TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ
o0o
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM HIỆN
NAY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
(Trường hợp: Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương)
Hà Nội, tháng 04 năm 2010
Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA
VIỆT NAM HIỆN NAY 4
1.1. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT
NAM QUA CÁC THỜI KỲ 4
1.1.1. Thời kỳ trước 1989 4
1.1.2. Thời kỳ từ năm 1989 đến năm 1999 6
1.1.3 Giai đoạn từ 1999 đến nay 10
1.2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI DOÁI CỦA
VIỆT NAM 19
1.2.1 Thời kỳ trước năm 1989 19
1.2.2 Thời kỳ từ 1989 đến nay 20
Chương 2
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 24
2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI DOÁI TỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM 24
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTMCP ĐẠI DƯƠNG
(OCEANBANK) 26
2.2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đại Dương 26
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Dương32
2.2.3 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
Ngân hàng TMCP Đại Dương 39
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
2.2.3.1 Thực trạng kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng 39
Chương 3
GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CỦA NHTM TRƯỚC BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ
HIỆN NAY 46
3.1 GIẢI PHÁP TỔNG THỂ 47
3.1.1. Giải pháp về tổ chức và nhân sự 47
3.1.1.1 Điều chỉnh lại chức năng của từng bộ phận của Phòng kinh
doanh tiền tệ một cách hợp lý 47
3.1.1.2 Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại tệ và thực
hiện chính sách đãi ngộ hợp lý 48
3.1.2. Trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ kinh doanh ngoại tệ 48
3.1.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể 49
3.2 GIẢI PHÁP NGHIỆP VỤ 49
3.2.1 Quản lý ảnh hưởng biến động tỷ giá bằng công cụ hạn mức 49
3.2.1.1. Quy định hạn mức giao dịch đối với từng ngân hàng và từng
giao dịch viên 49
3.2.1.2. Quy định hạn mức lỗ khi giao dịch 50
3.2.1.3 Quản lý rủi ro tỷ giá thông qua hạn mức chịu rủi ro 50
3.2.2 Sử dụng hệ thống đánh giá lỗ lãi 51
3.2.3 Sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ hợp lý để hạn chế rủi ro tỷ
giá hối đoái và tăng lợi nhuận 51
3.2.4. Tăng cường khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái 53
3.2.5 Giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh 54
3.2.6 Xây dựng chương trình quản trị rủi ro 54
3.2.6.1 Xác định hạn mức rủi ro 55
3.2.6.2 Đánh giá rủi ro 56
3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 57
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
3.3.1 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 57
3.3.2 Hoàn thiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ 58
3.3.3 Hình thành công ty môi giới ngoại hối 59
3.3.4. Hướng thị trường ngoại hối Việt Nam hội nhập thị trường thế giới60
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tỷ giá mậu dịch VND/USD qua các năm từ 1985 – 1989 5
Đồ thị 1.1: Tỷ giá USD/VND năm 1990 – 1991 6
Đồ thị 1.2 : Diễn biến tỷ giá chính thức USD/VND từ 1992 - 1999 9
Đồ thị 1.3 Tỷ giá VND/USD năm 2001 – 2003 11
Đồ thị 1.4 Tỷ giá VND/EUR năm 2001 -2003 12
Đồ thị 1.5. Tỷ giá VND/NDT năm 2001 - 2003 12
Bảng 1.2: Diễn biến tỷ giá, tương quan giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực
song phương 13
Đồ thị 1.6 : Tỷ giá USD/VND 2008 - 2009 17
Đồ thị 2.1: Cơ cấu trình độ nhân sự Oceanbank 30
Đồ thị 2.2: Tăng trưởng nhân sự từ 2006 – 2009 31
Bảng 2.1: Doanh số mua bán ngoại tệ của Oceanbank 40
Đồ thị 2.3 : Tỷ trọng từng loại ngoại tệ 2009 40
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng TMCP Đại Dương 41
Đồ thị 2.4: Biến động tỷ giá VND/USD 2008 – 2010 43
Bảng 2.3 : Trạng thái ngoại hối năm từ 2007 đến năm 2009 44
Bảng 2.4 : Thu nhập và rủi ro từ tỷ giá từ 15/3/2010 đến 31/3/2010 44
Đồ thị 3.1 Vốn điều lệ của NH Đại Dương từ 2006 – 2010* 55
Bảng 3.1 : Hạn mức giao dịch ngày đề nghị 56
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 L/C Letter of Credit Thư tín dụng
2 NHNN Ngân hàng nhà nước
3 NHTM Ngân hàng thương mại
4 TGHĐ Tỷ giá hối đoái
5 TTNTLNH Thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng
6 NHTMCP Ngân hàng thương mại
cổ phần
7 NH Ngân hàng
8 WTO World Trade
Organization
Tổ chức kinh tế thế
giới
9 TTNH Trạng thái ngoại hối
10 KDNT Kinh doanh ngoại tệ
11 ĐVT Đơn vị tính
12 GDP Gross Domestic
Product
Tổng thu nhập
quốc dân
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng hội nhập hóa toàn cầu, nền kinh tế thị trường không chỉ bó
hẹp trong nội bộ từng quốc gia nữa mà ngày càng mở rộng và vươn ra ngoài lãnh
thổ của mỗi nước. Điều đó đã giúp cho nền kinh tế của các quốc gia phát triển
vượt bậc nhờ vào quan hệ giao thương với nước ngoài. Mỗi một nước lại có một
chế độ tiền tệ khác nhau, một loại đồng tiền lưu thông đặc thù. Bên cạnh đó, do
sự khác nhau về xuất phát điểm, điều kiện tự nhiên hay do những điều kiện tác
động khác đã làm cho kinh tế các nước phát triển không đồng đều, dẫn đến mỗi
đồng tiền của mỗi nước cũng có độ mạnh yếu khác nhau. Vì vậy để lưu thông
hàng hóa trên thế giới người ta phải quy đổi đồng tiền nước này ra đồng tiền
nước khác theo một tỷ lệ mà thường gọi là tỷ giá hối đoái.
