này đòi hỏi nhà phân
tích phải biết thu nhận một cách có chon lọc, xác định độ chính xác của thông
tin bằng các phương pháp khác nhau, đảm bảo tính khách quan trong đánh giá
và xếp hạng DN.
Bước 3: Phân tích và tính điểm hệ thống chỉ tiêu:
Trong phân tích và xếp hạng DN, phương pháp chủ yếu được thực hiện
là phương pháp so sánh các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa và
có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau dưới hình thức:
- So sánh các chỉ tiêu thực tế giữa kỳ này với kỳ trước để thấy được sự
tiến bộ hay thụt lùi của chính DN vay vốn.
- So sánh các số liệu thực tế theo một chuỗi thời gian để tìm ra xu
hướng .
- So sánh các hỉ tiêu, số liệu của DN với số liệu trung bình của ngành,
nhóm ngành để thấy được vị trí của DN trong ngành, nhóm ngành đó.
- So sánh các chỉ tiêu thực tế của DN với DN tiên tiến có các điều kiện
khác tương tự hoặc với mức trung bình của thế giới.
Bước 4: Tổng hợp điểm, xếp hạng và xác định mức rủi ro tín dụng.
Trên cơ sở cho điểm các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu và trọng số của
từng chỉ tiêu, xác định được điểm số của DN. Từ đó, xác định thứ hạng của

DN và mức độ rủi ro tín dụng.
14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP
HẠNG NỘI BỘ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Khái quát về ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Nội.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh.
Ngày 27/5/1957, Chi hàng Kiến thiết Hà nội (tiền thân của Ngân hàng
ĐT&PT Thành phố Hà Nội ngày nay) nằm trong hệ thống Ngân hàng kiến
thiết Việt Nam được thành lập. Nhiệm vụ của ngân hàng là nhận vốn từ Ngân
sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng cơ bản.
Năm 1982, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đổi tên là Ngân hàng Đầu tư
và Xây dựng Việt Nam tách khỏi Bộ Tài Chính, trực thuộc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam. Chi hàng Kiến thiết Hà nội đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư
và Xây dựng Hà nội thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt
Nam.
Ngày 26/11/1990, Ngân hàng ĐT&XD Việt Nam đổi tên thành Ngân
hàng ĐT&PT Việt Nam theo quyết định số 401 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng và có trụ sở đóng tại 194 Trần Quang Khải - Hà Nội với số vốn điều lệ
1100 tỷ đồng và có các Chi nhánh trực thuộc tại tỉnh, Thành phố, đặc khu trực
thuộc Trung ương. Theo đó, Ngân hàng đầu tư và xây dựng Hà Nội đổi tên
thành Ngân hàng đầu tư và phát triển Thành phố Hà Nội.
Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành 2 Pháp lệnh về Ngân hàng:
- Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính
15
Việc ban hành này nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống Ngân hàng cho
phù hợp với cơ chế thị trường. Hai pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày
1/10/1990, theo đó hệ thống Ngân hàng bao gồm:

- Ngân hàng Trung ương là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng ĐT&PT, Cty Tài chính, HTX
Tín dụng.
Theo quy định của pháp lệnh, Việt Nam chỉ được thành lập Ngân hàng
ĐT&PT quốc doanh.
Ngày 26/11/1990, Ngân hàng ĐT&XD Việt Nam đổi tên thành Ngân
hàng ĐT&PT Việt Nam theo quyết định số 401 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng và có trụ sở đóng tại 194 Trần Quang Khải - Hà nội với số vốn điều lệ
1100 tỷ đồng và có các Chi nhánh trực thuộc tại tỉnh, Thành phố, đặc khu trực
thuộc Trung ương. Theo đó, Ngân hàng ĐT&XD Hà nội đổi tên thành Ngân
hàng ĐT&PT Thành phố Hà nội.
Từ khi thành lập cho đến năm 1995, BIDV Hà Nội trải qua 3 giai đoạn
phát triển:
+ Giai đoạn 1957-1960: phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến
tranh chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
+ Giai đoạn 1965-1975: phục vụ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ
leo thang ra đánh phá Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam thống
nhất tổ quốc.
+ Giai đoạn 1975-1995: phục vụ công cuộc phục hồi, phát triển kinh tế
trong cả nước.
Ngày 1/1/1995, bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi Ngân hàng
ĐT&PT Việt Nam thành Tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ Tài
Chính. Như vậy, từ khi thành lập cho tới 01/01/1995, Ngân hàng ĐT&PT
16
Việt Nam không hoàn toàn là một Ngân hàng thương mại mà chỉ là một Ngân
hàng Quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước và tiến hành
cấp phát cho vay trong lĩnh vực Đầu tư xây dựng cơ bản.
Và từ ngày 01/01/1995 BIDV Việt nam nói chung, BIDV Hà nội nói
riêng thực sự hoạt động như một Ngân hàng thương mại. BIDV Hà nội có
nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần

