Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

thực trạng dịch vụ giáo dục ở việt nam dưới tác động của toàn cầu hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.94 KB, 67 trang )

I. Lời mở đầu
1.Tính tất yếu
Từ năm 1986, khi đất nước chính thức đổi mới kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự điều hành của nhà nước, mở cửa giao lưu buôn bán với bên ngoài. Đất
nước ta đã có những chuyển biến và thay đổi to lớn. Trong giai đoạn chúng ta mở
cửa phát triển kinh tế, chúng ta đã từng bước hội nhập và hội nhập ngày càng sâu
hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới cũng đang có những biến chuyển sâu sắc.
Nổi bật có sự sụp đổ của Liên Xô chấm dứt thế giới 2 cực, hình thành 3 trung tâm
kinh tế lớn của thế giới là Mỹ, EU và Nhật Bản. Sự phát triển nhanh chóng của
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, internet đã làm cho
kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng kì lạ. Sự giao lưu buôn bán không còn trong
phạm vi mỗi quốc gia mà đã lan rộng toàn cầu, giữa các công ty của các quốc gia
khác nhau, giữa các cá nhân trên toàn cầu với nhau, các dòng vốn đầu tư “ chảy” tự
do từ nước này qua nước khác, các dòng người di chuyển liên tục trên thế giới để
làm việc tại quốc gia khác nơi mà họ sinh ra Người ta gọi thế giới đang trở nên
toàn cầu hóa mà khởi nguồn là từ các hoạt động kinh tế.
Vơi việc gia nhập WTO vào năm 2006, Việt Nam đang chứng tỏ là một quốc gia
đang gia nhập hơn nữa và sẽ trở thành một bộ phận “ không thể thiếu” của kinh tế
thế giới. “Con thuyền” Việt Nam đang tham gia vào “dòng chảy” của kinh tế thế
giới trong đó có “ ngọn gió” mang tên toàn cầu hóa đang len lỏi khắp mọi quốc gia
trên toàn cầu. Để “ngọn gió” đó cản trở hay thúc đẩy chúng ta phát triển là tùy vào
việc chúng ta đi ngược hay đi xuôi chiều gió. Do đó chúng ta cần phải hiểu được
tác động của toàn cầu hóa như thế nào để có những chính sách phát triển phù hợp.
Tác động đó của toàn cầu hóa là rộng khắp mọi lĩnh vực, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo
dục trong đó có mối quan hệ biện chứng giữa toàn cầu hóa và giáo dục của mỗi
quốc gia, toàn cầu hóa tác động lên giáo dục như thế nào? Và giáo dục tại mỗi quốc
gia lại tác động trở lại toàn cầu hóa như thế nào? Giáo dục tại Việt Nam đã và đang
1
rồi sẽ như thế nào dưới tác động của toàn cầu hóa khi chúng ta đang hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới?. Vơi yêu cầu đó, chúng ta sẽ đi nghiên cứu về toàn


cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa tới dịch vụ giáo dục ở Việt Nam để có thể có
những chính sách thích hợp giúp cho giáo dục là nhân tố thúc đẩy Việt Nam trong
quá trình hội nhập và hội nhập thành công và chắc chắn vào kinh tế thế giới.
2. Mục đích
Đưa ra được những định hướng cho phát triển dịch vụ giáo dục ở Việt Nam để phù
hợp với thời kỳ toàn cầu hóa.
3. Đối tượng và phạm vi
Chúng ta sẽ nghiên cứu toàn cầu hóa dưới 3 khía cạnh là thương mại toàn cầu, đầu
tư FDI toàn cầu và sự di trú toàn cầu. Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu tác động của
thương mại quốc tế, FDI toàn cầu và sự di trú đến giáo dục và sự thay đổi của giáo
dục tác động trở lại thương mại quốc tế, FDI, và sự di trú toàn cầu.
Nghiên cứu sự tác động của toàn cầu hóa tới dịch vụ giáo dục ở Việt Nam từ 1986
tới nay
4. Phương án nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của toàn cầu hóa đến giáo dục theo 2 hướng là gián tiếp và
trực tiếp, cả tầm vĩ mô và vi mô, cả mặt cung và câu của giáo dục. Đồng thời chỉ ra
mối quan hệ biện chứng của toàn câu hoá và giáo dục, trên phạm vi toàn thế giới
bằng cách nghiên cứu một số quốc gia điển hình như Hàn Quốc, Singapore, các
quốc gia Mỹ Latin, một số quốc gia châu Phi Từ đó suy ra cho tác động của toàn
câu hoá đến Việt Nam và đưa ra những định hướng cho sự phát triển của hệ thống
giáo dục đào tạo ở Việt Nam.
5. Kết cấu bài viết
I. Lời mở đầu
(1) Tính tất yếu
(2) Mục đích
2
(3) Đối tượng và phạm vi
(4) Phương án nghiên cứu
(5) Kết cấu bài viết
II. Phần nội dung

Chương I: Tổng quan chung
1.1 toàn cầu hóa
1.1.1khái niệm
1.1.2 Tổng quan về tác động của toàn cau hoá
1.1.2.1 Tác động tích cực
1.1.2.2 Tác động tiêu cực
1.1.2.3 Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên
thế giới
1.2. Dich vụ giáo dục
1.2.1 Khái niệm chung
1.2.2 Tổng quan về hệ thống giáo dục ở Việt Nam
1.3 Tác động của giáo dục lên toàn cầu hóa
1.3.1 Giáo dục và thương mại quốc tế
1.3.1.1 Giáo dục và xuất khẩu dưới góc nhìn vĩ mô
1.3.1.2 Giáo dục và chuỗi giá trị toàn cầu
1.3.1.3 Giáo dục và offshore
1.3.1.4 Giáo dục và khả năng phản ánh nhu cầu của thương mại
1.3.2 Giáo dục và khả năng thu hút dòng vốn đầu tư
1.3.2.1 vốn con người và FDI
1.3.2.2 kĩ năng về công nghệ và kĩ thuật và FDI vào sản xuất
1.3.2.3 Những trung tâm công nghệ cao và khả năng thu hút FDI
1.3.2.4 FDI tại các khu vực khác nhau
1.3.2.5 Giáo dục và lợi ích từ FDI
1.3.3 giáo dục và xác suất di trú
1.3.3.1 di trú cố định
1.3.3.2 di trú tạm thời
1.3.3.3 Các loại hình giáo dục
1.4 Tác động của toàn câu hóa lên giáo dục
1.4.1 Tác động của thương mại đến giáo dục
1.4.1.1 Tác động của thương mại lên câu về giáo dục dưới góc độ vĩ mô

