Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn huyện Hòa Vang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 94 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động kinh tế có vai trị rất quan trọng
trong q trình phát triển kinh tế - xã hội, là động lực của tăng trưởng, phát triển
kinh tế và tạo ra các tác động có lợi cho chính trị - xã hội. Một nền kinh tế sẽ không
thể tồn tại và phát triển nếu thiếu hoạt động đầu tư. Trong quá trình chuyển đổi từ
nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì đầu tư xây dựng cơ bản lại có
vai trị đặc biệt quan trọng, góp phần tạo ra khối lượng lớn cơ sở vật chất và kỹ
thuật cho nền kinh tế. Chính vì vậy, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng lãng phí, thất thốt vốn là
vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Hịa Vang là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng, với cơ cấu
kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Trong những năm qua, được sự quan tâm của các
cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương, tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đang được khởi sắc. Đặc biệt là
từ khi chia chia tách huyện năm 2005 và đồng thời Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nơng thơn mới được triển khai, có thể nói hệ thống cơ sở vật chất hạ
tầng kỹ thuật được cải thiện đáng kể góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện phát triển.
Mặc dù vậy, hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế trong thời kỳ
mới, đặc biệt trong bối cảnh huyện Hòa Vang đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng
nơng thơn mới. Tình trạng lãng phí nguồn vốn, ngân sách nhà nước vẫn còn xảy ra.
Do đó, việc phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách
nhà nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2009 – 2020
là nhu cầu cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn cao. Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề
tài:



2
“ Hồn thiện cơng tác đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách
nhà nước trên địa bàn huyện Hòa Vang – Thành phố Đà Nẵng ” để làm đề tài
nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước, mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở lý luận
đó, đi sâu phân tích đánh giá tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà
nước cũng như đóng góp của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2009 – 2013, từ đó tìm ra các giải pháp cụ
thể nhằm hồn thiện cơng tác đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách
nhà nước, những nội dung cần thực hiện nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế
- xã hội trên địa bàn huyện Hòa Vang đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn
huyện Hòa Vang giai đoạn 2009 – 2013 và định hướng hoàn thiện ở các năm tiếp
theo giai đoạn 2014 – 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp
dự báo, phương pháp suy luận lôgic…để đánh giá các vấn đề nghiên cứu của đề tài.
5. Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước.
Chương 2: Thực trạng về công tác đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hòa Vang – Thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2009 – 2013.
Chương 3: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác đầu tư xây dựng cơ bản
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hòa Vang – Thành phố

Đà Nẵng.


3
Trong q trình hồn thành khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ và hướng
dẫn nhiệt tình của cơ

đ ể em có thể hồn thành tốt bài viết này.

Mặc dù vậy, do thời gian không nhiều, kỹ năng của bản thân cịn yếu kém nên bài
làm khơng tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm. Em rất mong nhận được đóng
góp ý kiến của các thầy cơ cũng như các anh chị để bài khóa luận được hồn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, ngày tháng

năm
Sinh viên thực hiện


4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Một số khái niệm về đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước (NSNN)
*/ Đầu tư
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn
lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.

Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao
động, trí tuệ và tài sản vật chất khác. Biểu hiện của tất cả nguồn lực bỏ ra nói trên
được gọi chung là vốn đầu tư (VĐT).
Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền
vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học…) và nguồn nhân
lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã
hội.
*/ Xây dựng cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ bản (XDCB) là các hoạt động cụ thể để tạo ra tài sản cố định
(TSCĐ) như khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt…Kết quả của hoạt động XDCB là
các TSCĐ, có một năng lực sản xuất và phục vụ nhất định. Như vậy, XDCB là nột
quá trình đổi mới và tái sản xuất mở rộng, có kế hoạch về các TSCĐ của nền kinh tế
quốc dân trong các ngành sản xuất vật chất cũng như không sản xuất vật chất. Nó là
q trình xây dựng cơ sở vật chất cho một quốc gia.
Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các cơng trình theo mục đích
của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các TSCĐ và tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật cho xã hội. Đầu tư XDCB là một hoạt động kinh tế.


5
Như vậy, XDCB và đầu tư XDCB là những hoạt động với chức năng tạo ra
TSCĐ cho nền kinh tế thơng qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại
hóa hoặc khơi phục các tài sản cố định.
*/ Đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Nguồn vốn của ngân sách nhà nước (NSNN) là một bộ phận vốn đầu tư
XDCB, được nhà nước tập trung vào NSNN dùng để đầu tư xây dựng cơng trình
theo mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước cho đầu tư XDCB. Trong mỗi thời kỳ,
tùy vào điều kiện lịch sử cụ thể và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
mà nguồn vốn NSNN bố trí cho đầu tư XDCB với tỷ lệ khác nhau.
Dưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư XDCB từ

NSNN cũng như các nguồn vốn khác – đó là biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu tư,
bao gồm các chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tư, nghĩa là bao
gồm tồn bộ chi phí đầu tư.
Dưới giác độ một nguồn lực tài chính quốc gia, vốn đầu tư XDCB từ NSNN
là một bộ phận của quỹ NSNN trong tổng chi đầu tư của NSNN hàng năm được bố
trí cho đầu tư vào các cơng trình, dự án XDCB của Nhà nước.
Đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng một phần
vốn tiền tệ đã tập trung được dưới hình thức: Thuế, phí, lệ phí…để đầu tư cho xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa xã hội. Các khoản chi này có tác dụng thúc đẩy
nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Với ý nghĩa đó người ta coi khoản chi này là
chi cho tích lũy.
Như vậy, đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn NSNN.
Chi đầu tư XDCB của NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tập
trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, từng
bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh, quốc phịng, các cơng trình khơng có khả năng thu hồi vốn.
1.2. Đặc điểm của đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
1.2.1. Đặc điểm của đầu tư XDCB
Là một bộ phận của đầu tư phát triển nên hoạt động đầu tư XDCB mang
những đặc điểm chủ yếu của đầu tư phát triển sau đây:


