Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

thế nào là giá trị hàng hóa vì sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.15 KB, 10 trang )

Đề bài:
Câu 1:Thế nào là giá trị hàng hóa? Vì sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ
sản xuất hàng hóa?
Câu 2:Nhà nước ta đã làm gì để chống suy thoái kinh tế hiện nay? Cho biết
những mặt đã đạt được và những hạn chế,cho hướng giải quyết?
Bài làm:
Câu 1: Mọi hàng hóa đều trao đổi với nhau theo một quan hệ nhất định về số
lượng, một tỉ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những
giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ: 1 con gà = 5 kg thóc = 0,5m vải =
Các loại hàng hóa khác nhau đó có thể trao đổi được với nhau vì chúng đều có
một thuộc tính chung, mà theo Các Mác nói: “nếu gạt giá trị sử dụng của hàng
hóa qua một bên, thì vật thể hàng hóa chỉ còn một thuộc tính chung mà thôi, cụ
thể là: chúng là sản phẩm của lao động”. Mỗi hàng hóa đều mang trong mình
một tính chất chung: đó là sự hao phí lao động của con người. Các hàng hóa
khác nhau trao đổi theo một tỉ lệ nhất định khác nhau vì mỗi hàng hóa cần một
sự hao phí lao động khác nhau. Mà trao đổi hàng hóa là trao đổi hao phí lao
động của con người được ẩn chứa trong hàng hóa. Người ta trao đổi hàng hóa
cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn chứa trong hàng hóa ấy.
Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó
trở thành giá trị của hàng hóa.
Vậy giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh
trong hàng hóa đó.
Nhưng hao phí lao động của con người kết tinh trong sản phẩm không phải lúc
nào cũng là giá trị. Trong các xã hội mà người ta sử dụng sức lao động làm ra
sản phẩm để tự tiêu dùng cho bản thân và gia đình mình thì sự hao phí đó không
1
có hình thái giá trị. Chỉ trong những xã hội người ta làm ra sản phẩm để trao đổi
thì hao phí lao động đó mới mang hình thái giá trị.
Nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội vì tất cả mọi hàng
hóa đều giống nhau hoàn toàn, đều có một thực thể xã hội như nhau, đều là


những vật thể kết tinh đồng nhất_đó là sức lao động của con người được tích lũy
lại. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Thực
chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng hao phí của mình chứa đựng
trong các hàng hóa. Hao phí lao động của người nuôi 1 con gà = hao phí lao
động của người làm ra 5kg thóc. Vì thế mà gà với thóc trao đổi theo tỉ lệ 1:5.
Những người sản xuất hàng hóa trao đổi với nhau hao phí lao động của mình
cho nhau. Vì thế giá trị hàng hóa là biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa
những người sản xuất hàng hóa.
Câu 2: Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế cực
kì tồi tệ. Việt Nam cũng không ngoài vùng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
này. Đầu năm 2004 Việt Nam đã phải đối mặt với tình trạng lạm phát: Đồng
tiền bị mất giá, Việt Nam đồng bị trượt giá so với các đồng tiền mệnh giá cao
khác. Theo số liệu của tổng cục thống kê,chỉ số giá tiêu dùng năm 2004 tăng
9,5%, trong đó tăng nhanh nhất là nhóm lương thực, thực phẩm ( tăng 15,6% );
dược phẩm y tế ( tăng 9,1% ), nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng ( tăng 7,4% ). Đây
là mức tăng giá cao nhất trong 9 năm qua và cũng là năm đầu tiên kể từ năm
1999 tỉ lệ lạm phát vượt ngưỡng quốc hội đề ra(5%).
Bên cạnh đó Việt Nam phải đối mặt với tình trạng mất việc làm,tỉ lệ thất
nghiệp gia tăng : mất việc làm làm giảm thu nhập của người dân,trước hết là
những gia đình có người trong diện này. Mặt khác doang nghiệp và các đơn vị
sử dụng lao động nói chung đều gặp khó khăn trong nên không thể tăng tiền
lương,tiền công cho người lao động. Hàng triệu hộ kinh doanh nhỏ,hộ nông
dân,làng nghề cũng khó tiêu thụ sản phẩm hơn, nguồn thu của họ teo lại. Ai
cũng phải “thắt lưng buộc bụng”.
2
Ngoài ra, còn suy giảm sản xuất kinh doanh của một số nghành: ban đầu là
các nghành xuất khẩu như dệt may, da giày, đồ gỗ, sau đó lan rộng ra ở một
số nghành khác và trầm trọng hơn, gây nên đình trệ ở một số doanh nghiệp, một
số nghành hẹp, một số địa phương. Không chỉ những doanh nghiệp nhỏ,những
nghành thường được đánh giá là kém năng lực cạnh tranh lâm nguy mà cả một