1.4.1.2 Thương mại và lượng cung cho giáo dục dưới góc độ vĩ mô
1.4.1.3 Thương mại và giáo dục dưới góc độ vi mô
1.4.2 Tác động của FDI lên giáo dục
1.4.2.1 Tác động vĩ mô lên lượng câu cho giáo dục
1.4.2.2 Tác động vĩ mô của FDI lên sự cung cấp giáo dục
1.4.2.3 Tác động vi mô lên câu về giáo dục
1.4.2.4 Nguồn cung vi mô của giáo dục đào tạo-“Các khoản đóng góp tự nguyện”
3
1.4.2.5 Nguồn cung vi mô- Đào tạo nghề
1.4.2.6 Nguồn cung vi mô- Đào tạo đại học
1.4.3 Tác động của di trú đến giáo dục
1.4.3.1 Di trú và sự mất mát trong công suất giảng dạy trong khu vực giáo dục
1.4.3.2 Tác động vĩ mô của di trú lên giáo dục
1.4.3.3 Di trú và sự khuyến khích đầu tư tư nhân vào nguồn lực con người
1.4.3.4 Những tác động khác của di trú lên giáo dục
Chương II: Thực trạng dịch vụ giáo dục ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá
2.1 thực trạng tác động của thương mại quốc tế đến giáo dục ở Việt Nam
2.1.1 Tác động về phía câu dưới góc độ vĩ mô
2.1.2 Tác động về phía cung dưới góc độ vĩ mô
2.1.3 Tác động dưới góc độ vi mô
2.2 thực trạng tác động của FDI đến giáo dục ở Việt Nam
2.2.1 tác động vĩ mô đến lượng cung trong giáo dục
2.2.2 tác động vĩ mô đến lượng cầu về giáo dục
2.2.3 Tác động vi mô
2.3 thực trạng tác động của di trú đến giáo dục ở Việt Nam
2.4 thực trạng thay đổi giáo dục ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa
2.4.1 Giáo dục đào tạo ở Việt Nam và thương mại quốc tế
2.4.2 Giáo dục đào tạo ở Việt Nam và vốn FDI
2.4.3 Giáo dục ở sự di trú ở Việt Nam
Chương III: Định hướng cho phát triển dich vụ giáo dục ở việt nam trong thời kỳ

toàn cầu hoá
3.1.gia tăng ảnh hưởng của giáo dục đối với thương mại quốc tế
3.1.1 phát triển xuất khẩu giáo dục
3.1.2 giáo dục đào tạo ngành nghề đáp ứng chuỗi giá trị toàn cầu, offshore
3.2. giáo dục đào tạo ở việt nam và FDI
3.2.1 thu hút FDI trực tiếp vào dịch vụ giáo dục
3.2.2 giáo dục theo sát nhu cầu của các dự án FDI và phải tạo ra đội ngũ nhân lực
có “tiếng” để thu hút FDI
3. 3 giáo dục và di trú
3.3.1 ngành giáo dục đào tạo thu hút nhân tài và các nhà nghiên cứu đến và làm
việc tại Việt Nam
3.3.2 chống lại tình trạng chảy máu chất xám
3.4. định hướng chính sách của chính phủ nhằm làm cho nguồn nhân lực phù hợp
hơn với thời kỳ toàn cầu hoá
3.4.1 định hướng chính sách phát triển nguồn nhân lực
3.4.2 định hướng chính sách đầu tư
3.4.3 định hướng chính sách thương mại
4
3.4.4 định hướng chính sách di trú

 Danh mục chữ viết tắt:
BAT - -British American Tobacco Group
5
BP British Petroleum
EPZ Export Processing Zone
FDI foreign direct investment
GATS General Agreement on Trade in Services
GDP gross domestic product
GVC global value chain
HO Heckscher-Ohlin

HRDF Human Resource Development Fund
MFA Multi Fibre Arrangement
MNE multinational enterprise
OBM original brand manufacturing
OEM original equipment manufacturing
PSB Productivity and Standards Board (Singapore)
PSDC Penang Skills Development Centre (Malaysia)
R & D research and development
SDF Skills Development Fund (Singapore)
UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
UK United Kingdom
US United States (of America)
WTO World Trade Organization
WB World Bank
II Phần Nội Dung

6
Chương I: Tổng quan chung
1.1Toàn cầu hóa
I.1.1 khái niệm chung
Chúng ta sẽ nghiên cứu toàn cầu hóa dưới 3 khía cạnh kinh tế là thương mại quốc
tế, đầu tư FDI toàn cầu và sự di trú toàn cầu.
Thương mại quốc tế về hang hóa và dịch vụ đang tăng trưởng nhanh chóng, thâm
chí còn nhanh hơn thu nhập quốc dân của hầu hết các quốc gia.
Source : IMF
Đồ thị: Mô tả sự tăng lên nhanh chóng của thương mại toàn câu
Chúng ta sẽ xem xét 2 quá trình chủ yếu trong thương mại quốc tế là sự tăng lên
của chuyên môn hóa và sự nổi lên của chuỗi giá trị toàn cầu.
- Chuyên môn hóa là quá trình di chuyển một hay một vài giai đoạn của quá trình
sản xuất từ quốc gia này sang quốc gia khác( Feenstra, 1998). Qúa trình chuyên

7
môn hóa thường được nhắc đến trong khu vực sản xuất hàng hóa, nhưng những
năm gần đây băt đầu phát triển chuyên môn hóa trong các ngành dịch vụ.
- Chuỗi giá trị toàn cầu là hệ thống các công ty xuyên quốc gia. Một chuỗi giá trị
bao gồm đầy đủ các hoạt động để đưa một sản phẩm hay dịch vụ từ giai đoạn ý
tưởng, qua các khâu trung gian của quá trình sản xuất, và phân phối đến người
tiêu dùng cuối cùng và chuyển nhượng lần cuối sau khi dùng.( Gereffi, 1999;
Kaplinsky, 2000).
Đầu tư FDI toàn cầu, đầu tư tư nhân toàn cầu đến các quốc gia đang phát triển đang
tăng nhanh chóng trong 3 thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, vốn FDI chủ yếu là giữa
các quốc gia đang phát triển, trong khi FDI đến các quốc gia đang phát triển lại chủ
yếu tập trung ở Trung Quốc, Mexico, Brazil, Malaysia, một vài quốc gia châu Phi
Đồ thị: Các nguồn vốn đầu tư vào các nước đang phát triển từ năm 1990 đến 2005
Nguồn: WB
I.1.2 Tác động của toàn câu hoá
I.1.2.1 Tác động tích cực
8
o Thị trường được mở rộng, sự giao lưu hàng hoá thông thoáng hơn, hình thành
sự phân công lao động quốc tế có lợi và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.( Tác
động của thương mại quốc tế)
o Giúp các nước tiếp cận được nguồn vốn, công nghệ từ bên ngoài, những
thành tựu của khoa học công nghệ được chuyển dao nhanh chóng và ứng dụng rộng
rải.
o Mạng lưới thông tin và giao thông vận tải bao phủ toàn câu
o Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh vì hoà bình , hợp tác và phát triển.
1.1.2.2 Tác động tiêu cực
o Các nước công nghiệp phát triển chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới thao
túng toàn cau hoá
o Sự phân cực giàu nghèo ngày càng sâu sắc
o Nền kinh tế toàn cau hoá rất dễ bị chấn thương

