Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THỰC HIỆN TIẾN BỘ XÃ HỘI, CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.75 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: ĐỀ 9: THỰC HIỆN TIẾN BỘ XÃ HỘI, CÔNG BẰNG XÃ HỘI
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Họ và tên: Bùi Đỗ Ngọc Khánh
MSSV: 1850080012
Lớp: K38- Chủ nghĩa xã hội khoa học

Hà Nội – 2021
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
NỘI DUNG........................................................................................................................ 2
Chương 1: Khái niệm về tiến bộ, công bằng xã hội và thời kỳ quá đô lên chủ nghĩa xã hội
........................................................................................................................................... 2
1.1.

Tiến bộ xã hội.......................................................................................................2

1.2.

Công bằng xã hội..................................................................................................4

1.3.


Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.....................................................................5

Chương 2: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam............................................................................................................................ 7
2.1. Thực hiện tiến bộ xã hội.........................................................................................7
2.2. Thực hiện công bằng xã hội...................................................................................7
2.3. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...................................................8
2.4. Thực trạng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam..............................9
2.5. Những hạn chế.....................................................................................................11
2.6. Một số giải pháp..................................................................................................12
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................15

2


MỞ ĐẦU
Theo học thuyết hình thái kinh tế-xã hội của chủ nghĩa Marx-Lenin, lịch sử xã hội
đã trải qua 5 hình thái: cộng sản ngun thủy, chiếm hữu nơ lệ, phong kiến, tư bản chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Cũng theo chủ nghĩa Marx-Lenin, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu
phải trải qua thời kỳ quá độ chính trị. Bởi chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau
về bản chất. Chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa
về tư liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Chủ nghĩa xã hội được
xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức là nhà nước
và tập thể, khơng cịn các giai cấp đối kháng, khơng cịn tình trạng áp bức, bóc lột.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xem là một giai đoạn khó khăn và phức
tạp, phụ thuộc vào trình độ phát triển và nền kinh tế của mỗi nước. Đặc điểm nổi bật của
thời kỳ này là sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ
nghĩa xã hội, trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các

lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Khi đề cập đến thời kỳ quá độ, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhận định: “Muốn
tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải cải tạo xã hội cũ thành một xã hội mới, một xã hội
khơng có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng nghĩa là ai cũng phải lao
động và có quyền lao động”. Hiểu nơm na rằng, nếu muốn đi lên thời kỳ quá độ chủ
nghĩa, thì bắt buộc phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Một khi, xã hội tiến bộ và
công bằng, dân chủ mới được phát huy triệt để, mọi người được tôn trọng và giúp đỡ.
Người dân nhận thức được trách nhiệm của mình, thực hiện tốt nghĩa vụ cơng dân, góp
phần làm giàu khơng chỉ cho bản thân họ mà còn cho cộng đồng và cho đất nước.
Vậy nên, trong phạm vi môn học, em lựa chọn đề tài “Thực hiện tiến bộ xã hội,
công bằng xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, với mong muốn đóng góp,
làm rõ phần nào tầm quan trọng của việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và liên hệ với thực tiễn nước ta.
1


NỘI DUNG
Chương 1: Khái niệm về tiến bộ, công bằng xã hội và thời kỳ quá đô lên chủ nghĩa
xã hội
1.1.

Tiến bộ xã hội

Trong quá trình phát triển của nhân loại, tiến bộ xã hội là một trong những vấn đề
cơ bản của mỗi thời đại. Bởi nó được đặt ra cùng với sự tồn tại của con người, gắn với
ước mơ, khát vọng vì một cuộc sống hạnh phúc của con người.
Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, nhà Triết học Hy Lạp Platon cho rằng tiến bộ xã
hội là sự vận động theo chiều hướng đi lên. Theo đó, chính trị, pháp quyền, nhà nước lần
lượt thay đổi các hình thức của chúng và hình thức sau ln ưu việt hơn hình thức trước
nhưng đó khơng phải là q trình vơ tận, mà là những đường vịng có giới hạn, ở đó chu