6
- Hoạt động đầu tư XDCB đòi hỏi một số vốn lớn và vốn này nằm khê đọng
trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Vì thế, nhà đầu tư cần phải nghiên cứu để
quyết định xem sẽ bỏ vốn đầu tư vào đâu, phương thức huy động vốn như thế nào,
quản lý hoạt động đầu tư như thế nào.
- Hoạt động đầu tư thường kéo dài trong nhiều năm, huy động nhiều nguồn
lực kinh tế - xã hội nên nó thường mang tính rủi ro cao. Do đó, để đảm bảo cho mọi
công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác

chuẩn bị. Sự chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư. Đối
với các dự án dài hạn thì địi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng và dự tính được kết quả
xảy ra trong tương lai.
- Vì một trong các đặc trưng của hoạt động đầu tư là tính hiệu quả nên đòi
hỏi các kết quả thu được phải đảm bảo bù đắp được các chi phí đã bỏ ra và có lãi.
Muốn như vậy thì trước một hoạt động đầu tư, chúng ta phải chuẩn bị một cách
khoa học đầy đủ, chính xác để nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Việc chuẩn bị đó
được thể hiện thơng qua q trình lập các dự án đầu tư.
- Trong quá trình thực hiện đầu tư phải chịu tác động của rất nhiều yếu tố (tự
nhiên, pháp lý, yếu tố kinh tế,…) nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả đầu ra, đầu vào của
dự án. Do vậy kết quả và hiệu quả của hoạt đơng đầu tư XDCB cũng theo đó mà
chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố không ổn định theo thời gian. Chính vì vậy,
cần phải xem xét, tính tốn đầy đủ các vấn đề có liên quan đến dự án đầu tư trước
khi đầu tư. Từ đó, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho dự án đầu tư có
hiệu quả. Đây chính là quá trình lập dự án đầu tư.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư XDCB sẽ được hoạt động, vận hành và
khai thác ngay tại nơi chúng tạo nên, do vậy quan hệ trực tiếp đến vấn đề địa hình,
địa chất bởi nó liên quan đến q trình thực hiện đầu tư và quá trình vận hành dự án
đầu tư.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư XDCB có giá trị lâu dài: Có thể hàng
trăm năm hoặc hơn nữa. Vì vậy để đảm bảo cho cơng cuộc đầu tư phát triển đạt
được hiệu quả kinh tế - xã hội cao thì phải làm tốt giai đoạn chuẩn bị đầu tư và quá
trình thực hiện đầu tư.


7

1.2.2. Đặc điểm của đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN là một bộ phận của đầu tư XDCB nên
mang những đặc điểm cụ thể của đầu tư XDCB như đã nêu trên.

Một cách tổng quát, có thể thấy đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN có hai
nhóm đặc điểm đặc trưng là: Gắn với hoạt động đầu tư XDCB và gắn với NSNN.
- Gắn với hoạt động đầu tư XDCB: Hoạt động đầu tư này để đầu tư phát triển
tài sản cố định trong nền kinh tế. Khác với các loại đầu tư như đầu tư chuyển dịch,
đầu tư cho dự phòng, đầu tư mua sắm công v.v…, đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư
vào công tác xây dựng và lắp đặt, mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, kết cấu hạ
tầng…Đây là hoạt động của đầu tư phát triển, mang những đặc điểm cơ bản của đầu
tư phát triển và chủ yếu có tính dài hạn.
- Gắn với hoạt động NSNN: Khác với hoạt động đầu tư kinh doanh của
doanh nghiệp (là hoạt động sử dụng vốn với mục đích sinh lợi, và tất cả vì mục tiêu
lợi nhuận), đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN về cơ bản không vì mục tiêu lợi
nhuận mà được sử dụng vì mục đích chung của đơng đảo mọi người, lợi ích lâu dài
cho một ngành, địa phương và cả ngành kinh tế. Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được
quản lý và sử dụng đúng luật, theo các quy trình rất chặt chẽ. Đầu tư từ NSNN chủ
yếu nhằm tạo lập môi trường, điều kiện cho nền kinh tế, trong nhiều trường hợp
không mang tính sinh lãi trực tiếp.
Từ hai đặc điểm đặc trưng đó, có thể đi sâu phân tích một số đặc điểm cụ thể
của hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN như sau:
Thứ nhất, đầu tư XDCB từ NSNN gắn với hoạt động NSNN nói chung và
hoạt động chi NSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp về
chi NSNN cho đầu tư phát triển. Do đó, việc hình thành, phân phối, sử dụng và
thanh quyết nguồn vốn này được thực hiện chặt chẽ, theo luật định, được Quốc hội
phê chuẩn và các cấp chính quyền (chủ yếu là Hội đồng Nhân dân huyện) phê duyệt
hằng năm.


8
Thứ hai, đầu tư XDCB từ NSNN được sử dụng chủ yếu để đầu tư cho các
cơng trình, dự án khơng có khả năng thu hồi vốn và cơng trình hạ tầng theo đối
tượng sử dụng theo quy định của Luật NSNN và các luật khác. Do đó, việc đánh giá

hiệu quả sử dụng nguồn vốn mang tính tồn diện, trên cơ sở đánh giá tác động cả về
kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ ba, đầu tư XDCB từ NSNN gắn với các quy định đầu tư và dự án,
chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu
kết thúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng. Việc sử dụng nguồn vốn
NSNN này gắn với quá trình thực hiện và quản lý dự án đầu tư với các khâu liên
hoàn với nhau từ khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự
án, kết thúc dự án. Các dự án này có thể được hình thành dưới nhiều hình thức như:
- Các dự án về điều tra, khảo sát để lập kế hoạch như các dự án quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, ngành, quy hoạch xây dựng đô thị
và nông thôn, quy hoạch ngành được Chính phủ cho phép.
- Dự án đầu tư xây dựng các cơng trình thiết kế kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội đường giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước v.v…
- Dự án cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển một số ngành nghề, lĩnh
vực hay sản phẩm.
- Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần có sự tham gia của
Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng. Căn cứ tính chất, nội dung,
đặc điểm của từng giai đoạn trong quá trình đầu tư XDCB mà người ta phân thành
các loại vốn như: Vốn để thực hiện các dự án quy hoạch, vốn để chuẩn bị đầu tư,
vốn thực hiện đầu tư. Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có thể được sử dụng cho đầu tư
xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn; xây dựng và lắp đặt kết cấu hạ tầng hoặc mua sắm
máy móc thiết bị…
Thứ năm, nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả nguồn
bên trong quốc gia và bên ngoài quốc gia. Các nguồn bên trong quốc gia chủ yếu từ
thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu khác của Nhà nước như bán tài nguyên, cho thuê
tài sản quốc gia, thu từ các hoạt động kinh doanh khác. Nguồn bên ngoài chủ yếu từ