Trong quá trình lưu thông hàng hóa đó, đã hình thành nên hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của các NHTM để giúp những nhà xuất nhập khẩu chuyển đổi
tiền tệ nhằm thực hiện thương mại quốc tế và hoàn thiện rủi ro tỷ giá. Như vậy
có thể thấy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ
với tỷ giá hối đoái.
Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm
ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. Thống đốc ngân hàng
Lê Đức Thúy từng phát biểu: “ Kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro, kinh doanh
ngoại tệ lại càng rủi ro bởi đánh giá được biến động của các đồng tiền trên thị
trường quốc tế chỉ tính bằng phút. Chỉ cần tính sai là lỗ”. Do tỷ giá biến động
thường xuyên và khó dự đoán nên rủi ro tỷ giá trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt
động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.
Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách tỷ giá và ảnh hưởng của biến động tỷ giá
đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hết sức cần thiết để từ đó tìm ra các biện
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 1
Chuyên đề tốt nghiệp
pháp hữu hiệu phòng ngừa và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối
đoái từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM.
Xuất phát từ vấn đề trên, em đã lựa chọn đề tài “Chính sách tỷ giá hối đoái
của Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
Ngân hàng thương mại” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở những lý luận về tỷ giá hối đoái, đề tài tập trung phân tích diễn
biến tỷ giá trong ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh đó tìm hiểu về hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của Ngân hàng. Nghiên cứu các tác động của tỷ giá đến hoạt
động kinh doanh ngoại tệ, để từ đó đưa ra một số giải pháp thích ứng của ngân
hàng trước những biến động của tỷ giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của Ngân hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài lấy tỷ giá hối đoái giữa VND với các ngoại tệ khác làm đối tượng
nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu là những nội dung cơ chế chính sách của Nhà nước đối
với TGHĐ. Bên cạnh đó, xem xét đến tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ
tại NHTMCP Đại Dương, sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt
động kinh doanh ngoại tệ của NH.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê phân tích, phân tích tổng hợp, quy nạp,
diễn dịch, phương pháp nghiên cứu trường hợp. Đồng thời kết hợp giữa lý luận
với thực tiễn, phân tích, tập hợp các ý tưởng thực tiễn tại Việt Nam, cũng như
dựa trên quy luật tất yếu khách quan của một vấn đề kinh tế xã hội để hình thành
nên chuyên đề.
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 2
Chuyên đề tốt nghiệp
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, bố cục của đề tài có 3 chương:
Chương 1: Thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động kinh
doanh ngoại tệ tại NHTM (trường hợp Ngân hàng TMCP Đại Dương)
Chương 3: Giải pháp thích ứng của ngân hàng trước biến động tỷ giá hối
đoái hiện nay
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 3
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương 1
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA
VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KỲ
1.1.1. Thời kỳ trước 1989
Sau khi thống nhất đất nước đến trước năm 1989, hệ thống chính sách và
cơ chế quản lý kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp
XHCN ở miền Bắc đã được áp dụng trên phạm vi cả nước. Cơ chế này đã đem
lại những thành tựu nhất định trong huy động sức người, sức của cho công cuộc
giải phóng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh,… Tuy nhiên, do duy trì cơ
chế này quá lâu nên đã nảy sinh những mâu thuẫn, rối loạn sâu sắc trong quá
trình phát triển kinh tế đất nước. Dưới cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước
can thiệp vào mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy chính sách tỷ giá hối đoái
giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ thời kỳ này là chế độ tỷ giá cố định – đa tỷ giá,
do Nhà nước quy định không tính đến biến động giá trên thị trường, đã hình
thành một hệ thống tỷ giá khá phức tạp được xác lập theo quan điểm kinh tế cũ.
Năm 1955, khi Việt Nam bắt đầu có quan hệ ngoại thương với Trung Quốc,
các nhà kinh tế đã lựa chọn phương pháp xác định tỷ giá trên cơ sở ngang giá
sức mua giữa 2 đồng tiền và sau đó được quy định trong các Hiệp định thanh
toán. Cụ thể, tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam và đồng Nhân dân tệ (CNY)
của Trung Quốc được xác định là 1CNY=1470 VND (ngày 25/11/1955). Đến
năm 1956, khi Việt Nam quan hệ ngoại thương với Liên Xô thì tỷ giá giữa VND
và Rúp Liên xô (SUR) được tính chéo nhờ tỷ giá giữa đồng CNY với đồng SUR
đã có sẵn từ trước là 1SUR=0,5 CNY, suy ra 1 SUR=735 VND.