kỳ lặp lại những giai đoạn đã qua [1].
Theo Hegel, nhà Triết học cổ điển Đức, tiến bộ xã hội chính là sự vận động tiến về
phía trước của cái kém hồn thiện đến cái hồn thiện hơn. Trong đó, cái chưa hồn thiện
mang trong mình mặt đối lập của nó - cái hồn thiện, cái hồn thiện tồn tại ngay trong
tiềm năng, trong tính xu hướng của cái chưa hoàn thiện. Điểm tiến bộ trong học thuyết
này chính là đã nhận ra và lí giải một cách sâu sắc tính biện chứng của sự vận động xã
hội, đã xem xét lịch sử xã hội như một quá trình thống nhất và hợp quy luật. Tuy nhiên,
Hegel xem tiến bộ xã hội chính là quá trình vận động của ý niệm [2].
Mặc dù trong hệ thống quan điểm chủ nghĩa Marx-Lenin khơng có một tác phẩm
nào trình bày một cách chuyên biệt về tiến bộ xã hội, song những quan điểm ấy được thể
hiện gián tiếp qua hệ thống chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong mối quan hệ với phát triển xã
hội. Theo Marx: “Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch
sử - tự nhiên” [3]. Quá trình vận động tiến lên của các hình thái kinh tế - xã hội do sự
phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, nó diễn ra hết sức phong phú, phức tạp,
đầy mâu thuẫn với những bước quanh co và những bước thụt lùi. Song quá trình luôn
luôn diễn ra theo hướng tiến bộ, theo hướng đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến
2


hoàn thiện. Lenin cũng khẳng định: “Lịch sử thế giới tiến lên một cách đều đặn, bằng
phẳng” [4]. Vậy nên, theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Marx-Lenin, tiến bộ
xã hội luôn thể hiện sự vận động liên tục khơng ngừng. Nhờ sự vận động đó, tiến bộ xã
hội sẽ phát triển theo chiều hướng đi lên và kéo theo đời sống xã hội loài người cũng luôn
theo xu thế ngày càng được nâng lên. Vận động trong xã hội chính là sự vận động của
hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn về chất.
Tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đơng và phương Tây, kết hợp với sự hiểu biết sâu
sắc về thực tiễn cách mạng thế giới và Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm đúng
đắn nhất về tiến bộ xã hội. Điều đó được thể hiện rõ qua quan điểm về chủ quyền dân tộc,
độc lập dân tộc, quyền tự do dân tộc, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành. Trong Tuyên ngơn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Tất cả

mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể
xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc” [5]. Tiền đề của tiến bộ xã hội chính là sự bình đẳng giữa con người, giữa
các dân tộc. Theo Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ
mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc uống, già khơng lao
động thì được nghỉ… Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh
thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội” [6]. Có thể hiểu rằng, tiến bộ xã hội có được
khi mỗi người ngày càng có điều kiện phát triển và điều kiện tiên quyết nhất chính là
được làm chủ vận mệnh của mình, của đất nước mình.
Theo Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến bộ xã hội là một khái niệm phản
ánh sự vận động của xã hội từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đó là sự vận động
của xã hội lồi người từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác
cao hơn, hoàn thiện hơn, cả về cơ sở hạ tầng kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng về pháp lý,
chính trị và các hình thái ý thức xã hội. Lịch sử lồi người nói chung bao giờ cũng vận
động theo hướng tiến bộ, mà mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một nấc thang của tiến bộ
xã hội.

3


Như vậy, có thể khẳng định: tiến bộ xã hội là phạm trù triết học phản ánh con đường
tiến lên của xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội) từ trình độ thấp đến trình độ cao
hơn, mang lại những giá trị thiết thực về vật chất và tinh thần cho mọi người dân.

1.2.