o Tiêu cự trong trao đổi hàng hoá thương mại
o Tội phạm xuyên quốc gia, bản sắc văn hóa các dân tộc bị xâm hại
1.1.2.3 Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập quốc tế trên thế giới
o Các nước trên thế giới chuyển sang chính sách mở cửa
o Quan hệ đa phương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế
o Tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng gia tăng
o Trong quan hệ quốc tế, luôn luôn tồn tại hai chiều hướng: hợp tác và cạnh
tranh.
1.2Dịch vụ giáo dục
1.2.1Khái niệm chung
Hệ thống giáo dục, nhìn chung ở tất cả các quốc gia là mô hình để phát triển nguồn
vốn nhân lực. Ở hầu hết các nước, đang phân biệt giáo dục dưới đại học, đào tạo
nghề và giáo dục đại học và trên đại học ở phạm vi quốc gia, trên phạm vi quốc tế
có giáo dục ở nước ngoài.
9
Giáo dục dưới đại học: Đó là hệ thống đào tạo các cấp nhằm cung cấp những kiến
thức cơ bản về các môn học, những kĩ năng về toán và văn
Đào tạo nghề: Bao gồm đào tạo kĩ năng về nghề nghiệp
Giáo dục đại học và trên đại học: thường bao gồm những tổ chức giáo dục nội địa
sau chương trình phổ thông.
Giáo dục ở nước ngoài: bao gồm những sinh viên học chương trình đại học ở nước
ngoài hoặc học từ xa qua mạng.
Những giai đoạn trên của hệ thống giáo dục đào tạo là có liên kết chặt chẽ; Chất
lượng giáo dục ở chương trình dưới đaị học là hết sức quan trọng cho chương trình
đại học; hệ giáo dục chất lượng và phù hợp là cơ sở cho đào tạo và cơ hội việc làm.
1.2.2Tổng quan về dịch vụ giáo dục ở Việt Nam
Trong thời kỳ phong kiến, giáo dục ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền giáo dục
phong kiến Trung Quốc.
Trong thời kỳ phong kiến-thực dân Pháp, giáo dục ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của
nền giáo dục phong kiến và thực dân Pháp.

Từ khi cách mạng tháng tám 1945 thành công đến 1975, nền giáo dục ở miền Bắc
Việt Nam chịu ảnh hưởng của của nền giáo dục Liên Xô. Nền giáo dục ở miền Nam
chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Hoa Kỳ.
Từ 1975 đến 1986: Nền giáo dục ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền giáo dục
Liên Xô.
Từ 1986 đến nay: Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo dục cùng với chương trình
đổi mới của cả đất nước.
Một nhận xét khái quát, truyền thông giáo dục ở Việt Nam còn nặng về giáo dục
hàn lâm chuyên sâu, trọng khoa bảng, bằng cấp, thiếu kỹ năng thực hành. Hệ thống
giáo dục còn tương đối khép kín, chưa thức sự liên kết được vai trò của mình với
các khu vực khác. Tuy nhiên cả hệ thống giáo dục đang có những thành công bước
đầu trong công cuộc đổi mới.
1.3 Tác đôngcủa giáo dục lên Toàn câu hòa
10
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực quyết đinh như thế nào đến các quốc gia
tham gia vào toàn cầu hoá? Những đất nước có nền kinh tế hiệu quả và cạnh tranh
tốt thường thành công trong môi trường toàn cầu hoá hơn
1.3.1 Giáo dục và tăng trưởng kinh tế
Sản lượng phụ thuộc vào nguồn vốn vật chất và vốn con người. Nguồn vốn con
người lại phụ thuộc vào hệ thống giáo dục và đào tạo. Mankiw et al.(1992) thống kê
sản lượng đầu người ở 98 quốc gia không sản xuất dầu mỏ vào năm 1985 và nhận
thấy nguồn vốn con người làm tăng sản lượng.
Những phát hiện trên chủ yếu là của các mô hình kinh tế học tân cổ điển. Sẽ là hoàn
toàn khác đi nếu chúng ta suy nghĩ tập trung vào tầm quan trọng của đổi mới và
việc học đến quá trình tăng trưởng. Giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trong nhất
của chiến lược cạnh tranh. Và chính phủ ở một vài quốc gia châu Á đã can thiệp
thành công vào hệ thống giáo dục của họ để cải thiện khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế và hệ thống đào tạo con người.
1.3.2 Giáo dục và thương mại
Phát triển giáo dục và kĩ năng lao động giúp các công ty và các cá nhân tham gia