số nghành được coi là có năng lực cạnh tranh cũng gặp khó khăn như nông sản,
thủy sản, dệt may, da giày, Cả 11 nhóm nghành công nghiệp chế tác của Việt
Nam được coi là có năng lực cạnh tranh theo tiêu chí RCA đều đang bị sụt giảm
hoặc có nguy cơ sụt giảm xuất khẩu.
Trước tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới,chính phủ đã đưa ra và thực
hiện một số biện pháp kinh tế. Nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách là phải tập
trung mọi nổ lực để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản
xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đảm
bảo an sinh xã hội, phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm
2009. Để thự hiện nhiệm vụ trọng tâm,cấp bách trên chính phủ đã ban hành
quyết định số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 với 5 nhóm giải pháp chính là:
(1)thúc đẩy sản xuất,kinh doanh và xuất khẩu; (2)thực hiện các biện pháp kích
cầu đầu tư và tiêu dùng; (3)chính sách tài chính và tiền tệ; (4) đảm bảo an sinh
xã hội; (5) tăng cường công tác điều hành,tổ chức thực hiện chính sách. Để triển
khai thực hiện nhanh, đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp trên, chính phủ đã
quyết định số 12/2009/QD-TTg ngày 19/1/2009 phân công công việc cụ thể cho
từng nghành,địa phương triển khai thực hiện.
Về các giải pháp chống khủng hoảng, ổn định nền kinh tế vĩ mô của
chính phủ,cụ thể là:
Về chính sách tài chính tiền tệ: chính phủ cho phép giảm,giãn thời hạn nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ,doanh nghiệp có hoạt
động sản xuất,gia công, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện
điện tử. Tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào của cac mặt hàng xuất
khẩu. Giãn thời gian ân hạn nộp thuế nhập khẩu, cải cách thủ tục thông quan
3
hàng hóa xuất nhập khẩu và tỉ lệ phế liệu không phải chịu thuế nhập khẩu trong
gia công hàng hóa xuất khẩu, nhập nguyên liệu sản xuất hàng hóa nhập khẩu.
Kích cầu phải lấy hiệu quả kinh tế_xã hội làm thước đo. Cơ chế hỗ trợ lãi suất
do thủ tướng chính phủ ban hành là giải pháp kích cầu phù hợp với yêu cầu của
nền kinh tế và được triển khai kịp thời, có tác dụng thiết thực đảm bảo sản xuất

kinh doanh.
Để góp phần đảm bảo cho nguồn nguyên liệu trong nước, hạn chế xuất khẩu
tài nguyên,khoáng sản chưa qua chế biến, chúng ta đã điều chỉnh tăng thuế xuất
khẩu của một số mặt hàng khoáng sản như cát, đá(từ 12% đến 17%);
Để hỗ trợ sản xuất trong nước, chúng ta đã điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối
với phôi thép từ 2% lên 5%, thép xây dựng từ 8% lên 12%.
điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm nguyên liệu đầu vào cho
sản xuất như nguyên liệu để sản xuất thuốc kháng sinh; 8 nhóm xơ, sợi tổng
hợp; một số linh kiện, phụ tùng điện tử; nguyên liệu nhựa, nguyên vật liệu xây
dựng Đồng thời thực hiện điều chỉnh giảm thuế đối với 8 nhóm thuốc chữa
bệnh để góp phần bình ổn thị trường,giảm giá thuốc,
Về chính sách tiền tệ, đã điều chỉnh tăng giá USD/VND và hạ lãi suất cơ bản.
Đây là những chính sách cần thiết để góp phần vừa giảm chi phí vay vốn của
doanh nghiệp, vừa giúp cải thiện cán cân ngoại thương. Đồng thời cũng có chính
sách hỗ trỡ lãi suất 4% đối với doanh nghiệp cho đến hết năm 2009. Bản chất
của việc bù 4% lãi suất là sử dụng công cụ tài khóa để thực hiện chính sách tiền
tệ. Số tiền bù chênh lệch lãi suất được lấy từ ngân sách,được ngân sách nhsf
nước triển khai thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Trong chính sách
này, ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian giữa ngân hàng nhà nước và
doanh nghiệp để thực hiện việc hỗ trỡ lãi suât.
Chủ động xử lí các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế
giới đói với hoạt động kinh doanh, thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng
cường huy động vốn, mở rộng tín dụng có hiệu quả và phù hợp với quy định của
pháp luật, áp dụng lãi suất cho vay hợp lí trong điều kiện sản xuât, kinh doanh
4
gặp khó khăn; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm vốn vay, điều chỉnh giảm lãi
suất cho vay và không phạt quá hạn theo cơ chế hiện hành; tăng cường kiểm tra,
kiểm toán nội bộ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Yêu cầu các ngân
hàng thương mại nhà nước xem xét, chủ động giảm lãi suất cho vay các khoản
nợ được kí kết trước đây xuống mức lãi suất cho vay hiện hành để thúc dảy cạnh