9

nguồn vay nước ngồi, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi
Chính phủ và một số nguồn khác.
Thứ sáu, chủ thể sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng, bao gồm
cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức ngoài nhà nước, nhưng trong đó đối tượng
sử dụng vốn này chủ yếu vẫn có tổ chức nhà nước.
1.3. Nội dung của đầu tư XDCB
Nội dung của đầu tư XDCB bao gồm các hoạt động đầu tư gắn liền với công
tác XDCB, nội dung này bao gồm:
 Đầu tư xây lắp: Là hoạt động đầu tư dành cho công tác xây dựng và lắp
đặt thiết bị, máy móc gồm:
- Đầu tư vào hoạt động chuẩn bị xây dựng và chuẩn bị mặt bằng
- Đầu tư vào hoạt động xây dựng cơng trình, hạng mục cơng trình, nhà
xưởng, văn phịng làm việc, nhà kho, bến bãi,…
- Đầu tư vào cơng tác lắp đặt máy móc, thiết bị, trang thiết bị vào cơng trình
và hạng mục cơng trình.
- Đầu tư để hồn thiện cơng trình.
 Đầu tư máy móc thiết bị: Đó là tồn bộ khoản đầu tư cho công tác mua
sắm và vận chuyển bốc dỡ máy móc thiết bị được lắp vào cơng trình. Đầu tư mua
sắm máy móc thiết bị được tính bao gồm: Giá trị máy móc thiết bị, chi phí vận
chuyển, bảo quản bốc dỡ, gia công, kiểm tra trước khi giao lắp các công cụ, dụng
cụ.
 Đầu tư kiến thiết cơ bản khác: Là khoản đầu tư đảm bảo điều kiện cho
quá trình xây dựng, lắp đặt và đưa dự án đi vào sử dụng. Nó bao gồm:
- Các khoản đầu tư kiến thiết cơ bản được tính vào giá trị cơng trình như chi
phí cho vốn đầu tư, đền bù, chi phí cho quản lý dự án, bảo hiểm, dự phịng, thẩm
định,…
- Các khoản đầu tư kiến thiết tính vào tài sản lưu động bao gồm chi phí cho
mua sắm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định
hoặc chi phí cho đào tạo.



10
- Các khoản đầu tư kiến thiết cơ bản khác được nhà nước cho phép khơng
tính vào giá trị cơng trình (do ảnh hưởng của thiên tai, những nguyên nhân bất khả
kháng).
1.4. Vai trò của đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Với những đặc điểm như vậy, đầu tư XDCB là điều kiện trước tiên và cần
thiết cho phát triển nền kinh tế, có những ảnh hưởng vai trị riêng đối với nền kinh
tế và với từng cơ sở sản xuất. Vai trị đó thể hiện trên các mặt sau:
Một là, đầu tư XDCB có vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế bởi vì
nó tạo ra các TSCĐ. Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư để sản xuất ra của cải vật
chất, đặc biệt là tạo cơ sở vật chất và kỹ thuật ban đầu cho xã hội. Tất cả các ngành
kinh tế chỉ tăng nhanh khi có đầu tư XDCB, đổi mới cơng nghệ, xây dựng mới để
tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Đầu tư XDCB nhằm xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế cho đất nước nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng. Ở cấp
huyện, việc đầu tư XDCB bằng NSNN chủ yếu ở các cơng trình như giao thơng,
thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế…Ngồi ra, nó cịn có vai trị tạo điều kiện cho
các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc
đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa. Đầu tư
XDCB sẽ tạo điều kiện để phát triển mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất ở các
doanh nghiệp.
Hai là, đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa với xuất phát điểm thấp như nước ta hiện nay có một
vai trị hết sức quan trọng, bởi vì vốn dành cho đầu tư XDCB bằng NSNN chiếm
một tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư XDCB của toàn xã hội. Đầu tư XDCB bằng
NSNN góp phần khắc phục những thất bại của thị trường, tạo cân bằng trong cơ cấu
đầu tư, giải quyết các vấn đề xã hội. Mặt khác, đầu tư XDCB bằng NSNN được tập
trung vào những cơng trình quan trọng, sử dụng nguồn vốn lớn, có khả năng tác
động mạnh đến đời sống kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó cũng cần phải thấy rằng, nếu
khơng được quản lý một cách hợp lý thì đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN sẽ gây

ra thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả hơn là đầu tư XDCB từ các nguồn vốn khác.


11
Ba là, đầu tư XDCB góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tạo
việc làm, nâng cao trình độ đội ngũ lao động. Thực tế như chúng ta đã biết, trong
khâu thực hiện đầu tư, thì số lao động phục vụ cần rất nhiều đối với những dự án
sản xuất kinh doanh thì sau khi đầu tư dự án đưa vào vận hành phải cần khơng ít
cơng nhân, cán bộ cho vận hành, khi đó tay nghề của người lao động nâng cao,
đồng thời những cán bộ học hỏi được kinh nghiệm trong quản lý, đặc biệt khi có
các dự án đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, đầu tư XDCB giúp phát triển cở sở hạ
tầng, cải thiện điều kiện sống ở các địa phương nghèo, vùng sâu và vùng xa, phát
triển nguồn nhân lực, xây dựng các cơ sở sản xuất và dịch vụ, tạo ra các tác động
tích cực cho vùng nghèo, người nghèo, hộ nghèo khai thác các tiềm năng của vùng
để vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Từ đó đảm bảo tỷ lệ cân đối
vùng miền, ngành nghề, khu vực và phân bổ hợp lý sức sản xuất, tận dụng lợi thế so
sánh. Chính vì vậy, đầu tư XDCB sẽ góp phần phát triển nguồn nhân lực, cải thiện
cơ sở vật chất của giáo dục và đào tạo, phát triển y tế, văn hóa và các mặt xã hội
khác.
Bốn là, đầu tư XDCB bằng NSNN tác động đến sự phát triển của khoa học –
công nghệ. Với xu hướng quốc tế hóa đời sống như hiện nay, chúng ta nên tranh thủ
hợp tác phát triển khoa học công nghệ với nước ngồi để tăng tiềm lực khoa học
cơng nghệ của đất nước thơng qua nhiều hình thức hợp tác nghiên cứu, khuyến
khích đầu tư chuyển giao cơng nghệ. Về cơ bản vốn đầu tư của khu vực tư nhân tập
trung chủ yếu vào các lĩnh vực khoa học công nghệ ứng dụng; còn vốn đầu tư từ
NSNN chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản. Vì vậy vốn
đầu tư cho khoa học cơng nghệ sẽ tạo điều kiện nền tảng, tiền đề cho sự phát triển
theo hướng CNH – HĐH đất nước.
1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư XDCB bằng
nguồn vốn NSNN