vào tiến trình toàn cầu hoá như là xuất khẩu hàng hoá và chuỗi giáo trị toàn cầu.
Việc có một hệ thống giáo dục linh hoạt là rất quan trọng, để điều chỉnh đến những
điều kiện thương mại mới: trong khi các quốc gia tiên tiến(đặc biệt là khu vực Đông
Á) đang có chính sách năng động để phát triển giáo dục cho xuất khẩu( Hàn Quốc
là một ví dụ điển hình), các quốc gia nghèo hơn đang phải đối mặt với những khó
khăn để hội nhập, mà nguyên nhân hầu như là do hệ thống giáo dục thiếu linh hoạt.
Chúng ta phải thừa nhận rằng nguyên nhân ở đây rất phức tạp, hầu hết các quốc gia
nghèo đều có hệ thống giáo dục không linh hoạt, nhưng một phần nhỏ vẫn có hệ
thống giáo dục linh hoạt lien quan đến những cơ hội kinh tế hiển nhiên.
1.3.2.1Giáo dục và xuất khẩu dưới góc độ vĩ mô
11
Theo lý thuyết H-O về thương mại quốc tế ,những nguồn lực tự nhiên và vốn ,với
lực lượng lao động sẽ quyết định lợi thế so sánh của các quốc gia và do đó dẫn tới
quá trình chuyên môn hoá của quốc gia đó. Châu Phi là quốc gia đông lao động trình
độ thấp,giá rẻ và cũng có là châu lục có lợi thế về các nguồn lực tự nhiên. Do đó nó
xác định lợi thế so sánh của Châu Phi trong thương mại quốc tế. Việc có nhiều
nguồn lực tự nhiên nhưng thiếu lao động kĩ năng giải thích vì sao mặt hàng xuất
khẩu của Châu Phi chủ yếu là các mặt hàng thô chưa qua chế biến. Thực trạng này
cũng giống với thực trạng ở nhiều quốc gia đang phát triển.
Mọi người thường cho rằng cần phải đào tạo con người có một nền tảng giáo dục
thật tốt, một số ít thì lại cho rằng cần đào tạo để có những kĩ năng riêng biệt. Họ
trích một ví dụ về việc xuất khẩu gỗ ở Chile, việc này trở nên dễ dàng và hiệu quả
khi đã có sẵn những kĩ sư về rừng tốt nghiệp ở các trường đại học ở địa phương.
Có ít “bằng chứng” chứng tỏ tác động của đào tạo nghề nghiệp lên xuất khẩu. Tác
động thường phù thuộc vào tính đặc trưng của đào tạo. Nhiều quốc gia đang tăng
việc thu thuế các công ty và sau đó có thể dùng vào các chương trình đào tạo. Với
cách này, kĩ năng có thể được “ nâng cấp” từ quá trình phát triển của kinh tế. Chúng
ta đang nhận ra tầm quan trọng của các tổ chức đào tạo truyền thống lâu đời ở Mĩ
Latinh và có thể có nhiều hơn ở các nước Đông Á, nơi mà kĩ năng được “nâng cấp”
nhanh hơn và phù hợp hơn(ví dụ như ở Singapore với SDF( skill development

fund)và một chương trình tương tự ở Malaysia)
1.3.2.2Giáo dục và chuỗi giá trị toàn cầu
Tài liệu về chuỗi giá trị toàn cầu đang tăng lên nhanh, nó nhấn mạnh đến tầm quan
trọng của mối quan hệ giữa các công ty và một chuỗi giá trị. Qua đó, lao động có
những kĩ năng đặc biệt được yêu cầu để công ty tham gia vào những chuỗi giá trị.
Chúng ta sẽ xem xét những chuỗi giá trị quần áo và hàng hóa.
Cơ cấu của thương mại về quần áo đang thay đổi. Quần áo ở Mỹ và Bắc Âu đang bị
chi phối bới một nhóm các nhà bán lẻ, dẫn đầu chuỗi hàng hóa buyer driven. Trong
khi các nhà sản xuất xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợp hệ
thống sản phẩm trong những chuỗi hàng hóa producer driven, trong một chuỗi
12
buyer driven những người bán lẻ lớn, những nhà marketer nổi tiếng và những nhà
sản xuất nổi tiếng đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợp và định vị lại hệ thống
sản xuất, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển, mà các công ty ở đó đã
hợp đồng cung cấp hàng hóa theo từng chi tiết cụ thể. Một nhóm các công ty( các
nhà bán lẻ, các nhà marketer nổi danh, các nhà sản xuất )quyết đinh nơi nào để
source quần áo.
Một vài quốc gia thành công với hệ thống buyer-driven, và một vài nước châu Á
đang trở thành các nhà sản xuất như kiểu OEM( original equipment manufacturing)
hay OBM( original brand manufacturing). Những thay đổi này yêu cầu một lượng
lao động lành nghề với những kĩ năng marketing và design thích hợp. Những nền
công nghiệp mới ở Đông Á trở thành các nhà sản xuất OEM, các khách hàng ở Mỹ
có thể đặt hàng với các quốc gia này, và họ lại chuyển khâu sản xuất sang các quốc
gia có lợi thế là nguồn lao động dồi dào và rẻ( Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam),
và những sản phẩm hoàn thành sẽ được “ship” trực tiếp từ các quốc gia này đến Mỹ
thông qua hệ thống quota của Mỹ. Các quốc gia như Trung Quốc, với ưu thế lực
lượng lao động dồi dào.Các quốc gia này không cần nhiều lao động lành nghề, phụ
nữ rất hơp với những công việc này, những lao động này chỉ cần đào tạo nhanh là
họ có thể thích hợp với công việc. Nhưng nếu công nhân sẵn sàng “nâng cấp” kĩ
năng của họ và sử dụng những thiếp bị công nghệ hiện đại hơn, điều này có thể dẫn

đến sự mở rộng hoạt động marketing và design trên toàn cầu.
Đối với các lọai hàng hóa khác ngoài quần áo và sợi, để đáp ứng nhu cầu của các
nhà nhập khẩu hoa quả, rau quả, café, cacao, trà và các hàng hóa khác ở các thị
trường các quốc gia phát triển, chúng ta không nên chỉ tập trung vào các hoạt động
của các cá nhân, của từng quốc gia riêng biệt. Bây giờ chúng ta phải hiểu được làm
sao để các cá nhân, các quốc gia có thể phù hợp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Điều
này đòi hỏi kĩ năng giao tiếp tốt, phương pháp phù hợp và kĩ năng kinh doanh để
giúp cho những hoạt động của các công ty đi theo xu hướng của chuỗi giá trị toàn
cầu. Để làm được điều đó, chìa khóa là cần có những kĩ năng kinh doanh, khả năng
làm chủ doanh nghiệp. Do đó giáo dục là rất quan trọng trong khâu đào tạo con
13
người, giúp các cá nhân có đủ kĩ năng cần thiết để đa dạng hóa thành những sản
phẩm khác nhau trong chuỗi giá trị toàn cầu.
1.3.2.3Giáo dục và offshore
Gereffi( 2004) đã bàn về sự tăng lên nhanh chóng của hoạt động gia công trên khắp
toàn cầu trong khoảng 4 thập kỉ trở lại đây. Làn sóng đầu tiên của gia công trong sản
xuất là từ những năm 60 đến những năm 70. Các quốc gia nổi bật có Ấn Độ, Trung
Quốc, Philipines, Malaysia, Singapore, Mexico, Nga, một phần của EU và Nam Phi.
Không phải tất các các hoạt động sản xuất đều được chuyển sang cho các nước đang
phát triển, một vài các công đọan khác như Design hay Marketing vẫn thường ở các
nước phát triển. Điều này giải thích nguyên nhân xuất hiện chuỗi giá trị toàn cầu,
một kết cấu phức tạp của các công ty và hệ thống sản xuất.
Trong khi khu vực dịch vụ đang góp phần làm “phân tán” quá trình sản xuất và
làm xuất hiện chuỗi giá trị toàn cầu ở khu vực sản xuất hàng hóa, nó lại ít gây ảnh
hưởng đến “gia công” toàn cầu( global outsourcing)( Jones và Kierzkowski, 2001).
Nguyên nhân hầu như bởi hàng hóa dịch vụ mang tính trực tiếp đến người tiêu
dùng và thường chỉ cung cấp cho khách hàng ở phạm vi quốc gia đó. Nhưng những
năm gần đây, tất cả đã thay đổi, đó là nhờ vào sự tăng lên nhanh chóng của công
nghệ thông tin và truyền thông.
Offshoring dịch vụ từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển( và giữa các

