Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thực trạng dịch vụ giáo dục ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.76 KB, 12 trang )

Thực trạng dịch vụ giáo dục ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa
2.1 Thực trạng tác động của thương mại quốc tế đến giáo dục ở Việt Nam
Hệ thống giáo dục của Việt Nam trước năm 1986 gần như hoàn toàn theo mô hình giáo
dục của Liên Xô. Do yêu cầu phát triển, Việt Nam đã mở cửa kinh tế và đi theo cơ chế
thị trường với sự nghiệp đổi mới bắt đầu từ năm 1986. Qúa trình đổi mới là từ cả bên
trong và tiếp tục thay đổi do tác động của bên ngoài. Trong các nhân tố ảnh hưởng thì
hoạt động thương mại quốc tế tác động rõ nét đến gần như mọi mặt của các hoạt động
kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam, trong đó chắc chắn là có cả hệ thống giáo dục của
Việt Nam.
Đồ thị: Xuất nhập khẩu Việt Nam và cán cân thương mại hàng tháng
Đơn vị: Triệu US
Nguồn: Tổng cục thống kê
2.1.1 Tác động về phía cầu dưới góc độ vĩ mô
Cũng như nhiều nước trên thế giới, sự gia tăng hoạt động thương mại quốc tế ở Việt
Nam đã làm cho nhu cầu về lao động lành nghề có kĩ năng được đào tạo tăng lên. Họat
động thương mại tác động lên thị trường lao động, qua đó tác động tới hệ thống giáo
dục của Việt Nam. Điều này đang đặt ra yêu cầu phải đào tạo đôi ngũ lao động có chất
lượng cao và đầy đủ cho hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Đại học
và Cao Đẳng nói riêng.
Qúa trình chuyên môn hóa trên phạm vi toàn cầu buộc các quốc gia chỉ tập trung vào
một số lĩnh vực nhất định. Và Việt Nam không phải là ngoại lệ trong quá trình đó của
thương mại quốc tế. Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta chủ yếu là
nông sản , các mặt hàng gia công...đều là sản phẩm của lao động kĩ năng thấp, không
cần phải qua đào tạo chuyên sâu. Do đó yêu cầu đặt ra cho giáo dục là cần đẩy mạnh
hơn nữa hoạt động nghiên cứu và phát triển ở các trường đại học, sản sinh ra nhiều
hơn nữa các nhà khoa học, lực lượng lao động tài năng, giàu tính sáng tạo...nhằm làm
tăng hàm lượng trí tuệ trong các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta.
Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu phát triển thúc đẩy quá trình chuyển dao công nghệ
từ các nước tiên tiến vào Việt Nam. Có rất nhiều loại công nghệ khác nhau và cần lao
động có kĩ năng được đào tạo để điều khiển và vận hành. Công nghệ là thay đổi liên
tục, do đó các trường đại học ở Việt Nam cần thay đổi hoạt động đào tạo để thích ứng


nhanh chóng. Nhu cầu về kĩ sư và kĩ sư chât lượng cao là rất lớn từ các doanh nghiệp,
cả trong nước và nước ngoài.
2.1.2Tác động về phía cung dưới góc độ vĩ mô
Sự tăng lên của họat động thương mại quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu ở Việt Nam giúp
chúng ta đạt tốc độ phát triển tương đối cao trong nhiều năm liên tục từ năm 2000 trở
lại nay. Tốc độ phát triển tăng giải phóng nhiều nguồn lực tài chính cho phát triển kinh
tế. Mặt khác sự gia tăng của họat động xuất nhập khẩu làm tăng nguồn thu từ thuế. Do
đó nhà nước có thêm nguồn thu ngân sách để chi cho giáo dục, bằng chứng là ngân
sách chi cho giáo dục ở Việt Nam tăng liên tục.
Bảng :CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC
(Tỉ đồng )
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng số 15609 20624 22795 32730 41630 55300 66770
Chi cho xây dựng cơ
bản
2360 3008 3200 4900 6623 9705 11530
Chi thường xuyên cho
giáo dục và đào tạo
10356 12649 16906 18625 27830 35007 45595 55240
Kinh phí CTMT giáo
dục và đào tạo
600 600 710 970 1250 1770 2970 3380
Chia ra
* Giáo dục 415 495 725 925 1305 2328 2333
Dạy nghề 90 110 130 200 340 500 700
Trung học chuyên
nghiệp
20 25 30 35 35 37 50
Đại học và cao đẳng 75 80 85 90 90 105 297