1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư
 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
- Là tổng số tiền đã chi ra để tiến hành hoạt động của các công cuộc đầu tư
bao gồm: Chi cho công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà cửa cấu trúc hạ tầng, mua


12
sắm thiết bị máy móc để tiến hành các cơng tác xây dựng cơ bản và chi phí khác
theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.
- Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện bao gồm:
+ Đối với công tác đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện ngắn thì số vốn
đầu tư được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi tồn bộ cơng việc của quá
trình thực hiện đầu tư kết thúc.
+ Đối với công cuộc đầu tư quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài thì vốn
đầu tư được tính cho từng giai đoạn, từng hoạt động của một công cuộc đầu tư đã
hồn thành.
+ Đối với cơng cuộc đầu tư do ngân sách tài trợ để tính số vốn đã chi để
được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện thì các kết quả của quá trình thực
hiện đầu tư phải đạt tiêu chuẩn.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thực hiện vốn đầu tư của từng dự án.
 Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
- Tài sản cố định huy động là cơng trình hay hạng mục cơng trình, đối tượng
xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hóa, hoặc
tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc
quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng có thể đưa
vào hoạt động được ngay.
- Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản
phẩm phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động để sản xuất sản phẩm hoặc
tiến hành các hoạt động dịch vụ khác được ghi trong dự án đầu tư.
Đối với công cuộc đầu tư quy mơ lớn, có nhiều đối tượng hạng mục xây

dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập thì được áp dụng hình thức huy động
bộ phận sau khi từng đối tượng hạng mục đã kết thúc q trình xây dựng, mua sắm,
lắp đặt. Cịn đối với công cuộc đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện ngắn thì áp
dụng hình thức huy động tồn bộ khi tất cả đối tượng, hạng mục cơng trình đã kết
thúc quá trình xây dựng, mua sắm và lắp đặt.


13
Các tài sản cố định được huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
là kết quả đạt được trực tiếp của q trình thi cơng xây dựng cơng trình, chúng có
thể được biểu hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị.
Chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật là số lượng các tài sản cố định được huy
động như số lượng nhà ở, bệnh viện, cửa hàng, trường học, nhà máy…; chỉ tiêu
biểu hiện bằng giá trị là giá trị tài sản cố định được huy động, chúng được tính theo
giá dự tốn hoặc giá trị thực tế.
Như vậy, để đánh giá toàn diện của hoạt động đầu tư XDCB chúng ta không
những dùng chỉ tiêu kết quả mà thơng qua đó để đánh giá được đóng góp của hoạt
động đầu tư XDCB đến tăng trưởng và phát triển kinh tế chung của địa phương đó.
Ngồi ra, chúng ta phải sử dụng chỉ tiêu hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB.
1.5.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư
Đối với đầu tư XDCB bằng NSNN thì hiệu quả đầu tư được xem xét chủ yếu
là hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư chính là
lợi ích kinh tế - xã hội mà hoạt động đầu tư đem lại, thực chất là chênh lệch giữa
các lợi ích nền kinh tế xã hội thu được so với các chi phí mà xã hội phải bỏ ra khi
thực hiện đầu tư.
1.5.2.1. Hiệu quả kinh tế
 Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư trong kỳ ( ký
hiệu HIv(GO) )
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị sản
xuất với toàn bộ vốn đầu tư trong kỳ của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ

nền kinh tế. Cơng thức:

H IV ( GO ) =

∆GO
IV

Trong đó:
∆GO: Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa
phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế.
Iv : Vốn đầu tư trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ
nền kinh tế.


14
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này được sử dụng để tính hiệu quả đầu tư ở các ngành, địa
phương, vùng và của tồn bộ nền kinh tế. Nó cho biết 1 đồng vốn đầu tư trong kỳ
nghiên cứu làm tăng bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ nghiên cứu cho các
ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế.
Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì nó chính là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế
tăng trưởng hay giá trị sản xuất tăng lên mà hoạt động đầu tư đóng góp lớn vào sự
tăng thêm đó.
 Mức tăng thu ngân sách so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ
nghiên cứu
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng thu ngân sách
so với toàn bộ vốn đầu tư trong kỳ của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền
kinh tế.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn đầu tư trong kỳ nghiên cứu đã làm
tăng bao nhiêu đồng mức thu ngân sách trong kỳ nghiên cứu cho các ngành, địa
phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế.

 Hiệu suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm 1 đơn vị tổng sản phẩm
quốc nội (tính cho từng địa phương, vùng hay tồn bộ nền kinh tế) (kí hiệu
ICOR)
Cơng thức:

ICOR =

IV
∆GDP

Trong đó:
Iv : Vốn đầu tư trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ
nền kinh tế.
∆GDP: Tổng sản phẩm quốc nội tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của địa
phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong thời kỳ cụ thể, muốn tăng thêm 1 đồng
GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả vốn đầu
tư càng cao. Nếu hệ số ICOR khơng thay đổi thì tỷ lệ giữa vốn đầu tư so với GDP
sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế.