nước đang phát triển) đang bắt đầu phát triển. Trong khi offshoring bắt đầu với
những hoạt động “ ít giá trị” ( back office transactions và call centres), nó bắt đầu
phát triển sang các bộ phận khác liên quan đến các công việc trí thức( chương trình
phần mềm, kĩ thuật, design, kế toán, tư vấn pháp luật và tư vấn y tế), và do đó
những hoạt động mới này yêu cầu giáo dục trình độ đại học và giáo dục ở trình độ
cao hơn nữa.
Sự phân chia lại các hoạt động không còn đơn giản là theo những qui tắc của lợi
thế so sánh, mà còn tuân theo lợi thế cạnh tranh. Điều này được minh họa rõ nét
14
bằng Ấn Độ- thường được gọi là “ cơ quan hậu bị” của thế giới. Ân Độ đang xuất
khẩu các loại hình dịch vụ như call centres, công việc “văn phòng hậu bị” và công
nghệ thông tin mà chủ yếu là nhờ lực lượng lao động lành nghề có kĩ năng phù hợp
ở đây, cả bao gồm kĩ năng quản trị thật tốt cho những những “ văn phòng hậu bị” ở
Ấn Độ. Các quốc gia nghèo khác cũng bắt đầu đi theo xu hướng này, trong khi các
quốc gia Caribbean tham gia vào khoảng những năm 1990, một vài nước châu
phi( Ghana, Mauritius, Senegal) mới bắt đầu tham gia vào quá trình toàn cầu hóa
sản xuất dịch vụ.
Điều quan trọng ở đây là những hoạt động mới này mang lại bởi toàn cầu hóa yêu
cầu lực lượng lao động lành nghề có kĩ năng phù hợp. Mà lại rất khó để các quốc
gia đang phát triển đáp ứng được. Các quốc gia phù hợp có thể kể đến như
Hungary, Cộng hoà Séc, Hàn Quốc nơi mà tỷ lệ dân số có giáo dục đại học cao.
Hơn nữa, những quốc gia này có nguồn lực trong nước phù hợp cho phát triển
ngành công nghiệp phần mềm.
Có rất nhiều người Ân Độ đang học tập và giảng dạy tại các trường đại học Hoa
Kỳ; họ đang góp phần làm nên cuộc cách mạng về công nghệ thông tin ở Mỹ. Và
cũng mở ra cho Ân Độ triển vọng và lợi thế to lơn để xuất khẩu dịch vụ công nghệ
thông tin sang Mỹ.
1.3.2.4Giáo dục phù hợp với thương mại toàn cầu.
Như đã nói ở trên giáo dục là rất quan trọng trong việc định hướng cho sản lượng và
cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Do đó phát triển giáo dục là cần thiết và quan trọng để

thúc đẩy sự tự do hóa thương mại. Ví dụ như là, khi theo đuổi những lý thuyết
thương mại chuẩn mực, sự giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giảm giá hàng hóa nhập
khẩu và làm tăng sản lượng của hàng hóa này gây ra sự cạnh tranh với hàng hóa
trong nứơc tại nước đó. Do đó các nhà sản xuất trong nước phải điều chỉnh và thay
đổi để tham gia vào các khu vực sản xuất khác. Do đó họ cần tăng khả năng hoạt
15
động, năng suất để tham gia vào các hoạt động mang lại lợi nhuận khác. Và điều này
đặt ra yêu cầu với một hệ thống giáo dục thích hợp và linh động.
Điều chỉnh hệ thống giáo dục không thể làm trong “ ngày một ngày hai” mà cần
nhiều thời gian. Mọi người cần được đào tạo để làm việc trong những hoạt động
kinh tế mới. Những quốc gia như Hàn Quốc hay Singapore đang nhanh chóng tập
trung vào hệ thống giao dục của họ để có thế tận dụng sớm nhất những cơ hội
thương mại mà toàn cầu hóa mang lại. Trong khi các quốc gia khác đang gặp rất
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giáo dục sẽ giúp các quốc gia này thay đổi và phát triển
để phù hợp với toàn cầu hóa.
1.3.3 Giáo dục và khả năng thu hút dòng vốn tư nhân
1.3.3.1Nguồn vốn con người và FDI
Xét về tổng thể, nghiên cứu về giáo dục ở các nước đang phát triển chỉ ra rằng
những thành tựu đạt được trong giáo dục liên quan đến dòng vốn FDI( Noorbakhsh,
2001) Te Velde( 2005) thống kê và tìm ra rằng, giáo dục tiểu học, trung học và đại
học quyết định chủ yếu đến FDI của Anh và Mỹ ở các nước đang phát triển. Và số
liệu thống kê cho FDI của tất cả các quốc gia cũng cho kết luận tương tự
1.3.3.2Kĩ năng kĩ thuật và công nghệ và FDI vào sản xuất
Chúng ta thường khẳng định rằng sự thu hút vốn FDI vào sản xuất và sự phát triển
kĩ năng về kĩ thuật công nghệ có quan hệ mật thiết với nhau.
Các công ty đa quốc gia thường đi đầu trong việc sử dụng công nghệ mới. Họ cũng
thường yêu cầu kĩ năng và vốn nhiều hơn các công ty địa phương, yêu cầu công
nhân với kiến thức phù hợp về kĩ thuật và công nghệ, như là các kĩ sư. Sự tăng lên
trong nguồn vốn FDI làm tăng lượng cầu cho lao động về lao động lành nghề có kĩ
năng phù hợp. Do đó dẫn đến sự khan hiếm lao động có kĩ năng trừ khi hệ thống