tranh, giảm lãi suất cho vay; phối hợp với hiệp hội ngân hàng để chỉ đạo, khuyến
khích các ngân hàng thương mại thực hiện các giải pháp tăng cường vốn, mở
rộng tín dụng có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật, giảm lãi suất
cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với doang nghiệp.
Về kích cầu đầu tư: chính phủ đã thực hiện các chính sách thúc đẩy đầu tư
bằng nguồn vốn ngân sách tập trung, vốn trái phiếu chính phủ, vốn tín dụng ưu
đãi và vốn của doang nghiệp Thủ rướng chính phủ cho phép hoãn thu hồi
3383,7 tỉ đồng vốn ngân sách đã được ứng năm trước. Tập trung một khối lượng
trái phiếu chính phủ để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông, thủy lợi, giáo
dục , y tế, Thủ tướng chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện 7700 tỉ đồng vốn
trái phiếu chính phủ chưa thực hiện hết năm 2008. Đi đôi với việc thực hiện
chính sách kích cầu đầu tư, chúng ta đang thực hiện việc rà soát các vướng mắc,
khó khăn với các nhà đầu tư nước ngoài để kiến nghị cơ quan chức năng giải
quyết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam.
Về kích cầu tiêu dùng: Nhằm kích thích tăng trưởng, phòng ngừa suy giảm
kinh tế, chính phủ đã sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ. Trong phạm vi của
chính sách tài khóa, kích thích tiêu dùng nội địa là một biện pháp quan trọng
hàng đầu. Điều này sẽ giải quyết trực tiếp khó khăn lớn nhất của các doanh
nghiệp trong giai đoạn hiện nay, đó là sự giảm nhu cầu về thị trường xuất khẩu.
Phát triển thị trường nội địa là một giải pháp được nhiều quốc gia trên thế giới
lựa chọn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Để tăng sức
mua trong nước, chính phủ đã quyết định giảm 50% thuế VAT đối với 19 nhóm
5
mặt hàng và hoãn thu thuế thu nhập cá nhân trong 5 tháng đầu năm 2009. Tiếp
tục giữ vững giá bán xăng, cước vận chuyển hành khách bằng xe bus, hàng
không, nước sạch cho sinh hoạt.
Về công tác đảm bảo an sinh xã hội: Chính phủ đã hỗ trợ các địa phương
và người dân bị thiệt hại do lũ lụt: cấp không thu tiền lúa giống dữ trữ quốc gia
để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ,