kinh tế, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức Tín dụng, các doanh nghiệp,
dân cư, các Tổ chức nước ngoài bằng VND và USD để tiến hành các hoạt
động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần
kinh tế và dân cư.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà
Nội
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội là một đơn vị thành
viên trực thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của
Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội được chia thành các khối như sau:
Khối tín dụng: gồm 4 phòng Quan hệ khách hàng thực hiện nhiệm vụ tín
dụng doanh nghiệp và tín dụng dân cư.
Khối Dịch vụ:
- Phòng dịch vụ khách hàng: chịu trách nhiệm xử lý giao dịch đối với
khách hàng là cá nhân và tổ chức.
- Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện xử lý các giao dịch tài trợ
thương mại theo đúng quy trình tài trợ thương mại, phát hành bảo lãnh,
chuyển tiền quốc tế…
Khối chức năng:
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng Quản lý rủi ro
17
- Phòng Quản trị tín dụng
- Phòng Dịch vụ & Quản lý Kho quỹ
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng điện toán
- Phòng Tổ chức - nhân sự
- Văn phòng
Các đơn vị trực thuộc: phòng giao dịch số 1, 2, 6, 10, 11, 12, 17, 18, quỹ
tiết kiệm số 5.

2.1.3. Các dịch vụ của Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Nội
+ Huy động vốn bằng nội tệ cũng như ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức
thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau.
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và Ngoại
tệ
+ Đaị lý uỷ thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
của chính phủ, các nước và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với
các DN hoạt động tại Việt nam.
+ Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư.
+ Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh
tế, TCTD trong và ngoài nước.
+ Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua
mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT.
+ Thực hiện thanh toán giữa Việt nam với Lào.
+Đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Mastercard, JCB
card, cung cấp séc du lịch, ATM.
18
+ Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ : Thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu
thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.
+ Kinh doanh ngoại tệ.
+ Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
2.1.4. Thực trạng và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu
tư và phát triển chi nhánh Hà Nội.
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn trong 3 năm gần đây (2007-2009)
Với việc đa dạng hóa các hình thức huy động, mở rộng mạng lưới dịch
vụ và hoàn thiện chất lượng dịch vụ, công tác huy động vốn của Chi nhánh đã
dành được nhiều thành công. Nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ khá cao, đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng. Về tình hình huy động vốn của BIDV Hà
Nội, có thể thấy trong bảng sau:
19

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn
Các chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Tổng số VND
Ngoại tệ
qui đổi
Tổng số VND
Ngoại tệ
quy đổi
Tổng số VND Ngoại tệ
quy đổi
A. NV huy động 7,048,924 5,855,980 1,192,944 8,471,190 6,542,665 1,928,525 9,422,475 7,218,631 2,203,843
1. Tiền gửi TC 5,102,837 4,787,266 315,571 6,555,947 5,332,700 1,223,247 7,326,955 6,031,621 1,295,335
2. Tiền gửi TK 1,770,115 1,067,217 702,898 1,522,460 828,152 694,308 1,609,813 878,427 731,386
3. Kỳ phiếu, trái phiếu 175,972 1,497 174,475 392,783 381,813 10,970 485,706 308,583 177,123
20
Bảng 2.2: Tốc độ tăng huy động vốn
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị
(triệu
đồng)
tốc độ
tăng (%)
Giá trị
(triệu
đồng)
tốc độ tăng
(%)
Giá trị
(triệu
đồng)