giáo dục ở các quốc gia cung cấp đội ngũ lao động có chất lượng tốt và phù hợp, có
16
thể tham gia vào các khu vực kinh tế có sự đầu tư của vốn FDI. Để có đội ngũ lao
động đươc giáo dục phù hợp và chất lượng tốt yêu cầu có một nền tảng giáo dục
tốt( ít nhất là giáo dục phổ thông) từ đó các công ty đa quốc gia có thể đào tạo thêm
với hệ thống đào tạo của họ cũng như hệ thống đào tào đại học của quốc gia đó.
Sự cạnh tranh dựa trên lợi thế về nguồn lực con người đang tăng lên trong thời kỳ
toàn cầu hóa( Lall, 2001). Chất lượng, số lượng và các loại hình đào tạo trong hệ
thống giáo dục để tham gia vào toàn cầu hóa đang biến đổi không ngừng. Có thể
nhận thấy rằng các con hổ Châu Á luôn tìm cách mở rộng hệ thống giáo dục và tập
trung vào kĩ thuật công nghệ để thúc đẩy xuất khẩu và FDI vào các công nghệ đó.
Tuy nhiên, ở Thailand, giáo dục phổ thông là chưa đủ để dẫn tới sự thay đổi về
thiếu thốn lao động có kĩ năng. Nhiều quốc gia Mỹ Latin đang phải rất vất vả để
cung cấp giáo dục phù hợp và chất lượng do đó đang gặp khó khăn trong xuất khẩu
hàng hóa giá trị cao và thu hút FDI vào trong nứơc. Đó là do chất lượng giáo dục ở
các nước này chưa đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng và số lượng. Những quốc gia
như Brazil, Mexico, hay Chile đang nằm ở đáy nếu đem so hệ thống giáo dục của
họ với mặt bằng chung của giáo dục toàn cầu.
1.3.3.3Những trung tâm công nghệ cao và chiến lược thu hút FDI
FDI ở khu vực sản xuất công nghệ cao hoặc hoạt động dịch vụ dựa trên sự có sẳn
của lao động lành nghề ở địa phương và các trung tâm phát triển công nghệ và trung
tâm nghiên cứu phát triển. Singapore là một ví dụ. Sharp bắt đầu trung tâm design
Sharp vào khoảng giữa những năm 1990, Oki xây dựng trung tâm công nghệ Oki ở
Singapore vào năm 1996 dành cho nghiên cứu hệ thống wireless và đa truyền
thông Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Ericsson được xây dựng ở Thụy
Điển, FầnLan, Đưc, Hungary, Singapore và Berkeley Sự mở ra của các trung tâm
này tủy thuộc vào lượng lao động lành nghề có kĩ năng được đào tạo phù hợp ở các
17
quốc gia đó, sau đó những trung tâm này sẽ như là những “thỏi nam châm” nhằm
thu hút thêm nữa FDI.

1.3.3.4Tác động của giáo dục lên FDI tại các khu vực khác nhau
Sự tác động của giáo dục vào việc thu hút FDI có xu hướng khác biệt trong những
khu vực khác nhau. Ở đây chúng ta phân biệt và chỉ nghiên cứu vào ngành công
nghiệp phụ thuộc vào nguồn lực tự nhiên, công nghiệp ô tô và khu vực giáo dục.
Sự sẵn có những nguồn lực tự nhiên( gas, dầu, dược liệu tự nhiên) là nguồn nhân
chính để thu hút FDI vào các lĩnh vực này( ví dụ như ở Angola, Nigeria, Bolivia,
Trinidad và Tobago). Tuy nhiên không loại trừ các nhân tố vô cùng quan trọng
khác như cơ sở hạ tầng Khai thác dầu là ngành cần nhiều vốn và lao động có kĩ
năng chuyên sâu như quản lý và kĩ sư. Các công ty dầu mỏ như Shell hay
BP( British Petroleum) gửi những chuyên gia của họ để điều hành các chi nhánh ở
các quốc gia.
Giáo dục cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với một ngành công nghiệp hết
sức chủ yếu trong thời kỳ toàn cầu hóa: ngành công nghiệp ô tô. Barnes, Kaplinsky
và Morris nghiên cứu sự phát triển ngành công nghiệp này ở Nam Phi, chỉ ra rằng
design tốt có thể giúp tạo nên sản phẩm chất lượng toàn cầu và bán được giá cao.
Một vài quốc gia đã cố gắng sử dụng những chính sách giống các quốc gia Đông Á
để đạt được sự phát triển trong khu vực công nghiệp. Tuy nhiên, nó đã không mang
lại kết quả như mong đợi, do sự khác biệt ở một vài đặc điểm với các quốc gia
này( điều kiện vĩ mô, giáo dục, nghiên cứu phát triển ).
Giáo dục tự nó là nhân tố quan trọng trong việc thu hút FDI vào chính ngành dịch
vụ giáo dục. Các nhà cung cấp giáo dục quốc tế đã và đang xây dựng nhiều trung
tâm ( chi nhánh) ở các nước đang phát triển. Nhiều quốc gia Caribean đang cố gắng
thu hút các trường đại học offshore ở bên ngoài. Có trường đại học dược offshore ở
Antigua, Belize, Dominica, Grenada Cầu về những trường học offshore như vậy
có xu hướng tăng nhanh hơn cung, ví dụ như để cung cấp đủ sự thiếu hụt về y tá ở
18
Mỹ. Singapore cũng là một ví dụ điển hình về việc thu hút sự đầu tư của các trường
kinh doanh từ bên ngoài.
1.3.3.5 Giáo dục và lợi ích từ FDI
Nhiều tài liệu chứng minh rằng sự đóng góp của FDI cho phát triển phụ thuộc phần