Hỗ trợ cứu đói cho dân và đảm bảo an sinh xã hội trong dịp tết nguyên đán.
Chính phủ hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững với 61 huyện nghèo.
Nhờ có thực hiện các biện pháp triển khai nhanh, đồng bộ các chính sách của
chính phủ đề ra mà lạm phát đã được kiềm chế, nền kinh tế vĩ mô cơ bản
được ổn định, an ninh xã hội được đảm bảo, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
6,23%. Cán cân thanh toán cân đối, cán cân thương mại có xuât siêu. Việc điều
hành lãi suất, tỉ giá linh hoạt, phù hợp, giữ được an toàn hệ thống ngân hàng,lạm
phát tiếp tục được kiềm chế. Nông nghiệp phát triển thuận lợi cả về trồng trọt,
chăn nuôi và thủy sản, giá trị sản xuất công nghiệp của một số nghành đã tăng
lên. Nhiệm vụ bảo vệ an sinh xã hội đã được tăng cường. Việt Nam được bạn bè
quốc tế đánh giá khá cao trong việc đối phó với khủng hoảng, được xem là một
trong những nước đầu tiên thoát khỏi khủng hoảng, các chính sách kinh tế vĩ mô
khéo léo đã làm nước ta có tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời buổi khó khăn
này. Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội luôn được chú trọng, đời sống của mọi
tầng lớp nhân dân đều được chú ý, nhất là tầng lớp nông dân, tầng lớp nghèo.
Nhìn chung phản hồi của các bộ, nghành, địa phương, doanh nghiệp và người
dân cho thấy cơ chế hỗ trợ lãi suất do thủ tướng chính phủ ban hành là giải pháp
kích cầu phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và được triển khai kịp thời, có tác
động thiết thực đến các tổ chức và cá nhân để khắc phục khó khăn, duy trì sản
xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động; đồng thời cũng hỗ trợ cho
các ngân hàng thương mại khắc phục khó khăn, giữ được an toàn hoạt động kinh
doanh. Chính sách này nhận được sự ủng hộ, đồng tình rộng rãi trong xã hội. Cơ
chế hỗ trợ lãi suất được ban hành và phổ biến một cách công khai, rõ ràng, minh
6
bạch và có tính giám sát cao đối với các ngân hàng thương mại thực hiện và đối
tượng hưởng thụ là tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh.
Các ngân hàng thương mại đã làm tốt chức năng của mình.
Để đạt được những thành quả trên là có sự cố gắng của toàn dân và sự điều
chỉnh chính sách cực kì linh hoạt của chính phủ và sự chỉ đạo đúng đắn của đảng
ta.

Tuy nhiên mặc dù đạt được những kết quả khả quan trong thời gian qua nhưng
nhìn chung nền kinh tế nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Nền nông nghiệp,công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Thu hút và giải
ngân vốn đầu tư nước ngoài còn tăng chậm, xuất khẩu và tiêu thụ sản
phẩm ở thị trường nội địa còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề giải quyết việc
làm cũng còn nhiều bất cập. Mặc dù đã được cải cách nhưng thể chế hành
chính của nước ta còn rườm rà gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi họ muốn
làm ăn, đặc biệt là các công ty nước ngoài, trong khi họ không quen với thể chế
hành chính rắc rối. Các chính sách của nhà nước ban hành ra còn phải qua các
bươc trung gian rất lâu thì mới đến được với người dân. Tình trạng thất nghiệp
là một điều đáng buồn với tất cả mọi người. Tuy nhiên ở nước ta còn có một
nghịch lí là có nhiều việc làm tốt ở những nơi có dự án đầu tư tốt, không đủ
nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công việc, và việc vẫn phải
chờ người. Trong khi đó nguồn lao động của nước ta rất dồi dào nhưng chất
lượng lao động không cao, lao động phổ thông là chủ yếu. Kỉ luật và tác phong
làm việc của người Việt còn bị đánh giá thấp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong nước khó cạnh tranh được với hàng nước ngoài, đặc biệt là hàng giá rẻ
trung quốc. Việc kiểm soát các mặt hàng nhập lậu của trung quốc sang Việt
Nam còn chưa triệt để.
Trong thời gian tới kiểm soát lạm phát vẫn là nhiệm vụ ưu tiên hàng
đầu,nguy cơ tái lạm phát là rất cao, thường trực và rất dễ bộc phát trở lại nếu
chúng ta không tiếp tục xử lý tận gốc nguyên nhân sâu xa của lạm phát là “chạy
theo tốc độ tăng trưởng cao bằng cách mở rộng nguồn lực đầu tư không tương
7
xứng với nâng cao hiệu quả, dẫn đến sức ép nới lỏng chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ”. Tuy nhiên, gần đây lạm phát đã giảm nhưng nền kinh tế
đang có triệu chứng đình đốn cục bộ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới. Đã đến lúc không cần và không nên cho nền kinh tế uống thuốc
“giảm sốt lạm phát” như vừa qua mà cần có một liệu pháp điều trị hợp lí hơn,
cân bằng hơn để có một nền kinh tế khỏe mạnh, bình phục và phát triển bền