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 4
Chuyên đề tốt nghiệp
Tỷ giá thời gian này thường cố định trong thời gian dài và chúng được điều
chỉnh từng đợt theo sự thay đổi về năng suất lao động giữa hai nước. Tỷ giá được
xác lập theo ý đồ phục vụ cho kế hoạch, do Nhà nước quyết định, không xuất
phát từ thực tại nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước. Tỷ giá thời kỳ này
không giữ được vai trò chủ động là công cụ điều chỉnh vĩ mô thực thụ. Tỷ giá
hối đoái xác định một cách duy ý chí, không tuân thủ quy luật kinh tế.
Với chế độ tỷ giá này không những cản trở các quan hệ kinh tế của nước ta
với khối SEV, mà còn gây nhiều khó khăn trong trao đổi thanh toán nộ bộ, trong
công tác quản lý điều hành của Nhà nước, đặc biệt là thủ tiêu động lực đối với
hoạt động xuất khẩu.
Sau khi có chủ trương thu hút vốn nước ngoài (1985), đặc biệt sau khi thông
qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, luồng ngoại tệ bằng USD lần
lượt vào Việt Nam. Sự thay đối tỷ giá giữa VND và USD miêu tả qua bảng sau:
Bảng 1.1: Tỷ giá mậu dịch VND/USD qua các năm từ 1985 – 1989
Năm Tỷ giá chính thức Tỷ giá thị trường
Chênh lệch
(%)
1985 15 115
666,6
1986 80 425
431,2
1987 368 1.270
245,1
1988 3.000 5.000
66,6
1989 3.900 4.100
5,12
Nguồn: PGS.PTS Nguyễn Công Nghiệp – Lê Hải Mơ – Tỷ giá hối đoái –
Phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh – NXB Tài Chính 1996
Có thể thấy viêc chỉ áp dụng tỷ giá chính thức do Ngân hàng Trung ương áp
đặt tạo nên khoảng chênh lệch khá xa so với sức mua thực tế của USD và thị
trường “chợ đen”, mặc dù mức chênh lệch này cũng đã giảm rõ rệt qua các năm.
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 5
Chuyên đề tốt nghiệp
Tóm lại, với chính sách tỷ giá hối đoái cố định thời kỳ trước năm 1989 đã
không những triệt tiêu tính năng động, không phát huy được vai trò của tỷ giá
còn gây không ít khó khăn cho quản lý, điều hành trong lĩnh vực tài chính, tiền
tệ, kinh tế đối ngoại, đồng thời để lại hiệu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Vì
thế, nhu cầu đổi mới chính sách tỷ giá hối đoái trở thành vấn đề cấp bách.
1.1.2. Thời kỳ từ năm 1989 đến năm 1999
Có thể nói, năm 1989 là mốc quan trọng trong sự phát triển chính sách tỷ giá
hối đoái ở nước ta khi quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền thống ở
Đông Âu và Liên Xô bị gián đoạn, khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bán
với khu vực thanh toán bằng Đô la Mỹ. Vì thế cơ chế tỷ giá cố định đã được thay
thế dần bằng cơ chế Nhà nước điều tiết theo quan hệ thị trường. Việc làm này đã
chấm dứt trạng thái đồng nội tệ đánh giá cao so với đồng tiến nước khác. Tỷ giá
thực được quyết định trước hết qua quan hệ cung – cầu trên thị trường.
Trong năm 1990 – 1991, tỷ giá hối đoái VND/USD biến động mạnh theo xu
hướng giá trị đồng đô la Mỹ tăng liên tục:
Đồ thị 1.1: Tỷ giá USD/VND năm 1990 – 1991
Nguồn: TS Nguyễn Thị Thư – Tỷ giá hối đoái – chính sách và tác động của nó đối với ngoại
thương qua thực tiễn phát triển kinh tế một số nước – NXB Chính trị Quốc gia – 2004
Những số liệu trên cho thấy sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá VND/USD từ
cuối năm 1990. Đỉnh cao của mức tăng giá trị đồng đôla Mỹ là cuối năm 1991.
Giá đôla Mỹ trong tháng 12/1990 đã tăng từ 60% đến 80% so với mức đầu năm.
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 6
Chuyên đề tốt nghiệp
Tháng 8/1991 Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Thành phố Hồ Chí Minh được
mở, tiếp đó là trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội vào tháng 11/1991 nhằm
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi, mua – bán ngoại tệ
với nhau theo giá thỏa thuận. Cũng trong năm 1992, Việt Nam bãi bỏ hình thức
quy đinh tỷ giá nhóm hàng thanh toán ngoại thương giữa ngân sách với các tổ
chức kinh tế tham gia xuất khẩu. Thay vào đó, hình thành các phiên giao dịch
ngoại tệ do NHNN công bố tỷ giá chính thức. Cùng với các biện pháp hỗ trợ
khác, từ tháng 3/1992 tỷ giá hối đoái đã dịu xuống giảm chỉ còn 11.550
VND/USD, và tiếp tục giảm cho đến cuối năm 1992.