lớn vào điều kiện ở các quốc gia nhận vốn FDI, ví dụ như quan điểm của chính phủ
quốc gia đó về chính sách thương mại,hay như chính sách nguồn nhân lực. Các quốc
gia sẽ thành công nếu họ sử dụng những chính sách để tối đa hóa tác động của FDI
lên công nghệ và giáo dục và ngược lại, điều này được quyết định bởi một hệ thống
giáo dục và đào tạo phù hợp.
1.3.4 Giáo dục và xác suất di trú
Có nhiều nhân tố gây ảnh hưởng đến xác suất di trú. Ví dụ, sự khác biệt về lương
giữa các quốc gia thường là nguyên nhân chính dẫn đến sự di trú. Giáo dục cũng là
nhân tố tác động tới sự di trú. Chúng ta sẽ phân biệt di trú cố định và di trú tạm thời,
chúng ta sẽ cũng xem xét xem những loại hình giáo dục khác nhau tác động tới di
trú.
1.3.4.1 Di trú cố định
Những người di trú thường được đào tạo tốt hơn nếu so sánh với mặt bằng trung
bình của các quốc gia “sending”, Carrington và Detragiache(1998) thống kê tỷ lệ di
trú ở 61 quốc gia đang phát triển vào năm 1990, họ tìm ra rằng
• Các cá nhân được giáo dục ít hay không có giáo dục thường ít có khả năng
tham gia vào mạng lưới di trú toàn cru
• Những người di trú thường được giáo dục tốt hơn phần còn lại của đất nước
họ.
Docquier và Marfouk(2004) tìm ra rằng:
19
• Trong số dân nhập cư ở Châu Phi có khoảng 31,4% có giáo dục trinh độ đại
học vào năm 2004, trong khi tỉ lệ công nhân có giáo dục đại học ở Châu Phi chỉ là
3.6%. kết quả tương tự cho giáo dục đại học ở các quốc gia Đông A và Mỹ
Latin( hiện tượng chảy máu chất xám)
• Tỷ lệ di trú của người lao động có trình độ đại học đặc biệt cao ở Trung Mỹ,
vùng Caribean, Đông Nam A và Đông và Tây Phi
• Hiện tương chảy máu chất xám( sự di trú đi của người lao động có trình độ
đại học và trên đại học) tăng từ năm 1990 và 2000 và có giảm ở một số các quốc
gia Caribean

• Hoa Kỳ nhận khoảng 53% lượng lao động di trú có giáo dục đaị học, EU là
16.3% và Canada là 13.9%

Điều này chứng tỏ rằng nếu lao động càng được đào tạo cao thì khả năng họ di trú
đến các quốc gia khác càng cao. Bởi vì lượng cầu về lao động được đào tạo lành
nghề luôn tăng trong thời kỳ toàn cầu hóa.
1.3.4.2 Di trú tam thời
Chúng ta cần phải phân biệt những nhà cung cấp dịch vụ tạm thời, như là các nhà
phát triển phần mềm IT ở Ân Độ, họ đến Anh để giải quyết vấn đề Y2K hay như là
tư vấn cho các quốc gia đang phát triển trong một khoảng thời gian ngắn. Di trú tạm
thời để cung cấp dịch vụ thường kéo dài trong khoảng thời gian ít hơn 12-18
tháng( một vài trường hợp kéo dài đến 3 năm).
Những visa H-1B của Mỹ cho lao động trong những nghề nghiệp đặc biệt như là
chuyên gia máy tính hay người mẫu thời trang từ các quốc gia bên ngoài. Những
visa H-1B được công nhận trong khoảng thời gian 3 năm. Vào năm 2000, 136800
sự cấp phép mới được chấp thuận cho lao động, chủ yếu là các nghề liên quan đến
máy tính. Và đến năm 2004 con số này là 165000 người vào năm 2004. Nhóm lao
20
động lớn thứ 2 di trú là lao động khu vực điện tử, kĩ sư công nghiệp, kiến trúc sư,
kế toán
1.3.4.3 Các loại hình giáo dục
Các loại hình giáo dục và đào tạo là đặc biệt quan trọng cho mục đích của di trú. Ví
dụ như các lao dộng ở khu vực y tế như bác sĩ và y tá từ Nam Phi, Philipines, và Tây
Ân, giáo viên cũn từ các khu vực trên, công nhân IT từ Ân Độ.
o Khadria(2002) tìm ra rằng 56% số tốt nghiệp từ các tổ chức khoa học dược ở
Ân Độ di trú sang nước khác suốt từ 1956 đến 1980; 25% lượng tốt nghiệp ở
trường công nghệ ở Madras di trú.
o Thomas-Hope(2002) tìm ra rằng 2/3 số y tá ở Jamaica di trú trong suốt 20
năm trở lại đây được thay thế bằng các y tá đến từ Cuba. Gần đây, một lượng đáng
kể y tá và bác sĩ từ Cuba đã sang Venezuela.

o Lowell và Findlay( 2002) báo cáo rằng 10% dân số có giáo dục đại học ở
Mexico đã di trú sang nước khác vào năm 1990, và 30% trong số đó là kĩ sư và nhà
khoa học.
o Nam Phi mất khoảng 4600 lao động có trình độ đại hoc và trên đại học mỗi
năm; 10000 lao động trong lĩnh vực y tế từ năm 1989 đến 1997. Chi tiết từ Liên
hợp Anh tiết lộ rằng Nam Phi đã gửi đến Anh khoảng 2500 y tá vào năm 2001, và
trung bình 2000 giáo viên mỗi năm.
1.4 Tác động của toàn câu hóa tới dịch vụ giáo dục
Để phân tích tác động của toàn câu hóa tới dịch vụ giáo dục tổng thể, chúng ta sẽ phân
biệt tác động đến bên cung và bên câu của giáo dục.
1.4.1 Tác động của thương mại đến giáo dục
Trong khi hệ thống giáo dục giúp nền kinh tế có thể điều chỉnh đến những điều kiện
mới mang lại bởi toàn câu hóa, thì tác động của thương mại đến giáo dục là rất đa
21
dạng( xem biểu đồ *). Ở góc độ vĩ mô, hoạt động xuất nhập khẩu đã làm thay đổi cấu
trúc của nền kinh tế, theo đó buộc các quốc gia phải tập trung vào một số lĩnh vực đào
tạo giáo dục nhất định( Wood và Ridao-Cano, 1999). Ở góc độ vi mô, sự phát triển
nhanh chóng của hệ thống các chuỗi giá trị toàn câu( GVCs) buộc các quốc gia chỉ tập
trung vào một số khâu nhất định của quá trình hình thành sản phẩm. Thí dụ, các nhà
nhập khẩu lớn về quần áo vô hình chung buộc các công ty ở các quốc gia đang phát
triển duy trì những hoạt động sản xuất đơn giản chỉ cần những công nhân trình độ thấp
và rất ít phải đào tạo chuyên sâu. Kaplinsky( 2000) đã nhấn mạnh rằng sự tham gia
của các quốc gia vào toàn câu hóa không phải ở chỗ các quốc gia đó “ có mặt” mà ở
chỗ các quốc gia đó đưa những loại hàng hóa nào để tham gia mà thôi. Các nhà nhập
khẩu ở các quốc gia phát triển có xu hướng gây áp lực buộc các nhà cung ứng ở các
quốc gia đang phát triển cắt giảm chi phí trong khi phải nâng cao chất lượng sản
phẩm. Như vậy các nhà cung cấp hầu như không thể nâng cao chất lượng sản phẩm
của họ nhưng lại buộc phải hạ giá thành sản phẩm. Thương mại cũng tác động đến
lượng cung cho giáo dục, hơn nữa khi giáo dục là một dịch vụ thương mại, hoạt động
thương mại quốc tế có thể làm thay thế hoặc bổ sung cung giáo dục nội địa của quốc