vững.
Chúng ta cũng cần tiếp tục quan tâm, đảm bảo khả năng thanh khoản, song phải
chú trọng nhiều hơn đến khả năng thanh toán của từng tổ chức tín dụng. Nợ xấu
sẽ làm cho bản cân đối tài sản ngân hàng xấu đi. Thị trường bất động sản trầm
lắng, đóng băng sẽ là môth thách thức lớn cho việc giải chấp tài sản để thu hồi
các khoản vay đáo hạn, làm tăng gánh nặng đối với cả người đi vay và người
cho vay.
Phương án xử lý nợ xấu của từng tổ chức tín dụng phải được hoạch định và thi
hành ngay. Đồng thời một phương án xử lý tổng thể nợ xấu cho nền kinh tế, với
vai trò ngân hàng và công ty mua bán nợ do chính phủ thành lập, quy định rõ
nguồn lực tối thiểu cần thiết và cách thức sử dụng nguồn lực đó trở nên cấp
bách.
Chính sách tài khóa cần chia lửa nhiều hơn nữa với chính sách tiền tệ, để
giảm bớt gánh nặng của chính sách tiền tệ trong ứng phó với lạm phát và duy trì
đà tăng trưởng, hạn chế việc phải thắt chặt tiền tệ quá mức hoặc nới lỏng quá
mức cần thiết.
Cần giảm bội chi ngân sách cao hơn chứ không thể để bội chi ngân sách là 5%
như nhiều năm qua.
Cần cắt giảm mạnh hơn đầu tư công, đặc biệt là đầu tư của khu vực doanh
nghiệp nhà nước bằng nguồn thu từ ngân sách. Cho đến nay việc cắt giảm đầu tư
công vẫn chưa có một tiêu chí cụ thể, chưa được định đoạt từ trên xuống mà chỉ
chủ yếu dựa vào sự hưởng ứng từ dưới lên.
Vì thế trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:
8
Một là, thực hiện tốt các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng của chính phủ để thúc
đẩy sản xuất,kinh doanh, duy trì nền kinh tế phát triển ổn định. Đồng thời tăng
cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện để tránh tình trạng chỉ sai mục
tiêu, đối tượng sử dụng, trên nói một đàng, dưới làm một nẻo; gây lãng phí các
nguồn lực. Đối với nước ta là một nước nông nghiệp, cần coi trọng ưu tiên cho
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực kinh tế tư nhân, các doanh

nghiệp vừa và nhỏ.
Hai là, tập trung chỉ đạo tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, khẩn trương
ban hành chính Ba là sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu; kiểm
soát chặt chẽ nhập siêu, có chính sách phù hợp để khuyến khích sản xuất và tiêu
dùng hàng trong nước , đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án sử
dụng nguồn vốn đầu tư, đặc biệt chú trọng trong việc thực hiện và giải ngân các
nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, ODA, FDI.
Bốn là, điều hành chính sách tỷ giá ngoại tệ linh hoạt, hiệu quả nhằm thúc đẩy
xuất khẩu và kiềm chế nhập khẩu, đảm bảo cân đối cung cầu ngoại tệ.
Năm là, kiểm soát chặt chẽ tình hình giá cả thị trường, ngăn chặn tình trạng tăng
giá dây chuyền ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân
Sáu là, thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình trong nước và ngoài nước để
có những bước đi thích hợp, điều chỉnh hệ thống chính sách phù hợp với tình
hình cụ thể. Hơn nưa tình hình khủng hoảng trên thế giới đang có những diễn
biến khôn lường,có khi suy thoái chưa chạm đáy, vì thế không được chủ quan,
khinh suất khi chúng ta có những tiến bộ bước đầu.
Bảy là, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, chủ động thông tin cả về lợi
nhuận và khó khăn, thách thức mà nền kinh tế đang phải đối mặt nhằm tạo sự
đồng thuận của toàn xã hội trong việc vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện
nay.
Tám là, nâng cao trình độ của đội ngũ lao động nhằm đáp ứng được yêu cầu mà
công việc đòi hỏi chuyên môn cao yêu cầu. Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy
và học của học sinh, sinh viên. Cân đối giữa học và hành và tạo điều kiện cho
9
học sinh, sinh viên của mình được tiếp xúc với môi trường ngoài sách vở, không
thiên về lý thuyết va học gạo như trước đây nữa.
Chín là, cần có cải cách hành chính, tránh các thủ tục rườm rà, tạo điều kiện tốt
nhất cho doanh ngiệp và cho người dân.tiết kiệm được tiền bạc, công sức.
Trong thời gian qua Việt Nam đã có những chính sách đúng đắn để đối phó
với khủng hoảng tài chính. Đương nhiên không thể tránh khỏi những vấn đề

chưa giải quyết dứt điểm. Trong tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới như hiện
nay, quốc gia nào cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết. Hi vọng trong thời gian
tới, Việt Nam sẽ khôi phục trở lại nền kinh tế và có những chiến lược phát triển
đúng đắn để đưa nước nhà ngày càng giàu mạnh và sánh vai với các cường quốc
năm châu như Bác Hồ từng mong.
10

×