15
1.5.2.2. Hiệu quả xã hội
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hơi như: Số lao động có việc làm do
đầu tư và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư trong kỳ nghiên
cứu. Các tác động như: Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cải
thiện chất lượng hàng tiêu dùng và cơ cấu hàng tiêu dùng của xã hội, cải thiện điều
kiện làm việc, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và
sức khỏe…
1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư XDCB bằng nguồn

vốn NSNN
1.6.1. Điều kiện tự nhiên
Hoạt động XDCB thường được tiến hành ở ngoài trời. Hơn nữa, đầu tư
XDCB thường có khối lượng vốn lớn nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư và
các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình thường phát huy tác dụng ở
ngay tại nơi nó được xây dựng, do đó, q trình đầu tư cũng như thời kỳ vận hành
các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên. Các nhân tố tự
nhiên đó bao gồm: Điều kiện khí hậu, sơng ngịi, đất đai, bão, lũ lụt, hạn hán...Ở
mỗi vùng, mỗi lãnh thổ sẽ có điều kiện tự nhiên khác nhau, từ đó mà nó cho phép
khai thác xây dựng các cơng trình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, vừa tận
dụng được lợi thế tự nhiên của vùng vừa tránh được những tác động xấu của thiên
tai.
1.6.2. Cơ chế phân bổ và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
Chi đầu tư XDCB là khoản chi chủ yếu và lớn nhất trong chi đầu tư phát
triển của NSNN. Hằng năm, NSNN phải dành một khoản vốn lớn để thực hiện đầu
tư xây dựng những cơng trình, dự án theo kế hoạch đầu tư được duyệt của Nhà
nước. Sự vận động của vốn đầu tư XDCB chịu ảnh hưởng của đặc điểm XDCB và
công tác XDCB. Cụ thể:
- Sản phẩm của các cơng trình XDCB được tạo ra trong thời gian dài, giá trị
cơng trình lớn, người sử dụng không thể xây dựng được công trình một lúc mà phải
xây dựng từng phần (từng hạng mục hay bộ phận cơng trình hồn thành có thể đưa
vào sử dụng). Vì vậy, việc cấp phát vốn đầu tư XDCB phải phù hợp với đặc điểm


16
này để đảm bảo vốn được cấp phát đúng thời điểm, một cách liên tục và việc sử
dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả.
- Sản phẩm XDCB mang tính chất riêng lẻ, giá cả cơng trình XDCB khơng
thể xác định đơn giản mà phải xây dựng giá dự toán riêng cho từng cơng trình với
sự cấu thành của nhiều yếu tố phức tạp tùy theo từng kết cấu cơng trình và theo

từng khu vực địa phương. Do vậy, vốn đầu tư phải được cấp sát với khối lượng thực
tế hoàn thành và đúng giá dự toán.
- Sản phẩm XDCB tiêu thụ khơng thơng qua thị trường, nó chỉ được kiểm
nhận bàn giao giữa chủ đầu tư và các đơn vị xây lắp (đơn vị nhận thầu). Đặc điểm
này đòi hỏi khi cấp vốn để thanh tốn khối lượng XDCB hồn thành phải theo đúng
thiết kế cơng trình để đảm bảo chất lượng và tránh lãng phí vốn của Nhà nước.
- Trong XDCB, nơi sản xuất cũng là nơi xây dựng. Điều đó ảnh hưởng đến tổ
chức quản lý. Những vấn đề trên địi hỏi phải có sự quản lý cấp phát vốn phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.6.3. Công tác quy hoạch và kế hoạch đề ra
Muốn khai thác tốt nhất các nhân tố cung về vốn để thỏa mãn nhu cầu về vốn
cũng như quản lý tốt việc sử dụng vốn đầu tư XDCB trong nền kinh tế, cần xây
dựng các phương án sử dụng vốn đúng mục đích và có kế hoạch, tránh thất thốt
lãng phí.
Cơng tác quy hoạch và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư (gọi tắt là kế hoạch
hóa đầu tư) vừa là nội dung vừa là công cụ quản lý hoạt động đầu tư. Mục đích đầu
tư cuối cùng của hoạt động đầu tư XDCB là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở
rộng các cơ sở kỹ thuật cho nền sản xuất xã hội. Do đó, nhu cầu của nền kinh tế là
xuất phát điểm cho việc lập quy hoạch và cơng tác kế hoạch hóa, mặt khác phải dựa
vào định hướng lâu dài của Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật. Kế
hoạch đầu tư phải dựa trên khả năng huy động của nguồn lực trong và ngồi nước
đảm bảo tính vững chắc và có mục tiêu rõ rệt. Công tác quy hoạch và kế hoạch phải
đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và tính liên tục. Có như vậy thì hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư XDCB mới được nâng cao, ngược lại cơng tác quy hoạch, cơng tác
kế hoạch tính khoa học không cao, không xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế,


17
khơng có mục đích rõ rệt, khơng có tính bền vững thì dễ gây nên lãng phí, thất thốt
vốn đầu tư XDCB.

Có thể thấy quy hoạch ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hiệu quả của hoạt
động đầu tư XDCB. Quy hoạch là cụ thể hóa mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ để
thực hiện chiến lược đó. Do vậy, nếu quy hoạch sai thì sẽ dẫn đến những sai lầm mà
đất nước phải gánh chịu, đặc biệt phải hạn chế tối đa những quy hoạch sai mà nhiều
năm không khắc phục được hoặc khắc phục được thì lại quá tốn kém. Nếu quy
hoạch tốt, thì sẽ bố trí hợp lý, bền vững về các cơng trình, hiệu quả phù hợp với
điều kiện của đất nước, địa phương và ngành. Ngược lại, nếu quy hoạch không tốt,
thiếu sự thực hiện đồng bộ giữa quy hoạch ngành, quy hoạch phát triển địa phương,
quy hoạch tổng thể cộng thêm sự phát triển cục bộ, thực hiện chồng chéo sẽ dẫn đến
sự lãng phí rất lớn, khơng đem lại được hiệu quả của VĐT.
Thực tế đầu tư XDCB trong những năm qua cho thấy, nếu quy hoạch yếu thì
tình trạng các cơng trình không đưa vào sử dụng được hoặc thua lỗ kéo dài phải phá
sản như nhà máy đường, cảng cá, chợ đầu mối…Quy hoạch dàn trải sẽ làm cho việc
đầu tư XDCB manh nhún khơng hiệu quả. Nhưng nếu khơng có quy hoạch thì hậu
quả lại càng nặng nề hơn. Vì vậy khi đã có quy hoạch cần phải cơng khai quy hoạch
để người dân có quyền được biết. Trên cơ sở quy hoạch, về đầu tư XDCB Nhà
nước, Nhà nước cần phải đưa vào đầu tư, khuyến khích các khu vực vốn khác tham
gia đầu tư để tránh tình trạng quy hoạch “treo”.
1.6.4. Chính sách bồi thường, đền bù, giải phóng mặt bằng khi quy
hoạch
Dự án đầu tư XDCB phải diễn ra ở một địa điểm nhất định với quy mô sử
dụng đất nhất định. Đối với những dự án đã có sẵn mặt bằng “sạch” thì khơng đặt ra
vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng, cơng cuộc đầu tư về cơ bản là thuận lợi,
không bị vướng mắc liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các dự án
đầu tư nói chung và dự án đầu tư XDCB bằng NSNN nói riêng đều gặp vướng mắt
trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để triển khai thực hiện dự
án và thường kéo dài trong nhiều năm.