Công bằng xã hội

Công bằng xã hội là cơ sở để duy trì trạng thái ổn định cho sự phát triển xã hội.
Theo quan điểm Marx-Lenin, dưới chủ nghĩa xã hội, công bằng xã hội là sự ngang

bằng nhau giữa người và người trong xã hội chủ yếu về phương diện phân phối sản phẩm
xã hội, dựa trên nguyên tắc: cống hiến lao động ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau.
Khi đề cập đến nguyên tắc trên, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Chủ nghĩa
xã hội là công bằng, hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, khơng làm thì khơng
hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom” [7],
khiến cho nhân dân hăng hái tham gia hoạt động kinh tế, đóng góp vào sự phát triển đất
nước. Người nhấn mạnh: “Trong chế độ dân chủ mới, có năm loại kinh tế khác nhau:
kinh tế quốc doanh, các hợp tác xã, kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ, tư
bản của tư nhân, tư bản của Nhà nước”. Hồ Chí Minh khẳng định các thành phần kinh tế
được song song tồn tại, được tơn trọng và bình đẳng trước pháp luật. Điều này giúp huy
động mọi nguồn lực trong xã hội, con người ở mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau
đều có thể phát huy khả năng của mình.
Tuy nhiên, quan niệm trên chỉ hạn chế ở thời kỳ dưới chủ nghĩa xã hội. Đến thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mới được Đảng ta bổ sung và hoàn thiện. Nghị quyết Đại
hội X của Đảng chỉ rõ: “Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu
quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua
phúc lợi xã hội” [8].
Như vậy, công bằng xã hội là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của cơng dân.
Bình đẳng trong chế độ phân phối thu nhập, cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ

4


hội. Đó là một khái niệm cơng bằng xã hội rất rộng bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội.

1.3.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội


Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lịch sử tất yếu trên con đường
phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ lịch sử có đặc
điểm riêng với những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đặc thù.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là mang tính tất yếu. Bởi, chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa tư bản là hai chế độ xã hội khác nhau về bản chất. Chủ nghĩa tư bản được xây
dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, đây là cơ sở của chế
độ áp bức, bóc lột, bất cơng. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất chủ yếu, tạo ra cơ sở vật chất cho việc xố bỏ chế độ người bóc lột
người, xây dựng xã hội cơng bằng, bình đẳng. Muốn có một xã hội như vậy cần phải có
một thời gian nhất định. Chủ nghĩa xã hội có cơ sở vật chất kỹ thuật là nền sản xuất công
nghiệp hiệnvđại. Với những nước đã qua chế độ tư bản chủ nghĩa, sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội nhưng muốn
cơ sở ấy phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần có thời gian tổ chức, săp xếp lại. Với những
nước bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội càng cần có một
thời gian lâu dài để thực hiện nhiệm vụ tiến hành cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa. Các
quan hệ xã hội chủ nghĩa cũng không tự nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản, chúng là
kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cũng cần có thời gian
để xây dựng và phát triển những quan hệ đó.
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ mà trong đó cịn
tồn tại đan xen giữa những yếu tố của xã hội mới với những tàn dư của xã hội cũ. Chúng
đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

5


Trên lĩnh vực kinh tế, tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên lĩnh vực chính trị, tương ứng với nền kinh tế nhiều thành phần là một cơ cấu
xã hội - giai cấp đa dạng, phức tạp. Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh
với nhau.

Trên lĩnh vực xã hội cịn có sự khác biệt khá cơ bản giữa thành thị và nông thôn,
giữa đồng bằng và miền nói, giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
Trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng, bên cạnh nền văn hóa mới, hệ tư tưởng mới, cịn
tồn tại những tàn dư của nền văn hóa cũ lạc hậu, thậm chí phản động [9].
Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ đấu tranh giữa giai cấp
công nhân liên minh với các tầng lớp lao động khác đã giành được chính quyền nhà nước
đang thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội, với một bên là các giai cấp
bóc lột đã bị đánh đổ, nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra
trong điều kiện mới, với những hình thức và nội dung mới.
Kế thừa những quan điểm chủ nghĩa Marx - Lenin về cách mạng không ngừng và
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, Hồ
Chí Minh đã khẳng định: Thời kỳ quá độ “là thời kỳ dân chủ mới”, tiến dần lên chủ nghĩa
xã hội. Ở Việt Nam, đó là hình thái q độ gián tiếp với: “Đặc điểm to nhất là từ một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa” [10].
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, đầy gian
khổ và lâu dài chứ “khơng thể một sớm một chiều”. Bởi vì, “chúng ta phải xây dựng một
xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay
đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ hàng ngàn năm...
biến nước ta từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp” [11]. Tuy nhiên,
muốn “tiến lên chủ nghĩa xã hội” thì khơng phải “cứ ngồi mà chờ” là sẽ có được chủ