gia.
22
Biểu đồ *: Mô tả tác động của thương mại lên giáo dục
1.4.1.1 Tác động của thương mại lên cầu về giáo dục dưới góc độ vĩ mô
Có khá nhiều tài liệu nói về mối quan hệ giữa sự mở cửa thương mại của các quốc gia
và nhu câu tăng lên đối với lao động có kĩ năng được đào tạo. Ở rất nhiều các quốc gia
đang phát triển và phát triển, vị trí tương đối của lao động có kĩ năng được đào tạo
tăng lên so với lực lương lao động chung. Có 3 yếu tố chính gây ra điều này, thứ nhất
23
là việc mở cửa thương mại( quá trình toàn câu hóa), thứ hai là sự tiến bộ của công
nghệ và những thay đổi liên kết trong tổ chức. Thứ ba là những nhân tố thuộc tổ chức
như sự hiện diện của công đoàn làm chênh lệch tiền lương lao đông trong và ngoài
công đoàn. Qúa trình mở cửa thương mại làm tăng lượng câu về lao động có kĩ năng
và qua đó làm tăng lương cho họ( sự bù đắp lại cao hơn đối với nguồn vốn con người
và giáo dục) so với những lao động không được đào tạo bài bản. Như vậy, khi các lao
động được đào tạo dễ dàng tìm được công việc lương cao thì sẽ khuyến khích việc đầu
tư vào nguồn vốn con người, khuyến khích đầu tư vào giáo dục. Câu hỏi đặt ra là nó
sẽ gia tăng lượng cung cho giáo dục hay không.
Những nghiên cứu đầu tiên về tác động của thương mại lên cấu trúc của thị trường lao
động xuất hiện vào những năm 1990( ví dụ nghiên cứu của Wood, 1997). Do đó cần
xem xét lại các lý thuyết phân tích về tác động của thương mại đến thị trường lao
động qua đó tác đông tới sự cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo. Chuang( 2000) đã
đặt ra giả thuyết về sự tồn tại mối quan hệ rất gần giữa thương mại và sự tích lũy vốn
con người. Việc mở cửa thương mại mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động có kĩ
năng được đào tạo. Sự phát triển của thương mại xúc tiến việc học hành và khả năng
truyền bá tri thức về kĩ thuật công nghệ( Grossman và Helpman, 1991; Chuang,
2000). Mặc dù các quốc gia đang phát triển thường xuất khẩu các mặt hàng có hàm
lượng “ kĩ năng lao động” thấp, tuy nhiên thương mại giữa họ với các quốc gia phát
triển có thể dẫn tới sự chuyển giao công nghệ từ các quốc gia này tới quốc gia họ. Bởi
vì sự chuyển giao công nghệ xúc tiến sự tích lũy nguồn vốn con người( Pissarides

1997). Điều này được chứng minh bởi một thực tế là việc học hỏi từ từ quá trình
chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển đang diễn
ra nhanh hơn trong thời kỳ thương mại toàn câu.
Stokey( 1996) đã chỉ ra thương mại là một nguyên nhân làm tăng lương và tăng cru về
lao động có kĩ năng, do đó gia tăng sự tích lũy về nguồn vốn con người( thông qua sự
bổ sung về nguồn vốn và lao động có kĩ năng và sự thay thế giữa vốn vật chất( tiền
đầu tư) và lao động có kĩ năng). Hanson và Harrison( 1995) cũng đã chỉ ra điều này
24
khi nghiên cứu ở Mexico. Sự tích lũy nguồn vốn con người gia tăng chất lượng lao
động qua đó tăng năng suất lao động và cuối cùng là tạo ra lợi thế so sánh cho từng
quốc gia trong thương mại quốc tế. Song song với đó là quá trình tác động ngược lại
của sự phát triển kinh tế đến sự tích luỹ nguồn vốn con người.
Sanchez- Paramo và Schady( 2003) đã phân tích sự tăng lên về lương lao động không
bằng nhau trong từng quốc gia và giữa các quốc gia, cụ thể là ở Argentina, Brazil,
Chile, Colombia và Mexico. Họ đã chỉ ra nguyên nhân là sự tăng lên về lượng câu đối
với lao động có kĩ năng được đào tạo, khi nghiên cứu trong từng khu vực như nhau ở
các quốc gia khác nhau. Galhardi( 1999) phân tích rằng sự tăng trưởng nhanh chóng
của thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và quá trình đổi mới công nghệ và chuyển giao
công nghệ trong sản xuất đã dẫn tới những công xưởng mới của thế giới. Đó là quá
trình đang diễn ra ở các quốc gia công nghiệp muộn ở châu Á và Châu Mỹ Latinh. Ở
các quốc gia này, quá trình thay thế sản xuất bằng lao động chân tay bằng lao động
máy móc yêu câu sự thay thế những kĩ năng lao động chân tay thông thường băng
những kĩ năng rộng hơn và cao cấp hơn, cần được đào tạo bài bản hơn. Sau đó, điều
này dẫn tới sự phân bổ những kĩ năng khác nhau và làm tăng lượng câu về lao động
được đào tạo có kĩ năng. Galhardi tìm ra nguyên nhân từ quá trình nghiên cứu hoạt
động sản xuất xuất khẩu của Hàn Quốc. Sự tăng trưởng kì diệu của Hàn Quốc qua
việc tăng nhanh xuất khẩu của họ có thể nói là hệ thống giáo dục mạnh mẽ và sự phát
triển thích ứng nhanh chóng của một số ngành nghề đặc biệt như quản lý, giảng viên
đại học, kĩ sư, và các ngành nghề khác liên quan. Mặc dù vẫn đang có sự gia tăng
trong hoạt động sản xuất hướng xuất khẩu tập trung vào lao động ít kĩ năng do quá

trình tự do hoá thương mại toàn câu, chúng ta vẫn thấy được sự sụt giảm của yếu tố
“số lượng lao động” trong quá trình sản xuất mà thay vào đó là sự tăng lên của yếu tố
“ chất lượng lao động”. Một xu hướng tương tự cũng diễn ra ở Brazil. Yếu tố kĩ năng
lao động được cải thiện mạnh mẽ trong khu vực sản xuất đã thoả lấp phần nào tác
động tiêu cực do mở cửa tự do thương mại đối với các quốc gia đang phát triển.
25

×