18

Do chính sách bồi thường, đền bù, di dời chưa thực sự rõ ràng, không đảm
bảo được một cách hài hồ quyền lợi, lợi ích của các bên có liên quan... dẫn đến kéo
dài thời gian, làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án gây thiệt hại lớn về tài sản
và tiền bạc cho nhà đầu tư do bị ứ đọng vốn đầu tư từ đó làm giảm hiệu quả đầu tư.
1.6.5. Công tác kiểm tra, giám sát và quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB
từ NSNN
Công tác kiểm tra, giám sát có vai trị và tác dụng tích cực trong quản lý sử
dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Đây là một chức năng quan trọng trong quản lý
Nhà nước, là một nội dung của công tác quản lý. Đồng thời là phương pháp bảo
đảm việc tuân thủ theo pháp luật của các chủ thể và các bên liên quan. Tác động cơ
bản là phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật. Qua các cuộc thanh
tra, khả năng cũng sẽ phát hiện những sai sót, kẻ hở của cơ chế chính sách góp phần
hồn thiện hệ thống cơ chế chính sách.
Hệ thống này chủ yếu các nội dung kiểm tra, kiểm toán, giám sát. Kiểm tra
là xem xét đánh giá, chủ thể rộng, mục đích là uốn nắn, chấn chỉnh đối tượng có
thứ bậc. Thanh tra là xem xét việc làm tại chỗ của cơ quan, địa phương nhân danh
quyền lực Nhà nước. Nhằm phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn và xử lý các vi phạm
pháp luật. Kiểm toán là đánh giá nhận xét tính đúng đắn trung thực của báo cáo tài
chính, quyết tốn, đánh giá tn thủ pháp luật, hiệu quả hiệu lực trong quản lý sử
dụng tài chính. Giám sát là theo dõi một hoạt động và buộc đối tượng phải làm theo
một tiêu chuẩn, nguyên tắc nhất định.
Về mặt quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN có nhiều lợi ích đan xen,
ràng buộc, được coi là mảnh đất nhiều tiêu cực vì nhiều tổ chức, nhiều người can
thiệp làm cho nguồn lực dễ bị chi phối, thất thốt, lãng phí, xem thường các quy
định của pháp luật, cơ chế chính sách, phát sinh nhiều cách lách luật và vận dụng
cục bộ gây thương hại đến lợi ích Nhà nước. Đây là một lĩnh vực rất cần có vai trị
của kiểm tra, giám sát mới có thể quản lý, sử dụng vốn tốt. Trong các kênh của
thông tin để nắm bắt đối tượng quản lý: Kiểm tra, báo cáo, thanh tra, khiếu nại tố
cáo, giám sát xã hội thì kênh thanh tra có độ tin cậy cao nhất, dễ phát hiện tiêu cực



19
(nhất là kiểm tra đột xuất). Tuy nhiên, muốn nâng cao kết quả công tác này phải hết
sức coi trọng ngun tắc: Khách quan chính xác, trung thực; cơng khai minh bạch
và phải tuân theo pháp luật.
Tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB là một lĩnh vực rộng bao gồm nhiều nội
dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ nhất định để chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH – HĐH đất nước. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn VĐT
do Nhà nước quản lý, chống thất thoát lãng phí, bảo đảm dự án được xây dựng
đúng quy hoạch, mỹ quan, bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái, môi trường
cạnh tranh lành mạnh trong đầu tư XDCB, áp dụng cơng nghệ tiên tiến với chi phí
hợp lý, tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với dự án thuộc
nguồn vốn NSNN. Chất lượng của công tác quản lý đầu tư sẽ tạo điều kiện cho việc
tiết kiệm và thất thốt, lãng phí VĐT, cũng như tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư
mang lại nhiều hay ít các lợi ích kinh tế – xã hội khi khai thác sử dụng có kết quả
đầu tư.
1.6.6. Nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho công tác đầu tư XDCB
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến công tác XDCB, hoạt động đầu tư rất
phức tạp và đa dạng, vừa liên quan đến nhiếu ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. lại
vừa diễn ra trong thời gian dài, giá trị cơng trình lớn, người sử dụng khơng thể xây
dựng được cơng trình một lúc mà phải xây dựng từng phần (từng hạng mục hay bộ
phận cơng trình hồn thành có thể đưa vào sử dụng). Vì vậy, đội ngũ cán bộ của các
nhà thầu, những người kỹ sư, giám sát cơng trình cũng như cơng nhân lao động…là
những người phục vụ, tác động trực tiếp trong XDCB cần phải có năng lực, được
đào tạo kỹ, làm việc đúng chun mơn, bộ phận và có tinh thần trách nhiệm cao, có
lương tâm nghề nghiệp để hồn thành tốt những nhiệm vụ được giao.
1.6.7. Cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN
Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động đầu

tư. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: Chính
sách cơng nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư... và các chính sách


20
làm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô và vi mơ. Các chính sách kinh tế tác động đến
việc quản lý vốn đầu tư góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý hay không hợp
lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực,
vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
GIAI ĐOẠN 2009 – 2013
2.1. Tổng quan về huyện Hịa Vang
2.1.1. Vị trí địa lý
Là một huyện ngoại thành bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành của
thành phố Đà Nẵng, huyện có toạ độ từ 15 o55’ đến 16o13’ vĩ độ Bắc và 107 o49’ đến
108o13’ kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp các huyện Nam Đông và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên - Huế
- Phía Nam giáp hai huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam;
- Phía Đơng giáp quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu;
- Phía Tây giáp huyện Đơng Giang của tỉnh Quảng Nam;
Hệ thống đường giao thông đối ngoại và nội vùng trên địa bàn huyện tương
đối thuận tiện. Quốc lộ 1A là đường giao thông huyết mạch Bắc - Nam chạy từ Cầu
Đỏ qua các xã Hoà Châu và Hoà Phước; quốc lộ 14B chạy qua các xã Hoà Khương,
Hoà Phong, Hoà Nhơn nối Quảng Nam với Đà Nẵng; tuyến đường tránh Nam Hải
Vân đi qua các xã Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Nhơn; các tuyến đường ĐT 601, 602,
604, 605 do thành phố quản lý và hệ thống các tuyến đường giao thơng liên huyện
và liên xã. Vị trí địa lý, điều kiện giao thông thuận lợi là một điều kiện quan trọng

để Hoà Vang khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực cho phát
triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn cũng như lâu dài.