6


nghĩa xã hội. Nhân dân ta cùng cố gắng, phấn khởi thi đua xây dựng, thì thời kỳ q độ
có thể rút ngắn hơn.

7



Chương 2: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
2.1. Thực hiện tiến bộ xã hội
Tiến bộ xã hội trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta có những tiêu
chí dưới đây.
Đầu tiên, lực lượng sản xuất phát triển với hàm lượng khoa học ngày càng cao và
với quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tăng trưởng
nhanh, có chất lượng cao và bền vững.
Thứ hai, quyền làm chủ của nhân dân đối với mọi mặt đời sống xã hội được bảo
đảm; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trong sạch, vững
mạnh. Dân chủ được phát huy, kỷ luật, kỷ cương được tơn trọng.
Văn hố, giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ được mở mang, trình độ dân
trí phát triển, quan hệ giữa con người với con người lành mạnh, những thói hư, tật xấu và
tệ nạn xã hội được đẩy lùi. Đây là thước đo trí tuệ và đạo đức của tiến bộ xã hội.
Môi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiện.
Con người có điều kiện từng bước phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức, nghề
nghiệp. Có cuộc sống ngày càng ấm no, tự do, hạnh phúc, họ được cống hiến và hưởng
thụ công bằng thành quả của sự phát triển.
Một xã hội vận động theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội phải là một xã hội ngày
càng giàu có về của cải vật chất, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng đầy đủ,
sung túc hơn. Cái đích hướng tới của tiến bộ xã hội phải là con người, là sự phát triển
toàn diện của con người [12].
2.2. Thực hiện cơng bằng xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán, coi công bằng xã hội là mục tiêu, đồng thời,
là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự quản lý đồng bộ và có trách
nhiệm của Nhà nước qua hệ thống pháp luật, hệ thống chính sách xã hội, an sinh xã hội,
8



hệ thống thuế và phân phối phúc lợi sẽ giữ vai trị quyết định trong việc điều hịa các lợi
ích trong xã hội theo hướng công bằng.
Thực hiện công bằng xã hội nhằm mang lại một xã hội tốt đẹp cho tất thảy mọi
người là mục tiêu hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều này được
Hồ Chí Minh vạch ra, đồng thời, đây cũng chính là khát vọng của nhân dân ta trong quá
trình phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực kinh tế, chính là các thành phần kinh tế
được song song tồn tại, được tôn trọng và bình đẳng trước pháp luật. Nhằm giúp huy
động mọi nguồn lực trong xã hội, con người ở mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau
đều có thể phát huy khả năng của mình.
Đặc biệt là nguyên tắc phân phối cơng bằng: “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng
ít, khơng làm thì khơng được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước
giúp đỡ, chăm nom”, tạo động lực cho con người phát huy khả năng của mình trong thời
kỳ mới.
Hồ Chí Minh cũng u cầu hệ thống chính sách phải mang lại lợi ích thiết thực cho
nhân dân. Ai cũng có cơ hội được tiếp cận với các lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn hóa…phải
cơng bằng. Đồng thời, Nhà nước xây dựng các chính sách đầu tư, phân bổ nguồn lực hỗ
trợ phát triển nhằm rút ngắn mực độ chênh lệch giữa miền xuôi với miền núi, vùng sâu,
vùng xa, hải đảo…Điều này sẽ tạo ra các gốc rễ bền vững cho công bằng xã hội.
2.3. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Từ Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 101930) đến Hội nghị Trung ương 9 khóa VI Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 8-1990), thời
kỳ quá độ luôn được xác định là: “do được các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ, nên bỏ
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”, được hiểu là nửa trực tiếp.
Đại hội II của Đảng Lao động Việt Nam (02/1951) cũng nêu rõ: thời kỳ quá độ ở
Việt Nam có điểm xuất phát thấp hơn, cho nên lâu dài, khó khăn hơn. Đại hội VI của