Như vậy, mặc dù giai đoạn 1989 – 1992 chính sách quản lý ngoại tệ của Nhà
nước đã có nhiều thay đổi, như chuyển từ hình thức quản lý theo tỷ giá kết toán
nội bộ bình quân cho tất cả các nhóm hàng sang tỷ giá theo nhóm hàng hóa. Duy
trì tương đối ổn định tỷ giá này đã khiến khoảng cách giữa tỷ giá của Nhà nước
với tỷ giá hình thành trên thị trường tự do ngày càng tăng. Cùng với đó là xu
hướng tăng nhanh của giá trị đồng đôla Mỹ ở cả khu vực Nhà nước và thị
trường. Mức tăng giá đôla Mỹ đã kích thích tâm lý dự trữ đồng ngoại tệ này
nhằm mục đích đầu cơ ăn chênh lệch giá, khiến cho tình trạng khan hiếm ngày
càng tăng. Giai đoạn này, ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ.
Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của Chính phủ ít đem lại hiệu quả.
Cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái mềm dẻo, cộng với sự can thiệp, điều tiết của
Ngân hàng Nhà nước đối với lượng ngoại tệ tại các phiên giao dịch đã giải tỏa
tâm lý đầu cơ ngoại tệ, ngăn được xu hướng tăng giá đôla trên thị trường. Nhờ
đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1992 đã tăng 22,9% so với năm 1991.
Đồng thời, vào thời điểm này lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng tăng.
Ước tính nhân dịp Tết Nguyên Đán, có khoảng 60 ngàn Việt Kiều về nước,
mang theo lượng lớn ngoại tệ khoảng 300 – 400 triệu USD. Cùng với chủ trương
thu hút FDI của Chính phủ cũng đã thu hút một lượng vốn lớn khoảng 2589
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 7
Chuyên đề tốt nghiệp
triệu USD. Vì vậy, tình hình cung cầu ngoại tệ bớt căng thẳng, giá Đôla Mỹ
giảm nhanh. Mức giá phổ biến trên thị trường tư nhân tại Hà Nội năm 1993 trung
bình từ 10.300 đến 10.400 VND/USD, tại thành phố Hồ Chí Minh là khoảng
9.750 VND/USD.
Để hạn chế ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và kích thích nhập khẩu quá mức,
NHNN phải can thiệp nhằm tăng giá USD bằng cách mua USD làm ngăn chặn
xu hướng giảm giá quá mức đồng tiền này. Nhờ vậy từ tháng 3 năm 1993, USD
đã tăng và duy trì ổn định. Ngày 4/8/1994, Chính phủ ban hành quyết định số
396/TTg quy định việc sử dụng ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp. Theo
đó, doanh nghiệp chỉ để lại một phần để chi tiêu, còn lại phải bán hết cho Ngân
hàng. Quyết định này cũng quy định mọi hoạt động thanh toán, mua bán, chi trả
đều phải thực hiện qua ngân hàng, công ty tài chính được phép, quy định sử
dụng đồng Việt Nam, tập trung nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, hạn chế
sử dụng ngoại tệ, hướng tới mục tiêu chỉ lưu hành VND trên đất Việt Nam. Ngày
20/10/1994, quy định 203/QD – NH ra đời quy định thay hai trung tâm giao dịch
ngoại tệ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bằng thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mang tính thị trường cao hơn, linh
hoạt hơn, sâu rộng và khách quan hơn Trung tâm giao dịch trước đây. Và thông
qua thị trường liên ngân hàng, tỷ giá được xác dịnh phản ánh thực tế sức mua
của VND và được NHNN công bố hằng ngày trên phương tiện thông tin đại
chúng. Trên cơ sở tỷ giá đó, NHTM sẽ xác định tỷ giá giao dịch với Ngân hàng
theo biên độ 5% so với tỷ giá công bố.
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 8
Chuyên đề tốt nghiệp
Đồ thị 1.2 : Diễn biến tỷ giá chính thức USD/VND từ 1992 - 1999
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu báo cáo thường niên của NHNN
Thống kê tài chính quốc tế IFS các năm)
Cuối năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khởi nguồn từ Thái Lan
đã lan sang Hàn Quốc, Malaixia, Indonexia, Philipine,Hồng Kông, Xingapo,
khiến đồng tiền của các Quốc gia rớt giá liên tục so với USD. Tỷ giá giai đoạn
này biến động khá phức tạp, có xu hướng tăng nhanh kèm theo các cơn sốt giá
ngoại tệ đã tạo ra sự mất cân bằng về cung – cầu ngoại tệ trên thị trường.