21
Trong số 11 xã của huyện có 4 xã vùng núi (Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Phú và
Hoà Liên), 4 xã trung du (Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Sơn, Hoà Nhơn) và 3 xã
đồng bằng (Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước).
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
 Địa hình, đất đai
Hồ Vang có 3 loại địa hình là miền núi, trung du và đồng bằng:
* Vùng đồi núi: Phân bố ở phía Tây, có diện tích khoảng 56.476,7 ha, bằng
79,84% tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện. Bốn xã miền núi, bao gồm Hoà Bắc,
Hoà Ninh, Hoà Phú và Hoà Liên, có độ cao khoảng từ 400 – 500m, cao nhất là đỉnh
núi Bà Nà (1.487m), độ dốc lớn >40 0, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn có ý
nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Đà Nẵng. Đất đai có nguồn gốc
chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng, phát triển trên các đá mẹ như mắc-ma, gra-phit…
Địa hình đất đai của vùng này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, nông
nghiệp và du lịch.
* Vùng trung du: Chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 đến 100
m, xen kẽ là những cánh đồng hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hồ Khương, Hồ
Sơn, Hồ Nhơn với diện tích 11.170 ha, chiếm 15,74 % diện tích tồn huyện; phần
lớn đất đai bị bạc màu, xói mịn trơ sỏi đá, chỉ có rất ít đất phù sa bồi tụ hàng năm
ven khe suối. Địa hình và đất đai ở vùng này phù hợp cho việc trồng các cây cạn, có
nhu cầu nước ít, chịu được hạn.
* Vùng đồng bằng: Bao gồm ba xã Hồ Châu, Hồ Tiến, Hồ Phước vớí tổng
diện tích là 3.087 ha, chiếm 4,37% diện tích tự nhiên. Đây là vùng nằm ở độ cao
thấp 2-10 m, hẹp nhưng tương đối bằng phẳng. Đất phù sa ven sông và đất cát là hai
loại đất đặc trưng của vùng, thích hợp cho việc trồng rau, lúa màu. Tuy nhiên, có
yếu tố khơng thuận lợi là do địa hình thấp, khu vực này thường bị ngập lụt trong

những ngày mưa lũ lớn.
Địa hình đa dạng của Hồ Vang cùng với kết cấu đất vững chắc thuận lợi cho
bố trí các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, tạo cho huyện tiềm năng phát triển một nền
kinh tế với thế mạnh về nông lâm nghiệp và du lịch nhưng đồng thời cũng có nhiều
khó khăn, thách thức như hạn hán, lũ lụt… cần phải giải quyết. Cần phải có quy


22
hoạch sử dụng đất hợp lý và phải tính đến những tác động tích cực cũng như tiêu
cực của quá trình khai thác sử dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng về địa hình,
bảo vệ mơi trường sinh thái.
 Khí hậu, thủy văn
Hồ Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao
và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng
12 và mùa khơ từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông
nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,8 0C cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, với
nhiệt độ trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C.
Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng
20°C.
Độ ẩm khơng khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10,
11, trung bình khoảng 85- 87%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình khoảng 7677%.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 mm, mưa lớn thường tập
trung vào hai tháng 10 và 11 gây lũ lụt, ngập úng cho vùng đất thấp. Tuy nhiên, có
những năm lượng mưa thấp, như năm 2003 đạt 1.375,1 mm gây thiếu nước cho sản
xuất nông nghiệp và đời sống. Các hướng gió thịnh hành là gió mùa Đơng Bắc từ
tháng 11 đến tháng 2; gió mùa Đơng Nam và Tây Nam vào tháng 5 đến tháng 7.
Huyện thường xuyên bị chịu ảnh hưởng của bão, trung bình hàng năm có 1-2 cơn
bão đi qua, hai năm thường có một cơn bão lớn.
Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.076,9 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,

trung bình từ 233 đến 262 giờ/tháng; lớn nhất là vào tháng 12 và tháng 1 trung bình
từ 58 đến 122 giờ/tháng.
Hệ thống sơng ngịi của Hịa Vang bao gồm các sơng chính là sơng Cu Đê,
sơng n, sơng Túy Loan, sơng Vĩnh Điện; một số sông nhỏ là sông Tây Tịnh, Quá
Giáng,…và hệ thống nhiều ao hồ tự nhiên. Nhìn chung, chất lượng nước các sông
đều đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương, trừ sông Cẩm Lệ và
sông Cu Đê bị nhiễm mặn thủy triều vào thời gian mùa khô từ tháng 5 đến tháng 6.


23
Về nước ngầm: Theo đánh giá sơ bộ, Hoà Vang có trữ lượng nước ngầm lớn,
mực nước ngầm cao. Trong tương lai có thể sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ sản
xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Tại Phước Nhơn (xã Hồ Khương) có
nguồn nước khống nóng nhưng hiện tại chưa được khai thác với quy mô cơng
nghiệp.
Nhìn chung, các điều kiện khí hậu và thuỷ văn của huyện Hồ Vang có nhiều
thuận lợi, song cũng có nhiều khó khăn như hạn hán, lũ lụt gây ảnh hưởng không
nhỏ đối với sản xuất, đời sống của nhân dân; gây hư hại các cơng trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội.
 Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê năm 2007, tổng diện tích đất huyện Hồ Vang là
73.691 ha. Hai nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nơng nghiệp là
nhóm đất phù sa ở khu vực đồng bằng thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa
quả và nhóm đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với cây cơng nghiệp dài ngày,
cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc. Trong đó, đất nơng lâm nghiệp
61.923,8 ha, chiếm 84,0% diện tích tự nhiên, đất phi nơng nghiệp là 6.201,1 ha
chiếm 8,4% và đất chưa sử dụng 5.566,1 ha chiếm 7,6%. Diện tích đất đã được sử
dụng của huyện chiếm 93,3% cho các mục đích nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni
trồng thuỷ sản và cho các mục đích phi nơng nghiệp khác.
 Tài ngun rừng