9


Đảng (năm 1986) mở ra thời kỳ đổi mới, bắt đầu thực hiện đa dạng hóa sở hữu, thời kỳ

quá độ ở nước ta là “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Từ Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đến nay, đường lối thực hiện thời kỳ quá độ
được xác định là “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”, tức thời kỳ quá độ gián tiếp, và được
xây dựng, phát triển ngày càng hoàn thiện. Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (1/1995)
khẳng định: “trong điều kiện khơng cịn sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, nhưng
có thể tranh thủ được nguồn lực từ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế, bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa, nhưng kế thừa mọi thành tựu và kinh nghiệm của nhân loại, kể cả của chủ
nghĩa tư bản”. Đại hội IX của Đảng nêu rõ, bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ trong chủ nghĩa tư bản
[13].
2.4. Thực trạng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam
Sau hơn 30 năm thực hiện đổi mới, chúng ta đã có được những thay đổi quan trọng
về nhận thức. Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể đã chuyển sang chủ động
của tất cả các tầng lớp dân cư. Từ chỗ đề cao quá mức lợi ích tập thể một cách chung
chung, trừu tượng, thi hành chính sách phân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng
thực tế là bình quân - cào bằng đã từng bước thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả
lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác
vào sản xuất - kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Nhờ vậy, công bằng xã hội ngày
một thể hiện rõ hơn. Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong
mối quan hệ tương tác với chính sách kinh tế đã đi đến thống nhất chính sách kinh tế với
chính sách xã hội, xem trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính
sách xã hội, thực hiện chính sách xã hội là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh
tế. Từ việc Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần dần chuyển
trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động
đều tham gia tạo việc làm. Từ không chấp nhận có sự phân hố giàu - nghèo đã khuyến
khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đơi với tích cực xố đói, giảm nghèo, coi một bộ
phận dân cư giàu lên trước là cần thiết cho sự phát triển. Quan trọng nhất là đã coi phát
10



triển giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát
triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Thực hiện công bằng xã hội trong
giáo dục, trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, có
chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người nghèo.
Về kinh tế, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển ngoạn mục, đạt được nhiều
thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm, quy mô
nền kinh tế đã lớn hơn rất nhiều so với trước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng
trưởng với tốc độ trung bình hàng năm 6.6% giai đoạn 1986-2017 và đạt 7.08%
năm 2018. Trong đó, giai đoạn tăng trưởng cao nhất 1992-1997 với mức tăng trưởng bình
quân hàng năm đạt 8.1%. So với một số quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trên
thế giới trong hơn 30 năm qua, bình quân tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đứng sau
Trung Quốc là 9.4%, trên Hàn Quốc và Malaysia là 5.9%, trên Thái Lan là 5.2%, trên Mỹ
là 2.6%, Nhật Bản là 1.7% và Đức là 1.8% [14].
Cơ cấu kinh tế Việt Nam đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ hơn. Theo số liệu Tổng
cục Thống kê, năm 1986, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất là 38.1%, dịch
vụ 33%, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất là 28.9%. Đến năm 2018, cơ cấu
kinh tế đã có những thay đổi quan trọng: dịch vụ vươn lên trở thành ngành đóng góp
cao nhất trong GDP với tỷ trọng 41.1%, sau đó là ngành cơng nghiệp chiếm 34.3%,
ngành nơng nghiệp giảm xuống chỉ cịn 14.6%. Tỷ trọng lao động làm việc trong công
nghiệp và dịch vụ tăng từ 11.2% và 16.3% (năm 1989) lên 26.6% và 35.2% vào q
2/2018. Trong nơng nghiệp giảm từ 71.5% xuống cịn 38.2%, tỷ lệ lao động có chun
mơn kỹ thuật (đặc biệt là tỷ lệ người lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên)
tăng nhanh từ 1.9% lên 12.5% cũng tại thời điểm nêu trên [15].
Về mặt xã hội, nước ta đang tiến tới một xã hội ã hội văn minh, tiến bộ. Thu nhập
bình quân đầu người có nhiều cải thiện. Những năm 2007 trở về trước, Việt Nam là nước
có thu nhập thấp với bình quân thu nhập đầu người dưới 1.000 USD/người/năm, từ năm
2008 trở đi, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, với thu nhập bình
quân đầu người là 1.154 USD/người/năm và tăng lên 2.540 USD/người/năm vào năm
11