Trong bối cảnh đó, Ngày 27/02/1997, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết
định số 45/QĐ – NH7 mở rộng biên độ giao dịch lên ± 5%. Đồng thời, để giải
quyết nhu cầu ngoại tệ cho Ngân hàng thanh toán L/C trả chậm trong năm 1997,
NHNN đã ban hành Quy chế mở L/C nhập hàng trả chậm kèm theo Quyết định
số 207/QĐ – NH7 ngày 01/7/1997, trong đó quy định cụ thể các điều kiện đối
với ngân hàng và doanh nghiệp để được mở L/C tra chậm, mức ký quỹ tối thiểu
khi mở L/C, thời hạn trả không quá 1 năm,… Ngoài ra Chính phủ cũng tăng
cường cung cấp thông tin nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ và giảm tâm lý hoang
mang. Ban hành các công văn về quy định hạn mức vay ngắn hạn nước ngoài và
bảo lãnh vay ngắn hạn của Ngân hàng, trách nhiệm của NHTM có liên quan,…
Tuy nhiên, từ tháng 7/1997, đồng Việt Nam tăng giá khá cao so với khu vực,
vì thế NHNN phải điều chỉnh biên độ lần nữa từ ± 5% đến ± 10% vào tháng
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 9
Chuyên đề tốt nghiệp
10/1997 khiến cho tỷ giá giao dịch tại các NHTM là 12.293 VND/USD trong khi
thực tế là 13.567 VND/USD. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ tăng,
làm cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng, hoạt động quản lý ngoại hối gặp khó
khăn. Vì vậy đến tháng 02/1998, NHNN phải nâng tỷ giá từ 11.175 VND/USD
lên 11.800 VND/USD và 12.988 VND/USD vào tháng 08/1998, và thu hẹp biên
độ giao dịch xuống ± 7%. Các biện pháp này đã từng bước cải thiện hệ thống
quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Nói chung, trong giai đoạn từ 1989 đến 1999, chính sách tỷ giá hối đoái đã
được điều chỉnh theo hướng thích nghi với tình hình mới, góp phần đảm bảo nền
kinh tế ổn định, vượt qua cơn khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, và trên
thế giới, giúp đồng Việt Nam giảm giá trị so với ngoại tệ khác, tốc độ tăng giá
USD cũng giảm theo.
1.1.3 Giai đoạn từ 1999 đến nay
Thời kỳ từ 1999 đến 2007
Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, Việt Nam đã lựa chọn
cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết. Từ bỏ cơ chế tỷ giá neo mềm, theo đó
tỷ giá thị trường được giao dịch quanh tỷ giá chính thức do NHNN công bố và
một biên độ được ấn định sẵn. Ngày 26/02/1999, NHNN đã đưa ra quyết định
thay thế tỷ giá chính thức bằng tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Các NHTM
được phép xác định tỷ giá mua và bán đối với đôla Mỹ không vượt quá 0,1% so
với tỷ giá giao dịch thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do
NHNN công bố hằng ngày. Đây là lần đầu tiên tỷ giá do NHNN công bố phản
ánh mức tỷ giá do thị trường quyết định. NHNN tham gia vào thị trường liên
ngân hàng bằng hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường này. Hành động này
thực chất là được soi đường bởi một “tỷ giá mục tiêu”. Tỷ giá mục tiêu là mức tỷ
giá mà tại đó các nguồn lực tài chính được phân bổ một cách hiệu quả nhất. Như
vậy sự đổi mới này làm cho tỷ giá trên thị trường vận động một cách khách
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 10
Chuyên đề tốt nghiệp
quan, phản ánh đúng các quan hệ cung – cầu về ngoại tệ trên thị trường, phù hợp
với cơ chế tỷ giá trên thế giới.
Tuy nhiên, do biên độ dao động so với tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân
hàng quá hẹp (0,1%) nên trong khoảng thời gian 1999 – 2001, tỷ giá VND/USD
chỉ biến động một chiều, không thúc đẩy việc yết giá cạnh tranh giữa các Ngân
hàng, thủ tiêu tính năng động của thị trường. Vì thế từ ngày 01/07/2002, NHNN
đã ra quy định 5 kỳ hạn với biên độ nới rộng hơn trước: tăng 0,25% so với mức
0,1% trước đó đối với nghiệp vụ giao ngay; 0,5% so với 0,4% của nghiệp vụ
giao dịch kỳ hạn 30 ngày, … việc điều chỉnh này đã đáp ứng được yêu cầu của
tổ chức tín dụng cũng như các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ với
Ngân hàng.
Ngoài ra, NHNN còn có các biện pháp hỗ trợ cho chính sách tỷ giá về
phương diện quản lý như: tỷ lệ kết hối giảm từ 100% xuống 80% rồi 40% và
cuối cùng là 0% vào tháng 04/2003; đưa vào sử dụng nghiệp vụ bán ngoại tệ
SWAP, …
Đồ thị 1.3 Tỷ giá VND/USD năm 2001 – 2003
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 11
Chuyên đề tốt nghiệp
Đồ thị 1.4 Tỷ giá VND/EUR năm 2001 -2003
Đồ thị 1.5. Tỷ giá VND/NDT năm 2001 - 2003
Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Qua các đồ thị trên có thể thấy VND đã xuống giá liên tục so với USD trong
giai đoạn 2001 – 2003, mặc dù nhịp độ mất giá đã giảm vào cuối năm 2003.
Trong khi đó EUR lên giá nhanh chóng so với VND. Tỷ giá VND/NDT cũng có
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 12
Chuyên đề tốt nghiệp
xu hướng biến đổi giống như tỷ giá giữa USD và VND, do Trung Quốc gia tăng
dự trữ ngoại tệ để giữ đồng NDT khỏi lên giá.