( *nguồn: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)
2.1.3Tác động dưới góc độ vi mô
Các khu vực kinh tế xuất khẩu, lương của người lao động lành nghề có kĩ năng thường
cao hơn các khu vực khác. Lấy ví dụ như ở các ngành nghề hái ra tiền ở Việt Nam hiện
nay như dịch vụ du lịch, công việc tại các khu nghĩ dưỡng chất lượng cao, ngành dầu
khí, các ngành khai khoáng khác...Do đó làm tăng sức hút đối với các ngành nghề đào
tạo thuộc các lĩnh vực này.
Việt Nam nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu về các mặt hàng như may mặc; chè; dầu
khí; nông sản chưa qua chế biến...Do đó nhu cầu về lao động việc làm tại các khu vực
này là rất lớn.
Ví dụ như trong ngành dệt may toàn cầu, khâu thiết kế kiểu dáng được làm ở các trung
tâm thời trang thế giới tại Paris, London, New York… vải được sản xuất tại Trung
Quốc, phụ liệu khác được làm tại Ấn Đô. Khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng được
thực hiện ở các nước có chi phí nhân công thấp như Việt Nam, Trung Quốc,
Campuchia…
Các ngành có hàm lượng công nghệ cao hơn vào Việt Nam như các công nghiêp điện
tử, xe máy, ô tô, máy tính...Những ngành này đòi hỏi lực lượng lao động được đào tạo,
đặc biệt đội ngũ kĩ sư có chất lượng cao và đông đảo.
2.1.4 Tác động của việc gia nhập WTO đến dịch vụ giáo dục ở Việt Nam
2.1.4.1 Về tư duy
• Giáo dục có phải là thương mại dịch vụ ?
Điều 1, Chương 3 Hiệp định Việt - Mỹ về quan hệ thương mại có ghi như sau:
“Thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp một dịch vụ” .Cũng theo Điều
1 ở trên, phạm vi điều chỉnh của định nghĩa là:
“Các dịch vụ” bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong bất kỳ lĩnh vực nào trừ các dịch vụ
được cung cấp khi thi hành thẩm quyền của chính phủ, tức là mọi dịch vụ được cung
cấp không trên cơ sở thuơng mại cũng như không có cạnh tranh với một hay nhiều nhà
cung ứng”
Trong định nghĩa thương mại dịch vụ. có nhóm từ cung cấp dịch vụ, ta nên hiểu như
thế nào. Theo điều 11 chương 3 thì: “Cung cấp một dịch vụ bao gồm việc sản xuất,

phân phối, tiếp thị, bán và cung ứng một dịch vụ”.
Theo hiệp định trên, giáo dục là một trong 52 lĩnh vực thương mại dịch
vụ mà Mỹ sẽ đầu tư vào Việt Nam. Sau 3 năm, 11 – 12 – 2005 Mỹ được
quyền liên doanh đầu tư, sau 7 năm, 11-12-2008 Mỹ được quyền đầu tư
100% vốn vào lĩnh vực giáo dục và nhiều lĩnh vực dịch vụ khác tại Việt
Nam.
• Trường học có phải là công ty ?
Điều 9, chương 1, Hiệp định Việt – Mỹ về quan hệ thương mại có ghi:
“Công ty có nghĩa là bất kỳ một thực thể nào được thành lập hay tổ chức
theo luật áp dụng bất kỳ vì mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận, do Chính phủ hay tư
nhân sở hữu hoặc kiểm soát” (doanh nghiệp là công ty)”.
2.4.1.2 Thực trạng
Giáo dục là 1 trong số 12 ngành dịch vụ mà ngay khi gia nhập WTO, Việt Nam đã chủ
động cam kết thực hiện theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Một
trong những cam kết của Việt Nam là việc cho phép bắt đầu từ ngày 1/1/2009, cho phép
thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài từ cấp 3 trở lên. Bước đi mạnh mẽ này
của Việt Nam nhằm thu hút thêm nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam trong
lĩnh vực giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nước.
Các chương trình giáo dục từ bên ngoài vào Việt Nam tăng nhanh trong thời kỳ hậu
WTO, ví dụ như các chương trình của Hoa Kỳ như Chương trình Hubert H.Humphrey
là một chương trình học bổng nghiên cứu học tập, không cấp bằng, kéo dài một năm
trong các lĩnh vực công, hay chương trình chuyên gia văn hóa/học thuật, chương trình
diễn giả Hoa Kỳ...
Các trường đại học ở Việt Nam, đặc biệt là khối các ngành kinh tế, tài chính, công
nghệ... đang có rất nhiều chương trình đào tạo hợp tác với các trường đại học nước
ngoài. Ví dụ điển hình như đại học kinh tế quốc dân có chương trình hình đào tạo hợp
tác với đại học Sunderland, đại học của Hà Lan...
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục tăng sau WTO, mới đây ngày
21/8/2009, Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông qua khoản tín dụng trị giá 177
triệu USD. Trong đó, 127 triệu USD sẽ được đưa vào Chương trình Đảm bảo

chất lượng giáo dục trường học. Mục tiêu của chương trình này là cải thiện
chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam, giảm chênh lệch trong kết quả học
tập giữa các vùng miền và tăng tỷ lệ hoàn thành bậc học của học sinh cấp 1.
50 triệu USD còn lại sẽ được dùng để đầu tư cho Chương trình Chính sách

×