2018 [16]. Vấn đề việc làm được giải quyết ổn thỏa. Công tác đào tạo nghề được quan
tâm, từng bước phát triển, góp phần đưa tỉ lệ lao động đã qua đào tạo từ dưới 10% năm
1990 tăng lên 51.6% năm 2015 và 56% năm 2017, tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống
cịn 2.24%. Cơng tác xóa đói giảm nghèo cũng rất được chú trọng. Theo chuẩn quốc gia,
tỉ lệ hộ nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống còn 5.8% năm 2016, tính theo chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều, giảm từ 14.2% (năm 2010) xuống còn 7.9% (năm 2017),
riêng các huyện nghèo giảm 4%. Theo báo cáo của Chính phủ về Kết quả thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2018, đến nay, hầu hết các đối tượng chính sách xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi, người
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn đã có bảo hiểm y tế, cấp thẻ
bảo hiểm y tế cho trên 34.3 triệu người, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho trên 15.1 triệu
người. Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo có sự phát triển mới về quy mơ, đa
dạng hóa các loại hình lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học. Năm 2000, cả
nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Cuối năm 2010, hầu hết
các tỉnh, thành đạt chuẩn giáo dục trung học cơ sở. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học
phổ thông năm học 2016- 2017, chiếm 97.94%, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ
toàn quốc là 95.1%, 100% tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non.
2.5. Những hạn chế
Đầu tiên, nền kinh tế nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Dù tăng
trưởng kinh tế cao, bình quân hàng năm đạt 6.3%, nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra của
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) ở mức 7-8%.
Tiếp đến, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam vẫn còn yếu về chất
lượng, thiếu về số lượng, gần 80% lao động chưa qua đào tạo. Một bộ phận lao động đã
qua đào tạo hoặc được sử dụng không đúng ngành nghề đào tạo, hoặc phải đào tạo lại
mới có thể làm việc trong các doanh nghiệp, thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình
độ cao, lao động dịch vụ cao cấp.