Huyện Hịa Vang có nguồn tài ngun rừng phong phú, đây là một trong các
thế mạnh của huyện. Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 53.306,1 ha, chiếm 89,3%.
Trong đó, đất rừng sản xuất là 29.794,6 ha (42,1% diện tích đất tự nhiên), tập trung
chủ yếu ở Hòa Bắc, Hòa Ninh và Hòa Phú, đất rừng phịng hộ là 12.658,7 ha (chiếm
tỷ trọng 1,9% diện tích tự nhiên), đất rừng đặc dụng là 10.852 ha (15,3% diện tích
tự nhiên) thuộc địa bàn các xã Hịa Ninh và Hòa Bắc. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2007
đạt khoảng 75%.
Rừng đặc dụng nằm trong địa phận xã Hòa Ninh và Hòa Bắc, thuộc vùng
đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, là khu bảo tồn được thành lập với mục


24
đích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phục hồi, tái tạo vốn rừng nhằm nâng độ che
phủ của rừng, phát huy tác dụng phịng hộ mơi trường của rừng.
Rừng và tài ngun rừng của huyện Hịa Vang có vai trị quan trọng đối với
đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong huyện. Ngồi vai trị phịng hộ cho
huyện và thành phố Đà Nẵng, rừng còn là thế mạnh có tiềm năng trong việc phát
triển các ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch…
 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản đã được phát hiện ở Hòa Vang chủ yếu là các loại
khoáng sản làm vật liệu xây dựng, bao gồm: Đá ốp lát, đá phục vụ xây dựng, đá mỹ
nghệ, tập trung chủ yếu ở các xã trung du và miền núi Hòa Nhơn, Hòa Sơn, Hòa
Ninh và Hòa Phú. Các mỏ cát xây dựng ở dọc sông Cẩm Lệ, Túy Loan, Quá Giáng.
Đất sét với trữ lượng lớn để sản xuất gạch ngói có ở hầu hết các xã đồng bằng và
trung du. Ngoài ra, đã phát hiện quặng Volfram ở Na Hòa (Hòa Ninh), quặng thiếc ở
Đồng Nghệ (Hịa Khương) nhưng trữ lượng khơng lớn.
 Tài ngun nước
Trữ lượng nước ngọt lớn trên các sông Yên, sông Túy Loan, sơng Cu Đê…là
nguồn cung cấp chính cho các nhà máy nước của thành phố Đà Nẵng và một phần
cho huyện Hịa Vang.

Trữ năng thủy điện của các sơng trên địa bàn huyện hiện đang được Công ty
Cổ phần thủy điện GERUCO Sông Côn khảo sát nghiên cứu. Trước mắt Công ty
này đang triển khai đầu tư cụm dự án thủy điện sơng Hương – Lng Đơng tại xã
Hồ Phú với tổng công suất dự kiến 4.300 KW (tổng vốn đầu tư khoảng 67 tỷ đồng)
và cụm dự án thuỷ điện sơng Nam - sơng Bắc tại xã Hồ Bắc với tổng công suất dự
kiến 12 MW (tổng vốn đầu tư khoảng 877 tỷ đồng).
 Tài nguyên du lịch
Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch đa
dạng: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở khu vực Bà Nà - Núi Chúa, Đồng Nghệ,
Ngầm Đơi (Hồ Phú), du lịch trên sơng (dọc sơng Cu Đê), du lịch đồng quê, vườn
đồi (thuận lợi cho khách từ thành phố Đà Nẵng đi nghỉ cuối tuần). Nhiều hồ, đầm tự
nhiên như Bàu An Ngãi Tây ở Hịa sơn, Hồ Hóc Khế ở Hồ Phong có thể cải tạo


25
thành các công viên du lịch mặt nước. Nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khách sạn, nhà
hàng, điểm vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển ... được đầu tư xây dựng tốt sẽ
thu hút rất nhiều khách du lịch đến và sẽ tạo nên thu nhập rất lớn cho huyện và cả
thành phố Đà Nẵng. Việc huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cũng
như tìm các giải pháp tối ưu để khai thác các tiềm năng du lịch là một trong các
nhiệm vụ quan trọng của huyện trong thời gian tới.
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Hòa Vang giai đoạn 2009 – 2013
Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nơng thơn mới đã góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn của
huyện. Với đường lối đúng đắn của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả của
thành phố, sự phối hợp của các Sở, Ban, Ngành, sự đồng thuận nhất trí cao trong
tồn thể nhân dân trên địa bàn huyện đã góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai xây
dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến cuối năm 2015, huyện Hịa Vang có 8 xã hồn
thành 19 tiêu chí trong Chương trình nơng thơn mới.
Nhìn chung, trong giai đoạn này kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu

kinh tế chuyển dịch đúng theo hướng tăng dần tỷ trọng Công nghiệp – Xây dựng và
Dịch vụ, giảm tỷ trọng Nơng nghiệp. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ, bộ mặt nông thôn đổi thay đáng
kể, phát triển theo hướng CNH – HĐH. Ngành Cơng nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ
có tốc độ tăng trưởng ổn định, trong đó, ngành Cơng nghiệp – Xây dựng tăng mạnh,
cụ thể xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP: Nông nghiệp giảm từ 28,7% năm 2009
xuống còn 19,6% năm 2013, Dịch vụ tăng từ 23,8% năm 2009 lên 30,3% năm
2013, Công nghiệp – Xây dựng tăng từ 47,1% năm 2009 lên 50,1% năm 2013. Tuy
nhiên, 02 năm trở lại đây thì tỷ lệ tăng giảm các ngành không rõ ràng, do tác động
của khủng hoảng kinh tế đã tác động đến nền kinh tế của huyện không tăng trưởng
nhiều.
Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) tăng bình qn 9%. Trong đó, giá trị
sản xuất ngành Cơng nghiệp – Xây dựng tăng bình qn 8,3%, ngành Dịch vụ tăng
bình qn 12,4%, ngành Nơng nghiệp tăng bình qn 3,8%. Mặc dù giá trị sản xuất
ngành Cơng nghiệp – Xây dựng trên địa bàn huyện năm 2013 đạt đến 2.230 tỷ đồng


×