Kể từ năm 2004, tỷ giá VND/USD đã dần hồi phục khi mức lạm phát của Việt
Nam tăng cao đột biến hơn so với nhiều năm trước đó (9,5%).Vào thời kỳ này
việc điều hành chính sách tỷ giá ngày càng trở nên linh hoạt hơn qua nhiều bước.
Trước hết là bãi bỏ các trần cố định về tỷ giá kỳ hạn để thay bằng chênh lệch lãi
suất (tháng 5/2004). Tiếp đến là thừa nhận tính tự do chuyển đổi của các ngoại tệ
mạnh, cho phép chuyển đổi giữa các ngoại tệ không cần chứng từ, chính thức áp
dụng quyền chọn ngoại tệ (tháng 11/2004). Các NHTM tiến hành thí điểm quyền
chọn đôla Mỹ và tiền đồng trong điều kiện được tự do thỏa thuận phí quyền chọn
(tháng 6/2005). Bỏ biên độ giao dịch đôla Mỹ tiền mặt, cho thí điểm cơ chế mua
bán ngoại tệ mặt theo giá thỏa thuận (tháng 7/2006).
Bảng 1.2: Diễn biến tỷ giá, tương quan giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực
song phương.
Năm
Tỷ giá chính
thức
% lên giá của
VND
Tỷ gía thực
song phương
USD/VND
2001 15070 -5.2 1.103
2002 15368 -3.9 1.100
2003 15608 -3.8 1.105
2004 15736 +7.1 1.051
2005 15859 +17.3 1.012
2006 15950 +26.4 0.983
(Nguồn : Tổng hợp số liệu NHNN, Tổng cục thống kê và IFS các năm)
Theo bảng số liệu trên có thể thấy từ năm 2004, VND đã lên giá đáng kể so
với USD do nguồn vốn nước ngoài chảy vào ngày càng nhiều. Trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế, VND có phá giá nhẹ song vẫn lên giá so với hầu hết các
đồng tiền khác. Từ cuối năm 2007 thì VND đã lên giá khá nhanh và mạnh (có
thời điểm lên tới 25% so với 2006).
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 13
Chuyên đề tốt nghiệp
Thời kỳ từ 2008 đến nay
Trong năm 2008, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của
Chính phủ, NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt kể từ tháng
01 đến tháng 8/2008. Nhưng từ tháng 9/2008 cho đến hết năm 2008 đến nay,
NHNN chuyển dần sang điều hành chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt, nhằm
góp phần phòng chống sự suy giảm kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, NHNN cũng thực hiện nhiều giải pháp tăng
cường quản lý ngoại hối và tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng
hội nhập quốc tế, tăng quyền tự chủ hơn cho các NHTM. Đồng thời để cho tỷ giá
diễn biến linh hoạt hơn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, hướng tới khuyến
khích xuất khẩu. Bởi vậy cơ chế quản lý ngoại hối và điều tỷ giá của NHNN
trong năm 2008 đã tạo nhiều thuận lợi hơn cho NHTM. Có thể điểm qua các
quyết định cụ thể trong chính sách quản lý tỷ giá trong năm 2008 như sau:
Từ ngày 24/12/2006, NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch ngoại tệ của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng từ ± 0,5% lên ± 0,75% so với tỷ giá do NHNN
công bố.
Từ ngày 10/03/2008, NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch trong mua bán
ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng từ mức 0,75% tăng lên ±
1,0%
Ngày 26/6/2008, Thống đốc NHNN có quyết định sô 1436/QĐ – NHNN nới
rộng biên độ giao dịch tỷ giá từ mức ± 1,0% tăng lên ± 2%so với tỷ giá liên ngân
hàng do NHNN công bố, thực hiện kể từ ngày 27/6/2008.
Quyết định số 2635/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN điều chỉnh biên độ
mua bán ngoại tệ giao ngay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng từ ± 2%
lên ± 3% thực hiện từ 7/11/2008.
Kể từ ngày 25/12/2008, NHNN điều chỉnh mức tăng cao nhất trong nhiều
năm qua là 3% đối với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Với biên độ này, tỷ giá
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 14
Chuyên đề tốt nghiệp
mua bán của các NHTM nhìn chung cũng điều chỉnh tăng lên trên cơ sở tỷ giá
liên ngân hàng của NHNN. Theo đó mặt bằng tỷ giá mới sẽ góp phần kích thích
xuất khẩu, kiềm soát nhập khẩu và đảm bảo bền vững cán cân thanh toán quốc
tế.
Như vậy, năm 2008 NHNN đã đưa ra khá nhiều quyết định về tỷ giá nhằm
kiểm soát lạm phát và những ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính gây ra. Những
quyết định này đã tác động đến tỷ giá trong năm 2008. Trên thị trường ngoại tệ
diễn ra 2 nghịch lý tại hai thời điểm khác nhau, đó là đầu tháng 3/2008, tỷ giá
xuống quá thấp, cung ngoại tệ tăng mạnh, NHTM hạn chế mua vào. Nhưng từ
cuối tháng 5/2008 đến đầu tháng 6/2008, xảy ra cơn sốt ngoại tệ trên thị trường
tự do và tác động lên thị trường chính thức. Đến cuối tháng 10/2008 xẩy ra cơn
sốt tỷ giá lần thứ 2 trong năm nhưng mức độ không lớn bằng đợt đầu tháng
6/2008.