12



Bên cạnh đó, nội dung, phương pháp giáo dục cịn lạc hậu. Chất lượng, hiệu quả
giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề
nghiệp, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, bất cập. Tỉ lệ lao động có
trình độ chun mơn cao, tay nghề giỏi cịn ít. Ngành nghề đào tạo chưa thật sự gắn kết
với nhu cầu thị trường lao động.
Đáng lo ngại hơn chính là lối sống ích kỷ, vụ lợi cá nhân cũng bắt đầu hình thành và
ngày càng xâm nhập vào nhiều tầng lớp trong xã hội. Lối sống thiên về hưởng thụ, sống
gấp đang huỷ hoại dần nhân cách của nhiều người dẫn đến nhiều giá trị truyền thống dần
trở nên mai một.
Có một hệ lụy đau lịng hơn, chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. Rừng tiếp tục bị
tàn phá do hoạt động khai thác gỗ trái phép diễn ra nghiêm trọng, do chưa chấm dứt được
lối sống du canh du cư và do vẫn còn vi phạm quy hoạch lấy đất rừng trái phép làm đất
canh tác nơng nghiệp. Ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí ở các khu công nghiệp,
đô thị, làng nghề hết sức nghiêm trọng. Các loại rác thải nguy hại vẫn chưa được xử lý
khi vận tải ra ngồi khu cơng nghiệp. Đến tháng 6 năm 2006 chỉ có 33 trên tổng số 135
khu công nghiệp trên cả nước đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải, còn lại
các khu công nghiệp khác hoặc nước thải chưa được xử lý hoặc có xử lý với chất lượng
thấp.
2.6. Một số giải pháp
Thứ nhất, quán triệt, nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc việc thực tiến bộ xã hội
trong từng bước, từng chiến lược, từng chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung
trong tồn bộ hệ thống chính trị của Việt Nam. Tiếp tục mở rộng các cơ hội phát triển cho
mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư. Phát triển thật mạnh các lại hình doanh
nghiệp hỗn hợp, cả nhà nước và tư nhân, nhất là hình thức cơng ty cổ phần, với sự góp
vốn và tham gia giám sát rộng rãi của các cổ đơng phát tán trong tồn quốc.
Thứ hai, giải quyết tốt lao động, việc làm và thu nhập, bảo đảm chất lượng đời sống
dân cư. Tiếp tục nâng cao tỷ lệ tồn dụng lao động ở nơng thơn bằng các giải pháp
13



chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh ngành nghề nơng thơn, thực hiện
tốt hơn chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình... cần có chính sách tạo sự đột phá,
tạo bước chuyển dịch rõ ràng hơn lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chính sách an sinh xã hội. Hệ thống an sinh
xã hội được thiết kế theo ngun tắc: có tính hệ thống, có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ
với nhau, đặc biệt là các “mức chuẩn” của từng hợp phần. Đồng thời, phải bảo đảm tính
bền vững, đặc biệt là bền vững về tài chính và hướng tới đối tượng là mọi thành viên
trong xã hội vì họ đều có quyền được trợ giúp lúc khó khăn, khi gặp rủi ro.
Thứ tư, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình. Các cấp chính
quyền địa phương, các cơ quan chức năng về dân số và kế hoạch hố gia đình và các cơ
quan đồn thể quần chúng cần đặc biệt quan tâm công tác dân số, kế hoạch hố gia đình ở
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thuần nông vì đây là những
vũng có thu nhập thấp và tốc độ tăng dân số cao hơn mức bình quân của cả nước. Không
ngừng củng cố và nâng cao chất lượng dân số, trước hết ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân
tộc thiểu số với 2 biện pháp cơ bản là giáo dục và chăm sóc sức khoẻ.
Thứ năm, khắc phục hậu quả ơ nhiễm mơi trường. Kiểm sốt chặt chẽ việc tăng dân
số cơ học ở các đô thị lớn, nhất là các thành phố trực thuộc trung ương. Bảo vệ tài
nguyên rừng, đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng và thực hiện các hình thức khốn thích
hợp cho hộ gia đình và tập thể theo Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Nâng
cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ mơi trường trong dân cư cả ở đô thị và nông
thôn. Tổ chức làm tốt quy hoạch và siết chặt kỷ luật thực hiện theo quy hoạch phát triển
công nghiệp. Các khu công nghiệp phải nằm xa các khu dân cư và phải có cơng trình xử
lý chất thải trước khi đưa ra bên ngồi. Những khu cơng nghiệp lớn chưa có cơng trình
xử lý nước thải thì phải buộc chủ đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp làm.
Thứ sáu, cần nhanh chóng có các quy định cụ thể tạo điều kiện cho nhân dân phát
huy hơn quyền và trách nhiệm làm chủ của mình trong việc giám sát và thơng qua đó

14



phát hiện những người lợi dụng chức, quyền đục khoét tài sản của nhân dân và của Nhà
nước. Không dựa vào nhân dân thì khó đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng.