tốc độ
tăng (%)
7.048.924 - 8.471.190 20 9.422.475 11
Qua bảng các bảng số liệu, ta có thể thấy tình hình huy động vốn của NH
trong 3 năm 2007, 2008, 2009 không ngừng tăng trưởng. Năm 2008, nguồn
vốn huy động tăng lên 1.422.266 triệu đồng so với năm 2007, với tốc độ tăng
trưởng là 20%. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, huy
động vốn chỉ tăng 11%, với tổng số vốn huy động là 9.422.475 triệu đồng.
Tiền gửi tiết kiệm giảm nhẹ trong năm 2008 do ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế toàn cầu, sau đó lại tăng nhẹ trong năm 2009. Tiền gửi của các tổ chức
kinh tế lại tăng đều qua các năm làm cho tổng nguồn vốn huy động được của
chi nhánh vẫn tăng trong 3 năm. Điều đó khẳng định uy tín và hiệu quả làm
việc của chi nhánh BIDV Hà Nội trong những năm qua ngày càng được
khẳng định và phát triển.
2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn trong 3 năm gần đây (2007-2009)
Ngoài công tác huy động vốn, việc sử dụng vốn có hiệu quả là một vấn
đề rất quan trọng. Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả tạo ra thu nhập cho ngân
hàng. Vì thế, BIDV Hà Nội rất coi trọng đến hoạt động cho vay, hoạt động
cho vay của Ngân hàng đã không ngừng tăng trưởng trong những năm qua, cụ
thể được thể hiện ở bảng sau:
21
Các chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
B. Nghiệp vụ cho vay 3.790.552 1,250,927 1,250,927 3,521,120 2,798,694 722,426 3,875,641 3,274,382 601,259
1. Cho vay ngắn hạn 3,055,307 885,641 885,641 2,862,967 2,406,992 455,975 3,064,420 2,651,187 413,233
2. Cho vay trung hạn 323,094 69,472 69,472 281,920 275,563 6,357 437,494 431,902 5,992
3. Cho vay dài hạn 409,776 252,466 252,466 338,956 95,603 243,353 373,727 191,293 182,434
4. C.khấu c.phiếu t.phiếu 20,819 20,536 282
5. Cho vay theo KHNN 2,375
6. Khoanh, chờ xử lý
7. ODA 43,348 43,348 43,348 16,459 16,459

22
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị
(triệu
đồng)
tốc độ
tăng (%)
Giá trị
(triệu
đồng)
tốc độ tăng
(%)
Giá trị
(triệu
đồng)
tốc độ
tăng (%)
3.790.552 - 3.521.120 -7.10% 3.875.641 10%
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tổng dư nợ của NH giảm trong năm
2008, giảm 7,1% do ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế. Sang năm
2009, do có gói kích cầu của Chính phủ và sự linh hoạt của NH, dư nợ tín
dụng lại tăng 10% đạt 3.875.641 triệu đồng.
Về cơ cấu dư nợ cũng có sự thay đổi. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và trung
hạn tăng dần qua các năm, trong khi đó tỷ trọng dư nợ dài hạn lại có xu
hướng giảm dần. năm 2007 cơ cấu dư nợ là 78% ngắn hạn; 8,4% trung hạn và
10,7% dài hạn. đến năm 2009, tỷ trọng dư nợ là 79% ngắn hạn; 11,2% trung
hạn và 9,6% là dài hạn. Sự chuyển dịch cơ cấu dư nợ trên phù hợp với sự phát
triển cũng như với những mục tiêu đặt ra của NH trong những năm tiếp theo.
2.4.1.3. Các hoạt động khác
Nhận thức được vai trò của việc phát triển dịch vụ trong hoạt động kinh

doanh, BIDV đã chú trọng phát triển nhiều loại hình dịch vụ như: thanh toán
quốc tế, bảo lãnh…
Hoạt động bảo lãnh của NH trong những năm qua ngày càng được mở
rộng. Số dư bảo lãnh tăng lên qua các năm, được thể hiện thong qua biểu đồ
sau:
23
Biểu đồ 1: Tình hình dư bảo lãnh (Nguồn: phòng tổ chức BIDV Hà Nội)
Đơn vị: tỷ đồng
Qua đó, ta có thể thấy tổng dư bảo lãnh của NH trong 3 năm
2007,2008,2009 đã tăng trưởng rất cao. Tỷ lệ tăng trưởng của năm 2008 là
15% tương ứng là 2.726 tỷ đồng, năm 2009 tỷ lệ tăng trưởng vẫn ở mức cao
là 3.130 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2008. Các loại hình bảo lãnh mới đã
đem lại hiệu quả, an toàn đối với hoạt động của doanh nghiệp đồng thời cũng
nâng cao được tỷ trọng thu dịch vụ phí trong tổng thu nhập của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế cũng phát triển mạnh. Doanh
thu từ hoạt động thanh toán quốc tế được thể hiện trong bảng sau:
24
Biểu đồ 2: Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế
Đơn vị: tỷ đồng
( nguồn: phòng TTQT BIDV Hà Nội)
Hoạt động thanh toán quốc tế của NH trong nhiều năm qua đã đạt được
nhiều thành công, phòng thanh toán quốc tế đã có những đóng góp tích cực
vào thành tích chung của NH, có chất lượng thanh toán điện SWIFT tốt nhất
do các tập đoàn NH nước ngoài như Bank of Newyork, City Group… công
nhận.
Banh lãnh đạo BIDV Hà Nội đã chú trọng phát triển dịch vụ cả về số
lượng lẫn chất lượng. Song song với các dịch vụ truyền thống, NH đã tăng
cường quảng cáo, tiếp thì và triển khai các dịch vụ NH hiện đại như
Mobibanking, Smart@count
25

×