Giá đôla Mỹ trên thị trường tự do được đánh giá là “ sụt giảm nghiêm trọng”
ở thời điểm đầu tháng 3 đến ngày 14, 19/3/2008, giá mua vào đôla Mỹ là 15.470
– 15.480 VND/USD, bán ra 15.550 VND/USD, giảm mạnh so với mức giá ngày
07/03/2008. Mức giá kể từ ngày 11/03/2008 là mức tỷ giá thấp nhất kể từ giữa
năm 2003 đến thời điểm đó và giảm tới 600 đồng/USD trong hơn 3 năm qua.
Trên thị trường mua bán ngoại tệ của các NHTM đối với doanh nghiệp và
khách hàng, tỷ giá bán ra của các NHTM chỉ còn 15.860 VND/USD ngày
14/03/2008 nhưng vẫn còn có khoảng cách khá xa so với tỷ giá trên thị trường tự
do. Trên thị trường tự do, nếu như đầu năm 2008, tỷ giá còn dao động quanh
mức 16.000 VND/USD – 16.200 VND/USD, thì đến giữa tháng 3/2008 tỷ giám
giảm xuống còn 15.400 VND/USD. Nhưng từ cuối tháng 5 đã có thời điểm tăng
lên 19.000 – 19.200 VND/USD, ngày 19/6/2008 còn lên tới đỉnh điểm là 19.800
VND/USD. Tính ra chỉ trong thời gian khoảng 1 tháng, tỷ giá đã tăng lên 14%,
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 15
Chuyên đề tốt nghiệp
đây là mức tăng hiếm gặp trong nhiều năm qua và biến động bất thường, tăng tới
gân 20% trong khoảng 3 tháng.
Khoảng từ cuối năm 2008, tỷ giá lại tăng nhẹ, tỷ giá mua bán của NHTM với
doanh nghiệp xoay quanh mức 16.900 – 16.980 VND/USD, tỷ giá trên thị trường
tự do cũng có thời điểm tăng lên tới 17.400 VND/USD.
Sự biến động này có thể giải thích rằng, nếu như trong quý 1/2008, tỷ giá
giảm là do lượng kiều hối dồn về nhiều từ cuối năm 2007 đến tháng 02/2008 khi
việt kiều về nước, áp lực từ việc nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu Chính phủ
khoảng 1,4 tỷ USD, doanh nghiệp xuất khẩu vay USD chuyển đổi ra VND sản
xuất kinh doanh, các NHTM bán USD để trạng thái đoản, thì đến quý 2, tỷ giá
tăng là hệ quả của nhiều yếu tố khác.
Trước hết, thâm hụt cán cân thương mại lớn (7,22 tỷ USD trong 3 tháng từ
tháng 4 - 6); nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả doanh nghiệp xuất và
nhập khẩu đến hạn cao; tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng
trong nước và quốc tế.
Tiếp theo, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc
bán trái phiếu Chính phủ ròng chuyển ngoại tệ về nước. Thống kê của Tổ nghiên
cứu của BIDV cho thấy, chỉ trong tháng 9 và 11/2008, khối đầu tư nước ngoài đã
bán ròng 0,7 tỷ USD trái phiếu Chính phủ và 100 triệu USD cổ phiếu các loại.
Bên cạnh đó, nhu cầu mua USD của các ngân hàng nước ngoài vẫn cao, ước
khoảng 40 triệu USD/ngày.
Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của cả doanh nghiệp và người dân khi tỷ giá tăng
nhanh dẫn tới hiện tượng găm giữ ngoại tệ. Mặt khác, một lý do khiến cung
ngoại tệ thấp là Ngân hàng Nhà nước ban hành QĐ 09/2008/QĐ, không cho
phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu và vay thực hiện dự án sản xuất
xuất khẩu, giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ bán lại trên thị
trường.
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 16
Chuyên đề tốt nghiệp
Thêm vào đó, thâm hụt thương mại có dấu hiệu tăng trở lại. Chỉ trong 2
tháng 10 và 11/2008, thâm hụt thương mại lên tới 1,17 tỷ USD. Ngoài ra, một áp
lực nữa làm cho cầu USD tăng là do Nhà nước không cho phép nhập khẩu vàng,
khiến vàng nhập lậu ngay lập tức tăng lên, làm tăng cầu USD do USD là đồng
tiền chính để thanh toán giao dịch vàng.
Năm 2008 khép lại là một năm có khá nhiều biến động về tỷ giá hối đoái do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Sang năm 2009 được coi là
năm “tiền tệ” tại Việt Nam. Tỷ giá chính thức giữa USD và VND tăng mạnh. Tỷ
giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã phải trải qua hai lần điều
chỉnh, một lần vào tháng 3(± 2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần
gần nhất là tháng 11 (± 3,4%). Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức
đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường
tự do) vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của NHNN.
Đồ thị 1.6 : Tỷ giá USD/VND 2008 - 2009
Nguồn: Global Financial Data, Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của Trường Fulbright.