15


KẾT LUẬN
Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới càng làm sáng tỏ lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mặc dù nước ta đã thốt ra khỏi nhóm nước nghèo, đời sống vật
chất và văn hóa khơng ngừng được cải thiện, vị thế nước ta không ngừng được nâng cao
trên trường quốc tế. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã
tác động tiêu cực đến cuộc sống của người lao động: vấn nạn thất nghiệp, sự phân hóa
giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập… Do đó, việc đảm bảo tiến bộ xã hội, công bằng xã
hội trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn,
cần được nhận thức đúng đắn, nhằm hiện thực hóa mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong quá trình xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có lúc Đảng ta đã
phạm sai lầm nghiêm trọng về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Nhưng với bản
lĩnh khoa học, Đảng ta đã nhận thức rõ những sai lầm khuyết điểm do nguyên nhân thiếu
kinh nghiệm và nhất là do chủ quan duy ý chí, vi phạm những quy luật khách quan, dẫn
đến khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Đảng đã rút ra những bài học kinh nghiêm
sâu sắc, đồng thời, tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, từng bước xác định
rõ hơn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là q trình đổi mới tư duy. Đảng đã
xác định rõ hơn phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt và
đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo
vệ tổ quốc chủ nghĩa xã hội

16



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trọng Chuẩn (2000), Tiến bộ xã hội: Một số vấn đề lí luận cấp bách,
NXB Khoa học xã hội, tr44-45.
2. Nguyễn Trọng Chuẩn (2000), Tiến bộ xã hội: Một số vấn đề lí luận cấp bách,
NXB Khoa học xã hội, tr50.
3. , NXB Chính trị quốc gia (1993), C.Mác và Ph.Ăngghen tồn tập, t.23, tr21.
4. NXB Tiến bộ (1981),V.I.Lênin toàn tập, t.30, tr8.
5. NXB Chính trị quốc gia (2000), Hồ Chí Minh tồn tập, t.4, tr4.
6. NXB Chính trị quốc gia (2000), Hồ Chí Minh tồn tập, t.9, tr591.
7. Vũ Thị Minh Tâm (2021), Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hiện công bằng
xã hội, Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng
bộ khối các cơ quan tỉnh Miền Nam.
8. NXB Chính trị quốc gia (2000), Hồ Chí Minh tồn tập, t.9, tr.175.
9. NXB Chính trị quốc gia (2009), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lenin, Tr 124-125.
10. NXB Chính trị quốc gia (2000), Hồ Chí Minh tồn tập, t.12, tr411.
11. NXB Chính trị quốc gia (2000), Hồ Chí Minh tồn tập, t.10, tr329.
12. Đoàn Thế Hanh (2021), Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã
hội, Tạp chí cộng sản.
Truy

cập:

/>at-trien-kinh-te-di-doi-voi-tien-bo-va-cong-bang-xa-hoi.aspx?
fbclid=IwAR17TJ1h6Ed_PhS3B8aCcGLHNvsDYBFWTlmNsZLfnG-DsL9DIwxM6psMxc
17


13. Báo Cần Thơ online, Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lê-nin và thực tiễn trên thế giới một thế kỷ qua.
Truy

cập:

/>
luan-cua-chu-nghia-mac-le-nin-va-thuc-tien-tren-the-gioi-m-a101058.html
14. Báo lý luận chính trị: Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế thích ứng với hộp
nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.
Truy cập: chinh/item/2892-doimoi-quan-ly-nha-nuoc-

ve-kinh-te-thich-ung-voi-hoi-nhap-quoc-te-va-

cach-

mang-cong-nghiep-40.html
15. Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Tiến bộ xã hội ở Việt Nam.
Truy cập: />fbclid=IwAR2O3OH2chxKBKZ5KtUGduhoLKCQzNeSueCPVTSDzQIyNkgo7nVaZlV4mw

18



×