Qua đồ trên có thể thấy tình hình tỷ giá bắt đầu diễn biến tăng liên tục từ đầu
năm 2009, thị trường ngoại hối luôn trong tình trạng căng thẳng. Dường như
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 17
Chuyên đề tốt nghiệp
chính sách tỷ giá của NHNN chỉ nhằm rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá chính
thức và tỷ giá tự do, thu hút lượng ngọai hối về ngân hàng để phục vụ mục tiêu
điều hành của Chính phủ.
Nguyên nhân của tình trạng căng thẳng tỷ giá này là do VND đã chịu sức ép
giảm giá so với USD trong một thời gian dài. So với đầu năm 2007, VND đã
tăng giá khoảng 20% so với USD tính theo tỷ giá thực, trong đó nguyên nhân
lạm phát (đo bằng CPI) ở Việt Nam trong hai năm 2007 và 2008 là rất cao, lần
lượt là 12,7% và 20%.
Đáng lưu ý là trong năm 2009, mặc dù CPI ở mức thấp (6,52%) nhưng sức
ép giảm giá VND vẫn được duy trì, lần này là do thâm hụt cán cân thanh toán.
Thực tế lạm phát của Việt Nam từ năm 2007 – 2009 là trên 40%, trong khi lạm
phát ở Mỹ cùng thời kỳ là 20%. Nhưng vào khoảng thời gian đó, tỷ giá chính
thức USD/VND thay đổi không đáng kể, khiến VND bị định giá cao ngay trong
tương quan tỷ giá với USD.
Vì vậy, sự điều chỉnh tỷ giá vừa qua là cần thiết, bất chấp động thái này có
vẻ như ngược lại với xu hướng mất giá chung của USD trên thị trường thế giới.
Linh hoạt tỷ giá, ngày càng trở thành phương châm hành xử phổ biến trong
chính sách tỷ giá của hơn ¾ số nước trên thế giới hiện nay.
Việc tiếp tục nới lỏng tỷ giá VND/USD lần thứ hai cho thấy kỳ vọng của
người cầm tiền đã đúng, củng cố tâm lý tiếp tục găm giữ ngọai tệ và thị trường
lại khan hiếm dòng vốn ngọai tệ luân chuyển, ngân hàng tiếp tục nâng tỷ giá
và “khép kín một vòng tròn luẩn quẩn”.
Dù thế nào thì việc tỷ giá niêm yết biến động mạnh với tần suất cao, không
có tín hiệu cho trước để "đuổi theo" tỷ giá tự do cũng sẽ là một trong những hệ
quả xấu của chính sách. Mặt khác, quyết định hành chính này cũng đẩy mạnh kỳ
vọng của người cầm tiền USD vào những biến động trong tương lai của tỷ giá.
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 18
Chuyên đề tốt nghiệp
Những thay đổi chính sách tỷ giá vừa qua, có thể đem lại những tác dụng
tức thời nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, nhưng sự can
thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào thị trường bằng quyết định hành chính sẽ để
lại cho xã hội tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ. Những người làm chính sách
cần phải có xem xét toàn diện hơn khi triển khai những quyết định thay đổi tỷ
giá bất ngờ, không thể ra quyết định chỉ phục vụ giải quyết tình huống mà quên
đi những tác động có tính dài hạn hơn.
1.2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI DOÁI CỦA
VIỆT NAM
1.2.1 Thời kỳ trước năm 1989
Đây là thời kỳ nền KT mang tính kế hoạch hóa tập trung bao cấp, Nhà nước
can thiệp vào mọi mặt đời sống xã hội, quyết định các chính sách KT vi mô và vĩ
mô theo một kế hoạch quy mô tập trung toàn quốc. Sự can thiệp này đã ngăn cản
khả năng phát huy tác dụng các quy luật cung cầu trên thị trường, nếu có thì
cũng bị bóp méo, sai lệch. Hơn nữa, hệ thống các nước XHCN lại áp dụng một
chiến lược phát triển KT hướng nội, đóng cửa, các mối quan hệ với bên ngoài
đều thông qua hệ thống độc quyền của Nhà nước về ngoại thương và ngoại hối,
do đó độc quyền trong việc ban hành và ấn định tỷ giá. Do vậy, việc áp dụng chế
độ tỷ giá cố định do Nhà nước độc quyền xác định không cần tính đến những
yếu tố cung cầu của thị trường. Với cơ sở KT như vậy, VN cũng như các nước
XHCN khác đều duy trì phương pháp xác định tỷ giá dựa trên cơ sở so sánh sức
mua đối nội và sức mua đối ngoại giữa các đồng tiền và sau đó được quyết định
bằng những Hiệp định thanh toán đựơc ký kết giữa các nước XHCN với nhau.
Sản phẩm của cơ chế xác định tỷ giá này là các nước XHCN duy trì chế độ tỷ
giá cố định và đa tỷ giá, đồng thời triệt tiêu môi trường và mọi điều kiện để hình
thành và phát triển các thị trường nói chung, trong đó có thị trường ngoại hối, là
nơi gặp gỡ cung cầu ngoại tệ, từ đó hình thành nên tỷ giá thị trường.
Sinh viên Cao Thị Lan Hương – Lớp KTQT 48A 19